Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

skkn VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG CHUYÊN ĐỀ NƯỚC MỘT PHẦN TẤT YẾU CỦA CUỘC SỐNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.9 MB, 41 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: TRƯỜNG THPT TAM PHƯỚC
Mã số:…………………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢP
TRONG CHUYÊN ĐỀ

NƯỚC
MỘT PHẦN TẤT YẾU
CỦA CUỘC SỐNG
Người thực hiện: Dương Thị Hồng
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục: 
Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa Học 
Lĩnh vực khác:…………….. 
Có đính kèm: các sản phẩm không thể hiện trong bảng in
 Mô hình  Phần mềm

 Phim ảnh

Năm học: 2014 - 2015

 Hiện vật khác


SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC
I/ Thông tin chung về cá nhân
1. Họ và tên: Dương Thị Hồng
2. Sinh ngày: 10/07/1982
3. Nam, nữ: Nữ


4. Địa chỉ : 7C/23 khu phố 3, phường Trảng Dài - Biên Hòa - Đồng Nai
5. Điện thoại: CQ: 0613511420,

DĐ 0988859913.

6. Email:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Hóa học, lớp 10A2, 10A3, 11A6,
11A9, 11A10, chủ nhiệm lớp 10A2.
9. Nơi công tác: Tổ Hóa. Trường THPT Tam Phước - Biên Hòa - Đồng Nai.
II/ Trình độ chuyên môn
1. Học vị: Cử nhân
2. Năm nhận bằng: 2005
3. Chuyên nghành đào tạo: Sư phạm Hóa
III/Kinh nghiệm đào tạo
1. Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Hóa
2. Năm vào nghành: 2005
3. Số năm kinh nghiệm: 9
4. Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
- Phương pháp cân bằng nhanh phản ứng oxi hóa- khử.
- Hóa học vui.
- Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học thông qua việc giải thích các
hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống.

2


VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG CHUYÊN ĐỀ
NƯỚC - MỘT PHẦN TẤT YẾU CỦA CUỘC SỐNG
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục đào tạo đóng vai trò rất quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia
khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Trước tình hình đó đòi hỏi ngành Giáo dục - Đào tạo của nước ta phải có
những sự đổi mới mạnh mẽ, căn bản, sâu sắc và toàn diện để đào tạo nguồn nhân lực
có đủ trình độ, đủ năng lực đáp ứng những yêu cầu của xã hội trong thời kì đổi mới và
từng bước đưa Việt Nam vươn tới ngang tầm với sự phát triển chung của khu vực và
thế giới.
Khoản 2, điều 28, Luật giáo dục năm 2005 quy định
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui
hứng thú học tập cho học sinh. [12]
Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận
năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải
quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Phương pháp dạy học để dạy học theo chủ đề tích hợp: Dạy học dự án và dạy
học với hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Để kết hợp cả hai phương pháp trên mà tôi lựa chọn đề tài: “Nước - Một
phần tất yếu của cuộc sống” để vận dụng hai phương pháp dạy học tích hợp trên.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
DẠY HỌC TÍCH HỢP
II.1. Khái niệm dạy học tích hợp

1


Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương

trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có
nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.[3]
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau
trong cùng một kế hoạch dạy học”.[3]
Do đó, đã xuất hiện những khoa học liên ngành, giao ngành, hình thành
những lĩnh vực tri thức đa ngành, liên ngành. Các Khoa học tự nhiên đã chuyển từ
tiếp cận phân tích - cấu trúc sang tiếp cận tổng hợp - hệ thống. Sự thay đổi nhận
thức này gây ảnh hưởng đến việc truyền thụ kiến thức sao cho phù hợp với nhận
thức mới. Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song
song với tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng rộng.
Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội
dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền thống từ
trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào
những nội dung vốn có của môn học. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo
dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong trường phổ
thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan
điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học
tập và quá trình dạy học.
II.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp [8]
- Dạy học tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học
tập với cuộc sống hàng ngày, tiến hành trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà
học sinh sẽ gặp sau này, những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hòa nhập
thế giới học đường với cuộc sống.
- Dạy học tích hợp giúp phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt
yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lý tình huống có ý
nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu được cho quá trình học tập
tiếp theo.
2



