SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vò: Trường THPT Bình Sơn
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHĨM .
Người thực hiện: Lê Thanh Trúc
Lónh vực nghiên cứu:
Qủan lý giáo dục:
Phương pháp dạy học bộ môn : Anh Văn
Phương pháp giáo dục
Lónh vực khác: ……………………………………………
*
Có đính kèm:
Mô hình
* Phần mềm
Phim ảnh
Hiện vật khác
Năm học: 2011 - 2012
1
SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Lê Thanh Trúc
2. Ngày, tháng, năm sinh: 23/ 04/ 1976
3. Nam/ nữ: Nữ
4. Đòa chỉ: Ấp I – xã Bình Sơn – Huyện Long Thành - Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613533100 ( CQ )/ ( NR)
6. Fax:
E-mail:
7. chức vụ: Giáo Viên
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vò( hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ) cao nhất: cử nhân Anh Văn
- Năm nhậân bằng: 2001
- Chuyên ngành đào tạo: Anh Văn
III.
KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- lónh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy mơn tiếng anh
- Số năm kinh nghiệm: 11 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong những năm gần đây:
* Phương pháp ứng dụng văn phạm trong giao tiếp.
* Làm thế nào để học sinh đọc có hiệu quả.
2
MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự thay đổi lớn lao của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nước ta đang
có sự “chuyển mình” trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việt, đang phấn đấu trở
thành một quốc gia có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng văn minh. Hiện tại, ngành giáo dục và đào tạo Việt nam đang đứng trước những
thách thức và vận hội mới. Nó đòi hỏi phải có những đổi mới trong hệ thống giáo dục
cùng với phương pháp dạy hoc cho tất cả các môn và đặt biệt là Tếng Anh.Tiếng Anh là
một ngôn ngữ quan trọng được rất nhiều quốc gia sử dụng trong giao tiếp với các nước
trên thế giới và cả trong các cấp học. Việt Nam ta những năm gần đây thu hút rất nhiều
các nhà đầu tư nứớc ngòai đến kinh doanh, hợp tác làm ăn và họ thừơng dùng Tiếng Anh
để giao tiếp với đối tác của họ; do đó Tiếng Anh trở thành phương tiện giao tiếp thường
xuyên và phổ biến ở Việt Nam. Số lượng người sử dụng Tiếng Anh thông thạo ngày càng
tăng. Trong Trừờng THPT Tiếng Anh là một môn học quan trọng, là môn thi tốt nghiêp
bắt buộc, và trong công việc Tiếng Anh là tiêu chuẩn để có một việc làm tốt. Do đó mọi
người dù ở trình độ, lứa tuổi nào cũng có thể học Anh Văn.Vì vậy giáo viên bộ môn Anh
Văn phải luôn cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy để có
thể tạo ra một thế hệ học sinh giỏi ngọai ngữ, sử dụng được Tiếng Anh để giao tiếp với
người nước ngoài.
Với giáo trình cải cách hiện nay trong mỗi đơn vị bài học đều có bài tập yêu cầu học
sinh làm việc theo cặp hoặc theo nhóm nhằm giúp cho học sinh học tích cực hơn. Học tập
theo cặp, nhóm rèn luyện cho học sinh tính độc lập, tự chủ, khả năng diễn đạt, lập luận
vấn đề, sự hợp tác tương trợ lẫn nhau, ý thức cộng đồng, tính kỷ luật,vv...Qua đó cũng
giúp cho học sinh có thể thích ứng nhanh với những đòi hỏi ngày càng cao của đời sống
xã hội và hướng học sinh vào chuẩn bị cho cuộc sống chứ không phải chỉ chuẩn bị cho thi
cử. Đây là mục đích cuối cùng của dạy học.
