Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

Báo cáo công tác chỉ đạo thực hiện chương trình tiếng việt 1 công nghệ giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 36 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ QUẢNG YÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH THÀNH

BÁO CÁO CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 1- CÔNG NGHỆ
GIÁO DỤC

Người thực hiện: Vũ Thị Bích Nguyệt


Kính thưa quý vị đại biểu!
Thưa các thầy, cô giáo!
Được sự phân công của Ban giám hiệu, Tôi xin phép
được trình bày báo cáo Công tác chỉ đạo thực hiện chương
trình công nghệ giáo dục tiếng Việt lớp 1 năm học 2015 2016 của trường tiểu học Minh Thành với 3 nội dung:
1, Nhận thức của cán bộ quán lý và giáo viên về chương
trình TV1 công nghệ giáo dục.
2, Công tác chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình Việt
1- CGD.
3, Một số kết quả thu được sau gần 2 tháng thực hiện.


Phần thứ nhất
NHẬN THỨC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN VỀ
VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 1 - CÔNG
NGHỆ GIÁO DỤC.

Hiện nay ở nước ta, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
diễn ra một cách sôi động trên bình diện cả về lý luận cũng như về
thực tiễn. Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào
tạo được nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung


ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung: Tạo
chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục,
đào tạo;
Cùng với các chương trình, PP dạy học tích cực khác đang
được triển khai, nhân rộng, chương trình dạy học Tiếng Việt 1Công nghệ Giáo dục đang được các trường trên cả nước tích cực
tham gia hưởng ứng.


Phần thứ nhất
NHẬN THỨC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN
Công nghệ giáo dục là công trình nghiên cứu của giáo sư tiến sĩ
khoa học Hồ Ngọc Đại, bắt đầu thí điểm năm 1978 tại Trường phổ
thông cơ sở Thực nghiệm (Hà Nội). Năm 1990, đề tài quốc gia
Công nghệ Giáo dục được nghiệm thu, thành lập Trung tâm Công
nghệ Giáo dục. Đến năm 2001 thì dừng lại vì cả nước sử dụng
“một chương trình, một bộ sách giáo khoa”. Công nghệ giáo dục
kể từ đó chỉ còn áp dụng tại trường thực nghiệm.
Đến năm học 2012-2013, ngành giáo dục đã thí điểm trở lại
chương trình công nghệ giáo dục ở môn Tiếng Việt lớp 1 với sự
tham gia của 19 tỉnh thành. Năm học 2014-2015, Phòng Giáo dục
Thị xã Quảng Yên thực hiện triển khai chương trình tại 2 trường
Tiểu học. Sang năm học 2015-2016 số các trường đăng kí giảng
dạy TV1-CGD tăng nhanh, toàn thị xã có 8 trường tham gia trong
đó có trường Tiểu học Minh Thành.


Qua nghiên cứu và thực tế chỉ đạo chúng tôi nhận thấy.
1. Mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 1- CGD là hình thành
phát triển cho trẻ năng lực làm việc trí óc qua các thao tác tư duy cơ
bản: phân tích, ghi mô hình, vận dụng mô hình; phát triển năng lực

hoạt động ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và năng lực sử dụng Tiếng
Việt đồng thời hình thành phát triển những phẩm chất khác như tính
chính xác, tính cẩn thận, chủ động, độc lập, tự tin và sáng tạo.
2. Đặc điểm của tài liệu Tiếng Việt 1- CGD là hệ thống cấu
trúc ngữ âm được tường minh hóa, cụ thể hóa giúp các em củng cố
năng lực hoạt động ngôn ngữ và biết chú ý tới vấn đề tự học thông
qua tự luyện tập, chú trọng cách viết chính tả bằng cách đưa ra các
luật chính tả, giúp học sinh phân biệt các hiện tượng chính tả thông
qua từ và các cụm từ.
3. Bản chất của Công nghệ giáo dục là tổ chức và kiểm soát
quá trình dạy học bằng một quy trình kỹ thuật được xử lý bằng giải
pháp nghiệp vụ sư phạm, để HS lớp 1 chiếm lĩnh được ngữ âm ngay
từ đầu, biết cách phân tích ngữ âm, đọc thông viết thạo, nắm chắc
các quy tắc chính tả, không tái mù chữ


