PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục đào tạo đã xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản
của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực người
học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công
dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo
đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Tích hợp (TH) là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế
trong việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông ở nhiều nước trên thế giới. Mục
đích của dạy học tích hợp (DHTH) là để hình thành và phát triển NL cho HS. Tư
tưởng cốt lõi của xu hướng đổi mới chương trình giáo dục sau năm 2015 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo là hướng đến quá trình giáo dục hình thành NL chung, NL đặc thù
môn học để con người có tiềm lực phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập
và làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời. Trong các NL đặc thù của môn hóa học
thì năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn là một trong những NL quan trọng cần
được hình thành và phát triển trong DHHH trong trường THPT. Hóa học là một môn
khoa học ứng dụng, việc dạy và học hóa học không thể tách rời thực tiễn và cũng
không thể tách biệt với các môn khoa học tự nhiên. Nhằm hướng tới mục tiêu đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục, nâng cao chất lượng dạy - học môn hóa học, tôi lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học phần
hóa học vô cơ lớp 10 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
cho học sinh Trung học phổ thông”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Có thể nói TH đã trở thành xu thế phát triển giáo dục trên thế giới trong nhiều
thập kỉ qua. Ở Việt Nam với chương trình đổi mới Giáo dục (dự kiến thực hiện năm
2018), DHTH sẽ được áp dụng cho cả cấp THCS và THPT. Vì vậy, DHTH đang
1
được tiến hành nghiên cứu kĩ cả về lí thuyết lẫn thực nghiệm. Hiện nay đã có một số
tác giả và công trình nghiên cứu về DHTH như:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lý,
giáo viên THCS, THPT: Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở, Trung học phổ
thông.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông
tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới).
3. Đỗ Hương Trà (Chủ biên) (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học
sinh (quyển 1 khoa học tự nhiên)
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách, giáo trình, tài liệu, bài viết
liên quan đến việc phát triển NL cho học sinh THPT như:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Dự án phát triển giáo viên trung học phổ
thông và trung cấp chuyên nghiệp – Tài liệu tập huấn – Thí điểm phát triển chương
trình giáo dục nhà trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học
tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh – môn hóa học – cấp trung học phổ
thông, Hà Nội.
3. Trần văn Khánh (2012), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập
hóa học có nội dung thực tiễn để phát triển năng lực vận dụng kiến thức của HS
trung học phổ thông tỉnh Nam Định (phần hóa học hữu cơ 12 nâng cao), Luận văn
Thạc sĩ Khoa học, trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có luận văn, luận án nào nghiên cứu về đề tài vận
dụng quan điểm DHTH trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 10 nhằm phát triển
NLVDKT vào thực tiễn cho học sinh THPT.
3. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng quan điểm DHTH trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 10 nhằm
hình thành và phát triển NLVDKT vào thực tiễn cho HS, góp phần đổi mới phương
pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở trường THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về: quan điểm DHTH, một số phương pháp được
vận dụng trong DHTH. Đồng thời nghiên cứu về vấn đề phát triển NL cho HS, đặc
biệt là NLVDKT vào thực tiễn về khái niệm, biểu hiện, vai trò, nguyên tắc và biện
pháp rèn luyện, cách kiểm tra đánh giá NL này trong dạy học Hóa học THPT.
Nghiên cứu, phân tích nội dung và cấu trúc chương trình Hóa học THPT, chú trọng
phần Hóa học vô cơ lớp 10.
- Xây dựng một số chủ đề tích hợp trong dạy học phần Hóa học vô cơ lớp 10
và thiết kế kế hoạch bài dạy theo chủ đề tích hợp. Thiết kế bộ công cụ đánh giá sự
phát triển NLVDKT vào thực tiễn của HS.
- Điều tra thực trạng việc vận dụng quan điểm DHTH và phát triển NLVDKT
vào thực tiễn trong DHHH ở một số trường THPT.
- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) đánh giá tính phù hợp, khả thi và hiệu quả của
các đề xuất trong luận văn.
5. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THPT
5.2. Đối tượng nghiên cứu: Các chủ đề DHTH trong dạy học phần hóa học vô
cơ lớp 10 THPT và phương pháp sử dụng chúng nhằm phát triển NLVDKT vào thực
tiễn cho HS.
5.3. Phạm vi nghiên cứu: Phần hóa học vô cơ lớp 10 THPT. Phát triển năng
lực VDKT vào thực tiễn trong dạy học theo quan điểm DHTH.
6. Giả thuyết khoa học: Nếu xây dựng được các chủ đề DHTH và xác định rõ những
nội dung TH cũng như sử dụng phương pháp tổ chức dạy học phù hợp cho các chủ
đề đó thì sẽ phát triển NLVDKT vào thực tiễn cho HS góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học bộ môn Hóa học ở trường THPT.
7. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp
xử lý thông tin.
8. Những điểm mới của luận văn
3
- Góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm, vấn đề có liên quan làm cơ sở lí luận
và thực tiễn để phát triển NLVDKT vào thực tiễn cho HS THPT thông qua dạy học
phần hóa học vô cơ lớp 10 theo quan điểm DHTH.
- Xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 10 và
phương pháp sử dụng chúng nhằm phát triển NLVDKT vào thực tiễn cho HS.
- Thiết kế kế hoạch bài dạy theo một số chủ đề tích hợp đã xây dựng và bộ
công cụ đánh giá sự phát triển NLVDKT vào thực tiễn của HS.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh sách tài liệu tham khảo, các
phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề vận dụng quan điểm dạy học
tích hợp trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực
tiễn cho học sinh THPT.
Chương 2: Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học hóa học vô cơ
lớp 10 để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ VẬN DỤNG
QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC
VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THPT
1.1. Tổng quan chung về dạy học tích hợp
1.1.1. Tích hợp
1.1.1.1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ
phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những
nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là phép cộng giản
đơn những thuộc tính của các thành phần ấy [1. Như vậy tích hợp có hai tính chất cơ
bản, liên hệ mật thiết với nhau, qui định lẫn nhau, đó là tính liên kết và tính toàn vẹn.
1.1.1.2. Các kiểu tích hợp: Có 5dạng tích hợp.
4
1.1.1.3. Một số quan niệm về tích hợp môn học: có 4 quan điểm chính như sau:
quan điểm tích hợp “trong nội bộ môn học”, “đa môn”, “liên môn”, “xuyên môn”.
1.1.2. Dạy học tích hợp
1.1.2.1. Khái niệm dạy học tích hợp
DHTH theo nghĩa hẹp là: việc đưa những vấn đề về nội dung của nhiều môn
học vào một giáo trình duy nhất trong đó những khái niệm khoa học được đề cập đến
theo một tinh thần và phương pháp thống nhất.
1.1.2.2. Sự cần thiết của dạy học tích hợp trong giáo dục phổ thông
1.1.2.3. Các quan điểm về dạy học tích hợp: Có 3 quan điểm nổi bật: quan điểm
của Forgaty, quan điểm của Xavier Rogier, quan điểm của Susan M Drake.
1.1.2.4. Mục tiêu của dạy học tích hợp: có 4 mục tiêu chính.
1.1.2.5. Nguyên tắc lựa chọn nội dung để xây dựng chủ đề tích hợp: đảm bảo 6
nguyên tắc.
1.1.2.6. Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp [4]: gồm 6 bước.
1.1.3. Ý nghĩa và ưu điểm của tích hợp trong giáo dục
1.2. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
1.2.1. Năng lực và sự phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học tích hợp
1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và cấu trúc chung của năng lực
Theo Bernd Meiner – Nguyễn Văn Cường, thì “Năng lực là khả năng thực
hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề
trong các tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân
trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sẵn sàng hành động”
[12]. Không tồn tại NL chung chung. NL là yếu tố để phân biệt người này với người
khác. NL vừa là mục tiêu, vừa là kết quả của hoạt động, nó là của hành động nhưng
cũng phát triển trong chính hoạt động đó.
Cấu trúc chung của NL hành động là sự kết hợp của 4 NL thành phần: NL chuyên
môn, NL phương pháp, NL xã hội, NL cá thể.
1.2.1.2. Những năng lực cần phát triển cho học sinh THPT
a. Năng lực chung: là NL cơ bản, thiết yếu mà bất kì một người nào cũng cần
có để sống, học tập và làm việc. Với giáo dục THPT cần phát triển cho HS các NL
5
chung sau đây: NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mỹ, NL thể
chất, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL tính toán, NL sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông (ICT)...
b. Năng lực đặc thù trong môn hóa học [4]: là NL mà môn học đó có ưu thế
hình thành và phát triển. Đối với môn hóa học, cần hình thành và phát triển ở HS một
số NL đặc thù sau: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học; NL thực hành hóa học; NL tính
toán hóa học; NL giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học; NL vận dụng kiến thức
hoá học vào cuộc sống.
1.2.1.3. Quy trình phát triển một số năng lực cho học sinh trong dạy học hóa học
[4]: có 5 bước.
1.2.2. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học
sinh THPT
1.2.2.1. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
Năng lực vận dụng kiến thức (NLVDKT) là khả năng của bản thân người học
tự giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách áp
dụng kiến thức đã lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm
hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó.
1.2.2.2. Các thành tố của năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn:
có 7 thành tố chính.
1.2.2.3. Những biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
[14]: có 5 biểu hiện.
1.2.2.4. Vai trò của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực
tiễn trong dạy học hóa học: Việc phát triển NLVDKTHH vào thực tiễn trong dạy học
hóa học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với HS.
1.2.2.5. Một số nguyên tắc phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào
thực tiễn cho học sinh trong dạy học hóa học [4]: có 5 nguyên tắc.
1.2.2.6. Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn:
có 7 biện pháp chủ yếu.
1.2.2.7. Phương pháp kiểm tra - đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học
vào thực tiễn cho học sinh [13]: có 5 phương pháp thường xuyên sử dụng.
6
1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong dạy học tích hợp
để phát triển năng lực học sinh.
1.3.1. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
1.3.1.1. Khái niệm dạy học giải quyết vấn đề [5]: Dạy học giải quyết vấn đề
(DHGQVĐ) là một QDDH nhằm phát triển NL tư duy sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
của HS. HS được đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn
đề đã giúp HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.