Sách giáo khoa tiếng Anh ở bậc trung học phổ thông theo những định hướng của cải
cách giáo dục đã được tiến hành và đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho việc đổi mới
phương pháp dạy học tiếng Anh . Các nhà giáo dục tâm huyết đã ra sức tìm tòi và thử
nghiệm nhiều phương pháp dạy học mới:” Dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm
trung tâm”, nhằm phát huy tích tích cực, tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh nâng cao
hiệu quả và chất lượng quá trình dạy học.
3
Hiện tại Việt nam đang ở chặng đầu của con đường đổi mới, giáo dục còn nhiều khó
khăn, điều kiện đầu tư cho cơ sở vật chất còn hạn chế như: thiếu phòng học, dụng cụ tài
liệu, lớp quá đông... Vậy làm thế nào để áp dụng được các phương pháp dạy học tích cực
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh – một môn học mà học sinh từ trước
đến nay vẫn coi là môn “phụ”, môn “học thuộc lòng”? Làm thế nào để học sinh khắc phục
được tâm lí này? Để học sinh trở nên yêu thích hứng thú với bộ môn, giờ học không cảm
thấy nhàm chán, tẻ nhạt và đồng thời cũng khắc phục những điểm hạn chế do hoàn cảnh
hiện tại của nước nhà. Với những điều kiện đòi hỏi trên, một trong những phương pháp
học tập có tính khả thi là dạy học theo nhóm nhỏ. Đối với phương pháp dạy học theo
nhóm thì các nhiệm vụ học tập được giải quyết không phải bởi từng cá nhân riêng rẽ mà
là sự phối hợp, sự hợp tác của các thành viên trong một nhóm. Việc phối hợp học tập theo
cả chiều đứng (thày –trò) và chiều ngang (trò –trò) tạo điều kiện cho học sinh nhận thức
từ hai phía thầy và bạn. Chính trong quá trình học tập chung đó các em được trao đổi thảo
luận học hỏi lẫn nhau, được khẳng định mình trong nhóm, tập thể tạo nên bầu không khí
dân chủ trong lớp học. Giúp các em tự tin hơn và mạnh dạn nêu ra những suy nghi, quan
điểm của mình. Hiện nay, trên thế giới phương pháp dạy học hợp tác nhóm đã được
nghiên cứu, vận dụng và thu được nhiều thành tựu. Song ở Việt nam phương pháp này
còn mới và thật sự ứng dụng được với học sinh ở vùng quê vì nhiều lí do ...Chính vì vậy
cần phải nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học này trong dạy học nói chung và môn
tiếng Anh nói riêng ở trường trung học phổ thông.
Xuất phát từ những tiễn trên nên tôi chọn đề tài:
“Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ ở trên lớp trong dạy học tiếng Anh –
THPT”.
Trong quá trình thực hiện còn có nhiều sai sót rất mong nhận được sự đóng góp của
quí đông nghiêp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
4
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài xác định cơ sở lí luận và qui trình của việc vận dụng phương pháp dạy học
hợp tác theo nhóm nhỏ vào dạy học tiếng Anh - Trung học phổ thông . Việc thực hiện
phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh.
III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp học tập hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học tiếng
Anh ở nhà trường trung học phổ thông các khối lớp 10, 11, 12 ở trường THPT BÌNH
SƠN
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ
1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Dân gian ta có câu “Học thày không tày học bạn” như vậy từ lâu đă có phương pháp
học tập theo cặp hoặc nhóm, nhưng chúng ta chưa nhận ra và phát huy nó và đến tận bây
giờ chúng ta mới đẩy mạnh phương pháp học tập theo nhóm.Trong nhiều năm qua ở các
trường phổ thông cũng đã phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” và đến tận bây giờ
vẫn được duy trì. Trên thực tế ở những vùng dân cư thưa thớt như vùng sâu vùng xa, vùng
núi cao hẻo lánh, chúng ta đã tổ chức dạy học theo các lớp ghép 2, 3 đến 4 trình độ trong
một lớp. Việc tổ chức dạy học lớp ghép như vậy cũng là dựa trên nền tảng của tổ chức
dạy học theo nhóm cùng trình độ.
