TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP THEO CHUYÊN ĐỀ NHẰM GIÁO DỤC KĨ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người làm công việc chỉ đạo, quản lý giáo dục
toàn diện học sinh (HS) một lớp. GVCN là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức giáo
dục trong và ngoài nhà trường. Cùng với nhà trường, thông qua công tác chủ nhiệm,
góp phần định hình, định hướng tính cách của học sinh. GVCN là nhà quản lý, nhà tâm
lý, là nơi để các em học sinh chia sẻ những buồn vui, là chỗ dựa tinh thần vững vàng
cho các em trong cuộc sống.
Trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp đóng vai trò quan trọng. Đó là một
hoạt động giáo dục hữu ích góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết và giúp các em
phát triển những kĩ năng sống cơ bản. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, người giáo
viên chủ nhiệm phải biết phát huy vai trò, năng lực của học sinh.
Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, tôi nhận thấy vì nhiều lí do khác
nhau tiết sinh hoạt chủ nhiệm chưa thực sự hiệu quả (chủ yếu GV thuyết trình một
chiều, từ xử lí học sinh vi phạm đến nhận xét hoạt động của lớp...), tiết sinh hoạt lớp
thường nặng nề, nhiều học sinh cảm thấy “sợ” tiết sinh hoạt.
Mặt khác, thực tiễn xã hội hiện nay, để hội nhập, làm việc, tồn tại yêu cầu con
người (đặc biệt là giới trẻ) ngoài kiến thức còn phải có những kĩ năng cơ bản (kĩ năng
sống), trong khí đó việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các trường PT chưa
thực sự được quan tâm đúng mức, là một trong những nguyên nhân khiến học sinh
không biết, không hiểu và thiếu rất nhiều kĩ năng. Vì vậy, qua nhiều năm làm công tác
chủ nhiệm và đúc kết từ đồng nghiệm, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài
“ Tổ chức sinh hoạt lớp theo chuyên đề nhằm giáo dục một số kĩ năng sống cho học
sinh” để nghiên cứu.
1
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Các nội dung cơ bản của công tác chủ nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp:
+ Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp học
+ Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và các danh hiệu phấn đấu
+ Đưa ra các biện pháp chính để đạt mục tiêu
+ Những chuyên đề đi sâu để rút kinh nghiệm hoặc rèn luyện kĩ năng, hình thành thái
độ, ý thức đúng cho học sinh
+ Điều chỉnh kế hoạch (nếu phát sinh vấn đề)
- Các hình thức tổ chức sinh hoạt chủ nhiệm
+ Đánh giá thi đua tuần trước, thảo luận xây dựng kế hoạch tuần sau
+ Sinh hoạt theo chủ đề
+ Giao lưu, đối thoại với người có kinh nghiệm (các cựu học sinh, GV có kinh nghiệm)
+ Tổ chức hội thi (trong phạm vi hẹp ): văn nghệ, tìm hiểu về biển đảo...
+ Tham quan, thực địa (phạm vi ngoài lớp học)
- Mục tiêu cần đạt được trong công tác chủ nhiệm:
+ Giáo dục ý thức, thái độ, cách ứng xử cho học sinh
+ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
+ Phát hiện và bồi dưỡng những phẩm chất tốt, năng khiếu của học sinh
+ Chia sẽ những áp lực, tư vấn cho học sinh các vấn đề trong học tập, hướng nghiệp,
tình bạn, tình yêu...
2. Tổ chức sinh hoạt lớp theo chuyên đề
Tổ chức sinh hoạt lớp theo chuyên đề là hình thức lựa chọn những “Chuyên đề” phù
hợp cho học sinh thảo luận trong giờ chủ nhiệm nhằm mục đích giáo dục ý thức, thái độ
và kĩ năng sống cho học sinh
Nội dung các chuyên đề phải thật gần gũi, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm lý
lứa tuổi, phù hợp với hoạt động thực tiễn của nhà trường.
Các chuyên đề được lựa chọn cần đảm bảo:
- Gắn với thực tiễn hoạt động của trường
2
- Gần gũi, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh
- Chuyên đề phải đảm bảo tính vừa sức, phát huy được năng lực của học sinh
- Cần xây dựng kế hoạch thực hiện và phân công rõ ràng để học sinh và GV có thời
gian chuẩn bị.
3. Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
*Khái niệm kĩ năng sống:
Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo những
cách khác nhau nhưng nhìn chung các quan niệm đều thể hiện các nội dung:
- Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ cá chức năng và tham gia vào
cuộc sống hàng ngày, đồng thời coi kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó
là: học để biết, học để tự khẳng định, học để chung sống với người khác, học để
làm.
- KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của
con người. Bản chất của KNS là KN làm chủ bản thân và KN XH cần thiết để cá
nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là
khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những
người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc
sống.
* Ý nghĩa của Kĩ năng sống
- KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân (cách
vượt qua những áp lực, khó khăn trong học tập, trong cuộc sống, cách làm việc chung,
cách đưa ra ý kiến, thuyết phục...)
- KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội bền vững.
* Một số KNS cơ bản cần giáo dục cho học sinh: Kĩ năng tự nhận thức, kiểm soát cảm
xúc, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng lắng nghe tích cực, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tìm kiếm và
xử lí thông tin, kĩ năng thuyết trình...
3
* Một số phương pháp giáo dục KNS cho học sinh:
- Giáo dục thông qua các chủ đề chuyên biệt về KNS dưới hình thức hoạt động ngoài
giờ lên lớp (hoặc tiến hành trong tiết sinh hoạt lớp)
- Giáo dục KNS thông qua tích hợp vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Giáo dục KNS thông qua tích hợp vào các môn học trong chương trình (văn, sử, địa,
sinh, toán...)
- Giáo dục KNS thông qua các trải nghiệm thực tế (tham quan, thực địa)
- Giáo dục KNS thông qua tham vấn trực tiếp đối với cá nhân và nhóm học sinh
4. Thực trạng tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm và giáo dục kĩ năng sống ở các
trường THPT hiện nay.
4.1. Thực trạng tổ chức sinh hoạt lớp trong các trường THPT hiện nay
Mục đích của sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ
chức tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập
thể HS đoàn kết. Thông qua giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và
tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. HS được mở rộng mối liên hệ và tăng
cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong
đời sống tập thể của lớp học.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều học sinh không thích, thậm chí sợ tiết sinh hoạt lớp. GV
thuyết trình là chủ yếu (xử lí học sinh vi phạm, nhận xét, khuyên bảo, răn đe...), học
sinh ngồi nghe và làm theo yêu cầu GV, việc học sinh đưa ra ý kiến, tranh luận hoặc đề
xuất gì đó rất ít khi xảy ra.
Tiết sinh hoạt lớp thường được thực hiện theo 2 hình thức phổ biến:
HT1: Lớp trưởng lên nhận xét các mặt hoạt động và kết quả thi đua của lớp trong tuần.
Sau đó GVCN lớp “điều tra” những học sinh vi phạm nội quy làm mất điểm thi đua của
lớp, phê bình, khiển trách...Sau đó GVCN thông báo vội vàng những nội dung trường
triển khai trong tuần tới và...hết giờ.
HT2: GVCN vào lớp và lần lượt “tra tội” từng học sinh vi phạm nội quy để xã bực tức.
Sau đó triển khai công việc tuần sau.
4
4.2. Thực trạng về giáo dục KNS ở các trường THPT hiện nay
Thực tế ở các trường THPT hiện nay, giáo dục KNS chưa được quan tâm đúng mức
vì nhiều lí do khác nhau (chương trình học, điều kiện CSVC, tài liệu, nhân lực chuyên
trách, học sinh chưa quan tâm...). Những thông tin trên các phương tiện truyền thông về
bạo lực học đường, tình bạn, tình yêu... trong giới trẻ hiện nay đáng để chúng ta phải
