Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

nghiên cứu môi trường và điều kiện làm việc của một số cơ sở y tế tư nhân tại thành phố hà nội và hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.3 KB, 118 trang )


LIÊN HIệP CáC HộI KHOA HọC Và kỹ THUậT VIệT NAM
TổNG HộI Y HọC VIệT NAM







BáO CáO đề TàI NGHIÊN CứU KHOA HọC


nghiên cứu môi trờng và điều kiện
LàM VIệC CủA MộT Số CƠ Sở Y TƯ NHÂN
tại thành phố hà nội và hải dơng







CƠ QUAN QUảN Lý: LIÊN HIệP CáC HộI KH Và Kỹ Thuật Vn
CƠ QUAN CHủ TRì : TổNG HộI Y HọC VIệT NAM




7901



Hà NộI, THáNG 12 - 2009

LIÊN HIệP CáC HộI KHOA HọC Và Kỹ THUậT VIệT NAM
TổNG HộI Y HọC VIệT NAM



BáO CáO
đề TàI NGHIÊN CứU KHOA HọC


nghiên cứu môi trờng và điều kiện LàM VIệC CủA MộT
Số CƠ Sở Y TƯ NHÂN tại thành phố hà nội và hải dơng


Chủ nhiệm đề tài : PGS. TS Lê Khắc Đức
Th ký đề tài : Thạc sỹ. Nguyễn Quốc Trờng


Các thành viên tham gia nghiên cứu:
1. TS. Phạm Ngọc Châu, Học viện Quân y.
2. TS. Trần Văn Tuấn, Học viện Quân y.
3. BS. Phạm Đức Minh, Học viện Quân y.
4. KS. Nguyễn Thị Thu Trang, Học viện Quân y.
5. Ths. Trần Hữu Thắng, Tổng hội Y học Việt Nam.
6. BS. Tạ Thị Kim Oanh, Tổng hội Y học Việt Nam.
7. CN Nguyễn Tiến Dũng, Tổng hội Y học Việt Nam.
8. CN Nguyễn Thị Bích Ngọc, Tổng hội Y học Việt Nam.
9. CN Nguyễn Thị Thịnh, Tổng hội Y học Việt Nam.

10. CN Trần Thị Ngọc Linh, Tổng hội Y học Việt Nam.




Hà nội, tháng 12 - 2009

Danh môc c¸c tõ viÕt t¾T


BHYT Bảo hiểm y tế
BS Bác sĩ
BV CK Bệnh viện chuyên khoa
BVĐK Bệnh viện đa khoa
CCDV Cung cấp dịch vụ
CĐHA Chẩn đoán hình ảnh
CK1 Bác sĩ chuyên khoa 1
CK2 Bác sĩ chuyên khoa 2
CS Cơ sở
CSDV Cơ sở dịch vụ
ĐVT Đơn vị tính
ĐVYT Đơn vị y tế
GS Giáo sư
HNYTN Hành nghề y tư nhân
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
KK Không khí
KLN Kim loại nặng
KTV Kỹ thuật viên
NC Nghiên cứu
NHS Nữ hộ sinh

PGPTM Phòng giải phẫu Tim mạch
PHCN Phục hồi chức năng
PK Phòng khám
PK CK M Phòng khám Chuyên khoa mắt
PK CK TMH Phòng khám Chuyên khoa Tai mũi họng
PK Ngoại Phòng khám Ngoại
PK Nội Phòng khám Nội

PK SPK- KHHGĐ Phòng khám Sản phụ khoa - Kế hoạch hoá gia đình
PKCK RHM Phòng khám Chuyên khoa Răng hàm mặt
PXN Phòng xét nghiệm
RHM Răng hàm mặt
SDDV Sử dụng dịch vụ
SL Số lượng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVSLĐ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
THPT Trung học phổ thông
TL Tỷ lệ
TMH Tai mũi họng
TP Thành phố
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
VLTL Vật lý trị liệu
YTTN Y tế tư nhân

MôC LôC


Đặt vấn đề
Phần 1: Tổng quan
1. Thực trạng hoạt động hành nghề YTTN trên thế giới và Việt Nam

1.1. Thực trạng HNYTN trên thế giới
1.2. Thực trạng hành nghề y tư nhân ở Việt Nam
1.2.1. Khái niệm chung
1.2.2. Sự phát triển của hệ thống y tư nhân ở Việt Nam
1.2.3. Pháp lệnh hành nghề y tư nhân ở Việt Nam
2. Đặc điểm một số yếu tố môi trườ
ng ảnh hưởng tới hoạt động Y tế tư nhân
2.1. Môi trường không khí
2.2. Môi trường nước đối với sự sống và sức khỏe loài người
2.3. Môi trường chất thải rắn y tế và nước thải
2.3.1. Chất thải rắn y tế
2.3.2. Nước thải y tế và biện pháp xử lý
Phần 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu
2.2.1. Phươ
ng pháp và kỹ thuật nghiên cứu phỏng vấn NVYT PKĐK
2.2.1.1. Lựa chọn NVYT và PKĐK
2.2.1.2. Kỹ thuật nghiên cứu thu thập số liệu
2.2.2. Phương pháp chuyên gia
2.2.3. Các chỉ tiêu và kỹ thuật nghiên cứu thu thập số liệu về điều kiện cơ sở làm
việc và năng lực chuyên môn
2.2.4. Các chỉ tiêu và kỹ thuật nghiên cứu thu thập số liệu về điều kiện môi trường
cơ sở làm việ
c tại PKĐK
2.3. Khống chế sai số thống kê, xử lý số liệu:
2.4. Đạo đức nghiên cứu:
1
3
3