Học tập nhóm luôn diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau: như nhóm tự quản, nhóm
học tập, ở một số môn học như: thể dục, thủ công, âm nhạc, ngoại khoá, sinh hoạt câu lạc
bộ vv.... Gần đây, với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá
hoạt động của người học, các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đưa ra bốn đặc trưng cơ
bản:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động độc lập của học sinh.
- Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể kết hợp học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.
Qua nhiều lớp tập huấn và tam khao một số sách viết về việc tổ chức cho học sinh học
theo cặp, nhóm của một tác giả như Trần Bá Hoành đã đề cập tới việc tổ chức học tập
hợp tác theo nhóm với ý nghĩa là một trong những phương pháp dạy học tích cực đó là
“Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” và “Phương pháp cùng tham gia” Theo tác giả thì
“học sinh cần học bằng cách làm chứ không chỉ bằng cách nghe giáo viên giảng. Dạy học
5
theo nhóm tạo nên môi trường hợp tác trò- trò; thầy trò giúp đỡ lẫn nhau, trong đó học
sinh là trung tâm, giáo viên không còn độc chiếm diễn đàn”. Tiến sĩ Vũ Hào Quang cũng
đã đề cập nhiều đến việc phân nhóm và quản lí nhóm trong cuốn “Xã hội học quản lí”.
Hiện tượng phân nhóm được ông thể hiện theo phép đồ hoạ bằng hình vẽ
A
c’
b’
B
C
a’
Theo cách nắm bắt nhóm bằng hình vẽ chúng ta có thể nói rằng trong một tập thể nào
đó, cá nhân A nằm trong quan hệ với cá nhân B và C. Quyền thành viên chỉ ra sự gia nhập
của một cá nhân vào nhóm đã được xác định (a’, b’, c’).
Việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ không đơn giản là chỉ áp
dụng một cách máy móc phương pháp này vào quá trình dạy học. Nó tuỳ thuộc vào môn
học, điều kiện học tập, đối tượng học sinh, tính chất bài học và năng lực sư phạm của
người thày tổ chức hình thức này như thế nào cho có hiệu quả.
Bởi vậy việc nghiên cứu và vận dụng tổ chức cho học sinh học tập hợp tác theo nhóm
trong quá trình dạy học môn tiếng Anh ở trường trung học phổ thông vẫn luôn là vấn đề
mới mẻ và thú vị. Đây là một vấn đề cần sớm được tiến hành trong dạy học nhằm đáp ứng
các yêu cầu của quá trình đổi mới đặt ra đối với môn tiếng Anh ở các trường trung học
phổ thông hiện nay. Tuy nhiên chúng ta gặp một số vấn đề khó như thời gian, vị trí phòng
học...
2. Một số đăc điểm về nhóm:
Ưu điểm: Trong nhóm nhỏ, mỗi cá nhân đều phải nỗ lực, bởi mỗi cá nhân được phân
công thực hiện một công việc và toàn nhóm phải phối hợp với nhau để hoàn thành công
việc chung. Thông qua sự hợp tác, tìm tòi, nghiên cứu, thảo luận trong nhóm, ý kiến của
mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ. Qua đó học sinh sẽ
hứng thú và tự tin hơn trong học tập .Hình thức này còn tạo điều kiện rèn luyện cho các
em năng lực làm việc hợp tác.
Nhược điểm: Trong quá trình làm việc giữa các nhóm nhỏ dễ gây mất trật tự và một
số thành viên trong nhóm dễ ỷ lại. Do đó trong quá trình phân nhóm chúng ta cần lưu ý
một số vấn đề như trình độ học sinh, số lượng học sinh...
6
Phân loại nhóm
Bước 1: Tất cả các nhóm trong lớp thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: Sau đó các nhóm làm việc.
Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 4: Các nhóm khác bổ sung. Giáo viên tổng kết.
