Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

CÂU HỎI ÔN THI TRẮC NGHIỆM CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG NHÓM CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.91 KB, 28 trang )

CÂU HỎI ÔN THI TRẮC NGHIỆM
Chuyên ngành Công thương
Nhóm chuyên ngành Công nghiệp (Mã ngành: 01.CT-CN)
Câu 1. Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ có
hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?
A. 05/10/2009
B. 05/10/2010
C. 10/5/2009
D. 10/5/2010
Câu 2. Đối tượng nào sau đây áp dụng Quy chế quản lý cụm công nghiệp theo Quyết
định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009?
A. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm
công nghiệp.
B.
Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong cụm công
nghiệp.
C. Các cơ quan quản lý nhà nước; các tổ chức khác thực hiện các công việc liên
quan tới quản lý và hoạt động của cụm công nghiệp.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3. Theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Diện tích đất công nghiệp là diện tích của cụm công nghiệp.
B. Diện tích đất công nghiệp là phần diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp.
C. Diện tích đất công nghiệp là phần diện tích đất của cụm công nghiệp dành cho
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
D. Diện tích đất công nghiệp là phần diện tích đất dành cho kinh doanh và dịch vụ.
Câu 4. Chọn đáp án đúng để hoàn thành câu sau:
Theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg quy định: “Tỷ lệ lấp đầy là tỷ lệ giữa diện tích
đất công nghiệp……. hoặc đăng ký thuê trên tổng diện tích đất công nghiệp”.
A. đã được thuê
B. đã được hợp đồng
C. đã được mua


D. Cả A và B
Câu 5. Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền thành lập cụm công nghiệp?
A. UBND cấp huyện
B. UBND cấp tỉnh
C. Sở Công Thương
D. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Câu 6. Theo quy định hiện hành, diện tích của một cụm công nghiệp không được quá
bao nhiêu ha? Trường hợp cần thiết phải mở rộng thì không vượt quá bao nhiêu ha?
A. Từ 55 ha trở xuống, trường hợp cần thiết không vượt quá 80 ha
1


B. Không quá 40 ha, trường hợp cần thiết không vượt quá 75 ha
C. Không quá 50 ha, trường hợp cần thiết không vượt quá 75 ha
D. Từ 55 ha trở xuống, trường hợp cần thiết không vượt quá 75 ha
Câu 7. Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp phải được công bố chậm nhất sau bao
nhiêu ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt?
A. 20 ngày
B. 30 ngày
C. 45 ngày
D. 60 ngày
Câu 8. Theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg, điều kiện thành lập cụm công nghiệp gồm
nội dung nào sau đây?
A. Có trong Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đã được phê duyệt.
B. Có khả năng đạt tỷ lệ lấp đầy không thấp hơn 30% trong vòng một năm sau khi
thành lập.
C. Có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 9. Việc lựa chọn đơn vị kinh doanh hạ tầng được xác định trong giai đoạn nào sau
đây?

A. Thành lập cụm công nghiệp.
B. Mở rộng cụm công nghiệp.
C. Xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp.
D. Cả A và B.

Câu 10. Trường hợp cụm công nghiệp dự kiến thành lập, mở rộng không có đơn vị kinh
doanh hạ tầng thì đơn vị nào thực hiện chức năng kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp?
A. Sở Công Thương.
B. Phòng Kinh tế và Hạ tầng (hoặc Phòng Kinh tế).
C. Trung tâm phát triển cụm công nghiệp.
D. UBND cấp huyện.
Câu 11. Điều kiện mở rộng cụm công nghiệpgồm những nội dung nào sau đây?
A. Có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện, đáp ứng nhu cầu mở
rộng cụm công nghiệp.
B. Nhu cầu thuê đất công nghiệp trong cụm công nghiệp vượt quá diện tích đất
công nghiệp hiện có của cụm công nghiệp.
C. Đã đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 60%; Đã có công trình xử lý nước thải tập trung đối
với cụm công nghiệp có diện tích từ 15 (mười lăm) ha trở lên.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12. Hạ tầng cụm công nghiệp bao gồm những nội dung nào sau đây?
A. Hệ thống đường nội bộ trong cụm công nghiệp.

2


Hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải, cấp điện, chiếu sáng
công cộng, thông tin liên lạc nội bộ.
C. Nhà điều hành, bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động của cụm công
nghiệp.
D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 13. Trung tâm phát triển cụm công nghiệp được hiểu như thế nào?
A. Là đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
B. Là đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, được
thành lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị kinh doanh hạ tầng.
C. Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
D
Là cơ quan quản lý nhà nước về cụm công nghiệp tại địa phương.
Câu 14. Điều kiện bổ sung quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp vào quy hoạch đã
được phê duyệt gồm những nội dung nào sau đây?
A. Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy
hoạch liên quan khác trên địa bàn.
B. Tỷ lệ lấp đầy bình quân của các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn
huyện đạt ít nhất 60%; Có quỹ đất công nghiệp đủ để thành lập cụm công nghiệp
mới.
C. Có nhu cầu thuê đất để đầu tư sản xuất, kinh doanh theo đúng định hướng quy
hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, nhưng các cụm
công nghiệp hiện đang hoạt động tại huyện không đáp ứng yêu cầu của nhà đầu
tư (vị trí, diện tích, ngành nghề sản xuất…).
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 15. Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền quyết định việc thành lập, mở rộng, bổ sung
quy hoạch cụm công nghiệp?
A. UBND tỉnh
B. Sở Công Thương
C. Sở Tài nguyên và Môi trường
D. UBND cấp huyện
Câu 16. Cơ quan nào sau đây có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp
trên phạm vi cả nước?
A. Chính phủ
B. Bộ Công Thương

C. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
D. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Câu 17. Cơ quan nào sau đây là đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn?
A. Sở Kế hoạch và Đầu tư
B. Sở Tài nguyên và Môi trường
B.

