Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

BÁO cáo NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG của THỰC TIỄN sử DỤNG các yếu tố đầu vào CHO sản XUẤT cà PHÊ TỈNH đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 47 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TRUNG TÂM TƯ VẤN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP
****************

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN SỬ DỤNG
CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CHO SẢN XUẤT CÀ PHÊ
TỈNH ĐẮK LẮK

Nhóm nghiên cứu:
Trần Thị Quỳnh Chi1
Dave D’haeze2

Hà Nội, tháng 10/2005

1
2

Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
EDE Consulting for Coffee

1


LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu “Đánh giá tác động thực tiễn sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất cà
phê" được hoàn thành với sự đóng góp của nhiều tổ chức cá nhân.
Trước hết, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Đại Sứ quán Pháp - Dự án “Tăng
cường năng lực thông tin phục vụ công tác hoạch định chính sách nông nghiệp” (MISPA)


đã hỗ trợ kinh phí để triển khai nghiên cứu này.
Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Kinh tế Nông
nghiệp đã gợi ý tưởng, đóng góp ý kiến nhận xét và hỗ trợ nhóm nghiên cứu hoàn tất báo
cáo này. Ngoài ra, cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Trung tâm Tư vấn Chính sách
Nông nghiệp, Trung tâm Thông tin Chiến lược, Dự án MISPA và một số phòng ban khác
trong Viện Kinh tế Nông nghiệp đã tạo điều kiện và đóng góp ý kiến cho nhóm nghiên
cứu.
Báo cáo này cũng không thể hoàn thiện nếu thiếu sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của
các chuyên gia thuộc văn phòng Công ty Tư vấn Châu Á, Thái Bình Dương - EDE; đặc
biệt là TS. Dave D’haeze.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk, Trung tâm
khuyến nông Tỉnh Đắk Lắk, Viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp Tây Nguyên, Trạm
Nghiên cứu đất Tây Nguyên, Phân viện Quy hoạch Nông nghiệp miền Trung, các Trung
tâm khuyến nông huyện Krong Ana và CuMgar, lãnh đạo và nông dân hai huyện Krong
Ana và CuMgar đã tham gia các cuộc họp chuyên gia, trả lời phỏng vấn của nhóm nghiên
cứu.
Báo cáo này được hoàn thiện trong thời gian ngắn (6 tháng) và điều kiện kinh phí hạn
hẹp, vì vậy không thể tránh được thiếu sót. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện báo cáo này.
Xin chân thành cảm ơn.

2


ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC, PHÂN BÓN VÀ THUỐC TRỪ SÂU TRONG SẢN XUẤT CÀ
PHÊ Ở TÌNH ĐẮC LẮC
PHẦN I: GIỚI THIỆU

1. Lịch sử phát triển cây cà phê Robusta ở Việt Nam
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam năm 1857 và được trồng ở Việt Nam từ năm

1888 (Nhạn và cộng sự, 1999). Người Pháp đã mang cây cà phê Arabica từ đảo Bourbon
sang trồng ở phía Bắc Việt Nam sau đó mở rộng sang các vùng khác. Hầu hết cà phê
được xuất khẩu sang Pháp dưới thương hiệu "Arabica du Tonkin". Đầu thế kỷ 20, cây cà
phê được trồng ở một số đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ (Nghệ An) và một số nơi ở
Tây Nguyên với diện tích không quá vài nghìn ha. Năm 1930, Việt Nam có khoảng 5900
ha cà phê (VICOFA, 2002). Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát
triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh phía Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã
đạt tới 13000 ha. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, tổng diện tích cà phê Việt Nam
có khoảng 20.000 ha. Nhờ vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước
Liên Xô (cũ), CHDC Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Ba Lan, cây cà phê bắt đầu được chú
trọng đầu tư, đặc biệt ở các tỉnh Tây Nguyên. Năm 1980, Việt Nam xuất khẩu khoảng
6000 tấn cà phê với diện tích khoảng 23 nghìn ha. Bản kế hoạch ban đầu được xây dựng
năm 1980 đặt mục tiêu cho ngành cà phê Việt Nam có khoảng 180 nghìn ha với sản
lượng 200 nghìn tấn. Sau đó, bản kế hoạch này đã nhiều lần sửa đổi. Các con số cao nhất
dừng lại ở mức 350 nghìn ha với sản lượng 450 nghìn tấn (VICOFA, 2002).
Trong thời kỳ từ 1982 đến 1988, cà phê được trồng mới thêm khoảng vài chục nghìn ha.
Đến năm 1990, Việt Nam có khoảng 119300 ha. Trong giai đoạn từ 1990 đến 1994, giá
cà phê thế giới ở mức rất thấp và diện tích cà phê Việt Nam không thay đổi nhiều, mỗi
năm tăng khoảng 10 nghìn ha. Năm 1994, tổng diện tích cà phê Việt Nam đạt 150.000 ha,
vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (1,32%) trong tổng diện tích các loại cây trồng của
Việt Nam (ICARD & Oxfarm, 2002).
Năm 1994, khi sương muối ở Brazil phá huỷ phần lớn diện tích cà phê nước này đã làm
cung thế giới giảm mạnh, giá thế giới tăng đột biến. Giá tăng đã khuyến khích người
trồng cà phê Việt Nam mở rộng diện tích trồng và tăng thâm canh cà phê. Những người
nghèo và đồng bào dân tộc ít người mở rộng diện tích cà phê bằng cách khai hoang, phá
rừng.
Diện tích trồng cà phê đã tăng lên nhanh hơn, bình quân 23,9%/năm, đưa tổng diện tích
cây cà phê năm 2000 lên đến 516,7 nghìn ha, chiếm 4,14% tổng diện tích cây trồng của
Việt Nam, đứng thứ ba chỉ sau hai loại cây lương thực chủ lực là lúa (chiếm 61,4%) và
ngô (chiếm 5,7%). Trong thập kỷ 90 thế kỷ XX, sản lượng tăng lên trên 20%/năm (và các

