Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn Một số biện pháp để sử dụng và bảo quản các thiết bị - đồ dùng dạy học đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.99 KB, 13 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
2015

Năm học 2014 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: BÙI THỊ KIM CÚC.
2. Ngày tháng năm sinh: 01/10/1982.
3. Nam/nữ: Nữ.
4. Địa chỉ: CBTB Trường THPT Võ Trường Toản, ấp 3, xã Xuân Tây, huyện Cẩm
Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
5. Điện thoại: DĐ: 0918.424.839; Cơ quan: 0618.607.816.
6. Email:
7. Chức vụ: Cán bộ thiết bị.
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Trường Toản, ấp 3, xã Xuân Tây, huyện Cẩm
Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: Cao đẳng thiết bị.
- Năm nhận bằng: 2010.
- Chuyên ngành đáo tạo: Công nghệ thiết bị trường học.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Cán bộ thiết bị.
- Số năm kinh nghiệm: 07 năm.

Người thực hiện đề tài

Bùi Thị Kim Cúc
Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm


2015

Năm học 2014 -

MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................Trang 3
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN.................................................Trang 3
1. Thuận lợi......................................................................................Trang 3
2. Khó khăn......................................................................................Trang 4
3. Nội dung biện pháp thực hiện đề tài.........................................Trang 4
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.........................Trang 4
1. Khái quát chung về mạng lưới thiết bị.....................................Trang 4
a) Bối cảnh.....................................................................................Trang 4
b) Vai trò thiết bị............................................................................Trang 5
c) Phân loại thiết bị dạy học.........................................................Trang 5
d) Các yêu cầu trong công tác quản lý thiết bị dạy học..............Trang 7
2. Giới thiệu vài nét về trường THPT Võ Trường Toản..............Trang 7
3. Chức năng và nhiệm vụ của người làm công tác thiết bị........Trang 9
a) Chức năng: ................................................................................Trang 9
b) Nhiệm vụ:.................................................................................. Trang 9
c) Biện pháp để sử dụng và bảo quản hiệu quả các thiết bị.......Trang 9
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI..........................................................Trang 11
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG...........Trang 12
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................Trang 13

Người thực hiện đề tài

Bùi Thị Kim Cúc
Trang 2



Sáng kiến kinh nghiệm
2015

Năm học 2014 -

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC THIẾT BỊ - ĐỒ
DÙNG DẠY HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, tính trực quan
trong quá trình dạy học không chỉ đóng vai trò minh họa cho bài giảng của giáo
viên, giúp cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với đặc tính bên ngoài và bên trong của
sự vật, hiện tượng mà còn giúp cho sự tiếp thu kiến thức của học sinh được dễ
dàng, sâu sắc hơn.
Để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục trong những năm của thế kỷ
XXI, ở nước ta đặt ra những giải pháp cấp bách cần thực hiện tốt chỉ thị 40 của
Ban Bí Thư TW Đảng về công tác cần đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình
giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo, phương pháp giáo dục… Muốn thực hiện có
hiệu quả các giải pháp này, một yếu tố góp phần không nhỏ đó là tăng cường trang
bị và sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học trong nhà trường.
Thiết bị dạy học giữ vai trò quan trọng nhằm đáp ứng đổi mới phương pháp
dạy học phù hợp với nội dung, chương trình, sách giáo khoa… góp phần tích cực
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và hoạt động cho học
sinh.
Từ vai trò to lớn của phương tiện dạy học trong quá trình dạy học, cần phải
có cách sử dụng cũng như quản lý hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
từ đó đạt được mục tiêu giáo dục tốt nhất.Vì vậy, là một cán bộ thiết bị cần phải
nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, nhằm mục đích hướng người sử
dụng dùng những trang thiết bị cần thiết đúng lúc và có nghệ thuật, xác định đúng
tình huống sư phạm. Chính những người cán bộ thiết bị là cầu nối giữa thiết bị với

giáo viên và học sinh. Đó cũng là lý do tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến kinh
nghiệm" Một số biện pháp để sử dụng và bảo quản các thiết bị - đồ dùng dạy
học đạt hiệu quả".
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN
1.Thuận lợi:
Trong mấy năm qua trường được cấp trên đầu tư về cơ sở vật chất và các
thiết bị hiện đại.
Cơ sở hạ tầng khá đầy đủ, phòng thực hành – thí nghiệm tiện nghi, trang bị
đủ bàn ghế, dụng cụ, ĐDDH, phòng CNTT,…để tiến hành thí nghiệm và phục vụ
công tác giảng dạy.
Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư và đề cao chuyên môn của giáo
viên về chất lượng giảng dạy.
Người thực hiện đề tài

