BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC
TS. Dương Thị Thoan
Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa
Tóm tắt: Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động trí tuệ giúp sinh viên
nâng cao tư duy sáng tạo, mở rộng vốn kiến thức cũng như củng cố được các kỹ năng
mềm của bản thân. Hoạt động nghiên cứu khoa học đã được tổ chức dưới nhiều hình
thức khác nhau tại Trường Đại học Hồng Đức, tuy nhiên kỹ năng nghiên cứu khoa học
của sinh viên chưa đồng đều, kết quả nghiên cứu khoa học chưa cao. Nguyên nhân
chính xuất phát từ phía sinh viên chưa nắm vững lý luận khoa học và phương pháp
luận NCKH, thiếu sự say mê, giảng viên hướng dẫn còn thiếu kinh nghiệm, kinh phí
của nhà trường dành cho nghiên cứu khoa học còn hạn chế. Xuất phát từ cơ sở đó, bài
viết đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh
viên ngành tâm lý học - Trường Đại học Hồng Đức.
Từ khóa: Nghiên cứu khoa học, kỹ năng, kỹ năng nghiên cứu, phương pháp,
nâng cao.
1. Đặt vấn đề
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của mỗi sinh viên ở trường đại học. NCKH không chỉ giúp cho sinh viên phát triển
tư duy sáng tạo, có điều kiện để tìm hiểu sâu sắc hơn các nội dung của bài học mà còn
có tác dụng trang bị cho họ phương pháp luận, kỹ năng nghiên cứu, rèn luyện tư duy
khoa học, khả năng làm việc độc lập sáng tạo, bước đầu hình thành và phát triển
những phẩm chất, tác phong của nhà NCKH như: Suy nghĩ độc lập, sáng tạo, kiên trì,
nhẫn nại, trung thực, làm việc có kế hoạch, có phương pháp… giúp các em có thể tiến
kịp với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ và thời đại.
NCKH của sinh viên được tổ chức dưới nhiều hình thức: Bài tập lớn, tiểu luận,
khoá luận tốt nghiệp, ý tưởng sáng tạo, đề tài NCKH các cấp. Trong đó khoá luận tốt
nghiệp và đề tài NCKH là hình thức NCKH ở mức độ cao. Tổ chức tốt các hoạt động
này sẽ có tác dụng bồi dưỡng cho sinh viên hứng thú và năng lực NCKH, rèn luyện kỹ
năng nghề nghiệp cho họ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường Đại
học và Cao đẳng trong giai đoạn đổi mới của đất nước.
520
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Tuy nhiên, hiện nay công tác tổ chức hoạt động NCKH vẫn chưa được sinh
viên trường đại học Hồng Đức nói chung và sinh viên ngành Tâm lý học (QTNS) nói
riêng quan tâm đúng mức. Điều này, do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên
nhân chủ yếu là do các em vẫn thiếu kỹ năng NCKH. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng
mức độ phát triển kỹ năng NCKH và tìm kiếm các biện pháp góp phần nâng cao kỹ
năng NCKH cho sinh viên là điều hết sức quan trọng và cần thiết.
2. Thực trạng kỹ năng NCKH của sinh viên ngành Tâm lý học
2.1. Khái niệm công cụ
Người làm công tác NCKH đòi hỏi phải có một sự vững vàng về kiến thức, một
tư duy sắc bén, một quan điểm đúng, một hệ phương pháp phù hợp và khả năng thành
thạo trong việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật. Để đáp ứng được các yêu cầu trên,
đòi hỏi người làm công tác NCKH phải có hình thành được một hệ thống các kỹ năng
(KN) nghiên cứu, các KN này gồm bốn nhóm: KN nắm vững lý luận khoa học và
phương pháp luận nghiên cứu; KN sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu;
KN sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, thiết bị nghiên cứu và nhóm KN viết
báo cáo khoa học.
KN NCKH của sinh viên là khả năng thực hiện thành công một đề tài khoa học
trên cơ sở nắm vững lý thuyết khoa học.
Chúng tôi đánh giá kỹ năng NCKH sinh viên và các kỹ năng thành phần theo 5
mức độ: Cao, tương đối cao, trung bình, tương đối thấp và thấp, tương ứng với các
mức độ là thang điểm 5, 4, 3, 2, 1. Chúng tôi tính điểm theo từng nhóm kỹ năng bộ
phận, từ đó tổng điểm thành KN NCKH của sinh viên.