3
3
3
4
7
10
10
16
19
20
27
29
29
29
30
30
30
31

32

32
33
33

2.5. Tổ chức, triển khai nghiên cứu
2.5.1. Tổ chức thực hiện
2.5.2. Thành phần tham gia nghiên cứu
Phần 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. Đánh giá điều kiện làm việc, hoạt động chuyên môn của các cơ sở PKĐK tư

nhân tại 2 TP Hà nội, Hải Dương
3.1.1. Thông tin chung của các cơ sở YTTN của 2 TP
3.1.2. Cơ sở hạ tầng
3.1.3. Tình hình nhân lực của các PKĐK tại 2 TP
3.2. Đánh giá thực trạ
ng một số yếu tố môi trường PKĐK YTN
3.2.1. Đánh giá môi trường không khí PKĐK tư nhân
3.2.1.1. Đặc điểm điều kiện môi trường ngoại cảnh
3.2.1.2. Kết quả xác định một số yếu tố môi trường không khí PKĐK
3.2.2. Xác định và đánh giá chất lượng nước sử dụng của các PKĐK tư nhân tại 2
thành phố Hà Nội và Hải Dương
3.2.2.1. Nguồn cung cấp nước
3.2.2.2. Các kế
t quả xét nghiệm nước
3.2.3 Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải rắn y tế và nước thải ở các PKĐK tư nhân
của TP. Hà Nội
3.2.3.1. Chất thải rắn y tế
3.2.3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải
3.2.4. Đánh giá điều kiện nhân lực chuyên môn và hiệu quả hoạt động của PKĐK
tư nhân
3.2.4.1. Kết quả hoạt động chuyên môn cung cấp dịch vụ
của các cơ sở PKĐK tại
2 TP
3.2.4.2. Sự nâng cao trình độ chuyên môn của người CCDV
Kết luận
Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
34
34

34
35

35
35
36
38
40
40
40
40

43
43
43

50
50
51

56

56
60
66
69
70
76

DANH MôC B¶ng


Trang
Bảng 3.1. Lĩnh vực hành nghề của các PKĐK tư nhân NC tại 2 TP
35
Bảng 3.2. Đặc điểm nhà, phòng của các PKĐK
36
Bảng 3.3. Đặc điểm của phòng làm việc tại cơ sở PKĐK của 2 TP
37
Bảng 3.4. Đánh giá của người CCDV về cơ sở hạ tầng của các PKĐK
37
Bảng 3.5. Đặc điểm cá nhân nhân lực của các cơ sở HNYTN
38
Bả
ng 3.6. Thời gian làm việc của người hành nghề tại các cơ sở YTTN
39
Bảng 3.7. Xác định các yếu tố môi trường không khí PKĐK tư nhân Hải
Dương - Mùa hè (6/2009)

40
Bảng 3.8. Xác định các yếu tố môi trường không khí PKĐK tư nhân,
Quận Hà Đông - Hà Nội - Mùa đông (11/2009)

41
Bảng 3.9. Xác định các yếu tố môi trường không khí PKĐK tư nhân TX.
Sơn Tây Hà Nội - Mùa Đông (11/2009)

41
Bảng 3.10. Xác định các yếu tố môi trường không khí PK
ĐK tư nhân
Trung tâm TP. Hà Nội - Mùa đông (11/2009)


42
Bảng 3.11. Xác định một số yếu môi trường không khí xung quanh các
PKĐK khu vực đường Phùng Hưng, Q. Hà Đông, TP Hà Nội

42
Bảng 3.12. Kết quả xác định một số yếu tố chất lượng nước giếng khoan
của các PKĐK khu vực ngoại thành TP. H.Dương

43
Bảng 3.13. Kết quả xác định một số yếu tố chất lượng nước máy củ
a các
PKĐK YTN khu vực nội thành TP. H.Dương

44
Bảng 3.14. Kết quả xác định một số yếu tố chất lượng nước máy của các
PKĐK YTN, TX Sơn Tây, TP.Hà Nội

45
Bảng 3.15. Kết quả xác định một số yếu tố chất lượng nước máy của các
PKĐK Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

46
Bảng 3.16. Kết quả xác định một số yếu tố chất l
ượng nước máy của các
PKĐK Quận Hoàn Kiếm và Thanh Xuân, TP. Hà Nội

47




Bảng 3.17. Kết quả xét nghiệm nước thải PKĐK Quốc tế Việt-Sing,
Quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội

53
Bảng 3.18. Kết quả xét nghiệm nước thải PKĐK Sông Nhuệ, Q. Hà
Đông, Tp. Hà Nội

55
Bảng 3.19. Tổng số lượt CCDV của các cơ sở PKĐK (2008)
56
Bảng 3.20. Kết quả CCDVcủa các chuyên khoa trung bình/cơ sở (2008)
56
Bảng 3.21. Đánh giá của người CCDV về công tác tư vấn cho ngườ
i bệnh
của các cơ sở PKĐK

58
Bảng 3.22. Đánh giá của người CCDV về việc theo dõi quá trình điều trị
bệnh của các cơ sở HNYTN

59
Bảng 3.23. Ý kiến của người CCDV về việc sinh hoạt Hội chuyên khoa.
60
Bảng 3.24. Nhận thức của người CCDV về mục đích sinh hoạt của Hội
HNYTN

60
Bảng 3.25. Ý kiến của người CCDV về việc t
ổ chức sinh hoạt Hội

HNYTN theo khu vực hành chính.

61
Bảng 3.26. Đánh giá của chuyên gia thực trạng về sự tham gia đào tạo,
bồi dưỡng cho YTTN của Hội Y học địa phương

62
Bảng 3.27. Ý kiến của người CCDV về việc tham gia Hội HNYTN (Theo
Pháp lệnh HNYD tư nhân 2003)

63
Bảng 3.28. Ý kiến của chuyên gia về sự tham gia các lớp đào tạo hàng
năm của THYH đối với tất cả ng
ười hành nghề YTN

64




DANH MôC H×NH

Trang
Hình 1. Kết quả CCDV của các chuyên khoa trung bình/cơ sở (2008)
57
Hình 2. Đánh giá của người CCDV về công tác tư vấn cho người bệnh
của các cơ sở PKĐK

58
Hình 3. Đánh giá của người CCDV về việc theo dõi quá trình điều trị

bệnh của các cơ sở HNYTN

59
Hình 4. Nhận thức của người CCDV về mục đích sinh hoạt của Hội
HNYTN

61
Hình 5. Đánh giá của chuyên gia thực trạ
ng về sự tham gia đào tạo, bồi
dưỡng cho YTTN của Hội Y học địa phương

62
Hình 6. Ý kiến của người CCDV về việc tham gia Hội HNYTN (Theo
Pháp lệnh HNYD tư nhân 2003)

63
Hình 7. Ý kiến của chuyên gia về sự tham gia các lớp đào tạo hàng năm
của THYH đối với tất cả người hành nghề YTN

64

Thuyết minh đề tài nghiên cứu

Thông tin chung về đề tài:
1. Tên đề tài: Nghiên cứu môi trờng và điều kiện làm việc của một số cơ sở y
t nhân tại 2 thành phố Hà Nội và Hải Dơng
2. Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ quý 1/2008 đến quý 4/2009)
3. Cấp quản lý: Cấp Bộ
4. Kinh phí: 250.000.000 triệu đồng, trong đó tổng số 250.000.000 triệu đồng từ
nguồn Ngân sách sự nghiệp khoa học

