Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ BỘC LỘ CẤU TRÚC GIẢI PHÂU XQUANG GIỮA KỸ THUẬT CHỤP TIẾP TUYẾN VÒM CÙNG VAI ĐÒN VÀ KỸ THUẬT CHỤP KHỚP VAI NGHIÊNG ĐANG SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.33 KB, 35 trang )

CỤC Y TẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỆNH VIỆN GTVT HUẾ

ĐẶNG THANH TRUNG

ĐỀ CƯƠNG
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ BỘC LỘ CẤU TRÚC GIẢI
PHẪU XQUANG
GIỮA KỸ THUẬT CHỤP TIẾP TUYẾN VÒM CÙNG VAI
ĐÒN VÀ
KỸ THUẬT CHỤP KHỚP VAI NGHIÊNG HIỆN ĐANG SỬ
DỤNG TẠI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUẾ

HUẾ - 2016


CỤC Y TẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỆNH VIỆN GTVT HUẾ

ĐẶNG THANH TRUNG

ĐỀ CƯƠNG
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ BỘC LỘ CẤU TRÚC GIẢI
PHẪU XQUANG
GIỮA KỸ THUẬT CHỤP TIẾP TUYẾN VÒM CÙNG VAI
ĐÒN VÀ
KỸ THUẬT CHỤP KHỚP VAI NGHIÊNG HIỆN ĐANG SỬ
DỤNG TẠI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUẾ
Người hướng dẫn PPNCKH: Ths. Bs. Nguyễn Hoàng Chung

Cộng sự:


1. Bs. Nguyễn Khoa Minh Hà
2. Bs. Trần Quang Hùng
3. KTV. Phan Đăng Nho
4. KTV. Trần Văn Sáng
5. KTV. Lê Hữu Phước


HUẾ - 2016


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài:........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài:.....................................................................................................2

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
2.1. Một số đặc điểm Gải phẫu và Giải phẫu Xquang xương khớp vai [6], [7].................3
2.1.1. Sơ lược Giải phẫu học xương khớp vai................................................................3
2.1.1.1. Mõm cùng vai................................................................................................3
2.1.1.2. Khớp cùng vai - đòn......................................................................................4
2.1.1.3. Mõm quạ........................................................................................................5
2.1.2. Giải phẫu Xquang [6],[ 8],[9]...............................................................................5
2.1.2.1 Giải phẫu Xquang KTCKVT.........................................................................5
2.1.2.2. Giải phẫu Xquang KTCKVN........................................................................5
2.1.2.3. Giải phẫu Xquang KTCTTVCVĐ................................................................6
2.2. Lý thuyết về tia X [2], [3],[4], [5]...............................................................................6
2.2.1. Khái niệm về tia X................................................................................................7
2.2.2. Cấu tạo của máy phát tia X..................................................................................7
2.2.3. Nguyên lý và nguyên tắc tạo ảnh của tia X trên phim Xquang............................8
2.2.3.1. Nguyên lý tạo ảnh Xquang............................................................................8

2.2.3.2. Nguyên tắc tạo ảnh Xquang..........................................................................8
2.2.4. Một số kỹ thuật khảo sát vòm cùng vai đòn đã được áp dụng [1],[ 8], [9],[ 10]. 9
2.2.4.1. Phương pháp chụp Y View............................................................................9
2.2.4.2 Phương pháp Alexander...............................................................................10

CHƯƠNG III. .......................................................................................................11
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................11
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................11
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................................11
3.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:...........................................................................................11
3.1.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu:.........................................................................................11
3.1.4. Tiêu chí loại trừ:.................................................................................................11
3.1.5. Các biến nghiên cứu...........................................................................................11
3.1.5.1. Họ và tên bệnh nhân....................................................................................11
3.1.5.2. Năm sinh......................................................................................................11
3.1.5.3. Giới tính.......................................................................................................11
Phân chia theo hai giới 1 = Nam, 2= Nữ......................................................................11
3.1.5.4. Nghề nghiệp.................................................................................................11
Được chia làm 07 nhóm bao gồm:...............................................................................11
1 = Nông dân................................................................................................................12
2 = Công nhân..............................................................................................................12
3 = Hưu trí....................................................................................................................12
4 = Cán bộ....................................................................................................................12
5 = Người già................................................................................................................12
6 = Học sinh _sinh viên................................................................................................12
7 = Nghề nghiệp khác...................................................................................................12
3.1.5.5. Nơi cư trú....................................................................................................12