2.2. Thực trạng KN NCKH sinh viên TLH (QTNS) trường đại học Hồng Đức
2.2.1. Đánh giá chung về KN NCKH sinh viên ngành TLH (QTNS)
Bảng 1: Đánh giá chung về KN NCKH của sinh viên ngành TLH (QTNS)
Năm thứ 4
Năm thứ 3
Chung
Mức độ
SL
%
SL
%
SL
%
1
Mức độ cao
0
0
0
0
0
0
2
Tương đối cao
5
4,2
0
0
5
2,0
3
Trung bình
27
22,9
26
19,8
53
21,3
4
Tương đối thấp
66
55,9
67
51,2
133
53,4
5
Thấp
20
16,9
38
29,0
58
23,3
STT
Khối lớp
521
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Nhận xét:
- Kỹ năng NCKH của sinh viên không đồng đều mà phân bố ở các mức độ khác
nhau, tập trung chủ yếu ở mức độ trung bình và tương đối thấp chiếm 74,7%, mức độ
thấp chiếm 23,3%, mức độ tương đối cao chiếm 2,0% và không có mức độ cao.
- So sánh theo khối lớp cho thấy: Sinh viên năm thứ 4, mức độ đạt được của kỹ
năng NCKH cao hơn năm thứ ba, thể hiện ở mức độ kỹ năng này từ trung bình trở lên
của sinh viên năm thứ tư là 27,1%, mức độ tương đối thấp và thấp là 63,9% và của
sinh viên năm thứ ba là 19,8%, mức độ tương đối thấp và thấp là 80,2%. Mức độ
tương đối cao của sinh viên năm thứ 4 là 4,2% trong khi đó sinh viên năm thứ 3 không
tự đánh giá bản thân đạt kỹ năng NCKH đạt mức độ tương đối cao và cao.
Qua nghiên cứu và quan sát thực tiễn hoạt động NCKH của sinh viên cho thấy,
sự khác biệt đó là do vốn tri thức về hoạt động NCKH và mức độ tập dượt rèn kỹ năng
nghiên cứu khoa học của sinh viên năm thứ tư đều cao hơn sinh viên năm thứ ba (Bởi
lẽ, nhiều sinh viên năm thứ 4 đã được tham gia NCKH ở năm thứ 3, đã được làm quen
với thực tế triển khai hoạt động này, đã nắm được nhiệm vụ cần phải thực hiện trong
NCKH và đã từng tham gia NCKH với tư cách là chủ nhiệm đề tài hoặc cộng tác viên,
vì vậy mức độ làm quen với HĐ tốt hơn).
2.2.2 Đánh giá các KN thành phần của KN NCKH của sinh viên
Kỹ năng NCKH của sinh viên bao gồm 4 nhóm kỹ năng thành phần: KN nắm
vững lý luận khoa học và phương pháp luận nghiên cứu; KN sử dụng thành thạo các
phương pháp nghiên cứu; KN sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, thiết bị
nghiên cứu và KN thể hiện văn bản công trình khoa học.
Bảng 2: Đánh giá các KN thành phần của KNNCKH của sinh viên
Khối lớp
T
TT Nhóm KN Mức độ
KN nắm vững lý luận khoa học và
1
phương pháp luận nghiên cứu.
KN sử dụng thành thạo các phương pháp
2
nghiên cứu.
KN sử dụng thành thạo các phương tiện
3
kỹ thuật, thiết bị nghiên cứu
KN thể hiện văn bản công trình KH
4
Chung
522
Năm thứ 3
Năm thứ 4
Chung
ĐTB
2,58
TB
1
ĐTB
2,79
TB
2
ĐTB
2,68
TB
1
2,51
3
2,53
3
2,52
3
2,44
4
2,50
4
2,47
4
2,54 2
ĐTB =2,51
2,65 1
ĐTB=2,64
2,60 2
ĐTB=2,56
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Nhận xét: Nhìn vào bảng 2 ta thấy
- Kỹ năng NCKH của sinh viên ngành TLH (QTNS) mới đạt mức độ trung bình
(với ĐTB = 2,56). Điều này chứng tỏ, để thực hiện thành công trong việc một công
trình nghiên cứu khoa học, các em còn phải rèn luyện nhiều để hình thành và nâng cao
kỹ năng NCKH.
