Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá tác dụng chống khối u thực nghiệm của saponin toàn phần và phytosome saponin từ tam thất (panaxnotoginseng (burk.) F.H. CHen) trồng ở tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐẶNG KIM THU

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG KHỐI U
THỰC NGHIỆM CỦA SAPONIN TOÀN PHẦN
VÀ PHYTOSOME SAPONIN TỪ TAM THẤT
(PANAX NOTOGINSENG (BURK.) F.H.CHEN)
TRỒNG Ở TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐẶNG KIM THU

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG KHỐI U
THỰC NGHIỆM CỦA SAPONIN TOÀN PHẦN
VÀ PHYTOSOME SAPONIN TỪ TAM THẤT
(PANAX NOTOGINSENG (BURK.) F.H.CHEN)


TRỒNG Ở TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 60720405

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Bùi Thanh Tùng

2. TS. Nguyễn Thùy Dƣơng

HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Chính vì vậy, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành nhất đến:
TS. Bùi Thanh Tùng, Giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, người
thầy không những tận tình chỉ dạy tôi mà còn động viên tôi rất nhiều trong quá
trình hoàn thiện luận văn.
TS. Nguyễn Thùy Dương, Giảng viên Bộ môn Dược lực, Đại học Dược Hà Nội,
người thầy đã chỉ bảo, cho tôi những lời khuyên bổ ích trong quá trình thực hiện
luận văn.
PGS. TS. Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm phụ trách Khoa Y Dược, Đại học
Quốc gia Hà Nội, chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu phát triển (theo
hướng GACP) và bào chế một số chế phẩm từ dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan
sâm ở vùng Tây Bắc” Mã số: KHCN-TB.05C/13-18 và TS. Vũ Đức Lợi, Giảng viên
Bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyển, Khoa Y Dược đã hỗ trợ tôi hoàn thiện luận
văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu cùng toàn thể các cán bộ Trường Đại
học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi có thể lĩnh hội những kiến thức quý giá

trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Gia đình, Bạn bè đặc biệt là Bố
Mẹ đã luôn sát cánh động viên tôi hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2016
Học viên
Đặng Kim Thu


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
1.1. Đại cương về bệnh ung thư ................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm bệnh ung thư................................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh ung thư .................................................................. 3
1.1.3. Nguyên nhân gây ung thư ................................................................................ 4
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh .............................................................................................. 7
1.1.5. Điều trị ung thư ................................................................................................ 9
1.2. Tổng quan về tam thất ......................................................................................... 12
1.2.1. Tên khoa học .................................................................................................. 12
1.2.2. Đặc điểm thực vật .......................................................................................... 12
1.2.3. Đặc điểm phân bố .......................................................................................... 13
1.2.4. Thành phần hóa học ....................................................................................... 13
1.2.5. Phytosome saponin từ tam thất ...................................................................... 16
1.2.6. Tác dụng sinh học .......................................................................................... 18
1.3. Sơ lược mô hình đánh giá tác dụng chống khối u............................................... 19
1.3.1. Mô hình đánh giá tác dụng in vitro trên tế bào ung thư ................................ 19
1.3.2. Mô hình gây khối u vú thực nghiệm .............................................................. 20
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 22

2.1.1. Dược liệu nghiên cứu ..................................................................................... 22
2.1.2. Chuẩn bị mẫu nghiên cứu .............................................................................. 22
2.2. Phương tiện nghiên cứu ...................................................................................... 24
2.2.1. Tế bào ung thư ............................................................................................... 24
2.2.2. Động vật thí nghiệm ...................................................................................... 25
2.2.3. Hóa chất ......................................................................................................... 25
2.2.4. Thiết bị nghiên cứu ........................................................................................ 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 27


2.4.1. Nghiên cứu độc tính trên hai dòng tế bào ung thư vú và ung thư phổi in
vitro của saponin toàn phần và phytosome saponin ............................................... 27
2.4.2. Nghiên cứu tác dụng chống khối u của saponin toàn phần và phytosome
saponin trên mô hình gây u vú thực nghiệm .......................................................... 29
2.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 33
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 34
3.1. Kết quả đánh giá độc tính trên hai dòng tế bào ung thư vú và ung thư phổi in
vitro của saponin toàn phần và phytosome saponin .................................................. 34
3.1.1. Kết quả định tính bằng phương pháp quan sát hình thái tế bào..................... 34
3.1.2. Kết quả định lượng bằng phương pháp MTS ................................................ 38
3.2. Kết quả đánh giá tác dụng chống khối u của saponin toàn phần và phytosome
saponin trên mô hình gây u vú thực nghiệm.............................................................. 39
3.2.1. Khối lượng cơ thể .......................................................................................... 39
3.2.2. Thể tích khối u ............................................................................................... 42
3.2.3. Các chỉ số sinh hóa ........................................................................................ 44
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................................... 51
4.1. Về độc tính trên hai dòng tế bào ung thư vú và ung thư phổi in vitro của
saponin toàn phần và phytosome saponin tam thất ................................................... 51
4.1.1. Về định tính bằng phương pháp quan sát hình thái tế bào ............................ 51

