Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

đề thi quốc phòng 2 học phần 1 SPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.38 KB, 6 trang )

A.2
1. Lực lượng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc gồm:
a. Lực lượng vũ trang ba thứ quân.
b. Lực lượng toàn dân lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.
c. Lực lượng vũ trang ba thứ quân kết hợp các lực lượng vũ trang khác.
d. Là sự phối hợp giữa các lực lượng.
2. Chiến tranh nhân dân được thể hiện ở nước ta từ khi nào?
a. Từ kháng chiến chống Pháp.
b. Từ kháng chiến chống Mỹ.
c. Từ thời phong kiến.
d. Từ thời nguyên thủy.
3. Những câu trích dưới đây, câu nào không thể hiện tinh thần chiến tranh nhân dân?
a. “Hễ là người Việt Nam thì phải cầm vũ khí đứng lên chống thực dân Pháp cứu tổ quốc”.
b. “31 triệu dân tất cả hành quân, tất cả thành chiến sĩ…”
c. “Nhắm thẳng quân thù mà bắn, máy bay Mỹ không có gì đáng sợ”.
d. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.
4. Lực lượng vũ trang nhân dân trong bảo vệ tổ quốc có vị trí:
a. Là lực lượng xung kích trong các hoạt động quân sự.
b. Là lực lượng nòng cốt của quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân.
c. Là lực lượng chủ yếu của sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
d. Là lực lượng quyết định của sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
5. Đảng lãnh đạo lực lượng vũ trang nhân dân theo nguyên tắc:
a. Tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện.
b. Tuyệt đối, trực tiếp và mọi mặt.
c. Tuyệt đối, toàn diện, lãnh đạo chính trị là quyết định.
d. Tuyệt đối, toàn diện trên mọi lĩnh vực.
6. Một nội dung trong phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là:
a. Xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
b. Xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy, từng bước tinh nhuệ, hiện đại.
c. Xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
d. Xây dựng quân đội nhân dân cách mạng từng bước chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.


7. Một biểu hiện về sự lãnh đạo theo nguyên tắc: “Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của
Đảng đối với LLVT là:
a. Đảng không chia quyền lãnh đạo LLVT cho bất cứ ai trong thời bình.
b. Đảng chia sẻ quyền lãnh đạo LLVT cho giai cấp khác khi đất nước khó khăn.
c. Đảng không nhường hoặc chia sẻ quyền lãnh đạo LLVT cho bất cứ giai cấp, tổ chức,
lực lượng nào.
d. Đảng không nhường quyền lãnh đạo LLVT cho lực lượng chính trị khác.
8. Bảo đảm lực lượng vũ trang luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi là:
a. Một trong những quan điểm nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
b. Là yêu cầu trong bảo vệ tổ quốc.
c. Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân.
d. Việc làm thường xuyên của cán bộ chiến sĩ.
9. “Xếp bút, nghiên lên đường…”
a. Là phong trào nho sĩ tham gia nhập ngũ trong kháng chiến chống Mỹ.


b. Là phong trào HS-SV tham gia nhập ngũ trong kháng chiến chống Mỹ.
c. Là hành động bỏ học, đi nghĩa vụ quân sự.
d. Là hoạt động của chiến sĩ rời chiến trường về học đại học.
10. Một trong những nguyên tắc cơ bản xây dựng Hồng quân của Lênin là:
a. Xây dựng quân đội có kỷ luật, có tính chiến đấu cao.
b. Xây dựng quân đội chính quy.
c. Xây dựng quân đội hiện đại.
d. Xây dựng quân đội hùng mạnh cả về số lượng và chất lượng.
11. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định sự ra đời của quân đội ta:
a. Là một tất yếu có tính quy luật trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt Nam.
b. Là một hiện tượng ngẫu nhiên trong quá trình cách mạng Việt Nam.
c. Là một sự kế thừa trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
d. Là một hiện tượng tự phát do đòi hỏi của chiến tranh cách mạng.
12. Một trong những biện pháp chủ yếu xây dựng nền QP toàn dân – AN nhân dân:

a. Thường xuyên thực hiện giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân về hai nhiệm vụ chiến lược.
b. Thường xuyên thực hiện giáo dục nghĩa vụ công dân.
c. Thường xuyên thực hiện giáo dục QP-AN.
d. Thường xuyên thực hiện giáo dục nhiệm vụ quốc phòng và an ninh nhân dân.
13. Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc, thế trận của chiến tranh được:
a. Bố trí rộng trên cả nước, tập trung ở khu vực chủ yếu.
b. Bố trí rộng trên cả nước, nhưng phải có trọng tâm trọng điểm.
c. Bố trí rộng trên cả nước, tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm.
d. Bố trí rộng trên cả nước, tập trung ở các địa bàn trọng điểm.
14. Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng ta đối với LLVT là?
a. Tuyệt đối, liêm khiết về mọi mặt.
b. Tương đối, trực tiếp về mọi mặt.
c. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.
d. Tuyệt nhiên, liên tiếp về mọi mặt.
15. Nói lãnh đạo “Tuyệt đối, trực tiếp về một số mặt” là:
a. Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với LLVT nhân dân.
b. Xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng đối với LLVT nhân dân.
c. Sự đúng đắn trong lãnh đạo LLVT của Đảng.
d. Quy định mới trong lãnh đạo của Đảng đối với LLVT nhân dân.
16. Một trong những chủ trương của Đảng ta đã từng thực hiện về kết hợp KT và QPAN là:
a. Vừa tiến hành chiến tranh, vừa củng cố tiềm lực kinh tế.
b. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
c. Vừa tăng gia sản xuất, vừa thực hành tiết kiệm.
d. Vừa xây dựng làng kháng chiến, vừa tăng gia LĐSX.
17. Một trong những nội dung kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường củng cố QP – AN là:
a. Kết hợp trong chiến lược phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa.
b. Kết hợp trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực để hiện đại hóa đất nước.
c. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển KT – XH.
d. Kết hợp trong xác định chiến lược về văn hóa tư tưởng.
18. Một nội dung kết hợp KT với quốc phòng – an ninh trong xây dựng công trình:

a. Công trình trọng điểm, quy mô lớn phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và chuyển hóa phục
vụ cho QP – AN.
b. Công trình nào, ở đâu đều phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và chuyển hóa phục vụ cho
QP-AN.


c. Công trình ở các vùng núi, biên giới phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và chuyển hóa
phục vụ cho QP-AN.
d. Công trình trọng điểm, ở vùng kinh tế trọng điểm phải tính đến yếu tố tự bảo vệ.
19. Một trong những giải pháp để thực hiện kết hợp kinh tế với QP-AN là phải tăng cường:
a. Sự lãnh đạo của nhà nước, quản lý của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ.
b. Sự giám sát của quần chúng nhân dân và điều hành của cơ quan chuyên môn.
c. Sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp.
d. Sự điều hành quản lý của Nhà nước, giám sát của nhân dân.
20. Những binh đoàn trồng rừng, xây dựng, tổng công ty, công ty của bộ quốc phòng có thể nói?
a. Là biểu hiện cụ thể của sự kết hợp quốc phòng với kinh tế.
b. Là sự tận dụng sức lao động bộ đội trong thời bình.
c. Là sự làm thêm tăng thu nhập cho QP.
d. Là sự chuẩn bị tiềm lực cho chiến tranh.
21. Có thể nói mỗi SV là một biểu hiện sinh động cho việc kết hợp KT với QP không? Vì sao?
a. Đúng, vì SV vừa được đào tạo nghề góp phần xây dựng đất nước vừa được trang bị
kiến thức QP.
b. Chỉ đúng vối với SV đại học kinh tế.
c. Không thể nói vậy vì SV không giúp gì cho QP.
d. Chỉ đúng với SV nào sau này làm cán bộ nhà nước.
22. Khi nào thì không cần phải thực hiện kết hợp KT với QP-AN?
a. Khi kết thúc chiến tranh.
b. Khi không còn giai cấp, nhà nước.
c. Khi chủ nghĩa đế quốc không còn nữa.
d. Khi đất nước đã giàu mạnh.