5. Lĩnh vực khoa học: Y dợc
6. Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Lê Khắc Đức Năm sinh: 06-09-1948 Nam
Học hàm: PGS Năm đợc phong học hàm: 2003
Học vị: TS Năm đạt học vị: 1989
Chức danh khoa học: Chuyên viên Y vệ sinh quân sự
Chức vụ: Chủ nhiệm Bộ môn
ĐT nhà riêng: 04 8550140 Mobile: 0904 136 799
E-mail:
Cơ quan đang công tác: Học viện quân y, Bộ Quốc phòng
Địa chỉ cơ quan: Phờng Phúc La, TP. Hà Đông - Hà Tây
Địa chỉ nhà riêng: Phờng Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội
7. Cơ quan chủ trì đề tài:
- Cơ quan chủ trì đề tài: Tổng hội Y học Việt Nam
- Điện thoại: 04.39439323 Fax: 04.39439323
- E-mail: Website:
- Địa chỉ: 68A Bà Triệu - Hoàn Kiếm - Hà Nội
- Họ và tên thủ trởng cơ quan: TS. Trần Hữu Thăng
8. Cơ quan chủ quản đề tài: Liên hiệp các Hội KH và KT Việt Nam


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam, từ năm 1988, Chính phủ đã cho phép y tế tư nhân hoạt động.
Khởi đầu, những người hành nghề chủ yếu là các cán bộ y tế trong cơ sở y tế
Nhà nước tham gia làm việc ngoài giờ để tăng thêm thu nhập và việc đầu tư cho
các cơ sở mang tính chất đơn giản, nhỏ lẻ. Từ đó đến nay, Nhà nước chưa có
chiến lược phát triển khu vực YTN, chưa có chính sách bảo vệ sức khoẻ cho
người hành nghề tại CS YTN và chưa có Luật HNYTN. Tuy nhiên, hoạt động

hành nghề YTN ngày càng phát triển. Đến nay, số lượng các cơ sở ngày một gia
tăng và đã đáp ứng nhu cầu của xã hội trong công tác CSSK nhân dân [1].
Để đảm bảo hành lang pháp lý cho các cơ sở Y tư nhân hoạt động và phát
triển, tháng 3 năm 1993, lần đầu tiên Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh hành nghề
y dược tư nhân. Đến tháng 2/2003, Pháp lệnh lần thứ hai đã được sửa đổi và bổ
sung một số điều khoản cho phù hợp. Nội dung của Pháp lệnh I và II đề cập chủ
yếu đến vấn đề quản lý Nhà nước, thủ tục hành chính đối với người hành nghề.
Từ năm 2004 đến nay, Bộ y tế đã có nhiều thông tư hướng dẫn hoạt động hành
nghề y tư nhân và gần đây nhất là Thông tư số 07/2007/TT-BYT: “Hướng dẫn
về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân” [7]; [17]; [44];
[45].
Y tế được thừa nhận là một nghề có tính đặc thù của nghề nghiệp, nguy cơ
phơi nhiễm với môi trường bệnh rất cao, nếu không đủ trang thiết bị và đảm bảo
điều kiện tiêu chuẩn cơ sở nơi làm việc. Đối với hệ thống y tế Nhà nước, tất cả
các cơ sở nhìn chung đều được kiểm soát về môi trường làm việc, điều kiện lao
động, chế độ chính sách và quy tắc bảo vệ sức khỏe cho nhân viên. Bên cạnh đó
có các tổ chức công đoàn và đoàn thể… chăm lo cho vấn đề này. Trong khi đó
khu vực y tế tư nhân chưa được chú ý, nhất là môi trường và điều kiện làm việc
của các cơ sở y tế tư nhân chưa có đề tài nào nghiên cứu [2]; [15]; [16]; [18];
[22]; [24].



2
Từ năm 2000, một số tỉnh, thành phố đã tiến hành thành lập các Hội
HNYTN, điển hình là ở TP Hải Dương đã thành lập Hội HNYTN đầu tiên vào
năm 2001, tiếp theo là TP Hải Phòng, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Bước
đầu, các Hội HNYTN đã có vai trò quan trọng đối với hội viên của mình trong
hoạt động HNYTN tại các cơ sở [25].
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với các mục

tiêu:
Mục tiêu của đề tài:
1. Mô tả thực trạng điều kiện cơ sở làm việc và năng lực hoạt động chuyên
môn của một số PKĐK tư nhân tại 2 thành phố Hà Nội và Hải Dương.
2. Đánh giá thực trạng một số yếu tố môi trường của một số PKĐK tư nhân
tại 2 thành phố Hà Nội và Hải Dương.
Khó khăn và hạn chế của đề tài:
- Từ trước tới nay, về môi trường và điều kiện làm việc của PKĐK y tư
nhân hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu. Có thể, đây là lần đầu tiên chúng
tôi nghiên cứu vấn đề này nên rất ít tài liệu tham khảo và kinh nghiệm nghiên
cứu.
- Do TP. Hà Nội sau khi mở rộng về địa bàn hành chính bao gồm cả quận
Hà Đông và TX. Sơn Tây, nên việc lựa chọn nghiên cứu có chủ đích ở 2 khu
vực này là cần thiết, song cũng có một số khó khăn về tổ chức thực hiện, các
PKĐK tư nhân có nhiều biến động về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng và lĩnh
vực chuyên môn, nên việc thu thập số liệu còn có nhiều hạn chế và chưa đầy đủ.
- Do bước đầu nghiên cứu vấn đề này, nên việc nhận xét, đánh giá kết quả
nghiên cứu dựa vào ý kiến phỏng vấn của nhân viên PKĐK và một số văn bản,
tiêu chuẩn quy định về điều kiện, môi trường làm việc trong lĩnh vực y tế có liên
quan, mà chưa có cơ sở để phân tích thống kê so sánh.


