Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu luận môn luật cạnh tranh đề tài các hành vi nhằm ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh và thực tiễn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.4 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
----o0o----

BÀI LUẬN MÔN LUẬT CẠNH TRANH

Đề tài:
Các hành vi nhằm ngăn cản sự tham gia thị trường của các
đối thủ cạnh tranh và thực tiễn tại Việt Nam

Nhóm sinh viên thực hiện:
1.
2.
3.
4.

Phạm Thị Khánh Dương
Đỗ Thị Kim Phượng
Phạm Thu Hiền
Mai Thanh An

Giảng viên: Ts. Trần Thăng Long

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2015
1


Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh chính là động lực phát triển của các thành phần, các chủ
thể kinh tế cùng tham gia kinh doanh. Động lực cạnh tranh kích thích các doanh nghiệp cải tiến
thiết bị, công nghệ, phương thức quản lý để ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nâng


cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và của doanh nghiệp của mình.
Tuy nhiên, nếu cạnh tranh theo hướng tiêu cực, đặc biệt nếu doanh nghiệp cạnh tranh bằng việc
lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền để hạn chế sản lượng, tăng giá bán thì sẽ gây thiệt hại cho
người tiêu dùng, làm cản trở cạnh tranh lành mạnh, giảm động lực phát triển của nền kinh tế và
hạn chế tự do kinh doanh. Một trong số những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc
quyền đó là ngăn cản sự tham gia thị trường của đối thủ cạnh tranh mới. Sự ra đời của Luật
Cạnh tranh đã góp phần tạo lập một mơi trường pháp lý lành mạnh và bảo vệ lợi ích chính đáng
của doanh nghiệp. Nhưng để bảo vệ quyền tự do chính đáng của các doanh nghiệp, chống lại các
hành vi hạn chế cạnh tranh, cũng như tạo lập và duy trì một mơi trường kinh doanh bình đẳng
thì việc nghiên cứu Luật Cạnh Tranh là vô cùng cần thiết. Bài viết tìm hiểu cơ sở lý thuyết của
hành vi hạn chế cạnh tranh mà cụ thể là việc ngăn cản sự gia nhập thị trường của các đối thủ
cạnh tranh của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường và doanh nghiệp có vị trí độc
quyền cũng như là thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh ở Việt Nam để có thể có cái nhìn tổng qt
về pháp luật cạnh tranh và việc áp dụng trong đời sống hiện đại.

2


Mục lục
Lời mở đầu………………………………………………………………………………..............2
I. Cơ sở lý thuyết hành vi nhằm ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ………………4
cạnh tranh
1. Khái niệm……………………………………………………………………………………...4
2. Hình thức thực hiện …………………………………………………………………………...4
3. Đối tượng của hành vi…………………………………………………………………………4
4. Mục đích……………………………………………………………………………………….4
5. Phương pháp xác định hành vi ngăn cản việc gia nhập thị trường của đối thủ ……………….4
cạnh tranh mới
6. Hậu quả pháp lý của hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những ………………...10
đối thủ cạnh tranh mới.

II. Thực tiễn hành vi nhằm ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ…………………...11
cạnh tranh tại Việt nam
1. Tình hình thực tiễn tại Việt Nam……………………………………………………..............11
2. Một số bình luận từ thực tiễn các vụ việc về hành vi nhằm ngăn cản ……………………….12
sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh
3. Kết luận……………………………………………………………………………………….17
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………..............18

3


I. Cơ sở lý thuyết hành vi nhằm ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh
tranh
1. Khái niệm:
Hành vi Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới là một trong các
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo khoản 6
Điều 13 và khoản 1 Điều 14 Luật cạnh tranh 2004.
Ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới là hành vi tạo ra những rào
cản về giá hoặc về nguồn tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu… trên thị trường liên quan.
2. Hình thức thực hiện: Theo điều 31 Nghị định 116/2005
Ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới là hành vi tạo ra những rào
cản sau đây:
1. Yêu cầu khách hàng của mình khơng giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới.
2. Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân phối
những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới.
3. Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường nhưng
không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP.
3. Đối tượng của hành vi:
Đối tượng hướng đến của hành vi là những đối thủ cạnh tranh mới (DN tiềm năng).
4. Mục đích:

Hành vi được thực hiện nhằm mục đích ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tiềm năng gia nhập thị
trường. Việc ngăn cản được thực hiện bằng thủ đoạn tạo ra các rào cản cho sự gia nhập thị
trường của đối thủ.
5. Phương pháp xác định hành vi ngăn cản việc gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh
mới:
Việc xác định hành vi ngăn cản cần phải làm rõ một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, cần xác định rõ đối thủ cạnh tranh mới. Đối thủ cạnh tranh mới là doanh
nghiệp đang tìm cách tham gia thị trường (có thể gọi là doanh nghiệp mới). Cần phân biệt thuật
ngữ doanh nghiệp mới và doanh nghiệp mới thành lập. Thuật ngữ doanh nghiệp mới trong Luật
Cạnh tranh mơ tả những doanh nghiệp đang tìm cách tham gia vào một thị trường cụ thể, bao
gồm:
4


