Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRẦN THỊ BÉ

NGHIÊN CỨU NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ
XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN NUÔI
CÁ KÈO Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRẦN THỊ BÉ

NGHIÊN CỨU NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ
XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN NUÔI
CÁ KÈO Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. TRẦN THỊ THANH HIỀN

2016




LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ

Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi. Tất cả các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và
chưa từng được công bố trong thời gian trước đây bởi tác giả khác.
Cần Thơ, ngày 10 tháng 8 năm 2016
TÁC GIẢ

TRẦN THỊ BÉ

i


LỜI CẢM TẠ

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường
Đại học Bạc Liêu, Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho
tơi được thực hiện chương trình Nghiên cứu sinh trong những năm qua.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy sản;
Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản, Khoa Thủy sản; Phòng Đào tạo và
Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ đã rất nhiệt tình, tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi hồn thành chương trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin trân trọng và bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Cô hướng dẫn
PGs.Ts. Trần Thị Thanh Hiền trong những năm qua đã ân cần hướng dẫn, động
viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận cho tôi học tập, nghiên cứu để châm bồi
kiến thức và hoàn thành quyển Luận án này.
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy, Cô hướng dẫn chuyên đề
PGs.Ts. Trương Hồng Minh và PGs.Ts. Dương Thúy n; Q Thầy, Cơ đã tận

tình hướng dẫn và góp ý để hồn thiện luận án PGs.Ts. Lam Mỹ Lan, PGs.Ts.
Nguyễn Thị Ngọc Anh, PGs.Ts. Phạm Thanh Liêm, Ts. Lê Quốc Việt và Ths.
Trần Lê Cẩm Tú, cùng tất cả quý Thầy Cô trong Khoa Thủy sản đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập và
nghiên cứu tại Trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến các em Nguyễn Hồng Đức Trung, Nguyễn Vĩnh
Tiến (Bộ mơn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản); các em Phan Thị Thúy An
(Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản K17), Nguyễn Bùi Đạt Thạnh (Lớp Cao học
Nuôi trồng Thủy sản K20), Thái Văn Tý (Lớp Nuôi trồng Thủy sản K34), Nguyễn
Thi Minh Thư (Lớp Nuôi trồng Thủy sản K34), Kiên Thị Trang (Lớp Nuôi trồng
Thủy sản K35), Huỳnh Tuấn Vinh (Lớp Ni trồng Thủy sản K35); Tăng Vũ Đình
Thi (Lớp Ni trồng Thủy sản K1–Đại học Bạc Liêu), Đỗ Thanh Vũ (Lớp Nuôi
trồng Thủy sản K2–Đại học Bạc Liêu), Vưu Quốc Tín (Lớp Ni trồng Thủy sản
K2–Đại học Bạc Liêu) đã giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình thực hiện đề tài và
hoàn thành Luận án.

ii


Xin chân thành cảm ơn các anh, chị và các bạn Nghiên cứu sinh các Khóa
2009, 2010 và 2011; các bạn ở Lớp Cao học Thủy sản K17 đã cùng tơi gắn bó,
giúp đỡ nhau trong suốt thời gian học tập tại Khoa.
Cuối cùng xin được biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và những người
thân đã chia sẻ, giúp đỡ và động viên tinh thần để tôi có được kết quả ngày hơm
nay.

TRẦN THỊ BÉ

iii



ABSTRACT
The study on feed development for mudskipper Pseudapocryptes
elongates (Cuvier, 1816) culture was carried out at the College of Aquaculture
and Fisheries, Can Tho University and Bac Lieu province from 2010 to 2014.
The objective of the study was to determine nutritional requirements in order to
develop feed formulation for all stages in mudskipper culture.
Firstly, the survey on situation of culture technique and feed using in
mudskipper culture was conducted by interviewing 80 mudskipper farmers in
BacLieu province from 2011 to 2013. Results showed that the wild mudskipper
juveniles were caught and stocked in ponds with densities of 50 to 150 ind/m2.
Commercial feed was used in mudskipper pond culture. After 4 months of
culture, survival rate of fish achieved from 63.7 to 74.7%; FCR fluctuated from
1.38 to 1.46; feed cost accounted for 52.4 and 55.5% in total costs; fish yields
were from 14.5 to 16.0 tons/ha; and marketable weights were21.1 and 21.7 g per
fish.
Requirements for dietary energy and protein in growing fish were
quantified using the bioenergetic approach which assumes that the requirement is
the sum of growth and maintenance. Growth for mudskipper as a function of
body weight was predicted by the equation: y = 0.104 BW0.278 (in which y =
weight gain in g.day-1, BW = body weight in g). The composition of the gain was
measured by analyzing whole fish ranging from 0.02g to 20.0g. The comparative
slaughter technique was used to determine the loss in fish during starvation and
the values amounted to 0.02 kJ/BW(g)0.81 and 0.03g/BW(g)0.83 for energy and
protein, respectively. The utilization of digestible energy (DE) and digestible
protein (DP) for maintenance and growth were determined by feeding
mudskipper at increasing feeding rate, from zero to maximum voluntary feed
intake. Mudskipper were fed formulated diets containing 33.6% crude protein
and 16.3 KJ.g-1 gross energy. The requirement for digestible energy for
maintenance was estimated 11.3 kJ BW(kg)0.83/day and for digestible protein

0.40g BW(kg)-0.83/day. Efficiency of protein utilization and energy for growth
was 44% and 46%, respectively.
Two experiments were carried out investigated the lipid requirement, ratio
of carbohydrate and lipid (CHO:L), and the effects fish oil: soybean oil ratio on
the growth rate and fish carcass composition in mudskipper diet. In the first one,
mudskipper fingerlings (mean initial weight: 6.86g) were fed to triplicate groups
of five iso-nitrogenous (35%) and iso-energy (17.2 kJ/g) diets, which contained
different lipid levels (1.5%, 4.5%, 7.5%, 10.5% and 13.5%). The results showed
that survival rate in all treatments were not affected by different lipid levels. The
quadratic regression of daily weight gain indicated that the optimal dietary lipid
iv


