Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Câu hỏi đạng nhận định đúng sai và Câu hỏi tự luận Luật kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.42 KB, 32 trang )

A. CÂU HỎI DẠNG NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI (nhận định đúng hay sai, trích dẫn văn bản
pháp luật, giải thích)
Chương 1: Những vấn đề chung về Luật kinh doanh và chủ thể kinh doanh
Câu 1. Người không có quốc tịch có thể được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt
Nam?. (S - K1 Đ18LDN2014)
Câu 4. Nếu cổ đông của công ty bị mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần) sau khi trở thành cổ
đông của CTCP thì cổ đông đó có bị mất tư cách cổ đông không?. (Không – K3 Đ18LDN2014,
K2 Đ4LDN2014)
Câu 5. Sau khi đã góp vốn là quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất vào CTTNHH, thành viên
(đã góp vốn) vẫn có quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đó?. (S – K1 Đ36LDN2014)
Câu 8. Những DN có phần vốn của người nước ngoài được thành lập tại Việt Nam chỉ được
hoạt động theo hình thức CTTNHH?. (S - K1 Đ18LDN2014)
Câu 12. Khi công ty bị giải thể, thành viên công ty không chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng
của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty phát sinh trong quá trình hoạt
động kinh doanh?. (Đ- CTTNHH từ 2TV - điểm b K1 Đ47LDN2014; Đ - CTTNHH 1TV - K1
Đ73LDN2014; Đ - CTCP – điểm c K1 Đ110LDN2014; S – CTHD - điểm b K1
Đ172LDN2014).
Câu 13. Tất cả DN khi thành lập đều phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định khi thành lập?.
(S-K1 Đ8LDN2014)
Câu 20. Có phải mọi cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh đều gọi là DN? Ở nước ta có bao
nhiêu loại DN?. (S-K1 Đ66 NĐ78-2015 về đăng ký kinh doanh)
Câu 21. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Có phải doanh nghiệp nào cũng có tư cách pháp
nhân?. (S – Đ183LDN2014)
Câu 22. Doanh nghiệp có phải là công ty hay không? Thế nào là công ty đối vốn, công ty đối
nhân?. (S-Đ183LDN2014)
Câu 23. Luật Thương mại quy định thương nhân phải có ĐKKD, vậy thương nhân có phải là
doanh nghiệp không?. (K7 Đ4 LDN2014, K1 Đ6 LTM2005, K1 Đ66 NĐ78 2015 về ĐKKD)
Câu 24. Cán bộ, công chức được quyền góp vốn, mua cổ phần của công ty?. (Đ-K3
Đ18LDN2014)
Câu 26. Khi một công ty mở chi nhánh thì có gì khác với mở văn phòng đại diện hay không?.
(Đ-K1&K2 Đ45LDN2014)


Câu 27. Quyền sở hữu vốn và quyền sở hữu tài sản giống nhau hay không? Cho ví dụ?. (S)
(Vốn tài tài sản, chứ không phải mọi tài sản đều là vốn) (Khái niệm: Vốn kinh doanh là biểu
hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh
nhằm mục đích sinh lời).
Câu 28. Việc đầu tư vốn có làm thay đổi quyền sở hữu của chủ thể hay không? Tại sao?. (ĐK1Đ36LDN214-CTCP, CTTNHH, CTHD); (S-K2Đ36LDN2014-DNTN)

1


Câu 31. Trụ sở giao dịch của doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản nào? Phân biệt trụ
sở với địa điểm kinh doanh của DN? Khi thành lập DN, nhà đầu tư có cần trình giấy tờ & xác
nhận quyền sử dụng địa điểm đặt trụ sở gì hay không?. (Đ – Đ43LDN2014 và K3
Đ45LDN2014)
Câu 32. Phân biệt tên riêng với tên của DN? (K1 Đ38 LDN2014). Nếu tên riêng của Doanh
nghiệp không phải bằng tiếng Việt, chỉ bằng tiếng nước ngoài thì có được hay không?. (S – K1
Đ38 & K1, 2 Đ40 LDN2014)
Câu 33. Doanh nghiệp được đăng ký tối đa bao nhiêu ngành? Nếu đăng ký ngành nghề đòi hỏi
điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp có phải nộp các giấy tờ xác nhận đủ điều kiện kinh doanh
ngay trong hồ sơ ĐKKD hay không?. (Đ – K1 Đ8LDN2014)
Câu 46. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì các chủ thể được bắt đầu tiến
hành hoạt động kinh doanh?. (Đ – LDN2014)
Câu 49. Khi kinh doanh thua lỗ, DN sẽ tiến hành thủ tục giải thể hay thủ tục phá sản? Hậu quả
gì xảy ra nếu DN chấm dứt hoạt động mà không tiến hành thủ tục giải thể? (K2
Đ201LDN2014; K2 4LPS2014)
Câu 70. CTCP được gọi là công ty “đối vốn”? Vì sao?
Câu 108. Chủ sở hữu của tất cả các doanh nghiệp đều có quyền bán doanh nghiệp của mình?.
Câu 117. Chủ sở hữu doanh nghiệp phải chuyển quyền sở hữu đối với tài sản mà mình đầu tư
hoặc góp vốn vào doanh nghiệp?.
Câu 145. Theo LDN2005, các loại CP có thể chuyển đổi cho nhau theo quyết định của
ĐHĐCĐ?

Câu 150. Cổ phần là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu
đối với một phần vốn của tổ chức phát hành?.
Câu 151. Tổ chức, cá nhân công dân VN có thể góp vốn, mua cổ phần ở các doanh nghiệp có
phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại VN?.
Câu 160. Trường hợp nào không được chia, tách doanh nghiệp? Có những yêu cầu chú ý nào
trong 2 biện pháp này?.
Câu 163. Phân biệt thương nhân là doanh nghiệp?.
Câu 164. Người lao động trở thành chủ nợ của doanh nghiệp khi nào?.
Câu 170. Việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, trả nợ có đương nhiên là quyền của thành
viên công ty hay không?
Câu 191. Tại Việt Nam, chỉ có các loại hình doanh nghiệp được thực hiện các hoạt động kinh
doanh. (S – K1 Đ66 NĐ782015)
Câu 192. Việc định giá các tài sản trong phần vốn góp của thành viên mới khi công ty đang
hoạt động phải thông qua một tổ chức định giá chuyên nghiệp. (S – K2 Đ37 LDN2014)
Câu 193. Tên doanh nghiệp được những nhà sáng lập đặt tự do theo ý chí của mình. (S – Đ38Đ41 LDN2014)
Câu 195. Tên doanh nghiệp được người thành lập quyết định một cách tự do theo ý chí của
mình. (S - Đ38-Đ41 LDN2014)
2


Câu 197. Giấy chứng nhận đăng ký điện tử có giá trị pháp lý như Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp. (Đ – LDN2014)

1) “Văn bản QPPL là nguồn duy nhất của các quan hệ kinh doanh tại Việt Nam.”
2) “Luật kinh tế điều chỉnh mọi quan hệ pháp luật của chủ thể kinh doanh”
3) “Quan hệ nội bộ của doanh nghiệp không thuộc sự điều chỉnh của Luật kinh
doanh.”

