Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bài báo PHÂN TÍCH cấu TRÚC tài CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.04 KB, 9 trang )

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA - BAO BÌ
NIÊM YẾT CỔ PHIẾU TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)
ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy
Khoa Kinh tế - Trường Đại học Vinh
– 0912.972.686
Tóm tắt: Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp sẽ giúp các đối tượng quan tâm đánh
giá được những đặc trưng cơ bản về tình hình tài chính của công ty, giúp doanh nghiệp đưa ra
một cấu trúc tài chính lành mạnh, ổn định, phù hợp với tình hình hoạt động, tránh rủi ro và đem
lại hiệu quả cao. Bài viết tập trung phân tích cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp trong
ngành nhựa - bao bì có niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), từ đó
tác giả đưa ra một số gợi ý cho các doanh nghiệp về việc duy trì một cấu trúc tài chính hợp lý;
bao gồm 13 doanh nghiệp có mã chứng khoán AAA, BPC, BXH, DNP, DPC, BBS, INN, NTP,
SPP, TPP, VBC, VKC, STP.
Từ khóa: cấu trúc tài chính, nhựa – bao bì, HNX
1. Đặt vấn đề
Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc tài chính: “cấu trúc tà chính được hiểu là sự kết
hợp giữa nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và cổ phần thường được dùng để tài trợ cho
quyết định đầu tư ở một doanh nghiệp” hoặc “cấu trúc tài chính là khái niệm rộng, phản ánh cấu
trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn trong doanh
nghiệp”. Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích cơ cấu của tài sản, cơ cấu nguồn vốn và
mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn để phân tích tình hình huy động vốn của doanh nghiệp, loại
nguồn huy động và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với từng loại nguồn huy động, tình hình tự
chủ về tài chính của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp cho biết việc sử
dụng nguồn vốn sau khi đã huy động được ra sao, sự phân bổ và sử dụng vốn đó có hợp lý, tiết
kiệm và hiệu quả hay không. Như vậy phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp sẽ giúp các đối
tượng quan tâm đánh giá được những đặc trưng cơ bản về tình hình tài chính của công ty, giúp
doanh nghiệp đưa ra một cấu trúc tài chính lành mạnh, ổn định, phù hợp với tình hình hoạt động,
tránh rủi ro và đem lại hiệu quả cao.
Ngành nhựa - bao bì là ngành công nghiệp phụ trợ có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của ngành công nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung. Rất nhiều doanh


nghiệp trong ngành bao bì đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. Bài viết tập
trung phân tích cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp trong ngành nhựa - bao bì có niêm yết cổ
phiếu trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX); bao gồm 13 doanh nghiệp có mã chứng


khoán AAA, BPC, BXH, DNP, DPC, BBS, INN, NTP, SPP, TPP, VBC, VKC, STP. Nguồn số
liệu tác giả sử dụng để phân tích là dữ liệu báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các doanh
nghiệp trên từ năm 2008 đến 2012 được công bố trên website , tác giả tiến
hành tính toán và phân tích các chỉ tiêu liên quan đến cấu trúc tài chính.
2. Đặc điểm cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì niêm yết tại
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
2.1. Tình hình chung về kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, ảnh hưởng của lạm phát tăng cao, sự biến động
của thị trường tiền tệ, bất động sản, giá vàng… đã tác động rất lớn ngành công nghiệp nước ta, từ
đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì.
Thông qua phân tích doanh thu thuần, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (LNT từ
HĐKD), lợi nhuận trước thuế (LNTT) của các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì niêm yết trên
SGDCK Hà Nội (HNX) cho thấy các doanh nghiệp mặc dù hoạt động có lãi nhưng tốc độ tăng
không cao. Tác giả phân tích tốc độ tăng doanh thu thuần, LNT từ HĐKD, LNTT qua các năm
và tình trung bình cho 4 giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. Tình hình kinh doanh được thể
hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Tình hình chung về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì niêm
yết trên SGDCK Hà Nội.
Chỉ tiêu (ĐVT: triệu đồng)
Doanh thu thuần
LNT từ HĐKD
LNTT
% tăng Doanh thu thuần
% tăng LNT từ HĐKD
% tăng LNTT


