Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THỂ PHONG HÀN THẤP TÝ BẰNG BÀI THUỐC ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM DỰA TRÊN CHỈ SỐ RITCHIE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.75 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ LINH PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG
THẤP THỂ PHONG HÀN THẤP TÝ BẰNG BÀI THUỐC
ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM DỰA
TRÊN CHỈ SỐ RITCHIE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ
Y HỌC CỔ TRUYỀN

HUẾ, 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ LINH PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG
THẤP THỂ PHONG HÀN THẤP TÝ BẰNG BÀI THUỐC
ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM DỰA
TRÊN CHỈ SỐ RITCHIE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ
Y HỌC CỔ TRUYỀN

Người hướng dẫn:


TS.BS. Vương Thị Kim Chi

HUẾ - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là luận văn của tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất cứ tài liệu nào
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Linh Phương


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn
chân thành tới:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại học Y Dược Huế.
- Phòng đào tạo Đại học, Công tác sinh viên Trường Đại học Y
Dược Huế.
- Khoa Y học Cổ truyền Trường Đại học Y Dược Huế.
- Ban giám đốc bệnh viện Y học Cổ Truyền Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các Bác sĩ, Điều dưỡng Khoa Nội, Khoa Ngoại bệnh viện Y học
Cổ Truyền Tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Y Dược Huế.
- Cảm ơn Tiến sĩ Vương Thị Kim Chi. Người đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này .
- Cảm ơn các thầy cô, các anh chị và các bạn sinh viên đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

- Cảm ơn tất cả các bệnh nhận đã tự nguyện tham gia nghiên
cứu, hợp tác và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
- Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cha mẹ, những người
thân trong gia đình, bạn bè đã hết lòng động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình làm luận văn này.
Xin gửi đến tất cả mọi người lời biết ơn vô hạn và lời chào trân
trọng !
Huế, ngày 18 tháng 4 năm 2016.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Linh Phương


KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
ALT: Aspartate Amino Transferase (Enzym của gan)
AST: Alanin Amino Transferase ( Enzym của gan)
ACR: Hội Thấp khớp Hoa Kỳ
CKBS: Cứng khớp buổi sáng
EULAR: Liên đoàn chống thấp khớp Châu Âu
HATT: Huyết áp tâm thu
HATTr: Huyết áp tâm trương
n : Số lượng bệnh nhân nghiên cứu
D0: Thời điểm trước điều trị
D21: Thời điểm sau điều trị
ĐHTKS: Độc hoat tang ký sinh
YHHĐ: Y học hiện đại
YHCT: Y học cổ truyền
VKDT : Viêm khớp dạng thấp
Vs: Tốc độ lắng máu



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1..................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................................3
1.1. QUAN NIỆM VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI........3
1.1.1. Tình hình VKDT ở Việt Nam và Thế giới.....................................................3
1.1.2. Đặc điểm giải phẩu- chức năng của khớp [2],[3]..........................................3
1.1.3. Định nghĩa bệnh viêm khớp dạng thấp..........................................................4
1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh..................................................................4
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp [2],[3]...........................6
1.1.6. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp................................7
1.1.7. Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo Y học hiện đại...................................8
1.1.8. Điều trị viêm khớp dạng thấp theo y học hiện đại.........................................8
1.2. QUAN NIỆM VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN...8
1.2.1. Bệnh nguyên...................................................................................................8
1.2.2. Bệnh sinh........................................................................................................9
1.2.3. Các thể bệnh.................................................................................................10
1.2.4. Trạng thái hư thực của bệnh.........................................................................10
1.2.5. Điều trị viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền....................................10
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP.......14
1.3.1. Trên Thế giới [38],[40].................................................................................14
1.3.2. Trong nước...................................................................................................14
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................16
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................16
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ.....................................................16
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................................17
2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo YHCT...............................................................17



2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................17
2.2.1. Quy trình nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mở theo mô hình thử nghiệm
lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị..................................................................17
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu................................................................................19
2.2.3. Phương pháp điều trị....................................................................................19
2.2.4. Chỉ tiêu theo dõi...........................................................................................23
2.2.5. Chỉ tiêu đánh giá kết quả..............................................................................23
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu [42]....................................................................24
2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu................................................................24
2.2.8. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Y học Cổ truyền Thừa Thiên Huế..........25
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................26
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................26
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới tính.......................................................................26
3.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp.............................................................................27
3.1.3. Phân bố bệnh theo địa dư.............................................................................27
3.1.4. Đặc điểm về giai đoạn bệnh VKDT trên hình ảnh X quang.......................28
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN LÂM SÀNG....................................................29
3.2.1. Hiệu quả giảm đau trên chỉ số Ritchie.........................................................29
3.2.2. Tiến triển độ hồi phục VKDT dựa trên chỉ số Ritchie................................29
3.2.3. Hiệu quả cải thiện thời gian cứng khớp buổi sáng (tính bằng phút)...........31
3.2.4. Kết quả thay đổi một số triệu chứng cơ năng sau điều trị...........................32
3.2.5. Kết quả thay đổi một số triệu chứng lâm sàng khác sau điều trị.................32
3.2.6. Kết quả thay đổi tốc độ máu lắng................................................................33
3.2.7. Hiệu quả điều trị chung................................................................................34
3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ.34
3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng sau điều trị..............................34
3.3.2. Đánh giá thay đổi một số chỉ số huyết học và sinh hóa..............................35
3.4. SO SÁNH VỚI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG
THẤP KHÁC..........................................................................................................36



