Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Điều tra hiện trạng phân bố, nguồn gốc và điều kiện sinh thái của cây quýt hương cần tại xã phong chương, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC

SỐ LIỆU THÔ
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ, NGUỒN GỐC
VÀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA CÂY QUÝT HƯƠNG CẦN
TẠI XÃ PHONG CHƯƠNG, HUYỆN PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Lâm
Lớp: Cao đẳng khoa học cây trồng 47
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Đăng Khoa
Bộ môn: Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan

Huế, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC

SỐ LIỆU TINH
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ, NGUỒN GỐC
VÀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA CÂY QUÝT HƯƠNG CẦN
TẠI XÃ PHONG CHƯƠNG, HUYỆN PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Lâm
Lớp: Cao đẳng khoa học cây trồng 47
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Đăng Khoa


Bộ môn: Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan

Huế, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ, NGUỒN GỐC
VÀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA CÂY QUÝT HƯƠNG CẦN
TẠI XÃ PHONG CHƯƠNG, HUYỆN PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Lâm
Lớp: Cao đẳng khoa học cây trồng 47
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Đăng Khoa
Bộ môn: Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan

Huế, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC

BÁO CÁO


TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ, NGUỒN GỐC
VÀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA CÂY QUÝT HƯƠNG CẦN
TẠI XÃ PHONG CHƯƠNG, HUYỆN PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Lâm
Lớp: Cao đẳng khoa học cây trồng 47
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Đăng Khoa
Bộ môn: Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan
Địa điểm thực hiện: Xã Phong Chương, Phong Điền
Thời gian thực hiện: Tháng 11/2015

Huế, 2016


Lời Cảm Ơn
Qua 3 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông
Lâm Huế, em đã học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghệm
quý báu để tiếp bước hành trang trên cuộc đời.
Trước hết em xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm Huế, ban chủ nhiệm khoa Nông học
và toàn thể các Thầy Cô giáo trong Khoa Nông học.
Được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm Huế, khoa
Nông Học và giáo viên hướng dẫn. Em đã tiến hành đề tài
“Điều tra ngồn gốc, điều kiện sinh thái và hiệ trạng phân bố
giống quýt của Hương Cần và Phong Điền tại tỉnh Thừa Thiên
Huế”.
Để hoàn thành đề tài này em thật sự rất cám ơn Thầy

Giáo “Trần Đăng Khoa” người đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Các thầy cô giáo trường
Đại học Nông Lâm Huế, khoa Nông Học đã dạy bảo và truyền
đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong
những năm em học ở trường. Với vốn kiến thức được tiếp thu
trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để tôi
bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn
bè đã ửng hộ và động viên tinh thần cho em trong suốt thời
gian học tập.
Tuy đã cố gắng hết sức để hoàn thành khóa luận này
nhưng vẫn không thể tránh khỏi những sai sót nhất định mà
bản thân em vấp phải. Rất mong nhận được những góp ý
chân thành và quý báu của các thầy, cô và các bạn để khóa
luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cám ơn


MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................................................2
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI......................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiển..................................................................................................................2
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................................................2
PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY QUÝT........................................................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại...........................................................................................................3

2.1.2. Đặc điểm thực vật học và hình thái.....................................................................................3
2.1.3. Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây quýt..............5
2.1.4. Tình hình sâu bệnh hại của cây quýt....................................................................................6
2.1.5. Các giống quýt (Citrus reticulate blanco)...........................................................................13
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU QUÝT TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI...........................14
2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây quýt trên thế giới....................................................14
2.2.1.1. Tình hình sản xuất.......................................................................................................14
2.2.1.2. Tình hình nghiên cứu..................................................................................................16
2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu quýt trong nước...........................................................17
2.2.2.1. Tình hình sản xuất.......................................................................................................17
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu..................................................................................................17
2.2.2.3. Một số giống quýt phổ biến ở Việt Nam.....................................................................22
2.2.2.4. Tình hình nghiên cứu về cây quýt ở Thừa Thiên Huế..................................................23
Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................25
3.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................................25


3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................25
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................................25
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................................25
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................25
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU..............................................................................................26
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................................................................27
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THỪA THIÊN HUẾ........................................................................27
4.1.1. Vị trí địa lý..........................................................................................................................27
4.1.2. Điều kiện khí hậu Thừa Thiên Huế.....................................................................................27
4.1.3. Điều kiện địa hình, đất đai.................................................................................................29
4.1.4. Điều kiện tự nhiên huyện Phong Điền...............................................................................31
4.1.4.1. Vị trí địa lý, giới hạn....................................................................................................31
4.1.4.2. Khí hậu thời tiết..........................................................................................................33

4.2. HIỆN TRẠNG CÂY QUÝT HƯƠNG CẦN Ở PHONG CHƯƠNG...................................................34
4.2.1. Nguồn gốc giống quýt Hương Cần.....................................................................................34
4.2.2. Điều kiện sinh thái đối với quýt Hương Cần......................................................................34
4.2.3. Điều kiện trồng trọt câyquýt Hương Cần tại Phong Chương..............................................36
4.2.4. Các kĩ thuật canh tác áp dụng với quýt Hương Cần tại Phong Chương..............................37
4.2.5. Phòng trừ sâu bệnh hại cây quýt Hương Cần....................................................................38
4.2.6. Tình hình sử dụng bón phân cho cây quýt Hương Cần......................................................39
4.2.7. Hiệu quả kinh tế của sản xuất cây quýt Hương Cần ở Phong Chương...............................40
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................................42
5.1. LẾT LUẬN..............................................................................................................................42
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................43
PHẦN PHỤ LỤC VÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH..............................................................................................1
PHẦN KẾT QUẢ XỬ LÍ SỐ LIỆU............................................................................................................3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cây có múi của một số nước trên thế giới năm 2013.........................14
Bảng 2.2. Sản lượng các loài cây có múi chính trên thế giới............................................................15
Bảng 4.1. Các yếu tố thời tiết khí hậu trung bình giai đoạn 2013 - 2015.........................................28
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất ở Thừa Thiên Huế năm 2014 - 2015...........................................30
Bảng 4.3. Nguồn gốc các giống quýt Hương Cần ở Phong Chương.................................................34
Bảng 4.4. Điều kiện sinh thái đối với quýt Hương Cần.....................................................................35
Bảng 4.5. Điều kiện trồng trọt cây quýt Hương Cần tại Phong Chương...........................................36
Bảng 4.6. Các kĩ thuật canh tác áp dụng với quýt Hương Cần tại Phong Chương............................38
Bảng 4.7. Số lần sử dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây quýt Hương Cần........................39
Bảng 4.8. Tình hình sử dụng bón phân cho cây quýt Hương Cần ở Phong Chương.........................39
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của sản xuất cây quýt Hương Cần ở Phong Chương.............................40