- Các doanh nghiệp tiềm năng, tức là chưa được thành lập theo pháp luật về doanh
nghiệp;
- Đã được thành lập và hoạt động ở một thị trường khác, đang có ý định tham gia thị
trường tồn tại rào cản gia nhập.
Thuật ngữ doanh nghiệp mới thành lập được sử dụng rộng rãi trong pháp luật về doanh nghiệp,
đặc biệt là trong pháp luật về thủ tục pháp lý đăng ký kinh doanh, để diễn tả những doanh
nghiệp vừa hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh cần thiết để được công quyền thừa nhận sự
tồn tại và hoạt động hợp pháp. Như vậy, việc làm rõ doanh nghiệp mới trong Luật Cạnh tranh
không phải là việc doanh nghiệp đó đã được thành lập hay chưa, mà phải làm rõ nhu cầu đầu tư
mới trên thị trường liên quan.
Thứ hai, xác định các rào cản cho sự gia nhập. Theo Black’s Law Dictionary, rào cản gia
nhập thị trường là những nhân tố kinh tế gây khó khăn cho các nhà kinh doanh trong việc tham
gia vào thị trường và trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường đó.
Trong kinh tế học, người ta chia rào cản ra làm hai loại:
- Rào cản cơ cấu là những nhân tố ngăn chặn sự nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm
năng. Những nhân tố này không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các doanh nghiệp trên thị

trường đó, bao gồm: những điều kiện vốn có của thị trường, địi hỏi những người muốn tham gia
kinh doanh phải đáp ứng, ví dụ: điều kiện về tính kinh tế nhờ quy mơ, lợi thế tuyệt đối về chi phí
v.v.; hoặc là những quy định của pháp luật để chọn lọc người tham gia thương trường, như: các
quy định về điều kiện kinh doanh, quy định về bảo hộ trong những ngành thiết yếu của kinh tế
quốc dân…. Nếu sự phát triển cạnh tranh trên thị trường là cần thiết thì cơng cụ cần được áp
dụng để khắc chế khả năng hạn chế cạnh tranh của những nhân tố trên sẽ là các chính sách kinh
tế mà không thể sử dụng pháp luật cạnh tranh. Trong trường hợp này, các rào cản không do
hành vi của các nhà kinh doanh gây ra nên không thể sử dụng pháp luật cạnh tranh để giải quyết.
Các chính sách được sử dụng có thể là chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách hỗ trợ tài
chính, kỹ thuật, xóa bỏ các rào cản pháp lý, cải cách thủ tục đầu tư, cấp phép....
- Rào cản chiến lược là hành vi trong chiến lược của các doanh nghiệp đang hoạt động
trên thị trường nhằm ngăn cản sự gia nhập của các doanh nghiệp tiềm năng, ví dụ như chiến
lược định giá để ngăn chặn đối thủ; chiến lược thiết lập các rào cản theo chiều dọc…. Trong
trường hợp này, do các rào cản do hành vi của các doanh nghiệp gây ra nên có thể sử dụng pháp
5


luật cạnh tranh để giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng các chế định khác nhau để
xử lý tùy từng vụ việc cụ thể. Nếu các rào cản do một thỏa thuận của nhiều doanh nghiệp gây ra
thì sử dụng chế định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh để giải quyết. Nếu rào cản do doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thực hiện thì áp dụng các quy định về hành vi lạm
dụng để xử lý.
Theo Điều 31 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, các rào cản cho việc gia nhập thị trường có thể
được hình thành bằng việc các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp độc quyền thực
hiện một trong các hành vi sau đây:
- Các doanh nghiệp thực hiện chiến lược tẩy chay bằng cách yêu cầu khách hàng của
mình khơng giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới.Hành vi này được pháp luật của một số nước
gọi là hành vi thâu tóm khách hàng bởi nếu khơng có hành vi này, khách hàng có thể sẽ trở
thành khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Bằng việc yêu cầu khách hàng của mình khơng giao
dịch với đối thủ cạnh tranh mới, các doanh nghiệp đã tạo ra những khó khăn trong việc tiêu thụ

sản phẩm hoặc làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh của đối thủ. Nếu khách hàng là người tiêu
thụ hoặc phân phối sản phẩm, thì hành vi này đã làm cho đối thủ gặp khó khăn trong việc tìm
kiếm nguồn đầu ra. Ngược lại, nếu khách hàng là người cung cấp nguyên liệu đầu vào, hành vi
này đã ngăn cản đối thủ mới tiếp cận các nguồn nguyên liệu quan trọng trên thị trường. Trong
mọi trường hợp, đối thủ cạnh tranh buộc phải tổ chức kế hoạch tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới
hoặc nguồn tiêu thụ mới. Việc thâu tóm các nguồn cung cấp nguyên liệu, nguồn tiêu thụ đã làm
tăng chí phí của đối thủ, có thể làm cho đối thủ bị suy giảm sức cạnh tranh.
- Các doanh nghiệp thực hiện chiến lược thiết lập rào cản chiều dọc bằng cách đe dọa
hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hành bán lẻ không chấp nhận phân phối những mặt
hàng của đối thủ cạnh tranh mới. Với chiến lược này, doanh nghiệp có quyền lực thị trường đã
hạn chế khả năng phân phối sản phẩm của đối thủ mới bằng cách khống chế ý chí của những
nhà phân phối hoặc các cửa hàng bán lẻ, ép buộc họ không được phân phối sản phẩm của đối
thủ. Lúc này, để có thể tiêu thụ được sản phẩm, đối thủ mới buộc phải có chiến lược xây dựng
và phát triển mạng lưới phân phối hồn tồn mới (khơng phải là những nhà phân phối hoặc cửa
hàng bán lẻ hiện đang tồn tại trên thị trường). Kế hoạch này sẽ là mạo hiểm bởi sẽ làm tăng chi
phí và tăng độ rủi ro khi tiêu thụ sản phẩm do người sản xuất và nhà phân phối đều là lính mới
trên thị trường. Một vấn đề cần lưu ý khi điều tra về hành vi này là phải chứng minh được doanh
6