II.3. Các quan điểm dạy học tích hợp[8]
- Quan điểm “trong nội bộ môn học”, ưu tiên các nội dung của môn học.
Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng rẽ.
- Quan điểm “đa môn”, đề nghị những tình huống, những “đề tài” có thể
được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau. Ví dụ, giáo dục hướng nghiệp
có thể được thực hiện thông qua nhiều môn học khác nhau (Sinh học, Giáo dục
công dân, Văn học, Toán học, Địa lý, Vật lý, Hóa học,…). Theo quan điểm này,
những môn học tiếp tục được tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số
thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài. Như vậy, các môn học không
thực sự được TH.
- Quan điểm “liên môn”, đề xuất những tình huống chỉ có thể được tiếp cận
một cách hợp lý qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ví dụ, câu hỏi: “Tại sao con
voi được bảo vệ?” chỉ có thể giải thích dưới ánh sáng của nhiều môn học: Địa lý,
Lịch sử, Toán học, Sinh học,…. Ở đây nhấn mạnh đến sự liên kết các môn học,
làm cho chúng TH với nhau để giải quyết một tình huống cho trước: Các quá trình
học tập sẽ không được đề cập một cách rời rạc mà phải liên kết với nhau xung
quanh những vấn đề phải giải quyết.
- Quan điểm “xuyên môn”, chủ yếu phát triển những kĩ năng mà HS có thể sử
dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống. Đó là những kĩ năng
xuyên môn. Có thể lĩnh hội những kĩ năng này trong từng môn học hoặc qua
những hoạt động chung của nhiều môn học.
II.4. Ý nghĩa của dạy học theo quan điểm tích hợp
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp
trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn
đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với
việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong
những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của học sinh, giúp đào tạo
những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc
sống hiện đại.

3


Chương trình ở cấp trung học chủ yếu thực hiện tích hợp ở mức thấp, chưa
đặt nặng vấn đề dạy học tích hợp ở trung học. Tuy vậy, ngày càng có nhiều nội
dung giáo dục được tích hợp vào nội dung một số môn học ở trung học bằng
phương thức lồng ghép.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài tôi đưa ra giải pháp vận dụng quan
điểm dạy học tích hợp môn Hóa học với các môn học khác nhằm nâng cao hiệu
quả học tập của học sinh trong chuyên đề “Nước – Một phần tất yếu của cuộc
sống”.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
DẠY HỌC TÍCH HỢP XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ NƯỚC- MỘT PHẦN TẤT
YẾU CỦA CUỘC SỐNG
III.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp[10]
- Hướng tới mục tiêu bài học và chú trọng những nội dung quan trọng.
- Những nội dung có tính thực tiễn, vận dụng những kiến thức của môn học
khác để giải thích cũng như để hiểu vấn đề sâu sắc hơn.
- Những nội dung có tính giáo dục đạo đức cao.
- Đảm bảo tính vừa sức.
- Kích thích được hứng thú của học sinh.
- Nội dung yêu cầu học sinh phải tư duy, tưởng tượng, tự tìm tòi và vận dụng linh
hoạt.
- Tích hợp các nội dung một cách có chọn lọc.
III.2. Quy trình xây dựng bài dạy học tích hợp[10]

4


III.3. Giáo án dạy học tích hợp chủ đề nước

III.3.1. Nội dung tích hợp
Môn

Hóa
học

Lớp

8

Chương
5

Bài
36

60

10
12

7

61

5
9

13
45


6
Vật lí
10
Địa lí
6
8

5
7

Nội dung
- Cấu tạo của nước
- Tính chất của nước
- Vai trò của nước với đời sống con người
- Tìm cách bảo vệ môi trường
Dung dịch: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất
khác.
Độ tan của các chất trong nước

Clo
Hóa học với vấn đề môi trường
Sự ngưng tụ, sự bay hơi và sự sôi
26,27,28
(Các trạng thái và biến đổi trạng thái của nước)
28
Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí.
38
Sự chuyển thể của các chất
Nguồn nước ở Việt Nam và địa phương

