Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

skkn TÍCH HỢP CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP GẮN VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN TRONG CÁC ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 12.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.27 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT Phú Ngọc
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP GẮN VỚI ĐỜI SỐNG
THỰC TIỄN TRONG CÁC ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG
TRÌNH HÓA HỌC 12

Người thực hiện: PHẠM DUY NGHĨA
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học



SƠ LƯỢC
KHOA HỌC
- Lĩnh vựcLÝ
khác:LỊCH
.....................................................
––––––––––––––––––
I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1.


Họ và tên: PHẠM DUY NGHĨA

2.

Ngày tháng năm sinh: 04 – 10 – 1984
Trang - 1




3.

Nam, nữ: Nam

4.

Địa chỉ: Ấp 2, Phú Ngọc, Định Quán, Đồng Nai

5.

Điện thoại:

6.

Fax:

7.

Chức vụ: tổ trưởng


8.

Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Hóa lớp 12b1,7,8,9,10.

9.

Đơn vị công tác: trường THPT Phú Ngọc.

II.

(CQ)/

(NR); ĐTDĐ: 0986.345.149
E-mail:

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
-

Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ.

-

Năm nhận bằng: 2012.

-

Chuyên ngành đào tạo: Lí luận và phương pháp giảng dạy bộ môn Hóa học.

III.


KINH NGHIỆM KHOA HỌC
-

Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy.
Số năm có kinh nghiệm: 8.

-

Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Sử dụng sử dụng graph trong dạy học hóa học ở lớp 10 ban cơ bản.

Trang - 2


Tên Sáng Kiến Kinh Nghiệm:
TÍCH HỢP CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP GẮN VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN TRONG CÁC
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 12
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhiều năm qua, việc xây dựng nội dung sách giáo khoa cũng như các loại
sách bài tập tham khảo của giáo dục nước ta nhìn chung còn mang tính hàn lâm,
kinh viện nặng về thi cử; chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và
hướng nghiệp cho học sinh; chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát
triển kinh tế – xã hội cũng như nhu cầu của người học. Giáo dục trí dục chưa kết
hợp hữu cơ với giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức tự tôn dân tộc… Do đó, chất
lượng giáo dục còn thấp, một mặt chưa tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực
và trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng được các ngành nghề trong xã hội. Học
sinh còn hạn chế về năng lực tư duy, sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích

ứng với nghề nghiệp; kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và cạnh tranh lành mạnh
chưa cao; khả năng tự lập nghiệp còn hạn chế.
Trong những năm gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có những cải cách
lớn trong toàn nghành giáo dục nói chung và đặc biệt là trong việc dạy và học ở
trường phổ thông nói riêng; nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đức,
trí, thể, mĩ. Nội dung giáo dục, đặc biệt là nội dung, cơ cấu sách giáo khoa được
thay đổi một cách hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, có
hệ thống vừa tạo điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng
lực tư duy, kỹ năng thực hành, tăng tính thực tiễn. Xây dựng thái độ học tập đúng
đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu
biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Muốn vậy, trong quá trình dạy học các môn học nói chung và hóa học nói
riêng cần xây dựng hệ thống bài tập một cách hợp lý và đáp ứng được các yêu cầu
trên. Đặc biệt, trong các năm học gần đây, Bộ Giáo Dục đổi mới chương trình và
phương pháp dạy học gắn liền với thực tiễn, tăng tính suy luận, áp dụng kiến thức
vào thực tiễn, giải quyết vấn đề, tránh cho học sinh học tủ, học vẹt.
Vì vậy, việc xây dựng hệ thống câu hỏi thực tiễn hóa học gắn liền với đời sống rất quan
trọng đối với việc dạy học và thi cử với bộ môn Hóa học. Để từng bước giúp học sinh làm quen
và nâng cao hiệu quả học tập bộ môn Hóa học, tôi đã xây dựng chuyên đề: “TÍCH HỢP CÂU
HỎI VÀ BÀI TẬP GẮN VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN TRONG CÁC ĐỀ KIỂM TRA
CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 12”.

II.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Trang - 3


Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức hóa học gắn kết một cách

chặt chẽ với thực tế đời sống. Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện
nay, việc vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống còn rất nhiều hạn chế nếu
không muốn nói là thực sự yếu kém.
Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, trong những năm qua giáo dục phổ
thông ở nước ta đã đạt nhiều kết quả nổi bật, quy mô giáo dục không ngừng được tăng lên; chất
lượng giáo dục đã có những chuyển biến tích cực; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục
như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kĩ thuật không ngừng được củng cố, tăng cường và phát
huy có hiệu quả; chủ trương xã hội hóa giáo dục đang phát huy tác dụng và đã góp phần quan
trọng làm cho giáo dục thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; công bằng giáo dục
được quan tâm thực hiện...
Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu giáo dục thì giáo dục nước ta vẫn còn có một số tồn tại,
cần từng bước khắc phục. Đó là chất lượng giáo dục tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn thấp so
với yêu cầu phát triển của đất nước; cơ cấu giữa các cấp học, bậc học, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu
xã hội và cơ cấu vùng miền trong hệ thống giáo dục còn chưa hợp lí; đội ngũ giáo viên còn bất
cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu; cơ sở vật chất kĩ thuật vẫn chưa thoát khỏi tình trạng
nghèo nàn, lạc hậu...
Với trách nhiệm của người giáo viên hóa học trực tiếp đứng lớp giảng dạy ở trường trung
học phổ thông nhiều năm, chúng tôi quan tâm nhiều đến chất lượng học tập của học sinh, đến
suy nghĩ, tâm tư tình cảm của học sinh đối với bộ môn của mình, quan tâm nhiều đến việc đổi
mới phương pháp dạy học sao cho chất lượng dạy và học hóa học của thầy trò chúng tôi đạt được
hiệu quả tốt nhất trong những điều kiện hiện có.
Từ thực tế địa phương, chúng tôi xin được trao đổi một thực tế - một thực trạng đáng
buồn, đó là sự yếu kém đến khó tưởng tượng của đại đa số học sinh phổ thông hiện nay trong
việc vận dụng kiến thức hóa học đã học vào thực tế cuộc sống của chính mình.
Theo tôi, nguyên nhân cơ bản và là nguyên nhân khách quan đầu tiên phải kể đến, là sự
quá tải của chương trình. Nội dung kiến thức trong phần lớn các bài học là quá nhiều, không
thích ứng với thời gian quy định của mỗi tiết học.
Nguyên nhân thứ hai là việc giảng dạy kiến thức cho học sinh nói chung và kiến thức hóa
học nói riêng ở nhiều trường vẫn còn tiến hành theo lối “thông báo - tái hiện”, học sinh ít được
tiến hành thí nghiệm, trừ khi được thực hành thí nghiệm theo các bài trong phân phối chương

trình.
Nguyên nhân thứ ba thuộc về chủ quan của mỗi giáo viên đứng lớp, nhiều giáo viên chưa
có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một
cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động
nhận thức của học sinh, điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng
kiến thức. Cũng phải thừa nhận rằng, nhiều địa phương hiện nay còn thiếu các tài liệu liên quan
đến bài tập định tính và câu hỏi thực tế, thiếu các phương tiện nghe nhìn, thiếu các thông tin dưới
dạng băng đĩa hình, thiếu các tài liệu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học, nhất là các trường
ở vùng nông thôn và miền núi. Điều đó gây không ít khó khăn cho giáo viên khi xây dựng bài
giảng theo ý muốn của mình.
Nguyên nhân thứ tư không thể không nhắc tới là cách kiểm tra đánh giá hiện nay. Theo
một số nhà nghiên cứu giáo dục thì quá trình kiểm tra đánh giá ở trường trung học phổ thông
hiện nay còn khá đơn giản, phương pháp và hình thức đánh giá còn tùy tiện, toàn bộ việc đánh
giá của giáo viên chỉ quy về điểm số. Nội dung các bài thi và kiểm tra ở nhiều trường phổ
Trang - 4


thông chủ yếu tập trung vào nội dung kiến thức mà chưa có những câu hỏi mang tính vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, đây chính là một “khe hở” khá rộng, một nguyên nhân khá rõ để giải
thích cho thực trạng nêu trên.
Bảng thống kê khảo sát đầu năm học 2014 – 2015 về mức độ sử dụng câu hỏi kiến thức
thực tế vào quá trình kiểm tra, đánh giá của học sinh lớp 12 trong quá trình học sinh học lớp 10
và lớp 11:
Lớp
Thường
xuyên dùng
Không
thường
xuyên
Không sử