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ xã Phong Chương,huyện Phong Điền...................................................................33


PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây quýt là cây ăn quả nhiệt đới đặc sản của Việt Nam, được trồng phổ
biến từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng, trung du đến miền núi. Từ lâu trên đất
nước ta đã hình thành những vùng trồng quýt và nhiều giống quýt nổi tiếng
như quýt vỏ vàng ở Lạng Sơn, quýt đường Hà Tĩnh, ...
Quýt là loài đặc sản quý, có giá trị dinh dưỡng cao. Trái quýt vàng có
hình cầu dẹp ở hai đầu, đỉnh và đáy trái lõm, có từ 6 - 10 múi, mỗi múi có từ
0 - 4 hạt, vỏ có quả màu hồng đặc trưng rất đẹp và không có lớp vỏ trắng xốp.
Mặt ngoài vỏ có lớp sừng chứa nhiều túi tinh dầu. Thực phẩm này là rất thấp
trong chất béo bão hòa, cholesterol và natri nên rất tốt cho tim mạch, nó cũng
cung cấp cho cơ thể một hàm lượng xơ cao và các vitamin như Vitamin A và
Vitamin C. Phần lớn lượng calo của trái quýt đến từ đường, là những chất cần
thiết đối với sức khỏe con người. Ngoài ra quýt còn là nguyên liệu công
nghiệp thực phẩm và được chế biến thành nhiều mặt hàng có giá trị.
Quýt có tính thích nghi rộng với điều kiện sinh thái và khí hậu đất đai.
Quýt có thể trồng được trên đất nghèo dinh dưỡng và có khả năng chống chịu
sâu bệnh tương đối tốt. Nhìn chung, cây quýt dễ trồng, dễ chăm sóc, cho giá trị
thu nhập cao, nhất là đối với các loại giống quýt địa phương có phẩm chất ngon
ngọt. Với những giá trị nhiều mặt nên việc phát triển sản xuất quýt ở nước ta
trong giai đoạn phát triển nông nghiệp hiện nay là một yêu cầu cấp thiết, kể cả
việc đưa cây quýt trở thành cây trồng xuất khẩu trong tương lai gần.
Quýt Hương Cần là cây ăn quả đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế, tồn
tại và phát triển lâu đời, không những là biểu tượng của nền văn hóa ẩm thực

Cố đô Huế mà còn đóng góp một phần kinh tế quan trọng cho nhiều hộ nông
dân trồng quýt trong tỉnh. Diện tích của cây quýt ở Thừa Thiên Huế khá lớn
chủ yếu tập trung ở các vùng phù sa được bồi đắp, đất có thành phần cơ giới
nhẹ ven sông: Sông Hương, Sông Ô lâu, Sông Truồi…
Mặc dù, Quýt Hương Cần rất được người tiêu dùng ở nhiều nơi ưa
chuộng, nhưng hiện nay sản lượng còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu của thị
trường. Tuy nhiên, việc phát triển mở rộng diện tích trồng quýt thành vùng

1


sản xuất lớn theo quy định của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển
hàng năm còn chậm. Mặt khác do các hộ nông dân còn thiếu vốn đầu tư để
mở rộng diện tích, trồng trọt lâu đời, không được đầu tư đúng mức, chịu ảnh
hưởng nặng nề của thiên tai, dịch hại… nên giống đã có hiện tượng thoái hóa,
năng suất và sản phẩm ngày càng giảm.
Để cây quýt Hương Cần mãi là đặc sản của Thừa Thiên Huế và phát
triển thành sản phẩm hàng hóa có giá trị trên thị trường cả nước, cũng như tiến
tới xuất khẩu, cần thiết phải có nghiên cứu tổng quan trên cơ sở phân tích đánh
giá thực trạng sản xuất hiện nay để có hướng mở rộng phát triển trong thời gian
tới. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều
tra hiện trạng phân bố, nguồn gốc và điều kiện sinh thái của cây quýt Hương
Cần tại xã Phong Chương, Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá được hiện trạng sản xuất, những tiềm năng, yếu tố thuận lợi,
cũng như yếu tố hạn chế để đề ra định hướng việc phát triển của cây quýt
Hương Cần ở địa phương.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Làm cơ sở cho việc mở rộng sản xuất quýt Hương Cần ở các vùng có

điều kiện sinh thái tự nhiên tương tự.
- Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật thích hợp cho sản xuất quýt
hàng hóa chất lượng cao trong những điều kiện đất đai, khí hậu cụ thể ở Thừa
Thiên Huế.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiển
Đáp ứng nhu cầu bức xúc của sản xuất, đặc biệt là xác định được vị trí
của cây quýt Hương Cần trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là cây quýt Hương Cần.
- Phạm vi nghiên cứu: Điều tra nguồn gốc, thực trạng sản xuất cây quýt
Hương Cần ở xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY QUÝT
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại
Cây quýt có tên khoa học là: Citrus reticulata Blanco
Họ

:

Ruteaceae

Họ phụ


:

Aurantoideae

Chi

:

Citrus

Chi Phụ

:

Eucitrus

Loài

:

Citrus clememtina

Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng cam quýt đang được trồng hiện nay
điều có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Châu Á.
Tanaka (1979) đã vạch đường ranh giới vùng xuất xứ của giống thuộc chi
Citrus từ phía đông Ấn Độ qua Úc, miền nam Trung Quốc, Nhật Bản...
Theo Trần Thế Tục, nghê trồng cam quýt ở Trung Quốc đã có từ 3000 4000 năm trước; Hàn Ngạn Trực đời Tống trong “Quýt lục” đã có ghi chép về
phân loại các giống ở Trung Quốc. Điều này khẳng định thêm về nguồn gốc
các giống cam chanh và các giống quýt ở Trung Quốc theo đường ranh giới
gấp khúc Tanaka.