suy nghĩ. Những thông tin trên chỉ ra một điều, nhiều bạn trẻ ngày nay không có hoặc
thiếu KNS.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Biện pháp tổ chức sinh hoạt lớp theo chuyên đề nhằm giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh
1.1. Xây dựng kế hoạch sinh hoạt lớp theo chuyên đề
Những chuyên đề lựa chọn thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp trong năm học cần gắn với
các kế hoạch của nhà trường, đoàn trường
Kế hoạch hoạt động của trường
Thời gian
Kế hoạch
20/10
Các hoạt động chào mừng ngày phụ nữ Việt BCH Công đoàn
Nam
20/11
Tổ chức thực hiện
Đoàn trường
Các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt BCH Công đoàn
Nam
Đoàn trường
Các hoạt động hướng nghiệp (đặc biệt cho đối
25/12-27/1
tượng học sinh k12)
Đoàn trường
8/3
Các hoạt động chào mừng ngày quốc tế phụ nữ
Đoàn trường
BCH Công đoàn
10/3-28/3
Các hoạt động “ tháng thanh niên”
Đoàn trường
5
*Xây dựng kế hoạch sinh hoạt lớp theo chuyên đề lớp 12a12 (năm học 2014-2015)
-Chọn lựa một số chuyên đề gắn với các chủ điểm hoạt động của trường (thời gian, nội
dung)
- Kế hoạch sinh hoạt lớp theo chuyên đề:
+ Lớp: 12a12
+ Địa điểm : trong lớp học
+ Thành phần tham gia: GVCN và 42 học sinh lớp 12a12
Thời
Chuyên đề
gian
Phương pháp thực Những kĩ năng
hiện
sống GD cho học
sinh
12/11-
1.Thảo luận về tình thầy trò Thuyết trình nhóm Kĩ
28/11
trong giai đoạn hiện nay
(chia theo tổ)
2. Phát biểu cảm nghĩ về một
GV mà em yêu thích nhất
thuyết
trình, kĩ năng lắng
nghe tích cực, kĩ
Thuyết trình cá nhân
5/1-10/1 3.Xu hướng chọn nghề của giới Thuyết trình cá nhân
năng tìm kiếm và
xử lí thông tin,
kĩ năng giải quyết
trẻ hiện nay
4. Tìm hiểu về nghề nghiệp
năng
Thuyết trình nhóm
vấn đề, kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng
8/3
5.Thảo luận về vai trò, vị trí của Thuyết trình
giao tiếp, kĩ năng
phụ nữ trong giai đoạn hiện nay
nêu ý kiến...
18/3-
6. Tầm quan trọng của bảo vệ
26/3
rừng và trách nhiệm của bản
thân
Tổ chức trò chơi
7. Thanh niên với an toàn giao
thông
8. Thi tìm hiểu về biển đảo
6
1.2. Các bước tiến hành tổ chức sinh hoạt lớp theo chuyên đề
Tố chức sinh hoạt lớp theo chuyên đề có thể được tiến hành qua các bước:
Bước 1: Ban cán sự lớp báo cáo tất cả hoạt động lớp (chuyên cần, vi phạm...) trong
tuần. GVCN nhận xét, đánh giá và thông báo kế hoạch tuần sau
Bước 2: Chọn chuyên đề phù hợp để tổ chức trong tiết sinh hoạt lớp. Chủ đề phải phù
hợp với đối tượng học sinh (lớp 10, 11 hay 12), phù hợp về mặt thời gian (lựa chọn
chuyên đề nào vào khỏang thời gian nào, nên chú ý đến những thời điểm diễn ra các
ngày lễ lớn trong năm: chào mừng 20/11, 8/3, 26/3...)
Bước 3: Chuẩn bị: chia nhỏ nội dung của chuyên đề và giao cho các nhóm (các tổ)
chuẩn bị (có thể chuẩn bị trước ở nhà) (chuẩn bị nội dung để trình bày, tranh ảnh minh
họa, bài thuyết trình powerpoint....)
Bước 4: Tiến hành trình bày trước lớp (các nhóm được giao nhiệm vụ phần nào sẽ trình
bày phần đó). Học sinh được lựa chọn cách thể hiện nội dung được phân công (đóng
vai, trình bày powerpoint, tổ chức trò chơi...)
Bước 5: Học sinh thảo luận các vấn đề đã được các nhóm trình bày (GV có thể đưa ra
các câu hỏi hoặc học sinh tự đặt cau hỏi rồi thảo luận).
- Khi tiến hành thảo luận chuyên đề cần lưu ý:
+ Vấn đề thảo luận phải phù hợp với hứng thú, nhu cầu và trình độ nhận thức chung
của HS, có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau
+ Vấn đề đưa ra thảo luận đòi hỏi sử dụng nhiều kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá,
kết luận hay sáng tạo ý tưởng mới.
+ Môi trường thảo luận phải thuận lợi, an toàn, thoải mái...
+ Cần tôn trọng ý kiến của các thành viên trong thảo luận
Bước 6: Tổng kết, nhận xét, đánh giá, những bài học kinh nghiệm được rút ra tiết s.hoạt.