nghiệp vi phạm đã dùng thủ đoạn đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ
không chấp nhận phân phối sản phẩm của đối thủ cạnh tranh mới. Do đó, sự khác nhau giữa
chiến lược tẩy chay và hành vi này không chỉ là đối tượng được yêu cầu không giao dịch với đối
thủ mới mà còn là cách thức thực hiện hành vi. Hành vi tẩy chay yêu cầu các khách hàng (bao
gồm người tiêu thụ và người cung cấp nguyên liệu) không giao dịch với đối thủ cạnh tranh,
trong khi hành vi này chủ yếu tác động đến các nhà phân phối, các nhà bán lẻ đang hoạt động
trên thị trường. Cách thức mà chiến lược tẩy chay sử dụng là yêu cầu khách hàng không giao
dịch với đối thủ cạnh tranh mà không là đe dọa hoặc cưỡng ép họ. Yêu cầu có thể được thực
hiện bằng các cách thức như dành cho khách hàng các khoản đầu tư, chiết khấu, giảm giá....
- Các doanh nghiệp thực hiện chiến lược ngăn cản qua giá bằng cách bán hàng hoá với

mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập thị trường nhưng khơng thuộc trường hợp
bán hàng hố dưới giá thành toàn bộ để loại bỏ đối thủ. Với lập luận tương tự như trường hợp
của hành vi định giá dưới giá thành toàn bộ, chiến lược ngăn cản qua giá được thực hiện để làm
cho các nhà kinh doanh có ý định gia nhập phải cân nhắc khả năng có được lợi nhuận hay khơng
với mức giá hiện tại (đã được hạ thấp). Đối với trường hợp này, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP
chưa đưa ra được căn cứ để xác định mức giá ngăn cản, các quy định mới chỉ dừng lại ở việc mô
tả chung là “không thuộc trường hợp bán hàng hố dưới giá thành tồn bộ để loại bỏ đối thủ....
Vì thế vấn đề tiếp theo mà pháp luật phải làm rõ là xác định ranh giới về giá của hai trường hợp
định giá dưới giá thành toàn bộ và định giá ngăn cản.
Thứ ba, mặc dù một trong những căn cứ để xác định sự vi phạm là đã ngăn cản sự gia
nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới, nhưng cơ quan có thẩm quyền chỉ cần xác định
được rằng doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, có vị trí độc quyền đã thực hiện một trong ba chiến
lược ngăn cản kể trên, không cần phải xác định chiến lược ngăn cản đã hoàn thành hay chưa.
Việc ngăn cản mà Luật Cạnh tranh nói đến tồn tại ở dạng tiềm năng của hành vi, tức là nếu các
hành vi kể trên đã mang trong mình khả năng ngăn cản sự nhập cuộc của doanh nghiệp mới, là
đủ để kết luận về sự vi phạm.
Đối với các doanh nghiệp có vị trí độc quyền nhằm củng cố vị trí độc quyền trên thị
trường họ phải tìm mọi cách để giữ vững vị trí này, đây không phải là phương hướng kinh
doanh sản xuất, mà đây là hành vi mang tính chiến lược để nhằm củng cố địa vị độc quyền của
doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp không phải cạnh tranh với bất cứ ai trên thị trường.
7


Thơng thường các doanh nghiệp có vị trí độc quyền ngăn cản việc tham gia bằng cách
đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để được gia nhập thị trường hoặc hạ giá thành các sản phẩm, các
hành vi phân biệt đối xử thiết lập cạnh tranh không lành mạnh và thiết lập sự phân biệt đối xử về
giá tức là một mặt hàng có cơng dụng như nhau nhưng được bán với giá thấp hơn hoặc khác
nhau cho người tiêu dùng. Việc phân biệt giá còn được thể hiện ở việc các doanh nghiệp độc
quyền sử dụng hàng loạt các biện pháp khuyến mãi về giá đối với những nhóm người mua cụ
thể hoạt động trên địa bàn cụ thể nhằm đánh bật đối thủ hoặc cản trở đối thủ khi gia nhập thị