2008

2009

2010

2011

2012

3.208.615
228.472
255.835
100%
100%
100%

4.137.287
520.643
527.561
129%
228%
206%

5.503.329
636.180
640.613
133%
122%

121%

7.112.313
569.236
591.270
129%
89%
92%

7.272.599
578.024
612.953
102%
102%
104%

Tốc độ
tăng bình
quân

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán.
Qua bảng 1 cho thấy doanh thu thuần của 13 doanh nghiệp niêm yết liên tục tăng từ
3.208.615 triệu đồng năm 2008 lên hơn 7.272.599 triệu đồng năm 2012, với tốc độ tăng bình
quân là 22,7%/năm. Đặc biệt doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng rất cao đạt 33%, đây là
mức tăng cao nhất trong vong 4 năm. Trong giai đoạn từ 2008 đến 2011 mặc dù khủng hoảng
kinh tế, lạm phát gia tăng nhưng tốc độ doanh thu của các doanh nghiệp luôn đạt ở mức cao và
tăng lên qua các năm, nhưng từ năm 2011 đến năm 2012 thì doanh thu thuần của các doanh
nghiệp chỉ tăng 160.286 triệu đồng tương ứng với tăng 2%, nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ
giảm mạnh vì ảnh hưởng của việc thị trường bất động sản đóng băng. Trong hai năm 2008 và
2009 mặc dù lạm phát gia tăng nhưng cùng với sự bùng nổ của thị trường bất động sản và ngành


123%
126%
124%


xây dựng, doanh thu thuần tăng 29% nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 128%
và lợi nhuận trước thuế tăng 106%. Điều này cho thấy sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra được
tiêu thụ mạnh, đồng thời chi phí sản xuất thấp do giá nguyên liệu đầu vào thấp nên lợi nhuận thu
được tăng cao. Năm 2010 và 2011 thị trường nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, đặc biệt là giá
nguyên liệu nhựa nhập khẩu, do đó mặc dù doanh thu thuần năm 2011 tăng 29% so với năm
2010 nhưng LNT từ HĐKD giảm 11% và LNTT giảm 8%. Từ năm 2008 đến năm 2012, tốc độ
tăng bình quân hàng năm của LNT từ HĐKD là 26,1% và tốc độ tăng bình quân của LNTT là
24,4% đều lớn hơn tốc độ tăng bình quân của doanh thu thuần.
Hình 1: Biểu diễn tốc độ tăng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán
Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế cho thấy từ năm
2008 đến 2010 đường biểu diễn tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế luôn nằm trên đường biểu diễn
tốc độ tăng doanh thu nhưng từ năm 2010 đến năm 2012 thì tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế
thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Điều này cho thấy mặc dù khủng hoảng kinh tế nhưng các doanh
nghiệp ngành nhựa – bao bì vẫn mở rộng quy mô, tiêu thụ sản phẩm tốt, tuy nhiên từ năm 2010
chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp tăng cao làm giảm đi hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là
năm 2011.
Như vậy tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm
2008 đến năm 2012 có chiều hướng tốt, có lãi và một số doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế cao so
với mặt bằng chung nên góp phần làm tăng thêm tỷ trọng đóng góp của ngành trong cơ cấu tổng
sản phẩm quốc dân. Tuy nhiên hiện nay tốc độ tăng chi phí của các doanh nghiệp là khá cao, đặc
biệt là chi phí giá vốn (chi phí sản xuất sản phẩm) nên làm giảm hiệu quả kinh doanh.
2.2. Phân tích cấu trúc tài sản của các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì niêm yết trên

HNX từ năm 2008 đến năm 2012


Tình hình phân bổ tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn thống kê từ số liệu Bảng cân đối
kế toán của 13 doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì niêm yết trên HNX trong giai đoạn 2008 –
2012 được phản ánh trong hình 2.


Hình 2: Tỷ trọng đầu tư tài sản của các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán
Qua số liệu tổng hợp của 13 doanh nghiệp cho thấy, tỷ trọng đầu tư tài sản ngắn hạn
chiếm khá lớn, với tỷ trọng tài sản ngắn hạn trung bình của 13 doanh nghiệp giai đoạn 2008 –
2012 là 66%. Tỷ trọng đầu tư tài sản dài hạn trung bình là 34% trong đó cao nhất là 55% (AAA)
và thấp nhất là 21% (BXH, DPC). Do các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì chủ yếu sản xuất
theo đơn đặt hàng, phụ thuộc vào thời vụ của các ngành công nghiệp khác như xi măng, đường,
xây dựng… do đó các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản ngắn hạn lớn hơn so với tỷ trọng tài sản
dài hạn. Như vậy có thể dự báo các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì sẽ có tỷ lệ nợ ngắn hạn
cao nhằm đầu tư cho tài sản ngắn hạn.
Hình 3: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán


Cơ cấu tài sản ngắn hạn cũng có sự chênh lệch lớn giữa các khoản mục. Khoản mục
phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của các
doanh nghiệp. Tỷ lệ các khoản phải thu bình quân của 13 doanh nghiệp là 46% trong đó cao nhất
là 60% (BXH) và thấp nhất là 22% (SPP). Chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục hàng tồn kho của
các doanh nghiệp là nguyên vật liệu, chi phí sản xuất dở dang và thành phẩm. Trong cơ cấu tài
sản dài hạn của các doanh nghiệp thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất và tập trung là nhà

xưởng, máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm. Cơ cấu tài sản này của các
doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì niêm yết trên HNX cho thấy thực tế hiện nay các doanh
nghiệp tập trung vào sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính còn ít, chưa đáng kể, chỉ có
một vài công ty có hoạt động đầu tư vào công ty liên kết (AAA, STP).
2.3. Phân tích cấu trúc nguồn vốn và xu hướng tài trợ của các doanh nghiệp ngành
nhựa – bao bì niêm yết trên HNX từ năm 2008 đến năm 2012
2.3.1.

Cơ cấu nguồn vốn và tỷ lệ nợ bình quân

Qua phân tích nguồn vốn của 13 doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì niêm yết trên HNX từ
năm 2008 đến năm 2012 cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh nghiệp là
51,62% trong đó có 6 doanh nghiệp có tỷ lệ VCSH bình quân trên 51,62% với tỷ lệ cao nhất là
88% (STP) và 75% (DPC).
Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán
Tỷ lệ nợ bình quân của các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì niêm yết trên HNX giai
đoạn 2008 – 2012 là 48,38% với các chính sách vay nợ khác nhau giữa các doanh nghiệp. Có 4
doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên 60%, có 3 doanh nghiệp có tỷ lệ nợ từ 50% - 60%, có 4 doanh
nghiệp có tỷ lệ nợ từ 35% - 45%, có 2 doanh nghiệp có tỷ lệ nợ rất thấp dưới 30% là DPC 25%


và thấp nhất là STP 12%. Doanh nghiệp có tỷ lệ nợ bình quân cao nhất là 71% (TPP) và 68%
(VBC), chênh lệch giữa doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao nhất và thấp nhất là 59%.
Hình 5: Tỷ lệ nợ bình quân của các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì giai đoạn 2008 –
2012

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán
Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp lại có chính sách vay nợ tương đối ổn định qua các năm từ

2008 đến năm 2012, trong đó tất cả các doanh nghiệp đều có mức vay nợ cao nhất trong năm
2011, là do giai đoạn từ năm 2011 về trước lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng ở mức cao.
Như vậy hầu hết các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì đều sử dụng chính sách vay nợ nhằm
nâng cao đòn bẩy tài chính của mình, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh.
2.3.2. Cơ cấu nợ phải trả của các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì niêm yết trên HNX
Như phân tích cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì niêm yết trên
HNX ở mục 2.2 cho thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh
nghiệp, trong đó chủ yếu là phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Để bổ sung cho nhu cầu vốn lưu
động này, các doanh nghiệp đã sử dụng các khoản vay ngắn hạn. Tỷ lệ vay ngắn hạn trung bình
của 13 doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì niêm yết trên HNX giai đoạn 2008 – 2012 là 89,38%
với 7 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ hơn 53,84% số lượng doanh nghiệp) có tỷ trọng nợ ngắn hạn
bình quân trên 90%, các doanh nghiệp còn lại cũng có tỷ trọng nợ ngắn hạn bình quân trên 70%.
Như vậy có thể thấy các doanh nghiệp hiện nay chỉ vay ngắn hạn của các NHTM để bổ sung nhu
cầu đầu tư vào vốn lưu động, còn nguồn vay dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định là rất ít, chỉ
khoảng 10%. Thực tế trong giai đoạn 2008 - -2012 lãi suất cho vay của các NHTM là rất cao, do
đó các doanh nghiệp chỉ có thể vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động, để có được nguồn vốn
vay dài hạn đầu tư vào tài sản cố định mở rộng sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp ngành
nhựa – bao bì phải đa dạng hóa hình thức huy động vốn như phát hành cổ phiếu, trái phiếu…