2. Minh họa tiết sinh hoạt lớp theo chuyên đề nhằm giáo dục một số KNS cho
học sinh
2.1. Tìm hiểu về môi trường (rừng) thông qua tổ chức trò chơi
- Địa điểm: phòng học lớp 12a12
7
- Thành phần tham gia: GVCN và học sinh lớp 12a12
- Thời gian: Tiết sinh hoạt lớp (18/3)
Bước 1: Ban cán sự lớp báo cáo tình hình lớp. GVCN phê bình, tuyên dương một số
trường hợp điển hình. GVCN thông báo kế hoạch trường tuần sau (10 phút)
Bước 2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về môi trường thông qua trò chơi (Tên trò chơi:
Người gác rừng) (2 phút)
- Mục đích: Giúp học sinh hiểu được việc bảo vệ Rừng cần có sự tham gia tích cực
của toàn xã hội về cả mặt nhận thức lẫn hành động. Từ đó xác định cho mình trách
nhiệm trong việc tham gia bảo vệ rừng.
- Một số kĩ năng sống hình thành cho học sinh: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư
duy phê phán, kĩ năng hợp tác, kĩ năng quan sát, kĩ năng nêu ý kiến, phát biểu suy nghĩ
Bước 3: Phân công nhiệm vụ (chuẩn bị) (3 phút)
+ Đối với GV: chuẩn bị 100 viên kẹo ( 30 cái có giấy bọc màu đỏ, 30 cái màu xanh, 20
cái màu vàng, 20 cái màu tím ); phù hiệu tên (cán bộ kiểm lâm, thợ săn, người khai thác
gỗ, dân bản xứ)
+ Đối với học sinh: phân công học sinh đóng vai (cán bộ kiểm lâm: 3 học sinh, thợ săn:
2, người khai thác gỗ: 2, dân bản xứ:3).
Bước 4: Tiến hành chơi (10 phút)
+ Sắp xếp lại bàn ghế trong phòng để có không gian chơi
+ Kê một cái bàn ở giữa lớp, trên bàn xếp nhiều đống kẹo theo màu sắc (kẹo có giấy bọc
màu đỏ tượng trưng cho cây gỗ, kẹo màu xanh tương trưng cho động vật sống trong
rừng, màu vàng tượng trưng cho cây dược liệu, màu tím là các loại lâm sản khác).
+ Kiểm lâm (3 hsinh) có nhiệm vụ giữ các đống kẹo trên bàn, không cho ai lấy. Các học
sinh đóng các vai khác tìm mọi cách lấy kẹo càng nhiều càng tốt trong khoảng thời gian
5 phút thì dừng lại.
Bước 5: Thảo luận toàn lớp (12 phút)
Sau khi tham giam gia trò chơi xong. Học sinh trở về vị trí ngồi và cả lớp tiến hành
thảo luận những câu hỏi do GV đưa ra:
+ Những người kiểm lâm có thể giữ được toàn bộ số kẹo trên bàn không?
8
+ Có bao nhiêu đối tượng muốn lấy kẹo trên bàn? Lấy được bao nhiêu kẹo?
+ Để bảo vệ đống kẹo, những người kiểm lâm cần có sự hỗ trợ của những ai?
+ Bảo vệ rừng là trách nhiệm của ai?
+ Bản thân (học sinh) đã và đang làm những gì để bảo vệ rừng?
*Yêu cầu: Học sinh thảo luận cần thể hiện được một số nội dung sau:
- Rừng có vai trò rất lớn đối với môi trường sinh thái và cuộc sống của con người
- Bảo vệ rừng là nhiệm vụ của tất cả mọi người, toàn dân.
-Nêu được những giải pháp bảo vệ rừng, liên hệ trách nhiệm bản thân (là một học sinh
đang ngồi trên ghế nhà trường).
Bước 6: Tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm (8 phút)
- Học sinh đã tham gia tích cực vào trò chơi, thảo luận sôi nổi
- Thông qua việc trực tiếp tham gia trò chơi và thảo luận cả lớp để giải đáp những câu
hỏi đặt ra sau trò chơi học sinh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của bảo vệ rừng và
trách nhiệm của toàn xã hội trong bảo vệ rừng, thể hiện được quan điểm cá nhân qua
việc đưa ra ý kiến...từ đó cá thái độ và hành động đúng đắn trong bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, giúp học sinh có cơ hội để luyện tập, hình thành cho bản thân nhiều kĩ
năng sống cần thiết.