4.1.2. Về định lượng bằng phương pháp MTS ........................................................ 52
4.2. Về tác dụng chống khối u của saponin toàn phần chiết xuất từ tam thất và
phytosome saponin trên mô hình gây u vú thực nghiệm ........................................... 53
4.2.1. Về mô hình gây u vú thực nghiệm bằng DMBA .......................................... 53
4.2.2. Về ảnh hưởng của saponin toàn phần và phytosome saponin lên khối
lượng cơ thể chuột và thể tích khối u ..................................................................... 54
4.2.3. Về ảnh hưởng của saponin toàn phần và phytosome saponin lên hoạt tính
peroxyd hóa lipid và hoạt độ của enzym chống oxy hóa ....................................... 55
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 58
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

tắt
1

ADP

Adenosin Diphosphat

2

BuOH


Butanol

3

CAT

Catalase

4

COX-2

Cyclooxygenase-2

5

CT

Computed Tomography

Chụp quét cắt lớp điện toán

6

DCEG

Division of Cancer

Trung tâm Dịch tễ học và Di


Epidemiology and Genetics

truyền học Ung thư
Acid deoxyribonucleic

7

DNA

Deoxyribonucleic Acid

8

DMBA

7,12-dimethylbenzaanthracene

9

DMSO

Dimethyl sulfoxide

10

DPPH

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl


11

ĐCDM

Đối chứng dung môi

12

ĐMSH

Đối chứng sinh học

13

GPx

Glutathione peroxidase

14

HPV

Human papillomavirus

Virut HPV

15

IC50


Inhibitory concentration

Nồng độ thuốc ức chế 50%
đối tượng thử

16

JNK

c-Jun N-terminal kinase

17

NO

Nitric oxyd

Nitơ oxyd

18

MAPK

Mitogen-activated protein

Protein kinases hoạt hóa phân

kinases

bào


19

MPTP

1-methyl-4-phenyl-1,2,3,6tetrahydropyridine

20

MTS

3 - (4,5-dimethylthiazol-2-yl) – 5
- (3-carboxymethoxyphenyl) – 2
- (4-sulfophenyl) - 2H –


tetrazolium
21

LDL

low-density lipoprotein

Lipoprotein tỷ trọng thấp

22

LPO

Lipid peroxidation


Peroxy hóa lipid

23

LPS

Lipopolysaccharide

24

PPD

Protopanaxadiol

25

PPT

Protopanaxatriol

26

TLC

Thin layer chromatography

27

SOD


Superoxide dismutase

28

ROS

Reactive Oxygen Species

Gốc phản ứng oxy

29

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

Sắc ký lớp mỏng


DANH MỤC BẢNG
STT

Ký hiệu

Tên bảng

Trang


1

Bảng 1.1

Một số saponin thuộc nhóm protopanaxadiol

14

2

Bảng 1.2

Một số saponin thuộc nhóm Protopanaxatriol

15

3

Bảng 2.1

Dãy các nồng độ thử độc tính của saponin, saponin

28

phytosome và paclitaxel trên các dòng tế bào
4

Bảng 3.1


Giá trị IC50 của saponin toàn phần, phytosome

38

Saponin và paclitaxel trên hai dòng tế bào ung thư
H460 và BT474
5

Bảng 3.2

Kết quả khối lượng cơ thể chuột ở các nhóm chuột

40

theo thời gian
6

Bảng 3.3

Ảnh hưởng của paclitaxel, saponin toàn phần và

42

phytosome saponin đến thể tích khối u ở chuột đã
được gây u bằng DMBA
7

Bảng 3.4

Ảnh hưởng của pacxitaxel, saponin toàn phần,


44

phytosome saponin đến hoạt tính chống peroxide hóa
lipid
8

Bảng 3.5

Ảnh hưởng của paclitaxel, saponin toàn phần và
phytosome saponin đến hoạt độ của các enzym chống
oxy hóa

46


DANH MỤC HÌNH
ST

Ký hiệu

Tên hình

Trang

1

Hình 1.1

Quá trình sinh ung thư trên tế bào


7

2

Hình 1.2

Chu kỳ tế bào

8

3

Hình 1.3

Cấu trúc hóa học của saponin nhóm protopanaxadiol

14

4

Hình 1.4

Cấu trúc hóa học của saponin nhóm protopanaxatriol

15

5

Hình 1.5


Sự khác biệt giữa phytosome và liposome

17

6

Hình 2.1

Mẫu dược liệu tam thất

22

7

Hình 2.2

Sơ đồ bào chế phytosome saponin

23

8

Hình 2.3

Hình ảnh các dòng tế bào ung thư nghiên cứu

25

9


Hình 2.4

10

Hình 2.5

11

Hình 3.1

12

Hình 3.2

13

Hình 3.3

T

Quy trình thử hoạt tính gây độc tế bào trên 2 dòng tế bào
ung thư vú và ung thư phổi
Quy trình tiến hành thí nghiệm trên mô hình gây u thực
nghiệm bằng DMBA
Hình ảnh tế bào H460 ở giếng ĐCSH (A) và ĐCDM (B)
Hình ảnh tế bào BT474 ở giếng ĐCSH (A) và ĐCDM
(B)
Hình ảnh tế bào H460 dưới tác dụng của thuốc chứng
dương paclitaxel ở các nồng độ khác nhau (100x5.6)


29

31
34
34

35

Hình ảnh tế bào H460 dưới tác dụng của saponin toàn
14

Hình 3.4

phần (A) 2,5 μg, phytosome Saponin (B) 7,5 μg và

36

paclitaxel (C) 0,039 μg (100x5.6)
Hình ảnh tế bào H460 dưới tác dụng của saponin toàn
15

Hình 3.5

phần (A) 1000 μg, phytosome Saponin (B) 3000 μg và

36

paclitaxel (C) 5 μg (100x5.6)
16


Hình 3.6

Hình ảnh tế bào BT474 dưới tác dụng của saponin toàn

37


phần (A) 2,5 μg, phytosome Saponin (B) 7,5 μg và
paclitaxel (C) 0,039 μg (100x5.6)
Hình ảnh tế bào BT474 dưới tác dụng của saponin toàn
17