năm 1994, 1995, 1996 sản lượng tăng thậm chí còn cao hơn với tỷ lệ lần lượt là 48,5%,
45,8% và 33%). Năm 2000, Việt Nam có khoảng 520 nghìn ha cà phê, tổng sản lượng đạt
800 nghìn tấn. Nếu so với năm 1980, diện tích cà phê của Việt Nam năm 2000 đã tăng
gấp 23 lần và sản lượng tăng gấp 83 lần. Mức sản lượng và diện tích vượt xa mọi kế
hoạch trước đó và suy đoán của các chuyên gia trong nước và quốc tế. Tăng trưởng cà
phê Việt Nam trong quá khứ chủ yếu dựa trên tăng diện tích, đặc biệt là những năm đầu
3


thập niên 90. Sau đó, tăng năng suất trở thành yếu tố chính đóng góp cho tăng trưởng sản
lượng cà phê ở Việt Nam. Tính chung cho cả giai đoạn 1994 - 2002, năng suất đóng góp
khoảng 38% tốc độ tăng sản lượng và diện tích đóng góp khoảng 62%.
Nghề trồng cà phê ở Việt Nam là một nguồn thu nhập cho một nhóm đông dân cư ở nông
thôn, trung du và miền núi. Cà phê đã tạo việc làm cho hơn 600 nghìn nông dân và số
người có cuộc sống liên quan tới cà phê trên 1 triệu người. Cà phê chiếm khoảng 8% giá
trị sản lượng nông nghiệp khoảng 25% giá trị xuất khẩu nông nghiệp.
Đắk Lắk là vùng trồng cà phê lớn nhất của Việt Nam, chủ yếu là cà phê vối với tổng diện
tích năm 2004 đạt khoảng 160.000 ha. Việc mở rộng diện tích trồng cà phê cũng chủ yếu
diễn ra ở tỉnh này.
Đăk Lăk là tỉnh lớn nhất Việt Nam nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên với tổng diện tích
tự nhiên khoảng 1,3 triệu ha bao gồm 422 nghìn ha đất nông nghiệp, chủ yếu là đất đỏ Bazan.
Khí hậu thời tiết vùng Tây Nguyên đã tạo cho Đăk Lăk điều kiện rất thích hợp để phát
triển những loại cây công nghiệp có giá trị hàng hoá lớn như cà phê, cao su, hồ tiêu v.v...
Trong giai đoạn 1995 - 2000, cây cà phê là một cây công nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho
người dân nói riêng và cho cả tỉnh Đăk Lăk nói chung. Do lợi nhuận trồng cà phê cao nên
người dân đã giàu lên và có tới hàng chục vạn người từ 61 tỉnh thành Việt Nam đến Đăk
Lăk để lập nghiệp, trong đó phần lớn là dân di cư tự do, mở rộng diện tích trồng cà phê
(Sở NN&PTNT Đắk Lắk, 2002). Những người dân đi di cư tự do này đã gây ra biết bao
khó khăn cho Đăk Lăk trong quản lý nhân hộ khẩu, an ninh trật tự và thực hiện các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hàng ngàn vụ tranh chấp đất đai, hàng ngàn vụ vi phạm