4. Học Tiếng Việt 1 - CGD học sinh có cảm giác học mà chơi,
chơi mà học, tự tin, mạnh dạn khi tham gia các hoạt động học tập.
Với giáo viên kiến thức và năng lực của giáo viên được nâng lên
rõ rệt qua quá trình dạy học, giáo viên nắm được phương pháp và
dạy học theo hướng tích cực, giờ học nhẹ nhàng, dễ thực hiện.
- Vì sao trường tiểu học Minh Thành lại lựa chọn tham
gia chương trình công nghệ giáo dục? (có 2 lý do)
Lí do thứ nhất: Nói như giáo sư tiến sĩ khoa học Hồ Ngọc Đại:
“Học đâu biết đấy, học đâu chắc đấy”. Sự vững chắc nhờ hai yếu
tố:
- Giải quyết dứt điểm (từng đơn vị học) và nhắc lại thường
xuyên, nhắc lại khi có cơ hội.
- Chương trình phù hợp với mọi đối tượng dù là học sinh
người Kinh hay người dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng thuận lợi

hay vùng khó khăn, học sinh có được chuẩn bị Tiếng Việt trước
khi vào lớp 1 hay chưa có sự chuẩn bị.


Lí do thứ 2: Qua tìm hiểu thực tế nhiều trường đã tham gia giảng
dạy chương trình này đánh giá: Chương trình đã tạo ra sự chuyển
biến tích cực đối với cả HS và giáo viên:
a, Về phía học sinh:
- HS rất hứng thú với chương trình công nghệ, các em nghe và
hiểu được hiệu lệnh, hiểu được lời nói của GV. Nhiều em trả lời
được rành mạch, nói đủ câu rõ ràng”.
- HS có khả năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập và
thực hành cũng như giao tiếp với thầy cô và bạn bè.
- HS nắm chắc được về ngữ âm, về luật chính tả, đọc tốt, viết tốt.
Như vậy: Việc học tiếng Việt lớp1Công nghệ giáo dục không
chỉ giúp HS nắm chắc tri thức cơ bản về tiếng Việt và hình thành
đồng thời các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một cách vững chắc
mà HS luôn được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ
động, tự tin; thông qua việc làm, thông qua các thao tác học. Các
em tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư
duy và năng lực tối ưu của mình.


b, Về phía giáo viên

- Giúp GV nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ sư phạm.
- Giúp GV đổi mới phương pháp một cách triệt để.
- Theo giáo sư tiến sĩ khoa học Hồ Ngọc Đại, dạy chương
trình này, GV không phải soạn bài nên có nhiều thời gian để
quan tâm đến HS hơn, nghiên cứu tài liệu, hiểu tâm sinh lý

lứa tuổi, cách thức tổ chức thực hiện lên lớp đối với HS.
Trên đây là những nhận thức và hiểu biết ban đầu của cán
bộ quản lý và giáo viên cũng như phụ huynh học sinh của
trường chúng tôi về chương trình công nghệ giáo dục này.
Chúng tôi tuyên truyền qua các buổi họp, buổi sinh hoạt, qua
trang Web của nhà trường. Đến nay BGH, GV, PH đều nhất
trí, đồng sức động lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi chương
trình học công nghệ tiếng Việt lớp 1 và nhiệm vụ năm học
mới.


