Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giải pháp quản lý nguồn thông tin khoa học và công nghệ của đại học quốc gia thành phố hồ chí minh phục vụ sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.54 KB, 7 trang )

Giải pháp quản lý nguồn thông tin khoa học và
công nghệ của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh phục vụ sự nghiệp đào tạo và nghiên
cứu khoa học

Trịnh Nguyễn Thanh Thùy
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ; Mã số: 60 34 72
Người hướng dẫn: TSKH. Trần Trọng Khuê
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Trình bày một cách tổng quan và có chọn lọc cơ sở lý thuyết về khoa
học quản lý và thông tin khoa học và công nghệ. Phân tích thực trạng quản lý
nguồn tài nguyên khoa học và công nghệ tại ĐHQG-HCM, cụ thể là tại hệ thống
thư viện ĐHQG-HCM. Đề xuất các giải pháp quản lý nguồn tài nguyên khoa học
và công nghệ tại ĐHQG-HCM.
Keywords: Thông tin khoa học; Đào tạo; Nghiên cứu khoa học; Quản lý thông tin
Content
1. Lý do chọn đề tài:
Thông tin khoa học và công nghệ là nguồn tri thức quan trọng, góp phần vào sự phát
triển khoa học nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Sử dụng hiệu quả nguồn
thông tin này sẽ tác động lớn đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu của trường đại học.
Thông tin khoa học còn phản ánh tiềm lực khoa học của nhà trường, góp phần khẳng định
đẳng cấp, uy tín của trường đại học và là vốn quý để làm đối trọng trong quan hệ với các
đại học khác trong nước và quốc tế.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) là một đại học lớn vào
hàng đầu của cả nước, có đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học đông đảo và trình độ cao, các
hệ đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ được chú trọng phát triển cả về quy mô và chất
lượng.
Từ các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đội ngũ nhà giáo,
nhà khoa học và các học viên sau đại học đã thực hiện nhiều công trình khoa học có giá


trị lý luận và thực tiễn cao. Quản lý tốt, triển khai sử dụng hiệu quả các nguồn tài liệu này
sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nghiên cứu
khoa học của nhà trường. Do vậy, quản lý nguồn tài nguyên này một cách có hệ thống để
khai thác hiệu quả là một hoạt động cần được đặc biệt chú trọng.
Tuy nhiên, cho đến nay, phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy ĐHQG-HCM
đã đầu tư cả về nguồn vốn lẫn nguồn nhân lực cho hệ thống thư viện, bao gồm thư viện
trung tâm và 06 thư viện của các trường đại học thành viên. Những đóng góp của hệ
thống thư viện vào hoạt động nghiên cứu và giảng dạy trong những năm qua là rất quan
trọng, tuy nhiên ĐHQG-HCM vẫn chưa có được một hệ thống quản lý tốt và hệ thống
nguồn tài nguyên quý giá này. Thực tế để tiếp cận với nguồn tài nguyên này rất khó khăn
và đây là thiệt thòi lớn cho nhà trường, người học và nghiên cứu. Chính vì vậy mà nhiều
nguồn tài nguyên quý của trường chưa được nhìn nhận và khai thác hợp lý, đây là hệ quả
trực tiếp của việc thiếu phương pháp xử lý và quản lý tài liệu thống nhất.
Với lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp quản lý nguồn thông tin khoa học và
công nghệ của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ sự nghiệp đào tạo và
nghiên cứu khoa học” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản lý Khoa học và
Công nghệ. Với mong muốn áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế công tác quản lý
nguồn tài nguyên khoa học và công nghệ của ĐHQG-HCM góp phần mang lại lợi ích cho
người sử dụng và cho cộng đồng.
2. Lịch sử nghiên cứu:
Cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào của ĐHQG-HCM, trường,
hoặc của các tổ chức, cá nhân bên ngoài tiến hành nghiên cứu về “Giải pháp quản lý
nguồn thông tin khoa học và công nghệ của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
phục vụ sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học”. Điều này thể hiện qua số lượng các
công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học viết về vấn đề này rất ít:
- Một số bài báo cáo tại các hội nghị thường niên được tổ chức trong ĐHQG-HCM
có đề cập đến việc cần phải khai thác hiệu quả nguồn tài liệu khoa học như “Phát
triển nguồn tài nguyên khoa học phục vụ chiến lược đào tạo và nghiên cứu chất
lượng cao”. Viết về sự cần thiết phải tổ chức và khai thác nguồn tài liệu xám. Tuy
nhiên, chưa trình bày được giải pháp sẽ phát triển nguồn tài nguyên này bằng cách

