Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đào tạo của các TRƯỜNG đại học địa PHƯƠNG TRONG bối CẢNH đổi mới căn bản và TOÀN DIỆN nền GIÁO dục VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.65 KB, 9 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI
MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

PGS.TS. Nguyễn Thị Toan;
TS. Nguyễn Hồng Vân; PGS. TS Trần Huy Hoàng
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết làm rõ bản chất, vai trò của các trường Đại học địa
phương trong bối cảnh phân tầng giáo dục đại học hiện nay, những thuận lợi, khó
khăn của Đại học địa phương, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm khắc
phục khó khăn của loại hình đại học này trên các phương diện: đội ngũ, chương
trình, phương pháp dạy học, cơ chế quản lí, cơ sở vật chất…
Từ khóa: Đại học địa phương; chất lượng đào tạo, đổi mới giáo dục.
Abstract: The articles clarified the nature and role of the local universities
in the context of stratification of university education at present, advantage and
disadvantage for local universities, thereby writers proposed main solutions to
overcome difficulties in aspects, such as human resources, university study
programs, methods of training, management and facility…
Key word: proposing sultions, the quality of training, local universities.
Mở đầu
Đại học địa phương (ĐHĐP) là mô hình đại học mới xuất hiện ở Việt Nam từ
năm 1997. Tuy chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong hệ thống các trường đại học song
ĐHĐP đã và đang khẳng định được vai trò và xu thế phát triển của nó thông qua việc
thu hút người học, mở rộng quy mô, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo. Bên cạnh đó,
loại hình đào tạo này cũng bộc lộ khá nhiều bất cập cần được quan tâm giải quyết kịp
thời. Bởi vậy, rất cần có những nghiên cứu để khẳng định vai trò của ĐHĐP trên
phương diện lí luận, từ đó phân tích thực trạng, tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo của loại hình đại học này, góp phần cung ứng nguồn nhân
lực chất lượng cao, phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương.



503


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Vai trò của các trường ĐHĐP trong bối cảnh phân tầng đại học hiện nay

Địa phương hóa đang là một xu thế nổi bật của giáo dục đại học trên thế giới.
Sự ra đời của loại hình đại học này xuất phát từ nhu cầu thực tiễn xã hội. Thực tế cho
thấy, khuynh hướng chọn nghề còn thiên về cảm tính của sinh viên cùng với sự tác
động của “bàn tay vô hình” - quan hệ cung cầu về nguồn nhân lực đã khiến quy mô và
cơ cấu của nền giáo dục đại học Việt Nam còn nhiều phiến diện. Theo một số nguồn
thông tin, có tới 1/3 sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng
trái chuyên ngành được đào tạo. Tỉ lệ lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại học chỉ chiếm
10% trong tổng số lao động của xã hội (bằng 1/3 so với mức trung bình của các nước).
Điều này chứng tỏ đào tạo đại học có vấn đề cả về số lượng và chất lượng. Thực hiện
chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục – đào tạo, các
trường đại học phải có những giải pháp hướng tới việc đào tạo đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Một trong những giải pháp đó là
phát triển loại hình ĐHĐP (Local University).
ĐHĐP là đáp án cho bài toán phân tầng đại học ở Việt Nam, là kết quả của
chiến lược phát triển quốc gia nói chung, chiến lược giáo dục nói riêng. Luật Giáo dục
đại học (số 08/2012/QH 13) quy định phân tầng cơ sở giáo dục đại học thành 3 tầng: 1.
Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; 2. Cơ sở giáo dục đại học định hướng
ứng dụng; 3 Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành. Các trường ĐHĐP mang

