Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đề tài CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.59 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------------

ĐOÀN THỊ XIÊM

CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN
Chuyên ngành:

Văn học Việt Nam (hiện đại)

Mã số:

60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Quang Hưng

HÀ NỘI - 2014



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 2
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 2
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7


6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ CA
VIỆT NAM SAU 1975 VÀ ĐƢỜNG THƠ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN ...... 9
1.1. Khái niệm cái tôi và cái tôi trữ tình trong thơ ......................................... 9
1.1.1. Khái niệm cái tôi ............................................................................. 10
1.1.2. Khái niệm cái tôi trữ tình ................................................................ 11
1.2. Sự vận động của thơ ca Việt Nam từ sau 1975 ................................... 16
1.2.1. Bối cảnh lịch sử xã hội .................................................................. 16
1.2.2. Sự đổi mới của văn học sau 1975 ................................................... 17
1.2.2.1. Sự đổi mới về tư duy nghệ thuật .................................................. 17
1.2.2.2. Sự đổi mới về thơ ......................................................................... 18
1.3. Đường thơ Phạm Thị Ngọc Liên ............................................................ 21
1.3.1. Vài nét về tiểu sử ............................................................................ 21
1.3.2. Phạm Thị Ngọc Liên và các chặng đường thơ................................ 25
CHƢƠNG 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ PHẠM THỊ NGỌC
LIÊN NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG ......................................... 34
2.1. Cái tôi – tình nhân… .............................................................................. 34
2.1.1. … khát khao và mê đắm ................................................................. 35
2.1.2. … cô đơn và tuyệt vọng .................................................................. 44
2.2. Cái tôi chiêm nghiệm, triết lí .................................................................. 51

3


2.3. Cái tôi tự soi ngắm chiều sâu bản thể .................................................... 55
2.3.1. Con người đối diện với chính mình ................................................ 57
2.3.2. Trải nghiệm và đánh thức bản thể ................................................... 63
CHƢƠNG 3: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ PHẠM THỊ NGỌC
LIÊN NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN .............. 68
3.1. Thể thơ ..................................................................................................... 68

3.1.1. Thơ tự do ......................................................................................... 69
3.1.2. Thơ văn xuôi ................................................................................... 77
3.2. Ngôn ngữ thơ ........................................................................................... 80
3.2.1. Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh .............................. 81
3.2.2. Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm. ................................................... 85
3.3. Giọng điệu ................................................................................................ 88
3.3.1. Giọng điệu kể lể, tâm sự.................................................................. 90
3.3.2. Giọng điệu cay đắng, xót xa ............................................................ 94
3.3.3. Giọng điệu trầm tư, sâu lắng ........................................................... 98
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sáng tác thơ ca là nhu cầu tự biểu hiện của tác giả khi nguồn cảm
xúc dâng trào. Vì thế, cái tôi trữ tình là sự biểu hiện của cái tôi tác giả trước
cuộc đời. Lê Lưu Oanh, trong Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990, đã viết:
"Chủ quan là đặc trưng nội dung của thơ trữ tình, và cái tôi trữ tình là biểu
hiện tập trung nhất của bản chất chủ quan đó" [30;50].
Có thể nói, cái tôi trữ tình là sợi chỉ đỏ xuyên suốt liên kết và thống nhất
mọi yếu tố trữ tình bao gồm đề tài, cảm hứng, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu,
cấu tứ, lời thơ… Chính vì vậy, tìm hiểu cái tôi trữ tình chính là đi vào điểm
cốt lõi nhất trong thế giới nghệ thuật của một nhà thơ.
1.2. Sau 1975, Phạm Thị Ngọc Liên cùng các tác giả thơ nữ như: Xuân
Quỳnh, Dư Thị Hoàn, Ý Nhi, Đoàn Thị Lam Luyến… đã có đóng góp lớn cho
nền thơ hiện đại. Họ đã đem vào thơ những nỗi niềm tâm sự của người phụ nữ

trước vòng quay của cuộc đời. Phạm Thị Ngọc Liên là một trong những cây
bút tạo được dấu ấn cái tôi trong lòng độc giả. Mỗi bài thơ, mỗi vần thơ của
chị là sự trải nghiệm suy tư trước cuộc đời. Chị đã hi sinh cả tuổi thanh xuân
của mình để tô hồng thêm sắc thắm cho thơ.
1.3. Phạm Thị Ngọc Liên lao động nghệ thuật miệt mài và gặt hái mùa
vàng bội thu trên cánh đồng chữ. Cho đến hôm nay, gia tài thơ của chị có
khoảng 225 bài thơ và bốn tập đã được xuất bản. Ngoài ra, chị còn viết truyện
ngắn và đã cho xuất bản nhiều tập truyện ngắn hay, tạo được tiếng vang trong
lòng người đọc. Phạm Thị Ngọc Liên đã đem đến cho vườn thơ một cái tôi trữ
tình rất riêng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào khảo sát một
cách toàn diện và hệ thống cái tôi trữ tình trong thế giới nghệ thuật thơ của
chị. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Cái tôi trữ tình trong thơ Phạm
Thị Ngọc Liên” làm đối tượng nghiên cứu của mình.

2


Qua việc tìm hiểu về Cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên, luận
văn góp phần xác định vị trí của chị trong các nhà thơ nữ Việt Nam. Đồng
thời làm rõ thêm những thành tựu, đặc điểm của thơ Phạm Thị Ngọc Liên
trong thời kì đổi mới.
2. Lịch sử vấn đề
Theo thống kê của chúng tôi, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên
cứu về thơ Phạm Thị Ngọc Liên cũng như phong cách nghệ thuật của chị. Tuy
nhiên trong số ít những bài nghiên cứu đó, Phạm Thị Ngọc Liên đã phần nào
khẳng định tên tuổi của mình trên thi đàn Văn học. Thơ của chị được độc giả
đón nhận rất nồng nhiệt. Nó mang đậm chất dân gian với những cảm xúc chân
thành và mãnh liệt. Nhìn chung những nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc
nhìn nhận và đánh giá về một bài thơ, một tập thơ mà chưa có cái nhìn bao
quát về toàn bộ cái tôi trữ tình trong sáng tác của chị.