nào.
- Đề tài về Nghiên cứu xây dựng các giải pháp phát triển thư viện ĐHQG-HCM.
Trình bày những giải pháp để phát triển hệ thống thư viện trong ĐHQG-HCM, tuy
nhiên chưa đề cặp đến giải pháp phát triển nguồn thông tin nội sinh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Trình bày một cách tổng quan và có chọn lọc cơ sở lý thuyết về khoa học quản lý và
thông tin khoa học và công nghệ.
- Phân tích thực trạng quản lý nguồn tài nguyên khoa học và công nghệ tại ĐHQG-
HCM, cụ thể là tại hệ thống thư viện ĐHQG-HCM.
- Đề xuất các giải pháp quản lý nguồn tài nguyên khoa học và công nghệ tại ĐHQG-
HCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nguồn thông tin khoa học và công nghệ tại
trường đại học phục vụ sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học.
+ Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống thư viện ĐHQG-HCM.
Phạm vi nội dung: Do vấn đề đào tạo và nghiên cứu khoa học tại các trường đại
học rất đa dạng và phức tạp, trong luận văn chỉ để tập trung phân tích và đánh giá hoạt
động quản lý nguồn thông tin khoa học và công nghệ ĐHQG-HCM.
Phạm vi không gian: ĐHQG-HCM, do vấn đề nghiên cứu liên quan đến nguồn
thông tin vì vậy đề tài chỉ đi sâu phân tích hệ thống thư viện ĐHQG-HCM.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Giải pháp nào cho hoạt động quản lý nguồn tài nguyên khoa học và công nghệ của
ĐHQG-HCM để từ đó phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu chất lượng
cao của ĐHQG-HCM ?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Quản lý nguồn thông tin khoa học và công nghệ của Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh hiệu quả cần phải:
- Quản lý có hệ thống và theo quy trình từ khâu thu thập đến đưa vào khai
thác.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức và khai thác nguồn thông tin

KH&CN
- Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở Dspace để quản lý nguồn thông tin
KH&CN
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, trong đó gồm:
o Các quy định/văn bản về cách tổ chức quản lý tài liệu khoa học của Nhà nước và
của ĐHQG-HCM.
o Các quy trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thực tiễn hoạt động nghiên
cứu khoa học ở ĐHQG-HCM, các loại tài liệu khoa học.
o Quy trình quản lý tài liệu trong thư viện.
o Các văn bản pháp quy về thư viện, Các văn bản pháp quy về lưu trữ và khai thác
tài liệu khoa học và công nghệ.
- Thực hiện phương pháp nghiên cứu thực tế Quy trình tổ chức nguồn thông tin
KH&CN tại ĐHQG-HCM, trong đó bao gồm cả tham khảo ý kiến của các cấp lãnh đạo
và cán bộ thư viện.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh.
8. Luận cứ
- Luận cứ lý thuyết: cơ sở lý luận về khoa học quản lý, thông tin khoa học và công
nghệ.
Trong phần này trình bày những khái niệm khác nhau về tổ chức và khoa học quản
lý; phân tích những trường phái khác nhau về khoa học quản lý cũng như vai trò của
nguồn thông tin khoa học quản lý trong trường đại học.
- Luận cứ thực tế:
o Căn cứ vào thực tiễn tìm hiểu hầu hết các kết quả của công trình nghiên cứu
khoa học đa phần được đưa vào “ngăn kéo” chưa được triển khai thực hiện cũng
như chưa đưa vào làm tài liệu tham khảo một phần nguyên nhân là do nguồn tài
nguyên khoa học và công nghệ này chưa được quản lý khoa học và thiếu chính sách
để khai thác hợp lý.
o Khi muốn tiếp cận với nguồn thông tin KH&CN, người sử dụng không thể
tiếp cận ở thư viện hay bất cứ phòng ban nào của trường một cách hệ thống và liên

