Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

QUY TRÌNH đo PHỔ ANPHA BẰNG máy RAD7 TRONG điều TRA địa CHẤT và NGHIÊN cứu môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.96 KB, 24 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
––––––––––––––––––––

QUY TRÌNH ĐO PHỔ ANPHA BẰNG MÁY RAD7
TRONG ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT
VÀ NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG

5919-1
28/6/2006

Hà Nội, 2005


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
––––––––––––––––––––

QUY TRÌNH ĐO PHỔ ANPHA KHÍ PHÓNG XẠ
BẰNG MÁY RAD7 TRONG ĐIỀU TRA ĐỊA
CHẤT VÀ NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG

Hà Nội, 2005
2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Chương 1


Quy định chung

I. Cơ sở vật lý và địa chất

Điều 1. Cơ sở vật lý
Điều 2. Cơ sở địa chất
II. Máy và thiết bị

Điều 3. Máy đo radon RAD7
Điều 4. Bảo quản và sử dụng máy
Điều 5. An toàn dữ liệu
III. Các phương pháp đo và sử dụng máy RAD7
Điều 6. Các phương pháp đo
Điều 7. Các thông số cài đặt của máy
Điều 8. Thời gian làm sạch buồng đo của máy
Điều 9. Thay thế chất chống ẩm
Điều 10. Kiểm định máy
Điều 11. Kiểm tra máy
Điều 12. Lập đề án
Chương 2
Công tác thực địa
I. Xác định nồng độ radon và thoron trong không khí
Điều 13. Nhân lực
Điều 14. Mạng lưới đo
Điều 15. Lựa chọn vị trí đo
Điều 16. Chuẩn bị máy và thiết bị trước khi đo
Điều 17. Làm sạch và làm khô buồng đo của máy
Điều 18. Cài đặt các thông số đo của máy
Điều 19. Kiểm tra và in các thông số đo của máy
Điều 20. Lấy mẫu không khí và đo

Điều 21. Đưa dữ liệu ra máy tính
Điều 22. Đo kiểm tra
II. Xác định nồng độ radon và thoron trong đất
Điều 23. Nhân lực
Điều 24. Mạng lưới đo
Điều 25. Lựa chọn vị trí đo
Điều 26. Đục lỗ lấy mẫu khí đất
Điều 27. Lấy mẫu khí đất và đo
Điều 28. Ghi chép số liệu và đo kiểm tra
III. Xác định nồng độ radon và thoron trong nước
Điều 29. Nhân lực
Điều 30. Mạng lưới đo
Điều 31. Lấy mẫu nước ngoài thực địa
Điều 32. Thao tác đo trong nước
IV. Quan trắc nồng độ radon, thoron theo thời gian
3

Trang
5
6
6
6
6
6
7
8
8
9
9
9

9
9
10
10
10
11
11
11
11
11
11
12
12
13
13
13
13
14
14
14
14
14
15
15
15
15
15
15
16
17



Điều 33.
Điều 34.
Điều 35.
Điều 36.
Chương 3
Điều 37.
Điều 38.
Điều 39.
Điều 40.
Điều 41.
Điều 42.
Điều 43.
Điều 44.
Điều 45.
Chương 4

Các dạng quan trắc
Chọn vị trí quan trắc
Quan trắc trong không khí
Quan trắc trong đất và nước
Công tác văn phòng và xử lý tài liệu
Công tác văn phòng thực địa
Hiệu chỉnh số liệu đo nước
Tính toán sai số của phép đo
Xác định giá trị phông
Xác định giá trị dị thường nồng độ radon, thoron
Đánh giá bản chất dị thường
Biểu diễn kết quả

Giải thích tài liệu
Lập báo cáo tổng kết
Điều khoản thi hành

4

17
18
18
18
19
19
19
19
20
21
21
22
22
22
24


MỞ ĐẦU
Việc ứng dụng các thành quả của khoa học và kỹ thuật trên thế giới là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành địa chất. Cho đến nay, các phương
tiện và kỹ thuật đo khí phóng xạ của nước ta còn nhiều hạn chế và không đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của thực tiến sản xuất và nghiên cứu. Nhằm đáp
ứng một phần nhu cầu đó, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt nam đã trang bị loại
máy mới có khả năng xác định riêng biệt nồng độ radon và thoron trong không

khí, trong đất và trong nước dựa vào sự khác nhau về năng lượng phổ anpha của
khí Rn, Tn và con cháu của chúng. RAD7 có độ chính xác cao, đo liên tục, có
khả năng đo tức thời nồng độ radon, thoron tự do trong nước tại thực địa với độ
tin cậy cao, ngoài ra RAD7 còn có nhiều chức năng đa dạng hơn các máy đo
radon thế hệ cũ, triển vọng ứng dụng tốt trong các nhiệm vụ đã đặt ra. Đó là máy
đo radon RAD7 (Radon Detector) do công ty DURRIDGE của Mỹ sản xuất.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu xây dựng quy trình công
nghệ xác định riêng biệt radon, thoron trên máy phổ anpha RAD7 nhằm nâng cao
hiệu quả điều tra địa chất và nghiên cứu môi trường", sau quá trính nghiên cứu lý
thuyết của phương pháp, tìm hiểu, đánh giá khả năng của RAD7 cũng như đo đạc
trên các mô hình địa chất, địa vật lý và yêu cầu thực tế của công tác địa chất, địa
chất môi trường, chúng tôi biên soạn: “Quy trình đo phổ anpha khí phóng xạ bằng
máy RAD7 trong điều tra địa chất và nghiên cứu môi trường” nhằm giúp cho những
cán bộ tìm kiếm, thăm dò phóng xạ và nhiều người khác nắm được quy trình xác
định nồng độ radon và thoron riêng biệt, phục vụ cho công tác địa chất, công tác
nghiên cứu khoa học ngày càng có hiệu quả hơn.
Quy trình này bao gồm các nội dung:
Chương I. Cơ sở phương pháp phổ anpha xác định riêng biệt radon và
thoron
Chương II. Công tác thực địa
Chương III. Công tác văn phòng và xử lý tài liệu
Chương IV. Điều khoản thi hành
RAD7 là loại máy mới, lần đầu tiên được sử dụng ở trong khảo sát địa chất
và nghiên cứu môi trường. Vì vậy, việc biên tập tài liệu này chắc chắn còn thiếu sót
về kỹ thuật cũng như nội dung. Chúng tôi mong nhận được các đóng góp của tất cả
mọi người quan tâm đến vấn đề này. Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn.

