Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cơ sở hình thành tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.41 KB, 3 trang )

Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Cơ sở khách quan
*Bối cảnh lịch sử hình thành TTHCM
- Bối cảnh lịch sử VN cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. HCM sinh ra và lớn lên
trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động. Trong nước chế độ
phong kiến ngày càng suy yếu, chấp nhận sự bảo hộ của Pháp; các cuộc khởi
nghĩa dưới ngọn cờ Cần vương đều đi vào thất bại; các cuộc khai thác thuộc địa
cuả Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự biến chuyển và phân hóa; nhiều trào
lưu văn hóa từ nước ngoài du nhập vào VN; nhiều phong trào của các văn thân
sĩ phu yêu nước diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại.
- Bối cảnh thời đại. Chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển từ giai đoạn cạnh tranh tự
do sang giai đoạn độc quyền, chủ nghĩa đế quốc trở thành kẻ thù chung của
toàn nhân loại; Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã thức tỉnh các dân
tộc châu Á; sau Cách mạng Tháng Mười, Quốc tế Cộng sản ra đời đã thúc đẩy
phong trào công nhân các nước
* Tiền đề tư tưởng – lí luận
- Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lịch sử dựng nước và giữ
nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và
cao quý của dân tộc VN, trở thành tiền đè tư tưởng, lí luận xuất phát hình thành
TTHCM. Đó là truyền thống thống yêu nước, kiên cường, bất khuất, là tinh thần
tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng, là ý chí vươn lên
vượt qua mọi khó khăn , thử thách, là trí thông minh, là tài sáng tạo, quý trọng
hiền tài, khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa
dân tộc… Trong đó, chủ nghĩa yêu nước là tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất,
là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người VN và cũng là
chuẩn mực đạo đức cơ bản cuả dân tộc.


- Tinh hoa văn hóa nhân loại. Đối với văn hóa phương Đông, HCM chắt lọc
những tinh túy trong tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, học thuyết Tam dân của
Tôn Trung Sơn. Đối với văn hóa phương Tây, HCM tiếp thu nền văn hóa dân


chủ và cách mạng của Phương tây.
HCM đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và
Tây, vừa tiếp thu, vừa gạn lọc để từ tầm cao tri thức của nhân loại mà suy nghĩ,
lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.
- Chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênnin là cơ sở thế giới quan và
phương pháp luận của TTHCM. Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác được thực hiện
trên nền tảng tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa tri thức nhân loại. Bản lĩnh trí
tuệ đã nâng cao khả năng tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo ở Người khi vận
dụng những nguyên lí cách mạng của thời đại vào điều kiện cụ thể của VN. Quá
trình tiêp nhận chủ nghĩa Mác ở HCM thực chất “là chặng đường chiến thắng
biết bao khó khăn với sự lựa chọn vững chắc, tránh được những sai lầm dẫn đến
ngõ cụt”. Người không gập khuôn, máy móc, giáo điều, kinh viện khi vận dụng
chủ nghĩa Mác vào thực tiễn cách mạng VN mà tiếp thu lí luận theo phương
pháp macxit, nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất.
b. Nhân tố chủ quan
* Khả năng tư duy và trí tuệ HCM. Những năm tháng bôn ba hoạt động ở khắp
năm châu bốn biển đểnhcọ tập nghiên cứu, HCM đã không ngừng quan sát nhận
xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành
những cơ sở quan trọng để tạo nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động
lí luận của Người sau này.
* Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn. Mục tiêu đấu tranh giải
phóng dân tộc, sự tác động mạnh mẽ của thời đại và nhận thức đúng đắn về thời
đại đã tạo điều kiện để HCM hoạt động có hiệu quả cho dân tộc và nhân loại.


Có được điều đó là nhờ vào nhân cách, phẩm chất và tài năng trí tuệ siêu việt
của Bác




×