3.4.1. So sánh hiệu quả điều trị với một số phương pháp khác.............................36
3.4.2. So sánh tác dụng không mong muốn của một số Tác giả khác trong điều trị
VKDT.....................................................................................................................36
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN..........................................................................................37
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................37
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới..............................................................................37
4.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp.............................................................................38
4.1.3. Đặc điểm VKDT theo địa dư.......................................................................39
4.1.4. Đặc điểm giai đoạn bệnh VKDT trên hình ảnh X quang............................39
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ......................................................................................39
4.2.1. Hiệu quả giảm đau theo chỉ số Ritchie........................................................40
4.2.2. Tiến triển độ hồi phục VKDT dựa trên chỉ số Ritchie................................42
4.2.3. Hiệu quả cải thiện thời gian cứng khớp buổi sáng (tính bằng phút)...........43
4.2.4. Kết quả thay đổi một số triệu chứng cơ năng sau điều trị...........................44
4.2.5. Kết quả thay đổi một số triệu chứng lâm sàng khác theo YHCT................44
4.2.6. Kết quả thay đổi tốc độ máu lắng................................................................45
4.2.7. Kết quả điều trị chung..................................................................................45
4.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ.46
KẾT LUẬN.................................................................................................................48
KIẾN NGHỊ................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................50
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới.........................................................26
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của bệnh nhân.......................................................................27
Bảng 3.3. Phân bố bệnh theo địa dư...........................................................................27
Bảng 3.4. Giai đoạn bệnh VKDT trên hình ảnh X quang..........................................28

Bảng 3.5. Thay đổi chỉ số Ritchie trước và sau điều trị.............................................29
Bảng 3.6. Tiến triển độ hồi phục VKDT dựa trên chỉ số Ritchie..............................29
Bảng 3.7. Thời gian cứng khớp buổi sáng qua các thời điểm...................................31
Bảng 3.8. Kết quả thay đổi một số triệu chứng cơ năng sau điều trị.........................32
Bảng 3.9. Kết quả thay đổi một số triệu chứng lâm sàng khác sau điều trị..............32
Bảng 3.10. Kết quả thay đổi tốc độ máu lắng máu trước và sau điều trị..................33
Bảng 3.11. Hiệu quả điều trị chung............................................................................34
Bảng 3.12. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng sau điều trị.........................35
Bảng 3.13. Thay đổi một số chỉ số sinh học của cơ thể.............................................35
Bảng 3.14. Thay đổi một số chỉ số sinh hóa máu......................................................36
Bảng 3.15. So sánh với một số phương pháp khác....................................................36
Bảng 3.16. Tác dụng không mong muốn của một số Tác giả khác...........................36


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

HÌNH
Hình 1.1.Cấu trúc khớp xương bình thường ( T), cấu trúc khớp bị tổn thương trong
VKDT( P ) [2],[3].........................................................................................................6
Hình1.2. Tiến triển VKDT qua các giai đoạn [2]........................................................7
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cơ chế bệnh sinh viêm khớp dạng thấp [2],[3]..........................................5


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh hay gặp nhất trong các bệnh
khớp. Trên thế giới, bệnh chiếm 0,5 - 3% dân số ở người lớn. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc
bệnh là 0,5% trong nhân dân và 20% số bệnh khớp điều trị tại bệnh viện [2].

Theo Trần Ngọc Ân, VKDT gặp chủ yếu ở phụ nữ trung niên (70%-80% là
bệnh nhân nữ và 60%-70% có tuổi trên 30). Bệnh được xếp vào nhóm bệnh tự
miễm, là một bệnh mạn tiến triển nhiều đợt làm ảnh hưởng lớn đến chức năng vận
động, gây khó khăn trong lao động, sinh hoạt của bệnh nhân. Bệnh tiến triển mạn
tính gây biến dạng khớp để lại nhiều di chứng tàn phế suốt đời, đã trở thành gánh
nặng cho gia đình và toàn xã hội [2],[3].
VKDT đã được biết đến từ lâu nhưng nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ,
nên việc điều trị và dự phòng còn gặp nhiều khó khăn.
Trước đây, đối với y học hiện đại: điều trị nội khoa bao gồm 2 loại thuốc
kháng viêm steroids hoặc non steroid (NSAIDs) và các thuốc giảm đau chỉ có tác
dụng điều trị triệu chứng đơn thuần và còn gây ra nhiều tai biến cho bệnh nhân
như: kích thích niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hóa, loãng xương, xạm da, hội chứng
giả Cushing ....Hiện nay, vấn đề điều trị VKDT có rất nhiều phương pháp; Các
thuốc chống thấp làm thay đổi tiến triển của bệnh (Disease Modifying Anti
Rheumatic Drug-DMARDs) đã mở ra một hy vọng mới trong việc điều trị VKDT;
Thuốc có tác dụng làm chậm hoặc làm ngừng tiến triển của bệnh nhưng cần điều trị
lâu dài tốn nhiều chi phí và cần cân nhắc kĩ trong chỉ định điều trị cũng như các tác
dụng không mong muốn của thuốc [4],[9],[35].
Y học cổ truyền đã mô tả bệnh VKDT thuộc phạm vi chứng tý, bao gồm
nhiều thể bệnh khác nhau phong tý, hàn tý, thấp tý, nhiệt tý….
Trong “Hoàng đế nội kinh” Tố Vấn chương Tý luận thiên có nêu ra nguyên
nhân gây bệnh là do ba thứ khí phong hàn thấp xâm nhập vào kinh lạc gây sự vận
hành của khí huyết không thông, kinh lạc bị tắc lại làm cho các bộ phận cân cơ,