Hình 3.7

phần (A)1000 μg, phytosome Saponin (B)3000 μg và

37

paclitaxel (C)5 μg (100x5.6)
18

Hình 3.8

Diễn biến khối lượng cơ thể chuột ở các nhóm theo thời
gian

41

Ảnh hưởng của paclitaxel, saponin toàn phần và

19

Hình 3.9

phytosome saponin đến thể tích khối u ở chuột đã được

43

gây u bằng DMBA
Ảnh hưởng của Paclitaxel, Saponin toàn phần và
20

Hình 3.10 phytosome saponin đến hoạt tính chống peroxide hóa

45

lipid (LOP)
21

Hình 3.11

Ảnh hưởng của paclitaxel, saponin toàn phần và
phytosome saponin đến hoạt độ enzyme Catalase (CAT)

47

Ảnh hưởng của paclitaxel, saponin toàn phần và
22

Hình 3.12 phytosome saponin đến hoạt độ enzym Superoxide


48

dismutase (SOD)
Ảnh hưởng của paclitaxel, saponin toàn phần và
23

Hình 3.13 phytosome saponin đến hoạt độ enzyme Glutathione
peroxidase (GPx)

49


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là một nhóm bệnh liên quan đến sự bất thường trong quá trình phát triển,
nhân lên và tồn tại của tế bào, dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của các tế bào
ung thư và sự hình thành các khối u [14]. Ung thư đang có xu hướng gia tăng nhanh
và là nguyên nhân dẫn tới tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Theo báo cáo do cơ
quan ung thư của WHO công bố trong ngày ung thư thế giới năm 2014, trong năm
2012 trên thế giới có khoảng 8,2 triệu người tử vong do ung thư và 32,6 triệu người
phải sống chung với nó. Trong đó, ở nam giới bệnh ung thư phổi trở thành căn bệnh
phổ biến với 1,8 triệu ca, chiếm 13% còn ở phụ nữ bệnh ung thư vú lại là chủ yếu
với 1,7 triệu ca, chiếm 11,9% [34]. Ngoài yếu tố di truyền thì nguyên nhân gây ung
thư vú quan trọng khác còn phải kể đến là chế độ ăn và các tác nhân môi trường
[21].... Một nhóm quan trọng trong tác nhân môi trường gây ung thư vú là các chất
hóa học có cấu trúc Polycyclic aromatic hydrocacbon (PAH – các hydratcacbon
vòng thơm) và các thuốc trừ sâu thuộc nhóm Halogen hữu cơ (DDT) [40]. DMBA
(7,12 dimethyl benza anthracene) là một trong những hợp chất gây ung thư có cấu
trúc hydratcarbon vòng thơm được sử dụng rộng rãi trong mô hình gây ung thư trên
động vật trong phòng thí nghiệm. Bằng cách sử dụng mô hình chuột được gây u

thực nghiệm bằng hóa chất DMBA, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng
phòng chống ung thư vú của nhiều chất như Tamoxifen, Resveratrol…[48], [76].
Việc điều trị bệnh ung thư đang là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu. Đa số các
bệnh nhân phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn nên việc chữa trị gặp rất nhiều khó
khăn. Hầu hết các biện pháp điều trị ung thư hiện nay đều có nhiều tác dụng không
mong muốn. Mặt khác, chi phí để điều trị ung thư tương đối lớn, đặc biệt là khi ung
thư có xu hướng tăng mạnh ở các nước đang phát triển, nơi có thu nhập bình quân
thấp. Ước tính trong năm 2010, gánh nặng do bệnh ung thư gây ra trên toàn thế giới
lên đến 1,16 nghìn tỷ USD [62]. Chi phí điều trị ung thư lớn một phần là do chi phí
về thuốc [43]. Vì vậy, việc tìm kiếm các thuốc điều trị ung thư có nguồn gốc tự
nhiên, hạn chế những tác dụng không mong muốn và giảm chi phí điều trị bệnh vẫn
đang là mục tiêu của nhiều nghiên cứu trên thế giới.

1


Tam thất (Panax Notoginseng (Burk.) F.H. Chen, thuộc họ Nhân sâm Araliaceae)
là một dược liệu quý đặc hữu của vùng Tây Bắc, đã được trồng thành công, cho
năng suất tốt và có giá trị kinh tế cao. Theo y học cổ truyền, tam thất được dùng
nhiều trong các bài thuốc bổ, tăng cường sức khỏe và ứng dụng điều trị các bệnh
như: thiếu máu mạch vành tim, chứng đau thắt ngực do tim, tăng lưu lượng máu ở
mạch vành tim; chấn thương sọ não; chống viêm, giảm đau [2], [6]. Một số nghiên
cứu cho thấy, tam thất có khả năng chống ung thư tốt [32], [75]. Saponin là thành
phần chính có tác dụng sinh học trong tam thất [20]. Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh rằng, saponin chiết xuất từ tam thất có khả năng gây độc và ức chế sự phát
triển của tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào thường [74], [79]. Gần
đây, nghiên cứu của tác giả Park và cộng sự về tác dụng chống khối u của dịch chiết
tam thất đã cho rằng saponin chiết xuất từ tam thất có tác dụng chống khối u [56].
Tuy nhiên, saponin có đặc điểm là sinh khả dụng không cao do đó rất cần một dạng
bào chế để có thể khắc phục nhược điểm này. Trong các dạng bào chế liên quan đến

dược liệu thì phytosome là một dạng bào chế có nhiều ưu điểm nổi trội. Tại Việt
Nam, qua tham khảo các tài liệu chúng tôi thấy chưa có công bố nào về tác dụng
chống ung thư của saponin toàn phần chiết xuất từ tam thất và dạng phức hợp
phytosome saponin. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá
tác dụng chống khối u thực nghiệm của saponin toàn phần và phytosome
saponin từ tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F.H.Chen) trồng ở tỉnh Lào
Cai” với hai mục tiêu:
1. Xác định được hoạt tính gây độc trên hai dòng tế bào ung thư vú và ung
thư phổi in vitro của saponin toàn phần và phytosome saponin.
2. Đánh giá được tác dụng chống khối u của saponin toàn phần và
phytosome saponin trên mô hình gây u vú thực nghiệm bằng DMBA.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1.

