Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Câu hỏi, đề thi, đáp án kỹ thuật thi công và tổ chức thi công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.42 KB, 11 trang )

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN VỀ
KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG

Câu 1. Nêu các dạng công trình bằng đất, phân cấp đất?
Đ/A: Các dạng công trình bằng đất: Theo thời gian, hình dạng; Phân cấp đất: Thi
công thủ công (4 cấp), Thi công cơ giới (4 cấp)
Câu 2. Nêu tính chất kỹ thuật của đất và ảnh hưởng của chúng tới thi công công tác
đất?
Đ/A: Tính chất: trọng lượng riêng, độ ẩm, độ tơi xốp, hệ số mái dốc, chống xói
mòn; Ảnh hưởng: đến phương án thi công, chi phí
Câu 3. Nêu biện pháp thoát nước nước mặt và phương pháp chống vách hố đào?
Đ/A: Biện pháp thoát nước nước mặt: đào rãnh, đắp bờ; Phương pháp chống vách
hố đào: ván ngang, ván đứng
Câu 4. Nêu các biện pháp hạ nước ngầm? Biện pháp tránh sụt lở vách hố đào?
Đ/A: Hạ nước ngầm: Đào giếng, bấc thấm, ống kim lọc; Tránh sụt lở vách hố đào:
ván gỗ ngang/ dọc, ván thép, bê-tông

1/7


Câu 5. Nêu cách giác móng mông trình?
Đ/A: Dụng cụ: thước góc, quả dọi, thước ni-vô…./trình tự: đọc bản vẽ, xác định
trục,…/nghiệm thu: vị trí, cao trình…
Câu 6. Trình bày phương pháp tính khối lượng san bằng mặt đất trong điều kiện tự
cân bằng khối lượng theo phương pháp chia ô tam giác? cách xác định hướng và
khoảng cách vận chuyển đất theo phương pháp biểu đồ Kutinop?
Đ/A: Cách chia ô trên bình đồ, xác định cao trình đen, cao trình tự cân bằng, khối
lượng các dạng ô đào/đắp hoàn toàn, nửa đào đắp…, cách vẽ đường đào đắp
Câu 7. Nêu phương pháp tính khối lượng san bằng mặt đất theo cao trình san bằng
cho trước?


Đ/A: Cách chia ô trên bình đồ, xác định cao trình đen, cao trình thiết kế, khối lượng
các dạng ô đào/đắp hoàn toàn, nửa đào đắp….
Câu 8. Nêu các loại búa đóng cọc, ưu nhược điểm của từng loại?
Đ/A: Búa treo, búa hơi, búa diezen.
Câu 9. Phân loại cọc, yêu cầu kỹ thuật và phạm vi sử dụng và xử lý sự cố?
Đ/A: cọc tre, cọc gỗ, cọc bê tông cốt thép đúc sẵn, bê tông cốt thép khoan nhồi…
Câu 10. Cách thi công các loại cọc khoan nhồi, cọc cát?
Đ/A: Cọc khoan nhồi: tạo lỗ, làm thép, đổ bê tông…; cọc cát: tạo lỗ, bơm cát…
Câu 11. Nêu các loại ván cừ, cấu tạo, phạm vi sử dụng và cách thi công?

2/7


Đ/A: Cừ gỗ, cừ thép, cừ bê tông
Câu 12. Nêu các sơ đồ đóng cọc và trình tự đóng cọc?
Đ/A: sơ đồ khóm cọc, ruộng cọc, hàng cọc; trình tự: vận chuyển, gá vào giá búa,
căn chỉnh, đóng…
Câu 13. Nêu phương pháp thi công dào đất thủ công, dụng cụ, tổ chức đào?
Đ/A: Dụng cụ: cuốc, xẻng, ..; tổ chức đào: hố hẹp, hố rộng, hố có nước,…
Câu 14. Nêu phương pháp đào đất bằng máy đào gầu thuận?
Đ/A: Ưu nhược điểm, điều kiện sử dụng, sơ đồ đào
Câu 15. Nêu phương pháp đào đất bằng máy đào gầu nghịch?
Đ/A: Ưu nhược điểm, điều kiện sử dụng, sơ đồ đào
Câu 16. Nêu phương pháp đào đất bằng máy đào gầu dây?
Đ/A: Ưu nhược điểm, điều kiện sử dụng, sơ đồ đào
Câu 17. Nêu phương pháp đào đất bằng máy cạp?
Đ/A: Ưu nhược điểm, điều kiện sử dụng, sơ đồ đào
Câu 18. Nêu phương pháp đào đất bằng máy ủi, biện pháp nâng cao năng suất?
Đ/A: Ưu nhược điểm, điều kiện sử dụng, sơ đồ đào, biện pháp nâng cao năng suất:
đào rãnh, đào dốc, đào ghép máy…


