SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2014 – 2015
BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 10
ĐỐI VỚI TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA
DÂN TỘC VIỆT NAM
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Học sinh là người chủ tương lai của đất nước; là nhân tố quan trọng quyết
định tương lai, vận mệnh của dân tộc, “nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một
phần lớn là do thanh niên”. Đảng và Nhà nước đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo, coi trọng công tác giáo dục quốc phòng cho thanh thiếu niên, học sinh, coi
đây là một trong những nội dung thường xuyên quan trọng góp phần thực hiện tốt
hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Giáo dục quốc phòng cho học sinh THPT là một bộ phận quan trọng của
công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Giáo Dục Quốc Phòng là môn học chính
khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung học phổ thông nhằm
rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố
nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên,
những năm qua, Ban Giám hiệu và bộ môn Quốc Phòng – An Ninh luôn quan tâm
chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Quốc Phòng cho học
sinh mà Sở GD&ĐT cùng các ban ngành chỉ đạo.
Cùng với sự phát triển của xã hội, một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay còn xem
nhẹ lịch sử của dân tộc, ít hiểu biết về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc
Việt Nam hơn 4000 năm dựng nước. Nhiều yếu tố đã làm ảnh hưởng đến sự nhận
thức của học sinh THPT, một trong những nguyên nhân đó là do giáo viên không
tạo được sự hứng thú cho học sinh khi học bộ môn Giáo dục Quốc phòng an ninh.
Phương pháp giảng dạy truyền thống đem lại sự nhàm chán, không phát huy được
khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự Hội khoa học Lịch sử Việt
Nam đã viết: Lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về
lịch sử dân tộc và thế giới mà còn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU
Trang 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2014 – 2015
chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng
nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc…
Xuất phát từ thực tiễn này, tôi đã lựa chọn đề tài: BIỆN PHÁP NÂNG CAO
NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 10 ĐỐI VỚI TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC
GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận
Qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, lịch sử của dân tộc ta đã ghi lại
nhiều bản anh hùng ca của mỗi thời đại. Truyền thống tốt đẹp đó còn phải được
truyền lại cho các thế hệ sau phát huy, để Việt Nam chúng ta ngày càng sánh vai
với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong ước.
- Mục tiêu giáo dục: là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có
đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (Qui định tại
điều 2- Luật Giáo dục). Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ
vẻ vang của mình để ra sức cải tiến và nâng cao chất lượng về mọi mặt công tác
giảng dạy bộ môn giáo dục quốc phòng và an ninh, nhất là đối với học sinh lớp 10
khi mà còn rất bỡ ngỡ với bài học đầu tiên của môn học mới.
- Mục tiêu bộ môn:
+ Về kiến thức:
* Cung cấp kiến thức lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
qua các thời kỳ lịch sử, học sinh được học sâu những sự kiện cơ bản trong quá
trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc…
* Phân tích và làm rõ 6 truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong
quá trình dựng nước và giữ nước. Nâng cao kiến thức và kĩ năng, tạo hứng thú say
mê học tập, tìm hiểu lịch sử cho học sinh.
* Tạo nguồn cho học sinh đi thi hội thao cấp Tỉnh.
+ Về kĩ năng:
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU
Trang 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2014 – 2015
* Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực
xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và
nhân vật lịch sử.
* Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh như
làm việc sách giáo khoa, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài thực
hành.
* Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, .v.v.
* Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
* Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.
2. Thực trạng của vấn đề:
Vấn đề thực tế còn tồn đọng nhiều năm ở các trường trung học phổ thông là
giáo viên chú trọng và dành nhiều thời gian cho việc đầu tư giảng dạy mà ít tìm tòi
sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học. Trong công tác này giáo viên phần
lớn lại chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức hơn là tập cho học sinh tự học tự rèn
tự lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống để có khả năng nghiên cứu để hiểu và
vận dụng một vấn đề lịch sử vào bài làm có hiệu quả tốt nhất, kích thích sự say mê
nghiên cứu tìm tòi của các em.
