Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Hình tượng tác giả trong tạp văn - Nguyễn Việt Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.75 KB, 125 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
tr-ờng đại học s- phạm hà nội
-----------

T ANH NGC

hình t-ợng tác giả
trong tạp văn nguyễn việt hà
Chuyên ngành : Vn hc Vit Nam hin i
Mã số

: 60.22.01.21

Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyn Th Bỡnh

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Bình, người
đã dành cho tôi sự quan tâm, sự hướng dẫn tận tình và những gợi ý quý báu
trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo chuyên ngành Văn học
Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ Văn, phòng Quản lý khoa học Trường Đại học
sư phạm Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả



Tạ Anh Ngọc


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 9
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 10
6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 10
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 11
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT .......................................... 11
1.1. Quan niệm về tạp văn ............................................................................... 11
2.2. Quan niệm về hình tượng tác giả ............................................................. 17
1.3. Nhu cầu khẳng định kinh nghiệm cá nhân của người viết trong văn xuôi
đương đại Việt Nam ........................................................................................ 24
CHƢƠNG 2: HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ QUA CẢM QUAN ĐÔ THỊ.... 34
2.1. Khái niệm “cảm quan đô thị” và cảm quan đô thị trong văn xuôi Việt
Nam đương đại ................................................................................................ 34
2.1.1. Khái niệm “cảm quan đô thị” ................................................................ 34
2.1.2. Cảm quan đô thị trong văn xuôi Việt Nam đương đại .......................... 35
2.2. Hình tượng tác giả qua cảm quan đô thị .................................................. 41
2.2.1. Cơ sở hình thành cảm quan đô thị của Nguyễn Việt Hà....................... 41
2.2.2. Cảm quan đô thị của một thị dân .......................................................... 43
2.2.2.1. Về bản sắc văn hoá Hà Nội ................................................................ 43
2.2.2.2. Về đô thị Việt Nam thời hội nhập ...................................................... 55
2.2.2.3. Về đời sống văn hoá nghệ thuật đương đại ........................................ 65



CHƢƠNG 3: HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ QUA GIỌNG ĐIỆU
VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC NGÔN TỪ ................................................. 75
3.1. Hình tượng tác giả qua giọng điệu ........................................................... 75
3.1.1. Giọng hài hước, giễu nhại ..................................................................... 76
3.1.2. Giọng triết lí, chiêm nghiệm ................................................................. 85
3.1.3. Giọng trữ tình sâu lắng .......................................................................... 91
3.2. Hình tượng tác giả qua cách thức tổ chức ngôn từ .................................. 95
3.2.1. Ngôn từ được tổ chức theo lối tự thuật ................................................. 95
3.2.2. Phức hợp nhiều phong cách ngôn ngữ .................................................. 98
3.2.2.1. Sử dụng khẩu ngữ đậm chất “phố” .................................................... 99
3.2.2.2. Gia tăng thuật ngữ chuyên môn, tiếng nước ngoài, sử dụng nhiều điển
tích, điển cố. .................................................................................................. 103
3.2.3. Sự phóng túng, tự do trong cấu trúc cú pháp ...................................... 108
KẾT LUẬN .................................................................................................. 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tạp văn là một thể loại văn xuôi có lịch sử lâu đời nhưng ở Việt
Nam, có một thời gian dài nó gần như không được chú ý vì nhiều người cho
rằng đó là thể loại chỉ dành cho những cây bút nghiệp dư kể lể vài ba câu
chuyện vụn vặt bông phèng, thổ lộ những cảm xúc, suy tư tản mạn…Nhưng
từ những năm 90 trở lại đây, vị trí của nó đã thay đổi nhanh chóng, từ khởi
sắc đến bùng nổ. Công chúng ngày càng ưa thích đọc tạp văn tạo ra động lực
sáng tác tích cực. Sở dĩ như vậy vì tạp văn có đặc trưng thẩm mĩ phù hợp với
tâm lí và điều kiện sống của người đọc đương đại. Trong bối cảnh công nghệ
thông tin ngày càng phát triển, văn hoá đọc đang có nguy cơ bị lấn át bởi văn
hoá nghe nhìn, nhịp sống công nghiệp hoá khiến quỹ thời gian của người đọc bị

giảm thiểu. Đấy chính là cơ sở cho sự lên ngôi của tạp văn. Các tờ báo, tạp chí
đều có mục dành cho tạp văn. Nguyễn Việt Hà nhận xét: “Ngày hôm nay, số
người mua và đọc tạp văn thường đông hơn hẳn số người mua và đọc tiểu
thuyết. Điều này chẳng hiểu nên lo hay mừng” [30; 76]. Không ít người khẳng
định thời nay là “thời của tản văn, tạp bút” (Trần Hoàng Nhân). Chắc chắn, đây
là mảnh đất giàu tiềm năng mời gọi người quan tâm khám phá, nghiên cứu.
1.2. Nguyễn Việt Hà thuộc số những gương mặt được chú ý của văn xuôi
Việt Nam đương đại. Sau khi thành danh với tiểu thuyết, truyện ngắn, Nguyễn
Việt Hà chuyển sang viết tạp văn và đã đều đặn cho ra đời 4 tập sách Nhà văn
thì chơi với ai (2005), Mặt của đàn ông (2008), Đàn bà uống rượu (2010) và
gần đây nhất là Con giai phố cổ (2013). Mặc dù nhà văn từng nói:“Tạp văn
đối với tôi không phải là thứ quan trọng so với truyện ngắn hay tiểu thuyết”
nhưng thực sự anh đã dành nhiều hứng thú cho nó, và được nhắc đến như một
cây bút tạp văn “rất Hà Nội”, thông minh, dí dỏm hài hước với “chiêu thức
tuý quyền” của một người tỉnh nói giọng say (như cách ví von của Nguyễn
Huy Thiệp). Tạp văn Nguyễn Việt Hà “níu chân” người đọc không chỉ bởi

1


tính chất đắc thời của thể loại mà bởi phong cách độc đáo, hấp dẫn, mỗi trang
viết lại khiến độc giả phải lắng lại, suy nghĩ sâu hơn, tự vấn nhiều hơn về đạo
đức, thế sự, về sự tồn vong của mỗi cá thể trong cộng đồng, về cái đẹp, cái tốt
và khắc khoải lo âu về sự mong manh của những giá trị truyền thống, làm dấy
lên ở độc giả nỗi lòng ưu thời mẫn thế. Thành công của tạp văn Nguyễn Việt
Hà đã góp thêm một căn cứ khẳng định những ưu thế và thành tựu của thể
loại này trong dòng chảy của văn xuôi đương đại Việt Nam. Qua tạp văn, cái
tôi Nguyễn Việt Hà luôn in đậm dấu ấn riêng của một nghệ sĩ đầy bản lĩnh, có
cái Tâm với cuộc đời, có trách nhiệm với nghề nghiệp, một cây bút mang cảm
quan đô thị đậm nét, có nhiều đóng góp về mặt ngôn ngữ và Đông phương