2

xương khớp không được nuôi dưỡng gây đau. Phép điều trị chung cho các thể là
khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc [ 5], [16], [27], [39].
Y học cổ truyền đã dùng nhiều bài thuốc cổ phương kết hợp với châm cứu để

điều trị VKDT như bài “Quế chi thược dược tri mẫu thang” (Kim quỹ yếu lược),
“Quyên tý thang” (Y học tâm ngộ)…Trong đó, bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh
thang” của Bị cấp thiên kim yếu phương gồm các vị thuốc trừ phong thấp, hành khí
hoạt huyết, bổ can thận đã được sử dụng từ lâu đời và đem lại nhiều kết quả tốt,
song chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả của việc kết
hợp giữa bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh với phương pháp điện châm trong điều trị
bệnh VKDT tại Bệnh viện Y học cổ truyển Tỉnh Thừa Thiên Huế..
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả điện châm kết hợp bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh
trong điều trị viêm khớp dạng thấp ở thể phong hàn thấp tý dựa trên chỉ số Ritchie.
2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của việc điều trị bệnh VKDT của
phương pháp nghiên cứu này.


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. QUAN NIỆM VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Tình hình VKDT ở Việt Nam và Thế giới
Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO năm 1992), tỷ lệ mắc bệnh VKDT là 0,53% dân số Thế giới từ 15 tuổi trở lên. Bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 0,5 - 1% dân số ở
một số nước châu Âu và khoảng 0,17-0,3% ở các nước châu Á [35]. Năm 2010, ước
tính tỷ lệ mắc bệnh ở Bắc Mỹ và Bắc Âu là giữa 0,5% và 1,1%, các nước đang phát
triển có tỷ lệ thấp 0,1-0,5% [49]. Theo J.M.H.Moll, đây là bệnh lý viêm khớp xảy ra
phổ biến nhất ở nước Anh (khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh) và nhiều nước khác.
Bệnh xảy ra với tỷ lệ 6% ở nữ giới và 2% ở nam giới, khởi phát ở độ tuổi từ 16 đến
70, thường gặp nhất ở độ tuổi 20-55 [20].
Ở Việt Nam, trong 30 năm trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về

dịch tể học của VKDT. Theo Trần Ngọc Ân (2002), VKDT thường gặp ở tuổi trung
niên 35-55 tuổi, chiếm 73-80%, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam theo tỷ lệ nữ/nam 6/12/1. Theo nghiên cứu về tình hình bệnh tật tại khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch
Mai từ năm (1991-2000), bệnh VKDT chiếm tỷ lệ 21,94% trong đó nữ chiếm
92,3%, lứa tuổi chiếm đa số là từ 36-65 tuổi (72,6%) [35]. Theo Nguyễn Thị Cẩm
Châu và cộng sự (2001) thì VKDT chiếm tỷ lệ 0,58% người dân và khoảng 20%
trường hợp phải điều trị nội trú [15]. Theo Hoàng Đức Linh (2001), tỷ lệ mắc bệnh
chung trong dân số là 0,42%, nữ chiếm tỷ lệ 0,34% , tỷ lệ mắc bệnh của nữ nhiều
hơn nam 4 lần. Thành phần mắc bệnh nhiều nhất là nông dân (91%) [36].
1.1.2. Đặc điểm giải phẩu- chức năng của khớp [2],[3].
Khớp là chỗ nối của hai xương lại với nhau có chức năng quan trọng là giúp
cơ thể vận động và bảo vệ các cơ quan quan trọng trong cơ thể.


4

Khớp có cấu tạo bao gồm các thành phần: Đầu xương, sụn khớp, bao khớp.
Đầu xương được cấu tạo bằng tổ chức xương xốp và một lá xương dưới sụn
tiếp xúc với sụn khớp.
Sụn khớp là lớp mô bao lấy đầu xương để ngăn cách xương tiếp xúc trực tiếp
với nhau, giúp xương vận động dễ dàng.
Bao khớp là lớp màng bao bọc quanh khớp, mặt ngoài có dây chằng bám,
mặt trong là màng hoạt dịch.
Màng hoạt dịch phủ mặt trong bao khớp, có thể tiếp với bao hoạt dịch của
các gân và túi thanh dịch; Màng hoạt dịch rất giàu mạch máu, mạch bạch huyết.
Màng hoạt dịch là một màng thực bào, có khả năng tiêu hủy các chất bất thường
trong ổ khớp.
Dịch khớp là một chất lỏng, nhớt như lòng trắng trứng do màng hoạt dịch tiết
ra có tác dụng bôi trơn mặt khớp giúp khớp hoạt động dễ dàng và có tác dụng dinh
dưỡng cho sụn khớp [4],[43].
1.1.3. Định nghĩa bệnh viêm khớp dạng thấp