1.


Mọi doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động kinh doanh đều phải đảm bảo về

mức vốn pháp định.
2.
Sau khi đã góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty trách nhiệm hữu hạn,
thành viên vẫn có quyền sử dụng đất đó.
3.
Vốn pháp định trong doanh nghiệp là vốn phải có để thành lập và không
đượcthấp hơn vốn điều lệ.
4.
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền góp vốn
vào các doanh nghiệp để kinh doanh trừ cán bộ công chức.
5.

Quân khu 7 thuộc Bộ quốc phòng được thành lập công ty để kinh doanh.

3


Chương 2: Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
Câu 6. Một cá nhân không được thành lập & làm chủ sở hữu cùng lúc nhiều doanh nghiệp tư
nhân?. (Đ – K3Đ141LDN2005)
Câu 9. Hộ kinh doanh là một chủ thể kinh doanh do cá nhân làm chủ?. (S – Đ49 NĐ43CP2010
về ĐKKD)
Câu 29. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân cũng chính là quyền và nghĩa vụ của chủ
doanh nghiệp & ngược lại, đúng/sai?. (Đ-K1&K3 Đ141LDN2005)
Câu 39. Mọi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều có tư cách pháp nhân, đúng/sai?. (S –
Đ141LDN2005 – nếu DN đó được thành lập theo mô hình DNTN)
Câu 48. Cán bộ, công chức không được thành lập hộ kinh doanh?. (S – Đ36 NĐ88/2006)
Câu 65. Cá nhân chỉ được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân?. (

Câu 72. Hộ kinh doanh sử dụng trên 10 lao động phải chuyển đổi thành doanh nghiệp?.
Câu 90. So với DNTN ở nước ta, Công ty TNHH 1 thành viên có ưu và nhược điểm gì?
Câu 91. Quyền và nghĩa vụ của DNTN cũng chính là quyền và nghĩa vụ của chủ DN và ngược
lại?
Câu 98. Chủ DNTN có thể đồng thời là TVHĐ của CTHD?
Câu 109. Trong thời gian cho thuê doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn là người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp?.
Câu 110. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không thể đăng ký kinh doanh dưới hình
thức Hộ kinh doanh?.
Câu 114. Giám đốc doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?.
Câu 134. Tất cả hộ kinh doanh phải đặt tên và đăng ký tên riêng với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền?.
Câu 138. Chủ DNTN không được làm người quản lý DN ở các DN khác?.
Câu 143. DNTN có thể được chuyển đổi thành CTTNHH 2 thành viên nếu chủ DN bán 1 phần
DN cho người khác?.
Câu 147. Hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm?.
Câu 152. Khi bán DNTN, chủ doanh nghiệp phải chấm dứt tất cả các hợp đồng mà DN đang
thực hiện?.
Câu 155. Doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm vốn đầu tư?.
Câu 156. Tất cả các hộ kinh doanh phải đặt và đăng ký tên riêng với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền?.
Câu 161. Chủ DNTN được mua cổ phần của CTCP và thành lập công ty TNHH 1 thành viên?.
Câu 171. Doanh nghiệp tư nhân không thể tiến hành tổ chức lại như các loại công ty?.
Câu 184. DNTN sẽ chuyển đổi thành CTTNHH 2 thành viên trở lên nếu có từ 2 cá nhân cùng
mua DNTN đó?.
Câu 185. Mọi cá nhân, tổ chức mua DNTN sẽ trở thành chủ DNTN đó?.

4



1. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm
về các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân.
2. Nếu không thay đổi ngành nghề kinh doanh, nhãn hiệu hàng hoá thì người mua
DNTN được quyền tiếp tục hoạt động kinh doanh kể từ thời điểm nhận bàn giao doanh
nghiệp mà không phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh.
3. Khi bán DNTN, chủ doanh nghiệp phải chấm dứt tất cả các hợp đồng mà doanh
nghiệp đang thực hiện.
4. DNTN được quyền đầu tư vốn để thành lập một doanh nghiệp khác.
5. Chủ DNTN có quyền bán một phần doanh nghiệp của mình.
6. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chủ DNTN có quyền chủ động tăng, giảm
vốn đầu tư trong doanh nghiệp của mình.

1. Hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm.
2. Hộ kinh doanh không có quyền góp vốn vào công ty TNHH.
3. Tất cả các hộ kinh doanh phải đặt và đăng ký tên riêng với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
4. Hộ kinh doanh phải đăng kí hinh doanh dưới hình thức doanh nghiệpkhi sử dụng hơn 10
lao động.
5. Hộ kinh doanh thường tồn tại với quy mô vừa và nhỏ.

5


Chương 3: Pháp luật về công ty
Câu 2. Thành viên sở hữu dưới 10% vốn điều lệ của CTTNHH 2 thành viên trở lên không thể
được bổ nhiệm làm giám đốc công ty?. (S - K1 Đ57LDN2005)
Câu 3. Hợp đồng giữa CTTNHH 1 thành viên với chủ sở hữu phải được HĐTV hoặc chủ tịch
công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số?. (Đ Đ75LDN2005)
Câu 7. Ở tất cả các CTCP, giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty?. (S –