tính chất của cả tầng 2 và 3 của hệ thống giáo dục đại học quốc gia. Phần lớn các
trường ĐHĐP được hình thành từ sự nâng cấp một trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh
và sự sáp nhập thêm một số cơ sở giáo dục chuyên nghiệp khác đóng trên địa bàn tỉnh.
Ở một số nơi, tiền thân của ĐHĐP là các trường Cao đẳng cộng đồng. Đó là mô hình
trung gian giữa Cao đẳng cộng đồng và đại học truyền thống. Từ trường ĐHĐP đầu
tiên là trường Hồng Đức được thành lập năm 1997, đến nay Việt Nam đã có 25 trường
ĐHĐP [12].
ĐHĐP là loại hình trường đại học công lập trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, do
tỉnh quản lí và cung cấp ngân sách, Bộ Giáo dục - đào tạo quản lí về chuyên môn. Đó
là cơ sở giáo dục đại học đa cấp, đa hệ, đa ngành, đa lĩnh vực, đào tạo định hướng
nghề nghiệp - ứng dụng với các trình độ từ sơ cấp đến sau đại học, đáp ứng nhu cầu
nhân lực tại chỗ, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực
phụ cận. Đây là trường của địa phương, do địa phương và vì địa phương. Đặc trưng cơ
bản nhất của ĐHĐP là ở tính địa phương và sự giao thoa giữa giáo dục đại học và giáo
dục nghề nghiệp. ĐHĐP thực hiện chức năng kép, vừa đào tạo, nghiên cứu và chuyển

504


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

giao công nghệ như một trường đại học truyền thống, vừa thực hiện chức năng phục
vụ cộng đồng địa phương.
Các trường ĐHĐP có vai trò quan trọng đối với cộng đồng địa phương trên các
phương diện:
(1) Đáp ứng nhu cầu học suốt đời của nhân dân địa phương: Với mô hình học
tập suốt đời, chương trình đào tạo sẽ được xây dựng với nhiều thời gian khác nhau.
Người học sẽ có thể học trong thời gian ngắn, ra trường có việc làm, sau đó học lên
theo hình thức liên thông dọc hoặc chuyển đổi ngành, hoặc đào tạo lại theo yêu cầu
của thị trường lao động. ĐHĐP mang lại lợi ích thiết thực cho địa phương, mở ra cơ

hội hưởng thụ giáo dục đại học cho mọi người, hiện thực hóa ước mơ ăn cơm nhà đi
học đại học. Nó có vai trò là công cụ quan trọng cho quá trình đại chúng hóa tiến tới
phổ cập giáo dục đại học.
(2) Đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực thực hành có chất lượng phù hợp với cơ
cấu lao động thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, sát với nhu cầu nhân lực của địa
phương và khu vực phụ cận. ĐHĐP gắn với nhu cầu phát triển nhân lực của địa
phương và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Bởi vậy, chương trình đào tạo,
ngành nghề đào tạo, chuẩn đầu ra ở mỗi địa phương cũng có khác biệt. Ngoài những
ngành nghề đào tạo theo chuẩn quốc gia, đại học địa phương còn có nhiều điều kiện
thuận lợi để đào tạo những ngành nghề theo đặc thù địa phương. Với chương trình đào
tạo linh hoạt, đa dạng, ĐHĐP có thể cung cấp nguồn nhân lực đa dạng, nhiều cấp độ,
nhiều trình độ, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(3) Là trung tâm nghiên cứu khoa học, hợp tác và chuyển giao công nghệ để
giải quyết các vấn đề cấp thiết của địa phương, doanh nghiệp;
(4) Là trung tâm văn hóa, giáo dục, có ảnh hưởng to lớn về văn hóa – giáo dục
của địa phương.
Bên cạnh đó, các trường ĐHĐP còn là nơi sử dụng lao động và mua hàng hóa,
dịch vụ của địa phương, tạo việc làm cho cư dân địa phương, góp phần trực tiếp vào
việc phát triển kinh tế của địa phương.
2. Những thuận lợi và khó khăn của các trường ĐHĐP trong bối cảnh
hiện nay
Các trường ĐHĐP có nhiều lợi thế khi gắn với bối cảnh kinh tế xã hội của địa
phương:

505


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


(1) Lợi thế về kinh phí: Đó là lợi thế về chính sách hỗ trợ của chính quyền địa
phương như: chính sách hỗ trợ về đất đai; hỗ trợ việc thành lập các chuyên ngành đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hỗ trợ kinh phí và đăng kí các
dự án nghiên cứu phục vụ địa phương; hỗ trợ hợp tác giữa các trường đại học và các
doanh nghiệp.
(2) Lợi thế về vị trí: Trong vùng tuyển sinh, các trường đại học địa phương có
lợi thế tuyển sinh hơn các trường khác. Sinh viên chủ yếu là người địa phương, có lợi
thế về chi phí học tập thấp, chương trình đào tạo đa dạng, dễ liên thông, tổ chức dạy và
học linh hoạt.
(3) Lợi thế về mối quan hệ xã hội: Đại đa số các nhà quản lí và giáo viên của
địa phương đều tốt nghiệp từ ĐHĐP. Một tỉ lệ lớn nguồn nhân lực của địa phương
cũng do ĐHĐP cung cấp. Sự gắn kết chặt chẽ giữa ĐHĐP và cư dân, nhà quản lí địa
phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của ĐHĐP.
Bên cạnh đó, các trường ĐHĐP cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế về đội
ngũ giảng viên, kinh nghiệm quản lí, chiến lược phát triển, quy mô đào tạo, cơ sở vật
chất - kĩ thuật, nguồn tuyển sinh…
(1) Trình độ đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo chất
lượng giáo dục đại học: Mặc dù đã có sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng
song vẫn còn thiếu về số lượng (xấp xỉ 28 sinh viên/giảng viên, gấp gần 1,5 lần so với
quy định), yếu về chất lượng (tỉ lệ giáo sư, phó giáo sư/giảng viên xấp xỉ 0,79% - toàn
quốc là 5,57%, tỉ lệ tiến sĩ/giảng viên là 5,76% - toàn quốc là 14,34%), chưa hợp lí về
cơ cấu (tỉ lệ cán bộ quản lí, nhân viên phục vụ/giảng viên là 1/2 - tỉ lệ hợp lí là 1/4,
thừa giảng viên khoa học xã hội nhân văn, thiếu giảng viên khoa học kĩ thuật công
nghệ, thừa giảng viên dạy lí thuyết, thiếu giảng viên hướng dẫn thực hành, giảng viên
đào tạo những ngành đặc thù của địa phương), không đồng bộ về đội ngũ [5, tr.90].
(2) Chương trình đào tạo áp dụng chương trình của những trường đại học công
có uy tín nên thiếu tính đặc thù, có nhiều điểm chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn của
địa phương. Do phần lớn các trường ĐHĐP phát triển từ trường Cao đẳng Sư phạm
nên thế mạnh truyền thống của ĐHĐP là các ngành sư phạm. Điểm yếu của các trường

ĐHĐP là các khối ngành ứng dụng, thực hành, đây lại là những nội dung đào tạo mà
các địa phương đang rất cần.
(3) Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu, đặc biệt
là trang thiết bị dành cho khối ngành kĩ thuật – công nghệ: số giảng đường, phòng học
đạt gần 1m2/sinh viên (tiêu chuẩn là 1,4 – 1,5m2/sinh viên); số máy tính bằng 5 – 10%

506


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

số sinh viên, cấu hình thấp hoặc chưa được nối mạng; số đầu sách, đầu giáo trình trong
thư viện/sinh viên thấp, dao động trong khoảng 2- 20 cuốn/sinh viên, đa số cũ kĩ, lạc
hậu; máy móc thực hành ít, cũ, không tương thích với thực tiễn nghề nghiệp [5, tr.93].
(4) Nguồn lực tài chính hạn hẹp, chủ yếu từ người học và ngân sách địa phương
với nhiều cấp độ khác nhau (tùy thuộc vào GRDP của từng địa phương). Chi thu nhập
ngoài lương của giảng viên không đáng kể. Các trường ĐHĐP chưa có giải pháp thu
hút được nguồn lực tài chính từ cộng đồng.
(5) Cơ chế quản lí còn nhiều bất cập: Các trường ĐHĐP đều do địa phương cấp
kinh phí hoạt động và trực tiếp quản lí hành chính, Bộ GD – ĐT quản lí về chuyên
môn. Khi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, khó
tránh khỏi việc phối hợp quản lí lúc đồng thuận, lúc vênh lệch, chồng chéo, gây khó
khăn cho hoạt động của các trường ĐHĐP.
(6) Nguồn tuyển sinh ngày càng thu hẹp do sự cạnh tranh gay gắt giữa các
trường. Về cơ bản, mô hình các trường ĐHĐP hiện nay chưa thể hiện nét tính đặc thù
mà vẫn chỉ là sự sao chép mô hình của trường đại học truyền thống. Bởi vậy, ĐHĐP
vẫn thiếu sức hấp dẫn, khó thu hút được đầu vào.
(7) Những yếu tố trên cùng với chất lượng đầu vào thấp (điểm tuyển sinh của
một số trường ĐHĐP chỉ bằng với mức điểm sàn đại học) đã khiến chất lượng đầu ra
thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của địa phương. Sự tương tác, hiểu biết lẫn