5



Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
I. CƠ SỞ VẬT LÝ VÀ ĐỊA CHẤT
Điều 1. Cơ sở vật lý
Các nguyên tố phóng xạ tự nhiên khi phân rã tạo thành các sản phẩm cũng có
khả năng phóng xạ, tạo thành dãy phân rã phóng xạ. Trong tự nhiên tồn tại 3 dãy
phân rã phóng xạ:
Dãy phân rã phóng xạ actini (Urani 235 – U235): Hạt nhân U235 trải qua
11 lần phân rã phóng xạ để cuối cùng trở thành đồng vị chì bền vững Pb207. Trong
dãy này, có actinon (còn gọi là radon 219) là khí phóng xạ với chu kỳ bán rã rất
ngắn (T = 3,96 giây), vì vậy actinon ít có tác dụng thực tế.
Dãy phân rã phóng xạ urani (Urani 238 - U238): Hạt nhân U238, qua 14
lần dịch chuyển, trở thành đồng vị chì bền vững Pb206. Trong dãy này, có nguyên
tố radi (Ra) với chu kỳ bán rã là 1602 năm, phát ra bức xạ gamma rất mạnh, chiếm
85,5% bức xạ gamma của cả dãy. Sau đó là khí phóng xạ radon (Rn – radon 222),
với chu kỳ bán rã T = 3,82 ngày. Radon là đối tượng khảo sát để tìm kiếm thăm dò
quặng phóng xạ và nó cũng là nguyên tố gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con
người.
Dãy phân rã phóng xạ thori (Thori 232 – Th232) : Với Th232, qua 10 lần
dịch chuyển, trở thành đồng vị chì bền vững Pb208. Trong dãy này, có nguyên tố
thoron (Tn – còn gọi là radon 220) là khí phóng xạ, chu kỳ bán rã T = 54,5 giây.
Khi phân rã, Radon lần lượt tạo nên các hạt nhân Po218, Pb214, Bi214,
Po214, Pb210, Pb206 (bền vững). Với mỗi lần phân rã, chúng phát ra các hạt anpha,
hoặc bêta, hoặc tia gamma, hoặc cả 3 loại tia này. Rn phát ra tia anpha có năng
lượng 5,49MeV; Po218 phát ra hạt anpha có năng lượng là 6,0 MeV; Pb210 phát ra
tia anpha có năng lượng 7,69 MeV.
Tương tự như vậy, Tn và con cháu của nó sẽ phát ra các tia anpha có mức
năng lượng lần lượt (theo thời gian) là 6,29 MeV; 6,78 MeV; 6,05 và 8,78 MeV.
Trong đó, đáng chú ý là Bi212 có 2 khả năng phân rã: 66% phân rã là bêta, tạo nên
Po212, từ đó phát ra hạt anpha có năng lượng 8,78 MeV. Phần còn lại (34%) phân

rã anpha, tạo nên Ta208, phát ra anpha có năng lượng 6,05 MeV.
Máy đo radon RAD7 xác định riêng biệt nồng độ radon và thoron là dựa vào
việc đo phổ năng lượng của tia anpha do chúng phát ra.
Điều 2. Cơ sở địa chất
Các nguyên tố phóng xạ phân bố ở khắp nơi trong đất, nước và không khí…
với hàm lượng thấp. Tuy nhiên, ở một số nơi, chúng có thể tập trung tạo thành các
mỏ phóng xạ với trữ lượng khá lớn. Đó chính là những nguồn chủ yếu sản sinh ra
khí phóng xạ Rn và Tn. Khí phóng xạ phân tán ra môi trường trường xung quanh
bằng 2 phương thức chủ yếu: lưu thông và khuếch tán.
6


Do có sự vận động của vỏ trái đất, sự toả nhiệt do phóng xạ trong đất đá…
nên trong lòng đất còn tồn tại các dòng không khí lưu chuyển trong đất đá với tốc
độ chậm, đi từ dưới lên trên mặt đất. Các dòng nước ngầm, đới dập vỡ, đứt gẫy, …
là những yếu tố rất thuận lợi để phân tán khí phóng xạ trong đất đá đi xa nguồn
cung cấp. Nồng độ radon trong đất dao động trong khoảng 500 đến 2000 Bq/m3; nơi
có quặng phoáng xạ hoặc đất đá giàu chất phóng xạ, giá trị này cao từ 2000 đến
10.000 Bq/m3, đôi khi đến hàng trăm nghìn Bq/m3.
Nguồn cung cấp khí phóng xạ trong không khí chủ yếu là do khí phóng xạ
trong đất đá đưa vào bằng con đường khuếch tán và đối lưu. Trong không khí, sự
phân tán của khí phóng xạ phụ thuộc vào tốc độ và hướng gió. Nồng độ của khí
phóng xạ cũng thấp hơn rất nhiều so với trong đất đá, trung bình từ 10 đến 50
Bq/m3. Tuy nhiên, tại khu vực có nguồn phóng xạ, nồng độ khí phóng xạ trong
không khí cũng cao hơn các nơi khác, có thể đến hàng trăm Bq/m3.
Trong nước, nồng độ khí phóng xạ hòa tan phụ thuộc vào nguồn phóng xạ
trong đất đá (môi trường nước chảy qua) và phụ thuộc vào dạng tồn tại (nước ngầm
hay trên mặt). Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng nhiều đến sự hòa tan của khí phóng xạ
trong nước. Bình thường, nồng độ Rn trong nước dao động rất mạnh, từ 50 đến
1000 Bq/m3 (đối với nước trên mặt); ở khu vực có nguồn phóng xạ hoặc nước nóng,

có thể từ 1000 đến 4000 Bq/m3, đặc biệt có thể đến hàng trăm nghìn Bq/m3.
Việc xác định nồng độ khí phóng xạ trong các môi trường nói trên đem lại
thông tin quan trọng trong công tác tìm kiếm các mỏ quặng phóng xạ, khảo sát địa
chất, và đánh giá môi trường.
II. MÁY VÀ THIẾT BỊ
Điều 3. Máy đo radon RAD7
Máy đo radon RAD7 (RAdon Detector) do công ty DURRIGE của Mỹ sản
xuất, là thiết bị chuyên dùng để đo khí radon hoàn chỉnh, đáp ứng nhiều mục đích
sử dụng khác nhau:
- Tìm kiếm, đánh giá quặng phóng xạ, đất hiếm dưới lớp đất phủ.
- Phát hiện các cấu trúc địa chất: đứt gãy, đới phá hủy…
- Khảo sát, quan trắc môi trường phóng xạ trong không khí và trong nước.
3.1 Nguyên lý làm việc
Máy RAD7 xác định nồng độ radon và thoron trên cơ sở đo phổ năng lượng
của tia anpha. Máy bơm đưa không khí có chứa radon và thoron (đã làm khô) vào
buồng đo của máy. Detector gắn trong đó sẽ nhận tín hiệu điện các tia anpha đập
vào. Bộ xử lý sẽ xác định năng lượng của từng tia anpha và xây dựng phổ năng
lượng của chúng, từ đó tính riêng nồng độ radon và thoron. Do việc tính nồng độ
radon và thoron dựa vào phổ năng lượng anpha nên kết quả đo hầu như không bị
ảnh hưởng bởi sự tích lũy phóng xạ từ con cháu của radon và thoron và các chất
phóng xạ khác.