Bùi Thị Kim Cúc
Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014 2015
Giáo viên, giáo viên bộ môn cũng không ngừng trau dồi thêm kiến thức, kỹ
năng thực hành, làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho giáo án của mình thêm sinh
động và đa dạng kiến thức.
2. Khó khăn:
Một số dụng cụ, ĐDDH chưa đáp ứng được yêu cầu bài học các dụng cụ thí
nghiệm hay hư hỏng, vỡ; các bộ thí nghiệm không còn nguyên vẹn (vì không mua
bổ sung được).
Sử dụng thiết bị dạy học đòi hỏi giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian
nghiên cứu bài và phân bố thời gian hợp lý. Chính vì thế mà một số giáo viên còn
ngại trong việc sử dụng thiết bị - ĐDDH mặc dù các thiết bị đó có sẵn trong kho

danh mục của trường.
3. Nội dung biện pháp thực hiện đề tài
Để tổ chức hoạt động cho giáo viên sử dụng, bảo quản đạt hiệu quả cao. Bản
thân tôi là một quản lý kho thiết bị tôi đã tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường
lập kế hoạch mua sắm bổ sung và sửa chữa thiết bị.
- Phục vụ mở cửa 6 ngày/ tuần.
- Sắp xếp thiết bị một cách khoa học đảm bảo “ Dễ tìm, dễ thấy và dễ lấy”
- Phục vụ công tác mượn và sử dụng thiết bị của giáo viên và học sinh.
- Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định của nhà trường và
của Sở Giáo dục.
- Luôn có ý thức tự học và không ngừng học tập để nâng cao chất lượng hoạt
động thiết bị tại trường.
- Nắm và đáp ứng kịp thời nhu cầu dạy và học cho các giáo viên bộ môn.
- Tổ chức trưng bày cũng như giới thiệu các thiết bị đến với giáo viên, học
sinh và khuyến khích họ sử dụng.
- Báo cáo kịp thời tình hình sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên bộ môn
lên Ban Giám hiệu để có những chỉ đạo cũng như uốn nắn kịp thời, đảm bảo việc
sử dụng thiết bị một cách thường xuyên và có hiệu quả.
- Thường xuyên kiểm tra, xử lý ẩm móc, mối mọt, gỉ sét để tránh làm hư hại
thiết bị giáo dục.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Khái quát chung về mạng lưới thiết bị
a) Bối cảnh
Hiện nay, nền giáo dục của nước ta vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, vấn đề
nâng cao chất lượng giáo dục là mối quan tâm hàng đầu không chỉ đối với các nhà
giáo dục mà đối với toàn xã hội. Một trong những nguyên nhân làm cho nền giáo
Người thực hiện đề tài
Bùi Thị Kim Cúc
Trang 4



Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014 2015
dục nước ta chậm phát triển đó chính là thiết bị dạy học còn thiếu thốn, không đáp
ứng được yêu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.
Trong thực tiễn dạy và học, người ta nhấn mạnh vai trò của thiết bị dạy học
không chỉ trong hoạt động nhận thức của học sinh mà còn có vai trò rất quan trọng
trong quá trình giảng dạy của giáo viên, giúp cho hoạt động của họ được giảm nhẹ,
tiết kiệm thời gian lên lớp.
Khi khoa học – công nghệ phát triển, những thiết bị dạy học hiện đại ra đời.
Một câu hỏi được đặt ra là: “có phải tất cả các giáo viên và học sinh đều sử dụng
cũng như quản lý tốt các thiết bị dạy học này để khai thác một cách triệt để hiệu
quả của chúng ?”
Vì vậy, việc tìm hiểu tình hình sử dụng cũng như quản lý thiết bị dạy học ở
các trường THPT có ý nghĩa quan trọng. Từ đó có những biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng và quản lý phương tiện dạy học từ đó nâng cao chất lượng giáo
dục.
Chúng ta biết rằng trong quá trình dạy học ngoài việc truyền đạt cho người
học hệ thống kiến thức khoa học, còn phải rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ xảo
thực tế…Trong quá trình hoạt động thực tiễn, vật chất tác động lên giác quan, qua
đó tác động vào bộ não làm phát triển năng lực nhận thức và năng lực tư duy của
người học. Qua thực hành, nhận thức của học sinh được tăng cường, tạo các tình
huống từ đó phát triển khả năng tư duy. Để thực hành, việc tất yếu phải có thiết bị.
Thiết bị đóng một vai trò rất quan trọng cho việc giảm nhẹ hoạt động dạy
học của thầy và trò. Thực vậy, qua quá trình phát triển hoạt động dạy và học từ
bảng đen đến các thiết bị kỹ thuật hiện đại đã giúp người dạy dễ dàng, thuận lợi
trong việc trình bày, các hình thức dạy học ngày càng phong phú, hiệu quả hơn .
b) Vai trò thiết bị
Trên cơ sở phân tích trên ta thấy rằng thiết bị dạy học có vai trò to lớn đối
với quá trình dạy học:

- Thiết bị dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng.
- Thiết bị dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú
học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.
- Thiết bị dạy học còn giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc
biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những
kết luận có độ tin cậy...). Điển hình tháng 11/2015 Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức
cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật trường THPT Võ Trường Toản cùng thầy và trò
đã sáng tạo ra mô hình “máy phun sương tạo hương thơm tự nhiên” đã đạt giải
khuyến khích và đó cũng là hình thức đưa thiết bị vào sử dụng thực tế.
- Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp
giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá
Người thực hiện đề tài

Bùi Thị Kim Cúc
Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014 2015
kết quả học tập của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao.
Từ vai trò to lớn của thiết bị dạy học trong quá trình dạy học, cần phải có
cách sử dụng cũng như quản lý hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy từ
đó đạt được mục tiêu giáo dục tốt nhất.
c) Phân loại thiết bị dạy học
Có thể phân loại các thiết bị dạy học theo nhiều cách khác nhau tùy theo
quan điểm sử dụng.
Các loại thiết bị dạy học trong trường THPT hiện nay:
- Phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm được xây dựng theo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật của
từng loại môn học cụ thể, khu vực thực hành phải ngăn cách với kho lưu trữ thiết

bị dụng cụ thực tập, có dụng cụ thiết bị phù hợp cho từng môn học, các dụng cụ
thực hành chỉ được bày ra trong giờ thực hành, và đăng kí thực hành trước cho
người phụ trách chuẩn bị.
- Thiết bị dạy học:
 Các dụng cụ trực quan.
 Các dụng cụ không gian 3 chiều.
+ Các đồ vật.
+ Các mô hình.
+ Các mẫu.
 Các ấn phẩm.
+ Sách giáo khoa.
+ Sách bài tập.
 Bảng phấn hoặc bảng viết bằng bút.
 Bảng tin.
 Các ảnh tĩnh.
+ Ảnh.
+ Hình minh họa.
+ Máy phóng, máy chiếu truyền thống.
+ Máy chiếu đa năng.
 Đồ họa.
+ Bản đồ, quả địa cầu .
+ Áp phích…
Người thực hiện đề tài

Bùi Thị Kim Cúc
Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm
2015

- Các thiết bị nghe nhìn:

Năm học 2014 -

+ Radio
+ Băng đĩa
+ Phim ảnh
+ Truyền hình
Các thiết bị dạy học phải đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá, chất lượng
cao, đảm bảo tính sư phạm, khoa học, thiết thực, đồng bộ, phù hợp với khả năng
kinh tế, điều kiện bảo quản và sử dụng ở nước ta.
Tùy thuộc vào môn học, tính chất mỗi bài học khác nhau cần phải có
phương tiện phù hợp với nội dung và phương pháp tiến hành.
Thiết bị dạy học có tác dụng làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức của
học sinh, giúp cho học sinh thu nhận được kiến thức về đối tượng thực tiễn khách
quan. Tuy vậy, nếu không sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lý thì hiệu
quả sư phạm của phương tiện dạy học không những không tăng lên mà còn làm
cho học sinh khó hiểu, rối loạn, căng thẳng… Vì vậy muốn sử dụng thiết bị dạy
học đạt hiệu quả cần tuân theo các nguyên tắc sau: "sử dụng phương tiện dạy học
đúng lúc, đúng chỗ , đúng cường độ".
d) Các yêu cầu trong công tác quản lý thiết bị dạy học
Việc quản lý thiết bị có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn và bảo quản,
đảm bảo chất lượng. Chi phí đầu tư để mua sắm trang thiết bị là rất lớn, chiếm một
phần không nhỏ trong tổng chi phí đầu tư cho giáo dục. Nếu đầu tư một số tiền lớn
để mua sắm thiết bị dạy học mà không có sự quản lý khoa học thì sẽ gây nên tình
trạng lãng phí không mang lại hiệu quả. Vì vậy công tác quản lý thiết bị dạy học
phải tuân theo các yêu cầu sau đây:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật dùng cho đào tạo phải được trang bị đồng bộ và
đầy đủ.
- Bố trí hợp lý các yếu tố của cơ sở vật chất để quá trình đào tạo tiến hành