nhau giữa ĐHĐP và doanh nghiệp còn yếu. Nhiều doanh nghiệp còn chưa tin vào năng
lực của ĐHĐP nên chỉ tìm kiếm nguồn nhân lực ở các trường đại học trọng điểm quốc
gia.
Những khó khăn, hạn chế trên cản trở các ĐHĐP thực hiện vai trò và sứ mệnh
lịch sử của mình đối với địa phương, đất nước. Vậy giải pháp nào giúp các trường
ĐHĐP tháo gỡ những khó khăn, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân
lực phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương?
3. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các
trường ĐHĐP
Để giải quyết khó khăn, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐHĐP, cần
thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
3.1.

Về phía các trường ĐHĐP:

Thứ nhất, đổi mới công tác tuyển sinh trên cơ sở dự báo khoa học về nguồn
nhân lực của địa phương: Để khắc phục tình trạng thất nghiệp hoặc làm việc trái

507


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

chuyên ngành được đào tạo, việc tuyển sinh phải căn cứ trên số liệu điều tra, khảo sát
nhu cầu nhân lực địa phương và khu vực lân cận trong khoảng 5 – 10 năm, từ đó có kế
hoạch phát triển ngành đào tạo và quy mô tuyển sinh, công bố thông tin trên các
phương tiện thông tin đại chúng đồng thời có đội ngũ tư vấn chọn nghề cho học sinh
phổ thông.

Thứ hai, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng phù hợp với sứ mệnh của
ĐHĐP và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Trước hết, việc đào tạo cần gắn
với nhu cầu nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong bối cảnh
phân tầng đại học, các ĐHĐP có thể lựa chọn tầng thứ 3 là tầng có nhu cầu nhân lực
lớn nhất làm định hướng phát triển. Mỗi trường ĐHĐP cần phát triển đào tạo các
ngành nghề là thế mạnh của địa phương nơi có trường ĐHĐP đó. Ví dụ: Trường Đại
học Hải Phòng nên tập trung đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp đóng tàu, vận
tải, dịch vụ biển… Đại học Hồng Đức nên tập trung đào tạo nhân lực các ngành nông
– lâm – ngư nghiệp, dịch vụ du lịch… Trường Đại học Trà Vinh cần tập trung đào tạo
nhân lực cho ngành công nghệ bảo quản và chế biến nông thủy sản… Đặc biệt, ĐHĐP
cần phát triển đào tạo các ngành nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Cần
duy trì các chương trình, các hệ đào tạo khác nhau để đảm bảo tính linh hoạt, đa dạng
cho người học đồng thời đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, khắc phục tình trạng
lãng phí do đại chúng hóa, phổ cập hóa đại học, sau đó một số cử nhân, thạc sĩ lại đổ
xô đi học trung cấp để có việc làm. Đồng thời, các trường ĐHĐP cần có chương trình
chuyển tiếp lên đại học dài hạn nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có khả năng học tập
nhưng thiếu điều kiện kinh tế nên phải học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng.
Thứ ba, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá, tăng cường nghiên
cứu khoa học trong sinh viên: Việc dạy học đại học cần hướng tới tiếp cận năng lực
người học, đảm bảo tính khoa học, tiên tiến, hiện đại cả về nội dung, phương pháp và
phương tiện dạy học; cần hướng nhiều hơn tới hoạt động thực hành trong và ngoài
trường, rèn luyện, phát triển kĩ năng nghề gắn với các công việc cụ thể mà sinh viên sẽ
hành nghề sau khi tốt nghiệp. Hình thức dạy học cần linh hoạt, có thể trên giảng
đường, lớp học, trong phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, tại các cơ sở sản xuất, kinh
doanh… Song song với việc rèn luyện kĩ năng nghề, cần bồi dưỡng kĩ năng tư duy, kĩ
năng sống, giáo dục đạo đức, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Cần xây
dựng chuẩn đầu ra với sự tham gia của doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn,
các chuyên gia trong cùng lĩnh vực, các cựu sinh viên đang làm việc cùng chuyên
ngành. Cần đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển tư duy độc lập,