Nói tóm lại, nhóm học tập có những đặc trưng sau:
- Nhóm học tập là một đơn vị, một bộ phận của tập thể lớp học.
- Hoạt động của nhóm được thống nhất với nhau bởi các thành viên cùng thực hiện nhiệm
vụ học tập. Đây vừa là nguyên nhân vừa là điều kiện của một nhóm học tập.
- Các thành viên trong nhóm không chỉ liên kết với nhau về mặt trách nhiệm mà còn có
mối liên hệ về tình cảm, đạo đức, lối sống.
b) Động cơ và quá trình hình thành động cơ thông qua học tập hợp tác nhóm:
Mô hình động cơ học tập được thể hiện:
Động cơ
Hứng thú
Tự giác
Sáng tạo
Tích cực
Độc lập
Trong quá trình hoạt động học tập hợp tác, nhóm động cơ của người học được hình
thành và phát triển một cách tự giác. Nhóm là môi trường học tập, môi trường giao lưu; từ
đó tương tác trò- trò, trò- thầy, trò- tri thức được hình thành. Người học có động cơ học để
7
chiếm lĩnh tri thức mà quá trình ấy lại diễn ra tích cực bởi tính tự giác, chủ động của
người học khi khai thác những kiến thức hay những vấn đề học tập.
c) Hứng thú nhận thức qua học tập hợp tác nhóm.
Hứng thú nhận thức là một trường hợp riêng của hứng thú. Đó là hứng thú học tập,
hứng thú đối với sự tìm hiểu khoa học. Hứng thú nhận thức cũng phải có đủ ba yếu tố đặc
trưng của hứng thú đó là:
- Có cảm xúc đúng đắn đối với hành động.
- Có khía cạnh nhận thức xúc cảm.
- Có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân.
Phương pháp dạy học hợp tác nhóm là phương pháp dạy họclà hoạt động để người học
tích cực, tự giác học hỏi, tìm tòi kiến thức. Thông qua học nhóm, các thành viên có dịp
liên hệ với nhau để phân tích, mổ xẻ vấn đề; từ đó có thể nắm được bản chất bên trong
của đối tượng nhận thức. Điều này làm cho người học hứng thú học hơn.
Phương pháp dạy học hợp tác nhóm có khả năng tạo nên hứng thú cho học sinh. Song,
để học sinh có hứng thú học tập và nắm bắt được kiến thức đòi hỏi năng lực tổ chức, điều
khiển quá trình dạy học của giáo viên. Hay nói cách khác, học tập hợp tác nhóm chỉ tạo
được hứng thú cho học sinh khi giáo viên biết biên soạn tài liệu cho nhóm dưới dạng vấn
đề, tình huống phù hợp với nhu cầu nhận thức của học sinh. Đồng thời có được qui trình
dạy học khoa học, đôi khi cũng đòi hỏi người thầy phải có tính nghệ thuật giống như một
diển viên trên sân khấu. Nhưng thực tế thì hầu hết giáo viên của chúng ta chưa làm được
điều này vì nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan.
3. Cơ sở về mặt giáo dục:
Với nhóm học tập ở nhà trường, điều đầu tiên cần được xét tới là sự thành lập nhóm:
Nhóm đó được thành lập như thế nào? Trong lĩnh vực giáo dục, cần phải phân biệt rõ
“nhóm” và “đám đông”; Với sự làm việc chung của các học sinh trong nhà trường, người
thầy đã khơi dậy những lợi ích của hoạt động nhóm như cho điểm nhóm hoặc cá nhân tiêu
biểu trong nhóm để kích thích sự ham thích hoạt động của học sinh và tùy trình độ của
mỗi nhóm mà giáo viên giao cho nhóm câu hỏi phù hợp
Những nhóm mà sự hiện hữu đặt trên căn bản mà cá nhân chỉ có thể xác nhận là vì
một hoạt động hoàn toàn có tính cách cá nhân, và như thế mỗi người sẽ nhận một phần, để
đóng góp tích cực vào cuộc thảo luận trong khuôn khổ hạn hẹp của nhóm đó.