Phạm Thị Ngọc Liên bén duyên với thơ từ rất sớm. Tâm sự với bạn đọc
chị cho biết: "Tôi biết làm thơ từ rất sớm, lúc còn trong tuổi nhi đồng. Có thể
nói: tôi nhiễm máu thi ca từ những câu hát ru của mẹ tôi và những bài học
thuộc lòng thời tiểu học" [26]. Nhưng phải đến khi lên Trung học chị mới
quyết định theo đuổi đam mê này: "Tuy nhiên tôi chỉ nhận định mình làm thơ
từ khi lên trung học, được cô giáo dạy văn khơi gợi và khuyến khích tôi phát
triển năng khiếu của mình" [26].
Phạm Thị Ngọc Liên là một tác giả nữ có bản sắc riêng trong sáng tác
của mình, những gì chị viết ra là bắt nguồn từ những cảm xúc dâng trào
không thể kìm nén được: "Bản thân tôi, những câu chữ buột ra khi cảm xúc
trong tôi không thể kìm giữ được nữa và tôi phải viết bằng chính cảm xúc đó,
nguyên vẹn với những gì nó có được. Thường sau mỗi lúc như vậy, tôi không
đọc lại bài thơ mình vừa làm, chỉ để đó như một chứng tích của sự trút và thở
phào đi làm việc khác. Hoặc tôi sẽ giống như người kiệt lực vì những gì mình
vừa viết và ngủ thiếp đi "[26].

3


Phạm Thị Ngọc Liên viết rất thật, rất say sưa bởi đối với chị đó là nhu
cầu để phơi trải lòng mình, chị chỉ nghĩ rằng ngôn ngữ thơ ấy sẽ nói hộ lòng
mình: "Viết đối với tôi trước hết là một nhu cầu để phơi trải, để bộc bạch, dù
ở bất cứ vấn đề gì, thầm kín của trái tim, day dứt của số phận hoặc những bức
xúc của cuộc sống. Bằng ngôn ngữ văn học, tôi có thể nói lên những cảm xúc
tinh tế của niềm vui và nỗi buồn, điều u uất lẫn phút thăng hoa" [26].
Đến với nghiệp văn nghĩa là không bao giờ chấp nhận sự dễ dãi trong
sáng tác, là sống cuộc đời của mình cho thơ, vì thơ. Nhà thơ Ý Nhi đã gọi chị
là "người đàn bà ngông cuồng" vì tình yêu chị dành cho thơ lớn quá và rất
khác biệt: "Rất nhiều người có thể sống yên vui suốt đời mà không cần đọc
thơ hay làm thơ. Nhưng có một số người không thể hình dung được mình có

thể sống mà không làm thơ. Phạm Thị Ngọc Liên là một người như vậy. Chị
cần làm thơ bởi chị rất cô độc. Một sự cô độc dường như được ghi khắc vô
hình trên trán các nhà thơ, từ một cõi khác" [4]. Chị "ngông cuồng" bởi chị rất
cô độc, rất lẻ loi trong thế giới này. Để tô hồng nhan sắc cho thơ, chị đã hi
sinh bản thân mình. Nếu như con người ta không chịu mất đi một thứ gì thì
không thể có những vần thơ hay. Ở Phạm Thị Ngọc Liên chị chịu đánh mất
tuổi thanh xuân của mình để tô hồng cho thơ.
Trong lời tựa cho tập thơ "Những vầng trăng chỉ mọc một mình" Chim
Trắng đã nêu lên cảm nhận của mình về thơ Phạm Thị Ngọc Liên : "Vâng, đối
với làng thơ Phạm Thị Ngọc Liên đã xuất hiện như một cô bé, nhưng khi đọc
thơ chị trước mắt tôi cứ hiện lên hình bóng một người đàn bà đang đi trong
cơn bão rớt của tình yêu, mái tóc rụng rối bời, giọt mưa rơi và giọt lệ của
chính chị đan chéo vào nhau, còn đôi mắt thì no nê nỗi đau và căm hận, để rồi
cuối cùng chỉ còn lại chân dung người đàn bà - cũng là chân dung thơ chị đầy nghị lực thiết tha và bao dung nhân ái" [37].
Nếu như trước kia, chúng ta thấy hình ảnh một Phạm Thị Ngọc Liên
"ngông cuồng" trong "Em muốn giăng tay giữa trời mà hét", một Phạm Thị

4


Ngọc Liên nức nở trong "Biển đã mất" và sự cô đơn của một thân phận khắc
khoải. Thì sau 12 năm, chị lại xuất hiện nhưng theo một cách khác "giống như
một gương mặt lạ" vậy.
Phạm Thị Ngọc Liên xuất hiện trong làng thơ Việt Nam: "Như một
gương mặt lạ. Lạ so với trước đó 12 năm. Tiếng reo vui, tiếng réo gọi, cả
tiếng gào thét và nức nở của trước đó không còn nữa. Thơ Phạm Thị Ngọc
Liên bây giờ khác lắm, gió đã lặng đi, nắng đã bớt bỏng cháy, và lá xanh
cũng không còn biếc xanh. Giọng thơ ấy đang trầm lắng lại, như đang đến gần
sự tĩnh lặng, như đang muốn được bình tâm" [28].
Cũng nhân đọc "Thức đến sáng và mơ" nhà thơ Vũ Quần Phương viết: "

Tập thơ 99 bài, sáu bài đầu là thơ về bố mẹ và các con. Làm nên nội dung
chính của tập thơ này là 92 bài thơ tình yêu, đúng hơn là thơ về một mối tình
đã mất, khối lượng ấy quả là cho riêng một đề tài nhưng Phạm Thị Ngọc Liên
không bị trùng lặp. Chị làm thơ như viết nhật kí. Mỗi ngày một nỗi lòng.
Nhiều cung bậc tâm trạng. Chỉ riêng buồn thôi nó có nhiều gương mặt, và
buồn cũng có nhiều nụ cười. Nhận ra gương mặt thật của nỗi buồn nghĩa là
khám phá tâm trạng của chính mình trong mỗi khoảnh khắc, năm bắt và thể
hiện được thần thái của nó là phần đóng góp của tập thơ này. Việc đó không
dễ làm. Tác giả cần đủ mê để nhập vào từ trường của mối tình đã mất, vào nỗi
đau muôn vẻ và thấm thía của sự thất tình. Và cần đủ tỉnh để đưa ra những
nhát rạch phẫu thuật chính xác vào khối tâm sự mình làm bộc lộ đích thực
từng dáng vẻ của buồn đau. Thức đến sáng và mơ. Mà đúng ra mơ đến sáng
thì thức. Bài thơ thức tỉnh là bài thơ sau cùng, được in ở đầu tập, như một lời
đề từ, nó có cảm giác lúc bình minh gạt mồ hôi trán, quay đầu nhìn lại những
đoạn đường mình đã vượt trong đêm" [32].
Đến với thơ tình yêu "Xuân Quỳnh là một trái tim không bình yên, đã cất
lên tiếng thơ chân thành mãnh liệt... Thơ Lê Thị Mây diễn tả niềm hạnh phúc