7


3.2 Đặc điểm kỹ thuật chủ yếu của RAD7
- Có thể xác định nồng độ Rn và Tn trong đất, không khí và trong nước.
- Phạm vi đo : 0,1 đến 20.000 pCi/l (3,7 đến 740.000 Bq/m3).
- Nhiệt độ làm việc : 5 ÷ 40oC.
- Độ ẩm tương đối bên ngoài : 0 ÷ 95%

- Trọng lượng : 5 kg (11 pao, 1pao =0,450kg).
- Phông trong máy rất nhỏ (khoảng 0,01 pCi/l – tương ứng là 0,4 Bq/m3) và
không bị ảnh hưởng bởi sự tích luỹ của chì Pb210.
Điều 4. Bảo quản và sử dụng máy
- Bảo quản máy ở nơi khô ráo, thoáng, mát, tránh nơi ẩm ướt, bụi, nhiệt độ
cao hoặc quá thấp... Tránh va đập khi vận chuyển và đo đạc
- Khi sử dụng nguồn điện bên ngoài, cần lưu ý chọn đúng điện áp 220 vôn.
Nếu có sự tăng giảm đột ngột của nguồn điện thì phải tắt máy ngay.
- Không đo đạc ngoài trời khi thời tiết ẩm ướt (trên 95 %) hoặc ngày có mưa.
- Khi sử dụng máy, nếu thấy có hiện tượng bất thường có thể gây nguy hiểm
cho máy, phải dừng đo và lập biên bản nêu rõ hiện tượng và nguyên nhân (nếu biết).
Sau đó chuyển máy về đơn vị để xử lý.
- Sau khi đi thực địa về phải lau chùi máy sạch sẽ và sấy khô nếu bị ẩm ướt
- Định kỳ 1 tháng một lần (Khoảng 2 giờ) khi để máy trong kho không sử
dụng phải sấy khô, cho máy chạy và nạp pin cho nguồn nuôi.
- Người không có chuyên môn đo máy không được sử dụng máy.
Điều 5. An toàn dữ liệu
- Tất cả dữ liệu đo chính thức được in ra và chép lại vào sổ nhật ký. Số liệu
do máy in ra có thể đóng thành quyến sổ riêng hoặc dán kèm vào sổ ghi chép và
được coi là tài liệu nguyên thủy.
- Bộ nhớ của máy RAD7 có khả năng lưu trữ 99 lần đo (điểm đo), được đánh
số từ 01 đến 99. Khi số liệu đo trong máy vượt quá 99 lần đo, máy sẽ tự động
chuyển về số hiệu 00 và không tự động tăng số hiệu lên nữa. Lúc đó, phải xóa toàn
bộ hoặc một phần số liệu trong bộ nhớ của máy.
- Cách xóa toàn bộ dữ liệu đo trong máy:
Bước 1: Kiểm tra chắc chắn rằng số liệu đã được in ra và ghi chép đầy đủ.
Bước 2 : Chọn Menu Data Erase. Chọn Yes để xóa toàn bộ dữ liệu trong
máy.

8



III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ SỬ DỤNG MÁY RAD7
Điều 6. Các phương pháp đo
Có thể sử dụng RAD7 để thực hiện các công việc sau:
- Đo nồng độ radon và thoron trong không khí tự nhiên (gọi tắt là đo trong
không khí).
- Đo nồng độ radon và thoron trong khí đất (gọi tắt là đo trong đất).
- Đo nồng độ radon và thoron trong nước (gọi tắt là đo trong nước).
- Quan trắc sự thay đổi theo thời gian nồng độ radon và thoron (gọi tắt là
quan trắc radon và thoron).
Điều 7. Các thông số cài đặt của máy
Với các phương pháp đo khác nhau, có các chế độ đo tương ứng để đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật. Dưới đây là các chế độ đo và thông số cài đặt cho từng phương
pháp đo.
Bảng 1.1 Cài đặt Thông số chính khi đo các phương pháp khác nhau
Thời gian 1
Số lần đo
Chế độ đo
Đo
Bơm hút
lần đọc số
Phương pháp đo
tại 1 điểm
(Mode)
Thoron
(Pump)
liệu (phút)
(Recycle)
(Cycle)

Đo Rn, Tn
20 ÷ 60
2
Sniff
On
Grab
trong không khí
(*)
Đo Rn, Tn
2
Sniff
On
Grab
10 ÷ 20
trong đất
Đo Ra, Tn
2
Wat250
On
Grab
10 ÷ 20
trong nước
Đo Thoron
1
Sniff
On
Grab
10 ÷ 20
Quan trắc
Auto

On
Auto
Rn và Tn trong
20 ÷ 60
72 ÷24
không khí
(*) Nồng độ khí phóng xạ càng thấp thì thời gian đo càng dài.
Điều 8. Thời gian làm sạch buồng đo của máy
RAD7 chỉ sử dụng 1 buồng đo duy nhất nên khi chuyển sang điểm đo khác
phải thổi hết (làm sạch) không khí cũ ở trong máy.
- Bình thường, thời gian thổi sạch trước khi đo ít nhất là 5 phút.
- Nếu dị thường radon trên 10.000 Bq/m3 hoặc có nồng độ cao hơn bình
thường 100 lần, thời gian thổi sạch buồng đo của máy là 10 ÷ 20 phút.
Điều 9. Thay thế chất chống ẩm
Chất chống ẩm chuyên dùng của máy có màu xanh nhạt là còn tốt, có khả
năng hút ẩm. Khi chất chống ẩm chuyển sang màu nâu đỏ là đã hết khả năng hút

9


ẩm, phải thay ống chống ẩm khác hoặc sấy lại chất chống ẩm ở nhiệt độ dưới 200oC
cho đến khi trở lại màu xanh.
Có thể sử dụng các chất chống ẩm khác có tính năng lọc ẩm tương tự như
chất chống ẩm chuyên dùng đi kèm theo máy.
Điều 10. Kiểm định máy
RAD7 là loại máy chuyên dụng với các thông số chế tạo, nên chỉ duy nhất
hãng chế tạo DURRIDGE có các thiết bị kiểm định máy đảm bảo chất lượng. Khi
làm việc, giá trị nồng độ khí phóng xạ được đưa ra ở đơn vị chuẩn là pCi/m3 hoặc
Bq/m3.
Việc kiểm định máy RAD7 được thực hiện khi có sửa chữa lớn hoặc máy

làm việc không ổn định.
Điều 11. Kiểm tra máy
Hàng ngày, trước khi đi làm việc, phải kiểm tra các thông số kỹ thuật của
máy như sau:
- Đặt máy in vào vị trí đã định trên mặt máy và bật công tắc nguồn máy in.
- Nối với nguồn điện áp xoay chiều 220V (nếu có) và bật máy công tắc nguồn điện
của máy .
- Nếu máy in ra được các thông số cài đặt máy và trên màn hình có chữ Test là máy
làm việc bình thường. Trong tất cả các trường hợp khác, cần phải xem lại nguồn
điện (pin hoặc điện lưới ), độ ẩm trong máy …
Điều 12. Lập đề án
Nội dung của đề án, thiết kế kinh tế kỹ thuật của phương pháp đo khí phóng
xạ bằng RAD7 được xác định theo nhiệm vụ được giao.
12.1. Khi phương pháp đo khí phóng xạ bằng RAD7 là một phần trong đề án
điều tra địa chất hoặc trong tổ hợp cùng với các phương pháp địa vật lý khác, việc
đo được thực hiện theo đề án chung. Khi đó tuỳ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ, đặc
điểm địa chất và điều kiện thi công cụ thể mà thiết kế khối lượng công việc, các giải
pháp kỹ thuật cho phù hợp với đặc thù của phương pháp nhằm đáp ứng yêu cầu đề
án chung.
12.2. Khi phương pháp đo khí phóng xạ thực hiện theo đề án riêng, cần phải
thu thập, đánh giá các tài liệu đã có trên vùng nghiên cứu (địa chất, khoáng sản, địa
hoá, địa vật lý, tham số, địa chất thuỷ văn, địa hình, thời tiết, khí tượng, giao
thông...) để xây dựng đề án. Nội dung và trình tự các chương mục của đề án được
xây dựng theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao, tuân thủ quy chế lập đề án báo cáo
điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và quy phạm kỹ thuật thăm dò
phóng xạ hiện hành.
Công tác đo khí phóng xạ bằng máy RAD7 được thực hiện khi có quyết định
phê duyệt đề án, thiết kế kinh tế kỹ thuật của cấp có thẩm quyền.