8
Khi quan niệm về nhóm như vậy, trong nhà trường vấn đề sẽ phải đặt ra để xét về sự
thành lập nhóm là: Nhóm được thành lập nhất thời, bất ngờ, hay có hướng dẫn? Nhóm lớn
hay nhỏ? Và hệ thống sắp xếp để phân chia công việc trong nhóm ra sao? Đó chính là cơ
sở về mặt giáo dục của nhóm học tập.
4. Cách chia nhóm:
Tuỳ thuộc vào nội dung học tập, tính chất của nội dung học tập, mức độ khó, dễ của
các nhiệm vụ học tập và trình độ của đối tượng học sinh mà có các cách chia nhóm nhỏ
khác nhau. Thông thường có một số cách chia nhóm, đó là:
Chia ngẫu nhiên:
Chia thành nhóm cùng trình độ:
Chia thành nhóm gồm đủ trình độ:
Chia nhóm theo sở trường:
Chia nhóm nhỏ trong các buổi Xêmina
ÁP DỤNG CÁC DẠNG LUYỆN TẬP ĐỂ DẠY ĐIỂM VĂN PHẠM:
VÍ DỤ:
Trong chương trình SGK 10 - Unit 16 – Language Focus dạy về so sánh hơn và so
sánh bậc nhất Tôi tiến hành các bước dạy như sau.
WARM-UP:
Để dẩn học sinh vào bài Tôi cho các em xem vài tấm hình về xe hơi và đặt một số
câu hỏi :
Trước tiên Tôi chỉ cho học sinh xem chiếc xe thứ nhất màu xanh và đặt câu hỏi
The green car
Year: 2007
Price: $ 38,000
Speed: 190 km per hour
9
T:
Is the green car old or new? Why?
St 1 : It is new because…
T:
Do you think it is cheap or expensive?
St2: I think it is cheap.
T:
Is it comfortable or uncomfortable?
St3: It is comfortable.
T:
Does it run fast or slowly?
St4: It runs fast.
and so on…
Tôi tiếp tục cho học sinh xem chiếc thứ hai màu đỏ và dặt một số câu hỏi tương tự
The red car
Year: 1998
Price: $ 25,000
Speed: 150 km per hour
10
T: Do you think the red car is old or new?
St1: I think. It is old
T:
Do you think it is cheap or expensive?
St2: It is cheap.
T:
Is it comfortable or uncomfortable?
St3: It is uncomfortable.
T:
Does it run fast or slowly?
St4: It runs slowly.
And so on..
Sau khi đã đặt một số câu hỏi Tôi bắt đầu giới thiệu các em vào bài học so sánh hơn
và so sánh nhất.
PRESENTATION
1. Comparative:
a. with short adjective and adverb:
Tôi giải thích như thế nào được gọi là tính từ ngắn vần và như thế nào gọi là dài vần để
giúp các em phân biệt được tính từ và trạng từ ngắn vần và dài vần. Sau đó Tôi cho các
em công thức so sánh của tính từ và trạng từ ngắn vần.
Structure 1
S1 + BE/ VERB + SHORT ADJ/ ADV – er THAN + S2 + (AUX VERB)
Và hướng dẫn các em dùng công thức trên để so sánh hai chiếc xe. Tôi yêu cầu học sinh
nhìn lại hai chiếc xe và chú ý tôi làm mẫu và cùng tham gia vào hoạt động của giáo
viên…
T: The green car is newer than the red one (is)
Và hỏi (what about the red car?)
St1: The red car is older than the green one.
Học sinh tiếp tục làm việc theo cặp dùng những tính từ và trạng từ ngắn để so sánh hai
chiếc xe .
St2: The red car is cheaper than the green one is
St3: The green car runs faster than the red one does.