Hình 6: Cơ cấu nợ phải trả của các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán
3. Kết luận và một số gợi ý cho các doanh nghiệp về việc duy trì một cấu trúc tài chính
hợp lý.
Qua phân tích thực trạng cấu trúc tài chính của 13 doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì
niêm yết cổ phiếu trên HNX giai đoạn 2008 - 2012, có thể thấy các doanh nghiệp có cấu trúc tài
chính với tỷ lệ nợ tương đối cao, trong đó cơ cấu vốn vay thì chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn
để bổ sung cho nhu cầu vốn lưu động. Trong giai đoạn mà tác giả lấy số liệu để phân tích, do
biến động của thị trường tại chính, đặc biệt là tỷ lệ cao quá mức của lãi suất cho vay, vì vậy nó

ảnh hưởng lớn đến cơ cấu vốn vay của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu xét cụ thể thì cơ cấu nguồn vốn hay chính sách vay nợ của các doanh
nghiệp là hoàn toàn khác nhau, tùy thuộc vào chính sách vay nợ mà mỗi doanh nghiệp theo đuổi.
Việc duy trì một cơ cấu nguồn vốn với tỷ lệ vốn vay cao, đặc biệt là vay ngắn hạn sẽ ảnh hưởng
đến khả năng thanh toán và tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, trong tương lai,
cùng với sự phục hồi của nền kinh tế và sự ổn định của thị trường tài chính, một số doanh nghiệp
ngành nhựa – bao bì cần thay đổi cơ cấu tài trợ, gia tăng nguồn vốn và nợ dài hạn, giảm rủi ro
cho doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp hiện nay có tỷ suất nợ quá cao như TPP (71%), VBC
(68%) sẽ ảnh hưởng đến tính tự chủ về khả năng tài chính. Vì vậy trong thời gian tới, những
công ty cỏ tỷ suất nợ cao có thể cải thiện bằng cách huy động thêm vốn chủ sỡ hữu trên thị
trường chứng khoán, như: phát hành cổ phiếu ưu đãi hoặc phát hành cổ phiếu thường. Bên cạnh
đó chi phí sử dụng vốn chủ sỡ hữu luôn cao hơn vốn vay, vì vậy đối với một số doanh nghiệp có
tỷ suất vốn chủ sở hữu rất cao như DPC (75%), STP (88%) thì nên xem xét lại cơ cấu nguồn vốn
với việc đầu tư nhiều hơn cho tài sản bằng nguồn vốn vay. Việc sử dụng nguồn vốn vay và


nguồn vốn chủ sở hữu một cách cân đối sẽ đảm bảo khả năng sinh lời cho doanh nghiệp, đồng
thời đảm bảo tính độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hiện nay các doanh nghiệp vẫn duy trì cơ cấu tài sản ngắn hạn với tỷ trọng
nợ phải thu và hàng tồn kho cao, đặc biệt với một số doanh nghiệp có tỷ lệ nợ phải thu ngắn hạn
trên 55% tổng tài sản ngắn hạn như BPC, BXH, DNP, VBC; một số doanh nghiệp có tỷ lệ hàng
tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn cao như DPC, SPP. Vì vậy trong thời gian tới, các doanh
nghiệp cần đẩy mạnh chính sách thu tiền hàng, áp dụng các hình thức chiết khấu thanh toán để
khuyến khích khách hàng thanh toán, giảm tình trạng bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn
như hiện nay. Cần lưu ý về mức tồn kho an toàn cần thiết, khả năng sản xuất và tình hình tiêu thụ
để giảm thiểu lượng hàng tồn kho, tránh tình trạng bị ứ đọng vốn như hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Võ Thị Thúy Anh, Bùi Phan Nhã Khanh (2012), Các nhân tốc ảnh hưởng đến cấu
trúc tài chính doanh nghiệp: nghiên cứu thực nghiệm trên các doanh nghiệp ngành công nghiệp
chế tạo niêm yết trên HOSE, Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 7, ĐH Kinh tế TP.HCM.

2. Trần Hùng Sơn (2007), Các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 11, ĐH Kinh tế TP.HCM.
3. PGS.TS. Phạm Văn Dược (2010), Báo cáo và phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất
bản giao thông vận tải.
4. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (2009), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế quốc dân.
5. />6. />


×