10



Chương 2
CÔNG TÁC THỰC ĐỊA
I. XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ RADON VÀ THORON TRONG KHÔNG
KHÍ
Điều 13. Nhân lực
Thành phần của tổ để thực hiện phương pháp đo radon ở thực địa bao gồm:
- Một (01) kỹ sư hoặc kỹ thuật địa vật lý đo máy.
- Một (01) kỹ sư hoặc kỹ thuật ghi số liệu, định điểm đo trên bản đồ và ghi mô
tả đặc điểm vị trí đo vào sổ.
- Một phụ trợ công tác đo tại thực địa.
Điều 14. Mạng lưới đo
Mạng lưới đo được sử dụng theo quy phạm kỹ thuật thăm dò phóng xạ, cụ
thể như sau:
Khoảng cách
Khoảng cách
Tỷ lệ
Ghi chú
tuyến (m)
điểm đo (m)
1:50.000
250 ÷ 500
50 ÷ 100
Đo môi trường theo lộ trình
1:25.000
250
25 ÷ 50
Đo môi trường theo lộ trình
1:10.000

100
10 ÷ 20
Đo môi trường theo lộ trình
Đo riêng biệt nồng độ radon, thoron trong không khí tại các công trình theo
mạng lưới đo như sau:
- Đo tại các công trình: Vết lộ, hào, lò, giếng ... 1 điểm đo/10m2 đối với mỗi
diện lộ của công trình và 1 điểm /10 ÷ 20m theo chiều dài của hầm lò.
- Đo tại các công trình dân sinh đo trong nhà và ngoài nhà, mỗi công trình đo
từ 2 điểm đến 4 điểm.
Điều 15. Lựa chọn vị trí đo
Môi trường không khí rất dễ thay đổi (do gió, mưa, mức độ thông gió trong
nhà...) nên nồng độ khí phóng xạ thay đổi rất mạnh. Vì vậy, cần chọn vị trí đo thích
hợp để đạt yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra và hạn chế các ảnh hưởng nói trên càng
nhiều càng tốt.
Độ cao lấy mẫu không khí phụ thuộc vào nhiệm vụ đặt ra. Với nhiệm vụ
khảo sát môi trường, quan trắc và an toàn phóng xạ, độ cao lấy mẫu không khí là
1m so với mặt đất. Đo trong công trình xây dựng, khoảng cách đến mặt đứng
(tường, vách…) của công trình 1m đến 1,5m, độ cao so với nền công trình là 1m.
Điều 16. Chuẩn bị máy và thiết bị trước khi đo
Thực hiện theo các bước sau:
- Đặt máy ở nơi khô ráo, an toàn, ngay ngắn.
- Chọn ống làm khô (ống chứa chất chống ẩm) loại nhỏ còn đảm bảo yêu cầu
- Kiểm tra đầu thu khí có bị tắc hoặc bị hở không.
11


- Cắm đầu lọc nhỏ (Inlet filter) vào cửa vào (Inlet) của máy. Nối đầu lọc nhỏ
với một đầu ống làm khô bằng ống dẫn khí. Nối đầu kia của ống làm khô với đầu
thu khí. Để hở cửa ra (Outlet), chỉ nối với ống dẫn ngắn.
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy, các đầu nối, dây nối cho thật kín.

- Đặt máy in vào vị trí quy định trên mặt máy.
- Nối nguồn điện vào máy RAD7 và máy in (nếu có điện lưới 220V).
- Bật máy RAD7 và quan sát các thông số hiển thị trên máy.
- Kiểm tra bộ nhớ của máy có đủ lưu số liệu của ngày đo hay không, bằng
cách chọn:
Data / Read
hoặc Data/ Free
Nếu không đủ, phải xóa bớt dữ liệu cũ trong máy bằng cách chọn:
Data/ Delete
hoặc Data/ Erase
Điều 17. Làm sạch và làm khô buồng đo của máy
- Ấn phím mũi tên → để chọn Test/Test Purge (làm sạch buồng đo của
máy). Ấn phím Enter để máy bơm khí hoạt động.
- Kiểm tra đầu ra (Outlet) xem có dòng khí thổi ra không. Nếu có thì quá
trình làm sạch buồng đo của máy đang thực hiện tốt.
- Để máy bơm hoạt động (làm sạch) trong thời gian ít nhất là 5 phút. Sau đó,
ấn phím Menu để kết thúc việc làm sạch (tắt máy bơm).
- Kiểm tra độ ẩm của máy bằng cách chọn Test Status, ấn phím →, quan sát
trên màn hình. Nếu độ ẩm tương đối (RH) dưới 50% là đạt yêu cầu. Nếu độ ẩm cao
hơn, kiểm tra lại ống làm khô và các dây nối. Sau đó nối kín hệ thống bằng cách bỏ
đầu thu khí ra khỏi một đầu của ống làm khô, nối đầu ống làm khô đó với cửa
Outlet của RAD7 và chọn Test Purge (tiếp tục làm sạch, thực chất là chỉ thổi khí
vòng tròn qua ống làm khô và qua buồng đo của máy). Kiểm tra khi độ ẩm tương
đối dưới 50% thì dừng lại.
Điều 18. Cài đặt các thông số đo của máy
Dùng phím → để chọn Setup, ấn Enter.
Sau đó dùng phím → để chọn các thông số, chế độ đo:
Setup/ Cycle: đặt thời gian cho 1 lần đọc số liệu ít nhất là 20 phút. Nếu nồng
độ khí phóng xạ thấp, có thể tăng thời gian đo lên đến (30÷60) phút để đảm bảo độ
chính xác.

Setup/ ReCycle : đặt số lần đọc số liệu (Recycle) là 2.
Setup/ Mode : đặt chế độ đo là Sniff (đo nhanh).
Setup/ Pump : đặt chế độ bơm khí là Grab.
Setup/ Units : chọn đơn vị ra là Bq/m3.

12


Điều 19. Kiểm tra và in các thông số đo của máy
- Kiểm tra các chế độ đo và thông số cài đặt bằng cách ấn phím Menu, chọn
Setup Review. Quan sát và kiểm tra lại các thông số cài đặt của máy ở trên màn
hình.
- In các thông số cài đặt:
Mỗi một ngày làm việc, chỉ cần in ra 1 lần các thông số cài đặt cho mỗi
phương pháp đo trong 1 ngày đo. Thao tác như sau:
+ Bật máy in.
+ Chọn Setup Review.
Các thông số đo đạc cũng là tài liệu nguyên thủy để đánh giá chất lượng đo
đạc ở thực địa.
Điều 20. Lấy mẫu không khí và đo
- Đặt đầu thu khí vào vị trí thích hợp.
- Chọn Test Start, ấn Enter (bắt đầu đo).
- Đặt máy in vào vị trí trên mặt máy và bật máy in.
- Quan sát các thông số và kết quả trên màn hình.
Kết quả đo sẽ được hiển thị lên màn hình và in ra giấy.
- Khi đo xong, lấy kết quả in ra, kiểm tra số liệu và chép lại các số liệu đó
vào sổ nhật ký theo mẫu (phụ lục 2).
- Dán kết quả do máy in ra vào quyển sổ riêng hoặc vào sổ ghi chép ở trang
liền kề với số liệu ghi chép để dễ kiểm tra.
Điều 21. Đưa dữ liệu ra máy tính