học. Đến với tạp văn Nguyễn Việt Hà, độc giả yêu thích cái hài hước dí dỏm
mà bình dị của người viết và trân trọng học vấn uyên thâm, “nói có sách mách
có chứng” rất nghiêm túc. Những vấn đề thường nhật, muôn thuở khi đi vào
tạp văn của anh lại dường như mới mẻ, ám ảnh.
1.3. Hình tượng tác giả là một phạm trù thẩm mĩ, một nội dung quan
trọng của thi pháp học, tồn tại với tư cách một nguyên tắc tạo cấu trúc, một
trong những “mẫu số chung” của một mô hình chỉnh thể tác phẩm, “chẳng
những cho phép nhận ra phong cách cá nhân mà còn giúp tìm hiểu tính hệ
thống của văn bản tác phẩm, mối quan hệ của nó với ý thức về vai trò xã hội
và văn học của bản thân văn học” [32; 25]. Không dễ xác nhận hình tượng tác
giả trong văn bản bởi hình tượng tác giả là hình tượng chủ thể ẩn không lộ ra
ngoài, nhà văn không khắc họa mình, chỉ tự biểu lộ mình qua cái nhìn riêng
độc đáo, nhất quán có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức thẩm mĩ, ở ngôn ngữ, giọng
điệu, ở sự tự thể hiện thành hình tượng... Việc tìm hiểu hình tượng tác giả
giúp ta đi sâu khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhận diện phong
cách tác giả là chiếc chìa khóa thiết thực để giải mã tác phẩm...
1.4. Việc nghiên cứu các sáng tác văn học của Nguyễn Việt Hà đã được
một số người quan tâm, tuy nhiên mới chủ yếu tập trung vào hai thể loại: tiểu

2


thuyết, truyện ngắn, phần viết về tạp văn gần như vẫn còn bỏ ngỏ. Trong
phạm vi khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội mới có một công
trình nghiên cứu tạp văn Nguyễn Việt Hà trên một số đặc điểm nội dung và
nghệ thuật nhưng chưa đầy đủ, đặc biệt là bỏ qua khảo sát hình tượng tác giả,
trong khi đây lại là một vấn đề quan trọng, một đặc trưng cơ bản của thể loại
tạp văn, nơi in đậm dấu ấn phong cách, cá tính sáng tạo, bộc lộ đầy đủ nhất
“chân dung tinh thần” của nhà văn.
Bổ khuyết chỗ thiếu hụt này, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Hình

tượng tác giả trong tạp văn Nguyễn Việt Hà với mong muốn làm rõ giá trị của
tạp văn Nguyễn Việt Hà từ đặc trưng thể loại, vận dụng cách tiếp cận của thi
pháp học hiện đại nghiên cứu hình tượng tác giả để nhận diện chân dung tinh
thần tác giả… Từ đó, có thể có cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về cây bút này
trong dòng chảy sôi động của tạp văn đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Xuất hiện cuối thập kỉ 90, Nguyễn Việt Hà nhanh chóng nhận được sự
quan tâm của công chúng văn học. Tuy vậy, các bài viết đã có chủ yếu tập
trung vào hai cuốn tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn và gần
đây nhất là Ba ngôi của người (2014). Còn ý kiến về tạp văn của anh chủ yếu
dừng ở dạng điểm sách, trả lời phỏng vấn… Chúng tôi xin điểm lại một số nét
chính như sau:
2.1.Những nghiên cứu chung về sáng tác của Nguyễn Việt Hà
Tuy không trực tiếp bàn về tạp văn nhưng những nghiên cứu chung về
sáng tác của Nguyễn Việt Hà có những chỗ gián tiếp liên quan đến phong
cách viết tạp văn nên chúng tôi vẫn coi là những mách bảo gợi dẫn có ý
nghĩa. Cuốn tiểu thuyết đầu tay “Cơ hội của Chúa” (1999) và tiếp theo đó là
“Khải huyền muộn” (2003) sau khi ra mắt công chúng đã có dư luận khá sôi
nổi. Bài tổng thuật “Về cuốn tiểu thuyết Cơ hội của Chúa” (1999) trên báo
Th thao văn hóa đã dẫn nhận xét của nhiều người. Theo đạo diễn Lê Hoàng

3


thì “Cơ hội của Chúa là một món nộm ăn lạ miệng, hấp dẫn nhưng vài kẻ ăn
xong để một lúc lâu nghe ngóng bụng mình và bụng các bạn cùng mâm”, “lâu
lắm rồi mới có một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn đến thế, châm biếm đến thế và...
lạy Chúa, trơ tráo đến thế”. Đông La nhận xét Cơ hội của Chúa có “văn
phong chững chạc, biến hóa, đầy ấn tượng, mạch văn gọn, ý tưởng nhiều,
những mảng hiện thực được phản ánh đúng”, một số nhân vật “có thể còn là

hình mẫu cho khá đông một lớp người trong cuộc sống hiện nay. Đó là những
con đẻ của chủ nghĩa thực dụng, những thị dân lọc lõi, bon chen, giành giật,
chơi trội... Nhưng họ chưa phải là những kẻ lưu manh thực sự.(…) Chỉ có
điều quan niệm của họ về đạo đức, tình yêu, tình dục, về cách thức làm ăn...
có "thoáng" hơn lớp cha anh xưa” [51].
Hoàng Ngọc Hiến viết “Đọc Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà”
phân tích nhiều mặt của tác phẩm với những phát hiện sắc sảo của lối đọc
hiện đại. Ông nhận xét: “Trong tác phẩm có những khái quát “xanh rờn” tất
nhiên là không nên cả tin-không nên cả tin bất cứ điều gì những tiểu thuyết
gia viết ra-nhưng trên thực tế có giúp người đọc hình dung và suy nghĩ về
những thực trạng của xã hội, những vấn đề và những gì thực sự đương diễn ra
trong xã hội ta thời kì đổi mới”.
Nguyễn Hòa cho rằng một số sáng tạo kỹ thuật trong Cơ hội của
chúa tiếp tục “tái xuất” trong Khải huyền muộn, nổi lên là “kỹ năng phá vỡ
mạch truyện bằng cách để cho nhân vật, chi tiết, tình huống, ngôn ngữ... tràn
ra trên mặt giấy không theo một lớp lang, trình tự nào”, “phải chăng Nguyễn
Việt Hà chủ ý “bày ra” một sự “hỗn mang” trong tác phẩm như là muốn đặt
chúng trong mối tương ứng với sự “nhiễu loạn” một số giá trị, “nhiễu loạn”
một số tiêu chí trong các quan hệ xã hội - con người đương đại?” [41].
Phùng Gia Thế trong bài Ti u thuyết Nguyễn Việt Hà và thi pháp hậu
hiện đại có đánh giá khá sắc: “dưới một kiểu cảm quan đời sống đặc thù, tiểu
thuyết Nguyễn Việt Hà đã thể hiện khá sinh động những trạng thái tinh thần