Dựa theo phân cấp hành chính từ cấp xã-phường nơi bệnh nhân đang cư trú để phân

thành hai nhóm: 1 = Nông thôn, 2 = Thành thị............................................................12
3.1.5.6. Chẩn Đoán lâm sàng....................................................................................12
Dựa theo chẩn đoán của Bác sỹ lâm sàng ghi trong phiếu chỉ định, được chia thành
các nhóm như sau:........................................................................................................12
1 = Chấn thương, 2 = Đau chưa rõ nguyên nhân, 3 = Viêm_thoái hóa........................12
3.1.5.7. Khám điểm đau thực tế trên bệnh nhân.......................................................12
Dựa trên triệu chứng cơ năng và thực thể, khi tiến hành kỹ thuật chúng tôi ghi nhận
lại những điểm đau nổi bật nhất của bệnh nhân, gồm các nhóm sau:..........................12
1 = Mặt trước khớp vai, 2 = Mặt sau khớp vai, 3 = Mặt trên khớp vai, 4 = Mặt trên
khớp vai lan ra cánh tay, 5 = Không có điểm đau rõ ràng............................................12
3.1.5.8. Khả năng hợp tác của bệnh nhân.................................................................12
3.1.5.9. Khả năng bộc lộ Mõm cùng vai..................................................................12
3.1.5.10. Khả năng bộc lộ Mõm quạ........................................................................13
3.1.5.11. Khả năng bộc lộ Khớp cùng vai đòn.........................................................13
3.1.5.12. Nguyên nhân không rõ Mõm cùng vai trên phim TTVCVĐ....................13
3.1.5.13. Nguyên nhân không rõ Mõm cùng vai trên phim chụp Khớp vai nghêng 13
3.1.5.14. Nguyên nhân không rõ Mõm quạ trên phim chụp TTVCVĐ...................14
3.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................14
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................14
3.2.2. Thao tác kỹ thuật trên đối tượng........................................................................14
3.2.2.1. Kỹ thuật chụp khớp vai thẳng (bắt buộc theo quy ước)..............................14
3.2.2.2. Kỹ thuật chụp khớp vai nghiêng (KVN)[8]................................................15
3.2.2.3. Kỹ thuật chụp TTVCVĐ.............................................................................16

................................................................................................................................. 17
CHƯƠNG IV.........................................................................................................18
KẾT QUẢ............................................................................................................... 18
1. Đặc điểm phân bố của đối tượng nghiên cứu...............................................................18
1.1. Phân bố theo tuổi...................................................................................................18
1.2. Phân bố theo giới...................................................................................................18

1.3. Phân bố theo nhóm nghề nghiệp...........................................................................18
1.4. Phân bố theo bệnh lý.............................................................................................18
2. Biến nghiên cứu............................................................................................................18
2.1. Khả năng hợp tác thực hiện kỹ thuật của bệnh nhân.............................................19
2.1.1. Kỹ thuật chụp KVN........................................................................................19
2.1.2. Kỹ thuật chụp TTVCVĐ................................................................................19
2.2. Hiệu quả bộc lộ cấu trúc Mõm cùng vai...............................................................19
2.2.1. Kỹ thuật chụp KVN........................................................................................19
2.2.2. Kỹ thuật chụp TTVCVĐ................................................................................20
2.3. Hiệu quả bộc lộ cấu trúc Mõm quạ.......................................................................20
2.3.1. Kỹ thuật chụp KVN........................................................................................20
2.3.2. Kỹ thuật chụp TTVCVĐ................................................................................20
2.4. Hiệu quả bộc lộ câu trúc khớp Cùng vai đòn........................................................20
2.4.1. Kỹ thuật chụp KVN........................................................................................20
2.4.2. Kỹ thuật chụp TTVCVĐ................................................................................21
3. Bảng tổng hợp các biến nghiên cứu.............................................................................21


3.1. Khả năng hợp tác...................................................................................................21
3.2. Khả năng bộc lộ cấu trúc Mõm cùng vai...............................................................21
3.3. Khả năng bộ lộ cấu trúc Mõm quạ........................................................................21
3.4. Khả năng bộc lộ cấu trúc khớp cùng vai đòn........................................................21

CHƯƠNG V...........................................................................................................23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................23
5.1. KẾT LUẬN...............................................................................................................23
5.2. KIẾN NGHỊ..............................................................................................................23

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................24
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN...................................................................................25

DỰ TRÙ KINH PHÍ (chưa kể vật tư tiêu hao)....................................................26
PHIẾU NGHIÊN CỨU.........................................................................................27


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- KTCTTVCVĐ :