3
Phần 1:
TỔNG QUAN
1. Thực trạng hoạt động HNYTN trên thế giới và Việt Nam.
1.1. Thực trạng HNYTN trên thế giới [48]; [58].
Các nước trên Thế giới, YTN hoạt động từ rất lâu. Lúc đầu những người
hành nghề họ khám chữa bệnh bằng những kinh nghiệm dân gian, không vì mục
đích lợi nhuận. Cùng với sự phát triển và tiến bộ của khoa học, ngành khoa học

y - dược đã phát triển vượt bậc, hoạt đông trên nhiều lĩnh vực: Bệnh viện đa
khoa, Bệnh viện chuyên khoa, Trường Đại học y, Viện nghiên cứu các chuyên
khoa y học (gần 100 chuyên khoa sâu), trung tâm y tế, PKĐK, PKCK, Phòng
chẩn trị y học cổ truyền, dịch vụ chăm sóc y tế và nhiều loại hình hoạt động
khác nhau, quy mô khác nhau phụ thuộc tuỳ từng nước và khu vực. Để duy trì
và phát triển, các chủ cơ sở phải hạch toán thu, chi và tái đầu tư, một số cơ sở đã
thu được khá nhiều lợi nhuận qua các loại dịch vụ này. Ở các nước phát triển,
HNYTN được công nhận là nguồn CCDV y tế chủ yếu, không chỉ thế mà YTN
còn tham gia vào công tác đào tạo, nghiên cứu, y học dự phòng và bảo hiểm y
tế. Tuy nhiên, vai trò YTTN ở các Quốc gia lại rất khác nhau bởi thu nhập quốc
dân, chính sách chiến lược CSSK, quản lý, điều tiết, kiểm soát của Nhà nước và
vai trò tham gia của các Hội y học và Hội HNYTN [9]; [51].
1.2. Thực trạng hành nghề y tư nhân ở Việt Nam[6];[8];[11];[44];[45].
1.2.1. Khái niệm chung [44]; [45]:
- Hành nghề y tư nhân là việc cá nhân hoặc tổ chức đăng ký việc khám
bệnh, chữa bệnh; kinh doanh vacxin, sinh chế phẩm y tế theo quy định của pháp
lệnh HNYDTN và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cơ sở y tư nhân là cơ sở do cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh và quản lý điều hành.
- Cơ sở y dân lập là cơ sở do tổ chức đứng ra thành lập, được đầu tư bằng
vốn ngoài Nhà nước do tổ chức, cá nhân đóng góp và tự quản lý, điều hành.
- Chứng chỉ hành nghề y tư nhân là văn bản do cơ quan quản lý Nhà nước
có thẩm quyền cấp cho cá nhân có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của
pháp lệnh HNYDTN.


4
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân là văn bản do cơ quan
quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở có đủ điều kiện hành nghề theo
quy định của pháp lệnh HNYDTN (Theo Pháp lệnh HNYDTN - 2003) [45].

Các loại hình HNYTTN:
1. Bệnh viện đa khoa
2. Bệnh viện chuyên khoa
3. Phòng khám nội
4. Phòng khám ngoại
5. Phòng khám SPK - KHHGĐ
6. Phòng xét nghiệm
7. Phòng khám đa khoa
8. Phòng khám CK RHM
9. Phòng khám CK TMH
10. Phòng khám CK Mắt
11. Phòng Giải phẫu thẩm mỹ
12. Phòng PHCN vật lý trị liệu
13. Phòng CĐ hình ảnh
14. Dịch vụ y tế.
Ở miền Nam Việt Nam, trước năm 1975, y tế tư nhân đã hoạt động và phát
triển. Quản lý các hoạt động này gọi là Y sỹ đoàn, tổ chức này nằm ngoài Nhà
nước.
Năm 1955, ở Miền Bắc, hệ thống y tế hoàn toàn được Nhà nước bao cấp từ
nguồn ngân sách và nguồn viện trợ của các nước bạn. Từ năm 1986, bước sang
thời kỳ đất nước đổi mới xoá bỏ bao cấp. Đảng và Nhà nước đã điều chỉnh các
mục tiêu CSSK nhân dân theo loại hình dịch vụ đa dạng hóa như: CSSK kết hợp
y tế Nhà nước, y tế tập thể và y tế tư nhân [1]; [20].
1.2.2. Sự phát triển của hệ thống y tư nhân ở Việt Nam:
Từ năm 1989, YTN được phép hoạt động, chỉ sau một thời gian ngắn loại
hình dịch vụ này đã phát triển nhanh chóng trên phạm vi cả nước. Các loại hình
thức hoạt động gồm 3 lĩnh vực chính: Hành nghề y tư nhân, hành nghề dược tư


5

nhân, hành nghề y học cổ truyền hay Đông y. Các dịch vụ này ra đời đã góp
phần làm giảm tải tại các bệnh viện khu vực Nhà nước. Vì thế, vai trò của YTN
đến nay đã được Nhà nước công nhận là bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế
Việt Nam [17]; [20]; [44].
Việt Nam đã hình thành được một hệ thống khám và chữa bệnh đa dạng cả
công và tư, có đầy đủ các chuyên ngành và loại hình gồm 35 bệnh viện tư hoặc
liên doanh với nước ngoài, 16.900 phòng khám tư, 7.793 cơ sở cung cấp dịch vụ
khác như: Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, 6.659 nhà thuốc, và 6.414 phòng
chẩn trị y học dân tộc. Nhờ vậy nên các dịch vụ y tế đã đến gần dân hơn và đáp
ứng được nhu cầu của nhân dân (Theo Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ Chính trị
ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
trong tình hình mới).
Theo báo cáo năm 2000 của Tổ chức y tế Thế giới, khả năng đáp ứng của
hệ thống y tế Việt Nam xếp thứ 51/191 nước. Được đánh giá tốt so với nhiều
nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người, là chỉ số cao nhất từ trước tới
nay mà Việt Nam đã đạt được [48].
Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành y tế Việt Nam, y tế tư nhân đã
tạo ra một bước đột phá quan trọng trong việc huy động nguồn tài chính của nhân
dân, đặc biệt là sử dụng tiếp được đội ngũ các thầy thuốc dân y và quân y giàu kinh
nghiệm đã nghỉ hưu được tiếp tục tham gia đóng góp cho đất nước trong sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đây cũng thực hiện rõ vai trò xã hội hoá
ngành y tế theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 đề ra [11]; [20].
Qua nghiên cứu về y tế tư nhân trước đây cho thấy loại hình hoạt động này
ngoài những ưu điểm đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập trong quá trình hành
nghề, do đó Tổng hội Y học Việt Nam cần nghiên cứu sâu thêm để tìm những
giải pháp để quản lý hoạt động này làm cơ sở góp ý với Bộ Y tế, Chính phủ,
Quốc Hội để xây dựng Luật hành nghề y Việt Nam [27]; [30]; [36]; [39].