508


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

sáng tạo của sinh viên. Tăng cường kiểm tra, đánh giá bằng đề mở, ngân hàng đề, tiểu
luận, bài tập lớn… Đối với sinh viên các trường ĐHĐP, việc nghiên cứu khoa học
cũng cần theo hướng nghiên cứu ứng dụng, thực hành, có hiệu quả kinh tế - xã hội và
địa chỉ áp dụng cụ thể.
Thứ tư, đổi mới đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí ĐHĐP đủ về số lượng,
chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Chất lượng giảng viên và cán bộ quản lí làm
nên danh tiếng, thương hiệu của trường đại học. Bởi vậy, cần có chính sách đãi ngộ
hợp lí (lương, thưởng, nhà ở, điều kiện làm việc, đánh giá…) nhằm thu hút giảng viên,
cán bộ quản lí giỏi, khắc phục tình trạng người giỏi chỉ tập trung ở thủ đô, trong các
trường đại học lớn.
Thứ năm, tăng cường cơ sở vật chất – kĩ thuật, nguồn lực tài chính, bảo đảm đủ,
đồng bộ, hiện đại, hiệu quả. Cần chủ động gia tăng nguồn lực tài chính trên cơ sở huy
động tối đa nguồn lực của nhà trường, địa phương, đơn vị liên kết theo tinh thần xã hội
hóa giáo dục.
Thứ sáu, tăng cường liên kết giữa các trường ĐHĐP, giữa ĐHĐP với đại học
truyền thống, đại học vùng, đại học nước ngoài, ĐHĐP với các doanh nghiệp đóng
trên địa bàn địa phương… Việc liên kết giữa các trường giúp cho các trường ĐHĐP
chia sẻ tài nguyên giáo dục như đội ngũ giảng viên giỏi, giáo trình, tài liệu tham khảo,
cơ sở thực hành, thiết bị dạy học, thông tin khoa học công nghệ.v.v. Đặc biệt, trong xu
thế hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của mạng Internet tạo điều kiện cho sinh viên ở các
trình độ khác nhau đều có thể tiếp cận với môi trường đại học thế giới. Bởi vậy, cùng
với các trường đại học khác, ĐHĐP cần từng bước xác định lộ trình quốc tế hóa, hợp
tác quốc tế nhằm cập nhật tri thức tiên tiến, phương pháp dạy học, quản lí hiện đại, tự
đánh giá và kiểm định chất lượng, tăng cường nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ theo chuẩn quốc tế. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các trường ĐHĐP có thể trao

đổi đào tạo sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh với các trường đại học nước
ngoài vừa sức, phi lợi nhuận để nâng tầm của ĐHĐP.
Thứ bảy, đổi mới cơ chế quản lí trong các trường ĐHĐP: Thành lập Hội đồng
trường theo quy định của Điều lệ trường đại học và Luật Giáo dục đại học; thiết lập
mối quan hệ chặt chẽ với các Hiệp hội cao đẳng/đại học cộng đồng ở Việt Nam và thế
giới.
3.2.