3


C. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh
D. Sở Công Thương
Câu 18. Cơ quan nào sau đây chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về hoạt động hóa chất?
A. Bộ Công Thương.
B. Nông nghiệp & PTNT.
C. Bộ Tài nguyên & Môi Trường.
D. UBND cấp tỉnh.
Câu 19. Cơ quan nào sau đây tiếp nhận hồ sơ khai báo của các tổ chức, cá nhân nhập
khẩu các hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo?
A. Bộ Tài nguyên & Môi Trường.
B. Bộ Y tế.
C. Bộ Công Thương.
D. UBND cấp tỉnh.
Câu 20. Cơ quan nào sau đây tiếp nhận hồ sơ khai báo hoá chất đối với các tổ chức, cá
nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo thuộc địa bàn quản lý?
A. UBND cấp tỉnh.
B. Sở Công Thương.
C. Sở Tài nguyên & Môi Trường.

D. UBND cấp huyện.
Câu 21. Trường hợp nào sau đây được miễn trừ khai báo hoá chất?
A. Hoá chất được sử dụng trong lĩnh vực Y tế.
B. Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu một lần phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng
phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.
C. Hóa chất sản xuất, nhập khẩu dưới 100kg một năm không thuộc Danh mục hóa
chất hạn chế sản xuất, kinh doanh và các Danh mục hóa chất được kiểm soát
theo công ước quốc tế.
D. Cả B và C.
Câu 22. Nội dung nào sau đây thuộc nguyên tắc hoạt động hóa chất?
A. Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, hệ sinh thái và môi trường; trật tự, an toàn
xã hội.
B. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động hóa chất, đặc biệt đối với hóa chất mới, hóa chất
nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh, hóa chất cấm.
C. Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về đặc tính nguy hiểm của hóa chất và các
biện pháp phòng ngừa cần thiết.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 23. Yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất gồm nội dung nào
sau đây?
A. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải có người chuyên trách về
an toàn hóa chất có trình độ chuyên môn phù hợp với quy mô và loại hình sản

4


xuất, kinh doanh hóa chất, nắm vững công nghệ, phương án và các biện pháp
bảo đảm an toàn hóa chất.
B. Người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh hóa chất phải có trình độ chuyên
môn phù hợp với nhiệm vụ được phân công.
C. Người trực tiếp điều hành sản xuất của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm phải

có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 24. Đối tượng nào sau đây được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất?
A. Lãnh đạo, người quản lý các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động hóa chất.
B. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng
hóa chất.
C. Người trực tiếp vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 25. Thời hạn xác nhận khai báo hóa chất của Sở Công Thương kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ quy định là bao nhiêu ngày làm việc?
A. 5 ngày
B. 6 ngày
C. 7 ngày
D. 8 ngày
Câu 26. Thời hạn xác nhận khai báo hóa chất nhập khẩu của Bộ Công Thương kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định là bao nhiêu ngày làm việc?
A. 5 ngày
B. 6 ngày
C. 7 ngày
D. 8 ngày
Câu 27. Cơ quan nào sau đây quy định cụ thể mẫu Bản khai báo hóa chất?
A. Bộ Khoa học và Công nghệ.
B. Bộ Công Thương.
C. Bộ Tài nguyên và Môi trường
D. Cả A và B.
Câu 28. Cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trong
phạm vi cả nước?
A. Chính phủ.
B. Bộ Công Thương.
C. Bộ Y tế.

D. Bộ Khoa học và Công nghệ
Câu 29. Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ quy định về lĩnh
vực gì?
A. Sản xuất rượu.

5


B. Kinh doanh rượu và cồn rượu.
C. Pha chế rượu.
D. Cả A và B
Câu 30. Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu có quy mô
dưới 03 triệu lít/năm tại địa phương?
A. Bộ Công Thương.
B. UBND cấp tỉnh.
C. Sở Công Thương.
D. UBND cấp huyện.
Câu 31. Cơ quan nào quyết định công nhận làng nghề sản xuất rượu trên địa bàn theo
các quy định hiện hành về công nhận làng nghề?
A. Bộ Công Thương.
B. UBND cấp tỉnh.
C. Sở Công Thương.
D. UBND cấp huyện.
Câu 32. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước cấm kinh doanh.
B. Rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước không cấm kinh doanh.
C. Rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước không hạn chế kinh doanh.
D. Rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh.
Câu 33. “Sản xuất rượu thủ công” được hiểu như thế nào?
A. Hoạt động sản xuất rượu bằng thiết bị đơn giản.

B. Hoạt động sản xuất rượu bằng thiết bị đơn giản, có quy mô vừa và nhỏ.
C. Hoạt động sản xuất rượu bằng thiết bị đơn giản, quy mô nhỏ do tổ chức, hộ gia
đình hoặc cá nhân thực hiện.
D. Cả A và B.
Câu 34. Khi bị thu hồi Giấy phép sản xuất rượu, sau thời hạn tối thiểu bao lâu thì doanh
nghiệp có thể đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu?
A. 01 tháng.
B. 02 tháng.
C. 03 tháng.
D. 04 tháng.
Câu 35. Đối với rượu sản xuất để xuất khẩu thì việc ghi nhãn sản phẩm rượu được thực
hiện như thế nào?
A. Ghi nhãn theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
B. Ghi nhãn theo yêu cầu của nước xuất khẩu.
C. Không cần ghi nhãn sản phẩm.
D. Cả A và B.

6


Câu 36. Cơ quan nào sau đây quy định việc in, ban hành tem và quản lý sử dụng tem sản
phẩm rượu nhập khẩu?
A. Chính phủ.
B. Bộ Công Thương.
C. Bộ Tài chính.
D. Bộ Khoa học và công nghệ.
Câu 37. Nhân viên trực tiếp sản xuất rượu được kiểm tra sức khỏe định kỳ bao nhiêu
tháng 01 lần?
A. 06 tháng .
B. 12 tháng .