23. Trường hợp nào sau đây đúng?
a. Chỉ giáo dục QP-AN cho HS-SV.
b. Chỉ bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ, công chức.
c. Chỉ bồi dưỡng kiến thức QP cho quân đội, công an.
d. Phổ cập kiến thức QP-AN cho toàn dân.
24. Trong lịch sử, một trong các lý do chính mà nước ta thường bị nhiều kẻ thù nhòm
ngó, tiến công xâm lược:
a. VN có vị trí địa lý thuận lợi.
b. VN có nhiều tài nguyên khoáng sản.
c. VN có rừng vàng biển bạc.
d. VN có thị trường to lớn.
25. Thời kỳ Bắc thuộc hơn 1000 năm được tính từ:
a. Năm 179 TCN đến năm 938.
b. Năm 184 TCN đến năm 938.
c. Năm 197 TCN đến năm 893.
d. Năm 179 TCN đến năm 938.
26. Đặc trưng của nghệ thuật quân sự VN là:
a. Lấy kế thắng lực.
b. Lấy thế thắng lực.
c. Lấy mưu thắng lực.
d. Lấy ý chí thắng lực.
27. Một trong những nội dung nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta là:
a. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận.
b. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, dân vận.


c. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại thương, dân vận.
d. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao, binh vận.
28. Phương châm tiến hành chiến tranh của Đảng ta là:
a. Tự lực cánh sinh và dựa vào bạn bè, đánh lâu dài.

b. Tự lực cánh sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
c. Tự lực cánh sinh, đánh nhanh, thắng nhanh, dựa vào sức mình là chính.
d. Tự lực cánh sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh thời đại.
29. Xây dựng tiềm lực KHCN của nền quốc phòng toàn dân – an ninh nhân dân là:
a. Tạo nên khả năng về vũ khí trang bị kỹ thuật để phòng thủ đất nước.
b. Tạo nên khả năng về khoa học, công nghệ của quốc gia có thể khai thác, phục vụ QPAN.
c. Tạo nên khả năng huy động đội ngũ cán bộ khoa học phục vụ QP-AN.
d. Tạo ra khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào QP-AN.
30. Trong nội dung xây dựng tiềm lực QP-AN thì tiềm lực KT có vị trí:
a. Là điều kiện vật chất bảo đảm cho sức mạnh QP-AN.
b. Là điều kiện vật chất bảo đảm cho xây dựng LLVT và thế trận QP.
c. Là điều kiện vật chất đủ trang bị nền QP hiện đại.
d. Là điều kiện vật chất bảo đảm cho xây dựng thế trận QP toàn dân – an ninh nhân dân.
31. Khẳng định nào sau đây là đúng?
a. Ta đánh giặc lúc nào cũng mạnh hơn chúng.
b. Trận nào so sánh lực lượng ta cũng ít hơn.
c. Có những trận ta dùng lực lượng lớn áp đảo quân địch.
d. “Lấy ít địch nhiều” thì không thể có trận nào ta lớn hơn địch.
32. Một nội dung trong phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân ở Việt Nam là:
a. Tấn công địch bằng 2 lực lượng, 3 mũi giáp công, 3 vùng chiến lược.
b. Tấn công địch bằng 3 lực lượng, 3 mũi giáp công, 3 vùng chiến lược.
c. Tấn công địch bằng 3 lực lượng, 4 mũi giáp công, 5 vùng chiến lược.
d. Tấn công địch bằng 4 lực lượng, 3 mũi giáp công, 2 vùng chiến lược.
33. Một trong những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự VN được vận dụng
hiện nay là:
a. Tích cực phòng thủ trong thế tiến công.
b. Tích cực tiến công và phòng ngự.
c. Tích cực phòng ngự và chủ động phản công.
d. Tích cực chủ động tiến công.
34. Một trong những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự cần quán triệt là:

a. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng giáo dục truyền thống.
b. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng xây dựng phát triển kinh tế.
c. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng mưu kế, thế, thời, lực.
d. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
35. Quốc hiệu nước ta theo thứ tự từ thời xưa tới nay trường hợp nào sau đây đúng?
a. Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Việt Nam.
b. Văn Lang, Âu Lạc, Đại Việt, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Việt Nam.
c. Âu Lạc, Văn Lang, Vạn Xuân, Đại Việt, Đại Cồ Việt, Việt Nam.
d. Văn Lang, Âu Lạc, Đại Việt, Đại Cồ Việt, Vạn Xuân, Việt Nam.
36. “Tướng cờ lau” là danh từ chỉ vị tướng nào?
a. Nguyễn Huệ.
b. Lê Lợi.
c. Lê Hoàn.