thông.
9. Bố cục của Luận văn:
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về khoa học quản lý, thông tin khoa học và công nghệ.
Trong chương này tiến hành trình bày và phân tích một cách logic và hệ thống
những khái niệm liên quan đến khoa học quản lý và nguồn thông tin khoa học và công
nghệ.
Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn thông tin khoa học và công nghệ tại hệ
thống thư viện ĐHQG-HCM.
Mục đầu tiên của chương này dành cho việc trình bày và đánh giá quá trình hình và
phát triển của ĐHQG-HCM, tiếp theo đó là đi sâu phân tích thực trạng quản lý nguồn
thông tin khoa học và công nghệ tại hệ thống thư viện ĐHQG-HCM dưới các góc độ
nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và phương thức quản lý các sản phẩm cụ thể như kỷ yếu,
tạp chí, sách và các tài liệu khác.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thông tin
KH&CN.
Trên cơ sở những kết quả thu được ở 02 chương trước, đề xuất các giải pháp để
quản lý nguồn thông tin khoa học và công nghệ phục vụ cho việc đào tạo và nghiên cứu
tại ĐHQG-HCM.
References
1. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định của
Chính phủ số 159/2004/NĐ-CP về hoạt động thông tin KH&CN.
2. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số
30/2006/NĐ-CP ngày 29/03/2006 của Chính phủ về Thống kê khoa học và
công nghệ,
3. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số
16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban
hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia.
4. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số
487/QĐ-ĐHQG-TCCB, ngày 09/06/2008 của Giám đốc ĐHQG TP. Hồ Chí

Minh, Về việc thành lập Ban chỉ đạo Hệ thống thư viện Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh.
5. Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh (2006), Hệ thống thông tin quản
lý, Nxb. ĐHQGTP.HCM.
6. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn (2008), Báo cáo tổng kết năm học
2007 – 2008 và phương hướng hoạt động 2008 – 2009 của Thư viện trường
ĐHKHXH&NV, ĐHKHXH&NV
7. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Phương hướng, nhiệm vụ
chiến lược trung hạn xây dựng và phát triển đại học quốc gia TP.HCM 2006-
2010.
8. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Báo cáo thường niên
9. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Định hướng chiến lược
hoạt động KHCN của ĐHQG-HCM.
10. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Báo cáo thường niên.
11. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Quy chế về tổ chức và hoạt động của hệ
thống thư viện Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Ban hành kèm theo
Quyết định số 165/QĐ-ĐHQG-TCCB, ngày 24/02/2009 của Giám đốc ĐHQG
TP. Hồ Chí Minh.
12. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Quyết định số 165/QĐ-ĐHQG-TCCB,
ngày 24/02/2009 của Giám đốc ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Về việc ban hành
Quy chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống thư viện Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh.
13. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Quyết định số 488/QĐ-ĐHQG-TCCB,
ngày 09/06/2008 của Giám đốc ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Về việc thành lập
Hội đồng thư viện Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Hữu Hùng (2000), Nghiên cứu xây dựng chính sách quốc gia về
thông tin KH&CN trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện Đại hóa, Bộ Khoa
học Công nghệ Môi trường, Hà Nội.
15. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc
hiện đại hoá hệ thống thông tin KHCN quốc gia Việt Nam trong bối cảnh hội

nhập quốc tế, Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường, Hà Nội.
16. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Phát triển thông tin KHCN để trở thành nguồn
lực, Hoạt động khoa học, Số 10, tr. 8-10
17. Bùi Thị Thu Hương (2007), Vai trò của Trung tâm thông tin – thư viện trong
việc đáp ứng phương thức đào tạo tín chỉ của Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN, 223-230.
18. James H.Donnelly, Jr. James L. Gibson, Jhon M. Ivancevich (2001), Quản trị
học căn bản (người dịch TS. Vũ Trọng Hùng, Hiệu đính: TS. Phan Thăng).
Nxb. Thống kê.
19. Khoa khoa học quản lý, Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội (2001), Giáo trình
tin học trong khoa học quản lý, Nxb. Khoa học và Kỹ Thuật.
20. Khoa khoa học quản lý, Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội (2004), Giáo trình
Khoa học quản lý, Tập 1 và 2. Nxb. Khoa học và Kỹ Thuật.
21. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
22. Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Tp.HCM (2008), Nghiên cứu xây dựng
các giải pháp phát triển thư viện ĐHQG-HCM, ĐHQG-HCM, TP.HCM,
23. Hoàng Thị Thục (2006), Thư viện đại học, thực trạng và phát triển.

24. Trần Anh Tuấn (1995), Quản trị học, Nxb Đại học mở bán công Thành phố
Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
25. Lê Văn Viết (2006), Lại bàn về một số thuật ngữ ngành Thư viện Thông tin,
Thư viện học-những bài viết chọn lọc, Văn hóa Thông tin.


×