11
Sau đó,Tôi phân nhóm và phát cho mỗi nhóm một tấm hình yêu cầu học sinh làm việc
theo nhóm nhỏ nhìn tranh và viết ra càng nhiều câu so sánh nếu có thể và tôi sẽ đi vòng để
giúp đở những nhóm yếu. Cuối cùng tôi yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm báo cáo lại
kết quả làm việc của nhóm và nhận xét.
b. With long adj and adv
Structure 2
S1 + BE/ VERB + MORE ADJ/ ADV THAN + S ( AUX)
Tôi giải thích và yêu cầu học sinh xem lại hai chiếc xe lần nữa và dùng công thức
so sánh hơn với tính từ và trạng từ dài vần để so sánh 2 chiếc xe. Lần này Tôi không làm
mẫu nữa mà Tôi sẽ gọi một học giỏi dùng công thức và đặt một câu so sánh với tính từ và
trang từ dài vần.
St1:
The green car is more comfortable than the red one is.
St2: The red car is more uncomfortable than the green one is.
St3:
The red car runs more slowly than the green one does.
St4;
The green car is more expensive than the red one is
Sau đó, Tôi phân nhóm và phát cho mỗi nhóm một tấm hình, yêu cầu học sinh làm việc
theo nhóm nhỏ nhìn tranh và viết ra càng nhiều câu so sánh nếu có thể và tôi sẽ đi vòng để
giúp đở những nhóm yếu. Cuối cùng tôi yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm báo cáo lại
kết quả làm việc của nhóm và nhận xét
Trước khi cho các em ghi chú trường hợp bất qui tắc của tính từ dài vần Tôi để cho
hs xem 2 tấm hình môt cô bé con nhà giàu và một cậu bé con nhà nghèo, rồi yêu cầu hs
nhìn vào hai tấm hình và chú ý trả lời câu hỏi
T:
T:
Listen! Who is happier?
St1:
The girl is more happy than the boy.
wrong. The girl is happier than the boy is ( và Tôi bắt đầu giải thich một số
tính từ dài vần được dùng như tính từ ngắn vần )
Những tính từ dài vần tận cùng bằng các từ ( - y, - er, -ow .. ) so sánh hơn giống
như tính từ ngắn vần.Vì vậy ta nói ( The girl is happier than the boy is) không được nói là
( The girl is more happy than the boy is), nhưng ta nói ( The girl lives more happily than
the boy does.) vì happily là trạng từ.
12
Sau khi học sinh đã dùng được so sánh hơn Tôi hướng dẫn các em vào so sánh bậc
nhất. Tôi chỉ cho các em xem 1 chiếc xe khác màu đen với một vài chi tiết của chiếc xe và
đặt câu hỏi Yes/ No questions
The Black car
Year: 2008
Price: $ 8,000,000
Speed: 351 km per hour
T: Is the black car newer than those ones?
St: Yes, it is
T: Do you think it is more expensive than those cars?
St: Yes, I think it is more expensive than the blue one and the red one.
T: Does it runs more slowly than those cars?
St: No, it doesn’t. It runs more quickly than them.
Sau đó Tôi dẫn dắt các em vào so sánh bậc nhất. Tôi cho công thức và giải thich
2. Superlative:
a. With short adj/ adv
Structure 1
S+ be/ verb+ The adj/ adv-est
b. With long adj/adv:
13
Structure 2
S+ be/ verb the most adj/adv
Sau đó, Tôi phân nhóm, yêu cầu hoc sinh xem lại ba chiếc xe và dùng so sánh nhất
để so sánh ba chiếc xe này.
St1: The black car is the newest.
St2: The black car is the most expensive.
St3: The black car runs the fastest.
St4: The black car is the most comfortable.
St5: …
Sau khi nhóm đã làm việc xong tôi kiểm tra kết quả và sửa lỗi nếu có.