C. 24 tháng .
D. Không cần kiểm tra định kỳ.
Câu 38. Điều kiện nào sau đây để được cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công?
A. Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công.
B. Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ
sinh thực phẩm, nhãn hàng hóa sản phẩm rượu theo quy định.
C. Không cần điều kiện.
D. Cả A và B.
Câu 39. Các hành vi nào sau đây vi phạm quy định của pháp luật về sản xuất, kinh
doanh rượu?
A. Sản xuất, kinh doanh rượu không có Giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp.
B. Bán rượu cho người dưới 18 tuổi.
C. Tài trợ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt
động chăm sóc sức khỏe và các hoạt động xã hội khác có gắn với việc quảng cáo
các sản phẩm rượu.
D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 40. Rượu giả, rượu lậu không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm theo Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 đều bị tịch thu xử lý như thế nào?
A. Bán đấu giá
B. Tiêu hủy
C. Tái chế
D. A hoặc C
Câu 41. Cơ quan nào hướng dẫn cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản
xuất rượu?
A. Bộ Khoa học và Công nghệ.
B. Bộ Công Thương.
C. Bộ Y tế.
D. UBND cấp tỉnh.


7


Câu 42. Chính sách của Nhà nước về khoáng sản gồm nội dung nào sau đây?
A. Nhà nước khuyến khích dự án đầu tư khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử
dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác
có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội.
B. Nhà nước cấm xuất khẩu khoáng sản trong bất cứ thời kỳ, hoàn cảnh nào
C. Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm
và hiệu quả.
D. Cả A và C
Câu 43. Trong các nội dung sau đây, nội dung nào thuộc quyền lợi của địa phương và
người dân nơi có khoáng sản được khai thác ?
A. Địa phương nơi có khoáng sản được Nhà nước để lại toàn bộ khoản thu từ hoạt
động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó.
B. Địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản
thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo
quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
C. Tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác
khoáng sản được Nhà nước trích ngân sách để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
D. Cả B và C.
Câu 44. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ khai thác khoáng
sản phải hoàn trả chi phí nào sau đây?
A. Chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
B. Chi phí thăm dò khoáng sản.
C. Cả A và B
D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 45. Việc lập chiến lược khoáng sản phải bảo đảm nguyên tắc và căn cứ nào sau
đây?

A. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, quy hoạch vùng.
B. Bảo đảm nhu cầu về khoáng sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội;
khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, chống lãng phí; Nhu cầu sử dụng, khả
năng đáp ứng khoáng sản trong nước và khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội.
C. Kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã thực hiện; tiền đề và dấu hiệu
địa chất liên quan đến khoáng sản.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 46. Chiến lược khoáng sản có nội dung chính nào sau đây?
A. Nêu được nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong điều tra cơ bản địa chất về
khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản
cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản
sau khai thác; dự trữ khoáng sản quốc gia.

8


Nêu được nhu cầu về khoáng sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội;
khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, chống lãng phí
C. Nêu được nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng khoáng sản trong nước và khả
năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội
D. Cả B và C
Câu 47. Theo Luật Khoáng sản, thời kỳ lập chiến lược khoáng sản được thực hiện
như thế nào?
A. Giai đoạn 5 năm, tầm nhìn 5 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
B. Giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 10 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
C.
Giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
D. Giai đoạn 20 năm, tầm nhìn 10 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 48. Theo Luật Khoáng sản, kỳ quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm
khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước và quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại,
nhóm khoáng sản khác cả nước được thực hiện như thế nào?
A. Giai đoạn 5 năm, tầm nhìn 10 năm
B. Giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 5 năm
C. Giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 10 năm
D. Giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm
Câu 49. Theo Luật Khoáng sản, kỳ quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng
sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện như thế nào?
A. Giai đoạn 5 năm, tầm nhìn 5 năm
B. Giai đoạn 5 năm, tầm nhìn 10 năm
C. Giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 5 năm
D. Giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 10 năm
Câu 50. Tỷ lệ bản đồ địa hình quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là bao
nhiêu?
A. 1:5.000
B.
1:10.000
C.
1:50.000
D. 1:100.000
Câu 51. Lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước phải bảo đảm các
nguyên tắc nào sau đây?
A. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản.
B. Bảo đảm khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản phục vụ nhu
cầu hiện tại, đồng thời có tính đến sự phát triển của khoa học, công nghệ và nhu
cầu khoáng sản trong tương lai
C. Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam
thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.

D. Cả 3 đáp án trên.
B.

9


Câu 52. Lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước có căn cứ nào sau
đây?
A. Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch
vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch ngành sản xuất sử dụng khoáng sản.
B. Nhu cầu sử dụng khoáng sản của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai.
Câu 53. Trong quá trình hoạt động khai thác khoáng sản, nội dung nào sau đây, tổ chức,
các nhân được thực hiện nếu phát hiện khoáng sản mới?
A. Chỉ khai thác các loại khoáng sản được cấp quyền khai thác
B. Được quyền khai thác luôn khoáng sản mới phát hiện .
C. Có trách nhiệm báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp
giấy phép.
D. Được quyền khai thác luôn khoáng sản mới phát hiện nhưng phải báo cho cơ
quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
Câu 54. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có quyền nào sau đây?
A. Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần
diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
B. Được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho mọi tổ chức, cá nhân.
C. Được khai thác trong diện tích đất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền
khai thác, không cần làm thủ tục thuê đất.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 55. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm nào sau đây trong việc quản lý nhà
nước về khoáng sản?

A. Khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt
động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
B. Khoanh định và phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm
thời cấm hoạt động khoáng sản.
C. Quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền;
D. Cả A và C.
Câu 56. Ngành nào sau đây không thuộc ngành nghề được hưởng chính sách khuyến
công?
A. Thủy điện nhỏ, điện sử dụng năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo có công
suất lắp đặt dưới 10.000 kW để cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa;
B. Sản xuất sản phẩm, phụ tùng; lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị, dụng cụ cơ
khí, điện, điện tử - tin học. Sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm và công
nghiệp hỗ trợ.
C. Khai thác, chế biến khoáng sản tại những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
D. Áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp; xử lý ô nhiễm
môi trường tại các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.
10


Câu 57: Nghị định 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công được ban hành ngày,
tháng, năm nào?
A. Ngày 07/5/2012
B. Ngày 21/5/2012
C. Ngày 24/5/2012
D. Ngày 05/7/2012
Câu 58. Theo quy định tại Nghị định 45/NĐ-CP, cơ quan nào sau đây giúp Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại
địa phương?
A. Cục Công nghiệp địa phương.