dụng

12b1

12b2

x

x

12b3

12b4

12b5

12b6

12b7

12b8

x
x

x

x

12b9


12b10

x
x

x

x

Với những kì thi cao nhất đối học sinh là thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển
vào đại học, nội dung các đề thi trong nhiều năm trước đây chủ yếu cũng là nội dung kiến thức
giáo khoa và vận dụng kiến thức để giải các bài tập định lượng. Một số năm gần đây, nội dung đề
thi đã có những thay đổi tích cực, tuy nhiên theo tôi “tính thực tiễn” vẫn chưa thể hiện rõ nét
trong nội dung mỗi đề thi.
Trên quan điểm đó, cùng với mong muốn xây dựng các đề kiểm tra, đề thi theo hướng
đổi mới, có nhiều câu hỏi thực tế có chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học
hóa học ở phổ thông, phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy và học, giúp học sinh làm quen
với hình thức thi cử mới, tôi đã mạnh dạn thay đổi cách thức ra đề kiểm tra, thi cử bằng cách tích
hợp câu hỏi thực tiễn vào đề kiểm tra: kiểm tra nhanh bài cũ trên lớp, kiểm tra 15 phút, kiểm tra
45 phút (45 phút), kiểm tra chung và các đề kiểm tra, thi thử của trường, hiệu quả đạt được bước
đầu tương đối khả quan và có thể áp dụng, tiến hành thường xuyên vào các năm học sau này.
III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Việc đưa câu hỏi thực tiễn vào giảng dạy hóa học có thể thực hiện ở nhiều
khâu khác nhau, có thể trong tiết học bài mới, trong lúc củng cố bài học, hoặc có
thể đặt trước câu hỏi thực tiễn trong bài học kế tiếp để học sinh về nhà nghiên
cứu… điều này kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh yêu

thích môn Hóa học hơn, từ đó giúp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa
học.
Một số câu hỏi hoặc bài tập mang tính thực tiễn nhưng nội dung trả lời ngắn
gọn và chỉ vận dụng thuần túy các kiến thức lý thuyết trong các chương, bài mà
học sinh đã được cung cấp có thể đưa vào các đề kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm
tra học kỳ…
Với đề kiểm tra 15 phút, hình thức câu hỏi tự luận, có thể đưa vào 50% hoặc
33% số câu hỏi, bài tập mang tính thực tiễn. Với đề kiểm tra 45 phút hoặc đề thi
học kì dưới hình thức trắc nghiệm khách quan, số lượng câu hỏi, bài tập thực tiễn
có thể là 15% đến 20% số lượng câu hỏi.
Sử dụng các câu hỏi, bài tập thực tiễn trong chương trình Hóa học 12
Trang - 5


Chương 1: Este – Lipit và Chương 2: Cacbohidrat
Một số câu hỏi bài tập có thể sử dụng trong chương 1,2:
Câu 1. Tại sao không nên tái sử dụng dầu mỡ đã qua rán ở nhiệt độ cao hoặc khi mỡ, dầu không
còn trong, đã sử dụng nhiều lần, có màu đen, mùi khét.
Câu 2. a) Chất béo nào dễ bị ôi hơn: dầu thực vật hay mỡ lợn? Vì sao?
b) Các dầu thực vật bán trên thị trường không bị ôi trong thời hạn bảo quản? Vì sao?
Câu 3. Từ quả đào chín người ta tách ra được chất A có công thức phân tử C 3H6O2. A có phản
ứng tráng bạc, không phản ứng với Na, trong A chỉ có 1 loại nhóm chức. Xác định công thức cấu
tạo của A và gọi tên A.
Câu 4. a) Vì sao “Dưa chua, cho mỡ, nấu nhừ thì ngon” ?
b) Vì sao để thuỷ phân hoàn toàn dầu mỡ cần phải đun nóng với kiềm ở nhiệt độ cao còn
ở bộ máy tiêu hoá dầu mỡ bị thuỷ phân hoàn toàn ngay ở nhiệt độ 370C?
Câu 5. Điesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với nhiên liệu dầu điesel
nhưng không phải sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật (cây cải dầu, cây đậu nành, cây hướng
dương, dầu dừa, dầu hạt cau) hay mỡ động vật (cá da trơn). Nhìn theo phương diện hoá học thì
điesel sinh học là metyl este của những axit béo. Để sản xuất điesel sinh học người ta pha

khoảng 10% metanol vào dầu thực vật (mỡ động vật) và dùng nhiều chất xúc tác khác nhau
(KOH, NaOH, ancolat). Phản ứng tiến hành ở áp suất thường, nhiệt độ 60 0C. Hãy viết phương
trình hoá học của phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất điesel sinh học. Phân tích ưu, nhược
điểm của việc sản xuất loại nhiên liệu này.
Câu 6. Có 4 gói bột trắng: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Bộ thuốc thử để có thể phân
biệt 4 gói bột trắng trên là
A. Nước, dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch NaOH.
B. Nước, O2 (đốt cháy), dung dịch AgNO3/NH3.
C. Nước, dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch I2.
D. Nước, dung dịch HCl, dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 7. Nói về việc ăn cơm, các cụ xưa có câu: “Nhai kĩ no lâu”. Bằng những hiểu biết của mình,
em hãy giải thích câu nói trên?
Câu 8. Trong nước tiểu người bị bệnh tiểu đường có chứa glucozơ. Nêu hai phản ứng hoá học có
thể dùng để xác nhận sự có mặt glucozơ trong nước tiểu. Viết phương trình hoá học của phản
ứng minh hoạ.
Câu 9. Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch) đó là loại
đường nào?
A. Glucozơ.
B. Mantozơ.
C. Saccarozơ.
D. Đường hoá học.
Câu 10. Anđehit và glucozơ đều có phản ứng tráng bạc. Cho biết tại sao trong thực tế người ta
chỉ dùng glucozơ để tráng ruột phích và tráng bạc.
Câu 11. Phần lớn glucozơ do cây xanh tổng hợp ra trong quá trình quang hợp để tạo ra
xenlulozơ. Biết rằng một cây bạch đàn 5 tuổi có khối lượng gỗ là 100 kg, chứa 50% xenlulozơ.
a) Tính xem 1 ha rừng bạch đàn nói trên với mật độ 1 cây/20m2 đã hấp thụ được bao
nhiêu m3 CO2 và giải phóng ra bao nhiêu m3 O2 để tạo ra xenlulozơ? (Các khí đo ở đktc).
b) Nếu dùng toàn bộ lượng gỗ từ 1 ha bạch đàn nói trên để sản xuất giấy (chứa 95%
xenlulozơ, 5% chất phụ gia) thì sẽ thu được bao nhiêu tấn giấy biết hiệu suất chung của quá trình
là 80% ?

Câu 12. Rượu vang (từ tiếng Pháp vin) là một loại thức uống có cồn được lên men từ nước nho.
Rượu vang đỏ thường được lên men từ nước ép và vỏ quả nho, còn rượu vang trắng được lên
men chỉ từ nước nho. Rượu vang được làm từ các loại nho nguyên chất và được lên men một
cách tự nhiên. Vì nho vốn có hai đặc tính tự nhiên là đường và men nên nước nho được ép ra,
Trang - 6


trải qua một quy trình chế biến sẽ trở thành rượu vang. Phản ứng nào sau đây xảy ra khi ủ lên
men nho tạo thành rượu vang ?
enzim
→ 2CO2 + 2CH3COOH.
A. C6H12O6 
enzim
→ 2CO2 + 2C2H5OH.
B. C12H22O11 
+

0

H ,t
C. (C6H10O5)n + nH2O 
→ nC6H12O6.

enzim
→ 2CO2 + 2C2H5OH.
D. C6H12O6 
Câu 13. Geranyl axetat là một este có mùi hoa hồng, trong tự nhiên có trong
tinh dầu hoa hồng. Geranyl axetat được sử dụng chủ yếu như là một thành
phần của nước hoa cho các loại kem và xà phòng với vai trò là thành phần
hương liệu. Geranyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn như sau:

Nhận xét sai là:
A. Geranyl axetat có CTPT là C12H20O2.
B. Geranyl axetat có thể làm mất màu nước brom.
C. Geranyl axetat thủy phân trong môi trường kiềm thu được muối axetat.
D. Geranyl axetat có thể cộng H2 dư (xúc tác Ni) tạo thành este có CTPT C12H26O2.

Vì vậy, trong các đề kiểm tra 15 hoặc 45 phút, tôi có thể đưa vào để tạo thành các đề
kiểm tra như sau:
Đề kiểm tra 15 phút
Câu 1. Viết các đồng phân este có công thức phân tử C4H8O2. Gọi tên.
Câu 2. Từ quả đào chín người ta tách ra được chất A có công thức phân tử C 3H6O2. A có phản
ứng tráng bạc, không phản ứng với Na, trong A chỉ có 1 loại nhóm chức. Xác định công thức cấu
tạo của A và gọi tên A.
Câu 3. Điesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với nhiên liệu dầu điesel
nhưng không phải sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật (cây cải dầu, cây đậu nành, cây hướng
dương, dầu dừa, dầu hạt cau) hay mỡ động vật (cá da trơn). Nhìn theo phương diện hoá học thì
điesel sinh học là metyl este của những axit béo. Để sản xuất điesel sinh học người ta pha
khoảng 10% metanol vào dầu thực vật (mỡ động vật) và dùng nhiều chất xúc tác khác nhau
(KOH, NaOH, ancolat). Phản ứng tiến hành ở áp suất thường, nhiệt độ 60 0C. Hãy viết phương
trình hoá học của phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất điesel sinh học. Phân tích ưu, nhược
điểm của việc sản xuất loại nhiên liệu này.
Đề kiểm tra 45 phút
Câu 1. Geranyl axetat là một este có mùi hoa hồng, trong tự nhiên có trong tinh
dầu hoa hồng. Geranyl axetat được sử dụng chủ yếu như là một thành phần
của nước hoa cho các loại kem và xà phòng với vai trò là thành phần hương
liệu. Geranyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn như hình bên.
Nhận xét sai là:
A. Geranyl axetat có CTPT là C12H20O2.
B. Geranyl axetat có thể làm mất màu nước brom.
C. Geranyl axetat thủy phân trong môi trường kiềm thu được muối axetat.