5


gặp gỡ của lứa đôi trong những câu thơ đầy tính sáng tạo, mới lạ... " Thì thơ
Phạm Thị Ngọc Liên trong "Thức đến sáng và mơ" lại là một sự rối bời, đầy
bâng khuâng trong tình yêu: "Thơ ấy có giống như con người ấy, có già dặn
trải đời đến bao nhiêu thì sự lãng đãng vẫn như nguyên vẹn thế. Và nguyên
vẹn thế rồi rối bời yêu hay là không yêu hệt như là thiếu nữ bói hoa, đắn đo
thả từng cánh mỏng vào trong gió. Mà bói bao nhiêu hoa cho đủ khi nỗi niềm
của chính mình cũng đắp đổi loanh quanh bên có bên không. Và khi chính
mình cũng chẳng định đi tìm cho ra câu hỏi Thức đến sáng và mơ cũng vậy
thôi, đầy bối rối và bâng khuâng" [32].

Như vậy, có thể thấy rằng qua những nhìn nhận và đánh giá về thơ Phạm
Thị Ngọc Liên các nhà nghiên cứu đã có đóng góp nhất định trong việc phát
hiện những nét độc đáo, đặc sắc trong thơ của chị. Nhìn chung các ý kiến đều
thống nhất trong việc khẳng định Phạm Thị Ngọc Liên đã có những thành
công trên bước đường sáng tác, là cây bút nữ có sự sáng tạo, có bản sắc riêng.
Với chúng tôi, những ý kiến trên có ý nghĩa định hướng quan trọng và trên cơ
sở những gợi ý đó, luận văn hi vọng có thể làm rõ hơn Cái tôi trữ tình trong
thơ Phạm Thị Ngọc Liên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Với đề tài này, chúng tôi xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
+ Xác định vị trí của Phạm Thị Ngọc Liên trong nền thơ ca Việt Nam
thời kì đổi mới sau 1975 nói riêng và trong các nhà thơ nữ hiện đại nói chung
+ Tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thế giới thơ Phạm Thị Ngọc Liên qua
những cảm hứng, cảm xúc tiêu biểu. Từ đó nhận diện và khẳng định nét độc
đáo trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên
+ Phân tích phương thức thể hiện của cái tôi trữ tình trong thế giới thơ
Phạm Thị Ngọc Liên.

6


4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi chọn đề tài Cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên làm
đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi hi vọng sẽ có một cái nhìn toàn diện và sâu
sắc hơn vào thế giới nghệ thuật thơ Phạm Thị Ngọc Liên
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát 4 tập thơ của Phạm Thị Ngọc Liên đã được
xuất bản:
+ Những vầng trăng chỉ mọc một mình (1989), Nxb Trẻ Tp HCM

+ Biển đã mất (1990), Nxb Hội Nhà văn
+ Em muốn giăng tay giữa trời mà hét (1992), Nxb Hội Nhà văn
+ Thức đến sáng và mơ (2004), Nxb Văn nghệ Tp HCM
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nhiệm vụ trên chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
5.1 Phương pháp hệ thống
- Chúng tôi xem xét các sáng tác của Phạm Thị Ngọc Liên trong các
sáng tác của các nhà thơ nữ cùng thời để có cái nhìn hệ thống về sáng tác
của chị. Đồng thời chúng tôi nhận thấy toàn bộ sáng tác thơ của Phạm Thị
Ngọc Liên là một chỉnh thể nghệ thuật mang tính hệ thống. Vì thế, khi
nghiên cứu chúng tôi đặt cái tôi trữ tình trong một hệ thống thế giới nghệ
thuật để nghiên cứu.
5.2. Phương pháp thống kê phân loại
- Trong quá trình nghiên cứu các tập thơ chúng tôi đã tiến hành đánh giá
phân loại, thống kê một số phương diện cơ bản của thơ Phạm Thị Ngọc Liên
như: các thể thơ tự do, thơ văn xuôi, thơ lục bát, thể thơ khác và những hình
ảnh thơ được nhà thơ sử dụng.
7


5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Chúng tôi so sánh thơ Phạm Thị Ngọc Liên với các nhà thơ nữ cùng
thời: Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến… để từ đó tìm
ra được nét riêng biệt cũng như những cách tân trong thơ của chị.
5.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp phân tích có thể giúp chúng tôi chia nhỏ vấn đề để đi sâu
vào lí giải làm sáng tỏ từng phương diện và phương pháp tổng hợp sẽ giúp
chúng tôi có cái nhìn bao quát mang tính hệ thống trong quá trình nghiện cứu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo luận văn gồm

3 chương.
Chƣơng 1: Khái quát về cái tôi trữ tình trong thơ ca Việt Nam sau
1975 và đƣờng thơ Phạm Thị Ngọc Liên
Chƣơng 2: Cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên nhìn từ
phƣơng diện nội dung
Chƣơng 3: Cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên nhìn từ
phƣơng diện nghệ thuật thể hiện.