thuận lợi bao gồm: phòng thí nghiệm, phòng chuẩn bị, ….
- Sử dụng có tính toán để nâng cao hiệu suất các thiết bị kỹ thuật cho đào
tạo.
- Bảo đảm vệ sinh, an toàn và tính thẩm mỹ cho môi trường dạy và học.
- Tổ chức tốt việc bảo vệ dụng cụ thiết bị và bảo vệ trường học.
2. Giới thiệu vài nét về trường THPT Võ Trường Toản
Trường THPT Võ Trường Toản được thành lập năm 2005 tọa lạc tại ấp 3 xã
Xuân Tây – Huyện Cẩm Mỹ - Tỉnh Đồng Nai, địa bàn hoạt động của trường bao
gồm 4 xã vùng đông bắc huyện Cẩm Mỹ.
Người thực hiện đề tài

Bùi Thị Kim Cúc
Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014 2015
Ngôi trường không những trẻ về xây dựng, mà đội ngũ GV, CNV của trường
cũng rất trẻ trung, yêu nghề, nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết tốt. Lao động, sáng
tạo không ngừng nghỉ. 100% giáo viên đã được chuẩn hóa trong đó có 09 thạc sĩ;
04 cán bộ - giáo viên đang theo học cao học.
Trường thuộc địa bàn nông thôn, nhân dân trong vùng có truyền thống hiếu
học, học sinh có đạo đức tốt, ngoan, hiền, lễ phép…
Mặc dù gặp nhiều khó khăn chất lượng đầu vào thấp nhưng nhờ sự quyết
tâm của tập thể sư phạm nhà trường, đưa các hoạt động của trường đi vào nề nếp,
nhờ đó chất lượng giáo dục được giữ vững, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và đậu
đại học, cao đẳng hàng năm luôn ổn định.
 Đội ngũ CB, GV –CNV
- Tổng số CB, GV–CNV là 104 trong đó:
- Hiệu trưởng: 01 người.

- Hiệu Phó chuyên môn: 01 người.
- Hiệu Phó CSVC: 01 người.
- Hiêu Phó hành chính: 01 người.
- Giáo viên: 80 người.
- Giáo viên đạt chuẩn: 71 người, trong đó trên chuẩn: 09 người.
- Công nhân viên: 10 người.
 Học sinh:
Học sinh đầu năm học 2014 –2015 với tổng số học sinh là 1615 HS, được
biên chế thành 42 lớp trong đó:
+ Khối 10: 14 lớp/ 562 HS.
+ Khối 11: 13 lớp/ 483 HS.
+ Khối 12: 15 lớp/ 570 HS.
 Cơ sở vật chất thiết bị trường THPT Võ Trường Toản gồm có:
Tổng số phòng: 12 phòng.
Tên các phòng bộ môn:
- Phòng thiết bị sử dụng chung : 01.
- Phòng bộ môn Vật lý: 01.
- Phòng bộ môn Hóa học: 01
- Phòng bộ môn Sinh học – Công nghệ: 01.
- Phòng thực hành điện: 01.
Người thực hiện đề tài

Bùi Thị Kim Cúc
Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm
2015
- Phòng trình chiếu: 03.