D. Geranyl axetat có thể cộng H2 dư (xúc tác Ni) tạo thành este có CTPT C12H26O2.
Câu 2. Có 4 gói bột trắng: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Bộ thuốc thử để có thể phân
biệt 4 gói bột trắng trên là
A. Nước, dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch NaOH.
B. Nước, O2 (đốt cháy), dung dịch AgNO3/NH3.
C. Nước, dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch I2.
D. Nước, dung dịch HCl, dung dịch AgNO3/NH3.

Trang - 7


0

0

enzim, 30 - 35 C
H ,t
Câu 3. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: (C6H10O5)n 
→ Y. X , Y lần lượt
→ X 
là:
A. C6H12O6, C2H5OH.
B. C2H5OH, CH3CHO.
C. C12H22O11, CH3CHO. D. C6H12O6, C6H12O6.
+

0

Câu 4. Phát biểu đúng là
A. Thủy phân xenlulozơ thu được glucozơ.

B. Thủy phân tinh bột thu được glucozơ và fructozơ.
C. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm CHO.
D. Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc.
Câu 5. Phần lớn glucozơ do cây xanh tổng hợp ra trong quá trình quang hợp để tạo ra xenlulozơ.
Biết rằng một cây bạch đàn 5 tuổi có khối lượng gỗ là 100 kg, chứa 50% xenlulozơ. Cho biết 1
ha rừng bạch đàn nói trên với mật độ 1 cây/20m 2 đã hấp thụ được bao nhiêu m 3 CO2 và giải
phóng ra bao nhiêu m3 O2 để tạo ra xenlulozơ? (Các khí đo ở đktc).
A. 20742,4 (m3) và 20742,4 (m3).
B. 20742,4 (m3) và 40742,4 (m3).
3
3
C. 40742,4 (m ) và 20742,4 (m ).
D. 40742,4 (m3) và 40742,4 (m3).
Câu 6. Cho các chất sau: etyl axetat, glucozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất tham gia phản ứng
thủy phân được là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 7. Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO 2 bằng số mol
H2O.
(b) Este, chất béo, cacbohidrat chỉ chứa C, H và O.
(c) Phương pháp thường dùng để điều chế este của ancol là đun hồi lưu ancol với axit hữu
cơ có H2SO4 đặc.
(d) Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
(e) Este X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ tương ứng 1 : 2 thì X chắc chắn là este hai chức.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.

C. 2.
D. 5.
Câu 8. Nhận xét không đúng về glucozơ là
A. có 0,1% trong máu người.
B. có tên gọi là đường mía.
C. có mặt trong hầu hết trong các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.
D. chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt.
Câu 9. Thủy phân este X trong dung dịch NaOH, thu được CH3COONa và C2H5OH. X là
A. CH3COOC2H5.
B. CH3COOCH3.
C. C2H5COOCH3.
D. HCOOC2H5.
Câu 10. Thủy phân hoàn toàn 9,62 gam CH3COOC2H5 trong môi trường kiềm với NaOH thì
khối lượng muối khan thu được là
A. 8,84 g.
B. 15,4 g.
C. 12,48 g.
D. 10,66 g.
Câu 11. Phản ứng với chất nào sau đây chứng tỏ glucozơ có nhóm CHO?
A. Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
B. AgNO3/NH3.
C. lên men rượu.
D. tạo este.
Câu 12. Thể tích dung dịch HNO3 63% (d = 1,52 g/ml) cần dùng để tác dụng với lượng dư
xenlulozơ tạo 297 gam xenlulozơ trinitrat là
A. 189,0 ml.
B. 197,4 ml.
C. 300,0 ml.
D. 243,90 ml.
Câu 13. Chất tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam là

A. glucozơ.
B. chất béo.
C. tinh bột.
D. ancol etylic.
Câu 14. Đun nóng dung dịch chứa 1,8 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì khối
lượng Ag thu được là
Trang - 8


A. 2,61 g.
B. 2,16 g.
C. 4,32 g.
D. 1,08 g.
Câu 15. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 6.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 16. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit,
chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3/NH3 thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(h) Amilpectin có mạch không nhánh, xoắn lại.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 6.

C. 4.
D. 7.
Câu 17. Chất X có công thức phân tử C4H8O2, là este của axit axetic. CTCT thu gọn của X là
A. C2H5COOCH3.
B. CH3COOCH3.
C. HCOOC2H5.
D. CH3COOC2H5.
Câu 18. Hai chất đồng phân của nhau là
A. glucozơ và tinh bột. B. fructozơ và glucozơ.
C. fructozơ và saccazorơ. D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 19. Este A có công thức phân tử là C4H8O2. Cho 2,2 gam A phản ứng vừa đủ với dung dịch
NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 1,7 gam muối. Công thức cấu tạo đúng của A

A. C2H5COOCH3. B. C3H7COOH. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC3H7.
Câu 20. Chất thuộc loại đisaccarit là
A. fructozơ.
B. glucozơ.
C. xenlulozơ.
D. saccarozơ.
H 2SO 4 dac, t 0
Câu 21. Cho phản ứng thủy phân sau: (X) + H 2O ‡ˆ ˆˆ ˆˆ ˆˆ ˆˆ ˆˆ ˆˆ†ˆ CH3COOH + CH3OH. Tên
gọi của (X) là
A. metyl fomat.
B. metyl propionat.
C. etyl axetat.
D. metyl axetat.
Câu 22. Công thức của xenlulozơ là
A. [C6H7O2(OH)2]n.
B. [C6H7O2(OH)3]n.
C. [C6H5O2(OH)3]n.

D. [C6H5O2(OH)5]n.
Câu 23. Metyl fomat là tên gọi của
A. C2H5COOCH3.
B. HCOOCH3.
C. HCOOC3H7.
D. C2H5COOCH3.
Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn 2,01 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl metacrylat.
Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 9 gam kết tủa và
dung dịch X. Vậy khối lượng dung dịch X đã thay đổi so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là
A. giảm 3,87 gam.
B. tăng 3,96 gam.
C. tăng 5,13 gam.
D. giảm 9 gam.
Câu 25. Rượu vang (từ tiếng Pháp vin) là một loại thức uống có cồn được lên men từ nước nho.
Rượu vang đỏ thường được lên men từ nước ép và vỏ quả nho, còn rượu vang trắng được lên
men chỉ từ nước nho. Rượu vang được làm từ các loại nho nguyên chất và được lên men một
cách tự nhiên. Vì nho vốn có hai đặc tính tự nhiên là đường và men nên nước nho được ép ra,
trải qua một quy trình chế biến sẽ trở thành rượu vang. Phản ứng nào sau đây xảy ra khi ủ lên
men nho tạo thành rượu vang ?
enzim
→ 2CO2 + 2CH3COOH.
A. C6H12O6 
enzim
→ 2CO2 + 2C2H5OH.
B. C12H22O11 
+

0

H ,t

C. (C6H10O5)n + nH2O 
→ nC6H12O6.

Trang - 9


enzim
→ 2CO2 + 2C2H5OH.
D. C6H12O6 

Chương 3: Amin–Amino axit–Protein và Chương 4: Polime và vật liệu Polime
Một số câu hỏi có thể dùng trong chương 3,4:
Câu 1. Khi nấu canh cá ta thường cho thêm các quả chua như khế chua, dọc, sấu,
me… Hãy giải thích ?
Câu 2. Cá là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nhiều người cảm
thấy khó chịu vì cá thường có mùi tanh. Mùi tanh làm cá mất đi mùi vị và tính dấp dẫn của nó.
Trong cá (đặc biệt là cá mè) có chứa một lượng hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin
(CH3)3N) và một số chất khác. Phương pháp hóa học đơn giản để khử mùi tanh của cá trước khi
nấu là:
A. Rửa cá bằng các chất chua tự nhiên như giấm ăn, nước chanh…
B. Rửa cá với dung dịch nước vôi trong, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
C. Rửa cá thật kĩ bằng nước sạch.
D. Rửa cá với các dung dịch axit mạnh như HCl, H2SO4…, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Câu 3. Ađrenalin là hormon tuyến thượng thận có tác dụng làm tăng huyết áp. Norađrenalin có vai
trò quan trọng trong truyền dẫn xung thần kinh.

HO
HO

CH CH2NHCH3

OH

HO

CH CH2NH2
OH

HO
Ađrenalin
Norađrenalin
a) Hãy cho biết trong phân tử chúng có những nhóm chức gì?
b) Chúng có thể tan hay không tan được trong nước? Trong dung dịch HCl? Trong dung
dịch NaOH? Giải thích?