trường để tạo vị thế độc quyền.
Ví dụ: theo thơng tin từ Ơng Đỗ Mai, Phó Giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc chia sẽ
trên báo KH&ĐS vào ngày 2/7/2011 thì: “Năm vừa rồi, bên điện lực tuyên bố sẽ không nhận
lưới điện do chúng tôi đầu tư bằng nguồn vốn của ngân hàng thế giới. Rõ ràng, hiện nay họ đang
ép bằng chính sách để các doanh nghiệp không tồn tại được nữa và phải bàn giao.”
Tuy độc quyền của ngành điện được xếp vào độc quyền tự nhiên, tức là rất khó thiết lập
một cơ chế cạnh tranh khi mạng lưới thống nhất, do một ngành quản lý. Nhưng theo chủ trương
của Luật điện lực theo khoản 1 điều 17 quy định “Bảo đảm công khai, bình đẳng, cạnh tranh
lành mạnh, khơng phân biệt đối xử giữa các đối tượng tham gia thị trường điện lực.”
Như vậy ta có thể thấy hành vi của EVN đã có những hành vi vi phạm pháp luật cạnh
tranh quy định tại khoản 6 điều 13 Luật cạnh tranh: Ngăn cản việc tham gia thị trường của
những đối thủ cạnh tranh mới. Hành vi mà EVN đưa ra đối với các bên muốn tham gia vào thị
trường điện đưa ra ở đây là không nhận lưới điện. Một khi một bên tham gia khơng được hồ
vào lưới điện quốc gia thì cũng đồng nghĩa với việc khơng được đối xử một cách bình đẳng, bên
đó sẽ khơng thể tham gia vào thị trường.
Hiện nay, Khoản 6, Điều 8 và Điều 13 Luật Cạnh Tranh số 27/2004/QH11 ban hành ngày
03 tháng 12 năm 2004 chỉ đưa ra qui định cấm hành vi thỏa thuận nhằm ngăn cản không cho
doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh một cách chung chung “Thoả
thuận ngăn cản, kìm hãm, khơng cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển
kinh doanh” . Trong Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 không liệt kê và định nghĩa cụ thể các
hành vi được xem là hành vi nhằm ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh.
Nhưng Điều 31 Nghị định 116/2005/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Cạnh tranh đã đưa ra cách giải thích “Ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh
tranh mới là hành vi tạo ra những rào cản sau đây:
8


1. u cầu khách hàng của mình khơng giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới.
2. Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân phối
những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới.”

3. Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường nhưng
không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
Xét từ những qui định này, một doanh nghiệp đơn lẻ có thể khó thực hiện hiệu quả việc ngăn
cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, ta khơng loại trừ khả năng
các doanh nghiệp đã tạo ra các liên minh để thực hiện các hành động hoặc một chuỗi các hoạt
động liên quan nhiều giai đoạn từ mua bán nguyên vật liệu đến khâu phân phối ra thị trường.
Thỏa thuận, tạo ra các liên minh để hạn chế cạnh tranh
Thỏa thuận để ngăn cản không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh
doanh là việc thống nhất thực hiện những hành vi nhằm tạo nên các rào cản gây khó khăn cho
hoạt động gia nhập thị trường hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, làm giảm tính
cạnh tranh của thị trường.
Nói cách khác sự thống nhất hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức
ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa những đối thủ cạnh
tranh. Thế nhưng luật cạnh tranh không đưa ra khái niệm mà sử dụng phương pháp liệt kê các
thỏa thuận bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc không đưa ra khái niệm mà chỉ liệt kê
các thỏa thuận cụ thể đã không gây nên những tranh luận cần thiết về hình thức và bản chất pháp
lý của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Theo đó, chỉ những điều được liệt kê tại Điều 8 Luật cạnh
tranh mới bị xem là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Trên thực tế, thỏa thuận giữa các doanh nghiệp diễn ra ở nhiều giai đoạn khác nhau của q
trình sản xuất, phân phối. Do đó, có nhiều dạng biểu hiện khác nhau của thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh, không thể dự liệu một cách tuyệt đối và luôn có những biến hóa mới theo sự sáng
tạo của người kinh doanh. Các thỏa thuận ấy có thê hướng tới sự thống nhất về giá cả, dịch vụ,
phân chia thị trường nhằm ngăn cản hoặc tiêu diệt sự tham gia thị trường của những tên tuổi mới
trong ngành.
Ta có thể phân tích những hành vi theo các khía cạnh sau
Về chủ thể
Ta phải chứng minh được:
-

Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cùng trên thị trường liên quan;

9


-

Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau, khơng phải là chung 1 tập đồn hoặc
là cơng ty mẹ, con.

Hình thức thỏa thuận
Các doanh nghiệp có thể thống nhất cùng hành động một cách công khai hoặc không công khai.
Để xác định các hành động của các doanh nghiệp là có thỏa thuận, cơ quan có thẩm quyền phải
có đủ bằng chứng kết luận rằng giữa họ tồn tại một bản ghi nhớ, hợp đồng, các cuộc gặp mặt có
cho thấy một thoả thuận cơng khai hoặc ngầm đồng ý về giá, về hạn chế phạm vi, phân chia thị
trường. Khi chưa có sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thì chưa
được xem là có sự tồn tại của sự thỏa thuận.
Trong thực tế, các doanh nghiệp thường thỏa thuận ngầm và việc tìm ra các bằng chứng liên
quan rất khó khăn, phức tạp, nên các cơ quan quản lý cạnh tranh thường dựa vào hai điều kiện
sau để xác định về sự thỏa thuận của các doanh nghiệp.
-

Có bằng chứng về sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp
Các doanh ngiệp thỏa thuận cùng nhau thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh

Việc tận dụng vị thế để tạo ra các thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm khơng cho doanh nghiệp khác
phát triển kinh doanh là việc thống nhất thực hiện những hành vi nhằm gây khó khăn cho hoạt
động kinh doanh hoặc cho việc tiêu thụ sản phẩm hoặc cản trở việc mở rộng qui mô của các
doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận. Hậu quả của các hành vi trên làm làm giảm, sai lệch
và cản trở cạnh tranh trên thị trường.
6. Hậu quả pháp lý của hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh
tranh mới.