levels for mudskipper ranged from 5.45 to 9.05%. The optimal ratio of CHO and
L in mudskipper feed was 6.79. Results also showed that lipid efficiency ratio
(LER) and lipid retention (LR) decreased with the increase of dietary lipid levels.
In the second experiment, fish fingerlings (mean initial weigh: 6.58g) were fed to
triplicate groups of five isonitrogenous (35%) and isoenergy (17.2 kJ/g) and lipid
(7.5%) diets containing five different ratios of fish oil and soybean oil
(100%:0%, 75%:25%, 50%:50%, 25%:75% and 0%:100%). The results showed
that survival rates in all treatments were not affected by different tested diets.
There was no significant difference in DWG of treatments containing 0%, 25%
and 50% soybean oil, which were significantly higher than the others. Besides,
proximate chemical compositions of fish in all treatments were not affected by
different tested diets. However,ArA, EPA, DHA in fish decreased with
increasing levels of soybean oil in mudskipper diets.
Two others experiments were conducted to determine the apparent
digestibility coefficients (ADCs) of protein and energy content in formulated
feed ingredients of mudskipper (6.67±0.01g). In experiment 1, the feed
ingredients included fish meal (FM), defatted soybean meal (SBM), meat bone

meal (MBM) and canola meal (CaM). Results indicated that the ADCs of
protein, lipid and energy of mudskipper using FM were better than others
ingredients. Similarly, experiment 2 was evaluated wet full fat rice bran
(WFRB), defatted ricebran (DRB), wheat bran (WB) and cassava meal (CM).
ACDs of protein, lipid and energy in fish using WFRB were the highest among
evaluated ingredients.
Feed formulation for different stages of mudskipper culture were
calculated based on the nutrition requirements and digestibility ingredients, in
which digestible protein (%), digestible energy (MJ.kg-1) levels in diets for fish
having weight of 5.00, 10.0, 15.0 and 20.0 g were 31.0-13, 30.0-13; 29.0-13 and
28.0-13, respectively. Lipid in fish feed formulation varied from 6 to 6.75%, and
ratio of CHO and L was 7.0.

v


TĨM TẮT
Nghiên cứu phát triển thức ăn ni cá kèo (Pseudapocryptes elongatus,
Cuvier 1816) thương phẩm được thực hiện tại Tỉnh Bạc Liêu và Khoa Thủy sản,
Trường Đại học Cần Thơ trong thời gian từ 2010 đến 2014. Mục tiêu của nghiên
cứu nhằm xác định nhu cầu dinh dưỡng để xây dựng công thức thức ăn cho các
giai đoạn nuôi cá kèo thương phẩm.
Kết quả khảo sát tình hình ni và sử dụng thức ăn trong nuôi cá kèo
thương phẩm ở 80 hộ nuôi công nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu năm 2011 và 2013 cho
thấy nguồn giống cá kèo lệ thuộc vào tự nhiên và được nuôi trong ao với mật độ
dao động từ 50–150 con/m2. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp trong suốt vụ
nuôi. Sau 4 tháng nuôi, tỷ lệ sống của cá đạt trung bình 63,7 đến 74,7%; FCR
dao động từ 1,38 đến 1,46; chi phí thức ăn chiếm 52,4 đến 55,5% trong tổng chi
phí; năng suất ni từ 14,5 đến 16,0 tấn/ha và kích cỡ cá thương phẩm trung bình
21,1 đến 21,7 g/con.

Nhu cầu protein và năng lượng hàng ngày của cá được tính tốn dựa trên
mơ hình năng lượng sinh học. Nhu cầu protein và năng lượng của cá bằng tổng
nhu cầu cho duy trì và tăng trưởng. Tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng của cá
kèo được dự đốn bởi phương trình: y = 0,104 BW0,278(trong đó y = tăng trưởng
tuyệt đối–g/ngày, BW = khối lượng cá–g). Thành phần hóa học của cá được phân
tích với cá có khối lượng từ 0,02g đến 20,0g. Thơng qua việc bỏ đói cá, protein
và năng lượng tiêu hao đi được ước lượng lần lượt là 0,03g /BW(g) 0,83 và 0,02
kJ/BW(g)0,81. Việc sử dụng năng lượng tiêu hóa (DE) và protein tiêu hóa (DP) để
duy trì và tăng trưởng đã được xác định bằng cách cho cá ăn từ không đến mức
ăn tối đa. Cá kèo được cho ăn với thức ăn chứa protein thô là 33,6% và năng
lượng thơ là16,3 kJ/g. Nhu cầu năng lượng tiêu hóa để duy trì được xác định là
11,3 kJ/BW(kg)0,83/ngày và nhu cầu protein tiêu hóa duy trì là 0,40g protein/
BW(kg)0,83/ngày. Hiệu quả sử dụng protein và năng lượng cho sự tăng trưởng
của cá khá cao lần lượt là 44% và 46%.
Hai thí nghiệm được thực hiện xác định nhu cầu lipid, tỷ lệ carbohydrate:
lipid (CHO:L) và hiệu quả sử dụng các nguồn lipid khác nhau lên tăng trưởng và
thành phần hóa học của cá. Thí nghiệm 1, xác định nhu cầu lipid và tỷ lệ CHO:L
của cá kèo được thực hiện trên cá có khối lượng trung bình 6,86 g/con. Thí
nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức thức ăn có hàm
lượng lipid tăng dần 1,5%; 4,5%; 7,5%; 10,5% và 13,5%. Thức ăn có cùng hàm
lượng protein 35% và năng lượng 17,2 KJ/g. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cá
không bị ảnh hưởng bởi thức ăn thí nghiệm. Hàm lượng lipid thích hợp trong
thức ăn cho cá kèo, được xác định theo phương pháp hồi quy bậc hai, dao động
từ 5,46 đến 9,05%. Tỷ lệ CHO:L tối ưu trong công thức thức ăn cho cá kèo là
6,79. Hiệu quả sử dụng lipid và chỉ số tích lũy lipid của cá kèo giảm dần khi hàm
vi


lượng lipid trong thức ăn tăng dần từ1,5-13,5%. Ở thí nghiệm2, xác định tỷ lệ
dầu cá và dầu đậu nành thích hợp trong cơng thức thức ăn của cá kèo giống được