Câu 4. Vì sao khi nấu canh cua (riêu cua) thì thấy các mảng “gạch cua” nổi lên?
Câu 5. Thời trung cổ, hạt của cây độc sâm được dùng làm thuốc độc để thực hiện các bản án tử
hình. Độc tố chủ yếu trong hạt độc sâm là một ancaloit có tên là coniin, có công thức phân tử là
C8H17N, làm xanh quỳ tím. Biết rằng coniin có một vòng 6 cạnh gồm 4 nhóm -CH 2- liền nhau và

NH CH
nhóm

, phân tử không có C bậc ba.
a) Hãy xác định công thức cấu tạo của coniin.
b) Coniin thuộc loại chức gì? Bậc mấy?
Câu 6. a) Vì sao không ngâm lâu quần áo bằng len trong xà phòng?
b) Vì sao đồ nhựa dùng lâu ngày bị biến màu và trở nên giòn?
Câu 7. Có bốn mẫu tơ lụa và vải được sản xuất từ nguyên liệu là sợi bông, len, tơ tằm, nilon.
Hãy trình bày phương pháp thích hợp để xác định loại nguyên liệu dùng sản xuất các mẫu tơ lụa
và vải nêu trên.

Câu 8. a) Vì sao không nên giặt quần áo nilon, len, tơ tằm bằng xà phòng có độ kiềm cao, không
nên giặt bằng nước quá nóng hoặc ủi quá nóng các đồ dùng trên?
b) Làm thế nào phân biệt được các vật dụng bằng da thật và da nhân tạo (PVC)?
Câu 9. a) Có người dùng xăm ôtô để vận chuyển rượu uống, dùng can nhựa được làm từ
nhựa PVC hoặc nhựa phenolfomanđehit để ngâm rượu thuốc. Hãy cho biết tác hại của
việc làm đó.
b) Dùng bao bì bằng chất dẻo để đựng thực phẩm có lợi và bất lợi như thế nào? Cách
khắc phục những bất lợi đó.
Trang - 10


Câu 10. Cao su thiên nhiên và cao su isopren tổng hợp đều bởi công thức
(CH2-C(CH3)=CH-CH2) n. Vì sao tính chất của chúng không hoàn toàn giống nhau (thí dụ cao su
thiên nhiên đàn hồi hơn, bền hơn….) ?
Câu 11. Có 3 vật phẩm được làm từ một trong các polime sau: polietilen, polistiren, poli(vinyl
clorua). Hãy trình bày phương pháp hoá học và phương pháp tác dụng nhiệt để xác định xem
mỗi vật phẩm đó được sản xuất từ loại polime nào?
Câu 12. Onitin (axit α,δ-điaminovaleric) H2N-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH tham gia vào
thành phần nhiều polipeptit là chất kháng sinh. Onitin giúp tạo hormone tăng trưởng, hỗ trợ quá
trình tái tạo, tăng cường sức miễn dịch và hỗ trợ gan. Nhận xét đúng về onitin là:
A. Dung dịch onitin làm quì tím đổi màu xanh.
B. Onitin không tan nhiều trong nước.
C. Onitin là một chất đa chức.
D. Onitin có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime.
Câu 13. Poli(vinyl clorua) (PVC) có lịch sử phát triển hơn 100 năm qua. Năm 1835 lần đầu tiên
Henri Regnault đã tổng hợp được vinyl clorua, nguyên liệu chính để tạo nên PVC. Nhựa PVC
được dùng để tạo màng như làm áo mưa…, làm ống dẫn nước, được ứng dụng rộng rãi trong sản
xuất dây và cáp điện. Monome được dùng để điều chế PVC có công thức là
A. CH3CH=CH2.
B. CH2=CHCl.

C. CH2=CH2.
D. CH2=CCl2.
Câu 14. Threonine là một amino axit có công thức cấu tạo như hình bên.
Chức năng chính của threonine là hỗ trợ hình thành collagen và elastin hai chất liên kết các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, nó rất tốt cho hoạt động
gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng
chất.
Nhận xét sai về threonine là
A. Threonine tan nhiều trong nước, tạo dung dịch không làm đổi mày quỳ tím.
B. Threonine có công thức phân tử là C4H9NO3.
C. Threonine tác dụng với Na theo tỉ lệ số mol là 1 : 1.
D. Threonine có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime.
Đề kiểm tra 15 phút
Câu 1. Viết các đồng phân amin có công thức phân tử C4H9N. Đọc tên.

Câu 2. Khi nấu canh cá ta thường cho thêm các quả chua như khế chua, dọc, sấu,
me… Hãy giải thích ?
Câu 3. Vì sao không ngâm lâu quần áo bằng len trong xà phòng?
Đề kiểm tra 45 phút
Câu 1. Onitin (axit α,δ-điaminovaleric) H2N-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH tham gia vào
thành phần nhiều polipeptit là chất kháng sinh. Onitin giúp tạo hormone tăng trưởng, hỗ trợ quá
trình tái tạo, tăng cường sức miễn dịch và hỗ trợ gan. Nhận xét đúng về onitin là:
A. Dung dịch onitin làm quì tím đổi màu xanh.
B. Onitin không tan nhiều trong nước.
C. Onitin là một chất đa chức.
D. Onitin có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime.
Câu 2. Cho 7,75 gam CH3NH2 tác dụng hết với HCl, khối lượng muối thu được là
A. 11,7475 gam.
B. 16,875 gam.
C. 11,7495 gam. D. 16,785 gam.
Câu 3. Threonine là một amino axit có công thức cấu tạo như hình bên.

Chức năng chính của threonine là hỗ trợ hình thành collagen và elastin hai chất liên kết các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, nó rất tốt cho hoạt động
gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng
chất.
Nhận xét sai về threonine là
Trang - 11


A. Threonine tan nhiều trong nước, tạo dung dịch không làm đổi mày quỳ tím.
B. Threonine có công thức phân tử là C4H9NO3.
C. Threonine tác dụng với Na theo tỉ lệ số mol là 1 : 1.
D. Threonine có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime.
Câu 4. Peptit và protein đều có tính chất hoá học giống nhau là
A. bị thuỷ phân và tác dụng dung dịch NaCl.
B. bị thuỷ phân và lên men.
C. bị thuỷ phân và tham gia tráng gương.
D. bị thuỷ phân và phản ứng màu biure.
Câu 5. Cho 8,9 gam alanin: CH3CH(NH2)COOH phản ứng hết với dung dịch NaOH. Khối
lượng muối thu được là
A. 11,2gam.
B. 31,9gam.
C. 30,9 gam.
D. 11,1gam.
Câu 6. Anilin có phản ứng với
A. dung dịch NaOH, dung dịch Br2.
B. dung dịch HCl, dung dịch Br2.
C. dung dịch HCl, dung dịch NaOH.
D. dung dịch HCl, dung dịch NaCl.
Câu 7. Đốt cháy một lượng este no, đơn chức, mạch hở cần 0,7 mol O2 thu được 0,6 mol CO2.
Công thức phân tử của este là
A. C3H6O2.

B. C2H4O2.
C. C3H4O2.
D. C4H8O2.
Câu 8. Một loại thủy tinh hữu cơ poli(metyl metacrylat) (thủy tinh plexiglas) có phân tử khối là
50000. Hệ số trùng hợp của loại thủy tinh hữu cơ đó là
A. 532.
B. 500.
C. 483.
D. 600.
Câu 9. Số đồng phân của amin bậc 2 có công thức phân tử C2H7N là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 10. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2.
B. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.
C. H2N-(CH2)5-COOH.
D. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
Câu 11. Polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. tơ nilon-7.
B. nhựa PE.
C. sợi bông.
D. cao su thiên nhiên.
Câu 12. Etylamin, anilin và metylamin có công thức lần lượt là
A. C2H5NH2, C6H5OH, CH3NH2.
B. C2H5NH2, CH3NH2, C6H5NH2.
C. CH3OH, C6H5NH2, CH3NH2.
D. C2H5NH2, C6H5NH2, CH3NH2.
Câu 13. Thời trung cổ, hạt của cây độc sâm được dùng làm thuốc độc để thực hiện các bản án tử

hình. Độc tố chủ yếu trong hạt độc sâm là một ancaloit có tên là coniin, có công thức phân tử là
C8H17N, làm xanh quỳ tím. Biết rằng coniin có một vòng 6 cạnh gồm 4 nhóm -CH 2- liền nhau và

NH CH
nhóm
, phân tử không có C bậc ba. Nhận xét đúng là
A. Coniin là amin không no, mạch vòng.
B. Coniin là một amin.
C. Coniin là amin bậc 1.
D. Coniin là một amin thơm.
Câu 14. Etylmetylamin có công thức cấu tạo là
A. CH3NHCH3. B. CH3NHC2H5. C. CH3NHCH2CH2CH3. D. C2H5NHC6H5.
Câu 15. Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai α-amino axit
có công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt
khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của
m là
A. 8,25.
B. 5,06.
C. 6,53.
D. 7,25.
Câu 16. Hai chất đồng phân của nhau là
A. fructozơ và saccazorơ. B. fructozơ và glucozơ.
C. saccarozơ và glucozơ. D. glucozơ và tinh bột.
Trang - 12


Câu 17. Có các hoá chất sau: anilin, metylamin, etylamin, đietylamin. Chất có tính bazơ yếu
nhất là
A. etylamin.
B. metylamin.