Đại cƣơng về bệnh ung thƣ

1.1.1. Khái niệm bệnh ung thư
Ung thư là một nhóm bệnh gây ra bởi sự tăng sinh nhanh và lộn xộn của một
dòng tế bào bất thường, thoát ly khỏi sự kiểm soát của các cơ chế điều hòa tự động
trong tế bào. Hậu quả là tạo ra trong cơ thể một mô lạ gồm những tế bào non,
chuyển hóa mạnh, lấn át các mô xung quanh và gây ra biến đổi bệnh lý cho toàn bộ
cơ thể [14].
Đa số ung thư là bệnh có biểu hiện mạn tính, có quá trình phát sinh và phát triển
lâu dài qua từng giai đoạn. Hiện nay, người ta biết có đến hơn 200 loại bệnh ung thư
khác nhau trên cơ thể người, hầu hết được đặt tên theo cơ quan hoặc loại tế bào mà
tại đó nó bị ảnh hưởng đầu tiên. Những loại ung thư này tuy có những đặc điểm

giống nhau về bản chất nhưng chúng khác nhau về nguyên nhân, tiến triển bệnh,
phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh [3], [7].
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh ung thư
Trên thế giới
Ung thư là căn bệnh nan y, gây ra tỉ lệ tử vong cao, có xu hướng vượt qua bệnh
tim mạch để trở thành căn bệnh gây tử vong cao nhất trên thế giới. Theo ghi nhận
của WHO, năm 2012 có 14,1 triệu ca ung thư được phát hiện mới, 8,2 triệu người
chết và 32,6 triệu người đang phải sống chung với nó. Số ca mới mắc tăng khoảng
70% trong vòng 2 thập kỷ. WHO cũng đã thống kê 5 loại ung thư hàng đầu gặp ở
nam giới là: ung thư phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày, vòm hầu. Còn ở nữ giới, 5
ung thư hàng đầu thường gặp là: ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi, tuyến
giáp [34].
Tại Việt Nam
Theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng
năm, Việt Nam có khoảng 150.000 -200.000 người mắc bệnh ung thư mới và
khoảng 75.000 - 100.000 người tử vong vì căn bệnh này (gấp 7 lần tử vong do tai
nạn giao thông), xu hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Hiệp hội ung thư
Việt Nam và tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư phổ biến ở nam giới gồm: ung
3


thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng. Ung thư phổ biến nhất ở nữ giới gồm: ung thư
vú, phổi, gan, cổ tử cung và dạ dày [10]. Theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế
năm 2015, ước tính số người mới mắc ung thư ở Việt Nam là hơn 125.000 năm
2012 và gần 190.000 vào năm 2020 [4].
Như vậy, ung thư gia tăng trên diện rộng là một thách thức lớn cho tiến trình phát
triển của nhân loại. Bất kỳ quốc gia nào cũng cần chung tay đồng lòng và có những
hành động thiết thực nhằm đẩy lùi “đại dịch” ung thư.
1.1.3. Nguyên nhân gây ung thư
1.1.3.1.


Các yếu tố ngoại sinh

Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể kết luận chính xác nguyên nhân dẫn tới ung
thư đối với từng cá thể. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học người ta có thể
chỉ ra các yếu tố gây ra ung thư như:
Yếu tố lí học
Tia cực tím của ánh sáng mặt trời có thể gây ung thư da. Những bộ phận hở ở
những người phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời dễ bị ung thư da do tia cực
tím có bước sóng từ 2600 đến 3400 Amstrong
Bức xạ: Bức xạ bao gồm cả ion hóa và không ion hóa đều có thể là nguyên nhân
dẫn tới ung thư [44]. Từ thế kỷ XVI, người ta thấy nhiều công nhân mỏ ở
Joachimstal (Tiệp Khắc) và ở Schneeberg (Đức) mắc một loại bệnh phổi và chết.
Về sau cho thấy đó chính là ung thư phổi do chất phóng xạ trong quặng đen có chứa
uranium [3]. Gần đây, các nhà điều tra của trung tâm dịch tễ học và di truyền học
ung thư (DCEG) đã kết hợp với trường Đại học Newcastle nghiên cứu đánh giá khả
năng mắc ung thư của trẻ em hoặc thanh thiếu niên sử dụng bức xạ CT scan. Kết
quả cho thấy những trẻ em sử dụng CT scan có nguy cơ dẫn tới ung thư bạch cầu và
ung thư não cao, đặc biệt ở nhóm trẻ em nhỏ tuổi [50].
Yếu tố hóa học
Cho đến nay người ta biết có rất nhiều nguyên tố hóa học và các hợp chất hóa
học có thể gây ung thư trên những loài vật khác nhau. Tuy nhiên, các hóa chất gây
ung thư có thể xếp thành 2 loại chính [3], [57]:

4


-

Các hóa chất trực tiếp sinh ung thư: Các chất này có thể trực tiếp sinh ung thư

mà không cần qua các điều kiện trung gian như môi trường, cơ địa….Người ta
đã chỉ ra rằng, những người tiếp xúc thường xuyên với dầu Diesel tăng nguy cơ
mắc ung thư phổi.