Kỹ thuật chụp Tiếp tuyến vòm cùng vai đòn

- KTCKVN

:

Kỹ thuật chụp Khớp vai nghiêng

- CR

:

Central Ray

- BPTX

:

Bóng phát tia X

- WHO


:

World Health Organization

- BVGTVT

:

Bệnh viện Giao thông vận tải

- KTCKVT

:

Kỹ thuật chụp khớp vai thẳng

- MCV

:

Mỏm cùng vai

- KCVĐ

:

Khớp cùng vai đòn


1


CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài:
Khớp vai là một cấu trúc hết sức phức tạp và có vai trò quan trọng đối với
vận động, phát triển và bảo vệ cơ thể con người. Nơi đây tập trung nhiều mạch máu,
thần kinh, cấu trúc cân cơ, bao khớp, dây chằng, đặc biệt có cấu trúc xương phức
tạp tạo thành Đai vai. Xương ở đây có chức năng duy trì quỹ đạo cho khớp vai, bảo
vệ các cơ quan lân cận.
Khớp vai là nơi xẩy ra nhiều bệnh lý cũng như chấn thương mà những bệnh
lý hay chấn thương đó có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương. Để khảo sát những bất
thường về hình thái xương, kỹ thuật Xquang thường quy thường được các Bác sỹ
lâm sàng ưu tiên. Các kỹ thuật hiện đã được sử dụng bao gồm: [1],[ 8]
- Kỹ thuật chụp xquang khớp vai thẳng;
- Kỹ thuật chụp xquang khớp vai nghiêng (hay gọi là thế Lawrence hoặc thế
Xuyên nách)
- Kỹ thuật chụp khớp vai thẳng với cánh tay giơ cao;
- Kỹ thuật chụp xquang khớp vai thế Y view;
- Kỹ thuật chụp xquang khớp vai thế outlet view.
Còn nhiều kỹ thuật đã được áp dụng nữa, tuy nhiên phổ biến đang dùng tại
khoa Cận Lâm Sàng BV GTVT Huế là Kỹ thuật chụp xquang khớp vai thẳng
(KTCKVT) và Kỹ thuật chụp xquang khớp vai nghiêng (KTCKVN).
Trong quá trình làm việc, chúng tôi nhận thấy rằng, việc chụp xquang khớp
vai thẳng (kỹ thuật bắt buộc phải có khi khảo sát xương, khớp vai) và Kỹ thuật chụp
khớp vai nghiêng nêu trên một số cấu trúc cần khảo sát không rõ ràng. Chúng tôi đã
suy nghĩ làm thế nào để tìm ra được kỹ thuật nhằm khắc phục được những nhược
diểm của hai kỹ thuật hiện đang sử dụng. Dựa vào giải phẫu học và nguyên lý tạo
hình của Tia X , Kỹ thuật chụp Tiếp tuyến vòm cùng vai đòn (KTCTTVCVĐ) có
khả năng cho hình ảnh một số cấu trúc xương, khớp vùng vai rõ ràng và hiệu quả
hơn trong chẩn đoán. Chúng tôi đã quyết định chọn đề tài:



2
"NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ BỘC LỘ CẤU TRÚC GIẢI PHÂU
XQUANG GIỮA KỸ THUẬT CHỤP TIẾP TUYẾN VÒM CÙNG VAI ĐÒN VÀ
KỸ THUẬT CHỤP KHỚP VAI NGHIÊNG ĐANG SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
GIAO THÔNG VẬN TẢI HUẾ".

1.2. Mục tiêu của đề tài:
Đề tài có những mục tiêu chính sau:
- Nghiên cứu hiệu quả bộc lộ cấu trúc xương, khớp đai vai bao gồm: Mõm
cùng vai; Mõm quạ; Khớp cùng vai đòn và Khả năng hợp tác của bệnh nhân
giữa KTCTTVCVĐ so với KTCKVN hiện đang áp dụng tại BVGTVT Huế;
- Đề xuất đưa KTCTTVCVĐ vào danh mục kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán bệnh
lý xương khớp vùng vai.