Theo điều 21 NĐ 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ quy định:
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi
phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm
doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu khách hàng của mình khơng giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới;
b) Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân
phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới;
c) Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường
nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Nghị định này.

10


2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm các
quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức
xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định
này.
II. Thực tiễn hành vi nhằm ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh tại
Việt nam
1 .Tình hình thực tiễn tại Việt Nam
Hiện nay, việc các doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc
quyền để thực hiện hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
xảy ra nhiều. Tuy nhiên số vụ kiện liên quan đến việc vi phạm này thì dường như rất ít. Có lẽ do
sự hiểu biết của Doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh còn thấp và tâm lý ngại kiện cáo.
Số liệu thống kê số vụ việc hạn chế cạnh tranh giai đoạn 2010– 2014:
Năm
Khởi xướng điều tra
Quyết định điều tra

2010

1
2

2011
2
0

2012
1
0

2013
0
1

2014
1
1

(nguồn: Báo cáo cạnh tranh thường niên 2014 của Cục quản lý cạnh tranh)
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền có thể ngăn cản việc gia
nhập thị trường hoặc cản trở việc mở rộng kinh doanh phát triển thị trường của đối thủ cạnh
tranh. Nếu mức độ của việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền
trong một ngành, lĩnh vực kinh tế lớn sẽ tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của các nhà
đầu tư, làm cho các nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc và trong nhiều trường hợp phải từ bỏ dự định
đầu tư bởi mức độ rủi ro cao, khả năng tiếp cận được với các yếu tố đầu vào hoặc các kênh phân
phối hiệu quả thấp. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền cịn có thể
ngăn cản những doanh nghiệp mới cung ứng hàng hoá hay dịch vụ trên thị trường tiếp cận được
với những kênh phân phối hay bán hàng hiệu quả tới khách hàng, và do vậy làm giảm mức độ
thành công của những doanh nghiệp này trong việc gia nhập thị trường. Trong những trường

hợp khác, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền có thể cản trở việc mở
rộng kinh doanh hay phát triển thị trường của các doanh nghiệp trên thị trường. Trong tất cả các
trường hợp này, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền đều mang tác
động cản trở cạnh tranh bởi trong dài hạn sẽ có nhiều doanh nghiệp đối thủ bị loại khỏi cuộc
11


cạnh tranh khơng phải vì hoạt động kinh doanh kém hiệu quả mà bởi gặp phải những cản trở khi
tiếp cận thị trường.
Thơng thường các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền ngăn cản
việc tham gia thị trường bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để được gia nhập thị trường
hoặc hạ giá thành sản phẩm, các hành vi phân biệt đối xử thiết lập cạnh tranh không lành mạnh
và thiết lập sự phân biệt đối xử về giá tức là một mặt hàng có cơng dụng như nhau nhưng được
bán với giá thấp hơn hoặc khác nhau cho người tiêu dùng.
Khi toà án xem xét việc liệu hành vi của doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp có
lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền (đối với một doanh nghiệp) thì trước
hết cần xác định thị trường liên quan (về cả hàng hóa, dịch vụ và địa lý), sau đó cần xác định thị
phần của doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp đó trên thị trường liên quan để giải quyết
vấn đề thứ nhất là doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp đó có vị trí thống lĩnh thị trường
hay không. Trong vụ việc liên quan đến lạm dụng vị trí độc quyền thì sau khi xác định thị
trường liên quan cần xác minh xem có doanh nghiệp nào khác kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
cùng trên thị trường liên quan không để giải quyết vấn đề là liệu doanh nghiệp đó có vị trí độc
quyền hay không. Khi đã khẳng định rằng doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp đó có vị
trí thống lĩnh thị trường, hoặc doanh nghiệp đó có vị trí độc quyền thì vấn đề thứ hai cần làm
sáng tỏ là hành vi đang bị khiếu nại có thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 13
của LCT hay khơng?
2. Một số bình luận từ thực tiễn các vụ việc về hành vi nhằm ngăn cản sự tham gia thị
trường của các đối thủ cạnh tranh
2.1. Vụ kiện công ty TNHH sản xuất - thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu Ánh Dương trong
lĩnh vực du lịch:

Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương đã có quyết định điều tra chính
thức hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong cạnh tranh (theo Điều 13 Luật Cạnh
tranh) đối với Công ty TNHH sản xuất - thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu Ánh Dương, trên
cơ sở đơn kiện của Công ty thương mại và du lịch ABTours gửi đến cơ quan này vào cuối tháng
4/2014 và kết quả điều tra sơ bộ được thực hiện từ đầu tháng 5.
Thông tin từ Công ty TNHH Thương mại và du lịch ABTours cho biết, rất nhiều lần cơng
ty này đặt phịng cho khách Nga tại các địa phương như Khánh Hịa, Bình Thuận, Ninh Thuận,
12