20
Hơi nước trong không khí – Mưa
23
Sông và hồ
24
Biển và đại dương
33
Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
34
Hệ thống sông lớn ở Việt Nam
5


12
9

14
15
13

10
Công
nghệ

Sinh
học

3

15


7

50

6
7
9

54, 55

9
Giáo

6

7

7

14

dục
công
dân
Lịch
sử

10


Phần 2,
chương 1

16

Sự phát triển và phân bố công nghiệp (phần
công nghiệp điện)
Giao thông và vận tải
Thương mại và du lịch
Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế
độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
Môi trường nuôi trồng thuỷ sản: đặc điểm, tính
chất của nước nuôi trồng thuỷ sản.
Vai trò của nước trong quang hợp ở cây xanh
Nước với sự trao đổi chất ở động vật
Vai trò của nước đối với cơ thể
Ô nhiễm môi trường nước – trách nhiệm bảo
vệ nguồn nước
Yêu thiên nhiên và sống hoà hợp với thiên nhiên
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc
lập dân tộc

Dựa vào bảng phân tích nội dung tích hợp của chủ đề, tôi nhận thấy rằng các bài
học của các môn học khác nhau có cùng đơn vị kiến thức nhưng lại được phân phối dạy
ở những thời gian cách xa nhau nên học sinh tiếp nhận kiến thức một cách rời rạc, còn
giáo viên thì khó khăn trong việc hệ thống lại kiến thức. Vì thế, chúng tôi chọn dạy hợp
tích hợp theo chủ đề để lồng ghép các môn nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học

sinh.

III.3.1. Mục tiêu
Kiến thức
- Tích hợp các kiến thức môn: Hóa học, Sinh học, Vật lý, Địa lý, Giáo dục
công dân… để đạt được mục tiêu.
Học sinh biết:
+ Sự phân bố nước ngọt trên thế giới.
6


+ Trạng thái tự nhiên, thành phần, tính chất của nước.
+ Vai trò của nước đối với sinh vật và sản xuất.
+ Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước.
+ Những văn bản pháp luật về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.
+ Đưa ra những biện pháp tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước.
Kĩ năng
- Học sinh sử dụng kiến thức các môn học để giải thích những nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường nước trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp tiết kiệm và
bảo vệ môi trường nước.
Thái độ
- Học sinh tích cực tham gia phát biểu cùng xây dựng chuyên đề.
- Thái độ tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước.
- Tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ môi trường nước.
- Đưa ra những ý tưởng để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
Phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tự học.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
III.3.2. Phương pháp
- Phương pháp: Nêu vấn đề, dạy học dư án
III.3.3. Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án, máy tính, máy chiếu, máy ảnh, các hình ảnh liên quan.
Phiếu học tập cho các nhóm:
- Nhóm 1:
+ Khái quát về trạng thái tự nhiên, thành phần, tính chất của nước.
+ Tìm hiểu vai trò của nước đối với sinh vật (động, thực vật) và sản xuất.
- Nhóm 2:
+ Tìm hiểu thực trạng tài nguyên nước.
7


+ Vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất.
- Nhóm 3:
+Tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường nước.
- Nhóm 4:
+ Biện pháp tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước chống ô nhiễm.
+ Ý tưởng xanh.
+ Thông điệp bảo vệ nước.
Học sinh
- Học sinh nhận phiếu học tập và làm việc theo nhóm.
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
- Hoàn tất nội dung và báo cáo nội dung của nhóm đã chuẩn bị.
III.3.4. Tiến trình dạy học
Tiết 1:
Hoạt động 1: Giáo viên đưa ra chủ đề và nêu lí do lựa chọn chủ đề.
Giáo viên: Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể

nhịn ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước hoà tan nhiều chất
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. Nước và vòng tuần hoàn nước từ hàng tỉ
năm đã và đang mang lại sự sống cho Trái Đất. Bảo vệ nguồn nước và sử dụng
nước hiệu quả, tiết kiệm chính là góp phần tạo nên màu xanh cho môi trường sống,
đó là lí do vì sao chúng ta lựa chọn chủ đề: “Nước– Một phần tất yếu của cuộc
sống”.
Hoạt động 2:
* Giáo viên: Chia lớp thành 4 nhóm, giao chủ đề cho từng nhóm, yêu cầu học
sinh hoàn thành chủ đề theo phiếu học tập và thông báo kế hoạch thực hiện chủ đề.
* Học sinh thành lập nhóm, cử nhóm trưởng và phân công nhiệm vụ cho từng
thành viên trong nhóm (cần xác định các nguồn tài liệu khai thác và nơi có thể tìm
kiếm các nguồn tài liệu để thực hiện chủ đề: thư viện (sách, báo, tạp chí), internet,
thực tế trong cộng đồng.... Nguồn tài liệu sẽ được bổ sung trong quá trình thực
hiện chủ đề).
8


* Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi
chép và trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu... Với tài liệu sách,
báo in cần ghi rõ: Tên, tác giả, nơi xuất bản và năm xuất bản của tài liệu. Lưu ý với
tài liệu khai thác trên internet cần ghi rõ ngày của bài báo....
Tiết 2
Hoạt động 3:
Học sinh nộp sản phẩm.
Giáo viên chỉnh sửa.
Học sinh hoàn chỉnh chủ đề của nhóm.
Tiết 3
Hoạt động 4: Báo cáo chuyên đề
Giáo viên: Câu chuyện lấp sông Đồng Nai đang làm nóng truyền thông trong nước.
Học sinh nghe bài hát: Khúc hát sông quê và một số tranh ảnh để dự đoán tên

của chuyên đề.
Hoạt động 4.1: Khái quát về thành phần, tính chất và vai trò của nước
Mục tiêu: Dựa vào phiếu học tập học sinh tìm hiểu qua sách giáo khoa để biết
thành phần, tính chất và vai trò của nước.
Giáo viên đặt vấn đề: Nước rất gần gũi với đời sống hàng ngày. Người ta sử
dụng nước bằng nhiều cách khác nhau. Nước có vai trò như thế nào với các cơ thể
sống, nước đối với sản xuất và đời sống con người và để ứng dụng nước vào các
lĩnh vực cụ thể thì ta phải hiểu được một số đặc điểm và tính chất của nó. Sau đây
cô mời nhóm “Hát hai ô ” lên trình bày đã nội dung mà các em đã tìm hiểu.
Học sinh: Trình bày nội dung mà nhóm đã tìm hiểu trên máy chiếu và có thể
hỏi những học sinh khác về những nội dung liên quan đến phần thuyết trình của
mình.
Học sinh theo dõi bài đề xuất ý kiến khác nếu có.
I. Khái quát về thành phần, tính chất và vai trò của nước
1. Trạng thái tự nhiên
- Trong tự nhiên nước có ở khắp mọi nơi: Ao, hồ, biển, lòng đất, không khí....
9


- Nước tồn tại ở cả 3 trạng thái: Rắn - lỏng - hơi.
2. Thành phần
- Nước là một hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố H, O. Mỗi phân tử nước gồm 2
nguyên tử H và 1 nguyên tử O.
- Công thức hóa học của nước là H2O.
- Nước chia thành 3 loại:
* Nước ngọt
* Nước lợ
* Nước mặn
3. Tính chất
a. Tính chất vật lý

- Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100 oC, hóa rắn ở
0oC, khối lượng riêng là 1 g/ml. Hòa tan nhiều chất rắn, lỏng, khí.
b. Tính chất hóa học
- Tác dụng với kim loại kiềm → kiềm + H2
2Na+ 2H2O → 2NaOH + H2
- Tác dụng với oxit bazơ → kiềm
CaO + H2O → Ca(OH)2
- Tác dụng với oxit axit → oxit axit
SO3 + H2O → H2SO4
- Nước tham gia nhiều phản ứng sinh lý, sinh hóa trong cơ thể.
4. Vai trò của nước
a. Vai trò của nước đối với sinh vật
Đối với cơ thể con người
- Nước là thành phần cơ bản của cơ thể (60% trọng lượng cơ thể).
- Nước có các chức năng chính:
+ Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
+ Giữ ẩm cho mắt mũi, miệng; bôi trơn các khớp.
+ Bảo vệ nội tạng.
+ Giúp thận gan loại bỏ chất bẩn.
10


+ Hòa tan muối khoáng và các chất cho cơ thể; đưa dinh dưỡng và oxi đến
các tế bào.
Đối với sinh vật khác
- Nước trong cơ thể sinh vật với hàm lượng cao: 50 - 90% khối lượng cơ thể.
- Nước có các chức năng chính:
+ Là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp.
+ Là môi trường hòa tan các chất vô cơ, phương tiện vận chuyển các chất
trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.