4


tiêu biểu và câu chuyện tâm thức đặc thù của con người thời đại: xem đời
sống như một sự hỗn loạn, như những mảnh vỡ, tâm thế hồ nghi tồn tại, đánh
mất lý tưởng, loay hoay vô hướng, cõi nhân sinh thiếu vắng tính người, nhà
văn bất lực, không đi tìm chân lý, trật tự cho đời sống nữa, mà “chơi” cùng

nó, chung sống an nhiên cùng nó...” [95].
Nhận thấy điểm tương đồng giữa Nguyễn Việt Hà và Đỗ Phấn ở chỗ
cùng viết về đô thị với cái nhìn từ bên trong, Hoài Nam trong bài viết “Sống ở
phố, viết về phố” có nhận xét hình ảnh đô thị và chân dung người thị dân
đương đại trong những tác phẩm của họ không phải bao giờ cũng đẹp, có lúc
xấu xí, nhếch nhác, “nhưng không thể phủ nhận rằng bao giờ những cái viết
ấy cũng thể hiện một sự thân thuộc đô thị, bao giờ cũng đau đáu một tâm thế
thị dân” [69].
Trong lời giới thiệu cho tiểu thuyết mới nhất Ba ngôi của người (2014)
của Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Trương Quý gọi đó là “không gian và thời gian
của vô cùng Hà Nội”, nhân vật của Nguyễn Việt Hà là “những con người của
phố phường Hà Nội, bải hoải trong nỗi bận rộn và ồn ã trong sự biếng lười”,
và không gian Hà Nội “có sự chông chênh giữa nét tinh tế nao nao với sự thô
nhám chao chát của đời sống thị dân nơi này” .
Theo Lam Thu thì từng câu chữ trong Ba ngôi của người dù trực diện
hay gián tiếp đều nói về Hà Nội,“và dù là những từ xấu xí với cái nhìn bi
quan về thủ đô, hay những đoạn miêu tả đẹp về không gian, con người đất
Tràng An, vẫn luôn thấy một tấm lòng "xót xa yêu Hà Nội" của Nguyễn
Việt Hà” [99].
Ngoài ra còn một số luận văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội:
Bước đầu tìm hi u một số phương diện đổi mới ti u thuyết “Cơ hội của
Chúa” của Nguyễn Việt Hà của Hà Thu Nga (2004), Những th nghiệm ti u
thuyết của Nguyễn Việt Hà qua “Cơ hội của Chúa” và “Khải huyền muộn”
của Nguyễn Thị Anh Đào (2007); Ngôn từ nghệ thuật Nguyễn Việt Hà của Vũ

5


Thị Thu Hương (2011); Cảm quan đô thị trong ti u thuyết Nguyễn Việt Hà
của Nguyễn Văn Phương (2012) cũng có một số phát hiện riêng về tiểu thuyết

Nguyễn Việt Hà. Nhìn chung từ những ý kiến này, chúng tôi thấy có sự tương
đồng khá rõ giữa tiểu thuyết và tạp văn của Nguyễn Việt Hà, đó là tình yêu
với Hà Nội, là cảm quan đô thị (hay tâm thế thị dân), là sự phá cách trong
ngôn từ và cách nhìn trực diện về những vấn đề phức tạp của đời sống.
2.2. Những nghiên cứu về tạp văn Nguyễn Việt Hà.
Phạm Xuân Nguyên giới thiệu về cuốn tạp văn đầu tiên của Nguyễn Việt
Hà: “đọc tạp văn của anh là không dửng dừng dưng được, người đọc bị cuốn
theo những chi tiết bất chợt, những kiến thức bất ngờ, những lí giải bất chợt.
Và cười, cười tủm tỉm hay cười phá. Và thú, như uống trà xong còn đọng lại
dư vị nơi đầu lưỡi… các tạp văn của Nguyễn Việt Hà cho ta thấy cái nghe, cái
thấy, cái cảm, cái nghĩ của anh vừa nhanh nhạy sắc bén, vừa tinh nghịch dí
dỏm” [72].
Nguyễn Trương Quý nói khái quát ấn tượng về 2 tập tạp văn Đàn bà
uống rượu và Con giai phố cổ rằng: tạp văn Nguyễn Việt Hà “viết về tất cả
những chuyện xảy ra với những người ở đô thị ở thập niên đầu thế kỉ 21 này,
chủ yếu ở một Hà Nội loay hoay định nghĩa bản sắc”, một không gian phố
phường “đầy nông nổi” nhưng cũng “vừa bàng bạc cao cả siêu hình vừa da
diết tinh tế cụ thể”. Ông coi những trang viết này là “một thứ mạng xã hội
riêng” của Nguyễn Việt Hà, tập trung vào con người đô thị trong đời sống
đương đại với đủ thành phần “từ đám đàn ông, những gã khờ và mưu sĩ, rồi
những nàng thơ của họ, đến những chuỵên tình ái đọc lên sực nức đùa giễu”.
Nét độc đáo trong phong cách tạp văn Nguyễn Việt Hà là “khả năng càn lướt
đề tài”, “sự thông minh dí dỏm đặc trưng”, “khi cần phải chứng minh kiến
văn của mình, Nguyễn Việt Hà cũng có đầy ắp tra cứu Đông Tây từ chuyện
cũ rích đến chuyện gần đây” với “mạch viết nửa tin nửa ngờ” không theo đuổi
một chân lý nào (mặc dù dẫn dụ rất nhiều sách vở từ chương) với những lời

6



đùa bỡn “như một người rất tỉnh nói bằng giọng có mùi rượu mà có người đã
gọi đó là chiêu thức tuý quyền”. Những nhận xét khá sắc sảo, tinh tế này là
của một người cũng viết nhiều tạp văn Nguyễn Trương Quý đã gợi mở cho
chúng tôi thấy được những nét đặc sắc của tạp văn Nguyễn Việt Hà từ nhiều
góc độ khác nhau.
Dương Phương Vinh nêu cảm nhận Nguyễn Việt Hà là “cây bút rất Hà
Nội, hài hước, sự đọc thì thiên về phương Đông, có đóng góp về mặt ngôn
ngữ”. Với Đỗ Hoàng Diệu thì “Nguyễn Việt Hà là hài hước. Một thứ thiếu
hẳn trong văn học Việt Nam đương đại”. Theo cô, nét nổi bật trong lối viết
của Nguyễn Việt Hà là “trích chỗ này một tý chỗ nọ nhiều tý ghép lộn với
nhau Tây Tàu láo nháo như một nồi lẩu cực ngon vừa ăn vừa xuýt xoa lại
chảy nước mắt cười” [105].
Nguyễn Chí Hoan nhận xét tạp văn Nguyễn Việt Hà có phong cách nhạinét phong cách đã định hình trong truyện ngắn và tiểu thuyết của anh với “các
ma trận những trích dẫn trực tiếp và gián tiếp, liên hệ qua lại với nhau bằng
lời bình của người trích dẫn”,“ lấy những chuyện và cách ngôn xưa để nói về
những chủ đề đạo lý ngày nay - tức luôn có tính chất “thông điệp” - một cách
mỉa mai hay trào lộng - tức là cách “nhại” điển hình” [43].
Quỳnh Vân nhận xét Nguyễn Việt Hà viết văn như một nhu cầu được
giãi bày, được bộc lộ, viết về Hà Nội, về con người trong nhịp sống đô thị mà
như viết về chính mình và sự sâu sắc của những trang viết, có lẽ được tạo nên
bởi chính những trải nghiệm chân thực đó: “anh đang viết về chính anh,
những câu chuyện cũ mới, lời lẽ trong đó vừa cợt nhả, vừa nghiêm túc, vừa
thăm thẳm đớn đau và anh chính là một trong những gã "cao bồi già" của Hà
Nội…" [104]. Với Việt Quỳnh thì: “mỗi bài tạp văn của Nguyễn Việt Hà
thường xinh xẻo trên dưới nghìn chữ. Các góc đời sống cứ thế xoay vần
nhuần nhuyễn và nhẹ nhõm với bằng ấy ngôn từ” [77]. Theo cô, nét riêng của
tạp văn Nguyễn Việt Hà là cái chất hồn hậu bộc toạc lại ưa chiêm nghiệm.