Phần thứ 2
II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN.
1, Đặc điểm tình hình nhà trường.
Năm học 2015 – 2016, Trường Tiểu học Minh Thành có
31 lớp với tổng số 832 học sinh. Trong đó lớp 1 có 7 lớp với 187
học sinh. Trường có 4 điểm trường, có 27/31 = 87,1 % lớp học 2
buổi/ngày. Tổng số có 56 CB-GV-NV, trong đó có 48 giáo viên.
GV trình độ đạt chuẩn 100%, trình độ trên chuẩn 43/48 = 89,6%.
Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được bổ sung và hiện
đại các trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lí và
dạy học. Sự nghiệp giáo dục của nhà trường không ngừng phát
triển về quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục, được các cấp
quản lí giáo dục đánh giá cao qua công tác thi đua khen thưởng
hàng năm.


Phần thứ 2
II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
2, Thuận lợi và khó khăn

a, Thuận lợi.
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo
điều kiện giúp đỡ của các đ/c lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo
dục về nhiệm vụ Giáo dục, đặc biệt về công tác chỉ đạo dạy học
TV1-CGD: PGD tổ chức cho CB, Gv tập huấn, bồi dưỡng ; được
tham gia dự giờ, trao đổi chuyên môn trong cụm trường về nội
dung này.
BGH luôn quan tâm, thực hiện và chỉ đạo nghiêm túc việccjc
hiện phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo các chương
trình mới tạo hiệu quả cao nhất trong công tác dạy và học.
Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, nhiều đồng chí là giáo viên
dạy giỏi cấp Tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh đây chính là lực lượng
nòng cốt tích cực góp phần thực hiện các nhiệm vụ đổi mới trong
công tác chuyên môn.


Đội ngũ giáo viên lớp 1 trẻ trung, năng động, sáng tạo,
luôn ý thức trao dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thông
qua việc cập nhật kiến thức, luôn đổi mới và biết làm mới
mình trong giảng dạy cũng như trong công tác chủ nhiệm.
100% Gv có trình độ trên chuẩn và là giáo viên dạy giỏi các
cấp. Giáo viên hứng thú và có sự quyết tâm vào cuộc ngày từ
khi nhà trường đăng ký chương trình công nghệ giáo dục này
(cuối năm học 2013-2014 qua dự tiết chuyên đề cấp thị xã,
có sự nghiên cứu về chương trình chúng tôi nhận thấy tính
ưu việt của chương trình nên BGH và Gv quyết tâm đăng kí
và thực hiện trong năm học 2015-2016).
Số lượng học sinh/lớp khá đồng đều: Khoảng từ 20 đến 30
học sinh, các em ngoan, có ý thức học tập; có năng lực và
phẩm chất tốt.



b, Khó khăn
Ban giám hiệu và giáo viên khối 1 rất lo lắng vì đây là
năm đầu tiên thực hiện chương trình công nghệ giáo dục TV1.
Chương trình mới so với chương trình hiện hành có sự
khác biệt (nếu giáo viên dạy lớp 1 theo chương trình hiện hành
thực hiện sẽ bị lẫn giữa âm và con chữ)
Việc dạy tiếng Việt lớp 1 theo công nghệ giáo dục là một
chương trình hoàn toàn mới, giáo viên có thể gặp rất nhiều khó
khăn vì phụ huynh chưa biết được quy trình dạy mới này nên
không thể hỗ trợ giáo viên trong việc hướng dẫn thêm cho học
sinh, nếu phụ huynh không biết mà lại hướng dẫn cho học sinh
lại càng tăng thêm cái khó cho giáo viên và học sinh. Do vậy, khả
năng nắm bắt bài học của học sinh hoàn toàn phụ thuộc vào giáo
viên. Để thích nghi với cái mới đòi hỏi bản thân giáo viên phải có
nhiều nỗ lực nhằm truyền tải hết những gì chương trình muốn
mang lại cho học sinh.