Nhiều tác giả cho rằng nguồn gốc quýt là ở miền nam Việt Nam. Thực
tế ở Việt Nam ta từ bắc chí nam địa phương nào cũng có trồng cam sành với
rất nhiều vật liệu giống với các tên địa phương khác nhau mà không nơi nào
trên thế giới có: cam sành Bố Hạ, cam sành Hàm Yên, Yên Bái, cam sen Yên
Bái, cam sen Đinh Cá - Bắc sơn, cam bù Hà Tĩnh. [1]
2.1.2. Đặc điểm thực vật học và hình thái
Cho đến nay chưa có một tài liệu nào xác định cây quýt được trồng ở
Huế từ khi nào. Qua điều tra trong nhiều hộ gia đình sống liên tục nhiều đời
trên một khuôn viên của một dòng tộc thì có thể quýt được trồng ở Huế ít nhất
3


cũng đã gần hai thế kỷ. Là loại quýt thơm ngon, có thể nhân dân trước đây
trồng để phục vụ nhu cầu của vua chúa.
Quýt thuộc nhóm cây thân gỗ cao to, là cây ăn trái có giá trị kinh tế cao
nhất so với các loại cây ăn trái khác ở Thừa Thiên Huế. Cây quýt thường
được nhân giống bằng phương pháp chiết hoặc ghép.
- Chiều cao cây: Qua điều tra chúng tôi nhận thấy cây quýt 4 - 5 tuổi có
chiều cao trung bình 1,5 m; cây từ 6 - 10 tuổi có chiều cao trung bình 3,2m; từ
11 - 15 tuổi cao khoảng 4,5 m; từ 16 - 20 tuổi cao khoảng 5 m và cây trên 20
tuổi cao 5,91 m.
Với điều kiện thời tiết khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế, mưa nhiều gió
to nên tạo cho cây quýt có thân thấp, vừa dễ chăm sóc ( phun thuốc, cắt tỉa,
thu hái ), vừa hình thành khung cành nhanh, khung khỏe thì cành không gãy
khi quả nhiều, chống được bão, chống được gió to.
- Đường kính tán: Quýt ở Thừa Thiên Huế có đường kính tán trung
bình từ 2,29 m đến 2,96 m.
- Đường kính gốc: Đường kính gốc tăng dần từ 5 tuổi đến 20 tuổi với
số liệu tương ứng là: 5,85cm; 10, 48cm; 15,72cm; 21,81cm.
- Tán cây: Đa số có hình bán cầu, cây có gốc độ phân cành lớn, cành

khi còn non gai nhỏ và ngắn, khi lớn gai rụng đi.
- Lá cây quýt: Trần Thượng Tuấn cho rằng lá quýt thuộc lá đơn, không
rụng theo mùa, phiến lá có màu xanh, dạng lá hình mác. Chiều dài lá trưởng
thành khoảng 8,4 cm và chiều rộng lá khoảng 4,2 cm. Cuống lá ngắn với
chiều dài trung bình 3,3 mm, cánh lá hẹp đôi khi không rõ.
- Hoa quýt: Hoa cam quýt thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách
lá, thường là hoa lưỡng tính. Trần Thế Tục nhận thấy mỗi hoa của nhóm cam
quýt biến động từ 3 - 7 cánh hoa, có màu trắng, ngoại trừở loài chanh có màu
tím ở phía ngoài. Hoa đơn thường chỉ có một hoa ở đầu cành. Nhóm hoa
chùm trên cành ở mỗi nách lá có 1 hoa và trên ngọn cành có 1 hoa, thông
thường có từ 3 - 7 hoa trên một cành, một số cành hoa không có lá, một chùm
có 3 - 5 hoa. Randhawa cho rằng phát hoa của nhóm cam quýt thuộc dạng
chùm, hoa đính trên cuống hoa. Hoa lúc trổ có chiều dài từ 1,3 - 1,5 cm, lá đài
9 có 5 lá dạng giống như cái ly lúc chưa chín thành thục, nụ hoa có dạng tròn,
phía đầu của lá đài bao quanh bộ phận hoa bên trong và mở ra khi tràng hoa

4


kéo dài ra. Tràng hoa có 5 cánh hoa màu trắng luân phiên với các lá đài, cánh
hoa dày, gắn xen kẽ với nhau. Nhị đực có khoảng 20 - 40 chỉ nhị màu trắng,
chúng dính nhau một phần, mỗi chỉ nhị mang một bao phấn có 4 ngăn màu
vàng, bao phấn bao quanh gần hoặc ngang với nướm của nhụy cái. Hoa tiết ra
mùi thơm qua đường khí khổng. Nướm nhụy có khả năng nhận hạt phấn trước
một hoặc vài ngày trước khi bao phấn vỡ, trong một số trường hợp nướm
nhụy có thể nhận hạt phấn trước từ 6 - 8 ngày.
Đặc điểm trái: Trái được tăng trưởng và phát triển từ bầu noãn, bao
gồm một số tâm bì, trái cam quýt có trên 8 tâm bì, chúng sắp xếp quanh lõi.
Theo mối quan hệ tiến hoá, tâm bì được xem là lá, được thay đổi theo hướng
đứng dọc, bìa lá uốn cong lại thành trục giữa, do đó sẽ thành lập múi, trong