3
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Một số đặc điểm Gải phẫu và Giải phẫu Xquang xương khớp vai [6], [7]
2.1.1. Sơ lược Giải phẫu học xương khớp vai
Khớp vai được tạo bởi các xương đai vai và chỏm xương cánh tay, tất cả
những cấu trú trên liên kết và duy trì biên độ với nhau bởi hệ thống dây chằng và gân
cơ phức tạp. Đề tài này nghiên cứu những cấu trúc xương cần khảo sát bằng hình ảnh
xquang thường quy, chính vì vậy trong phần sơ lược giải phẫu tôi chủ yếu đề cập đến
các cấu trúc của xương và một số cấu trúc liên quan cơ bản như sụn khớp.
Đai vai được tạo thành bởi các xương: xương đòn ở phía trước; xương vai
phía sau. Đặc biệt, ở gốc ngoài của xương vai có những cấu trúc quan trọng như
Mõm cùng vai và Mõm quạ. Mõm cùng vai kết hợp với đầu ngoài xương đòn tạo
thành khớp cùng vai - đòn và bên dưới chúng tạo thành một mái vòm có nhiều cấu

trúc quan trọng như gân cơ, mạch máu và thần khinh đi qua. Vòm này người ta gọi
là Vòm cùng vai - đòn. Đây là cấu trúc đã được đề cập trong chủ đề của đề tài này.
Vòm cùng vai đòn có các cấu trúc liên quan cơ bản sau:

2.1.1.1. Mõm cùng vai
Là cấu trúc nằm ngoài cùng của Gai vai, Mõm cùng vai có tác dụng giữ cho
Chỏm xương cánh tay không bị trượt lên trên và ra sau.

Hình 1. Khớp vai nhìn trên xuống và nhìn sau
1. Mõm quạ
2. Xương đòn 3. Mõm cùng vai 4. Cổ xương vai
5. Chỏm xương cánh tay
6. Hố dưới gai
7. Hố trên gai
8. Gai vai OA. Gai vai
OB. Mõm cùng vai


4

Hình 3. Giải phẫu khớp vai nhìn thẳng trước sau
1. Mõm quạ

2. Xương đòn 3. Mõm cùng vai

4. Gân cơ trên gai 5. Khớp cùng vai-đòn

2.1.1.2. Khớp cùng vai - đòn

Hình 4. Khớp Cùng vai - đòn

1. Mõm quạ

2. Xương đòn 3. Mõm cùng vai

7. Khớp cùng vai đòn

Xương đòn nằm phía trước trên của lồng ngực, góp phần tạo thành Đai vai.
Xương đòn là xương cong lồi ra trước có hai mặt trên và dưới, có hai bờ trước và
sau, có hai đầu, đầu trong tiếp khớp với xương ức tại khớp ức đòn, đầu ngoài hơi
dẹt, tiếp khớp với Mõm cùng vai tạo thành Khớp cùng vai đòn.
Đây là một khớp có cấu tạo lỏng lẽo, dễ bị tổn thương như trật khớp, thoái
hóa khớp.


5

2.1.1.3. Mõm quạ
Mõm quạ là một cấu trúc mọc ra từ gốc ngoài xương Vai gần Ổ chảo. Xương
có hình dạng như mỏ chim, chạy chếch dưới lên trên rồi ra ngoài. Đây cũng là cấu
trúc quan trọng giữ cho Chỏm xương cánh tay không bị trật lên trước-trên (Hình 4).

2.1.2. Giải phẫu Xquang [6],[ 8],[9]
Hình ảnh Xquang là hình chiếu của các cấu trúc giải phẫu lên phim. Tùy
thuộc vào mỗi kỹ thuật mà hình ảnh Xquang cho ta những hình chiếu khác nhau.
Trong đề tài này chúng tôi chủ yếu đề cập đến Giải phẫu Xquang của những kỹ
thuật sau:

2.1.2.1 Giải phẫu Xquang KTCKVT

Hình 5. Giải phẫu xquang KTCKVT


2.1.2.2. Giải phẫu Xquang KTCKVN

Hình 6. Giải phẫu Xquang KTCKVN


6

2.1.2.3. Giải phẫu Xquang KTCTTVCVĐ

3

2

1

(1) Mõm cùng vai (khối OB) (2) Khớp cùng vai đòn (3)Mõm quạ
Hình 7. Giải phẫu xquang KTCTTVCVĐ
Để hiểu sơ bộ về hình ảnh Giải phẫu Xquang chúng ta sẽ đi tìm hiểu Lý
thuyết về tia X ở phần sau.

2.2. Lý thuyết về tia X [2], [3],[4], [5]

Hình 5. Wilhelm Conrad Roentgen


7
Năm 1895 Wilhelm Conrad Roentgen đã phát minh ra tia X với tấm phim
đầu tiên của nhân loại là hình chụp bàn tay của chính vợ ông. Để hiểu rõ hơn về tia
X, chúng ta hãy tìm hiểu những khái niệm cơ bản về tia X.