8


CHƢƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ CA VIỆT NAM
SAU 1975 VÀ ĐƢỜNG THƠ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN
1.1. Khái niệm cái tôi và cái tôi trữ tình trong thơ
Sáng tác thơ ca là nhu cầu tự biểu hiện, một nhu cầu hết sức nhân bản
chỉ có ở con người. Mỗi nhà thơ, trong quá trình sáng tác đều cố gắng thể hiện
những nét riêng biệt của mình, tạo ra dấu ấn riêng trong phong cách nghệ
thuật của mình. Bởi thế, khi đọc lên những câu thơ, những bài thơ, người đọc
thường thấy những trải nghiệm, những thể nghiệm, những khám phá, những
khát vọng, những lí tưởng, tình yêu, sự sống, sự lạc quan, tin tưởng... thậm
chí cả những rung động mơ hồ của chính tác giả thơ. Và ở đó ta sẽ nhận thấy
cái tôi riêng của mỗi nhà thơ.
Câu hỏi "ta là ai?", "ta vì ai?" của Chế Lan Viên những tưởng đã tìm ra
câu trả lời hợp lí của thời đại thơ ca chống Mĩ nhưng bây giờ đã không còn đủ
sức ôm chứa trong thời kì mới, khi nhu cầu xã hội và cá nhân đã làm thức tỉnh
cái tôi trữ tình của người làm thơ. Nhu cầu xã hội thường là những gì bức
thiết nhất của thời đại, do thực tại yêu cầu. Ví như thời chống Mỹ đó là Độc
lập - Tự do của dân tộc. Tất cả những hoạt động tinh thần, trong đó có sáng
tác thơ văn nếu nằm ngoài "sự bức thiết thường nhật" này không phù hợp,

không được đón nhận... và vì thế không thể phát triển. Kể từ sau 1975, đặc
biệt là sau 1986 với chủ trương đổi mới trong xã hội ta, nhu cầu bức thiết nhất
theo chúng tôi là khát vọng dân chủ.
Đối với văn học, đặc biệt là đối với sáng tác thơ ca, dân chủ là điều kiện
làm nảy nở những sáng tạo mang đậm màu sắc của chủ thể, là những sản
phẩm riêng tư, rất độc đáo, không lặp lại và chỉ là đơn nhất. Nhà thơ sẽ tìm
được tiếng nói riêng của mình trong sáng tạo. Văn học không có gì khác

9


ngoài tiếng nói riêng của mỗi người trong vô vàn những tiếng nói khác. Bởi
thế, nhà thơ có bổn phận là buộc phải thêm vào kho tàng văn hóa nhân loại
một điều gì đó không có sẵn, không lặp lại. Tuocgherep nói: "Cái quan trọng
của tài năng văn học là tiếng nói riêng của mình. Đó chính là đặc điểm để
phân biệt chủ yếu một tài năng độc đáo". Nếu cái tôi của Thơ mới là "càng đi
sâu càng thấy lạnh" (Hoài Thanh) thì giai đoạn thơ ca chống Pháp và chống
Mĩ cái Tôi hòa vào sức mạnh của cái Ta, cái chung của dân tộc, thời đại... và
cái riêng tư được xem là những "ngọn gió siêu hình". Cái Tôi của thời đại sau
1975 đã trở lại với đúng nghĩa của nó, thường nhật và giản dị, của chính
mình, tự mình chịu trách nhiệm, không vay mượn, che đậy, dám công khai
thừa nhận cả những mặt tối, mặt che khuất, mặt chưa hoàn thiện cảu mình bên
cạnh những phẩm chất khác.
Có thể nói, sáng tạo thơ ca là một hoạt động chủ quan, cái chủ quan đó
tồn tại và trở thành một hoạt động trung tâm quy tụ hầu hết những yếu tố cảm
xúc thành cái tôi trong thơ. Khi tìm hiểu về Cái tôi trữ tình trong thơ Phạm
Thị Ngọc Liên lẽ dĩ nhiên, chúng tôi soi xét cái tôi trữ tình trong thơ của chị
để làm rõ đề tài, cảm hứng sáng tác.
1.1.1. Khái niệm cái tôi
Về khái niệm cái tôi, có rất nhiều quan điểm khác nhau. Trong triết học

"Cái tôi được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là cái tôi, bao hàm trong đó
những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác".
Trong phân tâm học, "Cái tôi là phần cốt lõi của tính cách liên quan tới
thực tại và chịu ảnh hưởng của hoạt động xã hội". Sigmund Freud - Người đặt
nền móng nghiên cứu phân tâm học cho rằng: "Cái tôi cùng với nó và cái siêu
tôi là ba miền của tiềm thức". Cái tôi được hình thành ngay từ khi con người
sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Cái tôi học cách cư xử sao cho
kiểm soát được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. Cái

10


tôi có vai trò trung gian hòa giải những ham muốn vô thức và những tiêu
chuẩn nhân cách và xã hội.
Trong triết lí phật giáo, cái tôi thường được gọi là "ngã", là cái tôi được
thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh
tử. Đạo phật không công nhận sự hiện diện của một cái "ngã" như thế.
Như vậy, con người ngay từ khi sinh ra đã tồn tại cái tôi. Cái tôi là khái
niệm thể hiện ý thức tồn tại của mình, để nhận ra mình là một cá thể độc lập với
cá thể khác. Đó là cái tôi gắn liền với sự tự nhận thức của một người về tư cách,
nhân phẩm hoặc giá trị của mình, đặc biệt để phân biệt mình với thế giới bên
ngoài và các cá nhân khác. Chính vì thế, cái tôi của người nghệ sĩ là nền tảng để
tạo nên sự độc đáo riêng biệt trong sáng tạo nghệ thuật. Khi cái tôi được thể hiện
trong tác phẩm là cái tôi nhân cách thì lúc đó nó đã trở thành cái tôi trữ tình.
1.1.2. Khái niệm cái tôi trữ tình
Khái niệm cái tôi trữ tình gắn liền với thơ trữ tình. Trong lịch sử Lí luận
văn học và Mĩ học, các nhà lí luận, mĩ học và người sáng tác dù không trực
tiếp đề cập đến khái niệm cái tôi trữ tình nhưng đều ý thức về bản chất chủ
quan của nhà thơ. Từ thời cổ đại, trong Nghệ thuật thi ca Arixtot đã nhận thấy
"trữ tình là sự thay mặt, nhân danh để trình bày cái cá nhân, cái chủ quan

không được nhắc đến nhưng được quan niệm như là sự thay thế về ngôi kể và
đối tượng kể".
Đến thế kỉ XVIII, ở Châu Âu ý thức về giải phóng cá tính phát triển và vì
thế quan niệm về cái chủ quan trong thơ trữ tình tiến thêm một bước. Trong
công trình mĩ học đồ sộ của mình, Heghen đã xác định bản chất của thơ trữ tình
là "cái nội cảm", "cái tinh thần", "chủ thể", "trực giác bên trong", "cái tôi".
Đến thế kỉ XX, ý thức về cái tôi, cá nhân phát triển, cái tôi trữ tình đã
được chủ ý ở phương diện "cái chủ quan", "chủ thể" mang tính đặc thù của
thế loại trữ tình.