lâm luật đã xảy ra. Nhiều trường học, cơ sở y tế quá tải.3
Do diện tích trồng cà phê tăng trưởng quá nhanh và nước tưới được xem là yếu tố sống
còn cho cây cà phê nên các vườn trồng cà phê ở khu vực này đang phải đối mặt với
những dấu hiệu đáng báo động của việc khan hiếm nước tưới cũng như mực nước ngầm
(D’haeze, 1999; Ha, 2002). Trong mùa khô, khi cây cà phê đến giai đoạn trổ hoa và ra
quả, mỗi ha cà phê cần tới 1500-3000 m³ nước (Luu, 2002; Bau, L.N., 1984).
Mặt khác, phân hoá học và thuốc trừ sâu dường như cũng đã được sử dụng quá mức quy
định (D’haeze, 1999). Do đất bazal ở Đắk Lắk rất xốp nên các chất dinh dưỡng dễ thẩm
thấu xuống nước ngầm, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt và về lâu dài có thể ảnh hưởng
đến việc nuôi trồng tôm ở vùng đồng bằng. Ngoài ra, giá đầu vào (phân bón và nhiên
liệu) cũng đang ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Việc sử dụng quá mức những
yếu tố đầu vào này do đó không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến
kinh tế của hộ gia đình.
3. Mục tiêu của nghiên cứu
Mục tiêu tổng thể
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm phân tích thực trạng sử dụng các nguồn lực dành
cho sản xuất cà phê hiện nay ở hai huyện trồng cà phê điển hình của tỉnh Đắk Lắk. Từ đó,
nghiên cứu sẽ xác định những tác động của việc sử dụng nguồn lực này đến môi trường
và kinh tế các hộ điều tra.
Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu nhằm đạt được một số mục tiêu cụ thể như sau:

3



4


1. Đánh giá và giải thích việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất cà phê hiện nay ở

hai huyện Cu M’gar và Krong Ana thuộc tỉnh Đắk Lắk.
2. So sánh và giải thích việc sử dụng các yếu tố đầu vào này với các tiêu chuẩn địa
phương do các viện nghiên cứu và trung tâm khuyến nông đưa ra.
3. Đánh giá tác động môi trường và kinh tế của việc sử dụng các nguồn lực nước, phân
bón và thuốc trừ sâu hiện nay.
4. Đưa ra các đề xuất và kiến nghị cho nông dân và hệ thống khuyến nông.
4. Kết cấu bài viết
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, trong phần giới thiệu chung bài viết trước hết
sẽ giới thiệu qua về lịch sử phát triển của cây cà phê Vối ở Việt Nam, giới thiệu tóm tắt
về các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực này, trên cơ sở đó nêu ra những lý do phải
tiến hành nghiên cứu này. Phần này cũng nêu ra các mục tiêu nghiên cứu chung và cụ thể
và đặc biệt nhấn mạnh đến những phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu thứ cấp và sơ
cấp thông qua phỏng vấn thực địa và tổ chức hội thảo chuyên gia.
Trong phần thứ hai, tác giả sẽ mô tả kết quả điều tra để thấy rõ thực trạng sử dụng ba yếu
tố đầu vào chính (nước, phân bón và thuốc trừ sâu) cho sản xuất cà phê ở các vùng điều
tra.
Trong phần thứ ba, bài viết sẽ phân tích các tác động của việc sử dụng những yếu tố này
đến môi trường và kinh tế nông hộ.
Cuối cùng, bài viết sẽ đề xuất ra một số khuyến nghị về việc sử dụng tối ưu nguồn lực
cho hai đối tượng chính: nông dân và hệ thống khuyến nông.
5. Hạn chế của nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một nghiên cứu nhỏ bị hạn chế về thời gian và nguồn lực, nhóm tác
giả chỉ lựa chọn 80 hộ trong 2 huyện điển hình về sử dụng các nguồn lực cho sản xuất cà
phê ở Đắk Lắk để thấy được hiện trạng sử dụng hiện nay. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
không có tham vọng phân tích một cách rất cụ thể về mặt kỹ thuật các tác động của việc
sử dụng này đến môi trường. Nhóm tác giả chỉ có thể dựa trên sự so sánh giữa thực trạng
sử dụng và các khuyến nghị về việc sử dụng các nguồn lực này của các cơ quan khuyến
nông, các Viện nghiên cứu trong vùng và cả những nghiên cứu ngoài nước.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Biện pháp thu thập số liệu

