Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị khu bắc trung tâm thành phố qui nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 107 trang )

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. 6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7
Chương 1. VÀI NÉT VỀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM ............... 8
1.1. Phân loại, nguồn gốc phát sinh của nước thải đô thị ................................. 8
1.2. Số lượng, đặc trưng của nước thải đô thị................................................... 9
1.3. Hiện trạng ô nhiễm và vấn đề xử lý nước thải đô thị ở Việt Nam [7] ..... 12

Chương 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BẮC TRUNG
TÂM THÀNH PHỐ QUY NHƠN. ............................................................ 14
2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố Quy Nhơn. ............. 14
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 14
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 20
2.2. Hiện trạng môi trường nước thải đô thị khu vực Bắc trung tâm thành
phố Quy Nhơn. ................................................................................................. 24
2.2.1. Hiện trạng môi trường nước của thành phố Quy Nhơn......................... 24
2.2.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước và thoát nước khu vực ........................... 25
2.2.3. Hiện trạng xử lý nước thải cho khu Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn
...................................................................................................................... 30
2.3. Một số nội dung điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến
năm 2020 .......................................................................................................... 32
2.3.1. Quy mô dân số [6] ............................................................................... 32
2.3.2. Cấp nước ............................................................................................. 32
2.3.3. Thoát nước mưa ................................................................................... 33
2.3.4. Thoát nước thải .................................................................................... 33


Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ VÀ ĐỀ
XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ .................................................................... 35
3.1. Các bước xử lý nước thải đô thị [1] .......................................................... 35
3.1.1. Xử lý bậc một (hay xử lý sơ bộ) ............................................................ 35
3.1.2. Xử lý bậc hai (xử lý sinh học) ............................................................... 35
3.1.3. Xử lý bậc ba (hay xử lý triệt để) ........................................................... 35
3.1.4. Xử lý bùn cặn trong nước thải .............................................................. 35
3.1.5. Giai đoạn khử trùng ............................................................................. 35
3.2. Các phương pháp xử lý nước thải đô thị ................................................. 36
3.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học [2] ..................................... 36
3.2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa – lý [1] ................. 37
3.2.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học [2] .................................. 37
3.2.4. Tách các nguyên tố dinh dưỡng ra khỏi nước thải [1] .......................... 38
3.2.5. Khử trùng nước thải ............................................................................. 39
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 1/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

3.2.6. Các phương pháp xử lý cặn .................................................................. 39
3.3.1. Cơ sở lựa chọn dây chuyền công nghệ XLNT ....................................... 39
3.3.2. Xác định các thông số tính toán ban đầu .............................................. 40
3.3.2.1. Xác định lưu lượng nước thải cần xử lý đến năm 2020 ...................... 40

3.3.2.2. Xác định đặc trưng ô nhiễm của khu vực đến năm 2020 .................... 42
3.3.2.3. Xác định mức độ cần thiết xử lý nước thải ......................................... 43
3.3.3. Phân tích một số công nghệ xử lý đã được áp dụng ............................. 45
3.3.3.1. Công nghệ Aeroten truyền thống ....................................................... 47
3.3.3.2. Công nghệ Aeroten hoạt động gián đoạn theo mẻ (SBR)[1] .............. 47
4.3.3. Công nghệ AAO ................................................................................... 48
3.3.3.4. Bể lọc sinh học .................................................................................. 50
3.3.3.5. Mương oxy hóa [8] ........................................................................... 51
3.3.4. Lựa chọn hệ thống xử lý nước thải ....................................................... 52

Chương 4. TÍNH TOÁN CÁC THIẾT BỊ ................................................. 55
4.1. Ngăn tiếp nhận .......................................................................................... 55
4.2. Mương dẫn nước thải ............................................................................... 55
4.3. Song chắn rác ............................................................................................ 55
4.5. Bể lắng cát ngang ...................................................................................... 61
4.6. Máng đo lưu lượng.................................................................................... 64
4.7. Bể điều hòa ................................................................................................ 65
4.8. Bể lắng đợt một ......................................................................................... 65
4.9. Hệ thống AAO ........................................................................................... 70
4.9.1. Bể xử lý sinh học yếm khí ..................................................................... 70
4.9.2. Bể xử lý sinh học thiếu khí.................................................................... 70
4.9.3. Bể xử lý sinh học hiếu khí ..................................................................... 72
4.10. Bể lắng đợt II........................................................................................... 76
4.11. Trạm khử trùng nước thải ..................................................................... 78
4.12. Bể nén bùn ............................................................................................... 81
4.13. Bể mêtan .................................................................................................. 84
4.14. Tính toán các thiết bị phụ ....................................................................... 87
4.14.1. Máy thổi khí ....................................................................................... 87
4.14.2. Bơm nước thải và bơm bùn ................................................................ 92


CHƯƠNG 5. TÍNH TOÁN KINH PHÍ ................................................... 100
5.1. Tính toán kinh phí xây dựng công trình ................................................ 100
5.1.1. Chi phí xây dựng (các bể, mặt bằng, nhà): ......................................... 100
5.1.2. Chi phí máy móc, thiết bị điện và nước, hệ thống an toàn: ................. 102
5.1.3. Chi phí khác:...................................................................................... 103
5.1.4. Tổng giá thành xây dựng công trình: ................................................. 103
5.2. Chi phí quản lý vận hành ....................................................................... 103
5.2.1. Chi phí điện năng ............................................................................... 103
5.2.2. Chi phí hóa chất................................................................................. 104
5.2.3. Chi phí Ban quản lý vận hành: ........................................................... 104
5.2.4. Chi phí khấu hao ................................................................................ 104
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 2/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

KẾT LUẬN ............................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 107
PHỤ LỤC………………………………………………………………….