11


Có thể nói, khái niệm cái tôi trữ tình là một khái niệm thể hiện cái độc
đáo cá nhân, tính nhất quán về ý thức nghệ thuật, ý thức xã hội của một tác
giả, một khuynh hướng, một thời đại.
Ở Việt Nam, cái tôi trữ tình là một phương diện được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm và có những cách lí giải, đánh giá khác nhau về nó. Nhưng
trong quan niệm chung nhất thì: Cái tôi trữ tình là sự thể hiện trực tiếp những
cảm xúc và suy tư chủ quan của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước
những hiện thực của cuộc sống. Nói một cách khác, quá trình tìm hiểu về cái
tôi trữ tình là quá trình đi tìm về một phạm trù mĩ học của thế giới tinh thần.
Nghĩa là giúp độc giả nhận thức vê các mối quan hệ giữa người - người, cũng
như sự tồn tại của cá nhân trước cộng đồng. Cái tôi trữ tình là một cấu trúc
mang tính nghệ thuật với vai trò tổ chức thế giới hình tượng thành một chỉnh
thể thống nhất nhờ các phương tiện ngôn ngữ, khả năng nhận thức toàn bộ thế
giới thực thành thế giới tinh thần bền vững, thống nhất, đầy tính sáng tạo,
mang những nét cá tính riêng. Tất cả nhằm đến một đích cuối cùng là giúp
độc giả nhận ra những tư tưởng thẩm mĩ nhất định. Câu hỏi đặt ra ở đây là:
Suy cho cùng thì khi nghiên cứu về thơ đều phải xuất phát từ cái tôi trữ tình

của nhà thơ. Vậy bản chất của cái tôi trữ tình trong thơ là gì?
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, nó là hình tượng cái tôi cá nhân cụ thể, cái tôi
tác giả gắn liền với cuộc đời cá nhân, với cảm xúc riêng tư, là một loại nhân
vật trữ tình.
Hiểu theo nghĩa rộng, nó là nội dung thẩm mĩ của các tác phẩm trữ tình.
Nói một cách khác, cái tôi trữ tình là biểu hiện tập trung của tính chủ quan
trong thơ trữ tình. Bản chất chủ quan của chủ thể trữ tình thể hiện ở nguyên
tắc tiếp cận và tái hiện đời sống thông qua toàn bộ nhân cách của con người
trữ tình. Ở đây, cá tính người trữ tình với phong thái, ấn tượng, sự độc đáo
chiếm vị trí chủ đạo và người đọc thông qua đó để lĩnh hội thế giới. Cuộc

12


sống sẽ được nhận thức và lí giải thông qua lăng kính cảm xúc của nhân vật
trữ tình.
Cái tôi trữ tình có bản chất xã hội, bản chất tự ý thức bởi vì nó tồn tại
trong vô vàn các mối quan hệ với đời sống, chịu sự chi phối bởi quy luật, các
điều kiện xã hội truyền thống, văn hóa, lịch sử, triết học, thẩm mĩ. Theo
PGS.TS Vũ Tuấn Anh: "Cái tôi trữ tình là sự hội tụ, thăng hoa theo quy luật
nghệ thuật cả ba phương diện: cá nhân - xã hội - thẩm mĩ trong hình thức thể
loại trữ tình. Sự chiêm nghiệm đời sống của một con người xuyên qua lăng
kính chật hẹp của mình lại luôn phản chiếu những vấn đề chung nhất của con
người để từ đó kết tinh những giá trị nhân bản" [1].
Như vậy, như một chỉnh thể toàn vẹn và đa dạng, thế giới tinh thần của
cái tôi luôn có sự đối lập nội tại: không - có, trong - ngoài, quá khứ - hiện tại tương lai, mơ - thực... tạo nên những mâu thuẫn đấu tranh. Điều đó tác động
khiến cái tôi vận động và phát triển. Cái tôi có chức năng nội cảm hóa thế
giới, biến thế giới khách quan thành chủ quan, trở thành chủ thể của giá trị,
của cái nhìn. Nó tổ chức thế giới hình tượng thành một thể thống nhất.
Với bản chất tâm lí xã hội của mình, cái tôi là cơ sở của cái tôi trữ tình

trong thơ. Cái tôi ấy có thể trở thành cái tôi nghệ thuật khi nó có nhu cầu tự
biểu hiện, nhu cầu tự giao tiếp để nhận được sự đồng cảm và nó được bộc lộ
bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Thông qua một trạng thái cảm xúc đích thực của
cái tôi trữ tình, người đọc không chỉ gặp riêng cái tôi nhà thơ mà cả một thế
giới hiện thực với những mảng sáng tối, hạnh phúc và nỗi đau, niềm tin và sự
đổ vỡ, được mở ra một tầm cảm thức mang tính nhân loại. Đôi lúc ta bắt gặp
nhà thơ là nhân vật, là cái tôi, là hiện tượng trung tâm. Ta thấy thơ và tác giả
hòa vào làm một, khi ấy cái tôi đích thực là cái tôi - nhà thơ. Lúc khác ta lại
thấy nhân vật trong thơ vẫn là cái tôi nhưng lại không phải là nhà thơ, khi ấy
nhà thơ hóa thân thành cái tôi trữ tình.