B. Sở Công Thương.
C. Trung tâm khuyến công cấp tỉnh.
D. Cả a và b.
Câu 59: Tổ chức, cá nhân nào sau đây có thẩm quyền quy định thù lao khuyến công cho
cộng tác viên khuyến công ở địa phương?
A. Cục Công nghiệp địa phương
B. HĐND cấp tỉnh
C. Chủ tịch UBND cấp tỉnh
D. Sở Công Thương
Câu 60: Đối tượng nào sau đây không được hưởng chính sách khuyến công?
A. Các doanh nghiệp lớn (có vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng và trên 300 lao động).
B. Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo luật doanh nghiệp.
C. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia công tác quản lý, thực hiện
các hoạt động dịch vụ khuyến công.
D. Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật.
Câu 61. Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di
dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường bao gồm những nội dung nào sau đây?
A. Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề. Hỗ trợ xây
dựng các cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp.
B. Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư
phát triển cụm công nghiệp.
C. Hỗ trợ tư vấn, lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm
môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp. Hỗ trợ xây dựng hệ thống xử
lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 62. Cho biết các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các địa bàn nào dưới đây thì không
được hưởng chính sách về khuyến công?
A. Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại
các huyện.


11


Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại
thị xã, xã.
C. Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại
các thị trấn, các phường thuộc thành thành phố loại 2, loại 3
D. Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại
các phường thuộc thành thành phố loại 1.
Câu 63. Hợp tác quốc tế về khuyến công bao gồm những nội dung nào sau đây?
A. Xây dựng và tham gia thực hiện hoạt động khuyến công, sản xuất sạch hơn trong
các chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế.
B. Trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công, khuyến khích phát triển
công nghiệp, quản lý cụm công nghiệp, sản xuất sạch hơn với các tổ chức, cá
nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
C. Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ làm công tác khuyến công theo các chương
trình hợp tác quốc tế và các chương trình, đề án học tập khảo sát ngoài nước.
D. Cả 3 đáp án trên .
Câu 64. Kinh phí khuyến công địa phương được hình thành từ các nguồn vốn nào sau
đây?
A. Ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cấp hàng năm.
B. Tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
C. Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
D. Cả 3 đáp án trên .
Câu 65: Kinh phí khuyến công địa phương được sử dụng cho mục đích nào sau đây?
A. Chi cho hoạt động khuyến công do địa phương tổ chức.
B. Chi cho hoạt động khuyến công quốc gia.
C. Các khoản chi khác phục vụ hoạt động khuyến công địa phương.
D. Cả a và c.

Câu 66: Cục Công nghiệp địa phương là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về những nội dung nào sau đây?
A. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công địa phương;
B. Tổ chức thực hiện chương trình, đề án khuyến công quốc gia hàng năm theo kế
hoạch của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
C. Quyết định hình thức hỗ trợ từ kinh phí khuyến công địa phương cho các nội
dung hoạt động khuyến công theo quy định tại Nghị định 45/2012/NĐ-CP .
D. Bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động
khuyến công tại địa phương theo các quy định tại Nghị định 45/2012/NĐ-CP về
Khuyến công.
Câu 67: Địa bàn được ưu tiên thực hiện các chương trình, đề án theo quy định tại
45/2012/NĐ-CP về khuyến công bao gồm các địa bàn nào sau đây?
A. Các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật;
B.

12


Các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của
pháp luật;
C. Địa bàn các xã trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới; huyện vùng cao, hải đảo, biên giới đất liền; vùng đồng bào
dân tộc thiểu số; các huyện nghèo theo quy định của Chính phủ.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 68: Ngành nghề nào sau đây không được ưu tiên theo quy định tại 45/2012/NĐ-CP
về khuyến công?
A. Công nghiệp cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế
biến nông - lâm - thủy sản; công nghiệp hỗ trợ; áp dụng sản xuất sạch hơn trong
sản xuất công nghiệp.
B. Phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; sản phẩm thuộc các

chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực;
C. Công nghiệp mũi nhọn; công nghiệp trọng điểm của quốc gia, vùng, miền và
từng địa phương; sản xuất các sản phẩm có thị trường xuất khẩu; sản xuất sản
phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động.
D. Công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; sản xuất vật liệu xây
dựng.
Câu 69: Cơ quan nào sau đây quy định về việc sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm,
nghiên cứu khoa học?.
A. Bộ Khoa học và Công nghệ
B. Bộ Công Thương
C. Bộ Y Tế
D. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Câu 70: Cơ quan nào sau đây ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm
quyền ban hành các quy định về vận chuyển hóa chất nguy hiểm ?.
A. Bộ Công Thương
B. Bộ Giao thông Vận tải
C. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
D. Sở Công Thương.
Câu 71: Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 quy định về quản lý an toàn
trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng có hiệu lực kể từ ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 01/02/2012
B. Ngày 02/01/2012
C. Ngày 01/12/2012
D. Ngày 12/1/2012
Câu 72: Cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu
điện hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG
đến cơ quan nào sau đây?
A. Bộ Tài nguyên và Môi trường
B.