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355


-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 3/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn thải nước của một số cơ sở dịch vụ và công trình công cộng.
Bảng 1.2. Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư.
Bảng 1.3. Nhu cầu cấp nước và lượng nước thải một số ngành công nghiệp.
Bảng 2.1. Tần suất các hướng gió và lặng gió.
Bảng 2.2. Tốc độ gió trung bình và lớn nhất.
Bảng 2.3. Số giờ nắng trung bình.
Bảng 2.4. Khả năng bốc hơi trung bình tháng.
Bảng 2.5. Lượng mưa các tháng trong năm.
Bảng 2.6. Độ ẩm không khí trung bình các tháng.
Bảng 2.7. Dân số trung bình theo các năm.
Bảng 2.8. Diện tích và dân số khu vực Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn năm 2008.
Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế thành phố Quy Nhơn.
Bảng 2.10. Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.
Bảng 2.11. Các cơ sở kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ.
Bảng 2.12. Chất lượng nước mặt thành phố Quy Nhơn năm 2009.
Bảng 2.13. Chất lượng nước ngầm thành phố Quy Nhơn năm 2009.
Bảng 2.14. Bảng thống kê hiện trạng cửa xả.
Bảng 2.15. Nhu cầu dùng nước thành phố Quy Nhơn.
Bảng 2.16. Tiêu chuẩn và dự báo nước thải đến năm 2020.
Bảng 3.1. Giá trị tính toán các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán cho giá trị tối

đa cho phép trong nước thải sinh hoạt.
Bảng 3.2. Tính toán tiêu chuẩn cấp nước tương đương.
Bảng 3.3. Dân số các phường phía Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn.
Bảng 3.4. Lượng chất bẩn tính cho một người trong một ngày đêm.
Bảng 3.5. Đặc trưng ô nhiễm nước thải đô thị khu Bắc trung tâm thành phố Quy
Nhơn cần xử lý đến năm 2020.
Bảng 3.6. Nồng độ giới hạn một số chất ô nhiễm trong nướ thải đô thị.
Bảng 4.1. Kết quả tính toán song chắn rác.
Bảng 4.2. Kết quả tính toán bể lắng cát ngang.
Bảng 4.3. Kết quả tính toán bể lắng đợt I.
Bảng 4.4. Kết quả tính toán hệ thống AAO.
Bảng 4.5. Kết quả tính toán bể lắng đợt II.
Bảng 4.6. Các thông số vận hành của trạm khử trùng nước thải.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 4/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Các bước xử lý nước thải đô thị.
Hình 3.2. Sơ đồ nguyên tắc dây chuyền công nghệ xử lý hoàn chỉnh.
Hình 3.3. Sơ đồ hoạt động của bể Aeroten truyền thống.
Hình 3.4. Sơ đồ của hệ thống Aeroten theo mẻ SBR.

Hình 3.5. Sơ đồ xử lý sinh học AAO.
Hình 3.6. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học.
Hình 3.7. Sơ đồ nguyên lý hoạt của kênh oxy tuần hoàn.
Hình 3.8. Sơ đồ dây chuyền công xử lý nước thải đô thị.
Hình 4.1. Sơ đồ cấu tạo song chắn rác.
Hình 4.2. Sơ đồ cấu tạo bể lắng cát ngang hình chữ nhật.
Hình 4.3. Sơ đồ cấu tạo mương Parsan.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 5/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NTSH
NTCN

- Nước thải sinh hoạt
- Nước thải công nghiệp

ABS

- Alkyl benzen sunfonat


UBND

- Ủy ban nhân dân

QCVN
BTNMT
KPH

- Quy chuẩn Việt Nam
- Bộ Tài nguyên môi trường
- Không phát hiện

URENCO
WB

- Công ty Môi trường đô thị
- Ngân hàng phát triển Châu Á

XLNT
qsh

- Xử lý nước thải
- Nước sinh hoạt

SBR
AAO

- Sequencing Batch Reactor
- Anaerobic – Anoxic - Oxic


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 6/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

MỞ ĐẦU
Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh đã đưa nền kinh tế nước ta phát triển lên tầm
cao mới. Tuy nhiên, đô thị hóa cũng là một thách thức lớn đối với đất nước. Sự gia
tăng dân số cùng với tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp, thương mại, du
lịch, dịch vụ đã gây áp lực không nhỏ cho môi trường, đặc biệt là vấn đề nước thải.
Hiện nay, hệ thống cấp thoát nước ở các đô thị Việt Nam được xây dựng từ
rất lâu, chưa được phát triển đồng bộ và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, không
thể đáp ứng kịp thời sự phát triển đô thị. Các đô thị vẫn phải sử dụng hệ thống
cống thoát nước chung, xử lý nước thải không tập trung. Chính vì vậy, nước thải
đô thị trở thành vấn đề cấp bách của các cấp các ngành. Lượng nước thải đô thị
thải ra hàng ngày rất lớn, chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao, đặc biệt là các chất
dinh dưỡng (nitơ, photpho) và các vi sinh vật, kí sinh trùng gây bệnh. Đây là một
trong những nguồn gây ô nhiễm lớn tới môi trường nước, phá vỡ cân bằng hệ sinh
thái của môi trường nước, làm mất đi vẻ mỹ quan đô thị.
Nước thải của khu trung tâm thành phố Quy Nhơn cũng không nằm ngoài
những đặc trưng tương tự như trên. Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định được
sự tài trợ vốn của Ngân hàng thế giới (WB) đã có dự án điều chỉnh quy hoạch tổng

thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực trung tâm thành phố đến năm
2020. Dựa trên tính cấp thiết của dự án, đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô
thị - Khu Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn” góp một phần nhỏ vào việc hoàn
thiện hệ thống xử lý nước thải cho khu vực, bảo vệ môi trường nước, tạo cảnh quan
cho khu đô thị. Nội dung của đồ án bao gồm các phần:
- Mở đầu

-

Chương 1: Vài nét về nước thải đô thị ở Việt Nam.
Chương 2: Hiện trạng môi trường khu vực Bắc trung tâm thành phố Quy
Nhơn.
Chương 3: Các phương pháp xử lý nước thải đô thị.

-

Chương 4: Tính toán các thiết bị.
Chương 5: Tính toán kinh phí.
Kết luận.
Tài kiệu tham khảo.

-

Phụ lục.

-

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355


-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 7/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Chương 1. VÀI NÉT VỀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM
1.1. Phân loại, nguồn gốc phát sinh của nước thải đô thị
Nước thải đô thị là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của
một thành phố. Đó là hỗn hợp của các loại nước thải: nước thải sinh hoạt, nước thải
công nghiệp, nước thải thấm qua và nước thải tự nhiên.
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng, trên
cơ sở đó nước thải đô thị có thể phân thành các loại sau:
- Nước thải sinh hoạt:
 Là nước đã được sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt tắm rửa,
vệ sinh nhà cửa,.. của các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại,
cơ sở dịch vụ... Như vậy, nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá
trình sinh hoạt của con người. Một số các hoạt động dịch vụ hoặc công
cộng như bệnh viện, trường học, nhà ăn,... cũng tạo ra các loại nước
thải có thành phần và tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt [1].
 Thành phần NTSH gồm 2 loại:
Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các khu vệ
sinh.
Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các
chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
- Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất)
 Là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải sinh

hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
 Nước thải sản xuất được chia thành 2 nhóm: nhóm nước thải sản xuất có
độ ô nhiễm thấp (quy ước sạch) và nhóm nước thải có độ ô nhiễm cao.
Nước thải công nghiệp qui ước sạch là loại nước thải sau khi được sử
dụng để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải công nghiệp nhiễm bẩn cần xử lý cục bộ trước khi xả vào
mạng lưới thoát nước chung hoặc vào nguồn nước tùy theo mức độ xử lý.
- Nước thải thấm qua: Đây là nước mưa thấm vào hệ thống cống bằng nhiều
cách khác nhau qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành của hố ga.
- Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở những
thành phố hiện đại, nước thải tự nhiên được thu gom như một hệ thống
thoát nước riêng nhưng thành phố Quy Nhơn chỉ có một hệ thống cống
thoát nước chung cho nên nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 8/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

nước mưa đều thoát theo hệ thống cống này.
1.2. Số lượng, đặc trưng của nước thải đô thị
Tính gần đúng, nước thải đô thị thường gồm khoảng 50% là nước thải sinh hoạt,
14% là các loại nước thấm và 36% là nước thải sản xuất [2].
 Nước thải sinh hoạt

- Lượng NTSH của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp
nước, điều kiện trang thiết bị vệ sinh nhà ở, đặc điểm khí hậu, tập quán
sinh hoạt của người dân và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
- Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và
các tính chất đặc trưng của thành phố. Khoảng 65 đến 85% lượng nước
cấp cho một người trở thành nước thải [2].
- Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt của khu dân cư đô thị thường là từ 100
đến 250 l/người.ngày đêm (đối với các nước đang phát triển) là từ 150
đến 500 l/người.ngđ (đối với nước phát triển). Ở nước ta hiện nay, tiêu
chuẩn cấp nước dao động từ 120 đến 180 l/người.ngày [1].
- Lượng NTSH tại các cơ sở dịch vụ, công trình công cộng phụ thuộc vào
loại công trình, chức năng, số người tham gia, phục vụ trong đó. Tiêu
chuẩn thải nước của một số loại cơ sở dịch vụ và công trình công cộng
được nêu trong bảng 1.1.
Bảng 1.1.Tiêu chuẩn thải nước của một số cơ sở dịch vụ và
công trình công cộng [1]
Đơn vị tính

Lưu lượng
(lít/đơn vị tính.ngày)

Hành khách

7,5 – 15

Khách

152 – 212

Nhân viên phục vụ


30 – 45

Nhà ăn

Người ăn

7,5 – 15

Siêu thị

Người làm việc

26 – 50

Giường bệnh

473 – 908

Nhân viên phục vụ

19 – 56

Trường Đại học

Sinh viên

56 – 113

Bể bơi


Người tắm

19 – 45

Người tham quan

15 -30

Nguồn nước thải
Nhà ga, sân bay
Khách sạn

Bệnh viện

Khu triển lãm, giải trí

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 9/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

- Đặc trưng của NTSH là thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó

khoảng 52% là các chất hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một số lớn vi
sinh vật. Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng các virut
và vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn... Đồng thời trong nước cũng
chứa các vi khuẩn không có hại có tác dụng phân hủy các chất thải.
- Chất hữu cơ chứa trong NTSH bao gồm các hợp chất như protein (40 –
50%); hydrat cacbon (40 – 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các
chất béo (5 – 10%). Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy
sinh học và thoát ra khỏi các quá trình xử lý sinh học cùng với bùn [3].
- Đặc điểm quan trọng của NTSH là thành phần của chúng tương đối ổn
định [3].
Bảng 1.2. Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư [1]
Chỉ tiêu

Trong khoảng

Trung bình

Tổng chất rắn (TS), mg/l
- Chất rắn hòa tan (TDS), mg/l
- Chất rắn lơ lửng (SS), mg/l

350 – 1.200
250 – 850
100 – 350

720
500
220

110 – 400


220

Tổng Nitơ, mg/l
- Nitơ hữu cơ, mg/l

20 – 85
8 – 35

40
15

- Nitơ Amoni, mg/l
- Nitơ Nitrit, mg/l

12 – 50
0 – 0,1

25
0,05

- Nitơ Nitrat, mg/l

0,1 – 0,4

0,2

Clorua, mg/l

30 – 100


50

Độ kiềm, mgCaCO3/l

50 – 200

100

Tổng chất béo, mg/l

50 – 150

100

Tổng Photpho, mg/l

-

8

BOD5, mg/l

Nguồn: Metcalf&Eddy. Wastewater Engineering Treatment, Disposal, Reuse.
Fuorth Edition, 2004.
- Trong nước thải đô thị, tổng số coliform từ 106 đến 109 MPN/100ml,
fecal coliform từ 104 đến 107 MPN/100ml [1].

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355


-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 10/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Như vậy, NTSH của đô thị có khối lượng lớn, hàm lượng chất ô nhiễm cao,
nhiều vi khuẩn gây bệnh, là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi
trường nước.
 Nước thải công nghiệp
- Lượng nước thải công nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: loại hình,
công nghệ sản xuất, loại và thành phần nguyên vật liệu, sản phẩm, công
suất nhà máy,... Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được
xác định chủ yếu bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất.
- Ngoài ra, trình độ công nghệ sản xuất và năng suất của xí nghiệp cũng có
ý nghĩa quan trọng. Lưu lượng tính cho một đơn vị sản phẩm rất khác
nhau. Lưu lượng nước thải sản xuất dao động rất lớn. Trong các khu công
nghiệp tập trung, lưu lượng nước thải sản xuất cũng có thể chọn từ 25 đến
40 m3/ha.ngày, phụ thuộc vào các loại hình sản xuất trong các khu công
nghiệp và chế xuất đó.
Bảng 1.3. Nhu cầu cấp nước và lượng nước thải một số ngành công nghiệp [1]
Ngành công

Đơn vị tính

nghiệp


Nhu cầu cấp

Lượng nước

nước

thải

Sản xuất bia

lít nước/lít bia

10 – 20

6 – 12

Công nghiệp
đường

m3 nước/tấn đường

30 – 60

10 – 50

Công nghiệp giấy

m3 nước/tấn giấy


300 – 550

250 – 450

Dệt nhuộm

m3 nước/tấn vải

400 – 600

380 – 580

Sợi nhân tạo

m3 nước/tấn sản phẩm

150 – 200

100

Làm sạch khí lò
cao

m3 nước/m3 khí

4–6

3,5 – 5,5

Đúc gang


m3 nước/tấn gang

2–5

1–4

300 – 400

300 – 400

Luyện đồng

3

m nước/tấn đồng

- Thành phần và tính chất NTCN rất đa dạng và phức tạp. Một số loại nước
thải chứa các chất độc hại như nước thải mạ điện, nước thải chế biến
thuốc phòng dịch...
- Thành phần ô nhiễm chính của NTCN là các chất vô cơ (nhà máy luyện
kim, nhà máy sản xuất phân bón vô cơ...), các chất hữu cơ dạng hòa tan,
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 11/ 107