K1 Đ116LDN2005)
Câu 10. Tất cả CTTNHH 1 thành viên phải có kiểm soát viên?. (S – K1 Đ74LDN2005)
Câu 11. Tất cả cổ đông của CTCP đều có quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ của CTCP đó?. (S –
K3 Đ82 và K3 Đ83 LDN2005)
Câu 16. CTTNHH một thành viên là loại hình DN được thành lập nhiều nhất ở VN?. (S –
CTTNHH từ 2 đến 50TV)
Câu 35. Chủ tịch hội đồng thành viên được kiêm chức danh giám đốc hoặc tổng giám đốc
CTTNHH?. (Đ – K1 Đ49LDN2005, S – K3 Đ70LDN2005)
Câu 36. Chỉ có các cổ đông phổ thông mới có quyền tham gia dự họp và biểu quyết tại
ĐHĐCĐ của CTCP?. (S – Điểm a K2 Đ81LDN2005)
Câu 38. Công ty hợp danh phải có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn?. (S – điểm a
K1 Điều 130LDN2005)
Câu 40. Cá nhân không được phép thành lập công ty?. (S – K1 Đ63LDN2005 – CTTNHH
MTV là cá nhân)
Câu 41. Thành viên CTTNHH có được làm cổ đông trong CTCP?.
Đúng: Theo qui định tại điểm b khoản 1 Điều 77 LDN2005 về CTCP thì cổ đông có thể là tổ
chức, cá nhân. Mặt khác, có 2 loại cổ đông trong CTCP là cổ đông ưu đãi và cổ đông phổ
thông (Điều 78 LDN). Như vậy, luật không cấm thành viên của CTTNHH làm cổ đông phổ
thông trong CTCP do cổ phần phổ thông được phép tự do chuyển nhượng cho bất kỳ ai. Đối
với cổ đông ưu đãi, nếu Điều lệ công ty không cấm thì cổ đông ưu đãi cũng có thể cùng lúc là
thành viên của CTTNHH.
Câu 44. Chỉ có giám đốc (tổng giám đốc) mới có quyền ký kết hợp đồng?.
Sai: Luật doanh nghiệp quy định chỉ có những người là đại diện theo PL của doanh nghiệp mới
có quyền ký kết các hợp đồng. Trong nhiều mô hình doanh nghiệp hoạt động theo LDN2005
thì không nhất thiết chỉ có Giám Đốc (Tổng Giám Đốc) mới là người đại diện theo PL của
doanh nghiệp. Ví dụ: Trong Cty TNHH 1 thành viên thì Chủ tịch Hội đồng thành viên (K5
Đ67; K1 Đ74) hoặc Chủ tịch công ty (Đ69) đều có thể là người đại diện theo PL của DN. Đối
với công ty TNHH 2-50 thành viên thì Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể là người đại diện
theo PL (Đ46). Trong CTCP thì người đại diện theo PL còn có thể là Chủ tịch HĐQT (K1
Đ116) v.v...

Câu 45. Để thu hồi các khoản nợ chưa tới hạn trả, DN có thể giảm bớt 1 phần nghĩa vụ thanh
toán cho con nợ của mình được không? (S – Đ38, Đ77, Đ130, trừ DNTN-Đ141)
6


Câu 50. Tất cả cổ đông đều có quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ?. (S-K3Đ82 & K3Đ83LDN2005)
Câu 53. Thành viên CTTNHH có 2 thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng phần vốn góp
của mình cho người khác. (Đ44LDN2005)
Câu 57. Người sở hữu phần vốn góp trong công ty chính là thành viên công ty? Đ/S? (Đ)
Câu 58. CTTNHH huy động vốn góp bằng cách nào? Công ty có quyền giảm vốn điều lệ
không? Vì sao? (Đ- DD60) và (S - K1 Đ76)
Câu 59. Vì sao thành viên CTTNHH được quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của
mình? Công ty có bắt buộc phải mua lại phần vốn góp đó hay không? (tùy vào lý do yêu cầu
CT mua lại – K1 Đ43LDN2005). Nếu tình hình tài chánh công ty lúc ấy rất khó khăn? (S – K2
Đ43LDN2005)
Câu 60. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng vốn của mình trong CTTNHH 1 thành
viên?. (Đ – điểm c K2 Đ64 LDN2005).
Câu 61. Thành viên có chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ TS của công ty bằng tài sản riêng
của mình hay không? Vì sao?. (Đ – CTHD –điểm b K1 Đ130 LDN2005); (S – CTCP điểm c
K1 DD77LDN2005; điểm b K1 Đ38LDN2005).
Câu 62. Thành viên CTTNHH có quyền tặng, cho hay trả nợ bằng phần vốn góp của mình hay
không? Hậu quả pháp lý?.
Câu 63. Nếu chủ tịch HĐTV của CTTNHH chết thì giải quyết như thế nào? (K5 Đ49
LDN2005)
Câu 66. Chỉ có các cổ đông phổ thông mới có quyền tham gia dự họp và biểu quyết tại
ĐHĐCĐ của CTCP?.
Câu 68. Ai có quyền triệu tập ĐHCĐ? Nội dung chương trình họp ĐHCĐ do ai quyết định?
Nghị quyết của ĐHCĐ được thông qua bằng những hình thức nào?
Câu 69. CTCP bắt buộc phải có cổ phần ưu đãi?.
Câu 71. Kiểm soát viên có phải là người lao động trong CTCP không? Tại sao?

Câu 73. CĐ có chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty mình bằng TS riêng hay
không? Tại sao?
Câu 74. Thành viên hợp danh là cá nhân, tổ chức có tư cách pháp nhân đáp ứng các điều kiện
mà pháp luật quy định?.
Câu 75. Một người có thể là giám đốc kiêm chủ tịch HĐTV?
Câu 76. Công ty TNHH 1 thành viên là công ty đối nhân?
Câu 77. Công ty TNHH 1 thành viên không có quyền phát hành chứng khoán để huy động
vốn?
Câu 78. Công ty TNHH 1 thành viên có quyền tăng, giảm vốn điều lệ?
Câu 82. Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền thành lập 1 công ty TNHH 1 thành
viên khác?
Câu 83. Công ty TNHH 1 thành viên có toàn quyền quyết định việc thành lập chi nhánh, công
ty con, góp vốn vào công ty khác?
Câu 84. Chủ sở hữu CTTNHH MTV hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ
TS của công ty bằng TS riêng của mình?
7


Câu 85. Giám đốc của công ty hợp danh được hội đồng thành viên bổ nhiệm từ các thành viên
của công ty?.
Câu 86. Chủ tịch HĐQT của CTCP không bắt buộc phải là cổ đông của công ty đó?.
Câu 87. Chủ sở hữu có quyền bán Công ty TNHH 1 thành viên cho tổ chức, cá nhân khác hay
không? Tại sao?
Câu 88. Thừa nhận Công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sẽ dần thay thế loại hình
DNTN ở nước ta? Đ/S? Giải thích?
Câu 89. Công ty TNHH 1 thành viên có toàn quyền tự chủ trong kinh doanh?
Câu 93. Thành viên hợp danh trong HĐTV của CTHD có trách nhiệm “liên đới” với ai trong
việc thanh toán nợ của công ty? Khi nợ đã quá hạn, chủ nợ của công ty hợp doanh có được
quyền yêu cầu thành viên hợp danh thanh toán nợ thay công ty được không? Giải thích?.
Câu 94. Thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên là cá nhân phải chấm dứt tư cách thành