2.1. Thuận lợi:
- Bản thân tôi được Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đồng Nai và BGH Trường THPT
Chu Văn An tạo điều kiện cho đi học bồi dưỡng vào những đợt đầu mỗi năm học,
được đào tạo qua lớp văn bằng 2 GDQP&AN.
- Được Ban giám hiệu luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học, thực hiện các hoạt động ngoại khóa và hướng cho học
sinh giải quyết vấn đề một cách độc lập.
2.2. Khó khăn:
- Tổ chuyên môn chỉ có một mình nên phải tìm hiểu trao đổi qua đồng nghiệp
của trường khác đó cũng là một trở ngại.
- Cở sở vật chất của trường còn hạn chế, học sinh chưa có ý thức cao trong
những môn học mang tính lý luận, chính trị...
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU
Trang 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2014 – 2015
3. Nội dung, biện pháp thực hiện đề tài.
3.1. Điều tra cơ bản:
- Điều tra đầu năm học: Trường có 4 lớp 10. Tổng số học sinh 191.
Tôi đã chọn: - 2 lớp 10A2 và 10A4 thực nghiệm: có 96 học sinh.
- 2 lớp10A1 và 10A3 đối chứng: 95 học sinh
- Ngay khi nhận lớp tôi đã tiến hành các bước nhằm nắm bắt phương pháp
học tập của từng em qua phiếu thăm dò trước khi áp dụng:
Kết quả thu được của nhóm THỰC NGHIỆM như sau: gồm 96 học sinh.
Cấp độ 1
1
2
3
4
Lịch sử đối với em như thế nào?
Phương pháp thầy (cô) đọc bài
cho em chép?
Tìm hiểu về lịch sử đánh giặc
giữ nước với em như thế nào?
Theo em, thế hệ trẻ cần hiểu
biết về truyền thống đánh giặc
giữ nước của dân tộc Việt Nam
Cấp độ 2
Rất
Quan
Không
Thích
Không
quan
trọng
quan
học
thích
trọng
16
21
trọng
59
32
học
64
62
19
15
71
25
15
20
61
32
64
26
34
36
28
68
không?
Kết quả thu được của nhóm ĐỐI CHỨNG như sau: gồm 95 học sinh.
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU
Trang 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2014 – 2015
Cấp độ 1
Cấp độ 2
Rất
Quan
Không
Thích
Không
TT
quan
trọng
quan
học
thích
1
trọng
18
20
trọng
57
37
học
58
55
26
14
67
28
21
20
54
39
56
23
31
41
35
60
Nội dung điều thăm dò
2
3
4
Lịch sử đối với em như thế nào?
Phương pháp thầy (cô) đọc bài
cho em chép?
Tìm hiểu về lịch sử đánh giặc
giữ nước với em như thế nào?
Theo em, thế hệ trẻ cần hiểu biết
về truyền thống đánh giặc giữ
nước của dân tộc Việt Nam
không?
- Thống kê ban đầu cho thấy:
+ Cả 2 nhóm có số lượng và tỉ lệ học sinh tương quan nhau về các mức độ.
+ Phương pháp dạy học cũ (thầy đọc, trò chép) vẫn được học sinh yêu thích với
hơn 70%. Phương pháp này tồn tại quá lâu dẫn đến sự nhàm chán trong việc tiếp
thu những kiến thức mang tính lịch sử.
+ Một bộ phận thế hệ trẻ ngày nay đang dần xa rời lịch sử hào hùng của dân tộc,
truyền thống quý báu của cha ông ta.
3.2 Biện pháp thực hiện:
3.2.1. Đối với giáo viên:
- Tổ chức dạy và học nghiêm túc, thực hiện theo phân phối chương trình, kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập cho từng học sinh, từng tổ nhóm. Giáo dục quốc
phòng, an ninh cho học sinh ngày càng phải có chất lượng, hiệu quả đã tạo ra môi
trường học tập, rèn luyện cho học sinh.
- Định hướng đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động tích cực,
chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, tăng cường sử dụng các phương
tiện dạy học, thiết bị dạy học, khả năng vận dụng và truyền đạt kiến thức một cách
linh hoạt .