1.3.1.2. Đặc điểm dạy học giải quyết vấn đề: DHGQVĐ có 3 đặc điểm nổi trội.
1.3.1.3. Quy trình thực hiện dạy học giải quyết vấn đề: thông qua 3 bước:
Bước 1: Nhận biết vấn đề
Bước 2: Tìm các phương án giải quyết
Bước 3: Quyết định phương án giải quyết
1.3.2. Phương pháp dạy học dự án [5]
1.3.2.1. Khái niệm dự án và dạy học dự án: Dự án là một dự định, một kế hoạch
cần được thực hiện trong điều kiện thời gian, phương diện tài chính, nhân lực, vật lực
xác định nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Dạy học dự án (DHDA) là một hình thức
dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp
giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu.
Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình
học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra,
điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
1.3.2.2. Đặc điểm dạy học dự án: DHDA có 9 đặc điểm.
1.3.2.3. Quy trình thực hiện dạy học dự án: có 5 bước thực hiện.
a. Bước 1: Xác định chủ đề và mục đích của dự án.
b. Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện
c. Bước 3: Thực hiện dự án
d. Bước 4: Trình bày sản phẩm dự án
e. Bước 5: Đánh giá dự án
7
1.4. Thực trạng vận dụng quan điểm dạy học tích hợp và việc phát triển năng
lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh THPT trong dạy học hóa học
của một số trường THPT tỉnh Ninh Bình.
1.4.1. Mục đích điều tra: Tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc vận dụng quan
điểm DHTH trong dạy học hóa học vô cơ nhằm phát triển NLVDKT vào thực tiễn
cho HS của một số trường THPT.
1.4.2. Nội dung, đối tượng và địa bàn điều tra: Điều tra 24 GV trực tiếp giảng dạy
bộ môn hóa học và 200 HS thuộc 3 khối của trường THPT Gia Viễn B về thực trạng
dạy học hóa học ở trường phổ thông, tình hình xây dựng các chủ đề TH, sử dụng các
PPDH tích cực trong dạy học các chủ đề TH (đặc biệt là phần hóa học vô cơ lớp 10)
và sự phát triển NLVDKT vào thực tiễn trong DHHH THPT.
1.4.3. Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp đàm thoại, phỏng vấn bằng
phiếu điều tra GV, HS để tìm hiểu về các nội dung trên (nội dung phiếu điều tra được
thể hiện ở phụ lục 1 và 2).
1.4.4. Kết quả điều tra: có thể rút ra một số nhận xét như sau: QĐDH tích hợp là
một QĐDH còn khá mới mẻ đối với GV và HS của một số trường THPT trong địa
bàn tỉnh Ninh Bình. Hầu hết các GV và HS đều thấy rằng cần phải đổi mới kiểm tra,
đánh giá, đổi mới PPDH để đưa quan điểm dạy học tích hợp trở nên gần gũi, thường
xuyên hơn, việc phát triển NLVDKT cho HS THPT là cần thiết và phương pháp
DHDA, DH GQVĐ là PPDH cần sử dụng khi DH các chủ đề tích hợp nhằm phát
triển NLVDKT cho HS.
Tiểu kết chương 1
Trong chương này chúng tôi đã tổng quan một số vấn đề cơ sở lí luận liên quan
đến đề tài, đó là:
1. Khái niệm và các quan điểm về tích hợp, dạy học tích hợp.
2. Phát triển NL và NLVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học hóa học.
3. Một số PPDH được sử dụng trong DHTH.
4. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng vận dụng QĐDH tích hợp và việc
phát triển NLVDKT vào thực tiễn của học sinh THPT trong dạy học hóa học ở 3
trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình qua điều tra 24 GV và 200 HS.
8
Qua sự tổng quan lí luận và khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy rằng: vấn
đề DHTH là vấn đề mới đối với GV nhưng lại là một trong những định hướng đổi
mới chương trình mà các trường phổ thông cần tìm hiểu đầy đủ và triển khai. Quan
điểm DHTH là một QĐDH hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho việc phát triển NL nói
chung và NLVDKTHH vào thực tiễn của HS. Sự phát triển NL này ở HS cũng chưa
được chú trọng đúng mức trong hoạt động dạy và học ở các trường THPT khảo sát.
Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn giúp chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ trong đề tài
nghiên cứu của mình.
CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG
DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 10 ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THPT
2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung và cấu trúc chương trình phần hóa học vô cơ
lớp 10
2.1.1. Mục tiêu phần hóa học vô cơ lớp 10: về kiến thức, kỹ năng, tình cảm – thái
độ và định hướng phát triển NL.
2.1.2. Cấu trúc nội dung phần hóa học vô cơ lớp 10 THPT:
2.1.3. Một số điểm cần chú ý về nội dung và phương pháp dạy học phần hóa học
vô cơ lớp 10
2.1.3.1. Một số điểm cần chú ý khi dạy học chương “Nhóm halogen”
2.1.3.2. Một số điểm cần chú ý khi dạy học chương “Nhóm oxi – lưu huỳnh”
9
2.2. Nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp và quy trình xây dựng các bài dạy
tích hợp trong chương trình hóa học vô cơ lớp 10
2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp: có 5 nguyên tắc.