2.2.1. Khái niệm về tia X
Tia X là một dạng sóng điện từ có bước sóng từ 0,01 đến 10 nanomet(nm).
Chúng có khả năng đâm xuyên qua vật chất, có khả năng oxy hóa không khí, có tác
dụng oxy hóa nhủ tương phim ảnh và làm phát quang một số chất. đây là những tính
chất cơ bản để tia X được áp dụng tạo nên phim xquang hiện nay. Ngoài ra tia X
còn có tác dụng hủy diệt tế bào, đặc biệt là các tế bào mầm. Chính vì vậy sử dụng
tia X điều quan trọng phải đúng nguyên tắc tránh lạm dụng.

2.2.2. Cấu tạo của máy phát tia X

Hình 6. Cấu tạo bóng phát tia X
Về cơ bản, mỗi bóng phát tia X (BPTX) có những bộ phận chính sau:
1. Cathode: là nơi tạo ra những đám mây điện tử, khi những đám mây này
chưa được đặt trong dòng điện cao thế, chúng sẽ sắp xếp và di chuyển không theo
một hướng nhất định.
2. Anode: Có hai loại Anode là loại cố định và loại Anode quay. Máy phát tia
X hiện nay đa số dùng Anode quay vì tính chất tản nhiệt tốt và bền. Anode là một bản
kim loại có độ cứng cao, độ nóng chảy cao, được mài xiên một gốc 15-20 0, được gắn
vào một trục có motor quay. Khi giữa Cathode và Anode có một dòng điện cao thế,
đám mây điện tử sẽ di chuyển về phía Anode với một tốc đọ rất cao, đập vào bản kim
loại vát xiên của Anode và đổi hướng tạo ra chùm tia X có hình nón.


8

Hình 7. Chùm tia X phát ra có hình chóp nón
Còn nhiều bộ phận quan trọng của Máy phát tia X nữa tuy nhiên chún tôi chỉ
đề cập đến hai bộ phận quan trọng nêu trên để chúng ta phần nào hiểu được nguyên
lý và tính năng của nó.


2.2.3. Nguyên lý và nguyên tắc tạo ảnh của tia X trên phim Xquang
2.2.3.1. Nguyên lý tạo ảnh Xquang
Tia X có những tính chất như oxy hóa nhủ tương phim ảnh (muối bạc) nên bản
thân tia X tự nó đã có thể tạo ra hình ảnh Xquang. Điều này được áp dụng trong các
kỹ thuật chụp phim răng trong miệng khi mà các phim này không có bìa tăng quang.
Tia X còn có tác dụng làm phát quang một số chất, lợi dụng tính chất này
người ta đã phát minh ra bìa tăng quang. Bìa tăng quang là hai tấm nằm trong
cattset đựng phim chụp, có phủ một loại chất đặc biệt như catmi tungstat...chất này
dưới tác dụng của tia X nó sẽ phát ra ánh sáng màu xanh lơ, ánh sáng này rất nhạy
cảm với nhủ tương của phim ảnh qua đó giảm được thời gian phát tia X và giảm
được liều chiếu xạ cho bệnh nhân. Hiện nay, với sự phát triễn của khoa học công
nghệ đã cho ra đời Xquang kỹ thuật số thay thế Qxuang cổ điển, mang lại hiệu quả
cao trong chẩn đoán.

2.2.3.2. Nguyên tắc tạo ảnh Xquang
Về cơ bản nguyên tắc tạo ảnh của tia X cũng giống với nguyên tắc tạo ảnh
của ánh sáng, chúng đều dựa trên nguyên tắc ánh xạ và hình chiếu. Với những tính
chất đã nêu ở các mục trước, tia X có những nguyên tắc tạo ảnh sau:
- Bộ phần nào gần phim sẽ cho độ nét cao hơn trên phim;


9
- Bộ phận xa phim sẽ cho hình phóng đại và kích thước của trên phim và
kích thước thật sẽ có sai số cao hơn bộ phận gần phim;
- Bộ phận cần chụp đặt càng chính xác tia trung tâm (central ray) càng rõ;
- Hình ảnh Xquang thường quy là hình phẳng nên sẽ có sự chồng chéo nhiều
cấu trúc lên phim.