múi có hột và túi chứa nước hay con tép phát triển. Màu sắc của vỏ trái cam
quýt thay đổi tuỳ theo giống và tùy thuộc vào điều kiện sinh thái. Có loại vỏ
có màu xanh, hơi có vệt vàng như các giống trồng ở vùng nhiệt đới điển hình
là ở miền Nam nước ta. Mặt ngoài vỏ có lớp tế bào sừng và có rất nhiều túi
tinh dầu để bảo vệ. Lớp giữa vỏ ngoài và múi là lớp vỏ trắng xốp, vỏ 10 trái
có thể dễ tách khỏi thịt trái như quýt, nhưng cũng có khi rất khó tách. Theo
Goldschmidt vỏ trái cam quýt bao gồm phần bên ngoài có màu sắc gọi là
ngoại quả bì chứa lớp cutin và một vài tế bào nhu mô dày, phía trong của
ngoại quả bì có chứa nhiều túi tinh dầu. Trong giai đoạn đầu phát triển trái,
ngoại quả bì có màu xanh đậm và chiếm từ 60 - 90% thể tích trái. Khi trái gần
chín diệp lục tố dần dần biến mất và lục lạp chuyển thành sắc lạp giàu thể
carotene và ngoại quả bì trở nên mỏng hơn. [17]
2.1.3. Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
của cây quýt
*Nhiệt độ: Cây quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, vì vậy
chúng ưa khí hậu ấm, nhưng do có phạm vi phân bố rộng, cho nên một số loài
chịu được nhiệt độ thấp. Phần lớn cam quýt sinh trưởng trong phạm vi nhiệt
độ 12 - 39OC. Quýt sinh trưởng thích hợp nhất ở nhiệt độ 25 - 27 OC. Một số
loài có thể chịu được nhiệt độ - 50C trong thời gian ngắn. Quýt Unshiu chỉ bị
hại chết khi nhiệt độ xuống đến -11 0C, cam Oasinhton Navel bị hại khi nhiệt
độ không khí - 90C. Những giống thích ứng với điều kiện nhiệt độ thấp
thường có phẩm vị ngon, hấp dẫn, mã quả đẹp. Ở nhiệt độ 40 0C với thời gian
kéo dài nhiều ngày, cây ngừng sinh trưởng, lá rụng, cành bị khô héo. Tuy vậy,
có những giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí lên đến 50 - 57 oC nhìn
5


chung những vùng có nhiệt độ bình quân hàng năm > 17 0C có thể trồng cam
quýt. Ở Việt Nam trừ một số vùng có sương muối kéo dài, còn các vùng khác
đều có thể phù hợp với cây cam.

* Ánh sáng: Cây quýt thích hợp với ánh sáng có cường độ 10.000 15.000 lux (tương ứng với 16 - 17h trong ngày mùa hè ở nước ta), quýt ưa
ánh sáng tán xạ, không ưa ánh sáng trực xạ. Nhưng không nên trồng dưới các
bóng cây to, bởi vì trong điều kiện này quýt thường bị nhiều loài sâu bệnh gây
hại. Muốn có ánh sáng tán xạ cho chúng cần bố trí mật độ trồng dày hợp lý và
vườn quýt cần bố trí những nơi thoáng và tránh nắng. Đặc biệt ở các vùng
đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc nước ta cần chú ý đến
điều này vì các vùng này sâu bệnh thường gây hại nặng cho cam quýt. Các
giống quýt khác nhau có yêu cầu khác nhau về ánh sáng: Cam cần nhiều ánh
sáng hơn quýt, quýt cần nhiều ánh sáng hơn chanh.
* Nước: Quýt là giống cây ăn quả có đặc tính ưa ẩm và kém chịu hạn.
Phần lớn các loài có nhu cầu nước cao vào thời kỳ nảy mầm, phân hoá mầm
hoa, kết quả và quả phát triển. Cam, quýt ưa ẩm nhưng lại rất sợ úng. Vào
mùa mưa, đất bão hoà nước nên thiếu oxy làm cho bộ rễ hoạt động kém,
nhiều rễ bị chết, thối làm cho lá và quả non rụng nhiều, giảm tỷ lệ đậu quả.
Lượng mưa thích hợp cho vùng trồng cam quýt là 2000 mm/năm. Quýt cần
nhiều lượng nước hơn cam, cần lượng mưa từ 1500 - 2000 mm/năm. Thích
hợp cho cam, quýt là lượng nước tự do trong đất là 1%, độẩm đất ở mức 60%
độẩm bão hoà đồng ruộng. Độẩm không khí thích hợp là 75 - 80%. Thời kỳ
quả đang phát triển, độẩm không khí cao làm cho quả lớn nhanh, phẩm chất
quả tốt, mã quả đẹp. Nhưng vào tháng 8 - 9 độẩm cao thường gây ra hiện
tượng quả nứt, một số quả bị rụng. Nếu đủẩm trong mùa hè và hạn nhẹ từ
tháng 12 đến tháng 2 năm sau hoa quả sẽ phân hoá nhiều. Tháng 3 - 4 khô hạn
làm giảm số lượng quả trên cây. Cam, quýt sinh trưởng tốt khi có độẩm và
lượng nước đạt theo yêu cầu và phân bố đều các tháng trong năm.
2.1.4. Tình hình sâu bệnh hại của cây quýt
* Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton):
+ Sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những dường ngoằn ngoèo. Sự phá
hại của sâu làm cho lá co cúm, quăn queo, hạn chế quang hợp.Ngoài ra, các
vết thương do sâu to nên trên lá, chồi tạo điều kiện cho bệnh loét phát triển.


6


+ Biện pháp phòng trừ: Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho các
đợt ra lộc tập trung, chóng thành thục có thể hạn chế được phá hại của sâu.
Dùng các loại thuốc nội hấp thư cymbush 8cc/bình 8 lít nước, Bi 58 nồng độ
0,1 %, Lannate 20g/bình 8 lít nước.
* Rầy mềm (Toxoptera sp):
+ Thường chích hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và lá non không phát
triển được, co rúm lại, đồng thời phân của chúng thải ra tạo điều kiện cho nấm
bồ hóng cộng sinh và phát triển. Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh
Tristeza trên cây có múi.
+ Phòng trị: Phun thuốc định kỳ các đợt lộc của cây như: Supracide
40EC (10-15 cc/bình 8 lít), Polytrin P 440EC (8-15cc/bình 8 lít).
* Rầy chổng cánh (diaphorina citri Kuwayama):
- Tác hại của rầy chổng cánh:
+ Là côn trùng truyền bệnh vàng lá greening trên cam quýt.
+ Trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non,làm đọt non bị
chết.Tập quán sinh song của rầy chổng cánh.
+Gây hại trên tất cả các cây tronghọ cam quýt như: Cam: cam mật, cam
dây,… Quýt: Quýt đường, quýt tiều...
+ Di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác chủ yếu nhờ gió
+ Bị hấp dẫn bởi màu vàng và vàng nâu.
+ Xuất hiện nhiều vào lúc cây ra đọt non.
- Thiên địch của rầy chổng cánh Rầy chổng cánh có thể bị hại bởi một
so thiên địch ngoài tự nhiên như bọ rùa, ong ký sinh và nấm.
- Phòng trừ rầy chổng cánh
+ Không nên trồng các cây kiểng họ cam quýt như nguỵêt qưới,cằn
thăng,Kim quýt gần vườn cam quýt,nhất là vườn ươm sản xuất cây giống.
+ Nếu có trồng các cây kiểng trên thì phải thường xuyên phun thuốc để

trừ rầy nhất là đối với nguyệt quới.
+ Trồng cây chắn gió boa chung quanh vườn để ngăn chặn rầy từ nơi
khác bay đến, vành đai chắn gió có thể là các loại cây như: dương, bình linh lá.
+ Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt non tập trung, để xịt thuốc trừ rầy.
7