viên khi người này đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghề kinh
doanh?.
Câu 95. Chức danh GĐ của CTHD có gì khác với GĐ CTCP?
Câu 96. Quyền tham dự và biểu quyết tại HĐTV của CTHD có phải là quyền tham gia quản lý
CTHD hay không? Giải thích?
Câu 97. Vì sao công ty CTHD có tư cách pháp nhân?
Câu 99. Thành viên của CTHD có quyền trực tiếp rút vốn ra khỏi công ty hay không?
Câu 100. TVGV có được quyền tham gia quản lý CTHD?
Câu 101. Một người có thể là TVHD của nhiều CTHD?
Câu 102. Tất cả thành viên hợp danh của công ty hợp danh đều có số phiếu biểu quyết ngang
nhau.
Câu 105. HĐQT CTCP ABC quyết định mua lại 25% tổng số cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán?.
Câu 106. Bà H đang là Chủ tịch HĐQT CTCP Nắng Mới. Bà cũng đồng thời là Giám đốc công
ty TNHH Bình Minh?.
Câu 107. Ông K là thành viên hợp danh của công ty Luật hợp danh K & cộng sự. Tại thời điểm
thành lập năm 2006, ông góp vốn 2 tỷ. Năm 2008 ông K rút 500 triệu trong số 2 tỷ này để
thành lập công ty TNHH?.
Câu 111. HĐQT của CTCP biểu quyết thông qua các quyết định theo nguyên tắc phụ thuộc
vào phần vốn góp của các thành viên HĐQT vào vốn điều lệ của công ty?.
Câu 113. Khi chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho
cá nhân, tổ chức khác thì phải chấm dứt hoạt động của công ty đó?.
Câu 115. Cán bộ, công chức không thể là thành viên hợp danh của công ty hợp danh?.
Câu 116. Thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên đều là người quản lí công ty?.
Câu 118. Người chưa thành niên không thể trở thành thành viên của công ty TNHH 2 thành
viên trở lên?.
Câu 120. Trong công ty TNHH 1 thành viên, Chủ tịch HĐTV có thể kiêm Giám đốc của công
ty?.
8



Câu 121. Cổ đông sở hữu dưới 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục 6 tháng
thì không được xem xét, trích lục các nghị quyết của HĐQT?.
Câu 122. Cổ đông sáng lập bắt buộc phải tham gia vào quá trình soạn thảo và thông qua bản
điều lệ đầu tiên?.
Câu 123. Người mua cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông của công ty ngay sau khi thanh toán đủ số
phần đã mua?.
Câu 135. Thành viên góp vốn không được tham dự và biểu quyết trong cuộc họp hội đồng
thành viên của công ty hợp doanh?.
Câu 136. Quyết định sửa đổi điều lệ công ty TNHH 2 đến 50 thành viên khi thông qua tại cuộc
họp Hội đồng thành viên phải có tỷ lệ phần trăm ít nhất số vốn của số thành viên dự họp chấp
thuận là 75%?.
Câu 139. Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định của ĐHĐCĐ về việc thay đổi địa chỉ trụ sở
giao dịch của công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại CP của mình?.
Câu 140. Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều làm thay đổi
tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên trong công ty?.
Câu 144. Chủ sở hữu của CTTNHH 1 thành viên có thể cho người khác thuê CTTNHH đó?.
Câu 148. Trong CTHD, giám đốc có thể được thuê để điều hành công việc hằng ngày của công
ty?.
Câu 152. Thành viên ban kiểm soát của CTCP phải là cổ đông của công ty đó?.
Câu 153. Thành viên góp vốn của CTHD không thể bị khai trừ ra khỏi công ty?.
Câu 154. Chỉ có CTCP mới được phát hành cổ phiếu để huy động vốn?.
Câu 157. Thành viên góp vốn không được tham dự và biểu quyết trong cuộc họp hội đồng
thành viên công ty hợp danh?
Câu 162. Mọi quyết định của ĐHĐCĐ không thực hiện đúng theo quy định của luật doanh
nghiệp và Điều lệ công ty về trình tự, thủ tục triệu tập họp đều bị huỷ bỏ?.
Câu 166. Khi chủ sở hữu CTTNHH một thành viên chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ của
công ty cho người khác thì phải chấm dứt hoạt động của công ty đó?.
Câu 168. Khi nào công ty TNHH mua lại vốn góp của thành viên?
Câu 169. Chứng minh vốn góp của thành viên công ty TNHH là 1 tài sản?
Câu 172. Phân tích nguyên tắc bầu dồn phiếu trong bầu thành viên HĐQT và Ban kiểm soát

của CTCP? ý nghĩa?
Câu 174. Các loại cổ phần? Có quy định nào giới hạn việc phát hành cổ phần?
Câu 175. Người nước ngoài không thường trú tại VN không thể trở thành thành viên của công
ty TNHH?.
Câu 177. Cổ phần phổ thông do cổ đông sáng lập đăng ký mua, nhưng không mua hết, công ty
có quyền bán tự do ra ngoài công ty?
Câu 178. Thành viên CTHD và DNTN giống nhau ở điểm nào?
Câu 179. Thành viên hợp danh của một công ty hợp danh có quyền tự do góp vốn vào các
doanh nghiệp khác?.
Câu 181. Những trường hợp mua lại vốn góp của công ty TNHH?.
9


Câu 182. Có phải trường hợp nào cũng được mua lại vốn góp của công ty TNHH không?
Câu 183. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có thể trở thành thành viên góp vốn trong công ty
TNHH được không?.
Câu 186. Các thành viên hợp danh có quyền như nhau trong điều hành quản lý CTHD? Lý do?
Câu 189. Mua lại phần vốn góp có bao giờ làm tăng vốn điều lệ của công ty không?.
Câu 190. Phân biệt sự khác nhau giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong công
ty hợp danh?.
Câu 194. Thành viên hợp danh của một công ty hợp danh có quyền tự do góp vốn vào các
doanh nghiệp khác. (S – K1 Đ33 LDN2005)
Câu 196. Việc tham gia quản lý trong công ty hợp danh được thực hiện theo nguyên tắc bình
đẳng. (Đ37 LDN2005)

1.
Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp
đều không thể trở thành thành viên HĐTV công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
2.
Mọi thành viên HĐTV của công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều có thể được

bầu giữ chức chủ tịch HĐTV.
3.

Giám đốc công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải là người góp vốn vào công ty.

4.
Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chuyển nhượng một phần vốn điều lệ
cho người khác sẽ dẫn đến chấm dứt tư cách thành viên công ty.
5.