2.2. Tổ chức hướng nghiệp trong tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh.
- Hướng nghiệp: là khái niệm chung của một trong những lĩnh vực văn hóa xã hội, thực
hiện dưới hình thức quan tâm của xã hội và tạo nghề cho thế hệ đang lớn lên, hỗ trợ và
phát triển những thiên hướng và thực hiện đồng bộ các biện pháp chuyên môn tác động
đến con người trong việc tự xác định nghề nghiệp
- Thực tế hiện nay, học sinh THPT chưa quan tâm nhiều đến việc làm thế nào để lựa
chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp (biết ít thông tin về nghề nghiệp, chưa hiểu rõ bản
thân, chọn nghề theo mong muốn của gia đình...), dẫn đến tình trạng học sinh lựa chọn
nghề không phù hợp, bỏ dỡ việc học giữa chừng do chán học, thay đổi ngành học...Vì
vậy việc hướng nghiệp cho học sinh trong trường THPT thực sự cần thiết trong giai
đọan hiện nay.
9
*Cách thức tiến hành:
Địa điểm: lớp 12a12
Thành phần tham gia:GVCN, học sinh lớp 12a12, một số khách mời là cựu học
sinh
Thời gian: tiết sinh hoạt lớp (20/3)
Bước 1: Ban cán sự lớp báo cáo tình hình lớp trong thời gian vừa qua (tuần trước).
GVCN phê bình, tuyên dương một số trường hợp điển hình. GVCN thông báo kế hoạch
trường trong tuần tới.
Bước 2: Tổ chức chuyên đề hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 vào giai đoạn học sinh
sắp chuẩn bị đăng kí môn thi tốt nghiệp, lựa chọn trường thi
- Mục đích: giúp học sinh bước đầu nắm được các thông tin về nghề nghiệp, hiểu
được cách lựa chọn nghề nghiệp như thế nào thì phù hợp, chú ý hơn đến việc “hiểu
chính bản thân” (năng lực, sở thích nguyện vọng...), từ đó có sự lựa chọn nghề nghiệp
phù hợp với bản thân,
- Những kĩ năng sống được hình thành: Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin; kĩ năng
lắng nghe, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức
Bước 3:
Phân công nhiệm vụ cho các nhóm học sinh (4 nhóm tương ứng với 4 tổ) về nhà chuẩn
bị nội dung trước để trình bày:
+Nhóm 1: Tìm hiểu về xu hướng chọn nghề của giới trẻ hiện nay
+Nhóm 2: Tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp (chọn một ngành nghề trong nhóm ngành
kĩ thuật, y dược, nông nghiệp)
+Nhóm 3: Tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp (chọn một ngành nghề trong nhóm ngành
kinh tế, xã hội nhân văn, sư phạm)
+Nhóm 4: Là một nhà tư vấn hướng nghiệp, bạn sẽ có những lời khuyên gì cho các bạn
trẻ khi lựa chọn nghề trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ GV:
- Phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng nhóm
10
- Hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin trên mạng internet, tài liệu về tuyển sinh(sách),
hoặc thông qua trao đổi với các anh chị đi trước...Chuẩn bị bài thuyết trình (có thể kèm
theo minh họa)
- Mời một số cựu học sinh của trường đang học ĐH hoặc đang đi làm tham gia tiết SHL
Bước 4: Học sinh trình bày theo nhóm ( kèm theo sản phẩm)
Bước 5: Học sinh thảo luận về một số vấn đề liên quan đến lựa chọn nghề nghiệp:
- Có nên lựa chọn nghề nghiệp theo xu thế hay không?
- Làm sao để thuyết phục phụ huynh cho phép chọn ngành nghề yêu thích?
- Làm sao để biết bản thân phù hợp với ngành nghề nào?
- Nên đi học nghề hay đi thi đại học?
Sau khi kết thúc thảo luận, GVCN mời một số cựu học sinh lên chia sẻ với học sinh về
cách trọn nghề, chọn trường..
*Yêu cầu : Học sinh thảo luận phải thể hiện được một số nội dung sau:
-
Lựa chọn nghề nghiệp cần căn cứ vào các yếu tố: sở thích, năng lực học tập,
năng lực tài chính, xu thế của xã hội.