7



Còn Yến Hoa thấy tạp văn của Nguyễn Việt Hà gần gũi, đơn giản và chân
thật, “câu từ thường dí dỏm, có phần trào lộng về những việc tai nghe mắt
thấy đời thường. Lại có phần bảo thủ cố hữu, rất tình”. Tác giả tinh tế nhận ra
Nguyễn Việt Hà viết nhiều về Hà Nội nhưng khác với các cây bút cùng đề tài
này, “dù có ti tỉ thứ bào mòn và làm cho rệu rã, Hà Nội trong mắt Hà, trong
văn chương Hà, trong cái lang thang của Hà vẫn giữ nguyên những cốt cách
hồn vía như một ngàn năm trước”. Theo tác giả, Hà Nội trong tạp văn
Nguyễn Việt Hà “có phần xưa quá vả lại thiên về yêu hơn ghét...”[40].
Trong luận văn thạc sĩ Đặc sắc trong tạp văn Nguyễn Việt Hà (2014),
Trần Thị Hường đã đi sâu vào một số đặc điểm của tạp văn Nguyễn Việt Hà.
Luận văn tập trung nghiên cứu hình ảnh không gian đô thị và con người đô thị
nhưng chỉ giới hạn ở phạm vi Hà Nội xưa và nay: “Trong các tạp văn của anh
thường viết về con người, không gian phong tục tập quán, những biến động
đổi thay của Hà Nội”. Tiếp đó, tác giả khảo sát ngôn ngữ, giọng điệu và cấu
tứ. Chị nhấn mạnh “lớp từ ngữ thông tục được sử dụng khá phổ biến trong
văn của Nguyễn Việt Hà. Đó là ngôn ngữ gắn với sinh hoạt đời thường,
không trau chuốt, gọt giũa thậm chí rất suồng sã, bỗ bã” [48], đồng thời chỉ ra
giọng hài hước, dí dỏm và tinh nghịch, giọng đay nghiến, sát phạt cùng lối
cấu tứ dựa trên liên tưởng đối lập và thủ pháp liên văn bản của Nguyễn Việt
Hà. Chúng tôi cho rằng luận văn đã làm rõ được một số nét đặc sắc về nội
dung và nghệ thuật của tạp văn Nguyễn Việt Hà nhưng bỏ quên một đặc trưng
cơ bản, nổi bật của thể loại tạp văn, đó là hình tượng tác giả và vì thế, nhiều
vấn đề liên quan đến nó chưa được lý giải thấu đáo.
Như vậy, đã có một số ý kiến, một số công trình nghiên cứu có giá trị về
sự nghiệp văn học của Nguyễn Việt Hà. Tuy nhiên, các nghiên cứu hoặc chủ
yếu tập trung vào tiểu thuyết, truyện ngắn hoặc mới chỉ dừng lại ở dạng điểm
sách, nhận xét khái quát, chưa có những phân tích, diễn giải, khảo sát cụ thể,
hệ thống về toàn bộ tạp văn của tác giả này. Hơn nữa những nhận xét đánh giá


8


đó chưa đề cập đến phương diện rất quan trọng làm nên đặc trưng thể loại
cũng như định hình sắc nét, chân thực “chân dung tinh thần nhà văn”, đó là
hình tượng tác giả. Dù sao những nghiên cứu đã có cũng giúp chúng tôi nhiều
gợi ý hết sức hữu ích để đi sâu nghiên cứu tạp văn của Nguyễn Việt Hà qua
hình tượng tác giả.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Từ việc nhận diện đặc trưng thể loại tạp văn đến nhu cầu khẳng định
kinh nghiệm cá nhân của người viết trong văn xuôi Việt Nam đương đại dẫn đến
sự phát triển của một số thể loại trong đó có tạp văn, chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát
hình tượng tác giả trong tạp văn Nguyễn Việt Hà trên các phương diện:
- Hình tượng tác giả qua cảm quan đô thị.
- Hình tượng tác giả qua giọng điệu và cách thức tổ chức ngôn từ.
Qua đó, chúng tôi cố gắng định hình phong cách, những đóng góp của
nhà văn Nguyễn Việt Hà ở thể loại tạp văn.
3.2. Phạm vi tư liệu
Chúng tôi tập trung khảo sát 4 tập tạp văn đã được xuất bản của Nguyễn
Việt Hà:
- Nhà văn thì chơi với ai (Nxb Hội nhà văn, 2005).
- Mặt của đàn ông (Nxb Hội nhà văn, 2008).
- Đàn bà uống rượu (Nxb Trẻ, 2010).
- Con giai phố cổ (Nxb Trẻ, 2013).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Từ đối tượng và mục đích nghiên cứu, chúng tôi phối hợp một số
phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích theo thể loại: Từ đặc trưng thể loại tạp văn đi
sâu nghiên cứu hình tượng tác giả trong tạp văn Nguyễn Việt Hà.


9


- Phương pháp thống kê, phân loại: để tìm những yếu tố nổi bật về nội
dung và nghệ thuật trong tạp văn Nguyễn Việt Hà.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trước và cùng thời Nguyễn Việt Hà,
rất nhiều người cũng viết tạp văn, sự so sánh sẽ giúp làm rõ nét độc đáo trong
cách viết và phong cách tạp văn của Nguyễn Việt Hà (như tâm lí học sáng
tạo, liên văn bản…).
5. Đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở lí thuyết về thể loại tạp văn và quan niệm về hình tượng tác
giả, về nhu cầu bộc lộ cái tôi cá nhân trong dòng chảy văn xuôi đương đại
Việt Nam, luận văn nhận diện, miêu tả và lí giải toàn diện hình tượng tác giả
trong tạp văn Nguyễn Việt Hà, chỉ ra dấu ấn phong cách và cá tính sáng tạo
của nhà văn.
- Chỉ ra nỗ lực định hình phong cách cá nhân, làm mới ngòi bút của
Nguyễn Việt Hà cũng như có được một cái nhìn sâu hơn về đóng góp của anh
cho văn xuôi Việt Nam đương đại.
- Qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, giúp người đọc thêm căn cứ tin cậy
để nhận diện sự vận động của văn xuôi đương đại Việt Nam.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn gồm
có ba chương:
Chƣơng I: Một số vấn đề lí thuyết.
Chƣơng II: Hình tƣợng tác giả qua cảm quan đô thị.
Chƣơng III: Hình tƣợng tác giả qua giọng điệu và cách thức tổ chức
ngôn từ.