C. đietylamin.
D. anilin.
Câu 18. Cá là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nhiều người
cảm thấy khó chịu vì cá thường có mùi tanh. Mùi tanh làm cá mất đi mùi vị và tính dấp dẫn của
nó. Trong cá (đặc biệt là cá mè) có chứa một lượng hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin
(CH3)3N) và một số chất khác. Phương pháp hóa học đơn giản để khử mùi tanh của cá trước khi
nấu là:
A. Rửa cá bằng các chất chua tự nhiên như giấm ăn, nước chanh…
B. Rửa cá với dung dịch nước vôi trong, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
C. Rửa cá thật kĩ bằng nước sạch.
D. Rửa cá với các dung dịch axit mạnh như HCl, H2SO4…, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Câu 19. Cho các nhận xét sau:
(a) Tất cả các amin đều làm quỳ tím đổi màu.
(b) Tất cả các amino axit đều là chất lưỡng tính.
(c) Tất cả các peptit đều tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
(d) Các amin đều độc.
(e) Các amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.
(f) Peptit Gly-Ala-Gly-Val là một tetrapeptit, khi thủy phân có thể thu được tối đa 4 amino
axit.
(g) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm.
(h) Để điều chế 1,7 tấn nhựa PE cần 2,0 tấn etilen (nếu hiệu suất phản ứng là 85%).
Số nhận xét đúng là
A. 6.
B. 8.
C. 7.
D. 5.
Câu 20. Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là
A. tơ tằm và tơ vinilon. B. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.
C. tơ visco và tơ nilon-6,6.
D. tơ nilon-6,6 và tơ capron.

Câu 21. Poli(vinyl clorua) (PVC) có lịch sử phát triển hơn 100 năm qua. Năm 1835 lần đầu tiên
Henri Regnault đã tổng hợp được vinyl clorua, nguyên liệu chính để tạo nên PVC. Nhựa PVC
được dùng để tạo màng như làm áo mưa…, làm ống dẫn nước, được ứng dụng rộng rãi trong sản
xuất dây và cáp điện. Monome được dùng để điều chế PVC có công thức là
A. CH3CH=CH2.
B. CH2=CHCl.
C. CH2=CH2.
D. CH2=CCl2.
Câu 22. Cho 8,85 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 14,325
gam muối. Công thức của X là
A. C3H7NH2.
B. C6H5NH2.
C. C2H5NH2.
D. C5H11NH2.
Câu 23. Trong các chất dưới đây, chất thuộc loại đipeptit là
A. H2NCH(CH3)CONHCH2CONHCH(CH3)COOH.
B. H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH.
C. H2NCH2CONHCH2CH2COOH.
D. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
Câu 24. Xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc
A. α - glucozơ.
B. β - glucozơ.
C. α - fructozơ.
D. β - fructozơ.
Câu 25. Polime có cấu trúc không gian là
A. PVC và amilopectin. B. amilopectin và cao su lưu hóa.
C. nhựa bakelit và amilopectin.
D. cao su lưu hóa và nhựa bakelit.
Chương 5: Đại cương kim loại và Chương 6: Kim loại kiềm thổ và nhôm


Một số câu hỏi có thể dùng trong chương 5,6:
Câu 1. Những đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xỉn màu, mất đi ánh bạc lấp lánh. Theo em, nguyên
nhân nào sau đây đóng vai trò chủ yếu?
A. Bạc đã phản ứng với hiđrosunfua trong không khí tạo ra bạc sunfua màu đen.
Trang - 13


B. Bạc đã phản ứng với oxi trong không khí tạo ra bạc oxit màu đen.
C. Bạc đã phản ứng với hơi nước trong không khí tạo ra bạc oxit màu đen.
D. Bạc dần dần bị thay đổi cấu trúc mạng tinh thể.
Câu 2. Đuyra là một hợp kim gồm 94% Al, 4% Cu và 2% các kim loại khác như Mg, Mn, Si,
Fe… về khối lượng. Hợp kim này có đặc tính nhẹ như nhôm, cứng và bền như thép, chịu được
nhiệt độ cao và áp suất lớn nên được sử dụng trong công nghệ chế tạo máy bay. Một máy bay
vận tải hành khách cỡ lớn, hiện đại có thể dùng tới 50 tấn hợp kim này. Tính khối l ượng Al, Cu
cần dùng để sản xuất 50 tấn hợp kim đó.
Câu 3. Một số đồ dùng bằng đồng để lâu thường có những vết gỉ màu xanh. Hãy giải thích
nguyên nhân sự tạo thành lớp rỉ đó?
Câu 4. Hãy giải thích vì sao có thể bảo vệ vỏ tầu biển bằng cách gắn những tấm kẽm vào vỏ tầu
(phần ngâm dưới nước). Trình bày cơ chế của sự ăn mòn sẽ xảy ra.
Câu 5. Có những vật bằng sắt tráng thiếc (sắt tây) hoặc sắt tráng kẽm (tôn). Nếu trên bề mặt
những vật đó có những vết xước sâu tới lớp sắt bên trong, hãy cho biết:
a. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi đặt vật đó trong không khí ẩm?
b. Vì sao người ta lại dùng tôn để lợp nhà mà không dùng sắt tây?
Câu 6. Các vật dụng làm bằng bạc bị mờ đi do sự hình thành một lớp mỏng bạc sunfua. Để loại
bỏ lớp bạc sunfua, người ta cho vật đó vào một chảo nhôm chứa dung dịch muối và đ ược đun
đến gần sôi. Các bán phản ứng sau giải thích hiệu quả của phương pháp này:
2Al + 3H2O → Al2O3 + 6H+ + 6e
Ag2S + 2e → 2Ag + S2-.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bạc không bị tách ra khỏi vật dụng.

B. Nhôm bị tách khỏi bề mặt chảo và tan vào dung dịch.
C. Phương pháp tốt hơn là dùng sự chà sát để làm sạch bề mặt vật bị mờ.
D. Có thể ngửi thấy mùi sunfua trong không khí khi tiến hành công việc.
Câu 7. Muốn bảo quản các kim loại kiềm người ta ngâm kín chúng trong dầu hoả. Hãy giải thích
việc làm này.
Câu 8. Khi mới cắt, miếng natri có bề mặt sáng trắng của kim loại. Sau khi để một lát trong
không khí thì bề mặt đó không còn sáng nữa mà bị xám lại. Hãy giải thích nguyên nhân và viết
phương trình phản ứng xảy ra nếu có.
Câu 9. Để dập tắt những đám cháy do dầu hoặc khí đốt gây nên, hiện nay người ta sử dụng một
loại bột dập lửa khô có thành phần chính là bột natri hiđrocacbonat đem lại hiệu quả cao hơn so
với dùng bình dập lửa phun bọt. Hãy giải thích vì sao dùng bột dập lửa khô lại có hiệu quả cao
hơn so với việc dùng bình dập lửa phun bọt?
Câu 10. Nếu bị bỏng do vôi bột thì người ta sẽ chọn phương án nào sau đây là tối ưu để sơ cứu ?
Giải thích lí do chọn.
A. Rửa sạch vôi bột bằng nước rồi rửa lại bằng dung dịch amoni clorua 10%.
B. Lau khô sạch bột rồi rửa bằng dung dịch amoniclorua 10%.
C. Chỉ rửa sạch vôi bột bằng nước rồi lau khô.
D. Lau khô sạch bột rồi rửa bằng nước xà phòng loãng.
Câu 11. Trong quá trình sản xuất vôi xảy ra phản ứng sau :
CaCO3
CaO + CO2; ∆H > 0.
a. Để thu được nhiều vôi ta cần tác động vào hệ những yếu tố nào? Trong sản xuất vôi, người ta
đã dùng những biện pháp nào để đạt hiệu suất cao?
b. Nung 1 tấn đá vôi chứa 8% tạp chất. Tính khối lượng vôi sống thu được nếu hiệu suất phản
ứng là 95%.
Câu 12. Trộn đều một phần vôi với bốn phần cát và lợng nước vừa đủ ta thu được một khối
nhão gọi là vữa vôi dùng để kết dính các viên gạch, đá với nhau trong các công trình xây dựng.
Sau một thời gian, vữa vôi đông cứng dần và gắn chặt với gạch, đá.
1. Có phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình trộn vữa vôi không ? Viết phương trình phản
ứng nếu có.

2. Vì sao vữa vôi lại đông cứng dần và gắn chặt vào gạch, đá?
Trang - 14


Câu 13. Trong các hang động của núi đá vôi nhiều chỗ nhũ đá tạo thành bức rèm đá lộng lẫy
nhiều chỗ lại tạo thành rừng măng đá, có chỗ lại tạo thành các cây cột đá vĩ đại (do nhũ đá và
măng đá nối với nhau) trông rất đẹp. Bằng sự hiểu biết của mình em hãy giải thích sự tạo thành
nhũ đá, măng đá. Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có.
Câu 14. Để khử chua cho đất, người nông dân thường dùng vôi toả để bón ruộng. Cách làm vôi
toả như sau: để những cục vôi sống vào chỗ râm mát trong vài ngày, vôi sống sẽ dần bở tơi ra
thành bột mịn.
a. Hãy cho biết vôi toả gồm có những chất gì? Giải thích và viết các phương trình phản ứng
tạo ra những chất đó.
b. Vì sao người ta không dùng vôi sống bón trực tiếp cho đất, cho cây trồng mà lại dùng vôi
toả?
Câu 15. Trên bề mặt vỏ trứng gia cầm có những lỗ khí nhỏ nên không khí và vi sinh vật có thể
xâm nhập, hơi nước trong trứng thoát ra, lượng cacbon đioxit tích tụ trong trứng tăng làm trứng
nhanh bị hỏng. Để bảo quản trứng tơi lâu, người ta đã nhúng trứng vào dung dịch nước vôi rồi
vớt ra để ráo để các lỗ khí được bịt lại.
1. Theo em các lỗ khí đó được bịt bởi chất gì?
A. CaO.
B. Ca(OH)2.
C. CaCO3.
D. Ca(HCO3)2.
2. Khi chọn trứng người ta thường soi trứng trước ánh sáng để xem buồng khí trong trứng lớn
hay nhỏ từ đó biết được trứng đó có tươi mới hay không. Theo em, ta nên chọn quả có buồng khí
lớn hay nhỏ? Vì sao?
Câu 16. Trong cuốn sách“ 800 mẹo vặt trong đời sống”có viết rằng: nồi nhôm chỉ nên dùng để
nấu cơm, nấu nước; không nên dùng để nấu canh chua, không nên để canh chua quá lâu trong
nồi nhôm. Em hãy giải thích vì sao?