-

Các hợp chất sinh ung thư qua chuyển hóa: Đa số các hợp chất sinh ung thư
hoạt động qua dạng chuyển hóa phụ thuộc vào các yếu tố nội, ngoại sinh, môi
trường, tuổi, giới tính…
Yếu tố sinh vật học
Nhiều loại sinh vật có khả năng gây ung thư nhất là virus. Từ năm 1908,

Kellerman và Bang đã gây được myelo-blastosis (ung thư tủy bào non) ở gà [45].
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị nhiễm HPV (Human Papillomavirus) có
nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao [46], [55].
Các yếu tố khác
Các yếu tố liên quan tới hành vi và lối sống như chế độ ăn và dinh dưỡng, hút
thuốc lá, uống rượu, béo phì… cũng nguyên nhân dẫn tới ung thư [34]. Trong
nghiên cứu về mối liên quan giữa béo phì và ung thư, Wolin KY và cộng sự đã chỉ
ra rằng những người thừa cân và béo phì chiếm khoảng 20% các trường hợp ung
thư bao gồm ung thư vú (hay gặp ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh), ung thư đại tràng,
trực tràng, nội mạc tử cung, thực quản [38]. Hiện nay, sử dụng thuốc lá cũng là một
yếu tố quan trọng dẫn tới ung thư. Trên thế giới có ít nhất 1,3 tỷ người sử dụng
thuốc lá [64]. Năm 2000, trung bình có khoảng 4,83 triệu người chết do sử dụng
thuốc lá trong đó có 2,43 triệu người ở những nước có thu nhập thấp và trung bình
và 2,43 triệu người ở những nước có thu nhập cao. Trong tất cả các trường hợp tử
vong thì có khoảng 3,84 triệu người là nam giới. Các nguyên nhân dẫn tới tử vong
do thuốc lá hàng đầu là bệnh tim mạch (1,69 triệu người chết), bệnh mạn tính (0,97
triệu người chết) và ung thư phổi (0,85 triệu người chết) [26]. Tới năm 2013, tổng
số người chết do sử dụng thuốc lá ước tính khoảng 6 triệu người [77]. Như vậy hút

thuốc lá cũng được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các trường hợp ung thư mà
chủ yếu là ung thư phế quản và một số ung thư vùng mũi họng, ung thư tụy, ung thư
đường tiết niệu.
5


1.1.3.2.

Các yếu tố nội sinh

Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền chiếm khoảng 5 – 10 % các trường hợp ung thư. Hiện nay,
người ta đã phát hiện được trên 50 loại gen gây ung thư [3]. Trên thế giới đã có rất
nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa gen và ung thư di truyền chẳng
hạn như: TP53 là gen thường bị đột biến trong tất cả các bệnh ung thư, những người
mang gen này có nguy cơ cao dẫn tới Li-Fraumeni; những người đột biến gen
BRCA1 và BRCA2 có nguy cơ mắc ung thứ vú cao [47].
Yếu tố nội tiết
Có 2 loại ung thư chịu ảnh hưởng rõ rệt của nội tiết đó là ung thư vú và ung thư
tuyến tiền liệt. Trong thực nghiệm người ta nhận thấy rằng oestrogene và các kích
tố sinh dục (20 – methylchoantrene) có thể gây u tại hạ bão, buồng trứng, tinh hoàn,
tử cung của chuột [3].
Yếu tố miễn dịch
Từ những năm 1953, khi Foley tìm ra những kháng nguyên đặc hiệu của tế bào
ung thư gọi là AT (Antigènes assocíes aux Tumeurs), miễn dịch học trong ung thư
được nhiều người quan tâm đến. Người ta nhận ra rằng những tế bào ác tính mang
kháng nguyên, kích thích bộ máy miễn dịch của cơ thể sản sinh ra những kháng thể
chống lại chúng. Hiện tượng này giải thích cho việc ung thư tự khỏi do cơ thể có
khả năng loại trừ các tế bào ác tính qua cơ chế miễn dịch. Tuy nhiên, bộ máy miễn
dịch chống lại ung thư còn quá yếu, vì vậy ung thư thường xuất hiện ở những người

cao tuổi do khả năng miễn dịch bị suy giảm [3]. Với những bệnh nhân cấy ghép nội
tạng dùng thuốc ức chế miễn dịch làm hệ thống miễn dịch suy giảm nên giảm khả
năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư do đó tăng nguy cơ ung thư đặc biệt là
ung thư hạch, ung thư phổi, thận, gan. Những người nhiễm HIV/AIDS cũng làm gia
tăng nguy cơ gây ung thư đặc biệt là ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm
họng…[24].

6


1.1.4. Cơ chế bệnh sinh
1.1.4.1.

Cơ chế gen

Các gen đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát trển ung thư bao gồm sự
phân chia tế bào, biệt hóa, tạo mạch máu, xấm lấn và chết tế bào. Quá trình này liên
quan chặt chẽ đến tổn thương 2 nhóm gen: gen sinh ung thư (oncogenes) và gen
kháng ung thư (tumor suppressor genes), cả 2 loại gen này luôn tồn tại trong mọi tế
bào bình thường và đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát quá trình sinh sản tế
bào, sự biệt hóa tế bào và quá trình chết theo chu kỳ của tế bào (apoptosis), đồng
thời cả 2 gen này liên kết chặt chẽ trong quá trình sinh ung thư giúp cho sự ổn định
sinh học của cơ thể. Quá trình sinh ung thư được trình bày tóm tắt ở hình 1.1 [3].
Các yếu tố môi trường tác
động gồm:
-

Thay đổi toàn bộ gen

Các yếu tố


của tế bào thân

di truyền

Tác nhân hóa học
Tác nhân vật lý
Các virus gây u
Hoạt hóa các oncogen

Ức chế các gen áp chế ung thư

Biểu hiện sản phẩm gen thay đổi và
mất sản phẩm gen đều hòa

Ung thư ác tính
Hình 1.1. Quá trình sinh ung thƣ trên tế bào
1.1.4.2.