+ Là môi trường sống của nhiều sinh vật.
Đối với sản xuất và đời sống con người
- Nước rất cần thiết cho các ngành sản xuất:
+ Sản xuất nông nghiệp: Làm mát cây, dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng
cho cây...
+ Ngành công nghiệp: Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các
tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học.
+ Xây dựng: Pha trộn, gắn kết các nguyên vật liệu.
+ Giao thông vận tải: Làm nguội các động cơ, giảm bụi ....
+ Du lịch: Tạo nhiều cảnh quan đẹp....
+ Thể dục thể thao: Nhiều môn thể thao dưới nước...

Sản phẩm của nhóm: Hát hai ô

11


12


13


Hình 2.1. Em Hoàng Ngọc Thảo Ngân - Lớp 10A2 đang trình sản phẩm của nhóm
Hoạt động 4.2: Tìm hiểu vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất và thực
trạng tài nguyên nước trên thế giới, ở Việt Nam, tại địa phương
Mục tiêu: Dựa vào phiếu học tập học sinh tìm hiểu vòng tuần hoàn của nước trên
Trái Đất và thực trạng tài nguyên nước trên thế giới, ở Việt Nam, tại địa phương.
Giáo viên phân tích và đưa thông tin thêm: Nước tồn tại nhiều hình thức khác
nhau: nước ngầm, nước mặt (ao, hồ, sông, biển...) và trong không khí. Con người

sử dụng nguồn nước ngầm và nước mặt là chủ yếu. Nước còn là một trong những
chỉ tiêu xác định mức độ phát triển của kinh tế xã hội. Ví dụ: Để có được 1 tấn sản
phẩm, lượng nước cần tiêu thụ như sau: Than cần từ 3-5 tấn nước, dầu mỏ cần từ
30 - 50 tấn nước, giấy từ 200 - 300 tấn nước, gạo từ 5000 - 10000 tấn nước, thịt từ
20000 - 30000 tấn nước. Nhu cầu sử dụng nước là rất lớn. Vậy nước có vô tận hay
không?. Vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất được hình thành ra sao? Thực
trạng tài nguyên nước hiện nay như thế nào? Chúng ta sẽ được biết qua trình bày
của nhóm “ Thực trạng”.
Học sinh: Trình bày nội dung mà nhóm đã tìm hiểu trên máy chiếu và có thể
hỏi những học sinh khác về những nội dung liên quan đến phần thuyết trình của
mình.
Học sinh theo dõi bài đề xuất ý kiến khác nếu có.
II. Vòng tuần hoàn của nước, thực trạng tài nguyên nước trên thế giới, ở Việt
Nam, tại địa phương
1. Vòng tuần hoàn của nước
Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong
lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nước Trái Đất luôn vận động và
chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn
và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả
cuộc sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó, Trái Đất chắc hẳn sẽ là một nơi
không thể sống được nếu không có nước.
2. Thực trạng tài nguyên nước
14


a. Thực trạng tài nguyên nước trên thế giới
- Nước chiếm khoảng 71% (1457.302.450 km3) trên Trái Đất.
- Trong đó, nước mặn chiếm 97%, còn lại là nước ngọt.
- Tuy nhiên, trong 3% (34.973.258 km 3) lượng nước ngọt có mặt thì có
khoảng 3/4 lượng nước mà con người không thể sử dụng được.