Phú Quốc nhưng đều bị từ chối trong khi thực tế các khách sạn, khu nghỉ dưỡng vẫn cịn phịng
trống.
Ơng Nguyễn Ngọc Lương - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thương mại và du lịch
ABTours cho biết: "Với điều kiện áp đặt như vậy, thì những cơng ty mới tham gia thị trường du
lịch như ABTour không thể tổ chức tour được vì khơng có phịng. Như vậy, chúng tôi sẽ bị mất
đi đối tác, buộc chúng tôi phải mua lại phịng từ Ánh Dương. Việc làm đó rất nguy hiểm với
những công ty mới tham gia thị trường du lịch như ABTour"
Theo cáo buộc, công ty Ánh Dương đã áp đặt điều kiện về hạn chế cạnh tranh trong các
“Hợp đồng cung cấp phịng” được ký giữa cơng ty này với các doanh nghiệp khách sạn khu vực
thành phố Nha Trang.
Hầu hết các hợp đồng ký kết giữa Cty Ánh Dương với các DN kinh doanh khách sạn tại
TP Nha Trang đều có quy định, sau khi ký hợp đồng, chủ khách sạn này sẽ không được phép tùy
tiện nhận khách nếu không phải do Cty Ánh Dương đưa đến. Hợp đồng quy định, phía khách
sạn “chỉ được quyền xác nhận du khách Nga, Ukraine và các nước trong khối CIS (Liên Xơ
cũ)…” do phía Cty Ánh Dương đưa đến.
Công ty Ánh Dương đã yêu cầu khách sạn không giao dịch với các công ty kinh doanh
dịch vụ tổ chức du lịch khác, do vậy đã ngăn cản các công ty này gia nhập thị trường cạnh tranh
với Công ty Ánh Dương.
Một trong các nội dung ký kết có cả việc các khách sạn khơng được nhận khách Nga nếu
đó khơng phải là khách mà Ánh Dương đưa sang. Vậy chỉ riêng ở Nha Trang, Khánh Hòa, hơn

40 khách sạn rơi vào tình cảnh nếu khơng khai thác hết cơng suất buồng phịng thì cũng khơng
được nhận khách Nga nếu đó khơng phải là khách của Cơng ty Ánh Dương.
Sự việc này vấp phải sự phản đối của các đơn vị lữ hành khác cũng đang tổ chức chuyến
bay đưa khách Nga sang Việt Nam mà ABTours là một ví dụ. Họ cho rằng, thị trường du lịch bị
chi phối bởi hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường từ phía Ánh Dương.
Để xác định cơng ty Ánh Dương có vi phạm luật cạnh tranh theo đơn khiếu nại của công
ty du lịch ABTours hay không, chúng ta giải quyết hai vấn đề sau:
- Về thị phần hay khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp
trên thị trường liên quan để xác định Ánh Dương có phải là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh
hay doanh nghiệp độc quyền trong thị trường tổ chức du lịch hay không?
13


Vấn đề này có lẽ cần sự điều tra của Cục quản lý cạnh tranh để có kết luận.
-

Về hành vi ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
Theo điều khoản các hợp đồng mà Ánh Dương ký với các khách hàng là việc yêu cầu các

khách sạn không giao dịch với các công ty kinh doanh dịch vụ tổ chức du lịch khác. Vì vậy,
cơng ty Ánh Dương đã thực hiện việc ngăn cản việc gia nhập thị trường của nhiều doanh nghiệp
du lịch trong đó cũng có các doanh nghiệp mới mà cụ thể là u cầu khách hàng của mình
khơng giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới (khoản 1 Điều 31 Nghị định 116/2005/NĐ-CP).
Tuy nhiên vẫn phải đợi kết quả điều tra chính thức của cơ quan chức năng để làm rõ các
nội dung liên quan đến vụ việc.
2.2.Vụ kiện giữa công ty Tân Hiệp Phát và công ty liên doanh bia Việt Nam
Công ty liên doanh bia Việt Nam (viết tắt là VBL) là liên doanh giữa một doanh nghiệp
Việt Nam (Tổng cơng ty thương mại Sài Gịn, đóng góp 40% vốn của VBL) và Asia Pacific
Breweries (một cơng ty có trụ sở chính ở Singapore, là liên doanh giữa Fraser & Neave Group
và Heineken International, đóng góp 60% vốn của VBL). VBL sản xuất các loại bia cao cấp,

trong đó có bia mang nhãn hiệu Heineken và Tiger.
Tân Hiệp Phát (viết tắt THP) một doanh nghiệp 100% vốn của Việt Nam, đã tung ra thị
trường Việt Nam một loại bia cao cấp mới - bia Laser vào cuối năm 2003.
VBL đã ký nhiều hợp đồng với nhiều nhà hàng, quán nhậu, khách sạn… (tức các điểm
bán bia và tiêu thụ (uống) bia tại chỗ). Theo đó VBL có quyền độc quyền bán và tổ chức các
hoạt động khuyến mại, quảng cáo và tiếp thị các loại bia do công ty này sản xuất, đặc biệt là hai
loại bia cao cấp mang nhãn hiệu Heineken và Tiger tại các điểm bán và uống bia ngay ở điểm
bán. Đổi lại, VBL cam kết “tài trợ” cho đối tác hợp đồng một khoản tiền mặt được thanh toán
trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Do các hợp đồng có tính độc quyền giữa VBL và các điểm bán bia và tiêu thụ bia tại chỗ
nói trên, các điểm bán đã ký hợp đồng với VBL về mặt pháp lý không thể bán bia Laser của
THP.
THP cho rằng VBL đã có vị trí thống lĩnh thị trường trên thị trường bia cao cấp ở Việt
Nam và thông qua hệ thống các hợp đồng độc quyền nêu trên, VBL đã ngăn cản đối thủ cạnh
tranh mới (như THP) gia nhập thị trường là đã vi phạm khoản 6 Điều 13 LCT.
14