13


B. Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp)
C. Sở Khoa học và Công nghệ.
D. Sở Công Thương.
Câu 73: Cơ sở có trạm kiểm định chai chứa LPG nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu
điện hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG đến cơ
quan nào sau đây?
A. Sở Công Thương.
B. Bộ Tài nguyên và Môi trường.
C. Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp).
D. Sở Khoa học và Công nghệ.
Câu 74: Luật Hoá chất năm 2007 có hiệu lực kể từ ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 1/6/2008
B. Ngày 6/1/2008
C. Ngày 1/7/2008
D. Ngày 7/1/2008
Câu 75: Cơ quan nào sau đây chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân
dân địa phương xử lý các cơ sở sản xuất hoá chất đang tồn tại có các điều kiện về
khoảng cách an toàn chưa đảm bảo theo quy định?.
A. Bộ Giao thông Vận tải
B. Bộ Công Thương
C. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
D. Sở Công Thương.
Câu 76: Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hoá chất thuộc Danh mục hóa chất phải
khai báo có trách nhiệm khai báo bằng văn bản đến cơ quan nào?
A. Sở Khoa học và Công nghệ
B. Sở Công Thương
C. Sở Y tế

D. Sở Tài nguyên và Môi trường
Câu 77: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất có trách nhiệm khai báo bằng văn bản
đến cơ quan nào?
A. Bộ Tài nguyên và Môi Trường
B. Bộ Khoa học và Công nghệ
C. Bộ Y tế
D. Bộ Công Thương
Câu 78: Cơ quan nào sau đây chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ quản lý ngành,
các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Điều
tra, thu gom và xử lý hoá chất tồn dư do chiến tranh?.
A. Bộ Tài nguyên và Môi Trường
B. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

14


C. Bộ Y tế
D. Bộ Công Thương
Câu 79: Cơ quan nào sau đây chịu trách nhiệm rà soát, ban hành theo quy định các
Danh mục hoá chất không được sử dụng, hạn chế sử dụng và được sử dụng trong các
lĩnh vực y tế, hóa chất sử dụng trong chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y
tế, dược phẩm và phụ gia thực phẩm, bảo vệ thực vật, thú y và nuôi trồng thuỷ sản.
A. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
B. Bộ Y tế
C. Bộ Công Thương
D. Bộ Công an
Câu 80: Cơ sở dữ liệu hoá chất quốc gia là cơ sở dữ liệu thông tin về các loại hoá chất
được sản xuất và nhập khẩu vào Việt Nam do cơ quan nào sau đây lưu trữ, cập nhật?
A. Chính phủ
B. Bộ Công Thương

C. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW
D. Sở Công Thương.
Câu 81: Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ khai báo của các tổ chức, cá nhân nhập khẩu các
hoá chất thuộc Danh mục hoá chất phải khai báo?
A. Bộ Khoa học và Công nghệ
B. Bộ Tài nguyên và Môi trường
C. Bộ Công Thương
D. Bộ Y tế
Câu 82: Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là biện pháp nào sau đây?
A. Xác định, khoanh vùng và lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên các điểm có nguy
cơ xảy ra sự cố hóa chất cao
B. Các biện pháp, trang thiết bị và lực lượng ứng phó tại chỗ;
C. Phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài để ứng phó sự cố hóa chất.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 83: Trang thiết bị, lực lượng ứng phó sự cố hóa chất được hiểu như thế nào?
A. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm xây dựng năng lực ứng phó
tại chỗ, có trang thiết bị phù hợp với quy mô và đặc tính của hóa chất.
B. Lực lượng ứng phó tại chỗ phải được thường xuyên huấn luyện, thực hành các
phương án ứng phó sự cố hóa chất.
C. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy, lực lượng khác và cơ quan quản lý nhà nước
có liên quan có trách nhiệm tăng cường năng lực, trang thiết bị để ứng phó sự cố
hóa chất.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 84: Cơ quan nào có trách nhiệm thống kê, phát hiện và thông báo cho Bộ Tài
nguyên và Môi trường về địa điểm, số lượng hóa chất độc tồn dư không rõ nguồn gốc,
hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất độc bị tịch thu tại địa phương mình?

15



A. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
B. Sở Công Thương
C. Sở Y tế
D. Sở Tài Nguyên và Môi trường
Câu 85: Các tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để sản xuất sản phẩm, hàng hóa được
quyền yêu cầu gì đối với bên cung cấp hóa chất?
A. Thông tin liên quan đến đặc điểm, tính chất của hóa chất
B. Thông tin phân loại, ghi nhãn
C. Phiếu an toàn hóa chất đối với hóa chất nguy hiểm.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 86: Danh mục hoá chất quốc gia là danh mục các hoá chất đang sử dụng tại Việt
Nam do cơ quan nào sau đây ban hành?
A. Bộ Y tế
B. Chính phủ
C. Bộ Khoa học và Công Nghệ
D. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Câu 87: Hóa chất cấm là hóa chất đặc biệt nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất cấm do
cơ quan nào sau đây quy định?
A. Chính phủ
B. Bộ Y tế
C. Bộ Khoa học và Công Nghệ
D. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Câu 88: Việc tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp do các tổ chức nào sau đây thực hiện?
A. Công an tỉnh.
B.
Sở Công Thương.
C.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
D. Đơn vị có Giấy phép sản xuất, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Câu 89: Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp có giá trị trong thời

hạn bao nhiêu năm?
A. 1 năm.
B. 2 năm.
C. 3 năm.
D. 4 năm.

Câu 90. Tổ chức, cá nhân hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phải bảo quản, lưu trữ sổ
sách, chứng từ đối với từng loại vật liệu nổ công nghiệp sản xuất, mua bán, xuất khẩu,
nhập khẩu, sử dụng, vận chuyển, bảo quản, tồn kho, tiêu huỷ trong thời hạn bao nhiêu
năm?
A.
B.

8 năm.
9 năm

16


C. 10 năm
D. 11 năm
Câu 91. Trong các trường hợp bất thường, tổ chức, cá nhân, người liên quan đến hoạt
động vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm báo cáo cơ quan công an địa phương nơi
tiến hành hoạt động vật liệu nổ công nghiệp khi xảy ra xâm nhập trái phép khu vực chứa
vật liệu nổ công nghiệp hoặc có mất cắp, thất thoát không rõ lý do hoặc nghi ngờ có thất
thoát vật liệu nổ công nghiệp trong vòng bao nhiêu giờ?
A. 20 giờ.
B. 21 giờ.
C. 23 giờ.
D. 24 giờ.