- Đảm bảo mục tiêu dạy học, hình thành và phát triển NLVDKT vào thực tiễn.
- Chú trọng những vấn đề/ tình huống có tính thực tiễn đòi hỏi sự vận dụng kiến
thức tổng hợp của nhiều môn học để giải quyết.
- Đảm bảo tính thiết thực, có ý nghĩa xã hội và có tính giáo dục cao.
- Đảm bảo tính khoa học, cập nhật nhưng vừa sức với HS.
- Kích thích được hứng thú của HS.
2.2.2. Quy trình xây dựng các bài dạy tích hợp: gồm 7 bước:
10
2.3. Thiết kế một số chủ đề tích hợp trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 10
2.3.1. Chủ đề: “Khử trùng nước sinh hoạt”
2.3.1.1. Cơ sở tích hợp
Môn học
Hóa học
Sinh học
Tin học
Giáo dục
công dân
Vật lý
Lớp Chương
10
V
10
VI
III
10
IV
11
12
III
Bài
Bài 22: Clo
Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo
Bài 29: Oxi - ozon
Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của vi sinh vật
Bài 22: Một số dịch vụ cơ bản của Internet
Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
Bài 10: Đặc trưng vật lý của âm
Bài đọc thêm: Một số ứng dụng của siêu âm
IV
Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại
Tích hợp giáo dục môi trường
2.3.1.2. Nội dung tích hợp: lựa chọn các nội dung kiến thức liên quan đến nội
dung chủ đề tích hợp.
2.3.1.3. Kế hoạch bài dạy tích hợp theo chủ đề: “Khử trùng nước sinh hoạt”
A. Các nội dung chính trong chủ đề dạy học tích hợp: “Khử trùng nước sinh
hoạt”
Các nội dung chính trong chủ đề tích hợp được thể hiện qua bản đồ tư duy sau:
11
B. Gợi ý các hoạt động dạy học trong chủ đề dạy học tích hợp: “Khử trùng nước
sinh hoạt”
Thời lượng dự kiến: 6 tiết trên lớp và 3 tuần HS làm việc nhóm ở nhà.
a/ Hoạt động trên lớp:
- Tiết 1:
+ Tìm hiểu về dạy học theo dự án và các kĩ thuật hỗ trợ.
+ Lựa chọn chủ đề tích hợp và hướng dẫn xây dựng bản đồ tư duy về chủ đề đã
lựa chọn.
+ Chia nhóm và lập kế hoạch xây dựng dự án.
- Tiết 2 và tiết 3: Hướng dẫn HS nghiên cứu, tìm hiểu về nội dung kiến thức của
chương trình Hóa học 10 phục vụ cho dự án.
- Tiết 4: Hướng dẫn HS tự nghiên cứu, tìm hiểu về nội dung các kiến thức TH cần
thiết phục vụ cho dự án.
- Tiết 5 và tiết 6: Giới thiệu sản phẩm dự án trước lớp.
b/ Triển khai thực hiện dự án ở nhà (3 tuần).
C. Một số câu hỏi và bài tập dùng để kiểm tra – đánh giá trong chủ đề dạy học
tích hợp: “Khử trùng nước sinh hoạt”: đề xuất 3 câu hỏi trắc nghiệm và 7 câu hỏi tự
luận.
2.3.1.4. Tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp “Khử trùng nước sinh hoạt” nhằm
phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh trung học
phổ thông: trình bày 5 giáo án thực nghiệm.
2.3.2. Chủ đề: “Axit sunfuric và vấn đề bảo vệ môi trường”
2.3.2.1. Cơ sở tích hợp
12
Môn học
Hóa học
Sinh học
Lớp Chương
10
VI
Lưu huỳnh trioxit
11
12
II
III
Bài 33: Axit sunfuric – muối sunfat
Bài 12: Phân bón hóa học
Bài 11: Peptit và protein
Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước của tế
10
I
II
Địa lý
Địa lý
Bài
Bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit -
12
các vùng
bào
Bài 5: Protein
Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực
Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung
du và miền núi Bắc Bộ.
kinh tế
Tích hợp giáo dục môi trường
2.3.2.2. Nội dung tích hợp: lựa chọn các nội dung kiến thức liên quan đến nội
dung chủ đề tích hợp.
2.3.2.3. Kế hoạch bài dạy tích hợp theo chủ đề: “Axit sunfuric và vấn đề bảo vệ
môi trường”
A. Các nội dung chính trong chủ đề dạy học tích hợp
Các nội dung chính trong chủ đề tích hợp được thể hiện qua sơ đồ tư duy:
B. Gợi ý các hoạt động dạy học trong chủ đề dạy học tích hợp
13
a. Đặt vấn đề
b. Giải quyết vấn đề
Nội dung 1: Tìm hiểu về cấu tạo phân tử và tính chất của axit sunfuric
Nội dung 2: Tìm hiểu về một số ứng dụng của axit sunfuric
Nội dung 3: Tìm hiểu về quá trình sản xuất axit sunfuric và những ảnh hưởng của
nó đến môi trường, sức khỏe con người.