+ Thường xuyên thăm vườn để phát hiện ấu trùng và rầy trưởng thành
để tiêu diệt kịp thời, nhất là những giai đoạn cây ra đọt non hoặc sau những
cơn giông lớn.
+ Nhổ bỏ những cây bị bệnh vàng lá trong vườn đem tiêu hủy đẻ loại
trừ nguồn bệnh lây lan sang những cây khỏe. Trước khi hủy, xịt thuốc để loại
trừ rầy chổng cánh bay sang các cây khác lân cận đó.
+ Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển bằng cách
phun thuốc hợp lý.
- Phun thuốc:
+ Khi cây ra đọt non 1-2 cm.
+ Sau những cơn giông mạnh có thể đưa rầy từ nơi khác đến.
+ Phun tập trung vào các đợt đọt non.
+ Dùng các loại thuốc như: Applaud 10wp 8g/bình 8 lít nước. Applaud
mipc 12g/bình 8 lít nước. Trebon 10EC 8cc/bình 8 lít nước. Bassa 50EC
16cc/bình 8 lít nước.
* Nhện đỏ (Tetranychus sp):
- Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ, màu nâu, vànglợt hoặc trắng
trong tùy loại, thường bu chích hút bên ngoài vỏ trái non khoảng 1-2 tháng
tuổi, ít khi trái bị rụng nhưng thường làm cho vỏ trái sần sùi như cám, nên
thường gọi là trái da cám, làm giảm giá trị thương phẩm.
- Phòng trị: phun các loại thuốc đặc trị nện đỏ như Bi 58,Danitol.
- Bệnh vi khuẩn Tristeza do tác nhân gây hại Virus gây bệnh là
Closterovirus có dạng sợi dài với kích thước 11 x 2.000 µm (BarJoseph và

ctv., 1979). Rầy mềm là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây có múi. Virus
không truyền qua cơ giới nhưng có thể truyền qua chiết ghép.
- Khả năng gây hại: Triệu chứng bệnh xuất hiện khác nhau trên cây có
múi tuỳ theo giống, dòng virus nhiễm, tiêu biểu nhất là gây gân trong, cây bị
lùn, cả thân và nhánh cây bị lõm nặng khi bóc vỏ khỏi thân. Từ đó, làm giảm
năng suất và kích thước trái, cành trở nên giòn và dễ gãy. Trên quýt đường,
khi trái đạt kích thước bằng trái pingpong thì bị vàng từ phần đít lên cuống
trái, trái rụng hàng loạt, gây thất thoát nặng cho nhà vườn.

8


- Phần lớn các cây có múi đều nhiễm Tristeza. Ở ĐBSCL, bệnh Tristeza
nhiễm trên cây chanh Giấy Lộ triệu chứng gân trong, một số cây chanh Tàu Lộ
triệu chứng lõm thân, cây quýt Đường bị vàng nửa dưới của trái sau đó rụng
nhiều, có thể lên đến 50% số trái trên cây.
* Bệnh vàng lá Greening (vi khuẩn gram âm Liberobacter asiaticum).
Điều kiện phát sinh, phát triển Vi khuẩn gây hại sống trong mạch libe
của cây, lan truyền qua mắt ghép hay do rầy chổng cánh. Vi khuẩn gây xáo
trộn sinh lý, làm tắt nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng. Do đó, làm thiệt
hại đến năng suất, phẩm chất trái. Bệnh không có giống kháng. Ngoài cây có
múi, vi khuẩn còn nhân mật số tốt trong cây dừa cạn (Catharanthus roscus),
dây tơ hồng (Cuscuta spp.) Khả năng gây hại Bệnh xuất hiện quanh năm.
Triệu chứng điển hình của bệnh là lá vàng lốm đốm là điển hình nhất của
bệnh (chứa nhiều vi khuẩn) song các triệu chứng đi kèm như vàng lá gân xanh
(thiếu kẽm), vàng lá thiếu Mangan cũng dể dàng tìm thấy. Cần lưu ý gân lá
vẫn xanh, trong khi nếu lá vàng gân vàng thì lại điển hình hơn của bệnh do
nấm Phytopthora.
- Biện pháp quản lý: Loại bỏ cây đã nhiễm bệnh, cây ký chủ của rầy
(cây nguyệt quới, dây tơ hồng) sau khi đã phun thuốc trừ rầy.

+ Trồng cây giống sạch bệnh, cách ly nguồn nhiễm bệnh, trồng thưa và
có cây chắn gió bảo vệ.
+ Sử dụng thuốc có hoạt chất như Pymetrozin…Phun định kỳ bảo vệ
các đợt lá non, nhất là vào mùa Xuân, hay đầu mùa mưa vì rầy luôn chọn các
đọt non để đẻ trứng.
* Bệnh nứt gốc chảy mủ (Phytopthora sp.)
Điều kiện phát sinh, phát triển Bệnh thường gây hại nặng cho những
vườn canh tác lâu năm, thường xuyên bị ngập úng, điều kiện vệ sinh vườn
kém, mật độ trồng dày, ít được bón phân hữu cơ… 3 Khả năng gây hại Ban
đầu, vết bệnh làm cho vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành
những vùng bất dạng. Sau đó khô, nứt dọc và chảy mủ, vỏ cây bong ra, phần
gỗ nằm bên dưới chỗ bị bệnh bị thối nâu, vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung
quanh, lan xuống đến cả bộ rễ, bộ rễ ít rễ tơ, rễ ngắn với phần vỏ bị thối rất dễ
bị tuột ra khỏi rễ (nhất là rễ con). Do không hút được nước và dinh dưỡng để
nuôi cây nên bộ lá bị vàng và rụng dần, không mọc được lá non, các cành
vượt và cả cành lớn bị chết dần, cây bị xơ xác, dần dần cả cây bị chết. Bệnh
9


còn làm cho trái bị thối nhất là những trái ở thấp gần mặt đất.
- Biện pháp quản lý
+ Cần lên liếp cao, đắp mô và có hệ thống tưới tiêu hợp lý ở những
vùng đất dễ bị ngập úng.
+ Trồng với mật độ hợp lý. Bón cân đối N-P-K và tăng cường phân
hữu cơ.
+ Tạo cho vườn luôn thông thoáng khô ráo, hạn chếẩm độ trong đất.
+Với cây ghép, vị trí ghép cần cách mặt đất 3-4 tấc để hạn chế nấm
bệnh xâm nhiễm.
+ Vệ sinh sạch sẽ vùng gốc, không tủ cỏ rác rơm rạ xung quanh, không
tạo vết thương cơ giới cho vùng rễ và vùng thân gần gốc.