Năm học 2014 -

- Phòng học tin học: 01.
- Phòng ngoại ngữ: 02.
- Phòng tiến tiến: 01.
- Diện tích trường: 21.826 m2.
- Phòng học: 36 phòng với đầy đủ bàn ghế, ánh sáng, quạt phục vụ dạy học 2
ca.
3. Chức năng và nhiệm vụ của người làm công tác thiết bị
a) Chức năng:
- Giúp nhà trường quản lý, bảo quản và cung cấp các loại thiết bị dạy học
phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và học sinh .
- Lưu trữ tài liệu khoa học gọn gàng, nhận và tham gia các lớp tập huấn thiết
bị dạy học do cấp trên đề ra .
- Hàng năm tiến hành kiểm kê, chốt số lượng thiết bị có trong phòng kho,
báo về Ban Giám hiệu nhà trường.
b) Nhiệm vụ:
- Đầu năm tham mưu với Ban Giám hiệu lập kế hoạch công tác quản lý thiết
bị hàng năm như bổ sung mới, sửa chữa, bảo dưỡng...giúp việc sử dụng thiết bị của
giáo viên đạt hiệu quả .
- Lên kế hoạch hoạt động thiết bị đầu năm học trình Ban Giám hiệu duyệt.
- Thường xuyên cập nhật thông tin mới như mua thiết bị mới để bổ sung
thiết bị còn thiếu, hư, rồi giới thiệu cho giáo viên bộ môn ..
- Thường xuyên sắp xếp kho thiết bị gọn gàng ngăn nắp, lau chùi các kệ để
thiết bị, vệ sinh các tranh ảnh –bản đồ sạch sẽ. Kiểm tra, xử lý các thiết bị ẩm móc,
gỉ sét tránh làm hư hỏng các thiết bị dạy học.
c) Biện pháp để sử dụng và bảo quản hiệu quả các thiết bị.
 Biện pháp.
Đối với nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch tiếp nhận, sửa chữa, bổ sung TBDH.

- Tổ chức việc tự làm đồ dùng dạy học.
- Phó hiệu trưởng phụ trách mảng thiết bị chịu trách nhiệm lên kế hoạch và
chỉ đạo thực hiện, dưới sự theo dõi, giám sát của Hiệu trưởng.
- Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn chịu trách
nhiệm chấm, kiểm tra việc sử dụng thiết bị của giáo viên bộ môn. Tiêu chí để
Người thực hiện đề tài

Bùi Thị Kim Cúc
Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm
2015
đánh giá:

Năm học 2014 -

+ Sử dụng thiết bị đúng mục đích.
+ Sử dụng thiết bị đúng lúc.
+ Sử dụng thiết bị đúng chỗ.
+ Sử dụng thiết bị đúng mức độ.
+ Sử dụng thiết bị phải thành công.
- Hiệu trưởng phân công cho Phó hiệu trưởng về chuyên môn cũng như xếp
thời khóa biểu, xếp các giờ thực hành khác nhau để tiện cho việc thực hiện sử
dụng thiết bị được đầy đủ.
- Động viên, tạo điều kiện để cán bộ giáo viên tự học, tự nghiên cứu, hưởng
ứng các phong trào thi đua: “Dạy tốt – học tốt, mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “dân chủ, kỉ cương, tình
thương, trách nhiệm”.
- Kiểm tra, đôn đốc, người làm công tác thiết bị quản lý thiết bị chặt chẽ,

đảm bảo an toàn các thiết bị - ĐDDH, sử dụng tốt các phòng bộ môn. Huy động
kinh phí ngân sách theo đúng các nguyên tắc quy định.
Đối với bản thân.
- Lập kế hoạch hoạt động thiết bị. Hàng tháng tổng kết số lượt mượn ĐDDH
và số tiết thực hành của giáo viên bộ môn.
- Kiểm tra bảo dưỡng những thiết bị sử dụng, cập nhật những thiết bị hư
hỏng vào sổ sách để cuối năm học đề nghị thanh lý, mua sắm bổ sung kịp thời để
phục vụ cho việc dạy và học.
- Chuẩn bị, trưng bày các thiết bị dạy học khi được yêu cầu.
- Có tinh thần, thái độ và trách nhiệm làm việc đứng đắn, không bê trễ, ỉ lại,
biết giúp đỡ, hướng dẫn giáo viên sử dụng các thiết bị khi cần thiết.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về nghiệp vụ thiết bị, quản lý và bảo
quản tốt các thiết bị - ĐDDH, quy định về cho mượn các thiết bị - ĐDDH.
- Sắp xếp một cách khoa học, vệ sinh, bảo quản tốt các đồ dùng.
Đối với tổ chuyên môn.
- Lên kế hoạch sử dụng TBDH theo kế hoạch năm học, theo tháng, tuần,
theo phân phối chương trình.
- Theo dõi việc sử dụng đồ dùng dạy học cho các bài thực hành bắt buộc
theo phân phối chương trình.
- Xây dựng kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị – ĐDDH.
Đối với giáo viên và học sinh.
Người thực hiện đề tài