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU
Trang 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2014 – 2015
- Việc cập nhật thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò
hết sức quan trọng, giúp cho giáo viên có nhiều kiến thức mới, phong phú trong
thực tiễn, để giảng dạy tốt.
- Mặt khác, đối với giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh, công việc giảng
dạy phải gắn liền với tìm tòi, nghiên cứu khoa học. Đây là biện pháp để không
ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những
hình thức, biện pháp thích hợp truyền đạt tri thức tới người học.
3.2.2. Đối với học sinh:
- Học sinh 2 lớp đối chứng 10A1, 10A3 dạy và học theo phương pháp truyền
thống.
- Mỗi lớp thực nghiệm 10A2, 10A4 chia làm 6 nhóm, tổ chức bốc thăm 6 nội
dung, về nhà chuẩn bị nội dung của mình sau tiết học đầu tiên:
1. Tìm hiểu về truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước.
2. Tìm hiểu về truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.
3. Tìm hiểu về truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc,
đánh giặc toàn diện.
4. Tìm hiểu về truyền thống đánh giặc bằng trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ
thuật quân sự độc đáo.
5. Tìm hiểu về truyền thống đoàn kết quốc tế
6. Tìm hiểu về truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Cho học sinh 2 lớp thực nghiệm bốc thăm sau tiết học đầu tiên, về nhà chuẩn bị
nội dung của nhóm mình, tiết học tuần tiếp theo sẽ trình bày.
3.2.3 Biện pháp thực hiện
Để thực hiện một nội dung trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh phần
trình bày, trình tự bố cục nội dung do nhóm mình đảm nhiệm:
- Trình bày nội dung bằng trình chiếu Power point: Bố cục thực hiện nội dung
gồm dàn ý như sau:
* Phần giới thiệu: Nguyên nhân dẫn đến dân tộc ta phải làm cuộc chiến tranh bảo
vệ đất nước.
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU
Trang 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2014 – 2015
* Phần trọng tâm: Nêu khái quát của mỗi truyền thống, có dẫn chứng bằng hình
ảnh, số liệu cụ thể hoặc phim tư liệu minh họa.
* Phần kết luận: Nêu nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử về các truyền thống quý báu
của dân tộc ta. Cảm nhận của từng thành viên trong nhóm về các truyền thống đó
của dân tộc.
Lưu ý: Mỗi thành viên của nhóm phải nêu cảm nhận riêng về lịch sử hào
hùng của dân tộc, trách nhiệm của học sinh, thanh niên, thế hệ trẻ hôm nay với thế
hệ cha anh đã hy sinh xương máu để giữ vững nền độc lập cho tổ quốc…
- Giáo viên cần hướng dẫn kỹ cho học sinh trình bày nội dung qua powerpoint như
sau:
* Thời gian không quá 10 phút cho một tổ trình bày.
* 10 slide là tối đa cho một thuyết trình của mỗi nhóm.
* Cỡ chữ 28 tối thiểu trên các slide.
* Không nên có nhiều chữ trong 1 slide. Cần chèn hình ảnh, tư liệu và trình bày
thông qua hiểu biết của nhóm.
* Không nên có quá nhiều hiệu ứng, phông màu hình nền và chữ phải tương phản.
* Giáo viên hướng dẫn cho họ sinh tiếp cận những webside để tìm tài liệu như:
,
lichsuvietnam.info,
www.qdnd.vn/,
www.quansuvn.net/ www.cand.com.vn, vietnamnet.vn/, hoặc các em có thể tham
khảo sách báo, tạp chí, …thêm phần sinh động nhưng không đi quá xa nội dung
của bài học. Nội dung chính từ sách giáo khoa GDQp&AN lớp 10 làm trọng tâm.
3.2.4. Tiến trình thực hiện đề tài:
Một lớp thực nghiệm chia thành 6 nhóm cụ thể, mỗi nhóm sẽ bốc thăm và
đăng ký danh sách thành viên nhóm với lớp phó học tập.