13


Sự bộc lộ bằng nghệ thuật của cái tôi trữ tình thể hiện ở nhiều phương
diện vật chất cảm tính như: hệ thống hình ảnh, biểu tượng, nhịp điệu, âm
thanh, ngôn ngữ, nhạc điệu... đó là thế giới của một sự quy ước với không
gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật riêng. Thế giới ấy vận động bên trong,
khác hẳn với sự vận động bên ngoài. Thế giới nghệ thuật của cái tôi trữ tình là
một thế giới mang những giá trị thẩm mĩ kết tinh từ cái nhìn nghệ thuật của
nhà thơ và từ giá trị văn hóa truyền thống. Do vậy, thế giới nghệ thuật của cái
tôi trữ tình không chỉ thể hiện ra với tư cách là sự bao quát những phẩm chất
chủ yếu mà còn là một tiêu chuẩn thẩm mĩ nhất định.
Người nghệ sĩ dựng lên cho mình hình tượng cái tôi trữ tình để tìm đến
sự đồng vọng trong trái tim mỗi người, tìm đến tiếng nói tri ân để khẳng định
bản chất tinh thần và vượt qua giới hạn của thể xác tầm thường. Nhà thơ luôn
cố gắng để tạo ra cho mình một giá trị thẩm mĩ để nhận thức về lẽ tồn tại "Ta
là ai" trong cuộc đời này. Trong thơ trữ tình, cái tôi bộc lộ thái độ trực tiếp
trước hiện thực, nó vừa là chủ thể, vừa là khách thể.
Cùng với sự vận động của cuộc sống và sự thay đổi của lịch sử, cái tôi

trữ tình luôn vận động và làm đổi mới mình, để theo kịp nhu cầu bộc lộ của
bản thân và nhu cầu thẩm mĩ của thời đại. Bởi vậy trong mỗi thời đại thi ca lại
có một kiểu cái tôi trữ tình đóng vai trò chủ đạo, thể hiện sự tập trung cao độ
tinh thần của thời đại. Ví như trong thơ trữ tình cổ điển, tính chất của cái
tôi trữ tình là "phi cá thể, siêu cảm giác", thì đến cái tôi trữ tình trong thơ
mới là một cái tôi lấy tâm hồn làm đối tượng, làm tiêu đề để khẳng định
quyền sống của mình, lấy tự do để làm thước đo chiếm lĩnh thế giới. Song
đến giai đoạn văn học cách mạng, thời kì kháng chiến chống Pháp, chống
Mĩ, cái tôi trữ tình lại là hình ảnh của con người mạnh mẽ có lẽ sống lớn,có
tình cảm lớn và niềm tin chiến thắng. Những con người mang tầm vóc sử
thi và tinh thần lãng mạn.

14


Bước sang thời kì đổi mới "Cảm hứng ngợi ca đã chuyển sang lắng đọng
và suy tư". Càng ngày cái tôi càng có dịp cởi trói khỏi những ràng buộc để nói
thẳng, nói thật và trăn trở về lẽ tồn tại của mình. Trong mỗi giai đoạn, mỗi
dân tộc, giai cấp, con người phải chịu sự ràng buộc của các mối quan hệ xã
hội, xã hội càng phát triển, càng biến đổi bao nhiêu thì cái tôi trữ tình cũng
theo đấy mà biến đổi đi bấy nhiêu.
Cái tôi và cái tôi trữ tình đều bắt nguồn từ bản thân nhà thơ. Tuy nhiên,
cái tôi nhà thơ và cái tôi trữ tình không hoàn toàn trùng khít với nhau. Cái tôi
trữ tình trong mối quan hệ với cái tôi nhà thơ nó vừa có nét tương đồng, vừa
có sự khác biệt. Cái tôi trữ tình một phần thể hiện cái tôi của nhà thơ, một
phần nó được khách thể hóa, được thăng hoa trong nghệ thuật bằng nghệ
thuật. GS. Trần Đình Sử từng nói: "Cái tôi trữ tình là một hình tượng nghệ
thuật" nhà thơ trữ tình với tư cách là "biểu hiện của cái tôi, là phương tiện để
con người thấy sự tồn tại của mình" thì "cái tôi trong thơ nâng con người lên
cao hơn, tồn tại trữ tình, hướng nó về lí tưởng, là cái cầu nối giữa vô thức với

hữu thức" [34;136].
Nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh cũng đã xác định: "Cái tôi trữ tình là sự
thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người thông
qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua các phương tiện tổ chức của
thơ trữ tình tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt, độc đáo mang tính thẩm
mĩ nhằm truyền tải năng lượng tinh thần đến người đọc" [1].
Về bản chất, thơ trữ tình chính là cái tôi trữ tình. Cái tôi trữ tình là một
thế giới vô cùng phong phú, phức tạp và chịu ảnh hưởng của cái tôi nhà thơ.
Cái tôi trữ tình được biểu hiện thông qua những dạng thức. Cái tôi trữ tình
trước hết là sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc của cái tôi nhà thơ, về những tâm sự,
những nỗi niềm, những mối quan hệ riêng tư của chính tác giả. Cái tôi trữ tình
còn là cái nhìn, cái cảm của chủ thể trữ tình về những cảnh ngộ, những sự

15


việc, hình tượng diễn ra ngoài tác giả và cái tôi trữ tình còn hướng đến thể
hiện một loại nhân vật trữ tình.Có thể nói, cái tôi trữ tình là một thế giới đầy
bí ẩn, hấp dẫn mà người nghiên cứu cần tìm hiểu, khám phá.
Như vậy, cái tôi trữ tình và tác giả có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Cái tôi trữ tình là phiên bản của cái tôi nhà thơ trong sáng tạo nghệ thuật.
Cái tôi trữ tình và cái tôi nhà thơ thống nhất nhưng không hoàn toàn trùng
khít với nhau.
1.2. Sự vận động của thơ ca Việt Nam từ sau 1975
1.2.1. Bối cảnh lịch sử xã hội
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra cho dân tộc ta một trang sử mới,
giang sơn thu về một mối, Bắc Nam thống nhất một nhà, cả đất nước vỡ òa
trong niềm vui chiến thắng. Bắt đầu một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự
do của dân tộc. Sau niềm vui chiến thắng, niềm vui đoàn tụ, được làm chủ bản
thân, làm chủ đất nước, con người trở về với cuộc sống đời thường. Bước ra

từ chiến tranh, trở về với cuộc sống gia đình con người phải đối mặt với muôn
vàn khó khăn thử thách do chiến tranh để lại, do thiếu thốn nhếch nhác của
cuộc sống đời thường và cả những mệt mỏi hiện hình dưới nhiều dáng vẻ. Đại
hội VI (1986), Đảng đã xác định đường lối đổi mới trên tất cả các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng... Nội dung quan trọng nhất của sự nghiệp
đổi mới là định hướng vì con người, phát huy yếu tố con người và lấy việc
phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động. Đại hội VI đã
làm diện mạo đất nước thay đổi.
Kinh tế chính trị đổi mới, đời sống tinh thần của con người cũng được
quan tâm nhiều hơn. Con người phát huy tối đa quyền làm chủ của mình và
đặc biệt là sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã giúp con người khẳng định được tài
năng cũng như cá tính sáng tạo mới mẻ. Một nền văn hóa mới được hình