RAD7 có cổng RS232 (cổng Com - cổng nối tiếp) có thể truyền dữ liệu sang
máy tính bằng cáp chuyên dụng. Để máy tính có thể nhận được dữ liệu, cần có
chương trình CAPTURE.
Khi truyền dữ liệu, chế độ làm việc phải là Idle (nghỉ).
Để truyền dữ liệu sang máy tính, chọn :
Data Com < số thứ tự lần đo>
Khi đã chuẩn bị xong, ấn phím ENTER.
Nếu dữ liệu được truyền, trên màn hình sẽ có dòng chữ:
Data transfer … (dữ liệu đang được truyền…)
Khi truyền xong, sẽ có tiếng kêu “bip”, nếu có sự trục trặc trong khi truyền,
thì có thể thao tác lại).
Điều 22. Đo kiểm tra
Việc đo kiểm tra được thực hiện theo các chuyến đo độc lập nhằm đánh giá
chất lượng đo thực địa. Ngoài ra, khi gặp số liệu bất thường (quá nhỏ hoặc quá lớn),
cần đo kiểm tra lại ngay.
Nơi đo kiểm tra nên chọn vùng có nồng độ Rn và Tn tương đối ổn định,
không cao quá hoặc thấp quá.

13


Thời điểm trong ngày, thời tiết, thao tác lấy số liệu… khi đo kiểm tra phải
tương tự như khi đo số liệu lần đầu.
Tỷ lệ đo kiểm tra từ 5 ÷ 10% tổng khối lượng điểm đo.
Ghi chép và đánh giá kết quả kiểm tra
Kết quả kiểm tra được in ra giấy và ghi vào sổ như các điểm đo khác, làm cơ
sở để đánh giá chất lượng tài liệu thu thập được theo công thức (1.1, 1.2, 1.3)
Khi nồng độ dưới 1000 Bq/m3, sai số tương đối cho phép = 30%
Khi nồng độ trên 1000 Bq/m3, sai số tương đối cho phép = 20%
II. XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ RADON VÀ THORON TRONG ĐẤT

Điều 23. Nhân lực
- Hai (02) công nhân khoan lỗ để lấy mẫu khí.
- Một (01) kỹ sư địa vật lý đo máy.
- Một (01) kỹ sư hoặc kỹ thuật ghi số liệu, định điểm đo trên bản đồ và ghi
mô tả đặc điểm vị trí đo vào sổ.
Điều 24. Mạng lưới đo
Mạng lưới đo trong đất phủ như sau:
Khoảng cách tuyến
Khoảng cách
Tỷ lệ
Ghi chú
(m)
điểm đo (m)
1:50.000
500
50
Đo khảo sát theo lộ trình
1:25.000
250
25
Đo khảo sát theo lộ trình
1:10.000
100
20
Đo khảo sát theo lộ trình
1:5.000
50
5
Tiến hành tìm kiếm tỉ mỉ
1:2.000

20
Chi tiết hoá các dị thường
2÷5
Khi gặp dị thường, tiến hành chi tiết để xác định quy mô và hướng phát triển
của dị thường, mạng lưới chi tiết theo tỷ lệ 1:5.000, 1:2.000.
Điều 25. Lựa chọn vị trí đo
Sự tồn tại và lưu chuyển không khí trong đất đá phụ thuộc nhiều vào mức độ
nứt nẻ của đất đá và cả thời tiết (mưa, gió...). Vì vậy, vị trí lấy mẫu khí trong đất để
đo phải chọn ở nơi đất tương đối khô ráo, cách mép nước (sông, suối, ao, hồ...) ít
nhất là 5m.
Không đo ở nơi đất mới đắp, đất ẩm, sạt lở hoặc có nhiều lỗ hổng (tổ kiến, tổ
mối…).
Phải chuẩn bị thêm dụng cụ lấy mẫu khí đất và dụng cụ khoan, đục lỗ
(choòng, khoan tay).
Điều 26. Đục lỗ lấy mẫu khí đất
* Độ sâu đục lỗ: từ 0,6m đến 0,8m.
* Đường kính lỗ không lớn hơn 10cm.
* Cách đục lỗ:
- Dùng choòng để đục lỗ sâu 30÷40 cm.
14


- Dùng khoan tay để khoan tiếp cho đến khi đạt độ sâu (0,7 ÷ 1,0m).
- Nếu chưa đo ngay được, tạm thời đậy kín miệng lỗ.
- Nếu để lâu quá 1 giờ, phải đục lại lỗ khác cách vị trí lỗ cũ ít nhất 1m.
Điều 27. Lấy mẫu khí đất và đo
- Nối đầu thu khí vào đầu ra của dụng cụ lấy mẫu khí đất.
- Đưa dụng cụ lấy khí đất xuống đáy lỗ và bịt thật kín miệng lỗ.
- Chọn Test Start, ấn Enter (bắt đầu đo).
- Đặt máy in vào vị trí trên mặt máy và bật máy in.

- Quan sát các thông số và kết quả trên màn hình.
Kết quả đo sẽ được hiển thị lên màn hình và in ra giấy.
Điều 28. Ghi chép số liệu và đo kiểm tra
Việc ghi chép và đo kiểm tra, thực hiện như điều 20, 22.
Tuy nhiên, nếu tiến hành đo lặp thì vị trí đục lỗ để đo kiểm tra phải cách vị
trí ban đầu ít nhất là 1m. Không được đo kiểm tra vào đúng vị trí lỗ đục lấy mẫu khí
đất ban đầu.
III. XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ RADON VÀ THORON TRONG NƯỚC
Điều 29. Nhân lực
- Hai (02) kỹ thuật lấy mẫu nước.
- Một (01) kỹ sư địa vật lý đo máy.
- Một (01) kỹ sư hoặc kỹ thuật ghi số liệu, định điểm đo trên bản đồ và ghi
mô tả đặc điểm vị trí đo vào sổ.
Điều 30. Mạng lưới đo
Không có mạng lưới đo cụ thể cho việc đo trong nước. Mật độ điểm đo phụ
thuộc vào mục đích nghiên cứu và nguồn nước có trong khu vực nghiên cứu (mức
độ xuất lộ nước, sông suối, giếng nước …).
Trường hợp cần thiết, có thể phải đào giếng để lấy mẫu nước.
Điều 31. Lấy mẫu nước ngoài thực địa
Vị trí lấy mẫu nước tùy thuộc vào mục đích khảo sát, nhưng phải đại diện
cho nguồn nước, tương đối sạch (không đục quá, ít chất hữu cơ lơ lửng...). Hạn chế
làm thất thoát khí hòa tan trong nước khi lấy mẫu.
Dụng cụ lấy mẫu có thể là can nhựa (hoặc bình chứa không thấm nước) loại
2 lít, dùng để lấy mẫu nước tại điểm khảo sát.
Nên đo mẫu nước trong ngày hoặc dưới 12 giờ sau khi lấy mẫu.
Tráng rửa dụng cụ lấy mẫu ít nhất 2 lần trước khi lấy mẫu bằng chính nguồn
nước sẽ lấy mẫu. Nên dùng dụng cụ lấy mẫu có thể chứa nước đầy tận miệng và có
nắp nhỏ để hạn chế sự thoát khí từ mẫu nước.
Với nguồn nước trên mặt: Đậy nắp kín dụng cụ lấy mẫu nước, sau đó vục
xuống nguồn nước đến độ sâu 30÷40cm dưới mặt nước (nếu có thể); mở nắp cho