10



PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT
1.1. Quan niệm về tạp văn
Cho đến nay, tạp văn vẫn còn là một khái niệm có nội hàm chưa được
xác định rõ ràng, thể hiện ở những cách gọi tên khác nhau như tản văn, bút ký,
tạp bút, tạp cảm…Từ đi n Tiếng Việt của Bùi Quang Tịnh định nghĩa: “Tạp
văn: nhiều loại văn lẫn lộn”. Còn Đại từ đi n Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý
giải thích: “Tạp văn gồm nhiều thể tài linh hoạt như đoản thiên, tiểu phẩm, tùy
bút” [106; 1495]. Theo Từ đi n Tiếng Việt của Hoàng Phê thì: “Tạp văn là loại
văn có nội dung rộng, hình thức không gò bó, bao gồm những loại bình luận
ngắn, tiểu phẩm tùy bút…” [73; 892].
Cách hiểu khái niệm “tạp văn” thực sự đa dạng, thậm chí có những ý
kiến trái chiều. Theo Từ đi n Văn học: “Tạp văn là những bài văn nghị luận có
tính nghị luận. Phạm vi của tạp văn rất rộng, bao gồm tạp cảm, tùy bút, tiểu
phẩm bình luận ngắn gọn. Đặc điểm nổi bật là rất ngắn” [37]. Từ đi n thuật
ngữ văn học định nghĩa: “Tạp văn là những áng văn tiểu phẩm có nội dung
chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một thứ văn vừa có tính chính
luận sắc bén, vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh và bình luận kịp thời
các hiện tượng xã hội”. Các nhà biên soạn sách dẫn ra một ví dụ: “Chẳng hạn
như tạp văn của Lỗ Tấn, được ông gọi là dây thần kinh cảm ứng, là chân tay
tiến công và phòng thủ, là dao găm và mũi lao, có thể cùng bạn đọc mở ra một
con đường để sinh tồn” [32]. Chính Lỗ Tấn từng viết: “Kỳ thực cái gọi là tạp
văn cũng không phải là món hàng mới mẻ ngày xưa cũng đã có. Phàm là văn
chương, nếu xếp loại thì có loại để mà xếp, bất kể thể gì, mọi thể đều xếp vào
một chỗ cả, thế là thành tạp”. Lỗ Tấn đặc biệt đề cao vai trò tạp văn, bút ký,
chính luận, ông xem tạp văn là loại “ngôn chí hữu vật”. Tạp văn thể hiện chức
năng của nghệ thuật, tham gia vào việc đấu tranh của xã hội.


11


Đỗ Hải Ninh xem tạp văn là một dạng nhỏ của tản văn: “Chúng tôi quan
niệm tản văn là một loại văn ngắn gọn, hàm súc với khả năng khám phá đời
sống bất ngờ, thể hiện trực tiếp tư duy, tình cảm của tác giả, bao gồm cả tạp
văn, tùy bút, văn tiểu phẩm” (Kí trên hành trình đổi mới). Hoàng Ngọc Hiến
coi tạp văn là một tiểu loại của kí: “Trong nghiên cứu văn học Việt Nam
đương đại, kí là một thuật ngữ dùng để gọi tên một thể loại văn học bao gồm
nhiều thể hay nhiều tiểu loại, bút kí, hồi kí, du kí, chính luận, phóng sự, tùy
bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm (ét-xe)” [35]…Dương Ngọc Dũng cho rằng:
"Tạp văn là một thuật ngữ rất tạm thời vì chính bản thân tác giả không biết
dùng cụm từ nào để mô tả những bài viết đăng rải rác trên báo Tuổi trẻ chủ
nhật, Nguyệt san pháp luật, Sài Gòn tiếp thị". Tác giả nhận định thêm: "Tạp
văn chỉ là những đoản văn đọc cho vui, ngắn gọn, dễ hiểu, hơi gây sốc một
chút nếu cần, không phải là những chuyên luận đăng trên tạp chí chuyên
ngành. Chủ đề thì không có gì nhất định, lan man từ những mẩu chuyện vụn
vặt có thật trong đời sống xã hội Mỹ, đến một tiểu phẩm tưởng tượng hoàn
toàn, hay các bình luận thoáng qua về Shakespesre, cổ sử Trung Quốc. Độc
giả có thể mở sách ra, thích đâu đọc đấy, không cần phải quá bận tâm về độ
chính xác hay hàm lượng thông tin của bài viết" [16].
Phạm Thị Hảo quan niệm: "tạp văn là một loại tản văn, bao gồm nhiều
hình thức: Tạp cảm, tạp đàm, tạp luận... loại này yêu cầu phải có sự quan sát
tìm hiểu và phân tích sâu sắc cuộc sống xã hội, phải nhạy bén phản ánh những
sự kiện xã hội và khuynh hướng xã hội, bằng ngòi bút sắc sảo, lão luyện, đánh
trúng vào những chỗ yếu của sự việc. Loại văn này, tác phẩm ngắn, thường
mang tính tư tưởng cao, giàu tính chiến đấu đồng thời giàu tính nghệ
thuật.(…) Cho đến nay thể loại tạp văn vẫn phát triển với diện mạo và nội
dung ngày càng phong phú” [34].
Trần Đình Sử xem tạp văn là những tác phẩm “gắn rất chặt với đời sống

đương đại, nó sống cùng dòng chảy cuộc đời. Đặc trưng cơ bản nhất cuả tạp

12


văn là thể văn xuôi ngắn, vừa tự sự vừa trữ tình, vừa chính luận, cốt sao bày tỏ
tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết một cách sắc sảo, nổi bật, gây ấn
tượng cho người đọc” [90].
Rõ ràng có sự “nhập nhằng”, mơ hồ khi sử dụng hai khái niệm tạp văn
và tản văn, có khi tản văn bao hàm tạp văn, khi khác thì ngược lại. Cùng sáng
tác của một tác giả, có người gọi là tản văn, người khác lại gọi là tạp văn.
Thực tế này xuất phát từ một quan niệm mở về tạp văn. Tản văn và tạp văn
đều là những thể có nguồn gốc Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam, khó
tìm thấy trong ngôn ngữ Châu Âu những khái niệm có nội hàm tương đương.
Trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam, nội hàm khái niệm đã có sự
biến đổi. Khái niệm tản văn được sử dụng chủ yếu để xác định một thể thức tổ
chức văn bản. Dựa vào thể thức tổ chức văn bản, lí luận cổ Trung Hoa chia
văn bản thành ba loại: vận văn (văn vần), tản văn (văn xuôi) và biền văn (văn
biền ngẫu). Đỗ Đức Hiểu quan niệm tạp văn là một nhánh của tản văn, là một
biến thể của văn nghị luận, có cả tính nghị luận lẫn tính trữ tình, thường rất
ngắn, hình thức đa dạng, dùng đủ các loại thủ pháp tu từ để chuyển tải kiến
giải và tình cảm, ngôn ngữ linh động, uyển chuyển mà giàu tính châm biếm
[37]. Theo ông, tạp văn ngày nay phân thành 3 loại: văn châm biếm; văn
chương thông qua những sự việc thường nhật nói về lí tưởng nhân sinh; văn
chương vừa có yếu tố ghi chép, vừa có yếu tố tình cảm như nhật kí, tùy bút,
bút kí. Có thể thấy, tạp văn và tản văn có nhiều chỗ giao nhau.
Nhìn chung, giới nghiên cứu có xu hướng cho tạp văn cũng giống như
tản văn, kí đều là những thể loại trung gian, cận văn học, nằm giữa báo chí và
văn chương. Tạp văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có sự kết hợp
linh hoạt các loại văn phong, các phương thức phản ánh đời sống phù hợp với

nhu cầu thưởng thức của độc giả hiện đại. Nội dung tạp văn khá phong phú đa
dạng, có thể là những thiên “tạp luận” liên quan đến các vấn đề chính trị - xã
hội mang tính chính luận sắc sảo, cũng có thể là những thiên “tạp cảm” giàu