2.2.4. Một số kỹ thuật khảo sát vòm cùng vai đòn đã được áp dụng [1],[ 8],

[9],[ 10]
Khi có nghi ngờ tổn thương xương, khớp vai, chỉ định chụp khớp vai thẳng
được các Bác sỹ lâm sàng ưu tiên. Tuy nhiên như đã nói ở trên, hình ảnh Xquang
thường quy là ảnh phẳng không phải là hình không gian ba chiều nên một số cấu
trúc của xương khớp vai sẽ chồng lên nhau. Nếu chỉ dựa vào phim Xquang khớp vai
thẳng để chẩn đoán, nhiều khả năng các tổn thương sẽ bị bỏ sót. Do đó điều cần
thiết nhất để mang lại hiệu quả chẩn đoán tốt hơn là tìm ra những kỹ thuật sao cho
bộc lộ được cấu trúc cần khảo sát càng rõ càng tốt.

Hình 8. Một số kỹ thuật khảo sát vòm cùng vai đòn
1. Phương pháp của Alexander

2. Phương pháp Y view

2.2.4.1. Phương pháp chụp Y View
Năm 1974, cuốn Radiology đã giới thiệu phương pháp này của ba tác giả:
Rubin. Green và Gray. Phương pháp này cũng bộc lộ được một số cấu trúc xương ở
vòm cùng vai đòn, tuy nhiên tác giả cũng nêu ra mục đích chính của phương pháp
này là khảo sát trật khớp vai còn các cấu trúc của vòm cùng vai đòn do nằm xa tia
trung tâm (CR) nên độ lệch và sai số cao do đó ít có ý nghĩa chẩn đoán.


10

Hình 9. Giải phẫu Xquang phương pháp Y View

2.2.4.2 Phương pháp Alexander
Được giới thiệu trong cuốn Merrill Atlats of Radiographic Posittions and
Radiologic, phương pháp này có nhược điểm là các cấu trúc của vòm cùng vai đòn
bị kéo thấp xuống và bị chồng vào chỏm xương cánh tay. Tác giả cũng nêu ra ưu thế

chẩn đoán của nó chủ yếu là để đánh giá mõm cùng vai và đầu ngoài xương đòn.

Hình 10. Giải phẫu Xquang phương pháp Alexander
1. Xương đòn

2. Mõm cùng vai (OB)

3. Chõm xương cánh tay


11

CHƯƠNG III.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Chọn ngẫu nhiên những bệnh nhân có chẩn đoán lâm sàng Chấn thương
xương, khớp vùng vai; những bệnh nhân Đau vùng vai chưa rõ nguyên nhân và
những bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa xương khớp vùng vai. Những bệnh
nhân này được các bác sỹ lâm sàng chỉ định chụp khớp vai hai tư thế (hiện đang sử
dụng tại Bệnh viện GTVT Huế là thẳng và nghiêng).

3.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:
Qua quá trình làm việc chúng tôi đã lấy thuận tiện 50 bệnh nhân có chỉ định
chụp khớp vai thẳng và nghiêng, sau đó chúng tôi chụp thêm kỹ thuật TTVCVĐ,
sau đó phỏng vấn Người bệnh và xin ý kiến của Bác sỹ CĐHA hoặc Bác sỹ lâm
sàng theo các câu hỏi trong phiếu nghiên cứu.

3.1.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu, đồng ý hợp tác với nghiên cứu viên

hoặc cộng sự.

3.1.4. Tiêu chí loại trừ:
- Bệnh nhân có bệnh kèm đang diễn biến phức tạp đe dọa tính mạng;
- Bệnh nhân mang thai;
- Bệnh nhân không đồng ý hợp tác nghiên cứu.

3.1.5. Các biến nghiên cứu
3.1.5.1. Họ và tên bệnh nhân
3.1.5.2. Năm sinh
3.1.5.3. Giới tính
Phân chia theo hai giới 1 = Nam, 2= Nữ
3.1.5.4. Nghề nghiệp
Được chia làm 07 nhóm bao gồm:


12

1 = Nông dân
2 = Công nhân
3 = Hưu trí
4 = Cán bộ
5 = Người già
6 = Học sinh _sinh viên
7 = Nghề nghiệp khác
3.1.5.5. Nơi cư trú
Dựa theo phân cấp hành chính từ cấp xã-phường nơi bệnh nhân đang cư trú
để phân thành hai nhóm: 1 = Nông thôn, 2 = Thành thị.
3.1.5.6. Chẩn Đoán lâm sàng
Dựa theo chẩn đoán của Bác sỹ lâm sàng ghi trong phiếu chỉ định, được chia

thành các nhóm như sau:
1 = Chấn thương, 2 = Đau chưa rõ nguyên nhân, 3 = Viêm_thoái hóa
3.1.5.7. Khám điểm đau thực tế trên bệnh nhân
Dựa trên triệu chứng cơ năng và thực thể, khi tiến hành kỹ thuật chúng tôi ghi
nhận lại những điểm đau nổi bật nhất của bệnh nhân, gồm các nhóm sau:
1 = Mặt trước khớp vai, 2 = Mặt sau khớp vai, 3 = Mặt trên khớp vai, 4 = Mặt
trên khớp vai lan ra cánh tay, 5 = Không có điểm đau rõ ràng.
3.1.5.8. Khả năng hợp tác của bệnh nhân
- Dễ:
+ Bệnh nhân tuân thủ thao tác kỹ thuật mà không đau đớn; không gắng sức.
- Khó:
+ Có một trong hai hoặc cả hai dấu hiệu trên.