nước chảy vào thật đầy; đậy nắp thật kín và mang lên.
15


Nếu là nước sông suối: Phải lấy ở nơi có dòng chảy bình thường (không lấy
nơi nước chảy xiết hoặc yên lặng).
Nếu là nước ao hồ: Phải lấy ở xa bờ ít nhất 0,5m.
Với nguồn xuất lộ nước: Mở nắp cho nước chảy trực tiếp vào dụng cụ chứa
nước cho đến khi đầy tràn. Đậy nắp thật kín. Vị trí lấy mẫu càng gần nơi xuất lộ
nước càng tốt.
Thể tích mẫu ≥ 2 lít. Nếu lấy trực tiếp bằng cốc đo chuẩn (250ml) thì lấy đầy
cốc.
Ghi êtêket, sau đó dán hoặc buộc vào mẫu. Cần ghi rõ trên êtêket: Số hiệu
mẫu; Vị trí lấy mẫu; Đặc điểm nguồn nước; Ngày, giờ lấy mẫu; Người lấy mẫu; Ghi
chú...
Chú ý : Để tránh thoát khí phóng xạ, mẫu nước luôn được lấy thật đầy
dụng cụ chứa và không mở nắp trong khi vận chuyển hoặc bảo quản.
Điều 32. Cách rót mẫu nước
Viêc rót nước từ dụng cụ lấy mẫu vào cốc đo chuẩn (cốc 250ml) để đo nồng
độ radon trong nước chỉ thực hiện trước khi đo. Thao tác rót phải thật nhẹ nhàng,
nhanh chóng để tránh làm thất thoát khí hoà tan trong nước. Cụ thể như sau:
- Tráng rửa cốc đo chuẩn chứa mẫu nước sẽ đo.
- Mở nắp dụng cụ chứa mẫu nước và cốc đo chuẩn.
- Nhanh chóng dùng vòi hút để hút nước từ dụng cụ chứa sang cốc đo chuẩn
hoặc rót nhẹ vào phễu.
- Quan sát lượng nước rót vào vừa đủ 250ml thì dừng lại ngay lại. Đậy nắp
kín cả dụng cụ chứa và cốc đo chuẩn.
Điều 32. Thao tác đo trong nước
- Nối máy với ống làm khô tại cửa Inlet qua ống lọc nhỏ (Inlet filter). Nối
đầu kia của ống làm khô với đầu thu khí của bộ lấy khí. Dùng ống dẫn để nối cửa

Outlet với đầu vào của bộ lấy khí.
- Lắp và nối đầu sục khí vào ống sục khí (ống này nối với cửa Outlet).
- Mở nắp cốc đã chứa đủ 250ml nước và nhanh chóng đưa bộ lấy khí vào
cốc, sau đó vặn chặt cho thật khít.
- Chọn Test/Start, ấn Enter.
- Quan sát cốc mẫu nước, nếu thấy bọt khí nổi đều là tốt. Nếu không có hoặc
có ít bọt khí thì phải kiểm tra lại hệ thống lấy khí (bị tắc, hở hoặc lắp ngược, nguồn
điện yếu...). Xem hình 1.

16


Hình 1. Đo radon trong nước từ cốc 250ml.
Kết quả đo sẽ được hiển thị lên màn hình và in ra giấy.
Việc đo radon tự do và radon liên kết là như nhau, chỉ khác nhau trong quá trình
tích mẫu.
IV. QUAN TRẮC NỒNG ĐỘ RADON, THORON THEO THỜI GIAN
Điều 33. Các dạng quan trắc
Việc quan trắc có thể thực hiện ở nhiều dạng với mục đích khác nhau:
- Quan trắc sự thay đổi của nồng độ Rn, Tn trong không khí ngoài trời, nhằm
xác định sự biến đổi nồng độ Rn, Tn trong khu vực rộng lớn, liên quan đến các tác
động tự nhiên và nhân tạo (thay đổi khí hậu, thời tiết, vận động địa chất, khai thác
khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng...). Nơi quan trắc cần phải đại diện cho khu
vực cần khảo sát (không bị chắn gió nhưng không quá thoáng gió).
- Quan trắc sự thay đổi của nồng độ Rn, Tn trong không khí ở trong nhà, các
công trình, hầm lò … nhằm xác định sự biến đổi nồng độ Rn, Tn trong khu vực hẹp,
liên quan chủ yếu đến các hoạt động nhân tạo (khai thác khoáng sản, sản xuất vật
liệu xây dựng, sử dụng vật liệu phóng xạ .... ).
- Quan trắc sự thay đổi của nồng độ Rn, Tn trong nước, nhằm xác định sự
biến đổi nồng độ Rn, Tn trong các các nguồn nước, liên quan đến các hoạt động tự

nhiên (động đất, núi lửa, nguồn nước nóng…) và các hoạt động nhân tạo (khai thác
quặng phóng xạ, công trình thủy điện, thủy lợi …).
- Quan trắc sự thay đổi của nồng độ Rn, Tn trong đất, nhằm xác định sự biến
đổi nồng độ Rn, Tn trong khu vực, liên quan chủ yếu đến các hoạt động tự nhiên
(vận động kiến tạo, động đất, núi lửa, thay đổi mực nước ngầm…).
17


Với mỗi dạng quan trắc, cần phải thực hiện liên tục trong nhiều năm để có
thể đánh giá sự biến đổi theo thời gian, ảnh hưởng của thời tiết …
Điều 34. Chọn vị trí quan trắc
Vị trí quan trắc có vai trò rất quan trọng để đảm bảo số liệu thu được phản
ánh đúng đối tượng quan trắc.
- Quan trắc sự thay đổi của nồng độ Rn, Tn trong không khí ngoài trời: Vị trí
quan trắc phải đặt ở nơi thoáng gió cả 4 hướng, không khí lưu thông tốt (vườn rộng,
cánh đồng, bãi cỏ…). Không được đặt nơi quá thoáng khí (đỉnh núi, gò cao…) hoặc
nơi kín gió (gần công trình lớn, sát nhà ở, cây to…). Độ cao của dụng cụ lấy mẫu
khí so với mặt đất tại nơi quan trắc là 1m.
- Quan trắc sự thay đổi của nồng độ Rn, Tn trong không khí ở trong nhà,
công trình, hầm lò: Độ cao của dụng cụ lấy mẫu khí so với mặt đất tại nơi quan trắc
là 1m, các các mặt đứng: Vách, tường, gương lồ…là 1m.
- Quan trắc sự thay đổi của nồng độ Rn, Tn trong đất: Vị trí và cách lấy mẫu
khí đất phụ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu, chiều sâu lỗ quan trắc (1÷2)m. Tại điểm
quan trắc, mỗi ngày chỉ đo 1 đến 4 lần vào thời điểm nhất định trong ngày, có thể
quan trắc liên tục theo thời gian tuỳ thuộc vào nhiệm vụ.
- Quan trắc sự thay đổi của nồng độ Rn, Tn trong nước: Vị trí và cách lấy
mẫu nước phụ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu, tại điểm quan trắc, mỗi ngày chỉ lấy
từ 1 đến 4 mẫu nước tại thời điểm nhất định để đo.
Điều 35. Quan trắc trong không khí
- Đặt máy và đầu thu khí vào vị trí thích hợp (Điểm đặc trưng cho vùng cần