13


cảm xúc trữ tình, mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân tác giả. Tạp văn
thường chớp lấy một ý nghĩ, một khoảnh khắc suy tư, một thoáng liên tưởng
bất ngờ, độc đáo, đậm tính chủ quan, chứa nhiều ý tưởng ngầm trong một
dung lượng ngắn.
Các cây bút tạp văn cũng nhiều người phát biểu quan niệm riêng về thể
loại. Với Nguyễn Trương Quý, tạp văn ngày nay là một hình thức văn chương
trên các phương tiện báo viết, nó phản ánh trung thực và trực tiếp tâm thế
người viết khi đối diện với tất cả các vấn đề của đời sống xã hội, nhân sinh:
“Trong khi truyện ngắn hay tiểu thuyết đòi hỏi phải diễn đạt bằng nhiều thủ
pháp hư cấu chín để phản ánh hiện thực sống thì tản văn hay tùy bút dường
như sinh dưỡng ngay trên hiện thực đang diễn ra. Dĩ nhiên nó không phải
món nộm hay gỏi trộn qua quýt”. Nói về ấn tượng chủ quan của người viết,
ông cho rằng: “họ chọn lấy những chi tiết hay đặc điểm theo họ là quan trọng
hơn cả để mô tả nhưng vẫn vẽ lại được khung cảnh toàn diện về đối tượng”
[79]. Nguyễn Vĩnh Nguyên thì quan niệm: “Trong lịch sử văn chương, triết
học, lịch sử của nhân loại, ngay từ thời cổ đại, tản văn chưa bao giờ là bị coi
là “thứ văn” cả. Lãnh địa sáng tạo, thể nghiệm ở thể loại này vẫn còn hết sức
rộng mở với mọi người viết chuyên tâm” [10]. Theo tác giả này, tạp văn gắn
chặt vào hiện thực và mang đậm tính chủ quan trực tiếp của người viết. Lý trí
độc lập sẽ giúp người viết chọn lọc chi tiết, văn phong thể hiện, xử lý cấu
trúc, lèo lái vấn đề một cách tỉnh táo, sắc sảo. Trong khi đó, tính trữ tình, cảm
xúc làm nên gia vị, sự linh hoạt, đem lại sức cuốn hút cho câu chuyện mà
người ta vẫn gọi là “cái duyên”.

Trong bài Đàn ông viết tạp văn Nguyễn Việt Hà nhận định rằng tạp văn
như “một thứ quà vặt, nhí nhách chỗ hội thảo đông người hay lúc cô đơn chờ
tình đều vừa răng thích miệng. Hoặc là ám ảnh về một cuốn sách vừa đọc.
Hoặc là nghẹn ngào của một mối tình vừa tan. Hoặc bức xúc về những dung
tục vừa mới thô bạo chợt xảy, đại loại là những ký ức vụn”, “nhưng với

14


nhiều đàn ông, ví như văn hào Lỗ Tấn (1881-1936) người Tầu chẳng hạn,
tạp văn là nghiêm ngắn. Nó vừa có thể chở bao nhiêu đạo thuyền không
khẳm lại vừa đâm mấy thằng gian bút chẳng tà (thơ cụ đồ Chiểu). Lỗ tiên
sinh có công mặc định chữ tạp văn, trước ông, thiên hạ hay dùng tạp cảm
tạp lục hoặc tạp bút tạp ghi... Văn nghiệp của tiên sinh có vô số tạp văn
tuyệt vời tới mức kinh điển” [30; 73]. Tác giả gọi tạp văn là “vụn văn”, sống
nhờ báo chí, đặc điểm của thể loại này là “bác tạp”, “tức thời”, một thứ “ăn
ngay” nên ngày ngày bào mòn nội lực người viết. Tạp văn ngày nay “được
đất tha hồ cuồn cuộn chảy”, cũng có loại để kiếm tiền, loại không kiếm tiền,
có lẫn lộn hay dở, sang hèn… nhưng theo anh, thứ mẫu mực của tạp văn
không kiếm tiền thường được tập hợp in thành sách hoặc thường thấy ở hình
thức “entry” rưng rưng cảm xúc trên mênh mông các blog. Đấy đều là “những
đoản văn vô tư vô danh vô lợi không diêm dúa chẳng tu từ, nhiều khi bâng
quơ nhỡ đọc bỗng dưng xót xa bật cười đau buốt ruột. Nhìn kĩ lại màn hình,
chợt thấy những vệt chữ sao mà giống y như những vệt nước mắt” [30; 75].
Tạp văn gần giống như thơ lục bát rất dễ làm nhưng rất khó hay. Vì vậy, nhiều
người viết tạp văn nhưng không thành công vì không có cảm xúc. Có điều
người viết chuyên nghiệp mà chỉ trông vào cảm xúc thì hỏng vì cảm xúc không
đều đặn mãi được.
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hoá các ý kiến bàn về tạp văn, chúng tôi đi
đến xác định một số đặc trưng thể loại cơ bản như sau:

Tạp văn là những tác phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm súc (dung lượng chỉ
khoảng tám trăm đến một nghìn hai trăm chữ); vừa vặn một trang hay một cột
báo. Dung lượng nhỏ nhưng tạp văn có thể đề cập đến tất cả các khía cạnh của
đời sống xã hội: đời sống vật chất, những góc khuất tinh thần, những bề nổi và
mạch chìm của bộn bề những mối quan hệ đời thường đa sự, đa đoan phồn tạp
mà vĩnh hằng, những suy cảm và nỗi lòng người viết trước nhân tình thế
thái… “từ những góc khuất riêng tư, những trạng thái linh diệu của hồn người

15


đến những sự kiện có tầm vóc quốc gia, quốc tế, từ những khoảnh khắc ngắn
ngủi, sâu kín đến những vấn đề muôn thủa, muôn đời; từ những điều hiện hữu
hôm nay đến những điều đã lùi sâu trong quá khứ hoặc những dự cảm về
tương lai; từ những sự vật có hình hài, thanh sắc đến những ấn tượng vô hình
trong thế giới của những ý niệm hay trực giác mơ hồ...” [68]. Đời sống đầu
tiên của tạp văn thời hiện đại là báo chí cho nên tạp văn gắn rất chặt với hiện
thực đương đại, “nó như một thứ rượu được chưng cất, một thứ mật được chắt
lọc. Người viết giỏi là làm sao cho thứ rượu ấy không nhạt, thứ mật ấy đậm đà
và quyện hương của ngàn hoa" [35]. Có khi tạp văn không phải là rượu cũng
chẳng phải mật. Nó như một cây kim đâm vào xương thịt, nhức nhối, thậm chí
đau đớn, để người ta phải giật mình, hoặc thảng thốt rồi không sao quên được.
Số đông cho rằng: “hiện nay là thời của tạp bút khi quỹ thời gian của
người đọc không đủ dành cho tiểu thuyết dông dài. Tạp bút, tản mạn đâu phải
chuyện thiên tào, mà lại chuyện rất người” [70]. Thường được cấu tứ quanh
một hình ảnh, một chi tiết hoặc một tình huống để làm nổi bật tư tưởng chủ
đề, người viết viết tạp văn với mong muốn phản ánh, bộc lộ kịp thời, thậm chí
ngay lập tức suy nghĩ, quan điểm, cách đánh giá của mình trước một vấn đề
cuả cuộc sống cho nên cả tác phẩm chỉ tập trung làm nổi một âm sắc, một tình
cảm cơ bản. Theo đó, hệ thống hình ảnh, chi tiết được sử dụng cũng hết sức