- Bốn nhóm kỹ năng thành phần của kỹ năng NCKH của sinh viên ngành TLH
(QTNS) đạt được ở các mức độ khác nhau: KN nắm vững lý luận khoa học và phương
pháp luận nghiên cứu (ĐTB= 2,68 xếp bậc 1/4) đạt mức tương đối cao. Nhóm KN thể
hiện văn bản công trình khoa học (ĐTB= 2,60 xếp bậc 2/4) đạt mức trung bình. Nhóm
KN sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu (ĐTB= 2,52 xếp bậc 3/4) và
nhóm KN sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, thiết bị nghiên cứu (ĐTB=
2,47 xếp bậc 4/4) đạt mức độ tương đối thấp. Không có nhóm KN thành phần nào đạt
mức độ cao.
Nhóm KN nắm vững lý luận khoa học và phương pháp luận nghiên cứu ở vị trí
cao nhất trong các nhóm kỹ năng NCKH bởi vì: Theo X.I. Kixegov: “Quá trình hình
thành kỹ năng gồm 5 giai đoạn. Tương ứng với 5 giai đoạn là năm mức độ phát triển
của KN từ thấp đến cao, đó là các mức độ: nhận thức, tái hiện, quan sát, bắt chước và
hành động độc lập. Việc nắm vững lý luận khoa học và phương pháp luận NCKH mới
dừng ở mức độ thứ nhất - mức độ nhận thức, vì vậy SV đạt được mức độ cao ở nhóm này
nhất là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Nhóm KN sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, thiết bị nghiên cứu đạt
ở mức độ thấp nhất vì ở đây người sinh viên phải biết sử dụng các phương tiện kỹ
thuật, các trang thiết bị để đi sâu nghiên cứu bản chất tâm lý người. Các trang thiết bị
này phục vụ cho NCKH ở trường ĐH Hồng Đức còn hạn chế, sinh viên chưa có điều
kiện tiếp xúc nhiều, từ đó cũng hạn chế mức độ thuần thục của nhóm kỹ năng này.
- So sánh theo khối lớp, cho thấy giữa năm thứ 3 và năm thứ 4 có sự khác biệt:
xu hướng ở cả 4 nhóm kỹ năng thành phần, sinh viên năm thứ 4 đều có mức độ đạt
được cao hơn năm thứ 3. Sự khác biệt rõ nét nhất ở nhóm KN nắm vững lý luận khoa
học và phương pháp luận nghiên cứu: Năm thứ 4 ĐTB = 2,79 so với năm thứ 3 ĐTB =
2,58, độ lệch = 0,21. Nhóm KN thể hiện văn bản công trình khoa học: Năm thứ 4 ĐTB
= 2,65 so với năm thứ 3 ĐTB = 2,54, độ lệch = 0,11.
2.3. Biện pháp nâng cao kỹ năng NCKH của ngành TLH (QTNS)
523
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết KN NCKH của SV ngành Tâm lý học
(QTNS) trường đại học Hồng Đức chưa cao, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân
khác nhau:
- Về phía sinh viên: Nhiều em chưa nắm vững lý luận khoa học và phương pháp
luận NCKH, kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật, thiết bị nghiên cứu yếu, thiếu
sự say mê, nhiệt tình, hứng thú tham gia NCKH; kinh nghiệm và năng lực thực tế khi
tham gia vào hoạt động NCKH còn hạn chế...
- Về phía Nhà trường và đội ngũ CBGV: Kinh nghiệm và trách nhiệm của một
số cán bộ giảng viên trong hướng dẫn sinh viên NCKH; Kinh phí dành cho NCKH
cũng như cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ cho NCKH…còn hạn chế; Quy chế đào tạo
theo tín chỉ không bắt buộc sinh viên phải tham gia NCKH mới được làm khóa luận
tốt nghiệp…Tất cả những nguyên nhân trên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
NCKH của sinh viên, giảm tính tích cực trong việc rèn luyện kỹ năng NCKH của sinh
viên.
Do vậy, để nâng cao mức độ kỹ năng NCKH của sinh viên, Nhà trường cần sử
dụng đồng bộ các biện pháp để giải quyết triệt để các nguyên nhân nêu trên. Sau đây là
một số biện pháp:
* Tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của cán bộ giảng viên và
sinh viên về vai trò, tác dụng của NCKH
- Giúp sinh viên nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng của NCKH
đối với mục tiêu đào tạo của khoa, nhà trường nói chung và đối với quá trình học tập
của bản thân nói riêng.
- Cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức về NCKH, bao gồm lý luận khoa học và
phương pháp luận NCKH, cách thức tiến hành các phương pháp nghiên cứu khoa học, các thức
sử dụng các phương tiện kỹ thuật, thiết bị nghiên cứu, các giai đoạn nghiên cứu và những
nhiệm vụ cần thực hiện trong mỗi giai đoạn...