+ Khi phát hiện cây chớm bị bệnh có thể dùng thuốc có hoạt chất
Metalaxyl để phun xịt lên cây và tưới gốc.
+ Ở cây mới bị thối vỏở thân, gốc và rễ cái cần cào hết đất quanh gốc
cho thông thoáng. Cạo sạch vết bệnh rồi quét dung dịch thuốc có hoạt chất
Metalaxyl. Sau một thời gian vết bệnh sẽ lành, vỏ cây sẽ tái sinh.
* Bệnh ghẻ nham (Sphaceloma fawcettii)
- Điều kiện phát sinh, phát triển Vết bệnh tạo thành nốt ghẻ trên lá
thường nhô cao ở một mặt của phiến lá. Chúng có màu xám nhạt, nhiều vết
nhỏ thường liên kết lại làm cho lá bị nhăn nheo biến dạng, cây kém phát triển
và cằn cỗi. Khả năng gây hại Bệnh thường tấn công trên các chồi non, bệnh
thường phổ biến trong vườn ươm ở mỗi đợt cây ra chồi non làm ảnh hưởng
đến sự phát triển của cây cũng như giá trị thương phẩm của trái.
- Biện pháp quản lý
+ Tỉa bỏ các bộ phận bị nhiễm bệnh nặng và tiêu hủy.
+ Kiểm soát bệnh bằng chế độ phun thuốc định kỳ mỗi khi cây ra đọt
non bằng các loại thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, hay hỗn hợp
(Mandipropamid + Chlorothalonil)…
* Vàng lá thối rễ (Phytophthora spp., Rhizoctonia solani, Sclerotium
spp., Fusarium spp.)

10


Điều kiện phát sinh, phát triển Bệnh quan trọng và phổ biến ở hầu hết
các vườn ươm, chúng có thể tấn công ở giai đoạn các tử diệp chưa nhô ra khỏi
vỏ hạt và giai đoạn lúc tử diệp bắt đầu xuất hiện nhưng phổ biến nhất là từ lúc
cây có đôi lá đầu tiên đến khi cây có đôi lá thứ 3. Đôi khi cây cũng có thể bị
tấn công ở giai đoạn muộn hơn. Điều kiện ẩm độ cao của đất là yếu tố thích
hợp nhất để cho bệnh phát triển và lây lan. Bệnh này có thể xảy ra trên rất
nhiều loại cây trái khác nhau. Khả năng gây hại Vết bệnh thường xuất hiện ở

phần gốc gần mặt đất. Phần mô bị bệnh hơi lõm vào, có màu nâu, sũng nước
và lây lan rất nhanh. Khi vết bệnh lan rộng, cây con thường bị ngã rạp. Bộ rễ
của cây thường bị thối đen. Bệnh thường xuất hiện từng cụm trên líp ươm,
sau đó lan nhanh sang xung quanh. Đối với những cây bị tấn công muộn cây
bị héo nhưng vẫn đứng chứ không bị ngã rạp như khi bị tấn công sớm.
- Biện pháp quản lý. Phòng bệnh là chủ yếu. Hạt trước khi gieo cần xử
lý bằng nước nóng 52-540C thời gian tùy thuộc từng loại hạt. Những hạt có vỏ
cứng, dày thời gian xử lý phải dài hơn. Hoặc xử lý bằng các thuốc có hoạt
chất Metalaxyl, Thiophanate - Ethyl… cho hạt trước khi bảo quản và gieo
trồng. Đất gieo trong vườn ươm cũng cần được xử lý trước khi gieo bằng
Formalin xông hơi với vải bạt đậy bên ngoài trong 3 ngày hoặc dùng thuốc có
hoạt chất Metalaxyl để xử lý đất. Sau đó phun thuốc lên cây con ở giai đoạn
sau khi nảy mầm cho đến khi cây cao 15-20cm. Duy trì độ ẩm thích hợp cho
vườn. Đất tơi xốp không bị úng nước; Đảm bảo mật độ gieo trồng vừa phải;
Nước tưới phải sạch; Dụng cụ chăm sóc phải được khử trùng với nước Javel;
Nhà lưới phải có 2 cửa và bồn khử trùng giày dép bên ngoài.
* Bệnh loét vi khuẩn (Xanthomonas campestris)
Điều kiện phát sinh, phát triển Ban đầu vết bệnh là những đốm chấm
nhỏ màu vàng trong, sau đó đậm dần rồi hoá nâu, gồ ghề trên bề mặt. Xung
quanh vết bệnh có 1 quầng vàng rõ rệt, các vết bệnh có thể rời rạc hoặc kết
dính lại tạo thành một mảng lớn trên bề mặt lá. Kích thước của vết bệnh thay
đổi tùy theo mức độ mẫn cảm của giống. Bệnh phát triển mạnh trong mùa
mưa, ẩm độ cao. Tốc độ lây lan khá nhanh qua nước mưa, nước tưới. Khả
năng gây hại Đây là một loại bệnh cũng khá phổ biến và nghiêm trọng cho
cây có múi ở mọi giai đoạn. Bệnh thường xuất hiện trên lá làm rụng lá. Đôi
khi bệnh xuất hiện trên thân non làm khô cành và chết ngọn.