Câu 92. Trong các trường hợp bất thường, tổ chức, cá nhân, người liên quan đến hoạt
động vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở
Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tiến hành hoạt động vật
liệu nổ công nghiệp về việc chấm dứt hoạt động vật liệu nổ công nghiệp hoặc các tai nạn,
sự cố xảy ra trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trong vòng bao nhiêu giờ?
A. 23 giờ.
B. 24 giờ.
C. 25 giờ.
D. 26 giờ.
Câu 93. Đối tượng nào sau đây được huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật
liệu nổ công nghiệp?
A. Lãnh đạo tổ chức, người quản lý các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động
vật liệu nổ công nghiệp.
B. Chỉ huy nổ mìn, thợ mìn; Thủ kho, người điều khiển phương tiện, người áp tải
vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
C. Người phục vụ trực tiếp các hoạt động liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp,
bao gồm việc bảo vệ, canh gác, bốc xếp hoặc các hoạt động khác tại nơi nổ mìn
không liên quan đến việc đấu lắp, kiểm tra mạng nổ, kích nổ.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 94. Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có trách
nhiệm báo cáo Sở Công Thương, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước
ngày, tháng nào?
A. ngày 25 tháng 6
B. ngày 27 tháng 6
C. ngày 29 tháng 6
D. Ngày 30 tháng 6
Câu 95. Định kỳ 6 tháng, hàng năm Sở Công Thương có trách nhiệm báo cáo Bộ Công
Thương về tình hình quản lý, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
trên địa bàn tỉnh trước ngày, tháng nào?
A. ngày 10 tháng 6


17


B. ngày 15 tháng 6
C. ngày 20 tháng 6
D. ngày 30 tháng 6
Câu 96. Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công
nghiệp có hiệu lực thi hành kể từ ngày, tháng, năm nào?
A. ngày 22/6/2009
B. ngày 23/6/2009
C. ngày 24/6/2009
D. ngày 25/6/2009
Câu 97. Chọn đáp án đúng để hoàn thành câu sau:
Nghị định số 39/2009/NĐ-CP quy định: “Vật liệu nổ công nghiệp” là …….. và các
phụ kiện nổ sử dụng cho mục đích dân dụng.
A. thuốc nổ
B. mồi nổ
C. kíp nổ
D. dây cháy chậm
Câu 98. Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn đề nghị trong hồ sơ,
nhưng không được quá bao nhiêu tháng?
A. 05 tháng.
B. 06 tháng.
C. 07 tháng.
D. 08 tháng.
Câu 99: Trong điều kiện bình thường, giới hạn độ lệch điện áp cho phép so với điện áp
danh định của lưới điện, được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện hoặc tại vị trí
khác do hai bên thoả thuận là bao nhiêu?
A. ± 3 %

B. ± 4 %
C. ± 2.5%
D. ± 5%
Câu 100: Đơn vị phát điện không có quyền nào trong các quyền sau đây?
A. Đấu nối vào hệ thống điện quốc gia khi đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật.
B. Xây dựng và trình duyệt phí phát điện.
C. Bán điện cho bên mua điện theo hợp đồng có thời hạn và chào giá bán điện giao
ngay trên thị trường điện lực.
D. Hoạt động phát điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện lực.

Câu 101: Trong các quyền sau đây thì quyền nào không phải của khách hàng sử dụng
điện?
A.

Yêu cầu cung cấp đủ số lượng công suất, điện năng, bảo đảm chất lượng điện đã
được quy định trong hợp đồng.

18


Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực của bên bán điện.
Chủ động di chuyển công tơ đo đếm đến vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra chỉ số
công tơ mà không cần thông báo cho bên bán điện.
D. Yêu cầu bên bán điện kiểm tra chất lượng dịch vụ điện, tính chính xác của thiết
bị đo đếm, số tiền điện phải thanh toán.
Câu 102: Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường bộ,
đường sắt, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng
thái võng cực đại phải là bao nhiêu mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo
cấp điện áp?
A. 5,5m

B. 4,5m
C. 3,5m
D. Cả 3 phương án trên đều sai.
Câu 103: Đơn vị truyền tải không phải thực hiện nghĩa vụ nào trong các nghĩa vụ sau?
A. Xử lý sự cố.
B. Báo cáo về khả năng sẵn sàng truyền tải, độ dự phòng của trang thiết bị truyền
tải điện theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều
hành giao dịch thị trường, cơ quan điều tiết điện lực.
C. Dự báo phụ tải.
D. Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị truyền tải điện vận hành an toàn, ổn định,
tin cậy.
Câu 104: Trong các quy định dưới đây, quy định nào không thuộc nghĩa vụ phải thực
hiện của khách hàng sử dụng điện lớn?
A. Tạo điều kiện để bên bán điện kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách
hàng.
B. Thực hiện các lệnh thao tác của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia.
C. Chịu trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ mua điện đến nơi sử
dụng điện.
D. Hàng năm, thực hiện báo cáo cho bên bán điện về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu
quả.
Câu 105: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động điện lực?
A. Tư vấn chuyên ngành điện lực.
B. Truyền tải, phân phối điện.
C. Xây lắp điện.
D. Bán buôn điện, bán lẻ điện.
Câu 106: Trường hợp sự cố, độ lệch tần số hệ thống điện cho phép trong phạm vi so với
tần số danh định 50Hz là bao nhiêu?
A. ± 0,2 Hz
B. ± 0,3 Hz
C. ± 0,4 Hz