thực hiện trên cá kèo có khối lượng trung bình 6,58 g/con. Thí nghiệm được bố
trí hồn tồn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức thức ăn với tỷ lệ dầu cá và dầu đậu
nành lần lượt là 0-100%, 25-75%, 50-50%, 25-75% và 100-0%. Thức ăn có cùng
hàm lượng protein 35%, 7,5% lipid và năng lượng 17,2 KJ/g. Kết quả cho thấy
thức ăn có tỷ lệ dầu cá và dầu đậu nành khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ
sống của cá. Tăng trưởng tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức thức ăn 100% dầu
cá và dầu đậu nành thay thế cho dầu cá 25% và 50% khác biệt khơng có ý nghĩa
thống kê và cao hơn so với các nghiệm thức thức ăn cịn lại. Ngồi ra, thành phần
hóa học của cá khơng bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ dầu đậu nành thay thế cho dầu cá
trong thức ăn. Tuy nhiên, các acid béo như ArA, EPA, DHA trong cơ thể cá giảm
theo sự gia tăng của dầu đậu nành trong thức ăn.
Hai thí nghiệm khác cũng được tiến hành để xác định khả năng tiêu hóa
protein, lipid và năng lượng của cá kèo (6,67±0,01g) với một số nguồn nguyên
liệu phổ biến. Các nguồn nguyên liệu gồm: bột cá (BC), bánh dầu nành ly trích
dầu (BĐN), bột thịt xương (BTX), bả cải canola (BCa), cám gạo (CG), cám ly
trích dầu (CLT), cám mì (CM) và mì lát (ML).Thí nghiệm thứ nhất xác định độ
tiêu hóa (ADC) protein, lipid và năng lượng của cá kèo với các nguồn nguyên
liệu là BC, BĐN, BTX và BCa. Kết quả cho thấy BC được cá kèo tiêu hóa tốt
hơn so với các nguồn ngun liệu cịn lại.Tương tự, thí nghiệm thứ 2 xác định độ
tiêu hóa với 4 nguồn nguyên liệu là CG, CLT, CM và ML. Kết quả, CG được cá
kèo tiêu hóa tốt nhất trong các nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng được
đánh giá.
Công thức thức ăn của cá kèo ở các giai đoạn nuôi thương phẩm được xây
dựng dựa trên các nhu cầu dinh dưỡng được xác định từ mơ hình và các nguồn
ngun liệu đã được đánh giá độ tiêu hóa. Thức ăn được xây dựng cho cá với các
kích cỡ 5,00; 10,0; 15,0 và 20,0 g/con với hàm lượng protein tiêu hóa (%) và
năng lượng tiêu hóa (MJ/kg) trong thức ăn lần lượt là 31,0–13; 30,0–13; 29,0–13
và 28,0–13. Hàm lượng lipid trong thức ăn của cá từ 6 đến 6,75% và tỷ lệ
CHO:L là 7,0.


vii


MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ ..................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................... ii
ABSTRACT ......................................................................................................... iv
TÓM TẮT ............................................................................................................ vii
MỤC LỤC ............................................................................................................ ix
DANH SÁCH BẢNG .........................................................................................xiii
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................... xv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. xvi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 1
1.3 Các nội dung chính của đề tài ........................................................................... 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 2
1.5 Điểm mới của đề tài .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
2.1 Đặc điểm sinh học của cá kèo .......................................................................... 4
2.1.1 Phân loại ........................................................................................................ 4
2.1.2 Đặc điểm phân bố và tập tính sống................................................................ 5
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................................... 5
2.1.4 Đặc điểm tăng trưởng .................................................................................... 5
2.1.5 Đặc điểm sinh sản .......................................................................................... 5
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản ..................................................... 5
2.2.1 Nhu cầu protein.............................................................................................. 5
2.2.2 Nhu cầu lipid.................................................................................................. 6
2.2.3 Nhu cầu năng lượng ....................................................................................... 8
2.3 Ứng dụng mơ hình năng lượng sinh học trong xác định nhu cầu dinh dưỡng

của cá ...................................................................................................................... 9
2.3.1 Trao đổi chất cơ sở ...................................................................................... 12

viii


2.3.2 Nhu cầu năng lượng duy trì ......................................................................... 13
2.3.3 Hiệu quả sử dụng năng lượng ...................................................................... 16
2.3.4 Ứng dụng của mơ hình năng lượng sinh học để xác định nhu cầu dinh
dưỡng .................................................................................................................... 16
2.4 Một số nguồn nguyên liệu phổ biến sử dụng trong chế biến thức ăn cá ........ 18
2.4.1 Nguồn nguyên liệu cung cấp protein ........................................................... 18
2.4.1.1 Bột cá ........................................................................................................ 18
2.4.1.2 Bột thịt xương ........................................................................................... 18
2.4.1.3 Bánh dầu nành .......................................................................................... 19
2.4.1.4 Bả cải canola ............................................................................................. 22
2.4.2 Nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng .................................................... 23
2.4.2.1 Cám gạo .................................................................................................... 23
2.4.2.2 Cám mì...................................................................................................... 25
2.4.2.3 Khoai mì lát .............................................................................................. 26
2.5 Một số nghiên cứu phát triển công thức thức ăn cho động vật thủy sản ......... 27
2.6 Tình hình ni cá kèo thương phẩm ở Đồng Bằng sông Cửu Long………...27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 32
3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................. 32
3.2 Vật liệu thí nghiệm ......................................................................................... 32
3.2.1 Hệ thống thí nghiệm .................................................................................... 32
3.2.2 Thức ăn thí nghiệm ...................................................................................... 32
3.3 Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................................ 33
3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 34
3.4.1 Nội dung 1: Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn, sinh trưởng và thành phần

hóa học cá kèo ni thương phẩm ........................................................................ 34
3.4.1.1 Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn .......................................................... 34
3.4.1.2 Khảo sát sinh trưởng và thành phần hóa học của cá kèo nuôi thương
phẩm của các hộ dân ở tỉnh Bạc Liêu ................................................................... 34
3.4.2 Nội dung 2: Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo ................................ 36
3.4.2.1 Ứng dụng mơ hình năng lượng sinh học xác định nhu cầu năng lượng và
protein ................................................................................................................... 36
ix