VKDT là một bệnh đa hệ thống mạn tính, tự miễm dịch, chưa rõ nguyên
nhân. Mặc dù các biểu hiện hệ thống đa dạng nhưng đặc trưng là viêm màng hoạt
dịch dai giẳng, thường ở các khớp ngoại vi với phân bố đối xứng gây phá hủy sụn
khớp và ăn mòn xương đưa đến dính và biến dạng khớp [10],[50],[53].
1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.
1.1.4.1. Nguyên nhân: Trước đây có nhiều giả thuyết đưa ra về nguyên nhân bệnh,
gần đây người ta coi VKDT là bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố: Yếu tố
tác nhân gây bệnh, yếu tố cơ địa, yếu tố thuận lợi, yếu tố di truyền (bệnh nhân VKDT
thấy 60 - 70% mang yếu tố kháng nguyên phù hợp tổ chức HLA-DR4 [6].
1.1.4.2. Cơ chế bệnh sinh: Theo Trần Ngọc Ân, một tác nhân gây bệnh tác động
lên một thể địa dễ phát sinh bệnh. Cơ thể đó sinh ra kháng thể chống lại tác nhân
gây bệnh, rồi kháng thể này lại trở thành tác nhân kích thích cơ thể sinh ra một
kháng thể chống lại nó ( Tự kháng thể, yếu tố dạng thấp ). Kháng thể ( lúc đầu ) và
tự kháng thể kết hợp với nhau thành những phức hợp miễm dịch. Một mặt, phức


5

hợp miễm dịch kích thích các mô ở khớp sản xuất ra các yếu tố gây viêm. Mặt khác,
hấp dẫn sự tập trung của bạch cầu đa nhân và đại thực bào đến thực bào. Trong quá
trình thực bào các phức hợp miễn dịch sẽ giải phóng ra các men tiêu thể phá hủy
các mô khớp và gây viêm. Đồng thời, sự có mặt của các limpho bào T ở màng hoạt
dịch khớp đưa ra một lượng lymphokin cũng góp phần phá hủy mô và gây viêm.
Khi mô khớp bị phá hủy lại cung cấp yếu tố kháng nguyên; Do đó, quá trình miễn
dịch-viêm kéo dài liên tục, tạo thành viêm mạn tính.
Các tác nhân
gây bệnh

Cơ địa (giới, tuổi, di
truyền, HLA-DR4)


Kháng thể 1

Kháng thể 2

Men tiêu thể

Màng hoạt dịch
khớp

Thực bào

Phức hợp
miễn dịch

Dính, biến dạng khớp

Sơ đồ 1.1. Cơ chế bệnh sinh viêm khớp dạng thấp [2],[3].
Quá trình này gây nên các tổn thương ở đầu xương và sau một thời gian tiến
triển kéo dài, tổ chức xơ phát triển sẽ thay thế cho tổ chức viêm và dẫn đến tình
trạng biến dạng và dính khớp (Theo sơ đồ 1.1 và hình1.1) [2],[3].


6

Hình 1.1.Cấu trúc khớp xương bình thường ( T), cấu trúc khớp bị tổn thương
trong VKDT( P ) [2],[3]
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp [2],[3]
Giai đoạn khởi phát: Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh một cách từ từ tăng dần,
có trường hợp chỉ viêm một khớp. Khớp bị viêm sưng, hơi nóng, đau tăng dần về

nửa đêm gần sáng, cứng khớp buổi sáng. Toàn thân người bệnh mệt mỏi, ăn kém,
sốt nhẹ, gầy sút cân.
Giai đoạn toàn phát: Viêm nhiều khớp, chủ yếu là các khớp nhỏ và vừa ở chi.
Theo số liệu Việt Nam thì vị trí và tỷ lệ mắc bệnh: Khớp cổ tay 80%, bàn ngón tay
76%, khớp gối 71%, khớp ngón gần bàn tay 70%, cổ chân 63%, khớp ngón chân
36%, khớp vai 33%, khớp khuỷu 28%, khớp háng 15%, cột sống 7%, các khớp khác
3%. Tính chất viêm đối xứng 98%, cứng khớp buổi sáng 89% [3].
Ngoài ra còn có một số biểu hiện cạnh khớp như hạt dưới da, da khô, teo cơ,
hồng ban. Bệnh nhân VKDT có thể có một số biểu hiện ở nội tạng như lách to, tổn
thương tim, viêm màng phổi, xơ phế nang….


7

1.1.6. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp
1.1.6.1. Hình ảnh X quang [2]
Giai đoạn I: Tổn thương mới khu trú ở màng hoat dịch, X quang chưa có
thay đổi.
Giai đoạn II: Có hình khuyết xương, khe khớp hẹp.
Gian đoạn III: Tổn thương nhiều ở đầu xương, sụn khớp, dính khớp 1 phần.
Giai đoạn IV: Dính khớp và biến dạng trầm trọng.

0: Bình thường
I, II: Giai đoạn chưa biến
dạng và dính khớp
III: Biến dạng và dính khớp
một phần
IV: Dính khớp và biến dạng
khớp nặng
1. Đầu xương

2. Màng hoạt dịch
3. Sụn khớp
4. Bao khớp
5. Dịch khớp
Hình1.2. Tiến triển VKDT qua các giai đoạn [2]
1.1.6.2. Các xét nghiệm miễn dịch [2],[3]
Phản ứng Waaler – Rose và Latex: Phát hiện yếu tố thấp trong huyết thanh (tự
kháng thể), đó là những globulin miễn dịch IgM có khả năng ngưng kết với IgG. Phản
ứng dương tính khi ngưng kết với độ pha loãng huyết thanh bệnh nhân từ 1/32, có thể
được định lượng bằng phương pháp đo độ đục (dương tính khi nồng độ >14IU/ml).
Các kháng thể tự miễn: có nhiều loại kháng thể tự miễn trong huyết thanh
trong đó anti-CCP antibodies được thực hiện dễ dàng và phổ biến hơn.