Về phía các cấp quản lí:

Các cấp quản lí cần ưu tiên, tạo điều kiện cho ĐHĐP sự tự chủ toàn diện, đặc
biệt là tự chủ về cơ chế và nguồn lực để các trường phát huy tối đa năng lực và tự chịu

509


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

trách nhiệm trước xã hội. Bộ Giáo dục – đào tạo cần có quy chế tuyển sinh chặt chẽ,
tạo cơ hội cho các trường ĐHĐP có nguồn tuyển sinh – yếu tố quan trọng để duy trì sự
tồn tại và phát triển của loại hình đại học này. Chính quyền địa phương cần thực hiện
tốt vai trò cầu nối giữa nhà trường và xã hội: Có chính sách ưu đãi để khuyến khích sự
hợp tác giữa ĐHĐP và doanh nghiệp, cung cấp ngân sách cho việc bồi dưỡng, thu hút
nhân tài và nghiên cứu khoa học ứng dụng; tích cực cải cách thủ tục hành chính để
thúc đẩy nhanh sự hợp tác giữa ĐHĐP chính quyền, doanh nghiệp; tạo môi trường
kinh tế - xã hội – văn hóa lành mạnh cho sự tồn tại và phát triển của các trường
ĐHĐP.
4. Kết luận

Đại chúng hóa, kéo theo đó là quá trình địa phương hóa là xu thế chung của
giáo dục đại học thế giới. Trong gần 20 năm qua, sự tồn tại của loại hình trường
ĐHĐP ở Việt Nam đã góp phần đại chúng hóa giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu học
đại học đa dạng của cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phương. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, ĐHĐP cũng bộc lộ những hạn chế về
đội ngũ cán bộ giảng viên, chương trình, phương pháp dạy học, cơ sở vật chất tài
chính… Bởi vậy, cần phải có những giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế
nêu trên, giúp ĐHĐP khẳng định vị thế của mình ở địa phương đồng thời là một bộ
phận hữu cơ trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Đổi mới quản lí hệ thống giáo dục đại học giai
đoạn 2010 – 2012. Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[2]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2020, Hà Nội.
[3]. Lê Quang Hiếu (2009), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và định hướng phát
triển cho các trường Đại học địa phương trong thời kì hội nhập. Tạp chí Kinh tế
và phát triển số 144/2009.
[4]. Dương Đức Hùng (2012), Cơ sở khoa học xây dựng trường đại học địa phương
đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong bối cảnh hiện nay, Luận án Tiến sĩ Quản
lí giáo dục. Hà Nội
[5]. Dương Đức Hùng, Mô hình trường Cao đẳng cộng đồng Bắc Mĩ và khả năng vận
dụng vào trường đại học địa phương ở Việt Nam, Tạp chí Giáo dục số 267, kì 18/2011, tr. 5-7.

510


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

[6]. Đặng Bá Lãm, Nguyễn Huy Vị, Từ mô hình trường Cao đẳng cộng đồng đến mô
hình trường đại học địa phương trong việc xây dựng nền giáo dục đại học đại

chúng ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Giáo dục số 212, kì 2 tháng 4/2009, tr. 1-4.
[7]. Bành Tiến Long (2010), Một số vấn đề về quản trị mô hình trường đại học địa
phương ở Việt Nam (Báo cáo tham luận tại Hội thảo: Quản trị trong các trường
đại học địa phương ở Việt Nam, Thanh Hóa tháng 5/2010).
[8]. Lê Văn Trưởng, Lê Minh Hiền, Một số vấn đề quản lí trường đại học do địa
phương quản lí trong bối cảnh mới, Tạp chí Giáo dục số 363, kì 1 - 8/2015, tr. 13.
[9]. Trường Đại học Hồng Đức – Chương trình FULBRIGHT tại Việt Nam (2010),
Kỉ yếu Hội thảo Quản trị trong các trường Đại học địa phương ở Việt Nam,
Thanh Hóa.
[10]. Trường Đại học Hồng Đức – Đại sứ quán Mĩ ở Hà Nội (2008), Kỉ yếu Hội thảo
Mô hình trường đại học địa phương ở Việt Nam, Thanh Hóa.
[11]. Nguyễn Huy Vị, Phân tầng cơ sở giáo dục đại học và sứ mệnh của các trường
đại học địa phương, Tạp chí Giáo dục số 317, kì 1 - 9/2013, tr. 1-5.
[12]. Wikipedia

511



×