- Theo báo cáo của Liên hợp quốc 22/3/2003: Nguồn nước sạch toàn cầu đang
cạn kiệt một cách đáng lo ngại:
+ Sẽ mất đi 1/3 nguồn nước sạch trong 20 năm tới.
+ 12000 km3 nước sạch đang bị ô nhiễm nặng.
+ 2,2 triệu người chết/năm do mắc các bệnh liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm.
b. Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam
- Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa trung bình lớn: 1800
mm - 2000 mm.
- Việt Nam có nguồn nước ngọt dồi dào.
- Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về ô nhiễm
môi trường nước.
- Việc sử dụng tài nguyên nước chưa khoa học, chưa quản lý chặt chẽ vấn đề
nước thải, công nghệ lạc hậu…môi trường nước nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng.

c. Thực trạng tài nguyên nước ở địa phương (Đồng Nai)
Ở địa phương, do có nhiều khu công nghiệp nên nguồn nước bị ô nhiễm do
rác thải, nước thải chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật và nước thải chưa qua xử lý từ
các khu công nghiệp đã và đang làm ô nhiễm môi trường nước.

15


Sản phẩm của nhóm: Thực trạng

16


Hình 2.2. Em Nguyễn Ngọc Sang - Lớp 10A2 đang trình bày sản phẩm của nhóm
Hoạt động 4.3: Tìm hiểu nguyên nhân gây và hậu quả của ô nhiễm môi trường
nước

Mục tiêu: Dựa vào phiếu học tập học sinh tìm hiểu để biết nguyên nhân và hậu
quả của ô nhiễm môi trường nước.
Giáo viên đặt vấn đề: Trước thực trạng suy thoái chất lượng nước hiện nay
chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân do đâu? Khi môi trường nước bị ô nhiễm để
lại hậu quả gì? Để tìm hiểu vấn đề đó chúng ta cùng đến với nhóm H2O.
Học sinh: Trình bày nội dung mà nhóm đã tìm hiểu trên máy chiếu và có thể
hỏi những học sinh khác về những nội dung liên quan đến phần thuyết trình của
mình.
Học sinh theo dõi bài đề xuất ý kiến khác nếu có
17


III. Nguyên nhân gây và hậu quả của ô nhiễm môi trường nước
1. Thế nào là ô nhiễm nước
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học
– sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn
nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật
trong nước.
2. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước
* Ô nhiễm nước thường có 2 nhóm nguyên nhân:
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa
vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết
của chúng.
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Do chất thải sinh hoạt, công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
3. Các tác nhân gây ô nhiễm nước
- Các chất vô cơ:
+ Nguyên tố dinh dưỡng N, P, K.
+ Kim loại nặng: Mn, Hg, As, Pb.
- Các chất hữu cơ:

+ Dễ phân hủy: Dầu, mỡ
+ Bền vững: Nước thải công ngiệp, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật....
- Các vi sinh vật gây bệnh: Động vật đơn bào, giun sán, vi khuẩn, virut....
- Tác nhân vật lý: Các chất rắn không tan làm tăng độ đục của nước.
3. Hậu quả của môi trường nước bị ô nhiễm
a. Ảnh hưởng đến môi trường khác
- Môi trường nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất, không khí và
tác động lên chính các sinh vật sống trong đó.
b. Ảnh hưởng đến con người
- Sức khỏe con người: Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ
người mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng
kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng.
18


- Sinh hoạt thường ngày: Nước ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của
người dân, làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày (nước bẩn, bốc mùi hôi thối…).
- Hoạt động sản xuất:
+ Nước thải ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, đặc biệt tại
các thành thị lớn nơi có hàm lượng chất ô nhiễm cao.
+ Nguồn nước ô nhiễm cũng làm giảm năng suất cây trồng, ở một số nơi vì ô
nhiễm quá nặng nên người dân không thể trồng trọt, chăn nuôi được.
Sản phẩm của nhóm: H2O