Đề kiểm tra 15
Câu 1. Trong quá trình sản xuất vôi xảy ra phản ứng sau :
CaCO3
CaO + CO2; ∆H > 0.
a. Nung 1 tấn đá vôi chứa 8% tạp chất. Tính khối lượng vôi sống thu được nếu hiệu suất
phản ứng là 95%.
b. Để thu được nhiều vôi ta cần tác động vào hệ những yếu tố nào? Trong sản xuất vôi,
người ta đã dùng những biện pháp nào để đạt hiệu suất cao?
Câu 2. Trong các hang động của núi đá vôi nhiều chỗ nhũ đá tạo thành bức rèm đá lộng lẫy
nhiều chỗ lại tạo thành rừng măng đá, có chỗ lại tạo thành các cây cột đá vĩ đại (do nhũ đá và
măng đá nối với nhau) trông rất đẹp. Bằng sự hiểu biết của mình em hãy giải thích sự tạo thành
nhũ đá, măng đá. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Đề kiểm tra 45 phút
Câu 1: Đuyra là một hợp kim gồm 94% Al, 4% Cu và 2% các kim loại khác như Mg, Mn, Si,
Fe… về khối lượng. Hợp kim này có đặc tính nhẹ như nhôm, cứng và bền như thép, chịu được
nhiệt độ cao và áp suất lớn nên được sử dụng trong công nghệ chế tạo máy bay. Một máy bay
vận tải hành khách cỡ lớn, hiện đại có thể dùng tới 50 tấn hợp kim này. Khối lượng Al cần dùng
để sản xuất 50 tấn hợp kim là
A. 47 tấn.
B. 4,7 tấn.
C. 53,2 tấn.
D. 5,32 tấn.
Câu 2: Trong các hang động của núi đá vôi nhiều chỗ nhũ đá tạo thành bức rèm đá lộng lẫy
nhiều chỗ lại tạo thành rừng măng đá, có chỗ lại tạo thành các cây cột đá vĩ đại (do nhũ đá và
măng đá nối với nhau) trông rất đẹp. Phương trình giải thích sự tạo thành nhũ đá, măng đá là
A. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O.
B. Ca(HCO3)2
CaCO3 + H2O + CO2.
t

C. CaCO3 → CaO + CO2.
0

Trang - 15


D. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
Câu 3: Cho 5,6g Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO 3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M Sau khi kết
thúc phản ứng thu được chất rắn có khối lượng
A. 4,72g.
B. 5,28g.
C. 2,56g.
D. 7,52g.
Câu 4: Phát biểu không đúng là:
A. Để bảo quản kim loại kiềm, người ta thường ngâm chúng vào trong nước.
B. Kim loại kiềm có số oxi hóa đặc trưng trong các hợp chất là +1.
C. Tác dụng mạnh với nước tạo thành dung dịch kiềm.
D. Gồm các nguyên tố Li, Na, K, Rb, Cs, Fr.
Câu 5: Cho chuỗi phản ứng: A → B → Ca(HCO3)2. A, B lần lượt là:
A. Ca(OH)2, CaCO3.
B. CaCO3, Ca(OH)2. C. Ca(OH)2, Ca. D. Ca, CaCl2.
Câu 6: Trên bề mặt vỏ trứng gia cầm có những lỗ khí nhỏ nên không khí và vi sinh vật có thể
xâm nhập, hơi nước trong trứng thoát ra, lượng cacbon đioxit tích tụ trong trứng tăng làm trứng
nhanh bị hỏng. Để bảo quản trứng tơi lâu, người ta đã nhúng trứng vào dung dịch nước vôi rồi
vớt ra để ráo để các lỗ khí được bịt lại. Các lỗ khí đó được bịt bởi chất
A. CaO.
B. Ca(OH)2.
C. CaCO3.
D. Ca(HCO3)2.
Câu 7: Tính chất hoá học chung của các kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm là

A. tính oxi hoá yếu.
B. tính oxi hoá mạnh.
C. tính khử yếu.
D. tính khử mạnh.
Câu 8: Hòa tan 3,25 g hỗn hai kim loại kiềm thổ thuộc hai chu kỳ liên tiếp bằng dung dịch HCl
dư, thu được 5,6 lít khí (đktc). Hai kim loại này là
A. Ca và Sr.
B. Mg và Ca.
C. Be và Mg.
D. Sr và Ba.
Câu 9: Hoà tan 8,2 gam hỗn hợp bột CaCO 3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít khí CO 2 (đktc).
Phần trăm khối lượng MgCO3 có trong hỗn hợp là
A. 48,78%.
B. 51,22%.
C. 50,00%.
D. 43,38%.
Câu 10: Cho từ từ dung dịch KOH cho đến dư vào dung dịch AlCl3, ta thấy
A. có kết tủa trắng.
B. có kết tủa keo trắng và sau đó tan trở lại.
C. dung dịch trong suốt.
D. có kết tủa trắng, không tan.
Câu 11: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm: FeO, NiO, ZnO và MgO nung nóng thu được chất
rắn gồm:
A. Fe, Ni, ZnO, Mg.
B. Fe, Ni, Zn, MgO.
C. Fe, Ni, ZnO, MgO. D. Fe, Ni, Zn, Mg.
Câu 12: Cho các nhận xét sau:
1. Trong điện phân nóng chảy NaCl, trên catot xảy ra sự oxi hóa Na+.
2. Khi nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp CuSO 4 và H2SO4 thì cơ bản Fe bị ăn mòn điện
hoá.

3. Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.
4. Khi cho một ít CaCl2 vào nước cứng tạm thời sẽ thu được nước cứng toàn phần.
5. Kim loại nhôm được điều chế từ quặng criolit.
6. Kim loại kiềm đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối.
7. CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 có thể tạo ra hai muối.
Số nhận xét đúng là:
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 6.
Câu 13: Nếu bị bỏng do vôi bột thì người ta sẽ chọn phương án nào sau đây là tối ưu để sơ cứu ?
A. Rửa sạch vôi bột bằng nước rồi rửa lại bằng dung dịch amoni clorua 10%.
B. Lau khô sạch bột rồi rửa bằng dung dịch amoniclorua 10%.
C. Chỉ rửa sạch vôi bột bằng nước rồi lau khô.
D. Lau khô sạch bột rồi rửa bằng nước xà phòng loãng.
Câu 14: Cho các kim loại sau: Na, Mg, Al, Fe, Cu. Số kim loại chỉ được điều chế bằng phương
pháp điện phân nóng chảy là
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Trang - 16


Câu 15: Ðể làm mềm nước cứng vĩnh cửu ta có thể dùng các hóa chất:
A. Ca(OH)2.
B. NaCl.
C. K2CO3.
Câu 16: Phản ứng không đúng là
A. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2→ 2CaCO3 + 2H2O.


D. HCl.

t
B. 2NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2.
0

t
C. CaCO3 → CaO + CO2.
D. Mg + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2.
0

Câu 17: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:
A. NaCl, H2SO4.
B. KCl, NaNO3.
C. Na2SO4, KOH.
D. NaOH, HCl.
Câu 18: Cho phản ứng hoá học : Al + HNO 3 → Al(NO3)3 + NO + H2O. Hệ số của HNO3 trong
phản ứng là
A. 6.
B. 30.
C. 4.
D. 10.
Câu 19: Trộn 150ml dung dịch Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M với 250ml dung dịch HCl 2M thì
thể tích khí CO2 sinh ra (đktc) là
A. 5,04 lít.
B. 2,52 lít.
C. 3,36 lít.
D. 5,60 lít.
Câu 20: Trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hóa học là

A. hợp kim Fe-Ni để trong không khí ẩm.
B. đốt dây sắt trong khí O2.
C. kim loại Zn trong dung dịch HCl.
D. kim loại Cu trong dung dịch HNO3 loãng.
Câu 21: Chất dùng để đúc tượng, bó bột là
A. Thạch cao khan CaSO4.
B. Thạch cao nung CaCO3.H2O.
C. Thạch cao sống CaSO4.2H2O.
D. Thạch cao nung CaSO4.H2O.
Câu 22: Cho 5,4 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc,
thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là
A. 6,72 lít.
B. 3,36 lít.
C. 2,24 lít.
D. 4,48 lít.
Câu 23: Dẫn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M thì được m gam kết tủa. Giá
trị của m là
A. 10.
B. 5.
C. 15.
D. 0.
Câu 24: Dùng CO để khử hoàn toàn 2,88 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 thu được 2,24
gam chất rắn. Mặt khác cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl
thu được 224 ml khí (đkc). Nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng là
A. 0,5M
B. 1M.
C. 1,6M.
D. 0,8M.
Câu 25: Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ với dòng điện có cường độ I = 0,5A
trong thời gian 1930 giây thì khối lượng đồng sinh ra là