Cơ chế tế bào

Người trưởng thành bình thường trung bình có khoảng 1 triệu tỷ tế bào xuất phát
từ một trứng được thụ tinh. Số lượng tế bào mới trong cơ thể được tạo ra bằng số
lượng tế bào chết đi và luôn giữ ở mức hằng định (khoảng 1012 tế bào chết mỗi ngày
và cần được thay thế). Khi ung thư, tế bào sinh sản vô hạn đã phá vỡ mức hằng định

7


(tế bào sinh nhiều hơn tế bào chết). Thời gian nhân đôi của một ung thư là thời gian

cần cho khối u tăng gấp đôi số lượng tế bào. Thời gian này khoảng 15-72 giờ. Tế
bào được chia làm 3 loại chính [7]:
-

Tế bào trong chu trình nhóm 1: sinh sản liên tục và đi từ lần giảm phân này đến
lần giảm phân kế tiếp

-

Tế bào trong chu trình nhóm 2: tế bào cuối cùng được biệt hóa, dời khỏi chu
trình tăng trưởng, chết đi không phân chia nữa

-

Nhóm quần thể thứ 3 là gồm tế bào ở giai đoạn G0, không tăng sinh, không
theo chu trình, không phân chia. Các tế bào pha G0 có mặt trong hầu hết các
mô như đa số tế bào trong gan, tủy, xương ở pha G0. Những tế bào G0 có thể
trở lại chu trình nếu có tác nhân thúc đẩy thích ứng.

Chu kỳ của tế bào được trình bày tóm tắt ở hình 1.2 [3].

Hình 1.2. Chu kỳ tế bào
Trong đó: Pha G0 (pha nghi): Tế bào chưa bắt đầu phân chia. Pha này chiếm
phầm lớn cuộc đời của tế bào. Tùy thuộc vào loại tế bào mà pha G0 có thể kéo dài từ
vài giờ tới vài năm. Nhận được tín hiệu sinh sản chuyển qua pha G1.
Pha G1: Tế bào bắt đầu tạo ra nhiều protein và phát triển lớn hơn để cho các tế
bào mới có kích thước bình thường. Kéo dài khoảng 18-30 giờ.

8



Pha S: Trong pha S, các nhiễm sắc thể có chứa những mã di truyền (DNA) sẽ
được sao chép để cả 2 tế bào mới đều có đúng đoạn DNA giống như tế bào cũ. Pha
này kéo dài từ 18 đến 20 giờ.
Pha G2: Trong pha G2, các tế bào kiểm tra DNA và chuẩn bị phân thành 2 tế bào
mới. Pha này kéo dài từ 2 đến 10 giờ.
Pha M (mitosis – phân bào): Trong pha này, các tế bào sẽ thật sự phân chia thành
2 tế bào mới. Pha này kéo dài từ 30 đến 60 phút.
Tế bào không ngừng phân chia (Tc) từ lần giảm phân này (M) đến lần giảm phân
kế tiếp qua các pha G1, S (tổng hợp DNA), G2. Một số tế bào tạm thời rời khỏi chu
trình tế bào để đi vào trạng thái G0 (thành phần không tăng sinh) và có thể thoát
khỏi trạng thái G0 nhờ tác nhân thúc đẩy thích ứng gây phân bào. Một số tế bào
khác vĩnh viễn rời khỏi chu trình tế bào và trở thành một phần của thành phần đã
hoàn thành xong quá trình biệt hóa. Tế bào từ thành phần đã biệt hóa cũng như
thành phần không tăng sinh sẽ đi đến hủy diệt tế bào theo chu trình sinh học.
1.1.5. Điều trị ung thư
Việc điều trị ung thư phụ thuộc vào loại ung thư được chẩn đoán, giai đoạn của
bệnh và một số yếu tố khác. Tùy thuộc vào mỗi người mà có các biện pháp điều trị
khác nhau, không ít người phải kết hợp nhiều biện pháp trong quá trình điều trị. Các
biện pháp điều trị ung thư hiện nay bao gồm [3], [15], [51], [71]:
1.1.5.1.

Các phương pháp điều trị tại chỗ

Điều trị phẫu thuật
Trong một thời gian dài phẫu thuật được xem là phương pháp duy nhất để điều
trị ung thư và đến nay nó vẫn còn được xem là nền tảng trong điều trị ung thư hiện
đại. Những tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật mổ, trong gây mê hồi sức đã hoàn thiện
kết quả của phẫu thuật. Phẫu thuật có thể phối hợp với các phương pháp điều trị
khác như xạ trị, hóa trị, nội tiết, miễn dịch…Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:

Phẫu thuật triệt để, phẫu thuật tạm thời, phẫu thuật với mục đích khác.

9


Điều trị tia xạ
Điều trị tia xạ là sử dụng tia bức xạ ion hóa để điều trị ung thư, là phương pháp
điều trị thứ 2 sau phẫu thuật đã được áp dụng hơn 100 năm nay. Điều trị tia xạ bao
gồm 2 loại: điều trị tia xạ ngoài và điều trị tia xạ áp sát.
1.1.5.2.

Phương pháp điều trị tại đích

Liệu pháp điều trị tại đích là biện pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, khác với các biện pháp hóa trị liệu truyền thống, liệu pháp điều trị tại
đích sử dụng sinh học đại phân tử, gen và các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên
hoặc những loại thuốc có nguồn gốc hóa học tổng hợp để can thiệp vào những phân
tử cụ thể có liên quan tới sự phát triển, tiến triển và di căn của ung thư với mục đích
cuối cùng là ngăn chặn sự tiến triển và lan rộng của ung thư mà không ảnh hưởng
tới tế bào lành. Cơ chế chủ yếu do nhắm vào gen hoặc protein đặc hiệu được tìm
thấy trong tế bào ung thư hoặc tế bào có liên quan tới đến sự phát triển của ung thư
[54]. Trong thập niên vừa qua, nhờ các tiến bộ về hiểu biết các thụ thể bề mặt của tế
bào cũng như các thông tin bên trong tế bào và giữa các tế bào mà y học đã có
những tiến bộ vượt bậc trong điều trị ung thư.
1.1.5.3.