11



- Biện pháp quản lý
+ Cắt bỏ và tiêu huỷ các bộ phận bị bệnh.
+ Ngăn chặn nguồn xâm nhiễm qua vật liệu vô bầu, công nhân, dụng
cụ, nguồn nước.
+ Phân lô các giống riêng biệt theo khả năng kháng bệnh của từng
giống (nếu có thể).
+ Xử lý đất và vật liệu trồng trước khi gieo.
+ Đối với hạt, mắt ghép có thể xử lý bằng dung dịch 350 ml nước
Javel/3 lít nước sạch trong 20 phút hoặc xử lý bằng nước nóng ở 52oC trong
20 phút. Phun định kỳ bằng các loại thuốc gốc đồng khi cây ra đọt non. Điều
kiện phát sinh, phát triển Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện thời
tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, khi cây ra đọt và lá non nhiều. Trường hợp cây ra
hoa vào mùa khô, lúc này tuy lượng mưa ít nhưng ban đầu vẫn có những đợt
sương ẩm nhiều cũng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển nhiều lên và
gây hại nặng thêm.
- Khả năng gây hại
+ Bệnh tạo thành các đốm bệnh có màu nâu cam trên cánh hoa, làm
rụng hoa để lại cuống, đài hoa.
+ Trên trái bưởi vết bệnh là những đốm nhỏ, tròn, vàng nhạt, sau lớn
dần có màu nâu đậm, vết bệnh hơi lõm vào, vết bệnh có thể bị nứt ra, trên vết
bệnh có những vòng đồng tâm là những bào tử nấm màu đen.
Bệnh thán thư trên chanh làm ảnh hưởng đến hoa, lá non và trái, vết
bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu vàng nâu, sau lớn dần, xung quanh viền
nâu đậm, giữa vết bệnh màu nâu đậm vết bệnh biến động từ nhỏ đến lớn, trên
vết bệnh có nhiều bào tử nâu đen tạo thành những vòng đồng tâm, lá và trái
thường bị rụng, trơ và khô đầu cành.
-

- Biện pháp quản lý
+ Cắt tỉa, loại bỏ cành nhiễm bệnh, tạo thông thoáng.

+ Phun thuốc vào giai đoạn hoa, phun ngừa vào giai đoạn chuẩn bị ra
hoa và trước khi mùa mưa đến bằng các loại thuốc có hoạt chất như
Azoxystrobin, Metalaxyl hay các hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)
… [15] [16]
12


2.1.5. Các giống quýt (Citrus reticulate blanco)
* Cam đường canh
Cam đường Canh là một giống quýt, nhưng nhân dân ta vẫn quen gọi là
cam. Theo điều tra nghiên cứu của chúng tôi ở khắp các địa phương trong
nước đều có trồng giống này, có nơi gọi là cam giáy vì nó có vỏ mỏng và dai.
Tên giống được gọi theo tên địa phương có trồng và chọn lọc. Các dạng hình
trong cam đường gồm quýt đường Hã Tĩnh, quýt Vân Nam, quýt đường
Quảng Đông... trước đây ở Hà Nội người ta trồng nhiều ở làng Canh Diễn,
ngày nay được phổ biến khắp các huyện ngoại thành, ở Canh Diễn chỉ còn
một vài gia đình trồng quýt này: cây sinh trưởng khỏe, ít gai hoặc không có
gai, cây phân cành mạnh cành nhỏ có dạng hình lá to hoặc lá nhỏ nhưng hình
thái giống nhau: mép lá gơn sóng dài, đuôi lá nhọn và dài, gần như không có
eo lá, quả hình cầu dẹt, vỏ mỏng nhẳn, ít túi dầu tinh, túi nhỏ, khi chín có màu
đỏ gấc giống chín sớm có màu vàng, đa số chín vào trước Tết Nguyên Đán.
* Quýt Tích Giang
Là một giống quýt sinh trưởng khỏe, năng suất cao. Giống trồng nhiều
ở Hải Hưng (quýt tiến), Sơn La, vùng Phúc Thọ - Hà Tây mấy năm gần đây
trồng nhiều nhất ở xã Tích Giang nên gọi là quýt Tích Giang. Đây cũng là
một trong những giống quýt được phổ biến nhiều ở Quảng Đông (Trung
Quốc). Cây phân cành thấp, cành nhiều, mọc khỏe và thẳng, dài, đốt ngắn
không có gai, lá quýt Tích Giang dày, thuôn dài, eo lá nhỏ, mép lá có răng cư
nông, bước răng dài, đuôi lá chẻ lõm.
* Quýt vỏ vàng Lạng Sơn

Phần lớn các cây có gai và gai dài, cây mọc thẳng và cao, phân cành
nhiều và nhỏ, lá giống lá quýt Tích Giang nhưng nhỏ và dài hơn, túi tinh dầu
nhiều, mùi thơm đặc biệt mạnh, khác hẳn hai giống quýt ở trên. Vỏ quýt
mỏng giòn, rất nhiều túi tinh dầu: thịt quả mọng nước, vách múi mỏng, ít hạt,
hương vị thơm ngon, hấp dẫn, ngọt đậm hơi có vị chua. Giống có tính chống
chịu tốt với điều kiện đất đai, khí hậu ở vùng Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Giang,
Tuyên Quang, Cao Bằng.
* Cam Sành (citrus nobilis Lour)
Cam sành là một giống lai giưa cam và quýt, có nguồn gốc ở miền nam
Việt Nam. Người ta đã đặt tên cho cam sành là quýt kinh để nói lên phẩm chất

13


của giống này là rất ngon. Ở Việt Nam cam sành được trồng ở tất cả các vùng
trồng cam quýt có tiếng trong nước. Sản lượng cam sành ở miền nam nhiều
hơn. Ở miền Bắc cam sành thương mang tên các địa phương trồng nhiều, đáng
chú ý là các vùng cam sành Hàm Yên, Bắc Giang, Cam sành sinh trưởng khỏe,
phân cành hướng ngọn, cành mập và thưa, có thể có gai hoặc không có gai: lá
to, dày màu xanh đậm phản quang, eo lá to, răng cưa trên mép lá thưa và nông,
phiến lá hay cong lại, túi tinh dầu nổi... Tính chống chịu của cam sành với điều
kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại ở mức trung bình. [6] [8] [9] [13]
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU QUÝT TRONG NƯỚC
VÀ THẾ GIỚI
2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây quýt trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình sản xuất
Nhìn chung, trên thế giới quýt được trồng ít hơn các loài cây ăn quả
khác. Các nước sản xuất cây có múi ở các nước trên thế giới Nhật Bản (16430
tấn), Úc (1224 tấn), Ấn Độ (855000 tấn), Iran (77313 tấn), Israel (7171 tấn),
Ý (41993), Bờ Biển Ngà (144375 tấn), Kazakhstan (140000 tấn), Jordan (0

tấn), Kyrgyzstan (240000 tấn)…
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cây có múi của một số nước trên thế giới
năm 2013
Quốc gia
Úc
Ấn Độ
Iran
Israel
Ý
Bờ Biển Ngà
Kazakhstan
Nhật Bản
Jordan
Kyrgyzstan