Cá nhân, tổ chức nước ngoài có thể trở thành thành viên góp vốn trong công ty

TNHH trên 2 thành viên trở lên.
6.

Khi cần thiết, chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên được quyền trực tiếp rút

một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty.

1. Tất cả các cổ đông công ty cổ phần đều có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội
đồng cổ đông.
2. Khi cổ đông chuyển nhượng cổ phần phổ thông phải ưu tiên chuyển nhượng cho các cổ
đông còn lại trong công ty, chỉ được chuyển nhượng cho người ngoài công ty nếu các cổ
đông còn lại không mua hoặc mua không hết.
3. Các thành viên HĐQT công ty cổ phần phải sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ
thông của công ty trong vòng 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.

10



4. Cổ đông sở hữu cùng loại cổ phần, với số lượng bằng nhau sẽ có quyền và nghĩa vụ như
nhau.
5. Chỉ có cổ đông ưu đãi biểu quyết mới có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng
cổ đông.
6. Ở tất cả các công ty cổ phần, giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của
công ty.
7.

Cổ phần của công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng trong mọi trường hợp.

1. Trong công ty hợp danh, giám đốc có thể được thuê để điều hành công việc hàng ngày
của công ty.
2. Tất cả thành viên hợp danh đều có quyền đại diện cho công ty hợp danh trong các quan
hệ với cơ quan nhà nước.
3. Chỉ có cá nhân mới được phép tham gia thành lập công ty hợp danh .
4. Thành viên góp vốn không được tham dự và biểu quyết trong cuộc họp hội đồng thành
viên công ty hợp danh
5. Thành viên góp vốn của CTHD không thể bị khai trừ ra khỏi công ty.

Chương 4: Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước
Câu 159. Công ty TNHH nhà nước một thành viên là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn
bộ vốn điều lệ?.

11


Chương 5: Pháp luật về hợp tác xã
Câu 92. Đối với hợp tác xã thành lập một bộ máy vừa quản lý, vừa điều hành, Phó chủ nhiệm
hợp tác xã bắt buộc phải là xã viên hợp tác xã?.

Câu 103. Chủ nhiệm HTX phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của xã viên HTX?.
Câu 104. Phòng ĐKKD thuộc UBND huyện M từ chối nhận hồ sơ ĐKKD của HTX Hòa Bình
với lý do việc cấp GCN ĐKKD cho HTX thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp tỉnh?.
Câu 112. Hợp tác xã hoạt động dưới hình thức công ty TNHH 2 thành viên trở lên?.
Câu 119. Chủ nhiệm hợp tác xã là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã đó?.
Câu 124. Mục đích tham gia HTX khác với góp vốn CTCP?
Câu 125. Hình thức sở hữu tài sản của HTX không phải là sở hữu pháp nhân?
Câu 126. Căn cứ chia lãi của HTX không chỉ dựa trên tỷ lệ vốn góp?
Câu 127. Sau khi giải thể, toàn bộ tài sản của HTX được chia cho xã viên sau khi đã thanh toán
hết các nghĩa vụ tài sản của HTX?
Câu 128. Mọi xã viên đều có quyền ứng cử, bầu cử vào Ban quản trị, chủ nhiệm HTX, ban
kiểm soát?
Câu 129. Xã viên có quyền góp vốn theo khả năng, không bị hạn chế mức tối đa?
Câu 130. Chủ nhiệm HTX là đại diện pháp luật của HTX?
Câu 131. HTX có quyền tự do tuyển dụng lao động?
Câu 132. Xã viên có quyền trực tiếp rút ngay số vốn của mình khi xin ra khỏi HTX?
Câu 133. Không có giới hạn về số lượng xã viên HTX?
Câu 137. Xã viên hợp tác xã khi biểu quyết tại đại hội xã viên không phụ thuộc vào số vốn góp
của họ vào hợp tác xã?.
Câu 141. Mọi HTX phải lập quỹ phúc lợi để chăm lo cho đời sống vật chất của xã viên?.
Câu 142. HTX có 300 xã viên có quyền tổ chức Đại hội Đại biểu xã viên với số đại biểu tham
dự đại hội không thấp hơn 90 xã viên?.
Câu 146. Chủ nhiêm HTX phải là xã viên của HTX đó?.
Câu 149. HTX là tổ chức kinh tế - xã hội do cá nhân, HGĐ, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích
chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật HTX?.
Câu 158. Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền yêu cầu hợp tác xã tổ chức Đại hội xã viên bất
thường?.
Câu 176. Các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân đều có thể trở thành xã viên HTX?.
1. HTX là tổ chức kinh tế - xã hội do cá nhân, HGD, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung,
tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật HTX.

2. Chủ nhiệm HTX phải là thành viên của HTX đó.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền yêu cầu HTX tổ chức Đại hội thành viên bất
thường.
4. Mọi HTX phải lập quỹ phúc lợi để chăm lo đời sống vật chất cho thành viên.
12


5. Thành viên HTX khi biểu quyết tại Đại hội thành viên không phụ thuộc vào số vốn góp
của họ vào HTX.
6. Thành viên HTX có quyền góp vốn theo khả năng, không hạn chế mức tối đa.

13


Chương 6: Pháp luật về hợp đồng
Câu 17. Nếu hợp đồng mua bán hàng hóa không được giao kết đúng hình thức luật định thì các
bên sẽ phải gánh chịu các biện pháp chế tài theo quy định tại luật thương mại?. (ĐĐ24LTM2005, K2 Đ122, K2 Đ124 BLDS2005)
Câu 30. Hợp đồng có vi phạm về hình thức sẽ không bị vô hiệu, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác?. (Đ24LTM2005)
Câu 34. Hợp đồng trong kinh doanh- thương mại được ký kết bằng nhiều hình thức khác
nhau?. (Đ – Đ24LTM2005)

14


Chương 7: Pháp luật về phá sản
Câu 14. Trong tất cả các trường hợp, chỉ sau khi tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản thì
việc thanh lý tài sản của DN mới được phép tiến hành? (S-Đ78 và Đ87 LPS2004)
Câu 15. Trong tất cả các trường hợp, Hội nghị chủ nợ là thủ tục bắt buộc phải có trong quá
trình giải quyết phá sản DN, hợp tác xã?. (S - Đ87&Đ78LPS2004)