a. Thu thập các thông tin, số liệu thứ cấp: chủ yếu là các kết quả nghiên cứu trước đây về
các biện pháp kỹ thuật mà các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước triển khai về việc
sử dụng các nguồn đầu vào chính trong sản xuất cà phê. Nguồn thông tin chủ yếu là qua
internet, thu viện và các Viện, tổ chức nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả cũng thu thập những
tờ rơi giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê của hệ thống khuyến nông tại tỉnh
Đắk Lắk.
b. Thu thập số liệu sơ cấp
 Lựa chọn địa điểm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 2 huyện điển hình của tỉnh đắk Lắk, tỉnh sản xuất cà phê
vối lớn nhất của Việt nam. Đó là 2 huyện Krong Ana và CưMgar. Năm 2004, tổng diện
tích trồng cà phê của tỉnh đạt khoảng 160.000 ha. Trong đó, diện tích trồng cà phê của 2
huyện đạt 52339 ha, chiếm 54% tổng diện tích nông nghiệp của hai huyện.
5


Hai huyện và 4 xã được lựa chọn điều tra bắt đầu trồng cà phê từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20 từ
nhiều giống cà phê khác nhau do người Pháp đem vào. Quy mô vườn trồng cà phê lúc đó
khoảng 10-20 ha, do các nông trường quốc doanh quản lý. Sau năm 1975, cà phê ở khu vực này
không được đầu tư phát triển.
Cho đến tận năm 1980, trong một số vùng thuộc huyện Krong Ana, đặc biệt là hai xã điều tra Ea
Tieu and Ea Ktul, các công ty liên doanh Việt - Đức đã được thiết lập và năm 1991 được đổi
thành Tổng công ty cà phê Việt Nam, đầu tư phát triển mạnh cà phê ở vùng này. Cà phê ở
CuMgar phát triển chậm hơn Krong Ana.

 Cách lấy mẫu điều tra hộ
Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 80 hộ Biểu đồ 1: Phân loại hộ điều tra (%)
nông dân thuộc 4 xã, 2 huyện, mỗi
Giàu
xã 20 hộ. Việc lựa chọn dựa trên
Nghèo

tình hình thu nhập của hộ (trong đó
phân ra nhóm hộ giàu, hộ nghèo và
hộ trung bình).
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng có
tính đến vấn đề dân tộc, cố gắng lựa
chọn một số hộ dân tộc thiểu số để
Trung bình
đưa vào nghiên cứu (số hộ dân tộc
thiểu số chiếm 6,25% tổng số mẫu
nghiên cứu) . Khả năng tiếp cận với
các nguồn lực tự nhiên khác nhau cũng là một tiêu chí được sử dụng để lựa chọn hộ.
Chẳng hạn như, nhóm điều tra đã lựa chọn cả các nhóm hộ tiếp cận rất dễ với nguồn
nước, do vậy không bị ảnh hưởng nhiều của tình trạng hạn hán và cả các nhóm hộ gặp
khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nước và do vậy bị ảnh hưởng rất lớn của hạn hán năm
2004.
 Nội dung bảng hỏi hộ nông dân
Nhóm nghiên cứu đã tập trung vào một số nội dung chính trong khi lập bảng hỏi điều tra
hộ như sau:
- Các đặc điểm của hộ: tâp trung vào các đặc điểm của chủ hộ như tên, giới tính, dân tộc,
quê gốc, trình độ học vấn, nghề nghiệp trước đây. Ngoài ra, bảng hỏi cũng lấy thêm các
thông tin về tổng số thành viên trong gia đình, số lượng người trưởng thành và tổng số
thành viên là nông dân. Những thông tin này sẽ cho biết số lượng lao động trong gia đình
được huy động vào các sản xuất nông nghiệp, có thể sử dụng để đối chứng với các thông
tin được cung cấp trong các phần sau về ngày công lao động trong sản xuất cà phê. Trong
phần này, tình trạng hộ giàu, nghèo, trung bình cũng được đề cập đến theo đánh giá định
tính của chính chủ hộ, của người đi điều tra và cán bộ địa phương. Thông tin này sau đó
sẽ được so sánh với tổng thu nhập của hộ gia đình do nhóm nghiên cứu tính toán để thấy
rõ tình trạng của hộ. Thông tin về tình trạng thu nhập của hộ là rất quan trọng để đánh giá
mức độ sử dụng các nguồn lực của hộ trong những điều kiện kinh tế khác nhau.
- Tình hình sử dụng đất:

Bảng hỏi tập trung trước hết vào các thông tin chung về tổng diện tích đất nông nghiệp,
đất trồng cà phê trong các mảnh khác nhau. Ngoài thông tin về diện tích, phần này cũng
đề cập đến các loại đất, đá mẹ, độ dốc khác nhau trong từng mảnh ruộng. Những thông