Bùi Thị Kim Cúc
Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014 2015
- Ý thức được tính tích cực, tự giác, sáng tạo trong việc mượn và sử dụng đồ

dùng có hiệu quả, bảo quản tốt, trả kịp thời.
- Cuối tuần giáo viên bộ môn và nhân viên phụ trách thiết bị cùng chuẩn bị
các thiết bị - ĐDDH kịp thời cho tuần tới với bài dạy có sử dụng thiết bị dựa vào
nội dung tiết dạy.
- Giáo viên kiểm tra chất lượng của hóa chất; bộ thí nghiệm và các dụng cụ
thiết bị – ĐDDH và nên bố trí thực hành trước khi lên lớp tránh việc tiến hành thực
hành không thành công.
- Khi làm thực hành – thí nghiệm hoặc sử dụng ĐDDH có thể chia nhóm,
mỗi nhóm khoảng 6 đến 8 em chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập, ngồi đúng vị trí
quy định để dễ dàng quan sát và tiến hành thí nghiệm – thực hành.
- Sau mỗi tiết thực hành – thí nghiệm xong thì giáo viên bộ môn có trách
nhiệm hướng dẫn học sinh thu dọn đồ dùng dạy học, vệ sinh sạch sẽ rồi đem trả về
phòng chuẩn bị cho người phụ trách.
 Bảo quản một số thiết bị - đồ dùng dạy học
- Đối với các thiết bị tranh ảnh – bản đồ, bảng phụ, bảng biểu một tuần quét
bụi bẩn một lần. Dùng nẹp để nẹp các tranh ảnh treo lên giá để tránh hư hỏng, ẩm
mốc.
- Đối với các mô hình: sau khi giáo viên mượn sử dụng xong người phụ
trách cần kiểm tra các thành phần trong mô hình xem đầy đủ chưa, sắp xếp các
thành phần mô hình như ban đầu, lau chùi sạch sẽ để khô cho vào bịch nilong hoặc
tủ kính để bảo quản.
- Các thiết bị Ngoại ngữ: thường xuyên kiểm tra (đặc biệt các thiết bị có sử
dụng Pin/ ắc qui) để thay thế kịp thời khi thiết bị không hoạt động được; vệ sinh
các thiết bị nhằm tăng tuổi thọ sử dụng trang thiết bị được cấp.
- Hóa chất: mỗi loại hóa chất cần chứa trong lọ riêng biệt, có dán nhãn, công
thức hóa học, tên gọi, ghi rõ độ độc hại, dễ bay hơi, dễ cháy. Những chất dễ cháy
nên để vào tủ sắt. Các dụng cụ bằng thủy tinh sau khi sử dụng cần cọ rửa cẩn thận,
nhẹ nhàng để khô ráo cuối ngày cho vào hộp hoặc túi polyetylen bảo quản trong tủ
kính.
- Các bộ thí nghiệm – thực hành sau khi thí nghiệm xong cần lau chùi, nhỏ

dầu vào các thiết bị này để tránh gỉ sét, sắp xếp gọn gàng cho vào hộp để vào tủ
hoặc kệ.
- Kính lúp, kính hiển vi sử dụng xong cần đặt kính nơi khô thoáng, vào cuối
ngày làm việc đặt kính vào hộp có gói hút ẩm để tránh ẩm mốc. Lau hệ thống giá
đỡ hằng ngày bằng khăn sạch, lau vật kính dầu bằng giấy mềm chuyên dụng có
tẩm xylen hoặc cồn. Định kỳ kiểm tra các dây nguồn và ổ cắm.
- Các thiết bị dụng cụ TDTT như các loại bóng; cầu lông; vợt; cầu đá….cần
Người thực hiện đề tài