3/7


Câu 19. So sánh ưu nhược điểm của ba loại máy đào gàu thuận, gàu nghịch và gàu
dây?
Đ/A: gàu thuận và gàu nghịch:tay gàu khỏe đào đất cấp cao. Gàu thuận tốn chi phí
đường lê xuống…
Câu 20. Nêu kỹ thuật đắp đất, yêu cầu kỹ thuật đất đắp?
Đ/A: Các loại đất dùng để đắp dễ thoát nước, có cường độ cao (không dùng đất phù
sa, bùn để đắp). Kỹ thuật đắp: đắp từng lớp với độ dầy phụ thuộc đầm và nên dùng
một loại đất từng lớp, dễ thoát nước: tạo dốc, đầm chặt, độ ẩm thích hợp
Câu 21. Nêu các phương pháp nổ mìn?
Đ/A: P áp mặt ngoài, lỗ trong, lỗ sâu, bắn văng xa, vi sai
Câu 22. Nêu những yêu cầu với ván khuôn?
Đ/A: Độ ổn định, bền, cứng; phẳng, thẳng, kín khít; hình dạng hình học như thiết
kế; dễ tháo lắp…
Câu 23. Phân loại ván khuôn?
Đ/A: Theo cấu tạo: cố đinh, trượt; vật liệu, theo đối tượng kết cấu…
Câu 24. Nêu cấu tạo, chức năng và cách lắp dựng ván khuôn móng?
Đ/A: móng băng, móng giật cấp: ván thành, thanh nẹp, thanh chống, neo; Lắp
dựng: xác định tim cốt, sàn công tác, lắp các bộ phận, căn chỉnh, cố định
Câu 25. Nêu cấu tạo, chức năng và cách lắp dựng ván khuôn tường?

4/7


Đ/A: ván thành, thanh nẹp, thanh chống, neo, cố định; Lắp dựng: xác định tim cốt,
sàn công tác, lắp các bộ phận, căn chỉnh, cố định
Câu 26. Nêu cấu tạo, chức năng và cách lắp dựng ván khuôn cột?

Đ/A: ván đứng, thanh nẹp (gông), thanh chống, neo, cố định; Lắp dựng: xác định
tim cốt, sàn công tác, lắp các bộ phận, căn chỉnh, cố định
Câu 27. Nêu cấu tạo, chức năng và cách lắp dựng ván khuôn dầm sàn?
Đ/A: ván đáy, ván thành dầm, thanh nẹp (gông), thanh chống, neo, cố định, ván
sàn, dầm chính, dầm phụ đỡ ván sàn, cột chống đỡ dầm; Lắp dựng: xác định tim
cốt, sàn công tác, lắp các bộ phận, căn chỉnh, cố định
Câu 28. Nêu cấu tạo một số loại cột và giáo chống?
Đ/A: cột chống gỗ, giáo thép đơn, giáo thông tầng
Câu 29. Nêu phạm vi sử dụng ván khuôn trượt, nguyên lý làm việc?
Đ/A: ván khuôn di động theo phương ngang, phương đứng đúc những kết cấu có
hình dạng ít/không thay đổi. Dùng một phần kết cấu đủ cường độ làm gối đỡ ván
khuôn di động, nhờ kích hoặc vít
Câu 30. Nêu nội dung nghiệm thu ván khuôn?
Đ/A: nghiệm thu trước khi đổ bê tông. Kiểm tra: tim cốt, độ cứng, độ bền, độ ổn
định., hình dáng khích thước, độ kín khít, bằng phẳng…
Câu 31. Phân loại cốt thép dùng trong xây dựng?

5/7


Đ/A: theo hình dạng bên ngoài, theo cường độ, theo đường kính, theo kết cấu
Câu 32. Nêu các nội dung gia công cốt thép trong xây dựng?
Đ/A: Nắn/kéo thẳng, làm sạch, đo cắt, uốn, nối buộc/hàn
Câu 33. Nêu bản chất và mục đích của gia công nguội cốt thép?
Đ/A: tăng cường độ cốt thép, tiết kiệm cốt thép do thép biến cứng; biện pháp:
chuốt, kéo, dập nguội
Câu 34. Trình bày cắt cắt, uốn, nối cốt thép?
Đ/A: lấy mức, cắt, uốn (thủ công, máy…) tính đến giãn dài; nối buộc: tính chiều
dài gối đầu, nối hàn
Câu 35. Nêu nội dung nghiệm thu cốt thép? Cách lắp dựng một số kết cấu?