-
Hiểu kĩ về nghề nghiệp trước khi quyết định lựa chọn
-
Hiểu về bản thân (tâm lí, năng lực học tập, tính cách, khả năng tài chính của gia
đình...) để chọn nghề phù hợp.
Bước 6: Tổng kết, đánh giá
- Học sinh có thể hiểu thêm về nghề nghiệp qua việc tham gia hoàn thành nhiệm
vụ được giao (nội dung được phân công tìm hiểu).Từ đó có sự lựa chọn nghề phù
hợp với bản thân
- Bốn nhóm trình bày đều tích cực trong chuẩn bị, hào hứng trong tham gia trình
bày, thảo luận. Một số học sinh có cơ hội thể hiện năng lực cá nhân (thuyết trình,
dẫn chương trình...).
- Sau tiết sinh hoạt lớp, ngoài những kiến thức về nghề nghiệp học sinh còn rèn
luyện được một số kĩ năng sống.
- Học sinh được giao lưu với một số cựu học sinh (được đặt câu hỏi, chia sẻ...) với
các anh chị đi trước nên đa số học sinh đều rất hứng khởi.
11
MỘT SỐ HÌNH ẢNH SINH HOẠT LỚP THEO CHUYÊN ĐỀ
12
SẢN PHẨM TRÌNH BÀY CỦA HỌC SINH
Nhóm 1:
- Nội dung: Xu hướng chọn nghề của giới trẻ hiện nay
- Thành viên nhóm: 10
- Nhóm trưởng: Trần Minh Phi
- Trình bày: Nguyễn Phú Tài
Tâm lý chọn trường theo bạn bè của giới trẻ
Xu hướng “người sao mình vậy” không những khiến nhiều bạn trẻ chọn
nhầm ngành nghề mà còn biến họ trở nên thiếu bản sắc, kém tự tin trong cuộc
sống.
Việc lựa chọn ngành nghề luôn là quan tâm hàng đầu đối với phụ huynh và học
sinh, nhất là vào mỗi mùa tuyển sinh. Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy có đến
37% sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm, 57% phải học thêm
ngành khác để chờ đợi cơ hội tìm được việc làm ưng ý. Lý do chủ yếu do các bạn
trẻ đã chọn sai ngành nghề ngay từ đầu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả đáng tiếc trên như chọn nghề theo sự
áp đặt của phụ huynh, chọn nghề theo “mốt”, dễ kiếm tiền, chọn nghề dựa vào
may rủi… Ngoài ra, một sai lầm lớn mà các bạn trẻ hay mắc phải còn là chọn
nghề theo xu hướng của nhóm bạn chung lớp, chung trường.
Chọn nghề vì lí do kinh tế
Phổ biến nhất là chọn nghề vì những lý do kinh tế, đặt nặng giá trị kinh tế. Nhiều
bạn học sinh chấp nhận từ bỏ lĩnh vực nghề nghiệp mà mình yêu thích để lựa
chọn một ngành học khác với suy nghĩ ngành học này ra trường dễ xin được việc
hơn, thu nhập cao hơn.
Chọn nghề theo sự thành công của người thân
13
Chọn nghề theo sự thành công của người thân cũng là một trong những sai lầm
thường gặp ở những học sinh đang sống trong gia đình có cha mẹ, người thân
thành đạt trong xã hội. Cha mẹ và ngay cả bản thân các em cũng mong muốn
được tiếp nối truyền thống gia đình, nhưng các bạn không biết rằng mỗi người
có một năng lực, sở trường, tính cách riêng vì thế nghề này mang lại sự nghiệp
cho người này nhưng chưa chắc sẽ giúp cho người khác thành công
Thích học đại học hơn trung cấp nghề
Nhiều bạn học sinh khi chọn nghề vẫn giữ quan niệm xưa cũ, lạc hậu như cho
rằng nghề đào tạo ở bậc đại học thì dễ xin việc hơn nghề đào tạo ở bậc trung
cấp. Nhiều bạn trẻ còn cảm thấy xấu hổ và thất bại khi phải học trung cấp hay ở
những cơ sở đào tạo nghề. Ngày nay, thế giới việc làm đã mở rộng với nhiều
ngành nghề khác nhau, ở mỗi ngành nghề lại đỏi hỏi trình độ chuyên môn đào
tạo riêng. Có nghề đòi hỏi trình độ ở bậc đại học, sau đại học nhưng cũng có
nghề chỉ cần ở trình độ trung cấp. Thực tế trong nền kinh tế của chúng ta hiện
nay, nhu cầu nhân lực lao động trực tiếp qua đào tạo nghề ngày càng nhiều, do
đó những bạn học trung cấp lại có nhiều cơ hội được làm việc đúng chuyên môn
cũng như có cơ hội khẳng định bản thân hơn những sinh viên tốt nghiệp đại học.