PRACTICE:
Tôi cho hs làm khoảng 50% bài tập trong SGK và sửa lỗi nếu có, phần bài tập còn
lại hs làm ở nhà
Exercise 1- page 176
Tôi yêu cầu học sinh làm việc cá nhân nhìn vào cái bảng cho ở trang 176 và yêu
cầu học sinh viết hình thức so sánh của những tính từ và trạng từ được cho trong bảng.
Sau khi các em hoàn thành xong bài tập này Tôi tạo thêm bài tập đối thoại và yêu cầu học
sinh làm việc theo cặp và theo mẫu đối thoại sau:
A: Who is the intelligent in your class?
B: Lan and tam
A: Who is more intelligent?
B: Tam is more intelligent than Lan is.He is the most intelligent in my class.
Tôi chia lớp ra thành nhiều cặp hoặc nhóm nhỏ. yêu cầu học sinh luyện tập theo
mẫu lần lượt thay thế các tính từ hoặc trạng từ được cho trong bảng. Sau khi học sinh đã
thảo luận xong, yêu cầu vài cặp đứng lên trình bày. Sau đó Tôi cho nhận xét.
Exercise 2- page 176
Chia lớp ra thành nhiều cặp hoặc nhóm. yêu cầu học sinh luyện tập viết câu với
những từ đã được cho sẵn. Mục đích Tôi cho học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm trong
bài tập này là để học sinh khá, giỏi có thể giúp hs yếu có thể tự thành lập được câu theo
cấu trúc câu so sánh.
14
CONSOLIDATION:
Để cũng cố lại bài học Tôi chia lớp thành 6 nhóm và cho các nhóm làm bài tập
mang tính trò chơi như sau:
Tôi phát cho mỗi nhóm môt bức hình A và noí cho các nhóm biết đây là tấm hính
về gia đình của ông Jones vào ngày cuối năm, năm 2000.
Tôi cho hs 5 phút và yêu cầu hs xem hình và nhớ những chi tiết trong tấm hình
càng nhiều càng tốt. sau đó Tôi thu lại hình A và phát tiếp hình B và đây cũng là hình
của gia đình Jones vào ngày cuối năm 2005. Tôi yêu cầu hs dùng so sánh hơn và viết ra
điểm khác nhau giữa hai tấm hình.
PICTURE B
15
Tôi để cho hs làm việc trong 5 phút,trong khi đó Tôi sẽ chia bảng ra và viết tên
từng nhóm lên bảng và kẻ một bảng Yes và No cho từng nhóm.
Eg: Tôi kẻ lên bảng
Group 1
Group 2
Q
Yes
No
1
2
3
…
And so on…
Q
1
2
3
…
Yes
No
Sau khi hết thời gian cho phép. Tôi gọi nhóm 1 đặt câu hỏi và các nhóm còn lại trả
lời
Eg:
Group 1: In the picture B, Is Mr Jone fatter?
Group 2: Yes, he is
Group 3: Yes, he is.
Group 4: No, he isn’t.
…
Và trong khi các nhóm trả lời Tôi sẽ đánh dấu tick vào câu trả lời Yes hoặc No của
mỗi nhóm nếu nhóm nào nhớ được nhiều chi tiết và có câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ là
nhóm chiến thắng. Để kiểm trra lại câu trả lời Tôi phát lại cho các nhóm cả hai hình A và
B và tự nhận xét xem nhóm mình nhớ đúng được bao nhiêu câu, và nhóm mình có phải là
nhóm chiến thắng trong trò chơi này không?.
16
Và để cũng cố so sánh bậc nhất, Tôi phát cho mỗi nhóm 1 Card như sau:
Và yêu cầu học sinh tìm ra câu trả lời trong Card và viết câu trả lời ở mặt sau của Card,
Tôi làm mẫu cho học sinh trước
( eg. Giả sử Nhóm của Tôi có được Card A và câu hỏi là Which student has got the
oldest brother or sister?)