Nội dung 4: Tìm hiểu về mưa axit
Hoạt động: Đóng vai một tuyên truyền viên (Các nhóm HS thực hiện ở nhà):
Với vai trò một tuyên truyền viên, em hãy thiết kế một dự án để tuyên truyền
về ảnh hưởng của mưa axit đến môi trường sống và biện pháp bảo vệ môi trường
(đảm bảo các nội dung sau: khái niệm, nguyên nhân, tác hại/ lợi ích và các biện pháp
hạn chế, đẩy lùi hiện tượng mưa axit…).
c. Vận dụng kiến thức
Hoạt động 1: Tiến hành T.N khắc nhôm
Hoạt động 2: Tiến hành T.N: Chiếc bút thần kì
d. Tổng kết, đánh giá: HS làm việc nhóm, vẽ bản đồ tư duy tổng kết chủ đề:
“Axit sunfuric và vấn đề bảo vệ môi trường”.
e. Kế hoạch giảng dạy:
Chủ đề tích hợp trên được thực hiện với thời lượng như sau: 3 tiết trên lớp và 1
tuần HS tự lực làm việc ở nhà theo nhóm nhỏ.
- Tiết 1 (thực hiện trên lớp):
+ Nghiên cứu, tìm hiểu về tính chất và sản xuất axit sunfuric.
+ GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
- Các nhóm HS làm việc theo nhóm (thực hiện ở nhà) hoàn thành các nội
dung được giao.
- Tiết 2 và tiết 3 (thực hiện trên lớp):
+ Báo cáo sản phẩm của nội dung 2, 3 và 4.
+ Kiểm tra, đánh giá nội dung chủ đề tích hợp “Axit sunfuric và vấn đề bảo vệ
môi trường”.
14
C. Một số câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra – đánh giá trong chủ đề dạy học tích
hợp: “Axit sunfuric và vấn đề bảo vệ môi trường”: đề xuất 3 câu hỏi trắc nghiệm và
7 câu hỏi tự luận.
2.3.2.4. Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp: “Axit sunfuric và vấn đề bảo vệ môi
trường” nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học
sinh trung học phổ thông: trình bày 3 giáo án thực nghiệm.
2.4. Thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào
thực tiễn của học sinh thông qua dạy học tích hợp
Để đánh giá NLVDKT của HS phải dựa trên các tiêu chí về NLVDKT và sử
dụng các phương pháp đánh giá khác nhau trong đó phối hợp đánh giá chuyên gia
(GV) và tự đánh giá (HS tự đánh giá). Vì vậy, chúng tôi đề xuất bảng các tiêu chí và
mức độ đánh giá sự phát triển NLVDKT vào thực tiễn của HS THPT (được thể hiện
ở phụ lục 7).
2.4.1. Bảng kiểm quan sát dành cho giáo viên
2.4.2. Phiếu hỏi học sinh về mức độ phát triển năng lực vận dụng kiến thức
2.4.3. Phiếu hỏi để khảo sát ý kiến của học snh sau khi học xong các chủ đề
tích hợp
Cùng với các bảng kiểm quan sát, phiếu tự đánh giá sự phát triển NLVDKT,
phiếu hỏi để khảo sát ý kiến của HS sau khi học xong các chủ đề tích hợp do GV và
HS thực hiện, chúng tôi còn xây dựng các bài kiểm tra đánh giá NL nắm vững kiến
thức, kĩ năng qua các chủ đề tích hợp. Đề bài kiểm tra được trình bày ở phụ lục 13 và
14.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, chúng tôi đã tiến hành phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung
của chương trình phần hóa học vô cơ lớp 10 THPT và xác định khả năng tích hợp
kiến thức các môn học khác trong việc xây dựng các chủ đề tích hợp. Từ nguyên tắc
lựa chọn chủ đề, nội dung và phương pháp DHTH và quy trình xây dựng bài dạy tích
hợp, chúng tôi đã thiết kế được nội dung và tiến trình bài dạy 02 chủ đề tích hợp phần
hóa học vô cơ lớp 10 THPT nhằm phát triển NLVDKT vào thực tiễn cuộc sống và
một số năng lực khác. Các chủ đề gồm:
15
+ Chủ đề: “Khử trùng nước sinh hoạt”
+ Chủ đề: “Axit sunfuric và vấn đề bảo vệ môi trường”
Chúng tôi còn thiết kế được bộ công cụ đánh giá sự phát triển NLVDKT vào
thực tiễn của HS thông qua DHTH hai chủ đề trên.
Trong các giáo án đã thể hiện được hoạt động tích hợp liên môn giữa hóa học
và các môn học khác: vật lí, sinh học, địa lí, tin học, giáo dục công dân.
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả thi của việc vận dụng QĐDH tích hợp trong
dạy học một số chủ đề tích hợp phần hóa học vô cơ lớp 10 nhằm phát triển NLVDKT
vào thực tiễn cho HS.
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
- Lựa chọn đối tượng, địa bàn, nội dung TNSP.
- Chọn các chủ đề tích hợp và thiết kế kế hoạch bài dạy thực nghiệm theo các
chủ đề này.
- Thiết kế công cụ đánh giá sự phát triển NLVDKT vào thực tiễn của HS .