- Khoa cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong việc động viên, khuyến khích
sinh viên tham gia NCKH. Tuyên truyền, vận động để làm chuyển biến mạnh mẽ tư
tưởng, nhận thức của sinh viên về hoạt động NCKH, nâng cao số lượng cũng như chất
lượng các công trình NCKH.
- Chú trọng công tác thông tin về sản phẩm NCKH của sinh viên, nhằm tạo cho
sinh viên được tiếp cận, nghiên cứu các sản phẩm thực tế, giúp sinh viên định hướng
và lựa chọn đề tài nghiên cứu phù hợp với khả năng, ngành nghề thực tế.
524
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
* Kích thích hứng thú nghiên cứu khoa học cho sinh viên
Thông qua quá trình giảng dạy cũng như các hoạt động của Đoàn, Hội, cán bộ giảng
viên cần chú ý kích thích hứng thú NCKH cho sinh viên. Bởi lẽ hứng thú NCKH là điều
kiện đầu tiên làm nảy sinh khát vọng NCKH của sinh viên, đồng thời cũng là động lực giúp
cho các em thực hiện hoạt động NCKH một cách sáng tạo. Muốn kích thích được hứng thú
NCKH cho sinh viên cần phải chú ý:
- Nhà trường cần chú ý đầu tư tăng cường các điều kiện và phương tiện phục vụ
cho NCKH. Các điều kiện và phương tiện, đặc biệt là các phương tiện hiện đại luôn
cần thiết để hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu đạt kết quả cao. Khi sử dụng các phương
tiện nghiên cứu như tài liệu tham khảo, phương tiện kỹ thuật, sinh viên sẽ tăng thêm sự
say mê, tính tìm tòi, nhu cầu hiểu biết.
- Nhà trường nâng mức kinh phí NCKH nâng quyền lợi khi tham gia NCKH
cho sinh viên, ở các cấp cho sinh viên, có phần thưởng xứng đáng hơn cho sinh viên
tích cực tham gia NCKH - là cơ sở để sinh viên phấn khởi, yên tâm tham gia NCKH.
* Kích thích khả năng tư duy sáng tạo cho sinh viên
Tư duy sáng tạo là cơ sở, là điều kiện cốt lõi để SV thực hiện hoạt động NCKH
vì nó được xem là quá trình học tập sáng tạo để chuyển một cách tự lập các tri thức, kĩ
năng vào điều kiện, hoàn cảnh mới và nhận ra vấn đề dưới dạng quen thuộc. Vì vậy, tư
duy sáng tạo là điều kiện của hoạt động NCKH. Để kích thích tư duy sáng tạo cho sinh
viên cần thực hiện như sau:
- Rèn luyện kỹ năng độc lập suy nghĩ, suy nghĩ sâu sắc và khoa học cho sinh
viên, cách suy nghĩ có phương pháp giúp sinh viên có tư duy định hướng có logic và
khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và suy luận.
- Tạo ra các động cơ cho hoạt động sáng tạo của sinh viên. Hoạt động sáng tạo
diễn ra do sự thúc đẩy không chỉ một mà một hệ thống động cơ có thứ bậc. Do đó,
nhiệm vụ của bước này là tạo động cơ xã hội, động cơ cá nhân và động cơ quá trình
một cách hợp lý trong quá trình học tập để thúc đẩy hoạt động sáng tạo cho họ.
- Dạy học cách giải quyết vấn đề có thể được xem là hình thức dạy học có hiệu
quả nhất để phát triển tính sáng tạo. Tư duy sáng tạo là quá trình không thể thiếu trong
giải quyết vấn đề và nó cũng được phát triển khi giả quyết vấn đề. Tư duy sáng tạo rút
ngắn thao tác của quá trình giải quyết vấn đề bằng việc sử dụng quy luật xử lý thông
tin khái quát.
525
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
- Tạo động cơ cho sinh viên NCKH giúp sinh viên có những cảm xúc tích cực,
có hứng thú sâu sắc và say mê tìm tòi một cách thật tự nhiên, không gò ép, mong
muốn tìm hiểu, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ nỗ lực
khắc phục khó khăn, cố gắng lao động trí óc căng thẳng, hình thành và rèn luyện tính
kiên trì trong NCKH.