tinh lọc, ngắn gọn, sự liên kết các chi tiết, sự kiện thường đơn giản, không quá
tản mạn như trong tùy bút nên người đọc dễ dàng nhận ra ẩn ý mà người viết
gửi gắm. Đây phải chăng là điểm khiến tạp văn phù hợp với báo chí và dễ thu
hút người đọc?
Một đặc trưng cơ bản khác của tạp văn là tính chủ quan, cá nhân trong cách
nhìn nhận, đánh giá vấn đề. Có thể nói, tác giả vừa là chủ thể biểu hiện vừa là
đối tượng miêu tả trung tâm. “Cái tôi” nhà văn là “cái tôi” thể nghiệm, chiêm
nghiệm, là con người của những suy tư, cảm xúc, ngẫm ngợi. Sự thực đời sống
trong tạp văn chỉ có vai trò như một trong những loại vật liệu dùng để cụ thể hóa,

16


hình tượng hóa cái chủ quan của tác giả. Nhà văn “muốn góp những tiếng nói
chân thực và biểu lộ chính kiến của chính họ về tất cả các vấn đề trong cuộc
sống(…) bộc lộ trực tiếp cái tôi của người sáng tác” [68]. Có thể nói, ở tạp văn,
nhà văn lấy chính “sự sống” cuả mình tạo nên hình hài và giá trị cho tác phẩm, là
nơi chân dung tinh thần anh ta hiện lên trực tiếp và chân thực nhất.
Tính năng động linh hoạt của tạp văn cho phép kết hợp các loại văn, các
phương thức nghệ thuật hết sức tự do, tạo nhiều cơ hội “phá cách” cho ngòi
bút. Nó kết hợp cả những yếu tố của văn nghệ thuật và văn thông tấn, dung
nạp cả phương thức tự sự, trữ tình và nghị luận… Khả năng dung hợp thể loại
đem lại cho tạp văn diện mạo phong phú, có độ co giãn, dễ thích ứng và giàu
khả năng tạo ra cái mới. Nói như Ngô Tất Tố thì: “Tạp văn là một lối văn đặc
biệt. Nếu xương thịt của nó là sự việc hàng ngày, thì tim óc của nó là tính khí
của nhà văn, xu hướng của thời đại. Nhẹ nhàng mà vẫn thâm thuý, thẳng thắn
mà vẫn kín đáo, cứng rắn mà không làm mất duyên dáng, nghiêm nghị mà
không làm mất thân mật, bóng bẩy nhưng vẫn rõ ràng như cục đất ném vào
mặt, với một chút gì, như chất phác, tinh nghịch, như dí dỏm, khóc hổ ngươi,
cười ra nước mắt, đó là tạp văn” [45].

Những phân tích của chúng tôi trên đây nhằm xác định một cách tương
đối bản chất thể loại tạp văn, giúp cho việc nhận diện sự vận động, phát triển
của thể loại này trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại, từ đó chỉ ra
đóng góp của một cây bút cụ thể là Nguyễn Việt Hà.
2.2. Quan niệm về hình tƣợng tác giả
“Tác giả” cũng như “tác phẩm” là những khái niệm cơ bản, được sử dụng
nhiều trong lịch sử văn học và phê bình văn học. Nhìn từ góc độ thi pháp học
thì văn bản không tự nhiên sinh ra mà phải có một chủ thể sáng tạo ra nó, đó
là tác giả. “Tác giả là trung tâm tổ chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ
thuật trong tác phẩm, là người mang cảm quan thế giới đặc thù và là trung tâm
tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật” [89; 126]. Còn hình tượng tác

17


giả lại là cái mà độc giả cảm nhận được qua thế giới nghệ thuật tác giả tạo ra.
Để hiểu đúng bản chất khái niệm cần có sự phân biệt khái niệm hình tượng tác
giả với cái tôi tiểu sử, người kể chuyện và nhân vật xưng tôi với tác giả - nhà tư
tưởng xã hội và thẩm mĩ. Hình tượng tác giả có chỗ gần gũi nhưng không đồng
nhất với nhân vật xưng tôi và người kể chuyện. Đó là hai hình tượng khách
quan mà nhà văn sáng tạo ra bằng tưởng tượng, hư cấu. Tác giả không được
đứng ra trực tiếp kể chuyện mà cần phải có người kể hộ, do đó hình tượng tác
giả không phải là hình tượng người kể chuyện mà là con người do bạn đọc quy
nạp, suy ra từ tác phẩm. Hình tượng tác giả là một phạm trù của thi pháp học
nên cũng không phải tác giả tiểu sử, tác giả- nhà tư tưởng xã hội và thẩm mĩ (là
phạm trù ngoài thi pháp, đối tượng mà lịch sử văn học thường quan tâm).
Theo Từ đi n thuật ngữ văn học, hình tượng tác giả là “phạm trù thể hiện
cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong
tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi (...) Cơ sở tâm lí của hình tượng
tác giả là hình tượng cái tôi trong nhân cách mỗi người thể hiện trong giao

tiếp(...) Hình tượng tác giả có tính chất loại hình sâu sắc nhưng cũng mang
đậm cá tính tác giả, khi vai trò của cá tính sáng tạo của cái tôi cá nhân được ý
thức đầy đủ” [32; 149]. Theo đó, hình tượng tác giả là “cái tôi” nhà văn thể
hiện trong tác phẩm, mang dấu ấn chủ quan, cá biệt, không trộn lẫn. Hình
tượng tác giả giúp nhận ra trình độ tự giác của chủ thể sáng tạo.
Trần Đình Sử cho rằng hình tượng tác giả được sáng tạo ra trong tác phẩm
như hình tượng nhân vật nhưng theo một nguyên tắc đặc biệt, đó là tự biểu hiện
sự cảm nhận và thái độ thẩm mĩ đối với thế giới xung quanh. Trong văn học, mỗi
nhà văn thường biểu hiện mình như người phát hiện, người khám phá cái mới,
người có nhãn quan cấp tiến, có cá tính nghệ sĩ. Mỗi nhà văn phải tìm được một
cách viết riêng, độc đáo, có cảm quan mới mẻ để phát hiện, lí giải những vấn đề
của đời sống. “Nếu một nhà văn không có gì mới, không có gì riêng thì có thể
nói anh ta không phải là một tác giả đáng chú ý” [89; 128].