Đ/A: nghiệm thu tại xưởng gia công, tại hiện trường: chủng loại, số lượng, kích
thước, đường kính, cường độ thép và nối nối…
Câu 36. Nêu những yêu cầu với vữa bê tông và xác định cấp phối bê tông một mẻ
trộn?
Đ/A: Bê tông đều, đúng tỷ lệ cấp phối, độ sụt thiết kế; Dựa vào định mức 1m3 bê
tông có mác cụ thể để tính cho một cối trộn với việc đong đo bằng các hộc/thùng…
xác định được thể tích và thông dụng
Câu 37. Nêu cách trộn bê-tông bằng thủ công và cơ giới? Yêu cầu kỹ thuật trộn bêtông?

6/7


Đ/A: Dụng cụ: xẻng, hộc đong; Trộn thủ công: trộn xi-măng đều với cát, rồi trộn
với đá, nước.
Câu 38. Nêu yêu cầu và phương tiện vận chuyển vữa bê tông?
Đ/A: Đảm bảo không mất nước, không phân tầng, không thay đổi thành phần bê
tông; Dụng cụ: thủ công, cơ giới, v/c ngang v/c đứng
Câu 39. Nêu kỹ thuật đổ bê tông?
Đ/A: chiều cao đổ phù hợp, đổ liên tục, liên kết bê tông cũ mới phải làm sạch, cấu
kiện chiều cao lớn, diện tích rộng phải phân lớp, khống chế khu vực theo năng suất
máy trộn..
Câu 40. Nêu kỹ thuật thi công mạch ngừng?
Đ/A: Nhiệt độ, thời gian ngừng, vị trí ngừng, cường độ bê tông…
Câu 41. Nêu kỹ thuật đầm bê-tông, phân loại đầm?
Đ/A: Đầm thủ công, đầm cơ giới. Vị trí đầm, chiều dày đầm, thời gian đầm
Câu 42. Nêu các biện pháp tăng nhanh cường độ bê-tông?
Đ/A: Dùng xi-măng, chất phụ gia, hấp hơi nước nóng.
Câu 43. Nêu phương pháp bảo dưỡng bê-tông, tháo dỡ ván khuôn?
Đ/A: duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, thời gian dưỡng hộ phù hợp. Tháo khi đạt
cường độ tiêu chuẩn hoặc tháo dỡ từng phần. Theo nguyên tắc dựng trước thì tháo

sau…

7/7


Câu 44. Nêu nguyên nhân và biện pháp sửa chữa khuyết tật bê-tông?
Đ/A: hiện tượng rỗ mặt, trắng mặt, nứt
Câu 45. Phân loại vật liệu xây?
Đ/A: Gạch đất nung đặc/rỗng (4/6 lỗ), gạch xi-măng cát, đá, vữa xây
Câu 46. Nêu nguyên tắc khối xây? Các kiểu xây?
Đ/A: Khối xây phải đặc chắc, phẳng, thẳng, vuông góc, chịu nén là chính, không
trùng mạch
Câu 47. Nêu các dụng cụ xây, kỹ thuật xây (trình tự)?
Đ/A: Dụng cụ: bay, bê, dao xây, thước, dây mức, ống nước, thước ni-vô...Trình tự:
căng dây, rải vữa, đặt gạch, chèn mạch..
Câu 48. Nêu cách tổ chức tổ đội xây?
Đ/A: Tổ 2 người: 1 chính, 1 phụ; Tổ 3 người: 1 chính 2 phụ; Tổ 4 người: 2 chính
2 phụ…
Câu 49. Nêu kỹ thuật xây đá hộc?
Đ/A: Khối xây đặc, chắc, phẳng, thẳng, mặt nhẵn đá hướng ra,…
Câu 50. Nêu kỹ thuật trát, các loại vữa trát?
Đ/A: Vữa tam hợp, vữa xi măng, thạch cao. Chuẩn bị mặt trát: làm sạch, tưới ẩm,
tạo mốc; trát lớp lót, lớp giữa, lớp mặt

8/7


Câu 51. Nêu vật liệu và kỹ thuật lát, láng, ốp?
Đ/A: Gạch chỉ, gạch men, vữa xi-măng cát. Kỹ thuật: chuẩn bị mặt, tạo mốc, lát/ ốp
gạch mẫu, gõ chặt, miết mạch…