Câu 37. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ nợ không có bảo đảm
và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản?. (Đ –
K1 Đ13LPS2004)
Câu 47. Bất kỳ thành viên hợp danh nào cũng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
khi công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản?. (Đ – K1Đ18LPS2004)
Câu 51. Ai được đứng tên trong yêu cầu mở thủ tục phá sản DN? Nếu người đó không nộp đơn
ra tòa thì có được hay không? (Đ13 đến Đ18LPS2004)
Câu 52. Sau khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản, DN có quyền giao kết và thực hiện hợp
đồng hay không? Vì sao? (Đ – Đ30LPS2004)
Câu 54. Sau khi DN đã bị tuyên bố phá sản, chủ DN (thành viên công ty) có trách nhiệm đối
với số nợ còn lại chưa thanh toán? (k1 Đ90LPS2004)
Câu 55. Có hoạt động kinh doanh, tất yếu có khả năng bị tuyên bố phá sản, đúng hay sai? (Đ –
LPS2004)
Câu 56. Doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ bị tuyên bố phá sản sau khi có quyết định đình chỉ thủ tục
thanh lý tài sản?. (Đ87- LPS2004)
Câu 64. Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã lâm vào trình trạng phá sản?. (Đ – Đ2 và Đ7 LPS2004).
Câu 165. Quyền nộp đơn của người lao động yêu cầu toàn án tuyên bố phá sản doanh nghiệp
có thực quyền hay không?.
Câu 167. Điều kiện để tổ chức hội nghị chủ nợ?
Câu 173. Điều kiện để áp dụng thủ tục phục hồi với DN, các trường hợp chấm dứt phục hồi?
Câu 180. Có phải trường hợp nào cũng hạn chế đối với chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu công
ty... bị phá sản không được hành nghề không?.
Câu 187. Sau khi nộp đơn, DN, HTX có thể bị phá sản ngay hay không?.
Câu 188. Phân tích điều kiện doanh nghiệp lâm và tình trạng phá sản?.
Câu 198. Trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản, doanh nghiệp không được bán lại cổ phần cho chủ nợ hoặc tặng cho bất động sản cho
người khác. (Đ – Đ43 LPS2004)
1. Sau khi Tòa án ra quyế t đinh
̣ mở thủ tu ̣c phá sản thì doanh nghi ệp không được

tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh.
2. Mọi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đều bị tòa án ra quyết định tuyên
bố doanh nghiệp bị phá sản.

15


3. Quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá
sản làm cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó chấm dứt hoạt động.
4. Các doanh nghiệp, hợp tác xă khi lâm vào t́nh tr ạng mất khả năng thanh toán
các khoản nợ đến hạn đều là đối tượng áp dụng của Luật Phá sản.
5. Tất cả chủ nợ có khoản nợ đến hạn đều có quyền yêu cầu tòa án mở thủ tục phá
sản đối với doanh nghiệp mắc nợ mình

16


Chương 8: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại
Câu 18. Toà án nhân dân cấp tỉnh không có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các tranh chấp mua
bán hàng hóa giữa các DN?. (S-K1 Đ34BLTTDS2004)
Câu 19. Hòa giải là thủ tục bắt buộc phải có trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại bằng phương thức tòa án và trọng tài thương mại?. (S-K1 Đ181BLTTDS2004; SĐ58LTT2010)
Câu 25. Nếu tranh chấp trong kinh doanh - thương mại có thoả thuận trọng tài hợp pháp thì
không được khởi kiện ra toà án?. (S, các bên vẫn có thể thỏa thuận giải quyết ở tòa án, Đ6
LTTTM2010)
Câu 43. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước
không?.
Có: Theo Điều 66, Luật Trọng tài thương mại, sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi
hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, bên được thi hành quyết
định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú

hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.
Câu 67. Khi phát sinh tranh chấp trong kinh doanh - thương mại thì các bên có quyền lựa chọn
các hình thức giải quyết tranh chấp khác nhau?.
1. Nếu không đồng ý với bản án phúc thẩm đã có hiệu lực của Toà án, Viện Kiểm
sát có thể kháng nghị yêu cầu xử lại bản án bằng thủ tục Giám đốc thẩm
2. Bị đơn có quyền lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương
mại theo quy định của pháp luật.
3. Nế u 2 doanh nghiê ̣p ở TP .HCM mà tài sản tranh ch ấp ở Hà Nô ̣i thì có thể chọn
Trung tâm tro ̣ng tài thương ma ̣i Hà Nô ̣i
4. Khi phát hiện tình tiết mới trong một vụ án đã có bản án sơ thẩm có hiệu lực
pháp luật, đương sự có thể làm đơn yêu cầu xử lại bản án đó bằng thủ tục tái thẩm.
5. Để giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài thương mại thì điều kiện cần
phải có là Đơn khởi kiện và các giấy tờ là bằng chứng kèm theo.

17


B. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Chương 1: Những vấn đề chung về Luật kinh doanh và chủ thể kinh doanh
Câu 6. Sự khác nhau của giải thể doanh nghiệp và giải thể hợp tác xã?.
Câu 7. Thủ tục thành lập doanh nghiệp: Hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh,
thời hạn?.
Câu 16. Trình bày thủ tục giải thể doanh nghiệp?.
Câu 22. Trong sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp cần chú ý vấn đề gì ngoài các quy định của
Luật Doanh nghiệp?.
Câu 42. Việc thanh toán nợ trong quá trình giải thể được thực hiện như thế nào? So sánh vấn
đề thanh toán nợ giữa giải thể DN và phá sản DN?
Câu 43. Tại sao DN bị cấm từ bỏ quyền đòi nợ, bị hạn chế quyền sử dụng tài sản sau khi đã có
quyết định giải thể?
Câu 44. Thế nào là hồ sơ giải thể “Hợp lệ”?

Câu 50. Phân biệt giấy phép kinh doanh với giấy chứng nhận ĐKKD. Giấy phép kinh doanh có
những hình thức biểu hiện cụ thể gì?.
Câu 51. Lĩnh vực, ngành nghề nào đòi hỏi chứng chỉ hành nghề? Đòi hỏi vốn pháp định?
Những ngành nghề nào bị cấm kinh doanh?.
Câu 52. Phân biệt các hình thức sở hữu?.
Câu 54. Phân biệt “nhà đầu tư” & “doanh nghiệp”?.
Câu 81. Hãy xác định các loại chủ thể kinh doanh ở Việt Nam theo các tiêu chí: Hình thức sở
hữu, tư cách pháp lí, chế độ trách nhiệm đối với các khoản nợ.
Câu 82: Cho biết giá trị pháp lý của GCN ĐKKD. Qua đó phân biết với Giấy phép KD.
Câu 85: Những biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp? Ý nghĩa của những biện pháp này?
Câu 87: Những biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp? Ý nghĩa của những biện pháp này?