Tháng 01/2007, sau khi các cơ quan chức năng được thành lập, THP tiếp tục khiếu kiện
VBL lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Vụ việc này sau đó đã được cơ quan có thẩm quyền
thụ lý.
Trong q trình thụ lý hồ sơ, Cục quản lý cạnh tranh đã yêu cầu THP bổ sung hồ sơ ba
lần. Trong đó, THP cần bổ sung các tài liệu chứng minh thị trường liên quan, thị phần của VBL,
hành vi hạn chế cạnh tranh của VBL.
Tháng 8/2007, Cục Quản lý cạnh tranh (CQLCT) ra quyết định điều tra sơ bộ. Ngày
12/10/2007, CQLCT ra quyết định điều tra chính thức. Đến ngày 21/4/2010 (tức hơn 20 tháng
kể từ ngày hết thời hạn điều tra chính thức), Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh (HĐCT) mới ra
quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh (HĐXLVVCT). Ngày 21/5/2010,
HĐXLVVCT đã ra Quyết định số 09/QĐ-HĐCT-HĐXL đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh
theo điểm a khoản 1 Điều 101 LCT. Ngày 17/6/2010 THP đã tiến hành khiếu nại Quyết định

đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh này. Tuy nhiên, Hội đồng cạnh tranh đã bác bỏ hoàn toàn
tất cả các khiếu nại của THP và ra Quyết định số 15/QĐ - HĐCT giữ nguyên Quyết định của
HĐXLVVCT về việc đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.
THP khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh tại Tòa hành
chính – TAND TP. HCM. Ngày 21/02/2011 TAND TP. HCM ra quyết định đình chỉ vụ án hành
chính với lý do khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa này
Kết quả điều tra CQLCT cho rằng đối với vụ việc THP và VBL hiện khơng có đủ chứng
cứ để chứng minh khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của VBL. Thơng thường
thì các cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh sẽ căn cứ vào thị phần của doanh
nghiệp để xác định doanh nghiệp đó có hay khơng có vị trí thống lĩnh thị trường. Cụ thể trong
vụ việc này, để xác định VBL có vị trí thống lĩnh thị trường hay khơng sẽ liên quan đến vấn đề
là số phần trăm thị phần của VBL trên thị trường liên quan là bao nhiêu. Theo khoản 1 Điều 3
LCT: “Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên
quan. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế
cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa
lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh
tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận”.
+ Vấn đề thứ nhất: Xác định thị phần của VBL:
15


Như CQLCT đã xác định VBL có thị phần là 18,2% - 22,4%, nằm dưới ngưỡng 30% trên
thị trường bia Việt Nam, nên VBL khơng phải là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
Như vậy, cơ sở để CQLCT làm căn cứ xác định thị trường liên quan là thị trường bia Việt Nam,
có nghĩa chỉ bao gồm thị trường địa lý liên quan là thiếu chính xác.
Mặt khác, theo phía THP cũng như các giới nghiên cứu bình luận về vụ việc này cho rằng
VBL có thị phần là trên 85%, bởi dựa theo cả thị trường bia Việt Nam trên phạm vi toàn quốc và
cả căn cứ vào thị trường sản phẩm (thị trường sản phẩm bia chia thành 3 phân khúc: thị trường
bia cao cấp, thị trường bia truyền thống, thị trường bia bình dân), thì dịng sản phẩm bia Laser,
Heneiken, Tiger đều thuộc phân khúc thị trường bia cao cấp. Bởi vì các loại bia này có thể thay

thế cho nhau, trong khi đó, nếu so sánh với thị trường bia bình dân thì chắc chắn bia bình dân
khơng thể thay thế cho dịng bia cao cấp, trước tiên là về mặt giá cả. Như vậy, trong thị trường
bia cao cấp này, thị phần của bia Heneiken, Tiger là 85%. Với thị phần như vậy, VBL chắc chắn
chiếm được địa vị thống lĩnh thị trường bia cao cấp.
Có thể nói việc xác định sản phẩm liên quan ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định doanh
nghiệp có ở vị trí thống lĩnh thị trường hay không. Việc HĐXLVVCT xác định thị phần của
doanh nghiệp trên thị trường liên quan là thị trường bia Việt Nam nói chung là chưa hợp lý, mà
cần xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan tức bao gồm cả thị trường địa
lý liên quan và thị trường sản phẩm liên quan là mới phù hợp.
+ Vấn đề thứ hai: Xác định VBL có thực hiện một trong các hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường theo quy định tại Điều 13 của LCT hay không?
Một số điều khoản trong hợp đồng của VBL với các đối tác: “Bên B (nhà hàng, quán
nhậu) đồng ý cho bên A (VBL) độc quyền bán và tổ chức các hoạt động khuyến mãi, quảng cáo,
tiếp thị cho các nhãn hiệu của Bên A (Heneiken, Tiger) tại cơ sở kinh doanh của Bên B”, như
vậy, về bản chất điều khoản này của hợp đồng là VBL đã yêu cầu đối tác của mình khơng được
bán, quảng cáo, tiếp thị cho các sản phẩm khác không phải của VBL tại cơ sở kinh doanh của
đối tác mà VBL đã ký kết. Nghĩa là VBL đã tạo ra những rào cản nhằm ngăn cản việc gia nhập
thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới bằng việc yêu cầu khách hàng của mình khơng giao
dịch với đối thủ cạnh tranh mới. Như vậy, việc VBL độc quyền bán và tổ chức các hoạt động
khuyến mãi, quảng cáo, tiếp thị cho các nhãn hiệu Heneiken,Tiger tại các cơ sở kinh doanh (nhà
hàng, quán nhậu, điểm bán tạp hóa,…) của các đối tác là đã vi phạm quy định tại khoản 1 Điều
16