* Trước khi vào tiết học:
Giáo viên coppy tất cả các nội dung của học sinh đã chuẩn bị vào máy tính.
Kiểm tra lại để bắt đầu buổi học được thuận lợi.
* Bắt đầu tiết học:
Thứ tự các nhóm đã bốc thăm lên trình bày nội dung của nhóm, mỗi nhóm 2
em, một em thuyết trình, một em điều khiển trình chiếu.
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU
Trang 7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2014 – 2015
Sau mỗi nhóm trình bày, giáo viên mời từ 2 đến 3 học sinh của các nhóm
khác nhận xét. Sau đó giáo viên đánh giá, bổ sung và chấm điểm phần trình bày
của từng nhóm.
Mỗi tiết học 3 nhóm trình bày, với thời lượng 10 phút cho 1 nhóm. Thời
gian còn lại giáo viên đánh giá và kết luận tiết học.
III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3.1. Tác động đến ý thức người học:
- Giúp học sinh phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói
quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học
tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.
- Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, kiến tạo học sinh tìm tòi,
khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu
biết, năng lực và phẩm chất.
- Sự tìm tòi học hỏi các nội dung của môn học, học sinh sẽ thấm nhuần các
giá trị về truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đánh giặc
giữ nước… góp phần nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của học sinh về lịch sử hào
hùng của dân tộc, về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam hơn
4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
- Trong mỗi phần trình bày của mỗi nhóm, học sinh đều thể hiện, bày tỏ
những cảm nhận của mình, trách nhiệm của bản thân đối với tương lai của Tổ
quốc.
Một số slide mà các nhóm thực hiện:
• Nhóm 1 trình bày về truyền thống đánh giặc bằng trí thông minh sáng tạo,
bằng nghệ thuật quân sự độc đáo.
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU
Trang 8
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2014 – 2015
- Các em đã nêu rằng: nghệ thuật quân sự độc đáo của cố Đại tướng Võ Nguyên
Giáp là sử dụng giao thông hào để tiến công địch.
- Chuyển từ chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc thắng chắc.
- Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán nhờ biết lợi dụng địa hình có lọi cho ta…
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU
Trang 9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2014 – 2015
• Nhóm 4 trình bày về truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân
đánh giặc, đánh giặc toàn diện:
- Nhóm đã thể hiện tình quân dân trong chiến đấu, không phân biệt đàn ông, phụ
nữ, dân tộc hay tôn giáo… đều tham gia đánh giặc giữ nước.
- Nhận thức của học sinh sau khi trình bày nội dung của nhóm mình.
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU
Trang 10
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2014 – 2015
3.2. Tác động đến nhận thức người học:
Qua vận dụng các biện pháp như trên tôi đã giúp học sinh 2 lớp 10A2, 10A4
thay đổi nhận thức một cách rõ rệt về ý thức, tư tưởng học tập môn học có tính lịch
sử cao như môn Giáo dục quốc phòng an ninh.
Sau 4 tiết giảng dạy bài: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt
Nam. Tôi đã phát phiếu điều tra lần 2 để tổng hợp, phân tích những nội dung đặt ra
ban đầu:
Kết quả thu được của nhóm THỰC NGHIỆM sau khi áp dụng biện pháp: gồm
96 học sinh.
Cấp độ 1
TT
Nội dung điều thăm dò
Rất
quan
trọng
1
2
3
4
Lịch sử đối với em như thế nào?
Phương pháp thầy (cô) đọc bài
cho em chép?
Tìm hiểu về lịch sử đánh giặc
giữ nước với em như thế nào?
Theo em, thế hệ trẻ cần hiểu
biết về truyền thống đánh giặc
giữ nước của dân tộc Việt Nam
Quan
trọng
Không
quan
trọng
Cấp độ 2
Không
Thích
thích
học
học
39
35
22
56
40
21
25
50
42
54
46
27
23
57
39
49
28
19
56
40
không?
- Kết quả thu được của nhóm ĐỐI CHỨNG như sau: gồm 95 học sinh.
Cấp độ 1
TT
Nội dung điều thăm dò
Rất
quan
trọng
1
2
3
4
Lịch sử đối với em như thế nào?