3.1.5.9. Khả năng bộc lộ Mõm cùng vai
- Rõ:
+ Thấy rõ đường bờ của cấu trúc xương Mõm cùng vai trên phim;
- Không rõ:


13
+ Đường bờ của cấu trúc xương Mõm cùng vai bị che lấp bởi các cấu trúc
lân cận trên phim, hoặc bệnh nhân không thể hợp tác được để chụp đúng kỹ thuật
cũng được xếp vào tiêu chí không rõ.

3.1.5.10. Khả năng bộc lộ Mõm quạ
- Rõ:
+ Thấy rõ đường bờ của toàn bộ cấu trúc xương Mõm quạ.
- Không rõ:
+ Đường bờ của cấu trúc xương Mõm quạ bị che lấp bởi các cấu trúc lân cận
trên phim, hoặc bệnh nhân không thể hợp tác được để chụp đúng kỹ thuật cũng

được xếp vào tiêu chí không rõ.

3.1.5.11. Khả năng bộc lộ Khớp cùng vai đòn
- Rõ:
+ Thấy rõ điểm tiếp xúc đầu ngoài Xương đòn với Mõm cùng vai.
- Không rõ:
+ Không thấy rõ điểm tiếp xúc đầu ngoài xương đòn với Mõm cùng vai do bị
che lấp bởi các cấu trúc lân cận trên phim, hoặc bệnh nhân không thể hợp tác được
để chụp đúng kỹ thuật cũng được xếp vào tiêu chí không rõ

3.1.5.12. Nguyên nhân không rõ Mõm cùng vai trên phim TTVCVĐ
1 = Bệnh nhân không hợp tác được;
2 = Cấu trúc giải phẫu khác che lấp: Khi thực hiện một kỹ thuật tùy cấu tạo giải
phẩu, kích thước cấu trúc giải phẫu của từng người bệnh mà cho hình ảnh trên phim
Xquang khác nhau. Chính vì vậy mà có một số bệnh nhân cấu trúc giải phẩu cần khảo
sát bị che lấp bởi những cấu trúc lân cận, còn một số bệnh nhân khác thì không.
3 = Mõm cùng vai đã bộc lộ rõ.

3.1.5.13. Nguyên nhân không rõ Mõm cùng vai trên phim chụp Khớp vai nghêng
1 = Bệnh nhân không hợp tác được;
2 = Cấu trúc giải phẫu khác che lấp: Tùy từng bệnh nhân có kích thước, cấu
trúc xương, mật độ canxi khác nhau mà cho ta độ thấu quang khác nhau. Mõm cùng
vai trên kỹ thuật chụp khớp vai nghiêng chồng hình với chỏm xương cánh tay, và
tùy cấu trúc, mật độ xương, mô mềm xung quanh khác nhau cho ta mức độ tương


14
phản khác nhau ở trên tùng bệnh nhân. Chính vì vậy có bệnh nhân thì cấu trúc
MCV vẫn thấy rõ còn có bệnh nhân thì không.
3 = Mõm cùng vai đã bộc lộ rõ


3.1.5.14. Nguyên nhân không rõ Mõm quạ trên phim chụp TTVCVĐ
1 = Bệnh nhân không hợp tác được;
2 = Cấu trúc giải phẫu khác che lấp:

3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê thực nghiệm, dùng phần mềm thống
kê SPSS phiên bản 16.0. Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau:
- Xác định chủ đề nghiên cứu, đặt tên đề tài nghiên cứu khoa học;
- Xác định mục tiêu nghên cứu;
- Xác định phương pháp nghên cứu;
- Chọn mẫu, thao tác kỹ thuật trên đối tượng nghiên cứu, thu thập số liệu vào
phiếu đánh giá;
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 và kết luận nghiên cứu.