8

1.1.6.3. Các xét nghiệm khác
Công thức máu: Hồng cầu giảm, nhược sắc; Bạch cầu có thể tăng hoặc giảm.
Tốc độ lắng máu tăng [2],[3].
1.1.7. Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo Y học hiện đại
Có rất nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VKDT như tiêu chuẩn của Hội nghị
Quốc tế ở Nữu Ước ( Năm1966 ), Viện thấp khớp Liên Xô ( Năm1978 ), Hội thấp
khớp Hoa Kỳ (ACR)1958, Hội thấp khớp Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp
Châu Âu (ACR/EULAR ) 2010 [9],[45].
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học
Hoa Kỳ (ACR) 1987.
1.1.8. Điều trị viêm khớp dạng thấp theo y học hiện đại
VKDT cần điều trị toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi thường xuyên.
Trong YHHĐ, 1 số thuốc được sử dung hiện nay như: thuốc kháng viêm steroid
hoặc không steroid (NSAIDs) để cải thiện triệu chứng viêm, giảm đau, duy trì khả

năng vận động; Các thuốc chống thấp (Disease Modifying Anti Rheumatic DrugDMARDs) làm chậm hoặc ngừng tiến triển bệnh. Các biện pháp hỗ trợ trong điều
trị như tập luyện, hướng dẫn vận động chống co rút gân, dính khớp, teo cơ, phục hồi
chức năng, tắm suối khoáng, phẫu thuật chỉnh hình (cắt xương sửa trục, thay khớp
nhân tạo khi có chỉ định) đem lại nhiều hiệu quả cho bệnh nhân [9],[18],[51],[52] .
1.2. QUAN NIỆM VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y học cổ truyền không có bệnh danh VKDT, bệnh thuộc phạm vi chứng tý
hoặc lịch tiết phong, hạc tất phong, phong thấp của y học cổ truyền [8],[26],[29].
Theo Trần Thúy: Chứng tý là bệnh tà khí ở ngoài xâm lấn vào ngăn lấp
đường kinh lạc làm cho cơ nhục, khớp xương đau nhức, sưng nhiều. Bệnh lâu ngày
dẫn đến vận động hạn chế, teo cơ [8].
1.2.1. Bệnh nguyên
*Ngoại nhân: Theo Hoàng Bảo Châu thì nguyên nhân gây ra bệnh là do vệ khí của
cơ thể không đầy đủ, tấu lý thưa hở; Da dẻ trống không, vinh vệ không vững các tà
khí phong hàn thấp tà thừa cơ xâm nhập vào kinh lạc, gân cơ, khớp xương, làm cản
trở sự vận hành của khí huyết mà sinh ra chứng tý.


9

Thiên tý luận, sách “ Nội kinh ” nêu nguyên nhân gây chứng tý là do ba thứ
tà khí phong, hàn, thấp thừa cơ xâm nhập vào cơ thể, dồn vào kinh lạc, đọng lại ở
các khớp gây nên phong hàn thấp tý. Nếu như nhiệt chứa ở kinh lạc, phong hàn bó
ngoài hoặc là phong hàn thấp tà uất lại mà hóa ra nhiệt phát sinh ra chứng nhiệt tý.
Thể chất mỗi người mỗi khác, phong hàn thấp tà xâm nhập cũng khác nhau. Nếu
phong xâm nhập mạnh là Hành tý, nếu hàn xâm nhập mạnh là thống tý, nếu thấp
xâm nhập mạnh là trước tý. Bệnh tý kéo dài không khỏi, tà bệnh từ ngoài vào sâu,
từ kinh lạc vào tạng phủ như Nội Kinh gọi là “Bệnh lâu không dứt thì chạy vào
trong” cho nên bệnh này kéo dài, ngoài bị chứng tâm lý ra còn thấy hiện tượng can
thận yếu khiến bệnh tình càng khó chữa. Tùy vào nguyên nhân sinh bệnh mà người
ta chia ra phong tý, hàn tý, thấp tý hay nhiệt tý, đôi khi cả 3 thứ khí kết hợp xâm