Câu 52. Nêu kỹ thuật quét vôi/sơn?
Đ/A: chuẩn bị bề mặt, quét lớp lót, lớp hoàn thiện, các lớp quét/lăn vuông góc với
nhau. Lớp hoàn thiện tường từ trên xuống, lớp hoàn thiện trần song song với cửa.
Câu 53. Nêu các công tác chuẩn bị lắp ghép?
Đ/A: Vận chuyển, xếp đặt, khuếch đại cấu kiện, gia cường cấu kiện, chuẩn bị vị trí
lắp ghép.
Câu 54. Nêu kỹ thuật lắp ghép một số bộ phận công trình bằng bê-tông cốt-thép
đúc sẵn?
Đ/A: Lắp ghép móng: rải vữa lót, nâng cẩu, điều chỉnh, hạ, cố định, lấp đất; cột:
phương phá kéo lê, phương pháp quay; dàn mái: xác định tim cốt, cẩu nâng, căn
chỉnh, cố định tạm thời/vĩnh viễn
Câu 55. Nêu các bước lập tiến độ thi công?
Đ/A: Phân chia công trình, liệt kê công tác, lựa chọn biện pháp thi công, dùng định
mức xác định số công, thời gian thi công, ấn định trình tự thi công, phân đoạn thi
công, tính thời gian cho từng quá trình, ấn định trình tự từng quá trình, nhu cầu
từng quá trình, điều chỉnh tiến độ
Câu 56. Nêu nội dung phương pháp tiến độ ngang?

9/7


Đ/A: Là bảng mẫu chuẩn thể hiện nội dung các công việc, quan hệ kỹ thuật, nhu
cầu về nhân công thời gian. Gồm 10 cột, từ 1-8 là ghi số liệu, từ 9-10 ghi thời gian
thực hiện.
Câu 57. Nêu 5 nguyên tắc về trình tự kỹ thuật thi công công trình xây dựng và dân
dụng?
Đ/A: Ngoài công trường trước, trong công trường sau; trong nhà trước, ngoài nhà
sau; trên dưới mặt đất; đầu cuối nguồn; kết cấu trước trang trí sau
Câu 58. Nêu mục đích, cách điều chỉnh và đánh giá tiến độ ngang?
Đ/A: Đảm bảo tiến độ, chất lượng, năng suất…1.Rút ngắn/kéo dài thời gian từng

phân đoạn, 2. Điều chỉnh số nhân công tổ đội, 3. Thay đổi thời điểm xuất phát công
việc,…Đánh giá: hệ số bất điều hòa (K1=Amax/Atb1), hệ số điều hòa
(K2=S.dư/S0)
Câu 59. Nêu nguyên tắc, ưu nhược điểm của tiến độ xiên?
Đ/A: Cấu tạo: trục tung thể hiện không gian (tầng nhà, phân đoạn), trục hoành thể
hiện thời gian (ca kíp làm việc). Ưu điểm: thể hiện trên cả không gia và thời gian,
mối quan hệ giữa các công việc rất chi tiết. Nhược điểm: nếu công việc phức tạp
biểu đồ tiến độ khó nhìn, khó điều chỉnh.
Câu 60. Nêu các dạng dây chuyền kỹ thuật?
Đ/A: Dây chuyền đồng nhịp: liên tục, gián đoạn; đồng nhịp khác điệu; dây chuyền
nhiều tầng cao

10/7


Câu 61 Nêu các nguyên tắc lập sơ đồ mạng?
Đ/A: Duy nhất một sự kiện khởi đầu và duy nhất một sự kiện kết thúc; Trong một
sơ đồ mạng mỗi công việc khác nhau được kí hiệu một tên khác nhau; Không có
vòng lặp, các mũi tên công việc có hướng từ trái qua phải; Công việc thể hiện bằng
mũi tên liền nét; Công việc chờ chỉ cần thời gian; Công việc ảo không cần thời gian
và nhân vật lực.
Câu 62. Nêu ưu nhược điểm của sơ đồ mạng?
Đ/A: Ưu điểm: thể hiện tối đa các ý đồ thiết kế tổ chức thi công, thích hợp với công
trình lớn, phức tạp, thể hiện rõ quan hệ giữa các quá trình, dễ áp dụng công cụ hỗ
trợ như máy tính, xác định rõ công việc chính yếu. Nhược điểm: nhìn sơ đồ khá rối,
khắc phục bằng cách chuyển về sơ đồ ngang.
Câu 63. Tính khối lượng đất đào và đắp khi thi công thủ công đường ống cống có
đường kính ngoài là 1m và dài 100m tại khu vực nền đất có hệ số mái dốc là 0,5, hệ
số tơi ban đầu là 1.2, hệ số tơi cuối cùng là 1.05.
Đ/A: Tính thể tích đất đào, tính thể tích đất do ống bê-tông chiếm chỗ có kể đến hệ

số tơi xốp. Đào: diện tích hình thang (mái dốc: 0.5) x chiều dài.

11/7



×