Một số giáo viên trẻ chưa hiểu nhiều về chương trình công
nghệ. Trong khối 1 hiện có 2 mô hình học tập khác nhau: 2
buổi/ngày và 1 buổi/ngày, để có chất lượng đồng đều là vấn đề mà
từ trước tới nay BGH luôn trăn trở và quan tâm.
2, Triển khai thực hiện
2.1. Chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường.
Ngay từ cuối năm học 2013-2014 Ban giám hiệu nhà
trường đã xây dựng kế hoạch, báo cáo và đã nhận được sự cho
phép cũng như ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
về việc triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1-CGD cho học sinh lớp

1. Bên cạnh đó, để có được sự đồng thuận của xã hội, nhất là của
cha mẹ học sinh, nhà trường tuyên truyền, giải thích cho cha mẹ
học sinh hiểu và ủng hộ để tạo sự đồng thuận về việc dạy học theo
tài liệu TV1-CGD. Trong đó, lưu ý phụ huynh học sinh không
hướng dẫn con học ở nhà theo phương pháp dạy học Tiếng Việt
của chương trình hiện hành.


Xây dựng chương trình giảng dạy và tổ chức và chỉ đạo thực
hiện chuyên đề cấp tổ, cấp trường về các mẫu trong dạy học
CGD.
Tập huấn cho cán bộ và GV toàn trường về TV1- CGD theo
nội dung tập huấn của Phòng Giáo dục: Mục tiêu, chương trình,
phương pháp giảng dạy và các mẫu bài trong Tiếng Việt 1-CGD.
Triển khai thực hiện dạy TV1- CGD ở tất cả các điểm trường
để tạo sự đồng bộ, đồng thời có sự so sánh đối chiếu chất lượng
giữa các điểm trường qua việc thực hiện chương trình mới này. (ở
chương trình hiện hành chất lượng học sinh tại các điểm trường sẽ
có sự khác biệt)


Chọn GV có năng lực, trách nhiệm, tâm huyết dạy TV1-CGD
để làm nòng cốt chuyên môn cho trường ở những năm tiếp theo.
Với tiêu chí: Chọn giáo viên chưa dạy lớp 1 theo chương trình
hiện hành nhiều năm (5/7 đ/c chưa dạy lớp 1 bao giờ) để tránh
nhầm lẫn giữa hai phương pháp, 2 chương trình.
Kiểm tra giám sát Gv hai tháng đầu năm học: Nhà trường cùng
với tổ trưởng, tổ phó kiểm tra dự giờ giáo viên hướng dẫn cách
dạy, không đánh giá giờ dạy. Từ tháng 11 thực hiện kiểm tra,
đánh giá. Việc kiểm tra nên tập trung hướng dẫn, giúp đỡ giáo

viên các điểm trường. Quan tâm và tạo mọi điều kiện để GV thực
hiện tốt nhiệm vụ trong năm học.
Cuối năm học, Nhà trường tiến hành tổ chức tự đánh giá từ
GV, tổ chuyên môn về ưu điểm, tồn tại, kết quả, các giải pháp, ý
kiến đề xuất. Từ đó rút kinh nghiệm công tác quản lý, chỉ đạo cho
năm học tiếp theo.
.


2.2. Tổ chuyên môn.
Tổ trưởng tổ chuyên môn khối 1 nghiên cứu tài liệu thiết
kế, bàn bạc với GV thống nhất cách dạy từng dạng bài phù
hợp với đặc điểm HS và điều kiện nhà trường. Tập huấn GV
các nội dung: tổ chức các hoạt động trong giờ học, cách dạy
học sinh phát âm chuẩn, sử dụng đồ dùng dạy học, làm thêm
đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện nhà trường.
Các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, luyện giảng, chuyên đề
cấp tổ cho tất cả GV đều được tham gia dạy các tiết ở dạng
bài khác nhau để trao đổi, thảo luận rút kinh nghiệm tập trung
giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực
hiện từ đó có đề xuất giải pháp điều chỉnh kịp thời.
Cùng với BGH thăm lớp, dự giờ theo kế hoạch hoặc dự giờ
đột xuất trong tháng để kịp thời hướng dẫn, giúp đỡ cho GV;
kiểm tra đánh giá học sinh theo các mức độ yêu cầu.