- Trao đổi với GV thực nghiệm về nội dung, phương pháp tiến hành và đánh
giá trong TNSP.
- Tiến hành TNSP theo kế hoạch
- Thu thập, xử lí, phân tích các kết quả thực nghiệm.
- Lấy ý kiến của GV và HS để rút kinh nghiệm trong triển khai các chủ đề tích
hợp đã xây dựng.
3.2. Phương pháp và nội dung thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Trường thực nghiệm
THPT Gia Viễn B
Lớp TN
Lớp
10B6
Sĩ số
35
16
Lớp ĐC
Lớp
10B7
Sĩ số
35
Lê Huyền Trang
THPT Ninh Bình – Bạc
10A
32
10B
Liêu
3.2.2. Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm
33
Cao Công Thắng
Trước khi TNSP, gặp GV dạy thực nghiệm để trao đổi một số vấn đề sau:
- Nhận xét, đánh giá của GV về các lớp TN và ĐC đã chọn.
- Nắm tình hình học tập và NLVDKT của các đối tượng HS trong các lớp
TN và ĐC.
- Nội dung và phương pháp dạy chủ đề tích hợp và đánh giá sự phát triển
NLVDKTHH vào thực tiễn của HS qua bảng kiểm quan sát, phiếu tự đánh giá, phiếu hỏi
của HS, bài kiểm tra sau bài dạy thực nghiệm.
3.2.3. Thiết kế chương trình thực nghiệm
3.2.4. Tổ chức kiểm tra
Tiến hành bài kiểm tra sau bài dạy thực nghiệm, đề bài kiểm tra là như nhau
ở các lớp TN và ĐC. Chúng tôi thực hiện một bài kiểm tra 15 phút sau khi dạy xong
chủ đề “Khử trùng nước sinh hoạt” và một bài kiểm tra 45 phút sau khi kết thúc
chương “Oxi – lưu huỳnh”.
3.3. Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm
3.3.1. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực
tiễn cho học sinh THPT của giáo viên và học sinh.
Chúng tôi đã thu thập thông tin từ các GV giảng dạy và 135 phiếu hỏi HS
lớp TN và ĐC về NLVDKT sau khi thực nghiệm. Sau khi tổng hợp và xử lí các kết
quả quan sát, đánh giá chúng tôi thu được thống kê được như sau: mức độ HS biết
vận dụng kiến thức vào cuộc sống của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Ở lớp TN, mặc dù
còn một phần nhỏ HS chưa phát triển được NLVDKT sau khi học xong các chủ đề
tích hợp, tuy nhiên hầu hết HS đều đã biết cách vận dụng kiến thức hóa học để giải
quyết một số vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn
của HS có thể đạt ở những mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung đều có sự tiến bộ
hơn so với trước đây. Ngoài ra chúng ta còn thấy rằng, kết quả đánh giá của GV và tự
đánh giá của HS khá gần nhau, chứng tỏ HS đã phần nào biết cách tự đánh giá NL
bản thân.
17
3.3.2. Kết quả điều tra lớp thực nghiệm sau khi học xong các chủ đề tích hợp
Sau khi học xong các chủ đề tích hợp, hầu hết HS đều có phản hồi tích cực:
- 98% số HS được điều tra đều cảm thấy yêu thích bộ môn hóa học hơn, có
hứng thú với phương pháp DHDA.
- HS đưa ra được những nhận xét về nội dung chủ đề tích hợp đã thực hiện:
- Thông qua các chủ đề tích hợp, HS học được kiến thức của rất nhiều môn
khác (vật lí, sinh học, địa lí, tin học, giáo dục công dân…). Ngoài ra các em được rèn
luyện và phát triển một số kỹ năng, năng lực cần thiết.
3.3.3. Kết quả các bài kiểm tra
3.3.3.1. Phương pháp xử lí kết quả:
Kết quả bài kiểm tra của HS lớp ĐC và TN được xử lí theo phương pháp thống
kê toán học như sau:
- Lập bảng phân phối tần số, tần suất cho các lớp ĐC và lớp TN với x i là điểm
số và mi là số HS đạt điểm xi.
- Biểu diễn kết quả bằng đồ thị.
- Tính các tham số đặc trưng với: n – số HS thực nghiệm, m i – số HS đạt điểm
xi.