Nhóm 2:
- Nội dung: Tìm hiểu về nghề nghiệp
- Thành viên nhóm: 10
- Nhóm trưởng: Nguyễn Trang thư
- Trình bày: Thanh Tuyền, Phương Thảo
14
15
Nhóm 3:
-Nội dung: nghề sư phạm
-Thành viên nhóm: 10
- Nhóm trưởng: Phạm Thị Kim Thoa
- Trình bày: Kim Thoa, Hà Mỹ
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Đối với HS lớp 12a12 trong năm học 2014-2015 (sĩ số:42)
Học lực
12a12
Hạnh kiểm
Yếu
T.bình
khá
TBình
Khá
Tốt
1
28
13
2
10
30
16
Lớp 12a12 là một trong 3 lớp yếu trong khối 12 nhưng kết thúc năm học đã có
nhiều tiến bộ, xếp hạng 6/12 lớp 12 về thi đua trong khối 12 và kết quả học tập cũng
nằm trong nhóm giữa của khối.Ngoài ra, học sinh còn có nhiều thay đổi về suy nghĩ,
thái độ học tập, chú ý hơn đến việc chọn trường , nghề phù hợp.
+ Học sinh rất say mê hứng thú khi tham gia vào các chuyên đề trong tiết sinh hoạt
lớp. Học sinh được nêu ý kiến, được hoạt động nhiều hơn...
+ Trong quá trình tham gia vào các chuyên đề trong tiết sinh hoạt, học sinh tự đánh
giá cái đúng, cái sai, phân tích, giải thích được những vấn đề được đưa ra từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm cho bản thân.
+ Học sinh được xâm nhập vào thực tế (tham gia vào trò chơi, đóng vai...) sẽ có cơ
hội thể hiện bản thân từ đó rèn luyện được một số kĩ năng sống: kĩ năng thuyết trình, kĩ
năng giải quyết vấn đề, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận
thức.. . Đây cũng là những dạng hoạt động mang tính sáng tạo và có thể kích thích phát
triển khả năng tư duy ở học sinh.
+ Sinh hoạt lớp theo chuyên đề không những tạo hứng thú cho học sinh mà còn góp
phần rèn luyện kĩ năng sống, từ đó khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi theo một chuẩn
mực.
- Đối với GVCN:
Thông qua hướng dẫn, chia sẽ với học sinh trong quá trình thực hiện chuyên đề,
GVCN có cơ hội gần gũi, hiểu học sinh hơn. Bên cạnh đó, GVCN còn có cơ hội tích lũy
thêm nhiều kinh nghiệm trong quản lý, giáo dục học sinh.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
- Để tổ chức sinh hoạt lớp theo chuyên đề có hiệu quả, cần quan tâm đến vấn đề cơ sở
vật chất (không gian lớp học, máy chiếu trong phòng học...)
- Khi thực hiện một số chuyên đề cần có sự phối hợp với đoàn trường, hội phụ huynh
của lớp (hướng nghiệp, tham quan thực địa ) để đạt hiệu quả cao hơn.
- Đối với một số chuyên đề cần hoạt động nhiều, gây tiếng ồn (tổ chức trò chơi, văn
nghệ, tổ chức các cuộc thi...) khi tổ chức trong lớp học cần nhận được sự thông cảm, hỗ
trợ của nhà trường.
17
- Cần được hỗ trợ về chi phí khi tổ chức một số chuyên đề ngoài lớp học (thực địa,
hướng nghiệp)
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Thị Hoa Bích Dung (2012), Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng sống cho
học sinh THPT, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
2. PGS.TS Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo trình chuyên đề Giáo dục kĩ năng
sống, NXB ĐHSPHN (tái bản 2010, 2011)
3. Nguyễn Thanh bình chủ biên (2006), Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam, Nhà in
Thống Nhất.
4. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn GVCN với công tác tư vấn tâm lí - giáo
dục cho học sinh Trung học, Hà nội 2013
Người thực hiện
Ngô Thị Bích Thuận
NNnbkfvf
18