16


thành và kéo theo nó là cả một nền nghề thuật đang trở mình trỗi dậy để sánh
kịp các nền nghệ thuật tiên tiến trên thế giới.
Bên cạnh các loại hình nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm
nhạc... văn học cũng là một loại hình nghệ thuật được quan tâm bởi nó là
món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đời sống con người.
1.2.2. Sự đổi mới của văn học sau 1975
1.2.2.1. Sự đổi mới về tư duy nghệ thuật
Từ khi nước nhà hoàn toàn độc lập, đời sống của thường nhật của nhân
dân đã thay đổi một cách mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện hơn. Trong những
sự đổi thay đó, phải kể đến sự đổi thay của văn học nghệ thuật. Nếu văn học
trước 1975 là văn học phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến, là văn học
của những bản anh hùng ca bất tử, thì văn học sau 1975 là văn học của
những con người trong cuộc sống. Khi đất nước sạch bóng quân thù, Nam
Bắc hai miền thống nhất, những chàng trai, cô gái không còn phải lên đường

ra trận thì văn học chuyển dần từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng đời tư thế
sự. Vẫn có những tác phẩm viết về chiến tranh, vẫn phản ánh về vấn đề
chiến đấu và xây dựng đất nước nhưng không dừng lại ở đó, nó còn phản
ánh cả những khía cạnh của đời sống cá nhân phức tạp, những vấn đề đời tư,
đời thường.
Trên thực tế, sau 1975 Văn học Việt Nam đã có một hành trình mới với
nhiều tìm tòi đột biến cả về nội dung và hình thức, đặc biệt là sự thay đổi về
tư duy. Tư duy nghệ thuật đã chuyển dần từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu
thuyết. Với tư duy tiểu thuyết, mọi vấn đề của đời sống đều trở thành đề tài
của văn học. Bên cạnh những tác phẩm biểu dương, ca ngợi những nét đẹp
của chủ nghĩa anh hùng thì văn học sau 1975 còn phản ánh những mặt tiêu
cực trong xã hội, những tổn thất nặng nề do chiến tranh đem lại, những đau
buồn, bi kịch của cuộc sống đời thường, chuyện tình yêu, tình dục...

17


Sự đổi mới về tư duy nghệ thuật dẫn đến sự đổi mới quan niệm nghệ
thuật về con người. Văn học trước 1975, nhìn nhận con người trong cái nhìn
của sử thi, nếu tốt thì tốt đến hoàn thiện hoàn mĩ, còn đã xấu thì xấu đến vô
cùng vô tận. Văn học sau 1975 không chấp nhận những nhân vật như thế
nữa mà có sự đan xen giữa tốt và xấu, giữa anh hùng và tiểu nhân, giữa
thiên thần và quỷ sứ.
Quan niệm nghệ thuật về con người đã thay đổi, thì bút pháp giọng điệu
cũng phải thay đổi. Văn học trước 1975 được viết với giọng văn trang trọng
hào hùng, còn văn học sau 1975 là sự đan xen của nhiều giọng điệu với
nhiều sắc thái khác nhau. Và sự thức tỉnh ý thức cá nhân, tinh thần nhân bản
là nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của văn học sau 1975.
Có thể nói mảnh vườn văn học sau 1975 rất nhiều màu sắc, hương vị,
dáng vẻ, thậm chí có cả những hiện tượng kỳ dị, lạ lùng. Ở giai đoạn này,

văn xuôi là mảng có nhiều thành tựu nhất, có nhiều tác phẩm để đời và
nhiều nhà văn thành danh như Nguyễn Minh Châu, Bùi Hiển, Ma Văn
Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Lập,
Tạ Duy Anh, Bảo Ninh...
1.2.2.2. Sự đổi mới về thơ
Trong giai đoạn văn học sau 1975, thơ là khu vực không gây được
nhiều sự chú ý như văn xuôi nhưng chính thơ và nhiều nhà thơ thuộc
nhiều thế hệ đã và đang có nhiều nỗ lực cách tân rất đáng chú ý. Ở giai
đoạn này, thơ không hướng nhiều vào khát vọng đổi mới xã hội như văn
xuôi mà hướng nhiều vào nhu cầu đổi mới chính nó nhưng không thoát ly
yêu cầu đổi mới xã hội. Thơ trong giai đoạn này, nhìn chung có diện mạo
đa dạng và vận động khá phức tạp. Sự đa dạng và phức tạp ấy được thể
hiện ở khuynh hướng phát triển của thơ. Không có một khuynh hướng
thống nhất, thơ có 3 khuynh hướng phát triển rõ ràng đó là: khuynh hướng

18


sử thi, phi sử thi và cảm hứng thế sự, khuynh hướng trữ tình cá nhân và
khuynh hướng hiện đại chủ nghĩa.
Thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 là thơ của cái tôi trữ tình sử thi,
bởi nội dung lịch sử dân tộc là nội dung chính trong giai đoạn này. Sau 1975
dư âm sử thi vẫn còn nhưng nhân vật trữ tình xuất hiện với tư cách là người
nhập cuộc, tham gia lịch sử chứ không phải là người ngợi ca lí tưởng bởi họ
đã có ý thức về bản thân và về thế hệ mình. Vì thế con người sử thi vẫn là
những con người bình thường nhưng vĩ đại và hình tượng nhân dân là hình
tượng đẹp đẽ nhất của thơ ca sử thi.
Khi chiến tranh đã lùi vào quá khứ, hào quang chiến thắng bớt rực rỡ ồn
ào thì dòng thơ ca sử thi cũng bớt đi cái khí thế anh hùng cao cả. Thơ tìm
đến với những màu sắc, bình diện mới thâm trầm hơn, sâu lắng hơn, đa