3.3.3.2. Kết quả đánh giá định lượng:
Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của hai bài kiểm tra 15 phút và 45 phút ở hai
trường THPT được trình bày tương ứng với các đường luỹ tích của các bài kiểm tra đó
lần lượt như sau:
Bảng 3.2: Bảng phân phối tần số kết quả của hai bài kiểm tra
Bài kiểm
Đối
Sĩ
tra
tượng
số
15 phút
TN
45 phút
ĐC
TN
0
1
2
67
0
0
0
68
67
0
0
0
0
0
0
18
Số HS đạt điểm xi
3 4 5 6 7 8
2 2
0 0 4 12
0 0
0 7 11 19 16 13
0 1 3 9 1 24
9
1
0
2
1
10
1
0
2
ĐC
68
0
0
0
0
4
2
11
0
8
0
17 13
3
0
Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất kết quả của hai bài kiểm tra
Bài
Đối
Sĩ
0 1 2
kiểm tượng số
15
TN 67 0 0 0
6
phút ĐC
0 0 0
8
45
TN 67 0 0 0
phút
ĐC
6
3
0
4
0
0 10.29
0
0 0 0 0
0
5.88
% HS đạt điểm xi
5
6
7
8
9
10
5.97 17.91 29.85 29.85 14.92 1.5
16.1
27.94 23.53 19.12 2.94
0
8
26.8 35.8
4.48 13.43
14.92 2.98
7
2
16.1
29.41 25 19.12 4.41
0
8
Bảng 3.4: Bảng phân phối tần suất lũy tích kết quả của hai bài kiểm tra
Bài
Đối
Sĩ
kiểm tượng số
15
phút
45
phút
TN
ĐC
TN
ĐC
0 1 2 3
67 0 0 0 0
6
8
0 0 0 0 10.29 26.47 54.41 77.94 97.06
67 0 0 0 0
6
8
% HS đạt điểm xi trở xuống
4
5
6
7
8
23.8
83.5
0
5.97
53.73
8
8
0 0 0 0
1.5
5.88
5.98
22.0
6
19
19.41
46.2
8
82.1
51.47 76.47 95.59
9
10
98.5
100
100
100
97.02 100
100
100
120
T? l? %
100
80
TN
60
ĐC
40
20
0
1
2
3
4
5
Đi?m
6
7
8
9
10
Hình 3.1: Đường luỹ tích điểm bài kiểm tra 15 phút
Hình 3.2: Đường luỹ tích điểm bài kiểm tra 45 phút
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp phân loại kết quả của hai bài kiểm tra
Phân loại kết quả học tập của HS sau hai bài kiểm tra (%)
Yếu kém
Trung bình
Khá
Giỏi
(0 - 4 điểm)
TN
ĐC
0.75
8.09
70
60
50
40
30
20
10
0
(5, 6 điểm)
TN
ĐC
44.8
20.9
5
(7, 8 điểm)
TN
ĐC
43.3
61.19
8
(9, 10 điểm)
TN
ĐC
17.16
3.68
TN
ĐC
20
Y?u kém Trung bình
Khá
Gi?i
Hình 3.3: Đồ thị phân loại kết quả của hai bài kiểm tra
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng
Đối tượng
Thực nghiệm
Đối chứng
15 phút
7 hoặc 8
6
45 phút
8
6
15 phút
7
6
45 phút
8
6
15 phút
7.343
6.338
45 phút
7.478
6.485
15 phút
1.162
1.323
45 phút
1.210
1.264
15 phút
1.350
1.750
45 phút
1.465
1.597
15 phút
15.825
20.874
45 phút
16.181
19.491
t-test độc lập
15 phút
0.00000335
45 phút
0.00000380
(p)
15 phút
0.759637
45 phút
0.785601
3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Phân tích định tính
Qua quá trình TNSP chúng tôi nhận thấy: ở lớp TN khi vận dụng quan điểm
DHTH vào dạy học chương trình hóa học vô cơ lớp 10, HS rất hứng thú, chú ý nghe
giảng, chủ động trình bày ý kiến, hỏi GV các vấn đề còn thắc mắc để hoàn thành các
nhiệm vụ học tập trong các chủ đề tích hợp. Hơn nữa, các em còn dần hình thành
được khả năng tư duy, liên hệ và vận dụng kiến thức để xử lí các tình huống học tập
cũng như trong cuộc sống. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận thấy các em trở nên năng
động hơn, thể hiện được sự sáng tạo của mình, đồng thời HS trong lớp đoàn kết hơn,
biết chia sẻ với nhau hơn.
3.4.2. Phân tích định lượng: chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở lớp
TN cao hơn các lớp ĐC. Điều này được thể hiện:
a) Tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu, kém, trung bình, khá và giỏi
21
Qua kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của HS khối lớp
TN cao hơn HS khối lớp ĐC: tỉ lệ phần trăm (%) HS đạt điểm yếu kém, trung bình
của khối TN luôn thấp hơn của khối ĐC (thể hiện qua biểu đồ hình cột), tỉ lệ phần
trăm (%) HS đạt điểm khá giỏi của khối TN luôn cao hơn của khối ĐC (thể hiện qua
biểu đồ hình cột).
b) Đường luỹ tích: Đồ thị đường luỹ tích của khối TN luôn nằm ở phía bên
phải và phía dưới đường luỹ tích của khối ĐC. Điều này cho thấy chất lượng của lớp
TN tốt hơn và đồng đều hơn lớp ĐC (Hình 3.1 và hình 3.2).
c) Giá trị các tham số đặc trưng (Bảng 3.6).
- Điểm trung bình cộng của HS khối TN cao hơn của khối ĐC
- Độ lệch chuẩn ở lớp TN nhỏ hơn ở lớp ĐC, chứng tỏ số liệu của lớp thực TN
ít phân tán hơn so với lớp ĐC.
- Hệ số biến thiên V của lớp TN luôn nhỏ hơn của lớp ĐC chứng tỏ mức độ
phân tán điểm của HS lớp ĐC rộng hơn của lớp TN, chất lượng của lớp TN luôn tốt
hơn chất lượng lớp ĐC. V nằm trong khoảng 10-30%, vì vậy kết quả thu được đáng
tin cậy.