18


Chính vì được tạo ra theo một nguyên tắc riêng biệt mà hình tượng tác
giả được tự do bộc lộ và in dấu ấn cá nhân trong sáng tạo. Nói như I.W.Goeth
thì: “Mỗi nhà văn, bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác
phẩm của mình. Có nghĩa là cái tôi nghệ sĩ của nhà văn biểu hiện cảm nhận
của mình về thế giới xung quanh, cách suy nghĩ và ngôn ngữ, cách diễn đạt
của mình” [89; 128]. Bakhtin cũng quả quyết rằng: “Không có hình tượng tác
giả ngoài tác phẩm, tư tưởng nhà văn chỉ tồn tại trong tác phẩm” [46].
Hình tượng tác giả không chỉ là sự phản ánh “cái tôi” tác giả vào tác
phẩm, thể hiện mối tương quan giữa người sáng tạo văn học và bản thân văn
học mà còn là vấn đề của cấu trúc nghệ thuật, sự thể hiện của chủ thể. Vì thế,
việc nắm bắt được hình tượng tác giả sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn khi giải
mã thế giới nghệ thuật và khám phá những nét độc đáo, riêng biệt trong phong
cách tác giả, thấy được “cái tôi thứ hai” của nhà văn (khác với “cái tôi thứ

nhất” chính là người nghệ sĩ ngoài đời thực).
Hình tượng tác giả biểu hiện tập trung ở phương diện nào còn tuỳ thuộc
vào cá tính sáng tạo của nhà văn và thể loại được lựa chọn. Ở thơ trữ tình
không thể không chú ý tới cái tôi trữ tình, còn với văn xuôi tự sự thì cần quan
tâm tới người kể chuyện. “Dù kể chuyện bằng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba
thì nhân vật người kể chuyện cũng là nơi tác giả gửi gắm những suy nghĩ của
bản thân về thế giới xung quanh. Vì thế nhân vật người kể chuyện thường có
liên quan mật thiết với tác giả. Và nghiên cứu hình tượng tác giả của một nhà
văn khó có thể không chú ý đến nhân vật người kể chuyện” [1; 16].
Việc nhận diện các biểu hiện của hình tượng tác giả trong tác phẩm
không hề dễ dàng. Chúng tôi đồng tình với ý kiến của nhà nghiên cứu Trần
Đình Sử khi ông cho rằng, hình tượng tác giả được biểu hiện chủ yếu ở: cái
nhìn riêng, độc đáo, nhất quán có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, thẩm mĩ; giọng
điệu của tác giả thâm nhập vào cả giọng điệu nhân vật; ở sự miêu tả, hình
dung của tác giả đối với chính mình.

19


“Cái nhìn” là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, có thể thâm
nhập vào sự vật hiện tượng, phát hiện ra những đặc điểm, quy luật của nó mà
vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu toàn vẹn tính thẩm mĩ của sự vật hiện tượng.
Khrapchenko nói: “Chân lí cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại
bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới, vốn có ở từng
nghệ sĩ thực thụ” [62; 66)]. Nghệ thuật không thể thiếu “cái nhìn”. “Cái nhìn”
vô cùng phong phú, muôn vẻ, muôn dạng, ở những nhà văn tài năng, có phong
cách riêng thì “cái nhìn” càng mới mẻ, độc đáo. “Đối với nhà văn cũng như
đối với nhà hoạ sĩ, phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cái
nhìn” (M.Proust). “Cái nhìn” thể hiện trong tri giác, cảm giác, quan sát, trong
phạm vi các chi tiết đời sống mà nhà văn nắm bắt, trong “cái nhìn” có sự lựa

chọn nên có thể phát hiện cái đẹp, xấu, hài, bi, cao cả… “Cái nhìn” xuất phát
từ một cá thể, mang thị hiếu và tình cảm yêu ghét, chịu tác động của trường
liên tưởng, tưởng tượng, cảm giác nội tâm… Cái nhìn nghệ thuật bị quy định
bởi khung tri thức văn hoá thời đại và cá tính nghệ sĩ, thể hiện rõ nét năng lực
tinh thần, sự nhạy bén sắc sảo, chiều sâu tư tưởng, khả năng tiếp cận, khám
phá của người nghệ sĩ trước cuộc sống. “Cái nhìn” thường được khám phá ở
hai phương diện: góc nhìn, cách nhìn và đối tượng, sản phẩm của cái nhìn, ở
các chi tiết, cách miêu tả trong tác phẩm. Vì vậy việc xác định được cái nhìn
nghệ thuật, cảm quan đời sống của nhà văn là điều vô cùng quan trọng.
Giọng điệu cũng là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác. Mỗi tác giả,
tác phẩm có một giọng điệu riêng, in dấu khuynh hướng tư tưởng thẩm mĩ của
nhà văn. Giọng điệu là một phương diện quan trọng biểu hiện chủ thể tác giả.
“Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ
của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác
dụng truyền cảm cho người đọc” [32; 112]. Điểm nổi bật của giọng điệu là
tính “siêu văn bản” nhưng qua nó, nhà văn thể hiện sắc nét thái độ, tư tưởng,
tình cảm. Sự phong phú trong giọng điệu xuất phát từ mối quan hệ giữa chủ

20


thể và khách thể, từ sự lựa chọn thể loại, lời văn nghệ thuật và các motif, hình
tượng… Sự đa dạng trong giọng điệu biểu hiện những cách nhìn, cách cảm,
cách đánh giá đời sống… trong nhiều hoàn cảnh, nhiều thời điểm khác nhau
của nhà văn. Giọng điệu thể hiện rất rõ phong cách riêng của người nghệ sĩ và
đặc biệt có khả năng truyền cảm cho độc giả. Lê Ngọc Trà nhận định: “Trong
giọng thể hiện cả nhận thức, thái độ, lối sống và cả nội lực của nhà văn (giọng
nhiều khi cũng có nghĩa là hơi văn, văn khí). Đồng thời, giọng cũng là cái
không lẫn được. Chính tính tổng hợp và độc đáo ấy làm cho giọng trở thành
nhân tố mang phong cách rất rõ [103; 152].

Nói gọn lại, trong tác phẩm, “giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái
độ, ứng xử trước các hiện tượng đời sống” [89; 12]. Nền tảng của giọng điệu
chính là cảm hứng chủ đạo của nhà văn, bên trong cảm hứng là thái độ của
người nghệ sĩ với đối tượng miêu tả và đối với người đối thoại ở trong hay
ngoài tác phẩm, là chất giọng bắt nguồn từ bản chất đạo đức của tác giả. Tìm
được cảm hứng sẽ nhận diện được giọng điệu. Việc tìm hiểu giọng điệu là
chìa khóa quan trọng để thâm nhập vào thế giới tinh thần của nhà văn.
Phương diện thứ ba của hình tượng tác giả là sự tự thể hiện của tác giả.
Không phải bất kì tác phẩm nào nhà văn cũng có ý thức tạo lập hình tượng
của mình mà chỉ có khi tác giả có nhu cầu tự bộc lộ “cái tôi” cá nhân. Có
những tác phẩm không có nhân vật xưng “tôi” nhưng tác giả vẫn hiện diện rõ
nét. Có khi hình tượng tác giả hình thành một cách vô thức hoặc có ý thức
nhưng sự hiện diện của tác giả trong tác phẩm là không thể phủ nhận. Có điều
không được đồng nhất hình tượng tác giả với người nghệ sĩ có thực ngoài đời
để tránh suy diễn tùy tiện, áp đặt chủ quan, khiên cưỡng.
Như vậy, cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu và sự tự thể hiện của tác giả
thành hình tượng là những phương diện cơ bản tạo nên hình tượng tác giả,
hoàn thiện bức chân dung tinh thần nhà văn, giúp cho người đọc khám phá
được những nét đặc sắc, độc đáo trong phong cách tác giả.

21


×