6
Thực tế cho thấy việc chăm sóc sức khỏe nhân dân ở khu vực Nhà nước
hay tư nhân nguồn tài chính nào cũng là của nhân dân vì thế cần phải có sự quản
lý hoạt động một cách chặt chẽ sao cho đảm bảo được quyền lợi của người cung
cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ, hạn chế được những mặt tiêu cực, phát
huy tốt những mặt tích cực và làm cho giá trị kinh tế đạt hiệu quả cao hơn. Mục
tiêu cuối cùng là tạo cho xã hội mọi người có sức khỏe tốt, đây chính là động lực
thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước một cách bền vững [29]; [41].
Muốn thực hiện được tốt những mục tiêu đã đề ra chúng ta cần xem xét
những bất cập của thực tế và những hạn chế của văn bản (PLHNYDTN-2003)
đang hiện hành. Điều 47 và 48 của Pháp lệnh có nêu, những người hành nghề y
không nhất thiết phải tham gia vào hoạt động của các Hội chuyên khoa hay Hội
HNYTTN mà chỉ khuyến khích, đây chính là điểm hạn chế sự phát triển của tổ
chức hội. Những người tham gia hành nghề y tư nhân được cấp chứng chỉ hành
nghề do Bộ Y tế, Sở y tế cấp, trong khi các nước chứng chỉ hành nghề phải qua
kỳ thi do Hội hành nghề y, phải có giấy giới thiệu hội viên của Hội chuyên khoa
theo đúng chuyên khoa mà mình hành nghề. Hội HNYTN có quyền cấp và thu
hồi chứng chỉ hành nghề, có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi, rủi ro chính đáng của
các hội viên trong khi hành nghề [44]; [45].
Theo lộ trình, đến tháng 1 năm 2011 Quốc hội sẽ ban hành Luật khám
bệnh, chữa bệnh, trong đó có những điều khoản mới thay cho PLHNYDTN -
2003. Như vậy, mọi người muốn tham gia hành nghề tư nhân sẽ phải chuẩn bị
đầy đủ các yêu cầu về kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, các điều kiện cần
thiết theo quy định của PLHNYDTN. Bộ y tế và Tổng Hội y học Việt Nam cũng
cần phải thống nhất việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật và thành
lập Hội hành nghề y tư nhân từ Trung ương xuống địa phương và Nghị quyết
liên tịch số 3 BYT - THYH.






7
1.2.3. Pháp lệnh hành nghề y tư nhân ở Việt Nam [14]; [17]; [44]; [45].
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám chữa bệnh, đồng thời thống nhất
việc quản lý và đưa các hoạt động hành nghề y dược tư nhân theo pháp luật,
ngày 13/10/1993, Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội đã ban hành PLHNYDTN, tiếp
theo là PLYDTN lần II ngày 25/3/2003 và Nghị định của Chính phủ số
103/2003/NĐ-CP ngày 12/9/2003 về việc chi tiết một số điều của PLHNYDTN. Đối
với Bộ Y tế đã có Thông tư hướng dẫn của Bộ y tế số 01/2004/TT-BYT ngày
6/1/2004 về việc hướng dẫn hành nghề y dược tư nhân; Thông tư của Bộ y tế số
09/2004/TT-BYT ngày 14/9/2004 về việc hướng dẫn một số điểm bổ sung của
Thông tư 01; Thông tư của Bộ y tế số 07/2005/TT-BYT ngày 9/3/2005 hướng dẫn
sửa đổi điểm 2 khoản 8 điều 9 của Thông tư số 01/2004/TT-BYT và nhiều văn bản
quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
Gần đây nhất là Thông tư số 07/2007/TT-BYT của Bộ y tế: Hướng dẫn về
hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân. Nội dung chính của
Thông tư này gồm có:
+ Những quy định chung:
- Phạm vi điều chỉnh, phạm vi áp dụng và đối tượng áp dụng
- Nguyên tắc hướng dẫn
+ Các hình thức tổ chức hành nghề:
- Các hình thức tổ chức hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế
tư nhân
- Các hình thức tổ chức hành nghề đối với phòng khám chuyên khoa
- Các hình thức tổ chức hành nghề đối với cơ sở dịch vụ y tế
+ Các điều kiện cụ thể để cấp chứng chỉ hành nghề y tư nhân:
- Người được cấp chứng chỉ hành nghề y tư nhân phải có đủ các điều kiện
chung theo quy định tại Điều 17 của PLHNYDTN và Điều 5 của Nghị định số
103/2003/NĐ - CP.




8
- Bằng cấp và thời gian thực hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp
pháp (sau đây gọi chung là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) của người đề nghị cấp
chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh để mở các phòng khám chuyên khoa phải
có đủ các điều kiện cụ thể sau:
- Bằng cấp và thời gian thực hành của người đề nghị cấp chứng chỉ hành
nghề dịch vụ y tế theo các hình thức tổ chức hành nghề quy định tại khoản 3,
mục II của Thông tư này phải có thời gian thực hành từ 2 năm trở lên tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh và bảo đảm các điều kiện cụ thể sau:
+ Căn cứ để xác định thời gian thực hành được quy định như sau:
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu hoặc thôi việc hoặc đã
chuyển công việc khác mà không làm chuyên môn thì căn cứ thời gian thực
hành trong bản sao hợp pháp quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định cho thôi việc.
- Đối với người làm việc tại các cơ sở y tế tư nhân thì căn cứ thời gian làm
việc trong giấy xác nhận thời gian thực hành của người đứng đầu cơ sở đó, kèm
theo bản sao hợp pháp hợp đồng lao động hoặc bản sao hợp pháp sổ bảo hiểm xã
hội.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang làm việc trong các cơ
sở y của Nhà nước thì căn cứ thời gian làm việc trong giấy xác nhận của thủ
trưởng cơ quan đồng ý cho phép hành nghề y tư nhân ngoài giờ làm việc của
Nhà nước. Giấy xác nhận phải ghi rõ thời gian thực hành tại cơ sở y của Nhà
nước.
- Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ sở y của Nhà nước
chỉ được cấp chứng chỉ hành nghề y tư nhân ngoài giờ hành chính để làm người
đứng đầu của một trong các hình thức tổ chức hành nghề đăng ký hộ kinh doanh
cá thể sau: Phòng khám chuyên khoa (trừ nhà hộ sinh); các cơ sở dịch vụ y tế
(trừ cơ sở dịch vụ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài quy định

tại khoản 5 điều 16 của PLHNYDTN.