- Thấy rằng 4 lớp thực nghiệm ở cả 2 trường đều có giá trị p < 0,05 nên sự khác
biệt về điểm số giữa hai lớp TN và ĐC là có ý nghĩa.
- Mức độ ảnh hưởng ES của trường cả hai trường nằm trong khoảng từ 0,50 –
0,79 nên sự tác động của TN là ở mức độ trung bình.
Qua kết quả đánh giá trên, chúng tôi có thể kết luận: việc vận dụng quan điểm
DHTH trong giảng dạy phần hóa học vô cơ lớp 10 có hiệu quả thực sự trong việc tạo
hứng thú, năng lực tư duy, NLVDKT của HS trong quá trình học tập.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3 chúng tôi đã thực hiện:
1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và lập kế hoạch TNSP.
2. Tiến hành TNSP với hai chủ đề tích hợp tại 4 lớp 10 của 2 trường THPT trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình: THPT Gia Viễn B và THPT Ninh Bình – Bạc Liêu.
3. Thu thập và xử lí kết quả.
4. Phân tích kết quả:
22
Các kết quả thu được trong quá trình TNSP và kết quả xử lí số liệu thống kê,
chúng tôi khẳng định: việc vận dụng quan điểm DHTH vào giảng dạy phần hóa học
vô cơ lớp 10 nhằm phát triển NLVDKT hóa học vào thực tiễn cuộc sống cho HS
trường THPT ở tỉnh Ninh Bình là cần thiết; giả thuyết khoa học đã đề ra là đúng đắn
và việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế giảng dạy ở các trường
THPT hiện nay là hoàn toàn có tính khả thi.
Các kết quả thực nghiệm cũng khẳng định việc vận dụng QĐDH tích hợp vào
giảng dạy phần hóa học vô cơ lớp 10 thực sự có tác dụng rất tốt đến việc phát triển
NL, đặc biệt là NLVDKT cho HS, cụ thể là:
* Đối với GV: Việc thiết kế các bài dạy trong chủ đề tích hợp giúp GV chủ
động, sáng tạo hơn, đặc biệt là khả năng xử lí các tình huống học tập phát sinh trong
quá trình giảng dạy.
* Đối với HS: Trong các chủ đề tích hợp, các nhiệm vụ học tập đặt ra làm cho
HS hứng thú hơn trong việc tham gia vào các hoạt động nhận thức; HS được rèn
luyện và phát triển rất nhiều năng lực khác nhau mà trước đây các em chưa có cơ hội
thể hiện; khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS được nâng cao hơn, theo
đó chất lượng học tập của HS cũng được nâng cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Sau khi nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã thực hiện được nhiệm vụ
đặt ra:
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng quan điểm DHTH
nhằm phát triển NLVDKT cho HS THPT.
- Nghiên cứu, phân tích nội dung và cấu trúc chương trình hóa học THPT, đặc
biệt phần hóa học vô cơ lớp 10 cũng như chương trình của các bộ môn khác: vật lí,
sinh học, địa lí, giáo dục công dân….
- Xây dựng 2 chủ đề tích hợp trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 10: “Khử
trùng nước sinh hoạt” và “Axit sunfuric và vấn đề bảo vệ môi trường”. Đồng thời
thiết kế được kế hoạch bài dạy theo 2 chủ đề tích hợp này.
23
- Thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển NLVDKT vào thực tiễn của HS
thông qua 2 chủ đề tích hợp trên, gồm có: bảng kiểm quan sát, phiếu tự đánh giá sự
phát triển NLVDKT, phiếu hỏi để khảo sát ý kiến của HS sau khi học xong các chủ
đề tích hợp, các bài kiểm tra đánh giá NL của HS.
- Điều tra thực trạng việc vận dụng quan điểm DHTH và phát triển NLVDKT
vào thực tiễn trong DHHH ở một số trường THPT.
- Đã tổ chức TNSP dạy 2 chủ đề tích hợp tại 4 lớp 10 của 2 trường THPT tỉnh
Ninh Bình: trường THPT Gia Viễn B và trường THPT Ninh Bình – Bạc Liêu.
- Kết quả TNSP sau khi xử lí và thống kê cho thấy việc vận dụng quan điểm
DHTH đã góp phần giúp HS phát triển NLVDKT vào thực tiễn cuộc sống. Kết quả
này đã xác nhận tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài.
2. Khuyến nghị
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi có một vài khuyến nghị:
- Cần tổ chức cho GV tiếp cận và thực hiện DHTH trong quá trình giảng dạy
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
- Việc nghiên cứu phát triển NL cho HS là nhiệm vụ quan trọng cần được chú
trọng hơn nữa. GV cần sử dụng các PPDH tích hợp trong giảng dạy môn hóa học để
phát triển NL cho HS.
- Khuyến khích, mở rộng các công trình nghiên cứu, thiết kế về DHTH.
Trên đây là những nghiên cứu ban đầu của chúng tôi về vấn đề này. Do thời
gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót.
Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp để có
thể phát triển đề tài.
24