Các phương pháp điều trị toàn thân

Điều trị nội tiết
Điều trị ung thư bằng nội tiết đã được áp dụng từ lâu, gần 2/3 ung thư tiền liệt

tuyến di căn, 1/3 ung thư vú di căn điều trị nội tiết có tác dụng làm bệnh thoái lui và
bệnh nhân kéo dài thời gian sống. Phần lớn ung thư nội mạc tử cung, một phần ung
thư buồng trứng và một phần rất lớn ung thư giáp trạng cũng thu được những kết
quả tốt. Một số ung thư không liên quan tới nội tiết cũng mang lại kết quả tốt bằng
sử dụng corticosteroid (bệnh bạch cầu và u lympho không Hodgkin), đồng thời
cũng giúp điều trị những hội chứng cận ung thư (syndrome paraneoplasic) như tăng
calci trong máu, đau, nôn và yếu sức.
Các yếu tố nội tiết hay dùng là estrogen, progestogen, androgen, corticosteroid,
thyroxine, tamoxifene,…

10


Điều trị miễn dịch
Trong những năm gần đây những hiểu biết về hệ thống miễn dịch ngày càng tiến
bộ, nhiều người đã sử dụng các phân tử có khả năng điều hòa hoạt động dựa trên
chức năng miễn dịch trong điều trị ung thư và một số bệnh lý khác. Các chất miễn
dịch không đặc hiệu có nguồn gốc sinh học như BCG và Corynebacterium barvum
đã được sử dụng trên thực nghiệm và trên người. Các chất miễn dịch không đặc
hiệu nguồn gốc hóa học như leuvamison, LH1… cũng đã được nghiên cứu và sử
dụng. Các nhóm hoạt chất mới đã chứng tỏ vai trò của mình trong điều trị một số
ung thư được ghi nhận đó là: Các interferon α, ß và gamma trong đó interferon α
được sử dụng rộng rãi nhất, các interleukin (IL) đặc biệt là IL2, các kháng thể đơn
dòng và các yếu tố tăng trưởng tạo huyết.
Điều trị hoá chất
Từ khi bắt đầu tiến triển, ung thư đã có thể cho di căn, do đó các phương pháp
điều trị tại chỗ và tại vùng như phẫu thuật và xạ trị thường không mang lại hiệu quả.
Sử dụng các thuốc điều trị ung thư đặc biệt là các hóa chất chống ung thư có thể
ngăn chặn được tiến triển của ung thư.
 Các chỉ định của hóa trị ung thư bao gồm: Hóa trị gây đáp ứng, hóa trị bổ trợ,

hóa trị tân bổ trợ và hóa trị tại chỗ.
 Các nhóm thuốc điều trị ung thư
Các thuốc điều trị ung thư thường sử dụng có thể phân loại như sau:
-

Nhóm tác nhân alkyl hóa: Cyclophosphamid, busulfan, temozolomid…

-

Nhóm thuốc kháng chuyển hóa: Methotrexat, Mercaptopurin, Thioguanin,
Azathioprrim, Fluorouracil…

-

Các alcaloid và các chất có nguồn gốc tự nhiên: vinblastin, Demecolcin,…

-

Các tác nhân liên kết chéo AND gồm tác nhân alkyl hóa và các kim loại hữu cơ.

-

Nhóm thuốc kháng sinh gây độc tế bào và các chất liên quan: Bleomycin,
Dactinomycin, Daunorubicin, Doxorubicin, Olivomycin…

-

Nhóm hormon và các chất liên quan: diethylstillbestrol,…

-


Nhóm kháng hormon và các chất liên quan: tamoxifen, flutamid,…

-

Các thuốc khác: Các enzym và các Interferon
11


Các dược liệu sử dụng trong điều trị ung thư:
Hiện nay, tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu sàng lọc các dược liệu có tác
dụng hỗ trợ điều trị ung thư, trong đó có một số dược liệu đã được sử dụng để
phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.
-

Khổ sâm cho lá (Croton tonkinensis Gagnep., Euphorbiaceae): Nghiên cứu của
Trịnh Hồng Anh và cộng sự năm 2014 đã chỉ ra rằng với liều 50 mg/kg thể
trọng, chất CT-1 chiết xuất từ cây Khổ sâm cho lá có tác dụng dự phòng và điều
trị ung thư phổi người tế bào không nhỏ (UTPNTBKN) trên chuột thiếu hụt
miễn dịch [1].

-

Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L. Amaryllidaceae): Theo kinh nghiệm
dân gian người ta thường sử dụng lá trinh nữ hoàng cung phơi khô sắc uống để
điều trị các bệnh u vú, u nang buồng trứng, gan, phổi…[9]. Nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra rằng trinh nữ hoàng cung có tác dụng gây độc đối với tế bào ung thư phổi,
ung thư gan, ung thư màng tim… [69], [70]. Ở Việt Nam, thuốc crila (bào chế từ
trinh nữ hoàng cung) đã được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho phép lưu hành
toàn quốc với số đăng ký VD-15304-11.


-

Xạ đen (Celastrus hindsii Benth): Tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư của cây Xạ
đen đã được nghiên cứu bởi GS. Lê Thế Trung, Giám đốc Học viên Quân Y).
Theo nghiên cứu của tác giả này, Xạ đen được sử dụng tốt trong hỗ trợ điều trị
ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung….

1.2.