d. Đinh Bộ Lĩnh.
37. Đâu là chiến dịch phòng ngự?
a. Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947.
b. Chiến dịch Biên giới năm 1950.
c. Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975.
d. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972.
38. Đâu không phải là chiến dịch tiến công?
a. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
b. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
c. Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947.
d. Chiến dịch Biên giới năm 1950.
39. Tư tưởng xuyên suốt trong đánh giặc của ông cha ta:
a. Tư tưởng rút lui.
b. Tư tưởng phản công.
c. Tư tưởng phòng ngự.

d. Tư tưởng tiến công.
40. Kế sách “tiên phát chế nhân” của Lý Thường Kiệt thể hiện tinh thần gì?
a. Sử dụng người tài giỏi chống địch.
b. Dùng người sáng tạo.
c. Chủ động tiến công địch.
d. Phát minh chế tạo vũ khí.
41. Đối tượng bồi dưỡng kiến thức kết thức kết hợp phát triển KT-XH với QP-AN cần
tập trung:
a. Cán bộ cấp tỉnh, Bộ, ngành từ trung ương đến địa phương.
b. Cán bộ các cấp từ xã phường trở lên.
c. Cán bộ chủ trì các cấp bộ, ngành, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở.
d. Học sinh trung học phổ thông, sinh viên cao đẳng, đại học.
42. Tổ chức biên chế lực lượng vũ trang nhân dân cần phải:
a. Theo quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân, lấy LLVT làm nòng cốt.
b. Xuất phát từ tình hình thế giới, âm mưu của kẻ thù và từ hoàn cảnh, điều kiện cụ thể
của đất nước.
c. Phù hợp với xu thế chung của thế giới.
d. Cả a, b và c.
43. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân về bảo vệ tổ quốc:
a. Là nghĩa vụ số 1, là trách nhiệm đầu tiên của mọi công dân.
b. Là sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc.
c. Là nghĩa vụ thiêng liêng, là trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam.
d. Là nghĩa vụ của mọi công dân.
44. Một trong những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc XHCN:
a. Là sức mạnh của cả dân tộc, sức mạnh quốc phòng toàn dân.
b. Là sức mạnh tổng hợp, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
c. Là sức mạnh của toàn dân, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
d. Là sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân, sức mạnh quốc phòng toàn dân.
45. Yếu tố xét cho cùng quyết định nhất sức mạnh chiến đấu của quân đội là:
a. Vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh.

b. Chính trị tinh thần.
c. Kỷ luật của quân đội.


d. Nghệ thuật quân sự.
46. Yếu tố quân số, tổ chức, cơ cấu, biên chế, yếu tố chính trị, tinh thần, kỷ luật, số
lượng chất lượng, vật chất bảo đảm, trình độ huấn luyện và thế lực, trình độ khoa
học và nghệ thuật quân sự, bản lĩnh lãnh đạo, trình độ tổ chức của cán bộ các cấp…
là chỉ:
a. Những việc làm của một người chỉ huy quân đội.
b. Sự phức tạp của quân đội.
c. Những yếu tố tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội.
d. Những việc làm cần cho một quân đội.
47. Xuất phát từ quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc là một trong
những cơ sở để Lênin khẳng định:
a. Bảo vệ tổ quốc XHCN là một tất yếu khách quan.
b. CNXH có thể giành thắng lợi không đồng thời ở các nước.
c. Suốt thời kỳ quá độ, hai chế độ CNXH và CNTB đấu tranh hết sức quyết liệt với nhau
trên phạm vi toàn thế giới.
d. Cả 3 khẳng định trên đều đúng.
48. Sự nghiệp bảo vệ tổ quốc do ai lãnh đạo?
a. Do tổng bí thư lãnh đạo.
b. Do chủ tịch nước lãnh đạo.
c. Do Đảng cộng sản lãnh đạo.
d. Do Quốc hội quyết định lãnh đạo.
49. Chiến tranh và chính trị có quan hệ với nhau như thế nào?
a. Quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó chính trị giữ vai trò quyết định chiến tranh.
b. Quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó chiến tranh giữ vai trò quyết định chính trị.
c. Quan hệ chặt chẽ với nhau tác động qua lại ngang bằng nhau.
d. Có lúc quan hệ với nhau có lúc không quan hệ với nhau tùy từng cuộc chiến.

50. Nhận định nào sau đây sai?
a. Những cuộc thánh chiến là do thượng đế mách bảo.
b. Chiến tranh là sự phân biệt chủng tộc.
c. Chiến tranh là hiện tượng tự nhiên, là quy luật sinh tồn.
d. Cả 3 đều sai.



×