19


20



Hình 2.3. Em Nguyễn Thị Thương Hoài - Lớp 10A2 đang trình bày sản phẩm của nhóm
Hoạt động 4: Bảo vệ nước, ý tưởng xanh, thông điệp góp phần bảo vệ nguồn
nước
Mục tiêu: Dựa vào phiếu học tập học sinh tìm hiểu phương pháp bảo vệ nước đưa
ra ý tưởng xanh, thông điệp góp phần bảo vệ nguồn nước.
Giáo viên đặt vấn đề: Lượng nước trên trái đất rất lớn (vì ¾ diện tích Trái Đất
là các đại dương, ao, hồ, sông ngòi, nhiều mỏ nước trong lòng đất) vậy tại sao
chúng ta vẫn phải tiết kiệm nước?
Mặc dù lượng nước trên Trái Đất lớn nhưng lượng nước ngọt chỉ chiếm một
lượng nhỏ. Nhiều nguồn nước ngọt đang bị ô nhiễm nặng do chất thải sinh hoạt,
chất thải công - nông nghiêp. Vậy chúng ta phải làm sao để bảo vệ nước, cô mời
các em đến với nội dung của nhóm ¾
IV. Bảo vệ nước, ý tưởng xanh, thông điệp góp phần bảo vệ nguồn nước
1. Bảo vệ nguồn nước chống ô nhiễm
Phương pháp bảo vệ nước mặt:
- Sử dụng tiết kiệm nước (trong mọi công việc dùng lượng nước đúng mục
đích với lượng vừa đủ).
- Xử lí phân gia súc động vật (hầm biogas).
21


- Xử lý rác sinh hoạt và các chất thải.
- Xử lý nước thải.
- Nạo vét kênh rạch.
- Tái sử dụng nước thải.
- Trong nông nghiệp phải có chế độ tưới nước phù hợp. Tưới cây khi trời mát,
ủ gốc giữ ẩm cho cây, tránh sử dụng thuốc trừ sâu dư thừa không rõ nguồn gốc.
Nên áp dụng các biện pháp sinh học để tiêu trừ sâu bọ côn trùng.
Phương pháp bảo vệ nước ngầm
- Phương pháp trám lấp giếng: Đối với giếng không còn sử dụng, bắt buộc ta

phải trám lấp tránh gây ô nhiễm nước ngầm bằng cách đổ từ từ đất sét tự nhiên với
khoảng cách 1m.
- Phương pháp khai thác sử dụng: Để tránh nguy cơ suy thoái về mặt trữ
lượng nước ngầm, việc khai thác nước ngầm phải tuân thủ giới hạn về lưu lượng,
thời gian khai thác.
2. Hạn chế nguyên nhân ô nhiễm
a. Hạn chế nguyên nhân ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên
- Giảm lượng khí thải, rác thải, tăng cường bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn để
tránh gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh
vật có hại. Muốn có hiệu quả phải thực hiện đồng bộ tất cả các quốc gia.
b. Hạn chế nguyên nhân ô nhiễm có nguồn gốc nhân tạo
- Biện pháp hóa học: Nghiên cứu các chất, các phương pháp xử lý nước sinh
hoạt, nước thải ....
- Biện pháp sinh học:
+ Trồng cây xanh, tìm các giống cây góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm
nước…
+ Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học là giảm ô nhiễm nước...
- Biện pháp vật lý:
+ Thu gom phân loại rác.
+ Chế tạo thiết bị công nghệ để xử lý rác, nước sinh hoạt, nước thải...
- Biện pháp giáo dục:
22


+ Tuyên truyền cộng đồng nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ nguồn nước:
không vứt rác thải xuống ao, hồ, kênh,… giám sát, tố cáo các tập thể, cá nhân có
hành vi gây ô nhiễm môi trường.
+ Tổ chức các cuộc thi liên quan đến việc bảo vệ nguồn nước.
+ Pháp luật xử lý nghiêm với các tập thể, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi
trường.…

Kết luận: Cần sử dụng phối hợp các biện pháp trên để việc bảo vệ môi
trường nước mang lại hiệu quả cao nhất.
3. Ý tưởng xanh
- Phóng tên lửa từ nước thải.
- Chế biến dầu từ rác.
- Tạo chất đốt từ nước thải và rác.
- Dùng nước điều chế hidro làm nhiên liệu đốt trong.
- Tấm lợp từ rác thải
GV: Việt Nam đã có văn bản pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước: “Luật tài
nguyên nước” Luật số: 17/2012/QH13 gồm 10 chương 79 điều.

Sản phẩm của nhóm: Ba phần tư

23


×