A. 0,64g.
B. 0,32g.
C. 0,96g.
D. 1,28g.
Chương 7. Sắt và một số kim loại quan trọng và Chương 8. Phân biệt một số chất vô cơ –
Chương 9. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường

Một số câu hỏi có thể dùng trong chương 7,8,9:
Câu 1. Tại sao vật bằng sắt bị ăn mòn nhanh trong khí quyển có chứa cacbon đioxit, lưu huỳnh
đioxit, mặc dầu những chất này không trực tiếp tác dụng với sắt?
Câu 2. Làm các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho vào dung dịch axit sunfuric loãng đựng trong 3 cốc đánh số 1, 2, 3
mỗi cốc một miếng sắt.
Thí nghiệm 2: Thêm vào cốc 1 một miếng nhôm đặt tiếp xúc với miếng sắt.
Thí nghiệm 3: Thêm vào cốc 2 một miếng đồng đặt tiếp xúc với miếng sắt.
Trang - 17


Thí nghiệm 4: Thêm vào cốc 3 một miếng bạc đặt tiếp xúc với miếng sắt.
Nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm trên và viết các phương trình xảy ra. Giải thích
sự khác nhau trong các hiện tượng thí nghiệm trên.
Câu 3. Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% sắt từ oxit để có thể luyện được 800 tấn
gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất lượng sắt bị hao hụt là 1%.
Câu 4. Tính khối lượng gang chứa 94% sắt sản xuất được từ 1 tấn quặng hematit nâu Fe 2O3.H2O.
Biết rằng trong quặng này có 20% tạp chất không chứa sắt.
Câu 5. Người ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau
sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10-15 phút. Khả năng diệt trùng của dung dịch NaCl là
do
A. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Na+ độc.
B. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl- có tính khử.

C. dung dịch NaCl độc.
D. vi khuẩn chết vì bị mất nước do thẩm thấu.
Câu 6: Ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của mặt trời, bảo vệ sự
sống trên mặt đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là vấn đề toàn cầu. Nguyên nhân chính
của hiện tượng này là do
A. sự thay đổi của khí hậu.
B. chất thải CFC do con người tạo ra.
C. các hợp chất hữu cơ.
D. nồng độ khí CO2 trong khí quyển ngày càng tăng.
Câu 7: Trong nước ngầm thường tồn tại ở dạng ion trong sắt (II) hiđrocacbonat và sắt (II) sunfat.
Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng
xấu tới sức khoẻ của con người nên cần phải loại bỏ. Ta có thể dùng các phương pháp nào sau
đây để loại bỏ sắt ra khỏi nước sinh hoạt?
A. Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước mới hút từ giếng khoan lên được tiếp xúc
nhiều với không khí rồi lắng, lọc.
B. Sục clo vào bể nước mới từ giếng khoan lên với liều lượng thích hợp.
C. Sục không khí giàu oxi vào nước mới hút từ giếng khoan lên.
D. A, B, C đúng.
Câu 8: Có thể điều chế thuốc diệt nấm (dung dịch CuSO4 5%) theo sơ đồ sau:
CuS → CuO → CuSO4
Khối lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ 0,5 tấn nguyên liệu chứa 80% CuS (biết hiệu
suất của quá trình là 80%) là
A. 0,16 tấn.
B. 3,2 tấn.
C. 0,008 tấn.
D. 1,6 tấn.
Câu 9: Nguồn nhiên liệu nào khi sử dụng ít gây ô nhiễm môi trường nhất?
A. Xăng
B. Cồn.
C. Than đá.

D. Khí đốt.
Câu 10: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể
dùng chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?
A. Bột sắt.
B. Bột lưu huỳnh.
C. Natri.
D. Nước.
Câu 11: Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này
trong dung dịch axit nitric thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung
dịch bari clorua thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit). Hãy cho biết tên, thành phần hoá
học của quặng?
A. Xiđerit: FeCO3. B. Manhetit: Fe3O4. C. Hematit: Fe2O3. D. Pirit: FeS2.
Câu 12: Để tăng chất lượng của xăng, trước đây người ta trộn thêm vào xăng chất tetraetyl chì
Pb(C2H5)4. Đó là một chất rất độc và trong khí thải của ô tô, xe máy, ... có hợp chất PbO. Hàng
năm, trên thế giới người ta đã dùng tới 227,25 tấn Pb(C 2H5)4 để pha vào xăng. Lượng PbO bị xả
vào khí quyển là
A. 156,90 tấn.
B. 16,59 tấn.
C. 18,25 tấn.
D. 14,35 tấn.
Câu 13. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: lấy
2 l không khí rồi dẫn qua dd Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen.
a) Hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau đây?
Trang - 18


A. H2S.
B. CO2.
C. SO2.
D. NH3.

b) Tính hàm lượng khí đó trong không khí và xem xét sự nhiễm bẩn không khí trên có vượt
mức hàm lượng cho phép không? Biết hiệu suất phản ứng là 100% và hàm lượng cho phép là
0,01 mg/l.
A. 0.051 mg/l; sự nhiễm bẩn vượt mức cho phép.
B. 0,0255 mg/l; sự nhiễm bẩn vượt mức cho phép.
C. 0,0055 mg/l; sự nhiễm bẩn cho phép.
D. 0,045 mg/l; sự nhiễm bẩn vượt mức cho phép.
Đề kiểm tra 15 phút
Câu 1. Viết phản ứng chứng minh tính oxi hóa, tính khử, tính bazơ của FeO. Trong các phản ứng
đó, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử?
Câu 2. Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong
dung dịch axit nitric thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch
bari clorua thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit). Hãy cho biết tên, thành phần hoá học của
quặng và viết các phản ứng hóa học xảy ra.
Đề kiểm tra 45 phút
Câu 1. Người ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau
sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10-15 phút. Khả năng diệt trùng của dung dịch NaCl là
do
A. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Na+ độc.
B. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl- có tính khử.
C. dung dịch NaCl độc.
D. vi khuẩn chết vì bị mất nước do thẩm thấu.
Câu 2: Quặng có hàm lượng sắt cao nhất là quặng
A. manhetit.
B. hematit đỏ.
C. xiđerit.
D. pirit.
Câu 3: Để tăng chất lượng của xăng, trước đây người ta trộn thêm vào xăng chất tetraetyl chì
Pb(C2H5)4. Đó là một chất rất độc và trong khí thải của ô tô, xe máy, ... có hợp chất PbO. Hàng
năm, trên thế giới người ta đã dùng tới 227,25 tấn Pb(C 2H5)4 để pha vào xăng. Lượng PbO bị xả

vào khí quyển là
A. 156,90 tấn.
B. 16,59 tấn.
C. 18,25 tấn.
D. 14,35 tấn.
Câu 4: Cho hỗn hợp A gồm Mg và Fe vào dung dịch B gồm 2 muối Cu(NO 3)2 và AgNO3. Lắc
đều cho phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp X gồm 2 kim loại và dung dịch Y. Cho các nhận
xét sau:
(a) X gồm Cu và Ag.
(b) Y có thể chứa tối đa 3 muối.
(c) X có thể bị hòa tan bởi HNO3 đặc, nguội.
(d) Y tác dụng với AgNO3 thu được kết tủa.
Số nhận xét đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 5: Hòa tan các chất: FeS2, Al, CuO vào HNO3 đặc, nóng (dư) được dung dịch A (khí NO 2 là
sản phẩm khử duy nhất). Cho Ba(OH)2 dư vào A thu được kết tủa B. Nung kết tủa B đến khối
lượng không đổi được chất rắn C. Cho C vào dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch E. Cho các
nhận xét sau:
(a) Tổng số phản ứng hóa học đã xảy ra là 12.
(b) Tổng số phản ứng oxi hóa-khử là 2.
(c) Dung dịch E có chứa 2 chất.
(d) Dung dịch A có chứa 4 chất.
Số nhận xét sai là:
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.

Trang - 19


Câu 6: Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong
dung dịch axit nitric thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch
bari clorua thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit). Hãy cho biết tên, thành phần hoá học của
quặng?
A. Xiđerit: FeCO3. B. Manhetit: Fe3O4. C. Hematit: Fe2O3. D. Pirit: FeS2.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Fe thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB.
B. Sắt có tính nhiễm từ.
C. Hợp chất sắt (II) có tính chất hóa học đặc trưng là tính khử.
D. Sắt tác dụng với phi kim luôn luôn tạo thành hợp chất sắt (III).
Câu 8: Lấy 20 gam hỗn hợp Al và Fe2O3 ngâm trong dung dịch NaOH dư phản ứng xong người
ta thu được 3,36 lít khí hidro (đktc). Khối lượng Fe2O3 là
A. 15,95 gam.
B. 18 gam.
C. 17,3 gam.
D. 13,7 gam.