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

các chất hữu cơ vi lượng gây mùi, vị (phenol, benzen...), các chất hữu cơ
khó bị phân hủy sinh học (thuốc trừ sâu, diệt cỏ...), các chất hoạt tính bề
mặt ABS ( Alkyl benzen sunfonat), một số các chất hữu cơ có thể gây
độc hại cho thủy sinh vật, các chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học tương
tự như trong nước thải sinh hoạt.
- Trong NTCN còn có thể có chứa dầu, mỡ, các chất lơ lửng, kim loại
nặng, các chất dinh dưỡng (N, P) với hàm lượng cao.
 Nước mưa
Nước mưa có nguồn gốc là nước ngưng. Vì vậy, nước mưa là nguồn nước tương
đối sạch, đáp ứng được các tiêu chuẩn dùng nước. Ở những nước phát triển, nước
mưa được sử dụng và thu gom rất hiệu quả. Nước mưa được thu gom sử dụng cho
các mục đích sản xuất, sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy và tưới cây,…trường hợp
không có nhu cầu sử dụng, nước mưa thường được được thu gom theo một hệ thống
thoát riêng rồi xả vào nơi quy định, không chảy về trạm xử lý, giảm chi phí xử lý
cho trạm.
Nước mưa chỉ bẩn (bị ô nhiễm) khi chảy qua mặt bằng đã bị ô nhiễm bởi các
chất hữu cơ, vô cơ và cả các chất thải rắn: cát bụi, rác, phân gia súc, vi sinh vật.
Hiện tượng này thường gặp ở các đô thị Việt Nam mỗi khi có mưa, chủ yếu là nước
mưa đợt đầu.
Ở các đô thị lớn nước ta hệ thống thoát nước mưa chưa được quy hoạch và xây
dựng riêng, hầu hết nước mưa thoát vào hệ thống thoát nước chung và đưa về trạm
xử lý hay nguồn tiếp nhận theo điều kiện của từng đô thị.
1.3. Hiện trạng ô nhiễm và vấn đề xử lý nước thải đô thị ở Việt Nam [7]
Sức ép của sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế tại các đô thị ở Việt Nam
đang đè nặng lên môi trường khiến cho tình trạng ô nhiễm nước thải ở các đô thị
ngày càng trở nên trầm trọng.

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Anh, Viện Khoa học và Kỹ thuật, Đại học Xây dựng
Hà Nội, “ Ước tính hiện nay chỉ có khoảng 6% lượng nước thải đô thị được xử lý”.
Tại các thành phố lớn hiện chỉ có từ 50 – 80 % số hộ gia đình sử dụng hố xí tự
hoại, còn lại là số hộ vẫn sử dụng các loại nhà vệ sinh kiểu hố xí thùng. Tại các
thành phố khác (đô thị loại ba đến loại năm), theo Bộ xây dựng, có tới 30 – 50% số
hộ gia đình sử dụng hố xí thùng hoặc hố xí hai ngăn.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 12/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Tình trạng này đang gây ô nhiễm nặng môi trường sinh thái và nguồn nước tại
các đô thị và khu dân cư, nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu nào để giải quyết. Hệ
thống xử lý nước thải vệ sinh tại hầu hết các thành phố của Việt Nam cũng rất kém.
Nước thải từ nhà vệ sinh chỉ được xử lý qua loa trong các hệ thống bể tự hoại
của gia đình, sau đó hòa chung với nước xám chưa qua xử lý trước khi chảy vào
cống thoát nước chung hoặc chảy thẳng ra sông, hồ.
Hầu hết các hệ thống thoát nước này đều là hệ thống thoát nước chung có chức
năng thoát nước mưa và nước thải nhưng rất cũ và đã xuống cấp, được xây dựng
với đường kính, độ dốc nhỏ và tốc độ dòng chảy thấp nên gây ra sự lắng đọng và
tắc cống trong cả hệ thống vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa.
Chiều dài cống thoát nước tính trên đầu người hiện tại (tính từ điểm đấu nối hộ

gia đình) dao động từ 1,2 – 1,4 mét, trong khi đó ở các đô thị khác trong khu vực là
từ 6m – 8m.
Những nguyên nhân và thực trạng về nước thải nêu trên đã tồn tại từ rất nhiều
năm nay mà không có giải pháp xử lý triệt để đã gây ra tình trạng ô nhiễm nước thải
ở mức báo động trên cả nước.
Theo ước tính của Bộ xây dựng, mỗi ngày tổng lượng nước thải đô thị ở Hà Nội
lên tới 500.000 m3; trong đó 100.000 m3 là lượng nước thải từ các cơ sở công
nghiệp, bệnh viện và các cơ sở dịch vụ khác. Chỉ có một số ít nhà máy và bệnh viện
được trang bị hệ thống xử lý nước thải tại chỗ, và chỉ có 8 – 10 % tổng lượng nước
thải đô thị được xử lý ở bốn nhà máy xử lý nước thải mới xây dựng với tổng công
suất 48.000 m3/ngày. Có nghĩa là có tới 90 – 92% lượng nước thải sinh hoạt, y tế, từ
các cơ sở sản xuất, làng nghề, xí nghiệp không hề được xử lý mà xả thẳng sông
ngòi, ao hồ trên địa bàn thành phố. Chỉ số BOD, DO, NH4, NO2, NO3,... ở các sông,
hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép.
Ở thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải;
khoảng gần 3000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở các đô thị khác như Hải
Phòng, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn,... nước thải đô thị cũng không được xử lý độ ô
nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải. Các thông số như SS, BOD, COD,
DO,... đều vượt quá từ 5 -10 lần, thậm chí 20 lần tiêu chuẩn cho phép.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 13/ 107