Tôi sẽ hỏi các thành viên trong nhóm câu hỏi như sau để tìm ra câu trả lời trong card A
17
Q: Have you got any brothers or sisters? And How old are they? Tôi viết câu trả lời
mặt sau của card và nói cho lớp biết ai là người có anh trai hoặc chị gái lớn nhất trong
nhóm.
Sau khi đã làm mẫu cho học sinh Tôi để cho học sinh 3 phút để tìm ra câu trả lời
của nhóm mình. Nếu nhóm nào gặp khó khăn Tôi sẽ đi vòng quanh lớp để giúp đở nhóm
tìm ra câu trả lời.
Sau khi hết thời gian Tôi yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trước lớp.
HOMEWORK:
Học sinh làm bài tập còn lại ở nhà.
KẾT QUẢ
Trong quá trình nghiên cứu và học hỏi. Tôi cố gắng áp dụng phương pháp giảng
này vào thực tế .Tôi nhận ra rằng học sinh hiểu bài, hoạt động nhóm đạt hiệu cao , biết
tương trợ và học sinh giỏi có thể giúp dược học sinh yếu. Học sinh nắm dược cấu trúc câu
và tốt dồng thời ứng dụng tốt vào trong giao tiếp. Tuy nhiên Tôi có nhiều khó khăn về
thời gian, Tôi cần nhiều thời gian hơn để thực hiện phương pháp này cho các học sinh
yếu.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Tuy nhiên mỗi giáo viên do hạn chế về thời gian của tiết dạy, do trình độ , năng
lực nhận thức của đối tượng học sinh thuộc về mình phụ trách, và tùy thuộc vào khối
lượng kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt cho học sinh, cũng như khả năng vận dụng
các kỹ năng hoạt dộng nhóm và nhạy bén của mỗi học sinh mà người giáo viên phải lựa
chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Trong qúa trình giảng dạy giáo viên phải xác
định kiến thức cơ bản của bài học, đồng thời giúp học sinh mạnh dạng nêu ra ý kiến để
xây dựng bài học. Đối với học sinh khá giỏi thì giáo viên có thể nêu gợi ý để từ đó các em
vận dụng kiến thức cơ bản có sẳn trong sách để tự mình xây dựng dàn ý giải quyết được
vấn đề.
KẾT LUẬN
Trên đây là một số phương pháp văn phạm và kỹ thuật luyệp tập điểm văn phạm
theo phương pháp học nhóm có thể áp dụng trong qúa trình giảng dạy Tiếng Anh phổ
thông. Với mong muốn truyền đạt cho các em các kỹ năng làm việc theo nhóm trong ti61t
học văn phạm và các tiết học khác, một điểm hạn chế của học sinh phổ thông hiện nay.
Tôi hy vọng rằng dần dần các em sẽ quen với việc làm việc theo nhóm và dùng được
18
tiếng anh nói chuyện được với người nước ngoài trong qúa trình học tập và làm việc trong
tương lai của các em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: Teach English and Cutting edge
NGƯỜI VIẾT
LÊ THANH TRÚC
Sở GD&ĐT Đồng Nai
Trường THPT Bình Sơn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
19
Mẫu 7
Long Thành, ngày 20 tháng 05 năm 2012
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2011 – 2012
Tên sáng kiến kinh nghiệm : “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO
NHÓM”
Họ và tên tác giả :Lê Thanh Trúc
Lĩnh vực :
Quản lý giáo dục
Phương pháp giáo dục
Tổ : Sử - Địa – Anh Văn
Phương pháp dạy học bộ môn
Lĩnh vực khác
1. Tính mới :
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả :
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong
toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn
vị có hiệu quả cao
3. Khả năng áp dụng :
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách :
Tốt
Khá
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi
vào cuộc sống :
Tốt
Khá
Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng :
Tốt
Khá
Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Kí và ghi rõ họ tên)
Lê Thanh Trúc
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Kí, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Trương Thị Kim Huệ
20