2.3. Giáo viên
Tham gia tập huấn, đọc kỹ “Tài liệu tập huấn giáo viên
dạy Tiếng Việt lớp 1.CGD”, đọc kỹ phần “Tổ chức và kiểm
soát tiết học” ở phần đầu của sách “Thiết kế Tiếng Việt lớp

1.CGD”, tự học để nâng cao kiến thức về ngữ âm, luật chính
tả. Thực hiện đúng phương pháp dạy học TV1.CGD.
Nghiên cứu kỹ thiết kế, nắm chắc thiết kế, dạy học theo
đúng PP dạy học TV1-CGD được trình bày ở sách thiết kế,
kiến thức cơ bản của chương trình và quy trình lên lớp không
thay đổi. Tuy nhiên, phương pháp dạy học giáo viên đã có sự
vận dụng sáng tạo và linh hoạt, phù hợp với đối tượng học
sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, đảm bảo
dạy đâu được đấy, nếu HS chưa đạt yêu cầu phải dạy lại thật
chắc mới chuyển sang dạy bài khác.


Giáo viên dạy thật kĩ các mẫu về hình thành khái niệm.
Dạy đến đâu, học sinh phải nắm chắc đến đó. Đối với các bài
ghép nhiều vật liệu, cho phép các lớp có đối tượng học sinh
khác nhau chủ động về thời gian, về bài dạy, về số lượng vật
liệu nhiều ít khác nhau và cách sử dụng vật liệu phù hợp với
đối tượng học sinh lớp mình.
Thực hiện thật tốt 2 tuần làm quen (Tuần 0) với những
quy tắc, quy ước làm việc giữa cô và trò, Gv cần rèn học sinh
nắm các hiệu lệnh ngắn gọn để thực hiện các hoạt động trong
học tập: Như lấy sách, vở, đọc to, đọc nhỏ, đọc nhẩm, đọc
thầm. Thống nhất về loại vở, bút viết cho học sinh.


- Gv nắm vững và thực hiện đúng quy trình, phương pháp

dạy học TV1-CGD, tránh “pha tạp” các phương pháp dạy âm,
vần, tập đọc khác; tránh nói nhiều, giảng giải nhiều, rèn cho
học sinh phân tích ngữ âm; dạy kĩ các bài mẫu đầu tiên và

khuyến khích học sinh thực hiện các hoạt động học tập ở các
bài tương tự. Phương pháp của giáo viên luôn nhẹ nhàng, tôn
trọng học sinh, coi trọng thực hành; tổ chức các trò chơi học
tập, múa hát…Tạo tâm lí thoải mái, hứng thú học tập cho học
sinh. Gv tránh chê bai học sinh mà luôn có lời khen, lời động
viên để học sinh phấn khởi học tập tích cực hơn…


Khi giao việc cho học sinh, giáo viên cần nói ngắn gọn,
rõ ý; tăng cường dùng tín hiệu, kí hiệu để tổ chức các hoạt động
trong lớp học thay cho lời hướng dẫn, giải thích. Tránh nói
nhiều, các câu lệnh dài dòng không rõ ý. Đặc biệt, giáo viên
dạy lớp 1 nói riêng cần phát âm chuẩn, giải thích kết luận thật
chuẩn, ngắn gọn, dễ hiểu.
Quy định Giáo viên sử dụng sách thiết kế TV1-CGD
không phải soạn giáo án nhưng xem trước thiết kế và ghi những
nội dung chính về mục tiêu, đồ dùng dạy học, quy trình của
phần bài dạy hôm sau. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần
ghi nhật kí, rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy; ghi những vấn
đề tâm đắc về phương pháp cũng như nội dung trong tiết dạy và
những vấn đề thắc mắc để BGH, tổ, khối chuyên môn đưa ra
trong các chuyên đề cụm trường để giải quyết và trao đổi học
hỏi kinh nghiệm các trường đã thực hiện và có kinh nghiệm
hoặc xin ý kiến của chuyên viên PGD để được tư vấn, giúp đỡ.