nghiên cứu: Thoáng gió, cách mặt đất khoảng 1m, các các công trình xây dựng và
vách hầm mỏ khoảng (1÷1,5)m).
- Chọn chế độ đo.
- Chọn Test Start, ấn Enter (bắt đầu đo).
- Đặt máy in vào vị trí trên mặt máy và bật máy in.
- Quan sát các thông số và kết quả trên màn hình.
- Kết quả đo sẽ được hiển thị lên màn hình và in ra giấy.
- Truyền kết quả quan trắc sang máy tính.
Điều 36. Quan trắc trong đất và nước
Do việc quan trắc nồng độ radon và thoron trong đất và nước chỉ cần đo một
số lần trong ngày nên có thể mang máy đi đo ở thực địa. Đo xong, ghi chép số liệu
và mang máy về, đến giờ quy định lại đi đo lấy số liệu. Với mẫu nước, có thể lấy
mẫu nước mang về để đo (4 ÷ 8) mẫu/ngày, đêm. Việc chuẩn bị máy và thao tác đo
cụ thể thực hiện theo như quy trình đo nước.

18


Chương 3
CÔNG TÁC VĂN PHÒNG VÀ XỬ LÝ TÀI LIỆU
Điều 37. Công tác văn phòng thực địa
Công tác văn phòng thực địa được tiến hành đồng thời trong quá trình thi
công thực địa. Sau mỗi ngày đo cần thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra, hoàn chỉnh các sổ sách ghi chép thực địa (kiểm tra toạ độ, vị trí,
ký hiệu, số hiệu các điểm đo trên sơ đồ tài liệu thực tế và sổ nhật ký).
- Tính toán sơ bộ các số liệu để xem xét các kết quả xem có hiện tượng gì bất
thường, nghi vấn... để kiểm tra lại ngay ngày hôm sau.
- Biểu diễn sơ bộ kết quả đo trên bản đồ (sơ đồ), đồ thị.
- Sơ bộ liên kết giữa các tuyến lộ trình và các dị thường.
-Tổng hợp các dạng số liệu đo trong đất, trong nước và trong không khí

nhằm sơ bộ phân loại các đối tượng gây ra trường phóng xạ và bản chất, nguồn gốc
dị thường (do hàm lượng phóng xạ cao trong đất đá, do nguồn nước, do đới phá
huỷ…).
- Bố trí một số tuyến hoặc điểm kiểm tra để đánh giá sai số đo và kiểm tra dị
thường còn nghi ngờ.
- Dự kiến sự phân bố Rn và Tn trong khu vực nghiên cứu, chọn vùng có thể
khảo sát chi tiết.
Điều 38. Hiệu chỉnh số liệu đo nước
Nếu đo mẫu nước trực tiếp ở thực địa thì kết quả đo không cần phải hiệu
chỉnh thời gian đo.
Nếu lấy mẫu nước về đo tại nơi ở thì cần phải hiệu chỉnh sự phân rã của khí
phóng xạ kể từ khi lấy mẫu đến khi đo theo công thức:
Nhc = K.Nđo
Trong đó :
Nhc - Giá trị hiệu chỉnh, là nồng độ thực tại thời điểm lấy mẫu
Nđo - Giá trị đo được
K - Hệ số hiệu chỉnh
Bảng giá trị hiệu chỉnh K được tra trong quy phạm thăm dò phóng xạ.
Điều 39. Tính toán sai số của phép đo
Chất lượng tài liệu đo radon được đánh bằng cách đo kiểm tra lặp lại trên một
số điểm hoặc một vài đoạn tuyến với khối lượng 5 ÷ 10% tổng số điểm đo. Đo kiểm
tra được thực hiện ngay trong thời gian đang thi công thực địa.
Các điều kiện về thời gian đo, thời tiết khi đo kiểm tra phải tương tự như khi
đo lần đầu.
Vị trí đo kiểm tra phải gần sát với vị trí khoan lấy mẫu lần đầu, độ sâu lấy mẫu
và các thao tác đo, thời điểm đo thực hiện như đo lần đầu.

19



Các điểm đo kiểm tra phải chọn ở vùng có nồng độ radon ổn định nhưng cao
hơn mức phông trung bình. Không đo kiểm tra ở vùng có nồng độ radon quá thấp
hoặc vùng có nồng độ radon biến đổi mạnh.
Sai số đo được tính theo biểu thức:
- Sai số tuyệt đối:
n

σ=

∑ (X
i =1

i

− Yi ) 2

2n

(3.1)

- Giá trị trung bình :

R =

1 n
∑ ( X i + Yi )
2 n i=1

- Sai số tương đối:
σ

δ = 100%
R

(3.2)
(3.3)

Trong đó:
Xi - Kết quả đo kiểm tra lần đầu
Yi - Kết quả đo kiểm tra hiện tại
n - Tổng số điểm đo kiểm tra
Nếu sai số tương đối δ ≤ 20% thì máy làm việc ổn định.
- Sai số tương đối cho phép của phương pháp đo radon trong điều tra địa chất,
đánh giá khoáng sản, trong khảo sát môi trường được quy định:
+ Khi nồng độ dưới 1000 Bq/m3, sai số tương đối cho phép = 30%
+ Khi nồng độ trên 1000 Bq/m3, sai số tương đối cho phép = 20%
Điều 40. Xác định giá trị phông
- Giá trị phông là giá trị nồng độ radon, thoron trung bình, đặc trưng cho toàn
bộ khu vực nghiên cứu.
- Giá trị phông có thể được xác định trên đồ thị hoặc bản đồ đẳng trị nồng độ
radon, thoron tại các khu vực hoặc là giá trị trung bình tính riêng cho từng khu vực
có giá trị trường tương đối đồng nhất.
- Có thể dùng phương pháp xây dựng đường cong biến phân để xác định giá
trị phông của đối tượng nghiên cứu theo luật phân phối chuẩn hoặc chuẩn loga :
+ Nếu đường cong biến phân tuân theo luật phân phối chuẩn hoặc chuẩn loga
thì giá trị phông là giá trị có xác suất xuất hiện lớn nhất.
+ Nếu đường cong biến phân có hai hoặc nhiều cực đại thì chia đối tượng
nghiên cứu thành các phần có giá trị tương đối đồng nhất để xác định giá trị phông.
Việc tính toán giá trị phông có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng máy tính nhờ
các chương trình máy tính (SURFER, COSCAD, MAPPER…).