thanh hơn. Biểu hiện cụ thể ở hình tượng người lính, họ chia tay với sứ mệnh
lịch sử lớn lao của dân tộc trở về với cuộc sống đời thường với nhiều bộn bề
phức tạp, với những lo toan cho cuộc sống. Từ đó cho thấy, những vấn đề sử
thi đã nhuốm màu sắc thế sự, và có thể nói cảm hứng đời tư thế sự mới là
cảm hứng chủ đạo của thơ trong giai đoạn này.
Trong giai đoạn này, cảm hứng thế sự trỗi dậy mạnh mẽ, các nhà thơ đã
nhận ra mình với cái tôi mới, ý thức mới trước xã hội. Cuộc sống thời hậu
chiến, thời buổi kinh tế thị trường, buộc con người phải nhìn nhận, lí giải,
phân tích sâu hơn, đa chiều hơn về thực tế đời sống. Vì thế họ phải nhìn
thẳng vào sự thật, và có ý thức phản tỉnh về đời sống như là một tất yếu. Và
cũng chính từ đó những bài thơ mang cảm hứng thế sự đã ra đời.
Sự đổi mới của thơ sau 1975 có thể nhận thấy rõ nhất ở khuynh hướng
trữ tình cá nhân với các phương diện tự ý thức về mình của con người. Con
người số phận, con người tâm linh trong khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Họ ý

19


thức về cái tôi cá nhân như một cái tôi riêng biệt tạo nên cá tính riêng không
thể trộn lẫn.
Đặc điểm nổi bật của thơ sau 1975 là quá trình phân hóa, đa dạng
hóa về mặt thể loại. Sự phân hóa này phản ánh tính phức tạp và đa dạng
của đời sống tinh thần xã hội. Nó có ý nghĩa như một sự vận động tích
cực của chủ thể sáng tạo để từng bước định hình diện mạo cái tôi trữ tình
trong một giai đoạn mới.
Nhìn từ góc độ vận động của cái tôi trữ tình có thể nhận thấy nó có hai
động lực: Một là sự hình thành con người cá nhân như một thực tế lịch sử,
một phạm trù xã hội trên cơ sở quan niệm xã hội mới về con người. Hai là
sự giải phóng mạnh mẽ các năng lượng cá nhân trong đó có năng lượng
sáng tạo nghệ thuật. Thơ ca từ giữa những năm 80 hình thành dần những

dạng thức cái tôi trữ tình mới, cũng là sự định hướng mới cho cảm xúc thơ
trữ tình. Sự thể hiện ráo riết cái tôi cá thể , sự nhập cuộc của thơ trước
những trạng thái nhân sinh thế sự, sự khao khát trở về những giá trị nhân
bản cội nguồn, sự thể hiện bản lĩnh sáng tạo của cái tôi nghệ thuật đã làm
nên gương mặt thơ sau 1975.
Thơ sau 1975 tuy không được đánh giá cao trong các giải thưởng nhà
nước nhưng xét trong bối cảnh lịch sử thơ sau 1975 có những bước tiến nhất
định và đạt được những thành quả đáng tự hào. Sự thay đổi lớn nhất có thể
nói chính là cảm hứng sáng tạo của người cầm bút. Từ cảm hứng sử thi anh
hùng chuyển sang cảm hứng đời tư thế sự. Khi đi sâu vào vấn đề đời tư thế
sự thì chủ đề tình yêu chính là mảnh đất màu mỡ nhất để có thể khai thác.
Giai đoạn này là giai đoạn lạm phát của thơ tình, nhiều tác giả với nhiều bài
thơ tình nổi tiếng đã in dấu trong lòng độc giả. Tình yêu được soi chiếu ở
nhiều góc độ có cả đam mê cả những hoài nghi và những khổ đau, những
thèm khát bản năng của con người.

20


Về hình thức thể hiện, thơ sau 1975 cũng có những cách tân so với thơ
trước đó. Từ 1975 - 1985 xuất hiện nhiều bài trường ca sử thi anh hùng,
nhưng từ 1985 trở đi trường ca không còn xuất hiện. Nó như một dấu chấm
hết cho một giai đoạn thơ ca sử thi và thay thế nó là những bài thơ ngắn,
thậm chí là rất ngắn mang dáng dấp văn xuôi. Thơ sau 1975 chủ yếu là thơ
có kết cấu mở, nó vận động tự nhiên theo dòng cảm xúc của nhân vật trữ
tình. Chính vì thế ngôn ngữ thơ sau 1975 là ngôn ngữ đa thanh, ngôn ngữ đời
thường. Như vậy, về hình thức thể hiện thơ sau 1975 đã có sự tiếp nối và
cách tân. Những cách tân của thơ sau 1975 đã làm cho gương mặt thơ phong
phú đa dạng hơn so với trước.
Đánh giá lại toàn bộ sự vận động của thơ sau 1975 có thể thấy, thơ sau

1975 đổi mới theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu
sắc, có sự phát triển đa dạng về đề tài, mới mẻ trong cách thức thể hiện. Cái
mới của thơ giai đoạn này chính là tính hướng nội, quan tâm tới con người cá
nhân trong cuộc sống đời thường.
1.3. Đƣờng thơ Phạm Thị Ngọc Liên
1.3.1. Vài nét về tiểu sử
Phạm Thị Ngọc Liên (14/06/1952) sinh ra tại Hà Nội nhưng hiện chị
đang sống và làm việc tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Là Hội viên Hội Nhà văn
Việt Nam từ năm 1991. Chị từng phụ trách trang Quốc tế, trang Văn hóa văn
nghệ báo CA.TPHCM và giữ các chức vụ trong các tạp chí, tòa soạn như:
Trưởng ban biên tập tạp chí Phong Cách, Phó ban biên tập tạp chí Tiếp thị &
Gia đình, Thư ký tòa soạn tạp chí Thế giới Ẩm thực, Thư ký tòa soạn tạp chí
Nữ Doanh nhân, Trưởng ban biên tập Tạp chí Shape. Hiện tại chị đang làm
Tổng biên tập nhóm đặc san cao cấp Sun Flower Media: Bazaar, Her World,
Cosmopolitan, Esquire.
Phạm Thị Ngọc Liên xuất thân trong một gia đình khá giả ở Hà Nội.
Thuở nhỏ sức khỏe không được tốt thường ốm đau và thường hay bị ngất xỉu.
21


×