nhập sinh ra thể phong hàn thấp tý. Nhưng chủ yếu vẫn là do 3 thứ khí phong, hàn,
thấp gây nên [12],[26],[39].
* Nội nhân: Đây là cơ sở phát sinh của chứng tý “tà chi sở tấu, kỳ chính khí tất
hư”, đó là vốn người hư yếu chính khí không đủ, tấu lý không kín, sức bảo vệ ở
ngoài không kiên cố nên ngoại tà dễ xâm nhập gây bệnh [26],[27].
1.2.2. Bệnh sinh
Do chính khí cơ thể bị suy giảm, tà khí phong hàn thấp cùng nhau phối hợp
xâm nhập vào kinh lạc gây sự vận hành khí huyết bị trở trệ, kinh lạc bị tắc làm các
bộ phận cơ, xương, khớp không được nuôi dưỡng gây đau nhức. Bệnh lâu ngày làm
ảnh hưởng đến các tạng tỳ can, thận, làm teo cơ, biến dạng và cứng khớp [27],[46]
Tuệ Tĩnh cho rằng: Tê thấp là mình mẩy các khớp xương không đỏ, không
sưng mà tự nhiên phát đau, có khi chân tay không cử động được, nguyên nhân do
nguyên khí hư yếu, 3 thứ khí phong hàn thấp xâm nhập vào mà gây bệnh. Nếu
phong khí thắng thì đau chạy khắp cơ thể gọi là lịch tiết phong, hàn thắng thì đau
nhức dữ gọi là thống phong, thấp thắng thì đau nhức cố định, tê dại, cấu không biết
đau là trước tý. Ba thứ khí ấy xâm nhập vào kinh lạc rồi xâm vào xương thì nặng nề
không giở lên được, vào thịt thì tê dại không biết đau, vào da thì lạnh. Lại có phát
bệnh vào buổi sáng do khí trệ dương hư, phát ra vào buổi chiều là huyết nhiệt âm
tổn. Sách tuy chia ra nhiều tên gọi mà bệnh thì do 3 tà khí như đã nói ở trên.


10

1.2.3. Các thể bệnh
1.2.3.1. Phong hàn thấp tý: “ Phong hàn thấp tý ” là phong hàn thấp cùng xâm lấn
vào kinh mạch gây nên các triệu chứng đau ê ẩm thân thể nhất là các khớp cổ tay
chân, bàn ngón tay chân, khuỷu, khi vận động thường gây đau tăng. Người bệnh
cảm phải 3 loại tà khí đó, có nặng nhẹ khác nhau, vì thế chứng này lại có thể làm 3
loại. Nếu do phong là chủ yếu thì gọi là hành tý, nếu do hàn là chính thì gọi là thống
tý, nếu do thấp là chính thì gọi là trước tý. Phép điều trị chung: Khu phong tán hàn

trừ thấp thông lạc.
- Phong tý (Hành tý): Đau khớp có tính chất di chuyển, đau nhiều khớp, các
khớp co duỗi khó khăn, sợ gió, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
- Hàn tý (Thống tý) : Các khớp đau nhiều, đau có chỗ nhất định, trời lạnh
đau tăng, chườm nóng đỡ đau, khớp không co duỗi được, sờ vào không nóng, sợ
lạnh, tay chân lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền khẩn.
- Thấp tý (Trước tý) : Các khớp nhức mỏi, đau các khớp, vận động khó, kèm
theo tê bì, tay chân thân thể nặng nề, sưng đau, nhạt miệng, rêu lưỡi trắng dính,
mạch nhu hoãn [7].
1.2.3.2. Phong thấp nhiệt tý: Các khớp có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, cự án, co
duỗi và cử động khó khăn, sốt ra mồ hôi, sợ gió, miệng khát, bồn chồn không yên,
tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy dính, mạch hoạt sác. Phép điều trị: Khu
phong thanh nhiệt giải độc, lợi niệu trừ thấp, hành khí hoạt huyết.
1.2.4. Trạng thái hư thực của bệnh
Thực chứng: Khi bệnh mới phát, chính khí chưa suy, bệnh dễ khỏi, nếu đã
vào gân xương thì khó chữa hơn.
Hư chứng: Bệnh đã lâu, khí huyết sẽ hư suy. Dinh vệ bị khô sáp, da thịt
không được nuôi dưỡng mà trở nên gầy mòn, chân tay mất sức hoặc vì can thận đều
suy giảm, gân xương bị khô ráo, chân tay co quắp, hoạt động khó khăn, nặng hơn
thì khớp xương sai trật ra thành phế tật. Nếu tà khí lấn vào nội tạng là chính khí hư,
bệnh nặng tiên lượng về sau sẽ không tốt. Bệnh thường nhân lúc khí trời u ám hoặc
gặp phải lạnh, phải thấp, thì dễ phát trở lại [27].
1.2.5. Điều trị viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền


11

Khi chữa bệnh phương pháp chung là khu phong tán hàn trừ thấp, căn cứ vào
sự thiên lệch về phong, hàn hay thấp mà cho thuốc chữa phong là chính, hàn là
chính hay thấp là chính. Ngoài ra cần phân biệt bệnh mới mắc hay đã tái phát nhiều