1) Vị trí của Luật kinh doanh trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
2) Đối tượng điều chỉnh của Luật kinh doanh? Hãy cho ví vụ cụ thể.
3) Nguồn luật? Ý nghĩa của nguồn luật trong hoạt động kinh doanh? Hãy cho ví dụ
cụ thể về từng loại.
4) Văn bản nội bộ có được xem là nguồn luật trong hoạt động kinh doanh hay
không? Hãy tìm ví dụ về một vài văn bản nội bộ cụ thể của một doanh nghiệp và xác
định giá trị của văn bản đó trong các quan hệ pháp luật mà doanh nghiệp tham gia?
5) Tập quán và thói quen thương mại là gì? Nguyên tắc sử dụng trong kinh doanh?
Cho ví dụ cụ thể.
6) Hãy liệt kê những loại hình chủ thể kinh doanh mà anh/chị biết trong thực tế.
7) Hãy nêu điều kiện để một cá nhân là chủ thể của luật kinh tế? cho ví dụ minh
họa.
18


1.
Nêu những đối tượng là cá nhân được tham gia thành lập và quản lý doanh
nghiệp.

2.
Tài sản nào có thể sử dụng góp vốn vào doanh nghiệp? Người đầu tư có thể góp
vốn bằng “thương hiệu” công ty của mình không?
3.

Giấy phép kinh doanh là gì? Cho ví dụ về ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi phải

có giấy phép khi thực hiện hoạt động kinh doanh.
4.
Người chưa thành niên có được góp vốn vào doanh nghiệp không? Giải thích.
5.
Công ty AB thành lập công ty con lấy tên là công ty A&B. Khi đăng kí kinh
doanh đã bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối với lý do tên gọi gây nhầm lẫn với công ty
AB. Công ty AB cho rằng 2 công ty này là mẹ - con nên pháp luật vẫn cho phép đặt tên như
vậy. Bằng quy định của pháp luật, hãy làm rõ vấn đề trên.

19


20


Chương 2: Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
Câu 12. Nêu các quyền và nghĩa vụ cơ bản của chủ DNTN đối với DNTN?.
Câu 53. Những điểm giống và khác nhau giữa doanh nghiệp với hộ kinh doanh?.
Câu 80. Nêu và phân tích đặc điểm pháp lý của Hộ Kinh Doanh?.
Câu 83: Anh chị hãy so sánh DNTN với hộ kinh doanh.
Câu 84: Anh (Chị) hãy so sánh doanh nghiệp tư nhân với công ty TNHH một thành viên do 1
cá nhân làm chủ
Câu 91. So sánh quy chế pháp lí của chủ DNTN và chủ CTTNHH 1 thành viên? Qua đó lý giải

tại sao chủ DNTN phải chịu TN bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của
DNTN?.
7. Phân tích dấu hiệu pháp lý của DNTN.
8. Chứng minh DNTN không có tư cách chủ thể độc lập trong các quan hệ với chủ
sở hữu.
9. Trình bày các hậu quả pháp lý có thể xảy ra đối với doanh nghiệp tư nhân nếu
chủ doanh nghiệp ở vào một trong các tình huống sau đây :
a)

Chết

b)

Bị Tòa tuyên hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

c)

Bị Tòa tuyên mất tích

d)

Bị kết án hoặc tước quyền công dân

e)

Rời VN định cư ở nước ngoài

10.

Hãy giải thích lý do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.


11.

Bình luận về mối quan hệ giữa chủ DNTN và chủ DNTN.

6. Những hạn chế của pháp luật đối với hộ kinh doanh là gì?
7. Điều kiện để hộ gia đình, nhóm kinh doanh được quyề đăng ký kinh doanh dưới hình
thức Hộ kinh doanh.
8. Phân tích các đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh.
9. Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.
10. Vận dụng được quy định pháp luật để lập hồ sơ đăng kí kinh doanh của hộ kinh doanh.

21


Chương 3: Pháp luật về công ty
Câu 2. Phân tích thủ tục chuyển nhượng vốn của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở
lên?.
Câu 5. Phân tích nghĩa vụ góp vốn của thành viên công ty TNHH và thủ tục góp vốn vào công
ty TNHH?
Câu 8. Công ty TNHH có thể có tối đa bao nhiêu thành viên?.
Câu 9. So sánh địa vị pháp lý của DNTN với CTTNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở
hữu? Qua đó cho biết tại sao chủ DNTN có quyền bán hoặc cho thuê DNTN, còn chủ sở hữu
của CTTNHH 1 thành viên không được bán hoặc cho thuê công ty mà mình làm chủ sở hữu?
Câu 11. Phân tích nghĩa vụ góp vốn của thành viên công ty hợp danh và thủ tục góp vốn vào
công ty hợp danh?.
Câu 13. Phần chênh lệch do bán cổ phần theo giá thị trường cao hơn mệnh giá, sẽ được chia
cho các cổ đông dưới dạng cổ tức?.
Câu 17. Điều kiện để trở thành thành viên công ty hợp danh?.
Câu 23. Phân tích điều kiện trở thành thành viên hợp danh của CTHD?.

Câu 24. Bình luận tư cách pháp nhân của CTHD?.
Câu 25. Phân biệt thành viên góp vốn trong CTHD và công ty TNHH?.
Câu 27. Bằng quy định của luật doanh nghiệp 2005, anh chị hãy so sánh công ty TNHH có 2
thành viên trở lên với công ty hợp doanh?.
Câu 28. So sánh vai trò, cách thức tổ chức và hoạt động của HĐTV CTHD với HĐTV
CTTNHH nhiều thành viên?
Câu 29. Hãy xác định hình thức sở hữu đối với tài sản trong CTHD?. Giải thích?.
Câu 30. Những điểm khác biệt khi một doanh nghiệp thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
với trường hợp lập chi nhánh hay VPĐD?
Câu 31. So sánh HĐTV Công ty TNHH 1 thành viên với HĐTV CTNHH nhiều thành viên?
Câu 32. Điều kiện trở thành CĐ CTCP có gì khác so với thành viên CTTNHH?
Câu 33. Vấn đề mua lại CP của CĐ xảy ra khi nào? Cách giải quyết có gì khác với công ty
TNHH? Giải thích?
Câu 34. Quyền và nghĩa vụ của CĐ phổ thông có gì khác so với thành viên CTTNHH nhiều
TV?
Câu 35. Khi nào thì cổ đông được xem là góp đủ vốn?
Câu 36. Ai có thể trở thành cổ đông sáng lập? Tư cách cổ đông sáng lập được hình thành khi
nào? So sánh với việc hình thành tư cách cổ đông khác?
Câu 37. Chủ nợ, thành viên thiểu số của CTTNHH là ai? Vì sao cần có các quy định bảo vệ
chủ nợ, thành viên thiểu số của CTTNHH? Quy định đó là gì?
Câu 38. Cơ cấu bộ máy quản lý CTTNHH nhiều thành viên có những chức danh nào?
CTCP
Câu 39. Phần vốn góp của thành viên CTTNHH được chuyển nhượng trong những trường hợp
nào? Điều kiện chuyển nhượng?
Câu 40. CTTNHH chịu trách nhiệm như thế nào đối với các nghĩa vụ TS trong kinh doanh?
22


Câu 86: Phân tích đặc điểm của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Nêu những điểm
khác nhau giữa TVHD và thành viên góp vốn?