B.
C.

19


D. ± 0,5Hz
Câu 107: Trong điều kiện bình thường, độ lệch tần số hệ thống điện cho phép trong phạm
vi so với tần số danh định 50Hz là bao nhiêu?
A. ± 0,1 Hz
B. ± 0,2 Hz
C. ± 0,3 Hz
D. ± 0,4Hz
Câu 108: Bên mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất sử dụng cực đại từ
80 kW hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100 kVA trở lên có trách nhiệm đảm bảo hệ số
cosφ là bao nhiêu?
A. ≥ 0,75
B. ≥ 0,8
C. ≥ 0,85
D. ≥ 0,9
Câu 109: Thời hạn của giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực theo đề nghị
của tổ chức xin cấp giấy phép không quá bao nhiêu năm?
A. 5 năm
B. 10 năm
C. 15 năm
D. 20 năm
Câu 110: Đơn vị phát điện có các nghĩa vụ nào trong các nghĩa vụ sau đây?
A. Tuân thủ các quy trình, quy phạm về vận hành nhà máy điện, lưới điện.
B. Báo cáo về khả năng sẵn sàng phát điện, mức dự phòng công suất, tình hình thực
hiện phương thức vận hành của nhà máy điện theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ

thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, cơ quan điều
tiết điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động phát
điện.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 111: Đơn vị truyền tải điện không có quyền nào trong các quyền sau đây?
A. Được điều chỉnh kế hoạch, phương thức huy động công suất các nhà máy điện.
B. Xây dựng và trình duyệt phí truyền tải điện.
C. Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động truyền tải điện.
D. Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy phạm, tiêu
chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ hoạt động truyền tải điện.
Câu 112: Đơn vị phân phối điện có quyền nào trong các quyền sau đây?
A
Hoạt động phân phối điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện lực.
B
Hoạt động truyền tải điện theo giấy phép hoạt động điện lực.
C
Hoạt động phát điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện lực.

20


D
Hoạt động bán lẻ điện theo giấy phép hoạt động điện lực.
Câu 113: Đơn vị phân phối điện không có nghĩa vụ nào trong các nghĩa vụ sau đây?
A. Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị phân phối điện vận hành an toàn, ổn
định, tin cậy;
B. Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư
phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu cầu điện theo quy hoạch phát triển
điện lực; đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện,

trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên mua điện;
C. Xử lý sự cố;
D. Xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt giá bán điện phân phối.
Câu 114: Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia không có quyền nào trong các quyền sau
đây?
A. Chỉ huy, điều khiển các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện thực
hiện phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia.
B. Được điều chỉnh kế hoạch, phương thức huy động công suất các nhà máy điện;
C. Hoạt động kinh doanh điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện
lực.
D. Yêu cầu các đơn vị điện lực có liên quan cung cấp thông tin về đặc tính kỹ thuật,
khả năng sẵn sàng tham gia vận hành và mang tải của các trang thiết bị phát
điện, truyền tải điện và phân phối điện; nhu cầu sử dụng điện của khách hàng để
xác định phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia.
Câu 115: Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia không phải thực hiện nghĩa vụ nào
trong các nghĩa vụ sau đây ?
A. Bảo đảm các tiêu chuẩn tần số hệ thống điện quốc gia và điện áp trên lưới điện
truyền tải quốc gia.
B. Xử lý sự cố.
C. Lập và thực hiện phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia trên cơ sở kế
hoạch, phương thức huy động công suất các nhà máy điện và các dịch vụ phụ trợ
do đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực công bố.
D. Thông báo số lượng công suất, điện năng và các dịch vụ phụ trợ đã được huy
động để đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực lập hoá đơn thanh toán.
Câu 116: Đơn vị bán buôn điện không có quyền nào trong các quyền sau đây?
A. Xây dựng và trình duyệt phí bán buôn điện;
B. Mua điện trực tiếp của đơn vị phát điện theo hợp đồng có thời hạn hoặc mua
điện giao ngay trên thị trường điện lực;
C. Định giá bán buôn điện trong khung giá bán buôn điện đã được duyệt để cạnh
tranh mua, bán điện trên thị trường điện lực;

D.
Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và
liên hệ với khách hàng;
Câu 117: Đơn vị bán buôn điện không phải thực hiện nghĩa vụ nào trong các nghĩa vụ
sau đây ?

21


Bán điện theo đúng số lượng, chất lượng và giá điện đã được thoả thuận trong
hợp đồng.
B. Xử lý sự cố.
C. Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên mua hoặc bên bán điện theo quy định của
pháp luật.
D. Cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến lượng điện bán buôn theo yêu cầu
của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Câu 118: Đơn vị bán lẻ điện có quyền nào trong các quyền sau đây?
A. Hoạt động bán lẻ điện theo giấy phép hoạt động điện lực.
B. Cạnh tranh mua, bán điện trên thị trường điện lực.
C. Sử dụng dịch vụ truyền tải điện, phân phối điện phù hợp với từng cấp độ của thị
trường điện lực.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 119: Đơn vị bán lẻ điện không phải thực hiện nghĩa vụ nào trong các nghĩa vụ sau
đây ?
A. Bán điện theo đúng số lượng, chất lượng và giá điện đã được thoả thuận trong
hợp đồng.
B. Chịu trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ mua điện đến nơi sử
dụng điện.
C. Xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá bán lẻ điện sinh

hoạt nông thôn, miền núi, hải đảo ở những khu vực mà việc sản xuất, cung cấp
điện theo cơ chế thị trường không đủ bù đắp chi phí cho đơn vị bán lẻ điện.
D. Hướng dẫn về an toàn điện cho khách hàng sử dụng điện.
Câu 120: Khách hàng sử dụng điện không phải thực hiện nghĩa vụ nào trong các nghĩa
vụ sau đây ?
A. Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện các quy định về quản lý
nhu cầu sử dụng điện.
B. Thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện những hiện tượng bất thường
có thể gây mất điện, mất an toàn cho người và tài sản.
C. Chịu trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ mua điện đến nơi sử
dụng điện.
D. Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của đơn vị điều độ hệ
thống điện quốc gia.
Câu 121: Khách hàng sử dụng điện khi có nhu cầu tạm ngừng sử dụng điện thì thông
báo cho bên bán điện biết trước bao nhiêu ngày?
A. 1 ngày.
B. 3 ngày.
C. 5 ngày.
D. 7 ngày.
A.