lần, nếu mới mắc thì lấy trừ tà làm chính, nếu lâu ngày vừa phù chính (bổ can, thận,
khí, huyết) vừa trừ tà để tránh tái phát và đề phòng những biến chứng và cố tật sau
này [30].
1.2.5.1. Châm cứu
* Định nghĩa: Châm cứu là phương pháp vật lý tác động vào huyệt trên hệ thống
kinh lạc, có tác dụng cơ bản là điều hòa cân bằng âm dương, điều chỉnh cơ năng
hoạt động của hệ kinh lạc để điều trị bệnh tật [13],[22],[28],[34].
* Cơ chế tác dụng của châm cứu [6],[7],[17]: Châm cứu là một kích thích gây ra
một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Căn cứ
vào vị trí tác dụng của nơi châm cứu người ta đưa ra 3 loại phản ứng:
Phản ứng tại chỗ: Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới
có tác dụng ức chế cung phản xạ bệnh lý làm giảm cơn đau, giải phóng sự co cơ…;
những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật gây ảnh hưởng đến sự vận mạch,
nhiệt độ tăng, sự tăng bạch cầu…làm thay đổi tính chất tổn thương, giảm xung
huyết, bớt nóng, giảm đau...; là cơ sở của phương pháp điều trị tại chỗ hoặc xung
quanh nơi có thương tổn, tương ứng với việc dùng các thống điểm, thiên ứng huyệt
hay a thị huyệt.
Phản ứng tiết đoạn: Khi nội tạng có tổn thương thì có những thay đổi cảm giác
vùng da ở cùng một tiết đoạn với nó. Ngược lại, nếu có những kích thích từ vùng da
của một tiết đoạn nào đó sẽ ảnh hưởng đến nội tạng cùng tiết đoạn đó. Nó giúp giải
thích phương pháp dùng các du huyệt và các mộ huyệt của y học cổ truyền.
Phản ứng toàn thân: Khi điều trị dùng các huyệt không ở cùng vị trí nơi đau
và cũng không cùng tiết đoạn thần kinh với cơ quan bị bệnh. Huyệt này có tác dụng
toàn thân, thông qua phản ứng toàn thân để điều trị bệnh. Phản ứng toàn thân này
liên quan đến hoạt động của vỏ não.


12

Châm cứu ngoài liên quan tới hoạt động của vỏ não còn gây ra những biến

đổi về thể dịch và nội tiết, thay đổi các chất trung gian hóa học…làm tăng bạch cầu,
tiết ACTH, tăng kháng thể.
Mục đích của châm cứu là nhằm điều khí, đưa sự mất thăng bằng âm dương
của cơ thể trở lại trạng thái thăng bằng. Người xưa đã dùng tay để vê kim nhằm bổ
hay tả. Qua thực tế lâm sàng nếu vê tay thì sự điều khí không mạnh không nhanh,
không sớm đưa sự vận hành của khí trở về trạng thái thăng bằng. Mặt khác vê kim
bằng tay còn làm cho bệnh nhân đau đớn. Do đó mà phương pháp điện châm ra đời
khắc phục được những nhược điểm trên khi vê kim bằng những xung điện [].
Điện châm là một phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của châm cứu
với tác dụng của xung điện phát ra từ máy điện châm (một ứng dụng về điện trong y
học). Kích thích của dòng xung điện có tác dụng làm ức chế cơn đau, kích thích
hoạt động các cơ, các tổ chức và tăng cường dinh dưỡng các tổ chức, làm giảm
viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ [34].
- Phác đồ điều trị VKDT bằng châm cứu của tác giả Vũ Thường Sơn ở chi
trên gồm Hợp cốc, Ngoại quan, Lao cung, Bát tà, Kiên ngung, Kiên trinh, Tý nhu,
Khúc trì, Thủ tam lý. Chi dưới gồm Độc tỵ, Tất nhãn, Lương khâu, Huyết hải, Dương
lăng tuyền, Túc tam lý, Giải khê, Thân mạch, Tam âm giao, Thái xung [40]. Phác đồ
điều trị đang được áp dụng tại Khoa YHCT - Trường Đại học Y Hà Nội, ngoài các
huyệt tại chỗ và lân cận khớp còn có các huyệt có tác dụng toàn thân như Phong trì,
Phong môn, Túc tam lý, Tam âm giao, Huyết hải, Hợp cốc, Tỳ du, Thái khê [30]
Tác dụng của một số huyệt toàn thân như sau:
- Hợp cốc (Kinh Thủ dương minh Đại trường): Vị trí ở trên mu bàn tay, giữa
2 xương đốt ngón tay 1 và 2, gần điểm giữa bên quay của xương đốt bàn tay 2. Tác
dụng phát biểu, khu phong, trấn thống,.
- Phong môn (Kinh Túc thái dương Bàng quang): Vị trí ở mỏm gai đốt sống
lưng 2 (D2) đo ngang ra 2 bên 1,5 thốn. Tác dụng khu phong tà, giải biểu.


13


- Phong trì (Kinh Túc thiếu dương Đởm): Có vị trí từ xương chẩm C1 đo
ngang ra ngoài 2 thốn, huyệt ở chỗ lõm phía ngoài cơ thang, phía trong cơ ức đòn
chũm. Tác dụng khu phong, giải biểu, sơ tà khí.
- Huyết hải (Kinh Túc thái âm Tỳ): Cách xác định vị trí là gấp đầu gối 90°,
từ bờ trên xương bánh chè đo lên 1 thốn đo vào trong 2 thốn là huyệt. Tác dụng
điều huyết, tuyên thông hạ tiêu.
- Túc tam lý (Kinh Túc dương minh Vị): Có vị trí ở dưới gối 3 thốn, cách
mào chày một khoát ngón tay trỏ. Tác dụng khu phong hóa thấp, điều lý tỳ vị, thông
kinh lạc, phù chính khí.
- Thái khê (Kinh Túc thiếu âm Thận): Sau mắt cá trong 0,5 thốn. Tác dụng
hóa thấp trệ, thanh vị nhiệt, trợ tỳ khí, định thần chí.
- Tam âm giao (Kinh Túc thái âm Tỳ): Vị trí ở sát bờ sau trong xương chày,
từ đỉnh cao nhất mắt cá trong đo lên 3 thốn. Tác dụng bổ âm, kiện tỳ, thông khí trệ,
hóa thấp, khu phong, sơ can, ích thận.
1.2.5.2. Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang (Bị cấp thiên kim yếu phương) [11]
* Cấu tạo bài thuốc:
Độc hoạt