20


Điều 41. Xác định giá trị dị thường nồng độ radon, thoron
- Các dị thường nồng độ radon có biên độ mạnh trên phông của trường ổn định
được xác định trực tiếp trên đồ thị hoặc trên bản đồ đẳng nồng độ.
- Trong trường hợp trường không ổn định hoặc các dị thường nồng độ radon
có biên độ yếu được xác định bằng phương pháp thống kê toán học theo các nguyên
tắc sau:
+ Nếu nồng độ radon phân bố theo luật chuẩn thường:
Xdt ≥ Xph + 3S
(4.1)
Với:
n

S=±

∑ (X
i =1

2

i

− Xn)

ứng với luật chuẩn thường
n −1
+ Nếu nồng độ radon phân bố theo luật chuẩn loga:
Xdt ≥ Xph. ε3

n

S lg = ±

∑ (lgX
i −1

i

(4.2)

(4.3)

− lgX n ) 2

n −1

ứng với luật chuẩn loga

(4.4)

Trong đó:
Xdt - Giá trị dị thường nồng độ radon;
Xph - Giá trị phông nồng độ radon;
Xi - Giá trị nồng độ radon đo tại điểm thứ i;
n - Số điểm đo;
Xn - Giá trị nồng độ radon trung bình trên tuyến hoặc trên diện
tích nghiên cứu;
S - Độ lệch quân phương, phản ánh độ tán xạ các giá trị nồng
độ radon quanh giá trị trung bình số học của nó;

Slg - Độ lệch quân phương logarit;
ε - Thừa số chuẩn ε = ant lg(Slg)
Để tách các dị thường nồng độ radon có thể sử dụng các phương pháp lọc
trong các chương trình máy tính.
Điều 42. Đánh giá bản chất dị thường
Dựa theo bản chất của dị thường là radon hay thoron để xác định bản chất của
quặng phóng xạ liên quan. Bản chất của dị thường nồng độ radon được xác định
theo tỷ lệ giữa nồng độ radon (NRn) và nồng độ thoron (NTn).
N Rn
r=
(4.5)
N Tn
- Khi r > 10 bản chất dị thường là radon ;
21


- Khi r < 1 bản chất dị thường là thoron;
- Khi 1≤ r ≤ 10 dị thường có bản chất hỗn hợp.
Điều 43. Biểu diễn kết quả
Các kết quả đo radon, thoron được biểu diễn ở các dạng bản đồ (sơ đồ) đẳng
trị hoặc bản đồ (sơ đồ) đồ thị.
- Bản đồ (sơ đồ) đẳng trị được xây dựng ở tỷ lệ đo vẽ hoặc lớn hơn. Tiết diện
đẳng trị được chọn tuỳ thuộc vào độ lớn và mức độ biến thiên của nồng độ radon,
thoron trên vùng nghiên cứu nhưng không nhỏ hơn 3 lần sai số tuyệt đối.
- Bản đồ (sơ đồ) đồ thị trên các tuyến khảo sát được xây dựng với tỷ lệ ngang
bằng hoặc lớn hơn tỷ lệ đo vẽ, tỷ lệ đứng được chọn sao cho thể hiện rõ sự thay đổi
của nồng độ radon, thoron trên tuyến.
Việc xây dựng sơ đồ (bản đồ) đẳng trị và đồ thị có thực hiện bằng tay, hoặc
bằng các chương trình máy tính (GRAPHER, SURFER...).
Điều 44. Giải thích tài liệu

Việc giải thích tài liệu thu được cần kết hợp chặt chẽ với tài liệu địa chất và
các tài liệu địa vật lý khác, bao gồm các nội dung :
- Phân chia các vùng có nồng độ khí phóng xạ cao, khu vực và điểm dị
thường. Đánh giá bản chất dị thường và giải thích sự liên quan của chúng đến các
đối tượng địa chất, tiềm năng quặng hóa phóng xạ hoặc sự tồn tại của các nguồn
nước nóng…
- Xác định khu vực có khả năng có các mỏ quặng, thân quặng phóng xạ.
Đánh giá triển vọng về quặng phóng xạ trong vùng nghiên cứu.
- Phân vùng và đánh giá độ ô nhiễm phóng xạ trong không khí, trong các
nguồn nước sinh hoạt. Đánh giá mức độ và khả năng gây ô nhiễm môi trường, mức
độ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người tại các khu vực có nồng độ Rn, Tn cao.
- Căn cứ và số liệu đo trong đất và nước, dự đoán sự tồn tại các đứt gãy và các
đới phá hủy địa chất. Đánh giá mức độ hoạt động của đứt gãy kiến tạo, các hiện
tượng nứt đất, sụt lún, trượt đất...
- Đánh giá mức độ hoạt động của nước ngầm, sự tồn tại của các nguồn nước
nóng bằng các số liệu quan trắc trong đất và nước…
Điều 45. Lập báo cáo tổng kết
45.1 Bản lời
Báo cáo tổng kết kết quả đo radon, thoron là sản phẩm cuối cùng của đề án
gồm có: bản lời, các phụ lục và các bản vẽ.
Bản lời của báo cáo phải viết ngắn gọn, súc tích, đầy đủ các thông tin.
- Nếu là đề án thành phần khi đó báo cáo kết quả công tác đo radon, thoron
chỉ là một mục trong báo cáo tổng kết chung. Nội dung của báo cáo khi đó chỉ tập
trung trình bày vào các phương pháp kỹ thuật chính đã sử dụng trong thi công, trong
xử lý, phân tích, tổng hợp và trình bày những kết quả đạt được, đánh giá hiệu quả
của công tác trong việc giải quyết các nhiệm vụ.
22


- Nếu là đề án riêng, nội dung và trình tự các chương mục của báo cáo

được xây dựng tuân thủ theo đúng quy chế lập đề án báo cáo điều tra cơ bản địa chất
và khoáng sản và quy phạm kỹ thuật thăm dò phóng xạ hiện hành. Báo cáo phải
phản ánh đầy đủ các thông tin thu nhận được, các luận giải địa chất, những tồn tại
và kiến nghị.
45.2 Các bản vẽ chính cần thành lập
- Bản đồ (sơ đồ) bố trí mạng lưới tuyến đo, được xây dựng trên nền bản đồ địa
hình đã được giản lược;
- Bản đồ (sơ đồ) đẳng nồng độ radon, thoron (nếu khảo sát theo diện) được xây
dựng trên nền bản đồ địa hình đã được giản lược;
- Bản đồ (sơ đồ) đồ thị nồng độ radon, thoron (nếu khảo sát theo tuyến);
- Mặt cắt địa chất-địa vật lý tổng hợp (nếu đo radon, thoron trong tổ hợp
phương pháp địa vật lý) trên nền địa chất và nền địa hình;
Ngoài ra tuỳ thuộc nhiệm vụ giao trong nghiên cứu địa chất môi trường, tài
liệu đo radon góp phần để thành lập một số bản vẽ đi kèm sau:
- Bản đồ (sơ đồ) suất liều chiếu tương đương;
- Bản đồ (sơ đồ) phân vùng ô nhiễm phóng xạ môi trường;
Điều 46. Xét duyệt báo cáo và giao nộp kết quả
Báo cáo kết quả được nghiệm thu, xét duyệt, phê duyệt và nộp lưu trữ theo quy
định hiện hành.
Điều 47. Nhân lực cho công tác văn phòng tổng kết
Biên chế của tổ văn phòng tổng kết gồm ít nhất các thành viên:
- Chủ biên báo cáo: 01 kỹ sư địa vật lý;
- Kỹ sư địa vật lý xử lý tài liệu: 02 người;
- Kỹ thuật viên: 02 người;
- Kỹ sư địa chất: 01 người.

23


Chương 4

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 48. Quy trình đo phổ anpha bằng máy RAD7 trong điều tra địa chất và
nghiên cứu môi trường, được áp dụng cho các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Khuyến khích áp dụng đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân ngoài Bộ Tài
nguyên và Môi trường.

24



×