31 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Cạnh tranh.
+ Vấn đề thứ ba: Thông qua các hợp đồng mà phía VBL ký kết với các đối tác (nhà hàng,
quán nhậu, tiệm tạp hóa, siêu thị…) đồng ý để VBL độc quyền bán và tổ chức các hoạt động
khuyến mãi, quảng cáo tiếp thị,… đổi lại phía đối tác của VBL sẽ được nhận thêm phần chiết
khấu ưu đãi vào cuối năm ngoài khoản chiết khấu thương mại bình thường. Như vậy, đây có

phải là hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới được quy
định tại khoản 6 Điều 13 LCT khơng hay thuộc trường hợp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
bị cấm mà pháp luật về cạnh tranh chưa dự liệu?
Không đồng ý với Quyết định số 15/QĐ-HĐCT của HĐCT, THP đã khởi kiện vụ án
hành chính tại Tịa hành chính-TAND TP. HCM. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Tịa án ra quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính với lập luận rằng Quyết định số 15/QĐ-HĐCT là
quyết định giải quyết khiếu nại về Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh. Mà tại thời
điểm này, quy định ở khoản 21 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì
Tịa án chỉ có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh (không bao gồm quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh
tranh), vì vậy Tịa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.
Sau khi nghiên cứu vụ việc THP khiếu nại BVL lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, có
thể thấy được mấu chốt của việc giải quyết các vụ việc liên quan đến các hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường là vấn đề xác định thị trường liên quan. Có thể thấy rõ rằng xác định thị
trường liên quan là một giai đoạn rất quan trọng trong bất cứ cuộc điều tra nào về hành vi lạm
dụng. Bởi lẽ, thị phần chỉ được tính tốn sau khi những ranh giới của thị trường đã được xác
định. Do đó, nếu thị trường được xác định sai, thì tất cả những phân tích tiếp theo dựa trên thị
phần hoặc cấu trúc thị trường đều không chính xác.
3. Kết luận
Tuy LCT ra đời với mục tiêu thiết lập và duy trì một thị trường có tính cạnh tranh lành
mạnh, nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh của doanh nghiệp trong khuôn
khổ của pháp luật, thế nhưng việc quy định của luật còn thiếu chặt chẽ và chưa đầy đủ như trên
đã đề cập đã tạo ra những cách hiểu thiếu thống nhất và gây khó khăn cho q trình tố tụng cạnh
tranh, kéo dài quá trình tố tụng dẫn đến xâm phạm quyền và lợi ích của các bên trong vụ việc
17


khiếu nại. Chính vì thế lẽ đó, một khi pháp luật cạnh tranh chưa hồn thiện thì quyền và lợi ích
hợp pháp của các doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh sẽ không được bảo vệ một cách hữu
hiệu.

Mặt khác, hệ thống cơ quan cạnh tranh Việt Nam (Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng
Cạnh tranh) còn khá non trẻ. Hai cơ quan này mới được thành lập theo Nghị định số
05/2006/NĐ-CP và Nghị định số 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2006. Lực lượng
điều tra viên chưa mạnh cả về số lượng và kinh nghiệm điều tra, xử lý vụ việc. Các quy định về
tố tụng cạnh tranh phần lớn được xây dựng từ sự kết hợp những đặc thù của thủ tục xử lý vi
phạm hành chính, những nguyên tắc trong tố tụng dân sự - kinh tế và những kinh nghiệm pháp
lý của các nước. Luật Cạnh tranh và Nghị định số 116/2005/NĐ-CP chỉ mới mô tả một cách cơ
bản quy trình tố tụng. Việc chuyển hóa những khung pháp lý thành hành vi tố tụng thực tế đòi
hỏi khả năng xử lý và kinh nghiệm của các cơ quan có thẩm quyền và của người tiến hành tố
tụng. Quá trình điều tra và xử lý vụ việc đã kiểm chứng hiệu quả của quy trình tố tụng cạnh
tranh, khả năng làm việc của các điều tra viên, của người xử lý vụ việc. Hơn nữa, Việt Nam mới
tiếp cận với pháp luật cạnh tranh nên kinh nghiệm thực thi còn nhiều hạn chế, mặc dù các tình
tiết của vụ việc khơng gây nhiều tranh cãi trong khoa học pháp lý của Việt Nam về hành vi và
về thủ tục tố tụng, song nó đã thể hiện được bản lĩnh và năng lực của các cơ quan quản lý cạnh
tranh, của người tiến hành tố tụng. Đây là những kinh nghiệm đầu tiên cho các cơ quan này
trong việc thực thi chức năng của mình.
Tài liệu tham khảo:
1.
2.
3.
4.

Luật cạnh tranh 2004
Nghị định 116/2005/NĐ-CP
Báo Mới: http//www.baomoi.com
Báo cáo cạnh tranh thường niên 2014 của Cục quản lý cạnh tranh - Bộ công thương.

18




×