Tổng quan về tam thất

1.2.1. Tên khoa học
Tam thất có tên gọi khác là điền thất, sâm tam thất hay nhân sâm tam thất, có tên
khoa học là Panax notoginseng (Burk). F. H. Chen, họ Nhân sâm Araliaceae [5].
1.2.2. Đặc điểm thực vật
Tam thất là một loại cây thảo nhỏ, sống lâu năm. Lá mọc vòng 3 – 4 lá một,
cuống lá dài 3 – 6 cm, mỗi cuống lá mang từ 3 – 7 lá chét hình mác dài, mép lá có
răng cưa nhỏ, cuống lá chét dài 0,6 – 1,2 cm. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành
mang hoa. Có hoa đơn tính, có hoa lưỡng tính cùng tồn tại. Lá đài , màu xanh. Cánh

12


hoa 5, màu xanh nhạt. Nhị 5, bầu hạ hai ngăn. Quả mọng hình thận, khi chín có màu
đỏ, trong có hai hạt hình cầu. Mùa hoa tháng 5 – 7, mùa quả tháng 8 – 10 [2], [6].
1.2.3. Đặc điểm phân bố
Trên thế giới
Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) Chen) là một cây thuốc quý phân bố chủ
yếu ở vùng núi cao từ 1200m đến 2000m ở phía Tây Nam của Trung Quốc, Nhật

Bản, Myanmar và Nepal [73].
Tam thất đã được trồng phổ biến ở Văn Sơn, Vân Nam, Trung Quốc khoảng 400
năm về trước. Hiện nay, đây là vùng trồng tam thất lớn nhất và cho chất lượng cao
tại Trung Quốc [30].
Tại Việt Nam
Từ trước năm 1964, cộng đồng người Hoa sống ở dọc biên giới thuộc huyện
Đồng Văn và Mèo Vạc (Hà Giang) đã lấy giống tam thất từ Trung Quốc về trồng ở
vườn gia đình. Năm 1964 – 1973, Viện Dược liệu và một số địa phương ở tỉnh Hà
Giang và Cao Bằng mới chính thức nhập hạt giống tam thất về trồng tại Sa Pa, Bắc
Hà (Lào Cai); Phó Bảng (Hà Giang); Hà Quảng và Thông Nông (Cao Bằng)…[11]
1.2.4. Thành phần hóa học
Các thành phần hóa học trong cây tam thất khá đa dạng và phong phú. Trong các
bộ phận của cây như rễ, hoa , lá đều chứa các hợp chất saponin, flavonoid, acid
amin, polysaccharids, acid béo…. Các saponin loại dammaran chiếm khoảng 12,4%
của củ tam thất toàn phần và là thành phần có hoạt tính sinh học chính của củ tam
thất [60]. Tỷ lệ saponin toàn phần trong tam thất cao hơn nhiều so với saponin toàn
phần trong nhân sâm và sâm Mỹ. Các saponin gồm nhiều loại ginsenosid và
notoginsenosid khác nhau. Nhiều loại ginsenosid trong củ tam thất cũng thấy có mặt
trong các loài khác như nhân sâm (Panax ginseng), sâm Mỹ (Panax quinquefolium)
[60], [73].
Các saponin có trong tam thất khi thủy phân sẽ cho các aglycone và các phân tử
đường. Dựa vào cấu trúc của phần aglycon người ta chia saponin thành 2 loại chính
[23]: protopanaxadiol (ví dụ như ginsenosid Rb1, Rb2, Rc, Rd), protopanaxatriol (ví
dụ như ginsenosid Rg1, Re, Rf)
13


1.1.4.1.

Nhóm protopanaxadiol (PPD)


Các saponin nhóm protopanaxadiol có cấu trúc phần aglycon như hình 1.3.

Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của saponin nhóm protopanaxadiol
Một số saponin thuộc nhóm Protopanaxadiol phân lập được từ tam thất (panax
notoginseng) thể hiện ở bảng 1.1 [42], [73]:
Bảng 1.1. Một số saponin thuộc nhóm protopanaxadiol
Tên Saponin

R1

R2

Ginsenosid Rb1

-Glc2-1Glc

-Glc6-1Glc

Ginsenosid Rb2

-Glc2-1Glc

-Glc6-1Ara(p)

Ginsenosid Rb3

-Glc2-1Glc

-Glc6-1Xyl(p)


Ginsenosid Rc

-Glc2-1Glc

-Glc6-1Ara(f)

Ginsenosid Rd

-Glc2-1Glc

-Glc

Notoginsenosid R4

-Glc2-1Glc

-Glc6-1Glc6-1Xyl

Notoginsenosid Fa

-Glc2-1Glc2-1Xyl

-Glc6-1Glc

Notoginsenosid Fc

-Glc2-1Glc

-Glc6-1Xyl


Notoginsenosid Fe

-Glc

-Glc6-1Ara(f)

14


Ghi chú: Glc: Glucose; Ara(f): arabinose cấu trúc furanose; Ara(p): arabinose cấu
trúc pyranose; Rha: Rhamnose; Xyl: Xylose
1.1.4.2.

Nhóm protopanaxatriol (PPT)

Các saponin thuộc nhóm protopanaxatriol có cấu trúc phần aglycon như hình 1.4.

Hình 1.4. Cấu trúc hóa học của saponin nhóm protopanaxatriol
Một số saponin thuộc nhóm Protopanaxatriol phân lập được từ Tam thất (panax
notoginseng) thể hiện ở bảng 1.2 [42], [73]:
Bảng 1.2. Một số saponin thuộc nhóm protopanaxatriol
Tên Saponin

R1

R2

Ginsenosid Rg1


-Glc

-Glc

Ginsenosid Re

-Glc2-1Rha

-Glc

Ginsenosid Rf

-Glc2-1Glc

-H

Notoginsenosid R1

-Glc2-1Xyl

-Glc

Notoginsenosid R2

-Glc2-1Xyl

-H

Notoginsenosid R3


-Glc

-Glc6-1Glc

15


×