22


Câu 122: Khách hàng sử dụng điện khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán điện thì
thông báo cho bên bán điện biết trước bao nhiêu ngày?
A. 15 ngày.
B. 10 ngày.
C. 7 ngày.
D. 5 ngày.

Câu 123: Hành vi nào trong các hành vi sau đây bị cấm trong hoạt động điện lực và sử
dụng điện?
A. Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
B. Trộm cắp điện.
C. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong
hoạt động điện lực và sử dụng điện.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 124: Quy hoạch phát triển điện lực địa phương được lập cho từng giai đoạn là bao
nhiêu năm?
A. Năm năm và có định hướng cho năm năm tiếp theo.
B. Mười năm và có định hướng cho năm năm tiếp theo.
C. Mười lăm năm và có định hướng cho năm năm tiếp theo.
D. Mười năm và có định hướng cho mười năm tiếp theo.
Câu 125: Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua
điện với công suất nhỏ hơn bao nhiêu kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp
tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo thì được miễn trừ
giấy phép hoạt động điện lực?
A. 25 kVA.
B. 50 kVA.
C. 75 kVA.
D. 100 kVA.

Câu 126: Trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện
lực?
A. 10 ngày.
B. 15 ngày.
C. 20 ngày.
D. 30 ngày.
Câu 127: Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong trường hợp nào

sau đây?
A. Không triển khai hoạt động sau sáu tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt
động điện lực.
B. Không thực hiện đúng các nội dung ghi trong giấy phép hoạt động điện lực.
C. Cho thuê, cho mượn, tự ý sửa chữa giấy phép hoạt động điện lực.

23


D.

Cả 3 đáp án trên.

Câu 128: Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống,
làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ bao
nhiêu kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó?
A. 500 kV.
B. 220 kV.
C. 110 kV.
D. 35 kV.
Câu 129: Khi thi công các công trình trong đất hoặc nạo vét lòng sông, hồ trong phạm vi
hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm, bên thi công phải thông báo trước ít nhất bao
nhiêu ngày cho đơn vị quản lý công trình lưới điện?
A.
5 ngày.
B.
10 ngày.
C. 15 ngày.
D. 20 ngày.
Câu 130: Tiêu chuẩn nào sau đây không đúng đối với người vận hành, sửa chữa điện ở

nông thôn, miền núi, hải đảo ?
A. Đủ 20 tuổi trở lên.
B. Được cơ quan y tế chứng nhận đủ sức khoẻ để làm việc.
C. Có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp chuyên ngành điện do cơ sở dạy nghề cấp.
D. Có thẻ an toàn do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng
điện cấp tỉnh cấp.
Câu 131: Bên bán điện phải ký hợp đồng và cấp điện cho bên mua điện trong thời hạn
bao nhiêu ngày làm việc khi bên mua đã đáp ứng các điều kiện theo quy định?
A. 3 ngày.
B. 5 ngày.
C. 7 ngày.
D. 10 ngày.
Câu 132: Hành vi nào sau đây không phải là hành vi vi phạm của bên bán điện?
A. Trì hoãn việc đóng điện cho công trình của khách hàng đã có đủ điều kiện vận
hành.
B. Ghi sai chỉ số công tơ; tính sai tiền điện trong hoá đơn; bán sai giá quy định.
C. Tự ý sử dụng công trình điện của bên mua điện để cấp điện cho tổ chức, cá nhân
sử dụng điện khác.
D. Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với khách hàng thuộc diện phải hạn
chế khi thiếu điện.
Câu 133: Hành vi nào sau đây không phải là hành vi vi phạm của bên mua điện?
A. Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký trong trường hợp mua buôn điện để bán
lại cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện.

24


Thực hiện cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện khi có yêu cầu của bên bán điện do
sự cố bất khả kháng.
C. Đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển các thiết bị và công trình lưới điện của bên bán điện.

D. Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện.
Câu 134: Đối với điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt, bên bán điện ghi chỉ số công tơ
điện hằng tháng cho phép dịch chuyển thời điểm ghi chỉ số công tơ trước hoặc sau bao
nhiêu ngày, trừ trường hợp bất khả kháng?
A. 1 ngày.
B. 2 ngày.
C. 3 ngày.
D. 4 ngày.
Câu 135: Đối với điện sử dụng ngoài mục đích sinh hoạt, việc ghi chỉ số công tơ điện của
bên bán điện bao nhiêu kWh/tháng thì ghi chỉ số hai lần trong một tháng?
A. Từ 30.000 đến 50.000 kWh/tháng.
B. Từ 50.000 đến 100.000 kWh/tháng.
C. Từ 100.000 đến 150.000 kWh/tháng.
D. Trên 150.000 kWh/tháng.
Câu 136: Quyết định việc phê duyệt biểu giá bán lẻ điện trong thời hạn bao nhiêu ngày
làm việc kể từ ngày nhận được biểu giá bán lẻ điện đã có ý kiến của các bộ, ngành liên
quan và văn bản thẩm định?
A. 5 ngày.
B. 7 ngày.
C. 10 ngày.
D. 15 ngày.
Câu 137: Đơn vị điện lực có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
việc thu hồi giấy phép trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày bị thu hồi?
A. 10 ngày.
B. 20 ngày.
C. 30 ngày.
D. 40 ngày.
Câu 138: Khi đầu tư xây dựng các nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện, chủ
đầu tư phải có tài liệu nào sau đây để bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành?
A. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công.

B. Tổng dự toán và dự toán chi tiết được duyệt.
C. Các tài liệu hoàn công xây lắp và các tài liệu kỹ thuật khác theo quy định của
pháp luật về xây dựng.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 139: Kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động
điện lực, cơ quan cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị điện lực biết hồ
sơ đã hợp lệ hoặc không hợp lệ trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc?
B.

25


×