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Chương 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BẮC TRUNG
TÂM THÀNH PHỐ QUY NHƠN.
2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố Quy Nhơn.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Quy Nhơn nằm ở cực Nam của tỉnh Bình Định có toạ độ địa lý
13046’ vĩ độ Bắc, 119014’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và Phù
Cát, phía Nam giáp huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên, phía Đông giáp biển Đông, phía
Tây giáp huyện Tuy Phước, cách Hà Nội 1.060 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ
Chí Minh 640km về phía Nam, nơi chạy qua của đường quốc lộ số 1, tuyến đường
sắt xuyên Việt.
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 159/QĐ-TTg công nhận
thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I tạo tiền đề đầu tư xây dựng đô thị phát triển
đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị, xây dựng và phát triển thành
phố Quy Nhơn thành đô thị hiện đại, bền vững, có bản sắc riêng nhằm thực hiện tốt
vai trò đô thị động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Khu vực Bắc trung tâm thành phố, hiện tại gồm 8 phường, diện tích 21,54 km2:
phía Bắc giáp sông Hà Thanh và trải dọc theo đầm Thị Nại, phía Nam giáp phường
Ghềnh Ráng và trải dài theo chân núi Vũng Chua về phía Bắc, phía Đông giáp vịnh
Quy Nhơn, phía Tây trải dài dọc theo phía Đông núi Bà Hỏa, giáp lưu vực hồ Phú
Hòa – khu tái định cư Nhơn Bình, Nhơn Phú.
Sơ đồ vị trí khu Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn (Phụ lục 1)
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng. Cao độ thay đổi từ 1.5 m đến 4m. Huớng dốc
nghiêng từ núi ra biển và từ núi dốc về các triền sông. Độ dốc trung bình từ 0,5% đến
1% thường bị ngâp lụt từ 0,5 m đến 1,0 m (p = 10 %) ở các khu vực có cao độ < 2.0 m.
2.1.1.3. Khí hậu

Khu vực này mang đặc tính khí hậu của vùng Trung- Trung Bộ, bị chi phối bởi
gió Đông Bắc trong mùa mưa và gió Tây vào mùa khô. Mùa khô từ tháng 1 đến
tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 (lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80%
lượng mưa cả năm). Mùa đông ít lạnh, thịnh hành gió Tây Bắc đến Bắc. Mùa hè có
nhiệt độ khá đồng đều, có 4 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 280C. Hướng gió
chủ yếu là Đông đến Đông Nam, nhưng chiếm ưu thế trong nửa đầu mùa Hạ là

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 14/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

hướng Tây đến Tây Bắc. Mùa mưa tại khu vực Quy Nhơn thường có bão, và bão
lớn tập trung nhiều nhất vào tháng 10.
Nhiệt độ trung bình năm: 26,90C.
Độ ẩm tương đối trung bình: 78%.
a- Gió
Hướng gió:
Tần suất các hướng gió và lặng gió trong các tháng đo được Trạm khí tượng
Quy Nhơn được dẫn ra trong bảng sau:
Bảng 2.1. Tần suất các hướng gió và lặng gió
Tần suất
(%)


Lặng
gió

Các hướng gió
Bắc

Tây
Bắc

Đông

Đông
Nam

Nam

Tây
Nam

Tây

Tây
Bắc

Tháng 1

9,5

43,7


12,6

2,3

4,1

2,0

-

4,4

31,2

Tháng 2

14,7

41,2

8,9

3,5

10,3

6,1

0,1


3,2

26,6

Tháng 3

19,6

30,2

6,7

6,1

26,2

11,7

0,4

2,5

16,2

Tháng 4

23,6

18,1


5,9

9,1

36,7

19,4

0,6

1,1

9,1

Tháng 5

26,1

13,0

5,3

7,5

32,3

21,4

2,0


7,4

11,0

Tháng 6

25,3

6,5

2,8

6,0

25,8

17,4

3,6

21,1

16,8

Tháng 7

22,6

5,9


2,4

2,6

23,9

12,3

3,6

31,2

18,1

Tháng 8

22,8

7,1

2,3

3,3

19,2

9,5

4,2


24,8

19,6

Tháng 9

25,6

21,6

5,7

4,5

17,1

11,6

3,2

14,9

21,4

Tháng 10

14,7

36,4


12,8

4,8

5,8

4,0

0,5

6,3

29,4

Tháng 11

7,9

51,6

13,1

2,5

1,5

1,1

0,1


3,8

26,3

Tháng 12

6,4

51,1

10,6

1,6

1,2

0,9

-

4,0

30,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2008)
Vận tốc gió:
Vận tốc gió trung bình tại thành phố Quy Nhơn là 2-4 m/s. Trong những trường
hợp đặc biệt như: giông, bão... vận tốc gió rất lớn, có thể đạt tới 40 m/s.
Tốc độ gió trung bình và lớn nhất trong các tháng đo được ở Trạm khí tượng

Quy Nhơn được dẫn ra trong bảng sau:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 15/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Bảng 2.2. Tốc độ gió trung bình và lớn nhất
(Đơn vị: m/s)
Tháng

1

2

3

4

5

6


7

8

9

10

11

12

Trung bình

3,9

3,7

4,0

4,0

3,7

3,7

4,2

3,7


3,3

3,4

4,3

4,4

Lớn nhất

18

19

16

31

21

40

40

38

40

32


36

40

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2008)
b- Nắng
Số giờ nắng trung bình các tháng đo được tại Trạm khí tượng Quy Nhơn được
trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.3. Số giờ nắng trung bình
(Đơn vị: giờ)
TT

Các tháng

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

1

Tháng 1

172,5

90,9


94,5

147,8

2

Tháng 2

197,8

160,7

223,5

90,4

3

Tháng 3

205,1

232,3

243,3

192,9

4


Tháng 4

265,3

265,1

239,5

279,8

5

Tháng 5

306,0

267,8

259,9

272,0

6

Tháng 6

260,6

269,6


275,6

278,0

7

Tháng 7

230,7

178,4

277,7

282,5

8

Tháng 8

166,6

201,3

208,5

234,8

9


Tháng 9

173,2

193,2

212,1

185,9

10

Tháng 10

120,6

193,9

139,1

164,9

11

Tháng 11

132,1

212,6


85,3

64,3

12

Tháng 12

16,7

133,9

150,0

94,7

13

Cả năm

2247,2

2399,7

2409,0

2288,0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2008)
Từ tháng 3 đến tháng 9 là thời kỳ nhiều nắng, trung bình 200 - 300 giờ nắng/tháng.

Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau là thời ký ít nắng, trung bình 100 - 180 giờ
nắng/tháng.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 16/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

c- Bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình năm tại thành phố Quy Nhơn là 1.193 mm. So với
lượng mưa thì lượng bốc hơi chiếm 60-70%. Khả năng bốc hơi các tháng trong năm
đo được ở Trạm khí tượng Quy Nhơn được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.4. Khả năng bốc hơi trung bình tháng
(Đơn vị: mm)
Tháng

1

2

3

4


5

6

10

11

12

Năm

Bốc
hơi

75

77

77

83

99

140 156 156 107 77

73


73

1.193

7

8

9

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2008)
e- Lượng mưa
Lượng mưa tại Quy Nhơn phân bố không đều các tháng trong năm, tập trung từ
tháng 9 đến tháng 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa lớn
nhất trong năm là 10 và 11, lượng mưa trung bình 300 - 500mm/tháng. Vào các
tháng ít mưa trong năm (tháng 3, 4), lượng mưa trung bình 15 - 35mm/tháng.
Bảng 2.5. Lượng mưa các tháng trong năm
(Đơn vị: mm)
TT

Các tháng

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008


1

Tháng 1

3,3

59,2

68,4

258,3

2

Tháng 2

12,2

34,8

0,9

26,2

3

Tháng 3

136,0


165,7

92,9

34,9

4

Tháng 4

19,9

41,7

22,8

22,8

5

Tháng 5

49,0

105,8

7,2

80,2


6

Tháng 6

27,0

29,9

28,4

22,9

7

Tháng 7

13,3

69,8

4,7

27,3

8

Tháng 8

20,4


45,6

311,4

75,8

9

Tháng 9

363,4

218,5

134,5

425,2

10

Tháng 10

914,6

191,2

672,9

519,8


11

Tháng 11

487,7

137,8

807,9

851,1

12

Tháng 12

592,1

193,4

18,3

251,1

13

Cả năm

2638,9


1293,4

2241,3

2595,6

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn năm 2008 ).
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 17/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

f- Độ ẩm
Bảng 2.6. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm
(Đơn vị : %)
TT

Các tháng

Năm 2005

Năm 2006


Năm 2007

Năm 2008

1

Tháng 1

79

84

80

81

2

Tháng 2

83

82

79

78

3


Tháng 3

82

83

83

80

4

Tháng 4

81

80

81

79

5

Tháng 5

80

76


78

77

6

Tháng 6

68

75

77

76

7

Tháng 7

70

64

72

71

8


Tháng 8

67

67

71

73

9

Tháng 9

78

77

77

78

10

Tháng 10

85

79


83

85

11

Tháng 11

84

79

82

85

12

Tháng 12

87

79

80

81

13


Bình quân năm

79

77

79

79

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn năm 2008 ).
2.1.1.4. Chế độ thủy văn – hải văn
a- Thủy văn
Khu vực trung tâm thuộc Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Nam của sông Hà
Thanh, con sông dài 85 km bắt nguồn ở độ cao 1100 m phía Tây Nam huyện Vân
Canh chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đến Diêu Trì chia thành 2 nhánh: Hà
Thanh và Trường Úc đổ vào đầm Thị Nại qua 2 cửa Hưng Thanh và Trường Úc rồi
thông ra biển Quy Nhơn. Diện tích lưu vực: 580 km2.
Hiện nay các con sông thường bị cạn kiệt, dòng chảy không đáng kể về mùa
khô. Mùa mưa nước chảy xiết và thường gây ngập lụt vào tháng 10 đến tháng 11
thời gian lũ kéo dài 58 đến 75 giờ.
b- Hải văn
Khu vực trung tâm thuộc thành phố Quy Nhơn do nằm sát biển nên chịu ảnh
hưởng của nhật triều không đều, thời gian trong tháng khoảng 20 ngày nhật triều.
Biên độ nhật triều từ 1,2 – 2,2 m. Mùa mưa khi thời gian mưa trùng với biên độ của
triều cường có thể gây ra sự chênh lệch từ mực nước 0,4 – 0,6 m.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 18/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

-

Mực nước triều cao nhất trung bình: 1,04 m (cao độ quốc gia)

-

Mực nước triều trung bình: 0,0 m

-

Mực nước triều thấp nhất trung bình: -0,12 m

2.1.1.5. Địa chất công trình và địa chất thủy văn
a- Địa chất công trình
Tham khảo một số dự án đã tiến hành tại Thành phố Quy Nhơn có thể nhận xét
điều kiện địa chất công trình khu vực trung tâm thành phố Quy Nhơn như sau:
- Khu vực trung tâm thành phố: Lớp 1 - đất nền; lớp 2 – cát thô hạt trung độ sâu
đến hơn 8m; cường độ chịu lực 1,5kg/cm2; lớp 3 - đất than bùn có cường độ
chịu lực 0,4kg/cm2 ; lớp 4 – cát hạt trung chứa vỏ sò ốc R=1,8kg/cm2. Thông
thường các công trình xây dựng đều làm móng nông, chiều sâu nhỏ hơn 4m.
-


Khu vực ven sông Hà Thanh và đầm Thị Nại: lớp 1 – cát hạt trung lẫn vỏ sò
độ sâu từ 1,2-5,4m, giá trị SPT trung bình Ntb=3; lớp 2 – bùn sét, độ sâu thay
đổi từ 2,0-18m; lớp 3 – sét mềm dẻo, chiều dày thay đổi từ 7,50-31,2m, Ntb=6;
lớp 4 – Sét nửa cứng, chiều dày thay đổi từ 4,5-5m, Ntb=20, lớp này bắt đầu
nằm ở cao độ khoảng -31m. Đến cao độ khoảng -36m là các dạng cát hạt mịn
hoặc đá kết sét.