Thí nghiệm 1: Xác định năng lượng và protein duy trì của cá kèo ...................... 36
Thí nghiệm 2: Xác định khả năng tiêu hóa thức ăn và các dưỡng chất có trong
thức ăn cho cá kèo ................................................................................................ 38
Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng và protein của cá kèo ..... 40
3.4.2.2 Xác định nhu cầu lipid và hiệu quả sử dụng các nguồn lipid khác nhau . 41
Thí nghiệm 4: Xác định nhu cầu lipid của cá kèo và tỷ lệ CHO:L thích hợp ...... 41
Thí nghiệm 5: Xác định tỷ lệ dầu cá và dầu đậu nành thích hợp ......................... 43
3.4.3 Nội dung 3: Xác định khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu phổ biến làm
thức ăn................................................................................................................... 45
3.4.3.1 Thí nghiệm 6: Khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu cung cấp protein .. 45
3.4.3.2 Thí nghiệm 7: Khả năng tiêu hóa một số nguồn nguyên liệu cung cấp
năng lượng ............................................................................................................ 46
3.4.4 Nội dung 4: Xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo thương phẩm .......... 48
3.5 Phương pháp xác định các chỉ tiêu ................................................................. 49
3.5.1 Phương pháp xác định các thông số môi trường ......................................... 49
3.5.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh học................................................ 49
3.5.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu về độ tiêu hóa ...................................... 50
3.5.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh hóa................................................ 50
3.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.......................................................... 51
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 52

4.1 Tình hình sử dụng thức ăn, sinh trưởng và thành phần hóa học cá kèo ni
thương phẩm ......................................................................................................... 52
4.1.1 Mơ hình ni cá kèo thâm canh................................................................... 52
4.1.2 Một số chỉ tiêu kỹ thuật chính trong mơ hình ............................................. 52
4.1.3 Thức ăn sử dụng trong ni cá kèo ............................................................. 53
4.1.4 Sinh trưởng của cá kèo nuôi thương phẩm .................................................. 56
4.1.5 Thành phần hóa học của cá kèo nuôi ........................................................... 58
4.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo......................................................................61
4.2.1 Protein và năng lượng duy trì ......................................................................61
4.2.1.1 Khối lượng cá tiêu hao sau q trình bỏ đói ............................................. 61
4.2.1.2 Thành phần hóa học của cá kèo trước và sau bỏ đói ................................ 62
x


4.2.1.3 Protein của tiêu hao sau 28 ngày bỏ đói ................................................... 63
4.2.1.4 Năng lượng tiêu hao sau 28 ngày bỏ đói .................................................. 65
4.2.2 Xác định khả năng tiêu hóa thức ăn và các dưỡng chất trong thức ăn ........ 66
4.2.3 Xác định hiệu quả sử dụng protein và năng lượng của cá kèo .................... 67
4.2.3.1 Tỷ lệ sống ................................................................................................. 67
4.2.3.2 Thành phần hóa học .................................................................................. 68
4.2.3.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn ......................................................................... 69
4.2.3.4 Hiệu quả sử dụng protein .......................................................................... 69
4.2.3.5 Hiệu quả sử dụng năng lượng của cá kèo ................................................. 70
4.2.4 Xây dựng nhu cầu protein và năng lượng cho cá kèo ................................. 72
4.2.5 Nhu cầu lipid và hiệu quả sử dụng các nguồn lipid khác nhau ................... 75
4.2.5.1 Xác định nhu cầu lipid và tỷ lệ CHO:L trong thức ăn của cá .................. 75
Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm ................................................................................ 75
Tăng trưởng của cá thí nghiệm ............................................................................. 76
Hệ số thức ăn (FCR), hiệu quả sử dụng protein (PER), hiệu quả sử dụng lipid
(LER) và chỉ số tích lũy lipid (LR)....................................................................... 78

Thành phần hóa học của cá ...................................................................................80
4.2.5.2 Xác định tỷ lệ dầu cá và DĐN thích hợp trong công thức thức ăn........... 81
Tỷ lệ sống ............................................................................................................. 81
Tăng trưởng của cá thí nghiệm ............................................................................. 81
Hệ số thức ăn (FCR), hiệu quả sử dụng protein (PER), hiệu quả sử dụng lipid
(LER) và chỉ số tích lũy lipid (LR)....................................................................... 83
Thành phần hóa học của cá ...................................................................................83
Thành phần acid béo của cá thí nghiệm ............................................................... 84
4.3 Khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu phổ biến ............................................ 86
4.3.1 Khả năng tiêu hóa nguyên liệu cung cấp protein ........................................ 86
4.3.1.1 Độ tiêu hóa thức ăn thí nghiệm ................................................................ 86
4.3.1.2 Độ tiêu hóa của nguyên liệu cung cấp protein ......................................... 87
4.3.2 Khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu cung cấp năng lượng ...................... 89
4.3.2.1 Độ tiêu hóa thức ăn thí nghiệm ................................................................ 89
4.3.2.2 Độ tiêu hóa của nguyên liệu cung cấp năng lượng ................................... 90
xi


4.4 Xây dựng công thức thức ăn cho các giai đoạn ni thương phẩm ............... 91
4.4.1 Thành phần hóa học một số nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản ........... 91
4.4.2 Xây dựng công thức cho cá kèo .................................................................. 92
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 96
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 96
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 96
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 98
PHỤ LỤC

xii



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Nhu cầu năng lượng duy trì của một số lồi cá, tơm ........................... 15
Bảng 2.2: Nhu cầu về năng lượng, protein và khẩu phần ăn của một số lồi cá
được xác định dựa trên mơ hình hóa .................................................................... 17
Bảng 2.3: Tỷ lệ bột cá sử dụng trong thức ăn thủy sản ........................................ 18
Bảng 2.4: Hàm lượng dưỡng chất trong cám gạo, tấm gạo và thành phẩm ......... 24
Bảng 2.5: Thành phần dinh dưỡng của lúa mì và các phụ phẩm ......................... 25
Bảng 2.6: Tình hình ni cá kèo ở Bạc Liêu từ năm 2009 đến năm 2013 ........... 30
Bảng 3.1: Một số thông số kỹ thuật của 30 hộ ni ............................................. 35
Bảng 3.2: Tính chất vật lý của thức ăn khảo sát tại nông hộ ................................ 35
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng của 4 loại thức ăn ghi trên bao bì (%)...........36
Bảng 3.4: Nguyên liệu và thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 2 ............ 38
Bảng 3.5: Tỷ lệ nguyên liệu và thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 4 .... 42
Bảng 3.6: Thành phần nguyên liệu và hóa học thức ăn thí nghiệm 5 .................. 43
Bảng 3.7: Thành phần hóa học của nguyên liệu thí nghiệm 6 ............................. 44
Bảng 3.8: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm 6 .............................. 45
Bảng 3.9: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 6 .................................... 45
Bảng 3.10: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 6 .................................. 46
Bảng 3.11: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm 7 ............................ 47
Bảng 3.12: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 7 .................................. 47
Bảng 3.13: Thành phần hóa học của nguyên liệu thí nghiệm 7 ........................... 47
Bảng 4.1: Một số thơng số kỹ thuật trong mơ hình ni cá kèo ........................... 52
Bảng 4.2: Một số thông tin về thức ăn công nghiệp sử dụng trong nuôi cá kèo .... 54
Bảng 4.3: Thành phần hóa học của một số loại thức ăn thu tại nông hộ .............. 55
Bảng 4.4: Tăng trưởng tuyệt đối của cá theo khối lượng và chiều dài ................. 56
Bảng 4.5: Thành phần hóa học của cá kèo ni thương phẩm ............................. 58
Bảng 4.6: Khối lượng của các nhóm kích cỡ cá kèo sau thời gian bỏ đói .......... 61
Bảng 4.7: Thành phần hóa học của cá kèo sau 28 ngày bị bỏ đói ........................ 62
Bảng 4.8: Độ tiêu hóa thức ăn, protein, năng lượng của thức ăn ......................... 66