Phương pháp thầy (cô) đọc bài
cho em chép?
Tìm hiểu về lịch sử đánh giặc
giữ nước với em như thế nào?
Theo em, thế hệ trẻ cần hiểu biết
Quan
trọng
Cấp độ 2
Không
quan
trọng
Thích
học
Không
thích
học
24
29
42
47
48
31
39
25
54
40
28
31
36
42
53
27
37
31
51
44
về truyền thống đánh giặc giữ
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU
Trang 11
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2014 – 2015
nước của dân tộc Việt Nam
không?
- Sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức của học sinh. Tỉ lệ học sinh của nhóm thực
nghiệm thay đổi nhận thức về môn học, phương pháp giảng dạy học lớn hơn
nhóm đối chứng.
- Mức độ yêu thích môn học đã tăng lên nhiều, học sinh dần thích nghi với
phương pháp dạy và học mới.
- Nhóm thực nghiệm có tỉ lệ học sinh thay đổi so với ban đầu cao hơn. Nhóm đối
chứng có thay đổi nhưng không đáng kể.
- Đặc biệt đó là kết quả của việc kiểm tra 45 phút đã có sự thay đổi tích cự hơn
so với những năm trước
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Môn Giáo dục quốc phòng an ninh là một môn học mới đối với học sinh lớp
10, các em từ cấp 2 lên còn rất bỡ ngỡ nên cần có sự hướng dẫn cụ thể, tỉ mỹ cho
các em. Để đạt được hiểu quả tốt, người giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về
cách thức và phương pháp tổ chức.
Học sinh các lớp được áp dụng phương pháp mới trong dạy và học mới có
thái độ học tập tốt hơn, ý thức cao trong học tập, giờ học môn giáo dục quốc phòng
– an ninh rất sôi nổi.
Ý thức về học môn Giáo dục quốc phòng an ninh được nâng cao rõ rệt.
Trong những phần trình bày về nhận thức, nêu trách nhiệm của học sinh. Kiến thức
về lịch sử của học sinh được nâng cao. Nhất là truyền thống đánh giặc giữ nước
của dân tộc Việt Nam.
Với việc đã qua thực nghiệm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Cá nhân tôi
muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình cùng với những đồng nghiệp về biện áp dụng
công nghệ thông tin vào bộ môn giáo dục quốc phòng nhất là đối với những bài
nặng về lý thuyết. Hy vọng qua sáng kiến kinh nghiệm này sẽ góp phần nâng cao
nhận thức của học sinh về lịch sử, truyền thồng đánh giặc giữ nước của dân tộc
Viêt Nam qua các thời kỳ.
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU
Trang 12
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2014 – 2015
Trong khuôn khổ hạn hẹp của một sáng kiến kinh nghiệm, từ thực tế mà cá
nhân tôi đã vận dụng, thực hiện trong quá trình giảng dạy môn giáo dục quốc
phòng an ninh, đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, với hy vọng sẽ nhận
được những đóng góp thiết thực và quý báu của các nhà quản lý, của đội ngũ
những người làm công tác giáo dục quốc phòng, nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng dạy và học môn giáo dục quốc phòng ở các trường THPT.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lịch sử quân sự, NXB QĐND Hà Nội năm 1999.
2. Lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1976
3. Luật giáo dục 2012
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU
Trang 13
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2014 – 2015
4. Kế hoạch năm học 2014 – 2015 của trường THPT Chu Văn An.
5. Phân phối chương trình của hội đồng bộ môn Giáo dục quốc phòng và an
ninh Tỉnh Đồng Nai năm học 2014 – 2015.
6. SGK Giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 – NXB Giáo dục năm 2012.
7. Sách giáo viên Giáo dục quốc phòng và an ninh – NXB Giáo dục năm
2012.
8.
Webside:,
o/, www.qdnd.vn/, www.quansuvn.net/
lichsuvietnam.info,
Người viết
Hoàng Văn Thu
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU
Trang 14
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2014 – 2015
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
…………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
…………………
…………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
…………………
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU
Trang 15