b- Địa chất thủy văn
Thành phố Quy Nhơn nằm trong vùng địa chất thuỷ văn Đông Bắc Bộ, nơi mà
tầng chứa nước là những địa tầng tuổi paleozoic-mesozoic và các khe nứt trong đá
cứng. Địa chất vùng thành phố Quy Nhơn phần lớn phủ bằng trầm tích tuổi holoxen
được xếp loại là bồi tích ven sông mới tạo thành gồm các hạt vật liệu mịn (hạt mịn).
Về phía Nam và phía Tây có đồi cao do đá biến chất tạo thành.
Do tính chất hạt mịn của vật liệu tầng chứa nước và do nằm gần biển nên trữ
lượng nước ngầm không lớn. Mực nước ngầm dao động trong khoảng từ 1,55 m đến
3,96m. Khu vực bãi bồi sông Hà Thanh và sông Công (Tân An) có tiềm năng nước
ngầm cao hơn do sự bổ cập thường xuyên từ nguồn nước của hai con sông này. Khu
vực trung tâm thành phố có mực nước ngầm thấp hơn 3-4m từ mặt đất.
Sông Hà Thanh ở phía Bắc thành phố bắt nguồn từ Tây Nam của tỉnh Bình Định
trong các dãy đồi cao và chảy theo hướng thung lũng cho đến khi tới đồng bằng, từ
đó nó quanh co uốn khúc và thay đổi hướng chảy. Nước ở dưới đáy sông có độ sâu
từ 7-22m, lớp đá gốc granit ở độ sâu 25m.
c- Địa chấn
Thành phố Quy Nhơn nằm trong vùng động đất cấp 6.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Trang: 19/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a- Dân số
Theo số liệu của Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn, dân số chính thức
năm 2008 của Thành phố là 271.248 người. Trong đó, dân số của 8 phường nội thị
là 115981 người, chiếm 42,8% dân số toàn thành phố.
Dân số khu vực Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn được trình bày trong bảng 2.7
như sau:
Bảng 2.7. Dân số trung bình theo các năm [4]
Đơn vị: người
Tên phường xã

TT

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

113.976

115108

115981


Tổng số
1

Đống Đa

23.623

23.857

24.034

2

Hải Cảng

20.864

21.071

21.234

3

Thị Nại

11.178

11.289


11.376

4

Lê Hồng Phong

15.308

15.460

15.577

5

Trần Hưng Đạo

11.091

11.201

11.286

6

Lý Thường Kiệt

5.913

5.972


6.017

7

Lê Lợi

14.362

14.505

14.615

8

Trần Phú

11.637

11.753

11.842

(Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Quy Nhơn 2008).

Bảng 2.8. Diện tích và dân số khu vực Bắc trung tâm thành phố Quy Nhơn năm
2008[4]
TT

Tên phường xã


Diện tích
(km2)

Dân số
( người)

Mật độ ds
(người/km2)

1

Đống Đa

6,26

24.034

3.839

2

Hải Cảng

9,83

21.234

2.160

3


Thị Nại

1,95

11.376

5.834

4

Lê Hồng Phong

1,05

15.577

14.835

5

Trần Hưng Đạo

0,47

11.286

24.013

6


Lý Thường Kiệt

0,69

6.017

8.720

7

Lê Lợi

0,57

14.615

25.640

8

Trần Phú

0,72

11.842

16.447

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)

- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 20/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

b- Đất đai
Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố: 21644 ha. Trong đó nội thị 14531 ha,
ngoại thị 7113 ha. Đất xây dựng đô thị 2682 ha. Bình quân 120m2/người.
c- Kinh tế
Thực hiện công cuộc “Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước” dưới sự lãnh
đạo của Đảng, cùng với sự nỗ lực của đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Định nói
chung và của thành phố Quy Nhơn nói riêng, trong những năm qua, đặc biệt là
những năm gần đây, kinh tế thành phố Quy Nhơn đã có bước phát triển rõ rệt, đời
sống của nhân dân từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi theo
hướng tăng tỷ trọng các ngành xây dựng, công nghiệp và dịch vụ và giảm tỷ trọng
của ngành nông- lâm nghiệp.
Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của thành phố Quy Nhơn được trình bày trong bảng 2.9
Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế thành phố Quy Nhơn
Chỉ tiêu

TT

Đơn vị


2006

2007

2008

265.341

267.975

271.248

125.587

126.928

128.840

1

Dân số trung bình

người

2

Dân số đang làm việc trong ngành
KTQD

người


3

Tổng thu Ngân sách

Tr.đồng

198.015

264.928

727.581

4

Tổng chi Ngân sách

Tr.đồng

225.628

246.606

323.292

5

Tổng S.phẩm (GDP) địa phương
(giá thực tế)


Tr.đồng

4.426.170

5.372.005

6.763.441

6

Tổng S.phẩm (GDP) địa phương

Tr.đồng

2.380.208

2.731.694

3.108.176

Nông nghiệp

Tr.đồng

76.236

79.222

76.509


Lâm nghiệp

Tr.đồng

41.838

36.424

37.113

Thủy sản

Tr.đồng

204.372

208.855

203.678

Công nghiệp

Tr.đồng

2.915.879

3.427.019

4.064.802


(giá SS’94)
7

Giá trị sản xuất;

8

Sản lượng lương thực (Cây hạt)

Tấn

14.293,5

14.294

13.719,8

9

Tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn

1000
USD

241.476

308.694

364.747


Trong đó ngoài quốc doanh

1000
USD

170.866

242.588

267.297

cái

56.522

59.822

71.786

10

Số máy điện thoại

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 21/ 107



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn năm 2008).
c- Văn hóa, giáo dục, y tế
Thành phố Quy Nhơn là một trong những trung tâm giáo dục không chỉ của tỉnh
Bình Định mà còn của cả khu vực Nam - Trung bộ. Trường Đại học Sư Phạm Quy
Nhơn đã vươn lên thành trường đại học đa ngành với quy mô 15.800 sinh viên, trong
đó có 14.500 sinh viên dài hạn, mỗi năm có trên 2.000 sinh viên tốt nghiệp. Hệ thống
các trường cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh v.v đào tạo mỗi năm
hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp bổ sung vào nguồn nhân lực của địa phương và của
cả khu vực Nam - Trung bộ. Tỷ lệ người được đào tạo ngày càng tăng.
Giáo dục phổ thông cũng được củng cố, đầu tư trang bị cơ sở vật chất khang
trang, hiện đại, cơ cấu ổn định.
Thành phố Quy Nhơn có 7 bệnh viện lớn, hai phòng khám khu vực, 1 trung tâm
kế hoạch hóa gia đình, 1 đội vệ sinh phòng dịch, 21 trạm y tế phường, xã.
Quy mô các giường bệnh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn được trình bày trong
bảng sau:
Bảng 2.10. Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố
Cơ sở y tế

Đơn vị

2006

2007

2008


Cơ sở

31

31

31

1. Bệnh viện

6

6

6

2. Phòng khám khu vực

2

2

2

3. TT KHH gia đình

1

1


1

4. Đội VS phòng dịch

1

1

1

5. Trạm Y tế xã / Phường

21

21

21

1230

1300

1.470

1224

1294

1.470


2. Phòng khám khu vực

6

6

-

3. TT KHH gia đình

-

-

-

4. Đội VS phòng dịch

-

-

-

5. Trạm Y tế

-

-


-

I – Cơ sở

II – Giường bệnh

Giường

1. Bệnh viện

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn năm 2008).
c- Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch, dịch vụ
Quy Nhơn có ưu thế về phát triển du lịch, có bãi biển đẹp và nhiều di tích lịch
sử- văn hoá đặc sắc. Ngành du lịch đang được đầu tư và có bước phát triển nhanh.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 22/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