Bảng 4.9: Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm mức cho ăn khác nhau .......................... 67
xiii


Bảng 4.10: Khối lượng đầu, khối lượng cuối và tăng trưởng của cá ................... 67
Bảng 4.11: Thành phần hóa học của cá được cho ăn với các mức khác nhau ..... 68
Bảng 4.12: Lượng thức ăn ăn vào và hệ số thức ăn của cá .................................. 69
Bảng 4.13: Nhu cầu protein và năng lượng của cá kèo dựa trên sự tiêu hóa
protein và năng lượng trong thức ăn ..................................................................... 73
Bảng 4.14: Tăng trưởng của cá kèo với các loại thức ăn thí nghiệm có hàm lượng
lipid khác nhau ...................................................................................................... 76
Bảng 4.15: FCR, PER, lipid và chỉ số tích lũy lipid ............................................. 79
Bảng 4.16: Thành phần hóa học của cá ................................................................ 80
Bảng 4.17: Tăng trưởng của cá kèo sau 8 tuần thí nghiệm .................................. 82
Bảng 4.18: FCR, PER, lipid và chỉ số tích lũy lipid ............................................. 83
Bảng 4.19: Thành phần hóa học của cá ................................................................ 84
Bảng 4.20: Thành phần acid béo trong cơ thể cá ................................................. 84
Bảng 4.21: Độ tiêu hóa VCK, protein, lipid và năng lượng của thức ăn ............. 86
Bảng 4.22: Độ tiêu hóa VCK, protein thơ, lipid thơ và năng lượng của nguyên
liệu ........................................................................................................................ 87
Bảng 4.23: Độ tiêu hóa VCK, protein, lipid và năng lượng của thức ăn ............. 89
Bảng 4.24: Độ tiêu hóa VCK, protein, lipid và năng lượng của nguyên liệu ...... 90
Bảng 4.25: Nguyên liệu sử dụng chế biến thức ăn ............................................... 92
Bảng 4.26: Thiết kế thức ăn cho cá kèo dựa trên độ tiêu hóa protein, lipid và
carbohydrate ......................................................................................................... 93
Bảng 4.27: Cơng thức thức ăn cho 4 giai đoạn nuôi cá kèo thương phẩm ........... 94
Bảng 4.28: Giá thức ăn cho cá kèo của một số công ty trên thị trường.. ............. 95

xiv



DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) ............................... 4
Hình 2.2: Sơ đồ tóm tắt quy trình ứng dụng mơ hình tăng trưởng đa nhân tố xác
định thành phần thức ăn của cá............................................................................. 12
Hình 2.3: Nhu cầu duy trì và trao đổi chất cơ sở của cá (Nguồn NRC, 2011) ..... 13
Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................. 33
Hình 3.2: Cân khối lượng và đo chiều dài cá kèo ................................................ 34
Hình 3.3: Cá và hệ thống bể bố trí thí nghiệm 1 .................................................. 37
Hình 3.4: Cá đầu vào và thức ăn thí nghiệm 2 ..................................................... 39
Hình 3.5: Bể thí nghiệm và mẫu phân cá kèo thí nghiệm 2 ................................. 39
Hình 3.6: Cá đầu vào và hệ thống bể thí nghiệm 3 .............................................. 40
Hình 3.7: Hệ thống bể và cá thí nghiệm 4 ........................................................... 43
Hình 4.1: Mối tương quan giữa khối lượng và tăng trưởng tuyệt đối của cá ....... 57
Hình 4.2: Tương quan giữa ẩm độ, protein và lipid với khối lượng cá ................ 59
Hình 4.3: Tương quan giữa năng lượng và khối lượng cá ................................... 59
Hình 4.4: Mối quan hệ giữa protein tiêu hao đi và khối lượng cá ....................... 63
Hình 4.5: Mối quan hệ giữa năng lượng tiêu hao đi và khối lượng cá ................ 65
Hình 4.6: Mối quan hệ giữa protein ăn vào và protein tăng trưởng ..................... 69
Hình 4.7: Mối quan hệ giữa năng lượng tiêu hóa ăn vào và năng lượng tăng
trưởng .................................................................................................................... 70
Hình 4.8: Tỷ lệ sống của cá với các loại thức ăn có mức lipid khác nhau ........... 76
Hình 4.9: Mối tương quan giữa DWG và hàm lượng lipid trong thức ăn ............ 77
Hình 4.10: Tỷ lệ sống của cá với thức ăn chứa tỷ lệ dầu cá và dầu đậu nành khác
nhau....................................................................................................................... 81

xv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

VCK:

Vật chất khơ

PUFA:

Poly Unsaturated Fatty Acids (A-xít béo khơng no cao phân tử)

DP:

Protein tiêu hoá

DE:

Năng lượng tiêu hoá

xvi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Trong nuôi thâm canh, thức ăn thường chiếm tỷ trọng 60–70% tổng chi phí sản
xuất (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Do đó, để mang lại hiệu
quả kinh tế cao trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, người sản xuất cũng như
người nuôi luôn chú trọng đến hệ số thức ăn cũng như giá cả của loại thức ăn sử

dụng. Vì vậy, việc xây dựng công thức thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng
của đối tượng ni có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động ni của lồi đó. Điều
này không những giúp cho vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt mà còn là nhân tố
quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ mơi trường nuôi. Nhu
cầu dinh dưỡng của cá được nghiên cứu bằng phương pháp truyền thống được
thực hiện từ những năm của thập niên 40 (Lê Thanh Hùng, 2008). Ở phương
pháp truyền thống nhu cầu dinh dưỡng được xác định thông qua mối quan hệ
giữa liều lượng sử dụng (mức dinh dưỡng trong thức ăn) và khả năng phản ứng
(tăng trưởng) của cơ thể đối với thức ăn đó (Zeitoun et al., 1976). Tuy nhiên đối
với phương pháp truyền thống sẽ tốn nhiều thời gian và khả năng ứng dụng rộng
rãi không cao (Lupatsch, 2003).Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu trên thế
giới và trong nước đã áp dụng những kỹ thuật, phương pháp nghiên cứu mới
nhằm tối ưu hóa thức ăn cho động vật thủy sản nói chung và cá nói riêng. Việc
ứng dụng mơ hình hóa (mơ hình đa nhân tố, phương pháp năng lượng sinh học)
để xác định nhu cầu dinh dưỡng của loài cá đã được sử dụng phổ biến (NRC,
2011). Một số loài cá đã được các tác giả áp dụng mơ hình này trong việc xác
định nhu cầu dinh dưỡng như cá tráp (Sparus aurata), cá vền (Dicentrarchus
labrax) và cá mú trắng (Epinephelus aeneus) (Lupatsch et al., 2003); Cá cam
(Seriola lalandi) (Mark et al., 2010); cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
(Glencross et al., 2010) và cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) (Trung et al.,
2011).
Thông qua phương pháp mới này có thể xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá
trong suốt chu kỳ nuôi thương phẩm, giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí
nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp này đã được ứng dụng để xác định nhu
cầu dinh dưỡng cho một số lồi cá có giá trị kinh tế trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng.Vì vậy, việc áp dụng nó để xác định nhu cầu dinh dưỡng cho
cá kèo (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) để xây dựng công thức thức ăn
cho cá là một trong những vấn đề cần thiết góp phần hồn thiện quy trình ni
đối tượng này trong tương lai. Cá kèo là một trong những đối tượng thủy sản có
giá trị kinh tế được nuôi trong những năm gần đây ở Đồng bằng sông Cửu Long

(ĐBSCL). Cá kèo được nuôi chủ yếu ở các tỉnh ven biển như Bạc Liêu, Cà Mau,
1


Sóc Trăng và Trà Vinh, góp phần đa dạng đối tượng nuôi và hạn chế rủi ro trong
nuôi thủy sản, như tình hình ni tơm hiện nay gặp nhiều khó khăn cả về dịch
bệnh và thị trường tiêu thụ. Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bạc
Liêu (2014), diện tích ni cá kèo ở tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua có xu
hướng tăng lên, cụ thể năm 2009 khoảng 242 ha, đến năm 2013 diện tích nuôi là
463 ha. Hầu hết cá kèo được nuôi luân canh trong ao nuôi tôm hoặc chuyên canh
theo hướng thâm canh với năng suất đạt rất cao, dao động 10-15 tấn/ha/vụ. Cá
kèo là đối tượng có giá trị kinh tế nên nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đã
thực hiện trên đối tượng này. Tuy nhiên, đến nay thì chưa có cơng trình nào cơng
bố về nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh cho cá kèo. Xuất phát từ tình
hình thực tế trên “Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức
thức ăn nuôi cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816)” được thực
hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Xác định nhu cầu dinh dưỡng (năng lượng, protein và lipid) của cá kèo
(Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) làm cơ sở xây dựng công thức thức ăn
cho các giai đoạn nuôi cá kèo thương phẩm.
1.3 Các nội dung chính của đề tài
- Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn, sinh trưởng và thành phần hóa học cá kèo
ni thương phẩm
- Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo (nhu cầu protein, năng lượng và lipid)
- Đánh giá khả năng tiêu hóa một số nguồn nguyên liệu phổ biến làm thức ăn cho

- Xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo thương phẩm
1.4 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về nhu cầu

dinh dưỡng (protein, năng lượng, lipid, tỷ lệ CHO: L), hiệu quả sử dụng thức ăn
và khả năng tiêu hóa một số nguồn nguyên liệu phổ biến cung cấp protein và
carbohydrate được sử dụng trong chế biến thức ăn cho cá kèo.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài làm cơ sở để nhà sản xuất lựa chọn
các nguồn nguyên liệu phù hợp và phát triển công thức thức ăn. Người nuôi lựa
chọn thức ăn phù hợp với các mức năng lượng và xác định tỷ lệ cho ăn hợp lý
trong từng giai đoạn nuôi cá kèo thương phẩm.

2


1.5 Điểm mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án đã có những đóng góp mới về lý thuyết và
ứng dụng trong sản xuất.
- Đây là cơng trình đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng mơ hình năng lượng sinh
học để xác định nhu cầu protein và năng lượng cho bốn giai đoạn nuôi cá kèo
thương phẩm.
- Xác định nhu cầu lipid và tỷ lệ CHO: L trong thức ăn cá kèo.
- Xác định hiệu quả sử dụng thức ăn, protein, năng lượng tiêu hoá; tỷ lệ
protein tiêu hoá/ năng lượng tiêu hoá; hệ số thức ăn; tỷ lệ cho ăn với bốn kích cỡ
cá khác nhau.
- Đánh giá khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu sử dụng phổ biến cung cấp
protein và carbohydrate trong chế biến thức ăn của cá làm cơ sở để lựa chọn
nguyên liệu phù hợp trong việc xây dựng công thức thức ăn.
- Đề tài đã xây dựng hồn chỉnh các cơng thức thức ăn của cá kèo ở bốn
giai đoạn nuôi nuôi thương phẩm dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cá.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá kèo
2.1.1 Phân loại
Cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Gobiidae
Giống: Pseudapocryptes
Lồi: Pseudapocryptes elongatus (http:// www.fishbase.org)