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn)

11300
68000
6265
1000
1851
3200
50
5481
0
5


1224
855000
77313
7171
41993
144375
140000
164300
0
240000

Sản lượng
(Hg/ha)
108319
125735
123405
71710
226867
46200
700
90053
3
120

(Nguồn: Faostat)

14


Bảng 2.2. Sản lượng các loài cây có múi chính trên thế giới

Các loại quả

79-81

1990

1991

1992

1993

1994

Cam

38697

46200

54935

57469

57758

58735

Quýt


7870

8400

9096

9714

9591

10024

Chanh

5309

6300

7435

7807

7629

7636

Bưởi

4408


4000

4713

4400

5081

4858

Tổng Cộng

560284

64900

76179

79390

80058

81253

Nguồn: Lê Văn Tịnh, Lê Mỹ Xuyên 1995 (nghìn tấn)
Theo Trần Thượng Tuấn (1994) cho thấy trên thế giới có 49 nước trên
thế giới sản xuất cam quýt, có diện tích trồng khoảng 2,8 triệu ha. Trong năm
1987-1988 sản lượng cam quýt trên thế giới đạt khoảng 61 triệu tấn trong đó
có cam 42,2 triệu tấn, quýt 8,4 triệu tân, chanh 5,5 triệu tấn, bưởi 4,5 triệu tấn,
các loài khác là 0,4 triệu tấn. Như vậy sản lượng quýt chiếm 13,77% sản

lượng cây có múi.
Tại Trung Quốc quýt được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Tây, Vân
Nam, Quảng Đông, Tứ xuyên, Hồ Nam, Triết Giang… Ở Thái Lan quýt được
trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần miền Bắc và miền Đông. Năm
1987 diện tích quýt của Thái Lan là 15.000 ha đạt sản lượng 76.275 tấn với
giá trị 2,8 triệu USD.
Philippin là nước sản xuất nhiều cây ăn quả có múi quýt chiếm 41% và
cam chiếm 11%.Theo Trần Thế Tục năm 1987 Philippin có 4.400 ha quýt sản
lượng 34.735 tấn, với giá trị gần 80 triệu Pê xô.
Ở Nam Mỹ có Achentina là nước trồng nhiều quýt hơn các vùng. Sản
xuất chủ yếu để chế biền. Năm 1960 sản lượng là 4.800 tấn và đến năm 1970
sản lượng đã lên đến 13.000 tấn. Ở Uruguay người sản xuất và người tiêu
dùng ngày càng để ý đến quýt dù đôi khi bị các bệnh thôi rễ nhưng năng suất
vẫn đạt 45 tấn/ha. Khi cây ở độ tuổi 10-15 năm năng suất tăng lên đến 60
tấn/ha. Theo Trần Thế Tục hội nghị tháng 12 năm 1994 về nhóm cây ăn quả ít
phổ biến của 13 nước trong khu vực Đông Nam Á đã thảo luận và đi đến nhất
trí xếp cây quýt vào đối tượng được nghiên cứu hàng đầu trong hàng chục cây
ăn quả ít phổ biến trong khu vực như sầu riêng, măng cụt, mít, táo gai, ổi, me,
15


khê… chắc chắn trong tương lai quýt sẽ được tăng lên về sản lượng và diện
tích trên khu vực Đông Nam Á.
2.2.1.2. Tình hình nghiên cứu
Đi đôi với sản xuất, cây bưởi được các nhà nghiên cứu quan tâm đầy đủ
về các lĩnh vực như giống, gốc ghép, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, chế biến
bảo quản.
* Những nghiên cứu về giống:
Sanunt đã báo cáo tóm tắt về xu hướng phát triển của cây ăn quả có
múi trên thế giới là sử dụng nhiều phương pháp để phát triển các giống mới.

Một số giống chủ yếu đã được mô tả, tác giả đã đề cập đến các giống quýt có
triển vọng phát triển tốt như Thái Lan 3 giống, Trung Quốc 3 giống và
Indonesia 5 giống. Ngoài ra có khoảng 6 giống quýt là những giống có nguồn
gốc từ cây lai cũng được mô tả.
Cây có múi ở Thái Lan rất phong phú. Theo Ratanadros Thái Lan có
328 giống cây trong loài cây có múi đã được thu nhập từ 32 tỉnh trong thời
gian từ năm 1981-1983. Hầu hết các giống đang được bảo tồn trong ngân
hàng quxy gen trường Đại học campus. Một số giống được bảo vệ trong nhà
lưới tại khoa bảo vệ thực vật trường Đại học Chulalong Korn. Tất cả các
giống có nguồn gốc từ Thái Lan và một số nước Đông Nam Á.
Cải tiến giống gốc ghép bằng cách lai tạo cũng đã được dùng ở cây có
múi. Quýt lai với một số loài khác trong Citrus tạo ra những gốc ghép theo ý
muốn của con người. Chẳng hạn ởẤn Độ người ta dùng quýt lai là gốc ghép
sinh trưởng khỏe nhất và sau đó quýt lai với P.trifoliata.
* Nghiên cứu về sâu bệnh, khả năng chống chịu và
các công dụng khác
Bệnh chảy gôm ở cây ăn quả có múi do nấm Phytophthora citropthora
và Macraphoma mantega ziana được nghiên cứu từ năm 1965 - 1984 tại các
vùng khác nhau ở Grudia thuộc Liên Xô cũ.
Sự phá hoại của nấm phytophthora citrophthora và P.parasitica đối với
rẽ cây có múi được tác giả thí nghiệm ở các nhiệt độ khác nhau và nhận xét:
nấm Phytophthora tràn vào phá hoại ở nhiệt độ 9-20 độ C, nấm Phytophthora
parasitica phá hoại ở nhiệt độ 12 - 330C.

16


×