2.3. Công tác chuẩn bị
a, Chuẩn bị cơ sở vật chất.
Bố trí 7 lớp 1 có bàn ghế chuẩn, bảng mới, có đầy đủ
hệ thống điện chiếu sáng, quạt, mành rèm. Có 4 lớp tại điểm

trường trung tâm có máy chiếu.
Nhà trường có môi trường cảnh quan trường học, lớp
học thân thiện, xanh, sạch, đẹp cho học sinh học tập và vui
chơi.
b, Chuẩn bị đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ giáo viên trẻ trung, năng động, nhiệt tình, có tinh
thần trách nhiệm cao, luôn luôn đổi mới và biết làm mới
mình sẵn sàng tiếp cận và thực hiện những cái mới, khó.
c, Xây dựng nề nếp học tập, biên chế lớp, nội quy nhà
trường chuẩn bị cho những tuần học đầu tiên của chương
trình.


3. Những nét cơ bản về tài liệu, nội dung chương trình,
phương pháp và dạng bài của Tiếng Việt 1-CGD.
3.1. Tài liệu sách giáo khoa, sách thiết kế.
Bộ tài liệu Tiếng Việt 1. CGD (3 tập) Mẫu thiết kế tương ứng
với các mẫu trong sách giáo khoa; Phân phối chương trình và
Các tiết luyện tập
Cấu trúc sách giáo khoa.
Tập 1: Tiết học đầu tiên- Làm quen: Tuần 0.
Tiếng và Âm: thời gian giảng dạy: Từ tuần 1 đến hết tuần
9 (Giữa học kỳ 1)
Tập 2: Vần và Nguyên âm đôi: Từ tuần 10 đến hết tuần 26
(Giữa học kỳ 1 đến giữa học kỳ 2)
Tập 3: Tự học: Từ tuần 27 đến hết tuần 35 (Giữa học kỳ 2
đến cuối học kỳ 2)


Bộ sách tài liệu tiếng Việt lớp 1- công nghệ giáo dục

được thiết kế theo nguyên tắc: “thầy giao việc- trò thực hiện”
nên đã hình thành được ở giáo viên phương pháp dạy tích
cực, học sinh học tích cực. Tài liệu thiết kế cho các dạng bài,
các mẫu của từng tiết dạy vì vậy giáo viên không cần phải
soạn bài nên có thời gian cho việc chuẩn bị và nghiên cứu bài
dạy đạt hiệu quả cao hơn. Kiến thức và năng lực của giáo
viên được nâng lên rõ rệt qua quá trình dạy học. Học sinh
cũng đã nắm được cấu trúc tiếng, luật chính tả trong quá trình
vận dụng.
Tài liệu kênh chữ và kênh hình phù hợp, các mạch kiến
thức từ đơn giản đến phức tạp, tài liệu thiết kế có sự điều
chỉnh ngày càng phù hợp sát với thực tế. Nội dung bài đọc
phong phú, thu hút sự chú ý học tập của học sinh.


3.2. Nội dung- chương trình.
1. Bài 1: Tiếng- (Tuần 2)
2. Bài 2: Âm (Từ tuần 2 đến tuần 9- Giữa HK1) Hết Q1
3. Bài 3: Vần (Từ tuần 9 đến tuần 26- Giữa HK1- GHK2)
Quyển 2
4. Bài 4: Nguyên âm đôi (Từ tuần 18 đến tuần 20-) Q2
5. Bài 5: Luật chính tả (được chia đều trong cả 3 quyển)
6. Bài 6: Luyện tập tổng hợp (Từ tuần 26 đến tuần 35) –
Quyển 3


3.3. Quy trình dạy tiếng Việt 1- CGD
Loại 1: Tiết lập mẫu
Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm
Việc 2: Viết

Việc 3: Đọc
Việc 4: Viết chính tả
Loại 2: Tiết dùng mẫu
* Quy trình: Giống quy trình của tiết lập mẫu
Loại 3: Tiết Luyện tập tổng hợp
Việc 1:Ngữ âm
Việc 2: Đọc
Việc 3: Viết
Việc 4: Chính tả


×