Câu 89. So sánh cty hợp danh với cty TNHH 2 thành viên trở lên.
Câu 90. So sánh địa vị pháp lý của cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi cổ tức.
Câu 93. Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu do cty CP phát hành theo LDN 2005 và cho biết ý
nghĩa của việc phát hành 2 loại chứng khoán trên đối với sự phát triển của cty.
Câu 94: Anh/Chị hãy dùng 1 ví dụ cụ thể để giải thích cho phương thức bầu dồn phiếu được
quy định tại điểm c khoản 3 điều 104 Luật DN 2005 và nêu ý nghĩa của phương thức bầu này.
Câu 95: Anh chị hãy nêu điểm khác biệt trong quy chế pháp lý của thành viên trong cty TNHH
2 thành viên trở lên và thành viên góp vốn của cty HD. Theo anh chị, tại sao lại có những điểm
khác biệt đó? (3đ)
1. Tại sao trường hợp công ty TNHH 2 thành viên trở lên tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp
nhận thêm thành viên mới phải được sự nhất trí của tất cả các thành viên hiện hữu?
2.

Tại sao công ty TNHH 1 thành viên không được giảm vốn điều lệ?

3.

So sánh về đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân

làm chủ với doanh nghiệp tư nhân.
4.

Pháp luật qui định như thế nào để hạn chế xung đột lợi ích giữa Công ty TNHH

từ 2 TV trở lên với thành viên, người quản lý của mình?
5.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có được thuê Giám đốc (Tổng giám đốc)

điều hành không? Giải thích. Trường hợp trên, đại diện theo pháp luật của công ty là Chủ

tịch hội đồng thành viên hay Giám đốc (Tổng giám đốc) được thuê? Giải thích.
6.

Hãy phân tích ít nhất hai qui định thể hiện tính đối nhân của công ty TNHH 2

thành viên trở lên.
7.

Phân biệt chuyển nhượng vốn và mua lại vốn góp của công ty TNHH.

8. Sự khác nhau về quyền và nghĩa vụ của các cổ đông sở hữu các loại cổ phần khác nhau?
So sánh địa vị pháp lý của các loại cổ đông? Những đặc quyền của cổ đông sáng lập và
hạn chế của họ?
9. Trình bày các loại cổ đông của CTCP. Một cổ đông có thể mua được bao nhiêu loại cổ
phần? Việc có nhiều loại cổ phần có lợi gì?
10. Hãy nêu và phân tích 2 điểm về quyền và nghĩa vụ tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa Cổ
đông phổ thông CTCP và Thành viên công ty TNHH.
23


11. Trường hợp nào cuộc họp của đại hội đồng cổ đông CTCP được xem là hợp pháp dù
việc triệu tập cuộc họp trái luật?
12. Ông B,C,D là những cổ đông sáng lập công ty cổ phần A.Vậy pháp luật có bắt buộc họ
phải mua ít nhất 20% tổng số vốn điều lệ trước khi được cấp GCNĐKDN hay không?

6. Tại sao thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải
chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.
7. Nêu 4 điểm khác nhau cơ bản giữa Cổ đông phổ thông (CTCP) và Thành viên hợp danh
(CTHD).
8. Phân tích chế độ trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn của 2 loại thành viên

CTHD.
9. Bình luận về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam.

24


Chương 4: Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước
Câu 15. Đặc trưng của công ty nhà nước là gì?
Câu 18. Nêu các cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước. Phân tích quyền và nghĩa vụ
của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước?.
Câu 20. Tất cả công ty nhà nước có HĐQT đều là Tổng công ty nhà nước?.
Câu 21. Phân biệt công ty NN và công ty TNHH 1 thành viên?
Câu 26. Tổng cty NN là tổ chức kinh tế do NN quyết định đầu tư và thành lập?.
Câu 55. Trong cơ cấu vốn của công ty nhà nước chỉ có vốn do nhà nước đầu tư?.
Câu 56. DN do công ty nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ là công ty nhà nước?.
Doanh nghiệp nhà nước- nhóm công ty mẹ con
Câu 57. Chính phủ chịu trách nhiệm cuối cùng đối với các khoản nợ của DNNN?
Câu 58. DNNN không có quyền sở hữu tài sản trong kinh doanh?
Câu 59. CTCP có vốn góp của NN thì gọi là:
Câu 60. DNNN do NN sở hữu toàn bộ vốn điều lệ là:
Câu 61. CTCP có 5 cổ đông đều là công ty NN là:
Câu 62. Tổng CTNN là 1 DNNN có quy mô lớn và do NN sở hữu 100% vốn điều lệ?
Câu 63. CTCP có 2 CĐ là CTNN và 1 CĐ là tổ chức được nhà nước uỷ quyền góp vốn thì
được tổ chức và quản lý theo:
a. Luật DN 2005
b. Luật DNNN 2003
Câu 64. Mọi DN có vốn NN trên 50% vốn ĐL đều là DNNN?
Câu 65. GĐ công ty NN:
a. Phải là TVHĐQT
b. Có thể do chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm

c. Là công chức NN
d. a, b, b đều đúng
e. a, b, c đều sai
Câu 66. Công chức NN không được làm TVHĐQT hoặc GĐCTNN?
Câu 67. Phân biệt GĐCTNN với GĐCTCP?
Câu 68. Tổng công ty theo mô hình CT mẹ - CT con có cấu trúc như thế nào? So sánh tổng
công ty (1)
Câu 69. So sánh 3 loại tổng CT: TCT(1), TCT(2), TCT(3)
Câu 70. Nêu những điểm khác biệt giữa CTNN và CTTHHHNN 1 TV?
Câu 71. HĐQT CTNN có gì khác với HĐQT CTCP?
Câu 72. Điểm giống nhau trong tổ chức bộ máy quản lý của CTNN với CTTNHHNN 1 TV là
gì?
Câu 73. Kiểm soát viên CTNN có được kiêm nhiệm các hoạt động khác trong CTNN đó
không? Tại sao?

25


×