12g

Tang ký sinh

16g

Ngưu tất

12g

Tần giao


12g

Phòng phong

12g

Tế tân

6g

Đỗ trọng

8g

Đương quy

8g

Quế tâm

8g

Đảng sâm

12g

Thục địa

12g


Bạch thược

12g

Phục linh

10g

Chích cam thảo 4g

* Công dụng: Khu phong thấp, chỉ thống tý, ích can thận, bổ khí huyết.
* Chủ trị: Chữa đau các khớp và đau dây thần kinh có kèm theo can thận hư và khí
huyết hư. Các vị thuốc trong bài thuốc vừa trị tiêu vừa trị bản, vừa có tác dụng phù
chính vừa khu tà, thường dùng đối với chứng phong hàn thấp tý [11],[ 12],[33],[41]


14

* Phân tích bài thuốc [11],[12]:
+ Độc hoạt, Tang ký sinh: Khu phong hàn thấp ở hạ tiêu và gân xương là chủ
dược. Tế Tân để tán phong hàn ở kinh âm và chỉ đau; Phòng phong để khu phong
nhằm thắng thấp; Tần giao nhằm trừ phong thấp, thư cân; Ngưu tất, Đỗ trọng: Trừ
phong thấp kiêm bổ can thận; Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Thục địa: Bổ
huyết, hoạt huyết; Đẳng sâm, Phục linh ích khí kiện tỳ; Quế chi: Ôn thông huyết
mạch; Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
+ Bài thuốc này vừa trị tiêu, vừa trị bản, vừa có tác dụng là phù chính khu tà,
là một bài thuốc thường dùng đối với chứng phong hàn thấp tý [11], [41].
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
1.3.1. Trên Thế giới [38],[40]
Có rất nhiều công trình nghiên cứu điều trị VKDT khác nhau cũng đạt được

nhiều kết quả khả quan. Các công trình nghiên cứu điều trị bằng YHHĐ đã đạt được
những thành công nhất định nhưng có nhiều tác dụng không mong muốn. Hiện nay,
đã có nhiều công trình nghiên cứu điều trị VKDT bằng các bài thuốc YHCT cũng
đem lại những hiệu quả nhất định.
Tại Trung Quốc, năm 2007, Khương Vĩ Châu ở bệnh viện tỉnh Sơn Đông đã
nghiên cứu tác dụng của bài thuốc thanh nhiệt thông tý thang điều trị VKDT cho 57
bệnh nhân đạt hiệu quả là 51 ca bệnh (92,7%). Năm 2009, Lý Tinh Tinh tại học
viện Trung Y Nam Kinh nghiên cứu bài thuốc Việt tỳ thang gia vị điều trị cho 40
bệnh nhân VKDT đạt hiệu quả 90%.
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu hướng đến việc kết hợp giữa YHHĐ với
YHCT nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, giảm thiểu tác dụng không mong muốn của
tây dược như: Ngô Trí Hồng ( Năm 2008 ), tại Học viện Trung y Hồ Bắc nghiên
cứu tác dụng của bài thuốc Thanh tý thang kết hợp với Methotrexate liều thấp điều
trị cho 55 bệnh nhân VKDT thấy đạt hiệu quả là 51 ca bệnh (92,7%) [23].
1.3.2. Trong nước
Năm 2010 Vũ Thường Sơn [40]: Nghiên cứu tác dụng của điện châm và
thuốc kháng viêm điều trị một số triệu chứng trong VKDT. Kết quả điều trị cho
thấy: Nhóm bệnh nhân được điều trị bằng điện châm có chỉ số Ritchie giảm từ


15

12,32 ± 2,49 điểm xuống còn 3,76 ± 1,10 (p< 0,01); Thời gian cứng khớp buổi sáng
giảm từ 52,35 ± 17,37 phút xuống còn 05,00 ± 7,88 phút sau 4 tuần điều trị ( p <
0,05 ), đồng thời làm giảm một số chỉ số sinh hóa như CRP, IgG.
Như vậy, qua các công trình nghiên cứu trên đã chứng minh rằng: Điện châm
có tác dụng làm giảm đau, giảm thời gian cứng khớp buổi sáng của bệnh nhân VKDT.
Năm 2011, Hoàng Thị Quế và Nguyễn Nhược Kim [38]: Nghiên cứu tác
dụng của bài thuốc Tam tý thang gia giảm điều trị bệnhVKDT. Kết quả sau điều trị
cho thấy có hiệu quả rõ rệt trên bệnh nhân VKDT ở giai đoạn I và II. Thuốc có tác

dụng giảm số khớp sưng, số khớp đau rõ rệt sau 1 tháng điều trị ( p < 0,001 ). Ngoài
ra thuốc còn có tác dụng giảm tốc độ lắng máu, thời gian cứng khớp buổi sáng, làm
phục hồi được khả năng vận động của khớp một cách có ý nghĩa thống kê. Thang
điểm VAS giảm từ 5,29 ± 0.65 điểm xuống còn 3,71 ± 4,03 ( p < 0,001).


×