Hình 2.1: Cá kèo Pseudapocrytes elongatus (Cuvier, 1816)
2.1.2 Đặc điểm phân bố và tập tính sống
Cá kèo Pseudapocrytes elongatus (Cuvier, 1816) là lồi có cơ quan hô hấp phụ,
sống chủ yếu ở các bãi bùn vùng cửa sơng và có thể sống ở vùng nước ngọt. Cá
kèo có khả năng chịu đựng được điều kiện mơi trường khắc nghiệt do có tập tính
sống vùi trong hang và có cơ quan hơ hấp phụ, nhiệt độ thích hợp cho cá kèo
sinh trưởng và phát triển từ 23–28oC (http:// www.fishbase.org), độ mặn tối ưu
cho cá kèo phát triển là 10%o (Trần Trường Giang, 2009). Cá kèo giống phân bố
ở khu vực có rừng ngập mặn cao hơn so với những nơi khơng có rừng, mật độ cá
kèo giống tăng từ các vị trí ngồi khơi đi vào cửa sông và giảm dần trong nội địa.
Cá kèo giống xuất hiện hầu như quanh năm nhưng mật độ cao nhất từ tháng 6
đến tháng 9 (Trương Hoàng Minh và ctv., 2010).

4


2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Trần Đắc Định và ctv. (2002), cá kèo là lồi có tập tính ăn thiên về thực

vật, thành phần thức ăn trong ống tiêu hoá của cá kèo gồm tảo khuê, tảo lam và
mùn bã hữu cơ là chủ yếu. Trong đó tảo kh ln chiếm tỷ lệ cao nhất trong
chuỗi thức ăn (83,1%), kế đến là các bùn bã hữu cơ trong nền đáy (14,9%), tảo
lam (1,9%). Ngồi ra một số ít động vật phù du cũng được tìm thấy trong chuỗi
thức ăn của cá kèo, bao gồm Copepoda (0,06%), Cladocera (0,03%) (Trần Đắc
Định và ctv., 2002). Theo Yang et al. (2003) thì cá kèo (Boleophthalmus
pectinirostric) ăn thực vật và thức ăn chính là các loài tảo khuê ở bề mặt đáy của
thủy vực. Kết quả trên nghiên cứu khác cũng cho thấy, cá kèo là lồi ăn thực vật
và thức ăn chính là tảo sống đáy với 93% trong khẩu phần ăn của cá (Bucholtz et
al., 2009).
2.1.4 Đặc điểm tăng trưởng
Sự tăng trưởng của cá kèo được xác định thông qua việc phân tích mối quan hệ
giữa chiều dài tồn thân và khối lượng cá với phương trình hồi quy là
W=0,2468L1,5567 (R2 = 0,9008), chiều dài tối đa cá kèo đạt được là L  = 25,88
cm và tuổi thọ trung bình của cá cũng được xác định là 4,2 năm (Trần Đắc Định
và ctv., 2002). Sau 4-5 tháng nuôi trong ao thâm canh với mật độ 95,7con/m2 có
thể thu được cá đạt kích cỡ thương phẩm 40–50 con/kg (Trương Hồng Minh và
Nguyễn Thanh Phương, 2011).
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Hiện nay, sản xuất giống nhân tạo cá kèo chưa thành công nên nguồn giống phục
vụ cho nghề ni cá kèo phụ thuộc hồn toàn vào tự nhiên. Theo Trần Đắc Định
và ctv. (2002) thì kích thước tuyến sinh dục của cá kèo rất nhỏ và chỉ quan sát
được đến giai đoạn III. Tuyến sinh dục của cá đạt đến giai đoạn III bắt đầu từ
tháng 12 đến tháng 02 năm sau, tuy nhiên các giai đoạn thành thục tiếp theo vẫn
chưa quan sát được. Qua theo dõi từ tháng 5 đến tháng 7 cho thấy lại xuất hiện
một chu kỳ thành thục mới chỉ phát hiện được đến giai đoạn II (52,38%).
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản
2.2.1 Nhu cầu protein
Trong ni thủy sản, các lồi cá, tơm đạt tăng trưởng tốt nhất là vấn đề cần được
quan tâm hàng đầu, trong đó nghiên cứu về nhu cầu protein là một trong những

đóng góp quan trọng để thiết lập cơng thức thức ăn thích hợp giúp cá tăng trưởng
tối đa. Nhu cầu protein của động vật thủy sản lớn hơn động vật trên cạn, nhu cầu
protein của cá dao động trong khoảng 25–55%, trung bình 30%, giáp xác từ 30–
60% (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
5


Nhu cầu protein ở các lồi cá có tính ăn khác nhau sẽ khác nhau, nhu cầu protein
của loài cá ăn thịt thường cao hơn loài cá ăn tạp. Kết quả nghiên cứu của
Martinez-Palacioset al. (2007) cho thấy nhu cầu protein tối ưu cá Menidia estor
là 40,9%. Cá mú (Epinephelus coioides) có nhu cầu protein là 48% (Luo et
al., 2004). Nhu cầu protein của cá hồi (Salmo trutta) là 53% (Arzel et al., 1995).
Cá lăng (Mystus nemurus) có khối lượng cá 7–18 g thì nhu cầu protein giúp cá
tăng trưởng tốt nhất là 42% (Khan et al., 1992). Thức ăn có hàm lượng protein
40% giúp cho cá da trơn Nam Mỹ, Silurus meridionalis (cỡ 6–18g) đạt tăng
trưởng tối đa (Fu et al., 2006). Cá nheo mỹ, Ictalurus punctatus (cỡ 14g) có
nhu cầu protein là 35% (Page and Andrew, 1973). Cá hú (5–6g) có nhu cầu
protein là 26,6% (Liem et al.,2000). Nhu cầu protein của cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) là 38% (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2003). Nhu cầu protein tối
thiểu trong khẩu phần ăn cho cá rô phi (Oreochromis niloticus) là 27,5 – 35%
(Wee and Tuan, 1988).
Mặt khác, nhu cầu protein của cá cịn chịu ảnh hưởng của kích cỡ cá, cá nhỏ có
nhu cầu protein cao hơn cá lớn, cá càng lớn nhu cầu protein sẽ càng giảm. Theo
nghiên cứu của Hardy (1989), nhu cầu protein tối ưu cho cá hồi (Oncorhynchus
kisutch) giai đoạn bột là 45 đến 50%, giai đoạn giống là 40%, đến khi cá được
một tuổi thì nhu cầu protein cịn 35%. Ở cá lóc (Channa striata) có khối lượng cá
0,552 g/con thì có nhu cầu protein trong thức ăn 55% (Mohanty et al., 1996), ở
giai đoạn lớn hơn 4,3g/con thì nhu cầu protein là 50% (Trieu et al., 2001). Đối
với cá lóc bơng (Channa micropeltes) giai đoạn cá nhỏ 2,6g/con là 50,8% và giai
đoạn cá giống lớn (6,07g/con) là 46,5% (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2005).