9
+ Điều kiện và phạm vi hoạt động chuyên môn hành nghề y tư nhân:
Các điều kiện, phạm vi hoạt động chuyên môn hành nghề y tư nhân quy
định tại khoản 2, điều 7 của Nghị định số 103/2003/NĐ - CP được hướng dẫn cụ
thể về Điều kiện và phạm vi chuyên môn hành nghề đối với phòng khám đa
khoa như sau:
+ Điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất:
Phòng khám đa khoa là cơ sở khám, chữa bệnh gồm nhiều phòng khám
chuyên khoa (ít nhất có 2) do một giám đốc phụ trách chung.
- Người đứng đầu phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh được đăng
ký phòng khám đa khoa;
- Trưởng phòng khám các chuyên khoa phải là bác sĩ đã thực hành 4 - 5
năm ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có 3 năm thực hành chuyên khoa;
Người làm công việc chuyên môn phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định
tại Mục VIII của Thông tư này;
- Các phòng khám chuyên khoa trong phòng khám đa khoa phải bảo đảm
đủ diện tích, dụng cụ, trang thiết bị y tế và điều kiện như phòng khám chuyên
khoa theo quy định của Thông tư này. Ngoài quy định trên, phòng khám đa khoa
phải có nơi đón tiếp và có các phòng cấp cứu với diện tích ít nhất là 12m
2
,
phòng lưu bệnh với diện tích ít nhất là 18m
2
, và có chiều cao không thấp hơn
3,1m (không lưu người bệnh quá 24 giờ), có hộp thuốc chống choáng và đủ

thuốc cấp cứu theo chuyên khoa đăng ký;
- Có giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy; có hợp đồng xử lý rác y tế
hoặc có lò đốt rác y tế đạt tiêu chuẩn cho phép, rác sinh hoạt; có giấy phép sử
dụng máy X quang y tế (nếu có máy X quang).
- Phạm vi hành nghề: Hành nghề theo danh mục của các chuyên khoa đã
được cơ sở y tế phê duyệt.
+ Điều kiện đối với người làm công việc chuyên môn tại các cơ sở hành
nghề y, y học cổ truyền
- Các cơ sở hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân phải có đủ người làm
công việc chuyên môn phù hợp với phạm vi hành nghề. Người làm công việc
chuyên môn trong các cơ sở hành nghề y tư nhân theo quy định tại Thông tư này


10
phải: Có bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp công việc
được giao; Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có giấy xác nhận đủ sức khỏe để
làm việc do cơ sở khám, chữa bệnh cấp quận, huyện trở lên cấp; Có hợp đồng
lao động theo quy định của pháp luật về lao động; Không đang trong thời gian bị
cấm hành nghề hoặc bị cấm làm công việc liên quan đến y tế theo quyết định
của Tòa án; Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng
biện pháp quản chế hành chính; Không đang trong thời gian chấp hành án phạt
tù hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở
chữa bệnh hoặc quản chế hành chính; Không đang trong thời gian chấp hành kỷ
luật về chuyên môn y tế.
+ Người nước ngoài làm công việc chuyên môn trong các cơ sở y, y học
cổ truyền tư nhân phải được cơ sở y tế cấp giấy phép (Bộ y tế phân cấp cho các
cơ sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nếu đáp ứng các quy định tại
Điều 21, 22 của Nghị định số 103/2003/NĐ-CP (trong đó, các bằng cấp chuyên
môn và các giấy tờ khác nếu do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công
chứng, chứng thực đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng

Việt Nam. Việc hợp pháp hóa lãnh sự được thực hiện theo quy định tại Thông tư
số 01/1999/TT-NG ngày 03/6/1999 của Bộ Ngoại giao quy định thể lệ hợp pháp
hóa giấy tờ, tài liệu; thầy thuốc là người nước ngoài phải ghi đầy đủ tên bằng
chữ nước ngoài, chữ phiên âm, riêng đối với thầy thuốc là người Trung Quốc thì
phải có thêm tên gọi theo tiếng Việt Nam).
2. Đặc điểm một số yếu tố môi trường ảnh hưởng tới hoạt động Y tế tư
nhân.[13]; [15]; [16]; [18]; [33].
2.1. Môi trường không khí.
Môi trường không khí là một trong những thành phần môi trường tự nhiên
quan trọng có các yếu tố vật lý và hoá học cần thiết cho sự sống và sức khoẻ
loài người. Khi môi trường không khí bị ô nhiễm, làm mất sự ổn định các thành
phần vốn có của không khí và sự xâm nhập các chất ngoại lai độc hại từ các
nguồn ô nhiễm bên ngoài vào sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và bệnh tật cho con
người.