* Tạo phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên
Sinh viên có thể phát huy hết tiềm năng NCKH, nếu như Nhà trường và giảng viên
biết khơi dậy ở họ lòng say mê khoa học, biết khéo léo tổ chức, động viên họ. Vì thế, tạo
phong trào NCKH trong sinh viên là một yêu cầu cần thiết để góp phần thực hiện mục tiêu
đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Hàng năm tổ chức hội nghị NCKH của sinh viên, nêu gương những điển hình sinh viên
tiên tiến, đạt nhiều thành tích cao trong NCKH, có khen thưởng kịp thời.
- Khoa phối hợp với đoàn thanh niên, hội sinh viên tổ chức các câu lạc bộ học thuật,
tham gia các hội thảo khoa học, tổ chức in ấn các tập san, tạp chí có sự tham gia của sinh
viên, qua đó khích lệ được phong trào NCKH của sinh viên.
- Tổ chức hội thi sinh viên NCKH cấp khoa, trường. Trên cơ sở đó lựa chọn các
đề tài có giá trị để tham gia NCKH các cấp cao hơn (cấp tỉnh, cấp bộ). Thường xuyên
kiểm tra - đánh giá về thái độ, kĩ năng và những sản phẩm NCKH của SV.
* Cán bộ giảng viên tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên NCKH
Chất lượng nghiên cứu của sinh viên phụ thuộc nhiều vào trình độ, kinh nghiệm
hướng dẫn của giảng viên. Người hướng dẫn khoa học phải là người am hiểu, có kiến
thức sâu, rộng cả về lý luận và thực tiễn về môn mình phụ trách và các lĩnh vực khoa
học liên quan để từ đó có thể hướng dẫn sinh viên thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Trong
quá trình hướng dẫn, cán bộ hướng dẫn cần có phương pháp, bề dày kinh nghiệm
NCKH sẽ giúp cho sinh viên có thói quen tư duy khoa học, sáng tạo, không những thế
còn tăng cường ở sinh viên sự hứng thú, sự say mê, kiên trì trong NCKH. Vì vậy, đòi
hỏi mỗi cán bộ giảng dạy phải tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức
trách nhiệm khi tham gia NCKH và hướng dẫn sinh viên NCKH.
3. Kết luận
Qua khảo sát trên 210 sinh viên năm thứ ba và năm thứ 4 ngành Tâm lý học
(QTNS), bước đầu có thể kết luận:
526
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
- Kỹ năng NCKH của sinh viên đạt mức độ trung bình. Có sự khác biệt về mức
độ kỹ năng NCKH của sinh viên theo khối lớp, sinh viên năm thứ 4 có kỹ năng cao
hơn năm thứ 3 do sự khác biệt vốn tri thức, kinh nghiệm, tần số luyện tập hình thành
kỹ năng.
- Kỹ năng NCKH của sinh viên bao gồm 4 nhóm kỹ năng thành phần. Mức độ
đạt được của các kỹ năng giảng dạy thành phần không đồng đều nhau: Cao nhất là KN
nắm vững lý luận khoa học và phương pháp luận nghiên cứu; Thứ hai là KN thể hiện
văn bản công trình khoa học; Thứ ba là KN sử dụng thành thạo các phương pháp
nghiên cứu và thấp nhất là KN sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, thiết bị
nghiên cứu.
- Để hình thành kỹ năng NCKH cho sinh viên cần nâng cao nhận thức, bồi
dưỡng hứng thú với hoạt động NCKH và nâng cao tính tích cực NCKH cho sinh viên,
đồng thời Nhà trường cần tăng cường kinh phí dành cho NCKH cũng như cơ sở vật
chất, tài liệu phục vụ cho NCKH, có những chính sách động viên, khen thưởng kịp
thời đối với những sinh viên tham gia NCKH, có như vậy mới kích thích được tính
tích cực NCKH của sinh viên, góp phần nâng cao kỹ năng NCKH của các em.
Kết quả nghiên cứu trên sẽ là cơ sở thực tiễn để hình thành và rèn luyện các kỹ
năng NCKH cho SV, từ đó để nâng cao chất lượng đào tạo nhằm giúp sinh viên có sự
phù hợp và thích ứng được với nghề trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Thị Thu Hà (2015), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu
khoa học cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên
cứu khoa học.
[2]. Giáo dục học đại học (2011), Trường cán bộ quản lý GD và ĐT, Hà Nội.
[3]. Trần Hiệp, Đỗ Long (2009), Sổ tay Tâm lý học, Nxb KHXH, Hà Nội.
[4]. Kixegof.X.I (1996), Hình thành các kỹ năng và kỹ xảo sư phạm cho sinh viên
trong điều kiện của nền giáo dục đại học, Tư liệu đại học Sư phạm.
527