Tương tự, nhu cầu protein của cá basa (Pangasius bocourti) giai đoạn cá giống
nhỏ là 41,6% và cá giống lớn là 34,3% (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 1997).
Cá rô phi (O. niloticus) bột có nhu cầu protein là 40%, khi cá đạt khối lượng 30g
thì nhu cầu protein là 35%, khi cá lớn hơn 110 g thì nhu cầu protein giảm còn
25–30% (Wilson, 1991).
2.2.2 Nhu cầu lipid
Lipid là thành phần dinh dưỡng giàu năng lượng, là nguồn dự trữ và cung cấp
năng lượng cho hoạt động của thủy sinh vật, tham gia vào vào cấu trúc màng tế
bào, hoạt hóa một số enzyme, hỗ trợ hấp thu các lipid khác và vận chuyển các
vitamin. Chúng có khả năng thay thế một lượng protein nhất định trong thức ăn
cho thuỷ sản. Năng lượng do lipid cung cấp gấp hai lần so với protein và
carbohydrate. Đối với cá nước ngọt hàm lượng lipid thay đổi tùy theo loài và
mức sử dụng được đề nghị là 6–10%, ở nhóm cá biển đặc biệt là những lồi ơn
đới, lipid chiếm khoảng 15–20% thức ăn, cá ăn động vật có nhu cầu lipid cao
hơn so với cá ăn tạp (Lê Thanh Hùng, 2008; Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn
Anh Tuấn, 2009).
6


Một số kết quả nghiên cứu nhu cầu lipid trên cá cho thấy các lồi cá khác nhau sẽ
có nhu cầu lipid khác nhau và nó phụ thuộc vào tính ăn của lồi cũng như mơi
trường sống. Nhu cầu lipid của một số loài cá ăn tạp như cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) giai đoạn giống (11,7g) có nhu cầu lipid là 8,0% (Nguyen
Hoang Duc Trung, 2011); cá ba sa là 7,7% (Nguyễn Thanh Phương và ctv.,
1999); cá rô đồng (Anabas testudineus) (2-2,5g/con) là 6% lipid (Trần Lê Cẩm
Tú và Trần Thị Thanh Hiền, 2006). Ở một số loài cá động vật như cá mú
(Epinephelus malabaricus) giai đoạn giống (4,43g/con) tăng trưởng tốt khi sử
dụng thức ăn chứa 12% lipid (Lin and Shiau, 2003). Cá Sander lucioperca
(280g/con) tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt khi hàm lượng lipid trong
thức ăn dao động từ 10 đến 18% (Kowalska et al., 2011). Cá vền (Dicentrarchus

labrax) khi được cho ăn thức ăn chứa 12% lipid và 48% protein, cá đạt tăng
trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất (Helena et al., 1999). Đối với cá
chẽm trắng (Atractoscion nobilis) giai đoạn giống (27 ngày tuổi) tăng trưởng tốt
khi thức ăn chứa 15,5-18% lipid. Nhu cầu lipid của cá tầm Argyrosomus regius
giai đoạn giống là 17% (Chatzifotiset al., 2010).
Qua các kết quả trên cho thấy nhu cầu lipid của cá ăn động vật cao hơn so với cá
ăn tạp. Trong thức ăn cá lấy năng lượng chủ yếu từ carbohydrate và lipid nên rất
khó xác định nhu cầu lipid hay carbohydrate. Đối với các lồi cá có khả năng sử
dụng tốt tinh bột thì nhu cầu lipid sẽ thấp hơn carbohydrate và ngược lại (Lê
Thanh Hùng, 2008). Vì vậy, việc cân đối tỷ lệ carbohydrate/ lipid (CHO: L)
trong thức ăn có vai trò quan trọng đối với việc sử dụng năng lượng của cá. Tỷ lệ
CHO: L trong thức ăn cũng phụ thuộc vào tính ăn của lồi. Đối với, cá ăn động
vật thì tỷ lê CHO: L thấp hơn so với cá ăn tạp và ăn thực vật. Cá da trơn Trung
Quốc (Leiocassis longirostris) là loài cá ăn động vật, tỷ lệ CHO: L trong thức ăn
tối ưu cho cá tăng trưởng là 1,98 (Tan et al., 2007). Tương tự, cá quân sebastes
schiegell tăng trưởng tốt khi sử dụng thức ăn chứa tỷ lệ CHO: L dao động từ 0,8
đến 1,6 (Lee and Kim, 2009). Đối với cá ăn tạp như cá rơ đồng (Anabas
testudineus) thì thức ăn (40% protein thơ và năng lượng thô là 17,7 KJ/g) chứa tỷ
lệ CHO:Ldao động từ 0,99 đến 3,00 không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá
(Ali et al.,2012). Kết quả nghiên cứu của Ali and Al-Asgah (2001) cho thấy tỷ lệ
CHO:L tối ưu cho cá rô phi vằn O.niloticus tăng trưởng tốt nhất trong thức ăn
dao động từ 2,06 và 4,95. Trong thức ăn của cá nheo Mỹ giai đoạn giống chứa
CHO:L với các tỷ lệ khác nhau dao động từ 0,45 đến 4,5 không ảnh hưởng đến
tăng trưởng, hệ số thức ăn, protein và năng lượng tích lũy của cá (Garling and
Wilson, 1977). Tính ăn của cá chuyên ăn thực vật như cá trắm cỏ
(Ctenopharyngodon idella) thì tỷ lệ CHO: L tối ưu cho tăng trưởng, hệ số thức
ăn, hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả sử dụng protein là 7,5 với thức ăn chứa
39% protein và năng lượng là 16,2 KJ/g (Gao et al., 2009).Tóm lại, tỷ lệ CHO:
L trong thức ăn của cá ăn động vật thấp hơn so với cá ăn tạp và ăn thực vật.
7



×