11
• Một số yếu tố vật lý môi trường không khí ảnh hưởng tới sức khoẻ
con người và hoạt động Y tế, thường được nghiên cứu đánh giá là điều kiện
vi khí hậu (bức xạ nhiệt, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí và chuyển
động không khí) [3]; [26].
Đặc điểm khí hậu thời tiết Việt Nam tới sức khoẻ và bệnh tật:
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng ẩm và từng vùng
có những đặc điểm khác nhau, có sự thay đổi đột ngột theo từng đợt gió mùa.
+ Khí hậu mùa hè của Việt Nam thay đổi tùy theo từng vùng:
- Hà Nội: Có mùa hè từ tháng 5 tới tháng 9 (nóng nhất vào tháng 6 thường
có nhiệt độ 29
o
C, nhiều ngày lên tới 37
o

C và cao nhất tới 42
o
C).
- Huế: Có mùa hè từ tháng 4 tới tháng 9 (nóng nhất vào tháng 6, thường có
nhiệt độ 29,4
o
C có nhiều ngày lên tới 38
o
C và cao nhất trên 42
o
C).
- Sài Gòn: Quanh năm có nhiệt độ không khí trên 25
o
C, tháng nóng nhất
thường là 28,9
o
C, đôi khi cũng có ngày nóng nhất tới trên 37
o
C.
+ Khí hậu mùa đông của Việt Nam: Những diễn biến phức tạp của gió
mùa là nguyên nhân mưa có tính phong phú trong cả hai mùa. Gió mùa còn là
nguồn cung cấp hơi ẩm nên mùa đông cũng không phải là thiếu nguồn cung cấp
hơi ẩm, trừ một số ngày của thời kỳ đầu mùa đông ở miền Bắc, còn nói chung
không khí cực đới tới nước ta còn phải trải qua một quá trình biến tính trên biển
chứa thêm nhiều hơi nước. Từ đó, độ ẩm tương đối của không khí trung bình
trong năm ở nước ta khoảng 80%. Do ảnh hưởng của gió mùa cực đới, miền Bắc
có mùa đông lạnh hơn nhiều so với tình hình chung của nhiệt đới. Như Seglova
đã nhận xét “mùa đông miền Bắc Việt Nam dường như bị dịch quá lên phía Bắc,
có thêm những đặc điểm của khí hậu phó nhiệt đới”. Nhiệt độ trung bình của
tháng 1 ở miền Bắc Việt Nam có thể thấp hơn nhiệt độ chung của vĩ tuyến tới 4 -

5
o
C. Rõ ràng đây là trường hợp độc nhất trên thế giới mà những vĩ độ nhiệt đới
lại có mùa đông lạnh đến như vậy” (Rubinsten. F.X).




12
+ Khí hậu thay đổi đột ngột ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ con người:
- Mùa lạnh: Qua thống kê của các công trình nghiên cứu khoa học thì mùa
lạnh thường hay gặp các bệnh tai biến mạch máu não, viêm phổi, viêm phế quản
và các bệnh đường hô hấp trên. Đặc biệt là các bệnh tai- mũi- họng do ảnh
hưởng của mùa rét khá phổ biến. Bệnh loét dạ dày- hành tá tràng có cơn đau về
mùa rét nhiều hơn. Lạnh còn là điều kiện cho bệnh viêm cầu thận cấp phát triển.
Viêm thần kinh cũng thấy nhiều trong mùa rét.
- Mùa hè: Thường có nhiều loại bệnh phát triển, nhất là đường ruột và rất
dễ xảy ra say nắng, say nóng. Thông thường trong mùa hè số người ốm nghỉ
việc của cộng đồng tăng hơn nhiều so với mùa lạnh
• Một số thành phần hoá học của không khí ảnh hưởng tới sức khoẻ
con người và hoạt động Y tế, thường được nghiên cứu đánh giá như sau:
+ Oxy (O
2
): Oxy cần thiết cho quá trình hoạt động sống và sức khoẻ con
người. Oxy duy trì sự hô hấp và chuyển hoá của sinh vật. Lúc nghỉ ngơi trung
bình mỗi giờ, con người tiêu thụ 25 lít oxy và thải ra 22 lít khí cacbonic (CO
2
).
Tỷ lệ oxy ở ngoài trời hầu như không bị thay đổi (20,7 - 20,9%). Nghiên cứu
không khí ở nhiều nơi trên trái đất và những độ cao khác nhau cho đến 20 km

người ta nhận thấy tỷ lệ phần trăm của oxy và các thành phần khác thực tế
không thay đổi.
Khi cơ thể thiếu nhiều oxy và thời gian bị thiếu càng lâu thì sức khoẻ bị
giảm sút và ảnh hưởng xấu tới sự hồi phục bệnh tật. Ở một số nơi như hầm mỏ
sau khi nổ mìn, dưới các giếng sâu lâu không được sử dụng, trong khoang tàu
ngầm hoặc hầm ngầm và các phòng kín, tỷ lệ oxy giảm thấp tới 13 - 14% có khi
tới 10%. Các thí nghiệm trên người và động vật với tỷ lệ oxy giảm xuống quá 13
- 15% thì ảnh hưởng đối với cơ thể dường như không đáng kể. Khi lượng oxy
giảm xuống 10% sẽ thấy buồn nôn, tinh thần giảm sút, nhưng nếu chịu quen thì
có thể chịu đựng được trong một thời gian ngắn. Lượng oxy trong không khí chỉ
còn 7 - 8% được coi là giới hạn. Quá giới hạn đó cơ thể không thể bù trừ lại
được và không đảm bảo được oxy cho các tế bào.


13
- Thán khí (CO
2
): Khí CO
2
dễ hoà tan trong nước, tỷ lệ trung bình trong
không khí là 0,03 - 0,04% (khoảng 0,30 - 0,40ml trong 1 lít không khí). Thán
khí ở trong không khí phát sinh từ các nguồn: Khí thở ra của người, động vật;
Quá trình thối rữa và phân giải các chất hữu cơ; Quá trình đốt cháy các loại
nhiên liệu dầu, than, củi (ở gia đình hay xí nghiệp); Thán khí chứa trong vỏ địa
cầu và bốc lên từ hầm mỏ, núi lửa, suối khoáng Mặt biển và đại dương là
những yếu tố quan trọng làm cân bằng lượng CO
2
trong không khí.
Trong nhà ở hay trong các xí nghiệp, khi đóng kín cửa thì tỷ lệ CO
2