3.2.2. Thao tác kỹ thuật trên đối tượng
Mỗi đối tượng nghiên cứu tham gia vào mẫu sẽ được chụp 03 tư thế: 1.
KTCKVT (kỹ thuật quy ước); 2. KTCKVN; 3. KTCTTVCVĐ.
Cả ba Kỹ thuật trên sẽ được thực hiện theo đúng nguyên tắc chung cho chụp
Xquang thường quy như sau:
- Chuẩn bị bệnh nhân, dụng cụ phim, catsette, máy xquang, hóa chất rửa
phim, tên, ngày tháng chụp của bệnh nhân;
-Thực hiện chiều thế kỹ thuật chụp, đảm bảo an toàn bức xạ cho bệnh nhân
bằng cách khu trú chùm tia X đúng vùng cần khảo sát.

3.2.2.1. Kỹ thuật chụp khớp vai thẳng (bắt buộc theo quy ước)
- Chiều thế:
Đặt bệnh nhân đứng dựa lưng vào giá treo cattset, xoay người bệnh nhân về
phía vai cần chụp sao cho mặt lưng tạo với giá một gốc 20 0, tay xuôi dọc theo thân



15
mình và xoay bàn tay ra ngoài
- Tiêu điểm:
Tia trung tâm ngay trung điểm đường nối liền đỉnh vai đến nếp gấp trước
nách và vuông gốc với phim tại trung tâm
- Yếu tố kỹ thuật đề nghị:
+ Khoảng cách đầu đèn - phim: 80 - 100cm
+ Điện thế: 67-70 KV, 8-10 MaS
+ Dùng lưới chống mờ
+ Cỡ phim: 20x30cm

Hình 11. Chiều thế chụp khớp vai thẳng [2]

3.2.2.2. Kỹ thuật chụp khớp vai nghiêng (KVN)[8]
- Chiều thế:
Đặt bệnh nhân ngồi cạnh bàn chụp, tay dạng ra tối đa, phim đặt trên bàn
chụp và nằm dưới hố nách, có thể nghiêng người sao cho khớp vai-cánh tay nằm
ngay trung tâm phim.
- Tiêu điểm:
Tia trung tâm xuyên từ đỉnh vai đến hố nách và vuông gốc với phim tại
trung tâm
- Yếu tố kỹ thuật đề nghị:
+ Khoảng cách đầu đèn - phim: 60 - 80cm;
+ Điện thế: 68 - 72 KV, 8-10 MaS
+ Dùng lưới chống mờ;
+ Cỡ phim: 20 x 30 cm



16

Hình 12. Chiều thế chụp khớp vai nghiêng

3.2.2.3. Kỹ thuật chụp TTVCVĐ
- Chiều thế:
Đặt bệnh nhân đứng chếch sấp một gốc 45 - 600 so với mặt giá treo catsette,
vai bên cần chụp nâng cao so với bên đối diện một gốc khoảng 10 – 15 độ, tay bệnh
nhân để xuôi, thả lỏng dọc thân mình.
- Tiêu điểm:
Tia trung tâm chếch lên một gốc 5 0, hoặc tia vuông gốc với mặt phim, chiếu
ngay vùng lồi của cơ trên gai sao cho tia trung tâm tiếp tuyến với mặt dưới của
khớp cùng vai đòn và đến trung tâm phim.
- Yếu tố kỹ thuật đề nghị:
+ Khoảng cách đầu đèn - phim: 100cm
+ Điện thế: 75 KV, 10 – 15 MaS
+ Dùng lưới chống mờ
+ Cỡ phim: tấm nhận ảnh DR


17

Hình 13. Chiều thế chụp TTVCVĐ (mũi tên màu đỏ)

Mõm quạ Khớp CVĐ

Mõm cùng vai

Hình 14. Giải phẫu Xquang Kỹ thuật chụp TTVCVĐ



18

CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ
1. Đặc điểm phân bố của đối tượng nghiên cứu
1.1. Phân bố theo tuổi
Tuổi
< 18
18 – 40
> 40
Tổng

n

Tỷ lệ %

Tuổi
Thấp nhất
Cao nhất
Trung bình

Nam

Nữ

1.2. Phân bố theo giới
Giới
Nam
Nữ

Tổng

n

Tỷ lệ %

1.3. Phân bố theo nhóm nghề nghiệp
NGHỀ NGHIỆP
Học sinh, sinh viên
Nông dân
Công nhân
Tuổi già
Cán bộ
Tổng

n

Tỷ lệ %

1.4. Phân bố theo bệnh lý
Bệnh lý
Chấn thương
Thoái hóa
Tổng

2. Biến nghiên cứu

n

Tỷ lệ %



×