Câu 9: Cho 5,6 gam Fe vào dung dịch H 2SO4 loãng vừa đủ thu được dung dịch X.
Cho dung dịch X vào dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí
đến khối lượng không đổi. Khối lượng chất rắn sau phản ứng là
A. 8g.
B. 4g.
C. 16g.
D. 3,2g.
Câu 10: Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: lấy
2 l không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen.

Hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí H2S. Tính hàm lượng khí đó trong không khí và
xem xét sự nhiễm bẩn không khí trên có vượt mức hàm lượng cho phép không? Biết hiệu suất
phản ứng là 100% và hàm lượng cho phép là 0,01 mg/l.
A. 0.051 mg/l; sự nhiễm bẩn vượt mức cho phép.
B. 0,0255 mg/l; sự nhiễm bẩn vượt mức cho phép.
C. 0,0055 mg/l; sự nhiễm bẩn cho phép.
D. 0,045 mg/l; sự nhiễm bẩn vượt mức cho phép.
Câu 11: Cho phản ứng: Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Hệ số của HNO3 trong phản ứng

A. 8.
B. 4.
C. 2.
D. 6.
Câu 12: Ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của mặt trời, bảo vệ sự
sống trên mặt đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là vấn đề toàn cầu. Nguyên nhân chính
của hiện tượng này là do
A. sự thay đổi của khí hậu.
B. chất thải CFC do con người tạo ra.
C. các hợp chất hữu cơ.
D. nồng độ khí CO2 trong khí quyển ngày càng tăng.
Câu 13: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Dùng chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp
chất?
A. Bột Mg dư.
B. Bột Fe dư.
C. Bột Al dư.
D. Bột Cu dư.
Câu 14: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa - khử ?
A. Fe + 2HCl →FeCl2 + H2.
B. 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2.
C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

D. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O.
Câu 15: Cho luồng khí H2 dư đi qua ống nghiệm chứa hỗn hợp CuO, CaO, FeO. Giả thiết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp thu được sau phản ứng gồm:
A. Cu, Fe, Ca.
B. Cu, Fe, CaO.
C. Cu, FeO, CaO.
D. CuO, Fe, CaO.
Câu 16: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít
khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 1,68.
B. 16,8.
C. 5,6.
D. 11,2.
Câu 17: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy
khô thấy khối lượng tăng 0,104 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là
A. 0,832 gam.
B. 0,104 gam.
C. 0,728 gam.
D. 0,013 gam.
Trang - 20


Câu 18: Sắt tác dụng với chất nào sau đây tạo ra hợp chất sắt (II)?
A. HNO3 loãng dư.
B. Cl2.
C. S.
D. H2SO4 đặc, nóng dư.
Câu 19: Cho 14 gam bột sắt vào 400ml dung dịch X gồm: AgNO 3 0,5M và Cu(NO3)2 xM.
Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc thu được 30,4 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cho Z
tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được kết tủa một hidroxit kim loại. Giá trị của x là

A. 0,1.
B. 0,125.
C. 0,2.
D. 0,15.
Câu 20: Cho Fe lần lượt vào các dung dịch chứa riêng biệt: CuCl 2; H2SO4 loãng; HCl loãng;
HNO3 đặc, nguội. Số phản ứng hóa học xảy ra là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 21: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa các chất : FeSO 4, FeCl3, CuCl2, AlCl3,
Ca(HCO3)2 thu được kết tủa X. Nhiệt phân X trong không khí đến khối lượng không đổi thu
được chất rắn Y. Nhận xét đúng là:
A. X chứa 5 chất.
B. Y chứa 4 chất.
C. Y chứa 4 oxit.
D. X chứa 2 muối.
Câu 22: Cho 1 miếng Fe vào cốc đựng dung dịch H 2SO4 loãng. Bọt khí H2 sẽ bay ra nhanh hơn
khi thêm vào cốc trên vài giọt dung dịch
A. MgSO4.
B. Na2SO4.
C. CuSO4.
D. HCl rất loãng.

Câu 23: Nhóm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl là
A. Fe, FeO.
B. Fe, Cu.
C. Ag, Fe.

D. Fe, Au.


Câu 24: Chất chỉ có tính oxi hóa là
A. Fe.
B. FeCl2.

D. FeO.

C. Fe2O3.

Câu 25: Sắt nằm ở ô thứ 26 trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của Fe là

IV.

A. [Ar]3d5.

C. [Ar]4s24p4.

B. [Ar]3d64s2.

D. [Ar]3d6.

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

- Việc lồng ghép các bài tập thực tiễn vào trong quá trình dạy và học, trước
hết tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự
hứng thú, hăng say trong học tập. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương
pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực
tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Giúp cho học sinh có được những hiểu biết về hệ tự nhiên và hoạt động
của nó, tác động của nó đối với cuộc sống của con người. Học sinh nắm được

những ảnh hưởng của những hoạt động của con người lên hệ tự nhiên. Từ đó, học
sinh ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt là đối với vấn
đề môi trường.
- Xây dựng cho học sinh những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân
tích thông tin, dần hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học. Phát triển kĩ
năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải thích các hiện tượng thực tiễn,
luôn chủ động trong cuộc sống.
- Nuôi dưỡng nhận thức và các quan niệm đúng đắn về các hiện tượng trong
tự nhiên và cuộc sống. Bài tập về các hiện tượng tự nhiên làm cho học sinh thấy
các quá trình hóa học luôn xảy ra trong quanh ta. Giải thích được các hiện tượng tự
nhiên, học sinh sẽ yêu thích môn hóa học hơn.
- Vấn đề về môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề cấp bách và mang
tính toàn cầu. Môn hóa học có nhiệm vụ và có nhiều khả năng giáo dục cho học
sinh ý thức bảo vệ môi trường. Cần tích hợp nội dung về bảo vệ môi trường vào
Trang - 21


việc dạy học hóa học. Thông qua đó, rèn luyện văn hóa lao động (lao động có tổ
chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc).
Bảng thống kê khảo sát cuối năm học 2014 – 2015 về mức độ hứng thú và kết quả học
tập của từng lớp trước và sau khi sử dụng câu hỏi thực tiễn vào kiểm tra, đánh giá:
Mức độ yêu thích môn hóa học (điểm TB,
thang từ 1 đến 10)
Trước khi dùng câu Sau khi có sử dụng
hỏi thực tiễn
câu hỏi thực tiễn

V.

Điểm TB kiểm tra của học sinh

(1 bài 15 phút và 1 bài 45 phút)
Lớp
Trước khi dùng câu Sau khi có sử dụng
hỏi thực tiễn
câu hỏi thực tiễn
12b1
7,2
8,3
8,4
8,8
12b7
6,3
7,6
6,4
7,2
12b8
5,8
7,4
6,6
7,1
12b9
6,3
7,2
6,4
6,9
12b10
7,2
8,1
6,5
7,0

ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Cần sớm hoàn thành đổi mới chương trình SGK, theo hướng tăng cường kiến thức thực
tế, vận dụng vào đời sống, tránh kiến thức hàn lâm, xa vời với thực tế học tập và sinh hoạt của
học sinh.
- Đổi mới hình thức thi cử theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vào thực tế, khả
năng tư duy, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tế của học sinh.
2. Với các trường THPT

Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để GV đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá học sinh. Đẩy mạnh việc tổ
chức các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các GV từ đó đề xuất với chuyên môn
những giải pháp nhằm đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh.
3. Với giáo viên các trường THPT

Mỗi GV cần nhận thức đúng đắn về việc đổi mới phương pháp kiểm tra
đánh giá, thường xuyên sử dụng những câu hỏi thực tiễn trong giảng dạy, kiểm tra,
đánh giá nhằm khơi dậy sự hứng thú, sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học bộ môn hóa học.
4. Hướng phát triển của đề tài
- Qua sự thành công của đề tài, tôi sẽ tiếp tục đúc rút kinh nghiệm để áp dụng cho khối
lớp 10 và khối lớp 11, từ đó nâng cao hơn để hoàn thiện bộ câu hỏi cho khối THPT, áp dụng vào
các đề thi THPT Quốc Gia.
Thông qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng việc sử dụng câu hỏi
thực tiễn trong việc giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy
học. Những kết quả thu được của đề tài chỉ là kết quả hết sức nhỏ bé so với quy mô rộng lớn,
phức tạp yêu cầu thực tế đặt ra. Tôi rất mong nhận được những nhận xét đánh giá và góp ý của
các chuyên gia, các thầy cô và các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn. Chúng tôi
xin chân thành cám ơn.
VI.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Hóa học 12, Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Nguyễn Xuân Trường (2006). 385 câu hỏi và đáp về hóa hóa với đời sống, Nhà xuất
bản Giáo dục.

Trang - 22


NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Phạm Duy Nghĩa
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT Phú Ngọc
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Phú Ngọc, ngày
tháng
năm

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2014 – 2015
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp câu hỏi và bài tập gắn với đời sống thực tiễn

trong các đề kiểm tra chương trình hóa học 12.

Họ và tên tác giả: Phạm Duy Nghĩa
Chức vụ: Tổ trưởng
Đơn vị: Trường THPT Phú Ngọc
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn:............................... 
- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác:........................................................ 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao

- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của
người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này
đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác
giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ
của chính tác giả.
Trang - 23


NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Phạm Duy Nghĩa


Trang - 24

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)



×