trong
không khí sẽ lên rất cao. Lượng CO
2
trong những nơi kín thường tích chứa nhiều
và thường kèm theo giảm tỷ lệ tương đối của dưỡng khí (oxy) như trong tàu
ngầm, trong các hầm kín và trong cả mặt nạ của thợ lặn. Ngoài ra, tỷ lệ CO
2
cũng khá cao trong không khí ở các xí nghiệp đường, rượu bia hay trong các
cống nước thải, các giếng hay hầm mỏ đã bị bỏ từ lâu. Ở những nơi đó, lượng
CO
2
có thể lên tới 5 - 10%. Trong nhà ở hoặc nơi tập trung đông người thì lượng
CO
2
trong không khí không cao lắm, ít khi quá 1%.
CO
2
của không khí có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp tế bào con
người. Thán khí có tính đối kháng với dưỡng khí ở trong cơ thể và điều hoà sự
hô hấp. So với động vật thì người nhạy cảm hơn với tỷ lệ cao của thán khí. Khi
tỷ lệ thán khí cao quá 3% thì nhịp thở của người sẽ nhanh hơn và sâu hơn. Nếu
lượng thán khí cao hơn nữa sẽ ảnh hưởng xấu tới cơ thể, gây nhức đầu, tim đập
nhanh, tăng huyết áp, khó thở gấp. Nếu CO
2
trên 10% sẽ nguy hiểm đến tính
mạng.
Không khí trong nhà ở chỉ có 0,7% thán khí đã có cảm giác khó chịu tương
đương với hơi mùi hôi của người, cho nên người ta lấy tỷ lệ 0,7% thán khí trong
không khí làm giới hạn tối đa về phương diện vệ sinh. Vì thế, giới hạn tới 1%
thán khí là mức tối đa và không khí có thể được coi là không khí sạch khi tỷ lệ

CO
2
dưới 1%.




14
Ô nhiễm không khí và sức khỏe bệnh tật. [33]; [38]:
Ô nhiễm môi trường không khí là sự làm mất ổn định thành phần vốn có
của không khí và sự xâm nhập các chất lạ độc hại gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và
bệnh tật của con người.
+ Các nguồn gây ô nhiễm
Không khí bị ô nhiễm là khi môi trường không khí tự nhiên bị nhiễm các
chất lạ và có sự biến đổi tính ổn định nồng độ thành phần vốn có của nó gây hại
tới sức khoẻ và bệnh tật của con người.
Không khí trong các khu vực dân cư sinh sống, đặc biệt là trong các khu
công nghiệp của các thành phố lớn, thường bị ô nhiễm bởi các chất khí thải công
nghiệp.
Các nguồn ô nhiễm không khí dưới dạng bụi, khói là của các xí nghiệp hoá
chất, luyện kim, sản xuất chất dẻo tổng hợp, nhà máy nhiệt điện, xí nghiệp chế
biến dầu hoả Trong hoạt động giao thông vận tải gây ra khí thải ô tô, bụi than
của xe lửa làm ô nhiễm không khí Ở môi trường lao động quân sự có khói
thuốc súng và khí các chất đốt của các động cơ cũng là nguồn ô nhiễm quan
trọng môi trường không khí.
+ Một số chất độc hại trong môi trường không khí bị ô nhiễm.
- Cácbon oxyt (CO): Trong không khí thành phố lượng Cácbon oxyt trung
bình là 0,25‰, ở những nơi có nhiều người và xe hơi qua lại, tỷ lệ có thể lên tới
0,60‰. Nồng độ Cácbon oxyt ở trong không khí càng cao và thời gian thở
không khí bị ô nhiễm càng lâu thì số lượng Cacboxyhemoglobin (HbCO) càng

tăng trong máu. Số lượng Cacboxyhemoglobin ở trong máu sẽ quyết định những
đặc điểm và triệu chứng lâm sàng khi bị ngộ độc Cacbon oxyt. Giới hạn cho
phép của Cácbon oxyt là: 0,03mg/lít.
- Các oxyt nitơ (NO, NO
2
, N
2
O
5
): Các oxyt nitơ dễ hợp thành với hơi
nước trong không khí để tạo thành axit nitrơ (HNO
2
) axit nitric (HNO
3
).




15
Các xí nghiệp công nghiệp hoá chất thường thải nhiều oxyt nitơ. Con người
bị nhiễm độc trường diễn oxyt nitơ ở liều thấp sẽ gây viêm phế quản, kém ăn,
thiếu máu, hỏng răng, biến đổi dịch dạ dày, giảm sức đề kháng chung. Từ đó tạo
điều kiện cho bệnh lao phát triển và ảnh hưởng xấu đến tiến triển các bệnh tim
mạch. Nồng độ cho phép trong không khí là 0,0005mg/lít tính theo N
2
O
5
.
- Sunfurơ anhydrit (SO

2
): Khói kỹ nghệ gây ô nhiễm không khí và chiếm
một phần lớn lượng SO
2
trong không khí.
Tác hại của Sunfurơ anhydrite là làm sưng các niêm mạc, nếu nồng độ cao
hơn gây khản cổ, tức ngực và ho.
- Amoniac (NH
3
): Amoniac có trong không khí do sự phát sinh từ các chất
hữu cơ có nitơ bị thối rữa (phân, nước tiểu, các chất cặn bã…) hoặc ở các xí
nghiệp chế biến than cốc, các xí nghiệp sử dụng amoniac trong kỹ nghệ chế
biến
Khí amoniac ở nồng độ 0,1mg/lít trong không khí làm sưng niêm mạc nhẹ,
ở nồng độ 0,15 - 0,25 mg/lít làm sưng niêm mạc mắt và mũi. Hít phải nồng độ
Amoniac như trên có thể gây hắt hơi, chảy nước giãi, nhức đầu, ra mồ hôi. Với
đậm độ cao hơn, làm sưng tỵ hầu, phế quản và ngạt thở, nôn mửa.
Trong không khí thành phố nồng độ NH
3
thường có 0,002mg/lít, với nồng
độ này thường không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nồng độ cao hay thấp của
Amoniac trong không khí dùng để chỉ mức ô nhiễm của không khí.
- Bụi trong không khí: Trong không khí các khu vực dân cư thường có
các loại bụi: Bụi đất (đất, thảo mộc), hơi nước, và bụi từ không gian vũ trụ rơi
xuống nhưng nguồn gốc chính của bụi là do việc ô nhiễm khí quyển của các xí
nghiệp công nghiệp.
Ở các thành phố số lượng bụi cho phép không được quá 0,26 mg/m
3
không
khí ở khu vực dân cư là 1 mg/m

3
không khí ở khu vực công nghiệp.
Bụi ở các thành phố công nghiệp làm giảm bức xạ mặt trời từ 15 - 25%,
đặc biệt là bức xạ cực tím có chiều dài bước sóng từ 315 - 290(nm), bức xạ này
có lợi cho sự trưởng thành và phát triển của cơ thể đặc biệt với trẻ em để phòng
chống bệnh còi xương.

×