Số liệu được thể hiện theo bảng 2.11 như sau:
Bảng 2.11. Các cơ sở kinh doanh thương nghiệp, khách sạn nhà hàng và dịch vụ
Cơ sở


2006

2007

2008

Tổng số

14.340

14.041

14.679

Nhà nước

10

10

10

Tư nhân

283

299

325


Tập thể

-

1

-

Cá thể

13.794

13.422

13.932

253

309

412

8.422

8.225

8.475

Nhà nước


5

5

5

Tư nhân

231

235

249

Tập thể

-

1

-

Cá thể

8.019

7.771

7.930


167

213

291

3.519

3.664

4.122

Nhà nước

2

2

2

Tư nhân

36

36

56

Tập thể


-

-

-

Cá thể

3.470

3.601

4.031

11

25

33

3. Dịch vụ

2.399

2.152

2.082

Quốc doanh


3

3

3

Tư nhân

16

28

20

2.305

2.050

1.971

75

71

88

Hỗn hợp
1. Thương nghiệp


Hỗn hợp
2. Khách sạn nhà hàng

Hỗn hợp

Cá thể
Hỗn hợp

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn năm 2008).

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 23/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

2.2. Hiện trạng môi trường nước thải đô thị khu vực Bắc trung tâm thành
phố Quy Nhơn.
2.2.1. Hiện trạng môi trường nước của thành phố Quy Nhơn
2.2.1.1. Nước mặt
Bảng 2.12. Chất lượng nước mặt thành phố Quy Nhơn năm 2009 [5]
Tên
mẫu


Các chỉ tiêu phân tích
3-

+

pH
(mg/l)

TSS
(mg/l)

PO4
(mg/l)

NH4
(mg/l)

BOD5
(mg/l)

COD
(mg/l)

CN(mg/l)

Ni
(mg/l)

DO
(mg/l)


Coliform
MPN/100ml

M1

7,76

15,5

0,03

1,94

9,3

18

-

-

7,5

260

M2

7,45


5,5

0,03

0,17

7,5

14

-

-

8,2

140

M3

8,00

216

0,03

0,96

37


70

-

-

5,2

2300

M4

7,72

42

0,07

1,04

31,5

66

-

-

8,1


5300

QCVN 08:2008/BTNMT
Loại
A1

6-8,5

20

0,1

0,1

4

10

0,005

0,1

 6

2500

Loại
A2

6-8,5


30

0,2

0,2

6

15

0,01

0,1

 5

5000

5,5-9

50

0,3

0,5

15

30


0,02

0,1

 4

7000

5,5-9

100

0,5

1

25

50

0,92

0,1

 2

10000

Loại

B1
Loại
B2

Ghi chú:
M1: Sông Hà Thanh, cầu Đôi;
M2: cầu Sông Ngang;
M3: Bàu Lác;
M4: Bàu Sen;
Từ bảng 2.12, ta thấy hầu hết các mẫu nước mặt của thành phố Quy Nhơn đều bị
ô nhiễm, đặc biệt là mẫu M4. Chỉ tiêu BOD5, COD và NH4+ đều vượt tiêu chuẩn
cho phép. Tuy nhiên, các mẫu nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải nguy
hại ( kim loại nặng, CN-, …), nồng độ coliform nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
2.2.1.2. Nước ngầm
Chất lượng nước ngầm của khu vực trung tâm thành phố Quy Nhơn còn tốt để
khai thác nước cho sinh hoạt. Hầu hết các chỉ tiêu về nước ngầm đều đảm bảo
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 24/ 107


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị - Khu Bắc Trung tâm Thành phố Qui Nhơn
Đoàn Kiều Mỹ Linh - Lớp Công Nghệ Môi Trường K50-QN

QCVN 09:2008/BTNMT. Riêng chỉ tiêu coliform là vượt quá quy chuẩn cho phép.
Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm được trình bày trong bảng 2.13.

Bảng 2.13. Chất lượng nước ngầm thành phố Quy Nhơn năm 2009 [5]
Tên
mẫu

Các chỉ tiêu phân tích
2-

pH
TDS SO4
Coliform
(mg/l) (mg/l) (mg/l) (MPN/100ml)

Ecoli

N1

6,47

336

56

9

KPH

N2

7,69


824

59

4

N3

6,58

128

52

11

COD
Zn
CNF(mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l)

-

0,8

-

-

KPH 0,002


-

-

-

KPH 0,001

-

-

-

3,0

0,01

1

QCVN 09:2008/BTNMT
5,58,5

1500

400

3

KPH


4

Ghi chú:
KPH: không phát hiện
N1: khu dân cư khu vực Bàu Sen, Phường Lê Hồng Phong;
N2: khu dân cư Phường Hải Cảng
N3: khu dân cư Phường Ghềnh Ráng

2.2.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước và thoát nước khu vực
2.2.2.1. Hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước cho khu trung tâm thành phố Quy Nhơn được hình thành từ
chế độ cũ, ban đầu có qui mô nhỏ, sau này được cải tạo, nâng cấp và phát triển
thành hệ thống cấp nước hoàn thiện hơn, bao gồm các giếng khoan khai thác nước,
hệ thống khử trùng và mạng lưới phân phối nước sạch tới những nơi tiêu thụ. Công
suất hiện tại của hệ thống cấp nước là 25.000 m3/ngày, phân phối chủ yếu cho khu
vực các phường nội thành và một số khu vực ngoại thành đang trong đô thị hóa.
a- Nguồn nước
Nguồn nước chủ yếu được khai thác từ bãi giếng Hà Thanh, cách trung tâm
thành phố 9km, gồm 11 trạm bơm giếng được xây dựng ở phía Bắc sông Hà Thanh,
lưu lượng mỗi giếng từ 150 –200 m3/h (9x200 + 3x150), trong đó 8 giếng hoạt động
luân phiên, 3 giếng dự phòng. Các giếng khoang khai thác nước được xây dựng dọc
theo sông Hà Thanh.
b- Công trình xử lý và công trình đầu mối
Trữ lượng khai thác nguồn nước ngầm có thể đạt được 30.000 m3/ngày. Chất
lượng nước ngầm tốt, đảm bảo sử dụng trực tiếp sau khi đã khử trùng
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
- Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 3869355

-


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trang: 25/ 107


×