Bùi Thị Kim Cúc
Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014 2015
kiểm tra kỹ trước khi cho mượn và sau khi trả. Ví dụ nếu giáo viên sử dụng các
loại bóng, người phụ trách xem thử bóng có bị thủng hay không và khi trả cũng
vậy. Sau khi sử dụng xong nên xếp lên kệ hoặc lưới để bóng tránh để bóng lăn ra
ngoài.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Qua nhiều năm làm công tác thiết bị, tôi nhận thấy rằng thiết bị dạy học là
trang thiết bị không thể thiếu trong nhà trường. Nếu bổ sung thiết bị đầy đủ thường
xuyên và hoạt động có nghiệp vụ sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng
dạy và học.
- Nâng cao ý thức sử dụng thiết bị của giáo viên bộ môn, sự phối hợp chặt
chẽ giữa phụ trách thiết bị với Ban giám hiệu và giữa phụ trách thiết bị với giáo
viên bộ môn.
- Tham gia đầy đủ các hội nghị, các cuộc họp được Sở Giáo dục và Đào tạo
tổ chức hàng năm, lắng nghe báo cáo nắm bắt được những ưu điểm, những mặt còn
hạn chế của đơn vị bạn. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho hoạt động thiết bị cho đơn vị

mình.
- Lưu trữ tốt các hồ sơ thiết bị qua mỗi năm.
- Phải có tinh thần, trách nhiệm, có hiểu biết về các môn học tự nhiên mà có
sử dụng các thiết bị khá phức tạp như Lý, Hóa, Sinh...Đặc biệt phải hiểu biết tốt về
Tin học để làm báo cáo, ...và phần mềm bảng tính để thống kê, làm sổ danh mục.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Bộ Giáo dục và Đào tạo nên thường xuyên mở các lớp tập huấn để bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý sử dụng thiết bị dạy học
cho cán bộ thiết bị.
- Chỉ đạo công ty Sách - Thiết bị trường học cung cấp thiết bị kịp thời mà
nhà trường đặt mua.
Trên đây là một vài biện pháp nhỏ của cá nhân qua nghiên cứu và trực tiếp
quản lý ĐDDH tôi nhận thấy rằng:
- Không có thiết bị học sinh sẽ không thể thực hành, bài học không thể khắc
sâu, kiến thức sẽ rất trừu tượng, giáo viên sẽ phải tự thuyết minh kiến thức một
chiều, áp đặt học sinh nghe và chép bài một cách thụ động...Vậy nên, thiết bị là cầu
nối trung gian giữa giáo viên và học sinh. Bộ phận thiết bị hoạt động tốt sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng thiết bị giảng dạy cho học sinh. Như vậy sẽ
nâng cao được hiệu quả chất lượng dạy và học.
- Sau mỗi tiết thực hành – thí nghiệm và chuẩn bị dụng cụ day học cho giáo
viên, giáo viên đều đánh giá, nhận xét để tôi rút kinh nghiệm và hoàn thành công
việc tốt hơn.
Người thực hiện đề tài

Bùi Thị Kim Cúc
Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014 2015

- Chịu khó học hỏi, tỉ mỉ và trung thực trong công việc.
Qua một năm áp dụng thực hiện đề tài trên, bản thân tôi nhận thấy công tác
quản lý thiết bị, biết cách sử dụng và bảo quản tốt các thiết bị là một việc làm rất
quan trọng. Chính vì vậy, đã giúp tôi trau dồi về nhận thức và rút ra nhiều kinh
nghiệm thực tế quý báu trong công việc từ đó tôi nhận thức được cho bản thân
mình phải có lòng yêu nghề, tận tâm với công việc, có ý tưởng sáng tạo trong công
việc, cần cù, khéo léo.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ được rút ra trong thực tế của cá nhân
tôi, trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều khiếm khuyết, rất mong được sự
quan tâm góp ý của quý đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm nhằm khả năng
hoàn thiện chuyên môn của mình.
Tôi rất chân thành cảm ơn quý thầy cô.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hướng dẫn sử dụng đồ dùng, thiết bị các bộ môn có trong các kiện đồ dùng
thiết bị do Bộ giáo dục và Đào tạo cấp.
- Nội quy của nhà trường.
- Sổ theo dõi sử dụng thiết bị.
- Kế hoạch năm học 2014 – 2015 của trường THPT Võ Trường Toản.
- Bài giảng của thạc sĩ Trịnh Anh Cường, học viện quản lý giáo dục về cơ sở vật
và thiết bị dạy học ở trường THPT năm 2009.
Cẩm Mỹ, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Người thực hiện đề tài

Bùi Thị Kim Cúc

Người thực hiện đề tài

Bùi Thị Kim Cúc
Trang 13




×