6


tin về sản lượng cà phê trong 3 năm, thu nhập của hộ trong 3 năm và tổng ngày công lao
động vụ 2003-04 theo từng công đoạn chăm sóc khác nhau (có so sánh với năm 2002-03)
cũng được thu thập ở đây nhằm có một bức tranh chung về tình hình sản xuất cà phê. Mặt
khác những thông tin về thu nhập và chi phí lao động cũng giúp nhóm nghiên cứu phân
tích được tác động của việc sử dụng các nguồn lực đến kinh tế hộ gia đình.
- Thông tin về thực trạng sử dụng nước (chỉ tập trung vào 1 mảnh ruộng chính):
Phần này đề cập đến các thông tin chung như phương pháp tưới, nguồn nước, số lượng
tưới, chu kỳ tưới. Các câu hỏi giành riêng cho phương pháp tưới phun mưa và phương
pháp tưới gốc và các thông tin về nguồn nước cụ thể (thuỷ lợi, giếng...), các loại công cụ
sử dụng trong tưới nước cũng được nêu ra để tính lượng và chi phí về nước sử dụng thực
tế trong sản xuất cà phê của vụ. Ngoài ra, phần này cũng nêu ra các câu hỏi định tính như
có đủ nước tưới không, việc thiếu nước tưới có ảnh hưởng như thế nào đến cây cà phê và
khó khăn trong việc tưới nước.
- Thông tin về việc sử dụng phân bón: phần này tập trung vào các thông tin như số lượng
bón trong mỗi lần bón, thời gian bón phân, giá phân bón cho các loại phân khác nhau.
Lượng phân bón của các loại cũng được so sánh với mức của năm 2002. Các thông tin về
việc chuyên chở phân bón cũng được để cập đến để thấy được tổng chi phí bón phân của
các hộ nông dân.
- Thông tin về việc sử dụng thuốc trừ sâu: loại thuốc, nhãn hiệu, số lượng phun, thời gian
phun và giá thuốc là những thông tin định lượng chính trong bảng hỏi về thuốc trừ sâu.
Những thông tin về số lượng phun thuốc cũng được so sánh với năm 2002. Các thông tin
về biện pháp sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, biện pháp chuyên chở và dự trữ
thuốc trừ sâu cũng được đề cập đến nhằm có bức tranh tổng thể về các biện pháp phòng

trừ sâu bệnh và tổng chi phí cho việc sử dụng thuốc trừ sâu.
- Thông tin về dịch vụ khuyến nông: các thông tin chung về dịch vụ khuyến nông tổng
thể, dịch vụ khuyến nông cho từng loại đầu vào sản xuất cà phê đều được đề cập đến
trong phần này với những nội dung chính tập trung vào số lần sử dụng trong năm và chi
phí sử dụng cho từng nguồn thông tin khuyến nông khác nhau. Phần này cũng nêu ra các
câu hỏi định tính như mong đợi của hộ về dịch vụ khuyến nông, đường truyền thông tin
khuyến nông ở địa phương...
- Câu hỏi mở: một số câu hỏi mở được đề cập ở đây là việc xây dựng kế hoạch chi tiêu
cho các đầu vào sản xuất cà phê, mức giá hoà vốn trong sản xuất cả phê vối, và việc sử
dụng các nguồn đầu vào này có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh.
Những thông tin này được thu thập để biết được đánh giá của hộ nông dân đối với tác
động của việc sử dụng đầu vào đến môi trường và kinh tế hộ. Trên cơ sở đó có thể so
sánh với các số liệu định lượng đã lấy được trong các phần trên và ý kiến của chuyên gia
về vấn đề này.
 Nội dung họp chuyên gia
Ngoài các bảng hỏi phỏng vấn hộ, nhóm nghiên cứu cũng tổ chức các cuộc họp chuyên
gia. Các cuộc họp chuyên gia với các trung tâm khuyến nông tỉnh và 2 huyện phỏng vấn.
Nội dung của các cuộc họp này tập trung vào: (i) cơ cấu tổ chức, trình độ cán bộ của
trung tâm; (ii) những thông tin chung về việc chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc cà
phê: kênh nhận thông tin, kênh chuyển giao, đối tượng chuyển giao, hình thức chuyển
giao, chi phí chuyển giao...; (iii) các thông tin cụ thể về kỹ thuật sử dụng phân bón (loại
phân, thời gian bón cho từng loại đât, tuổi cây, năng suất khác nhau); kỹ thuật sử dụng

7


thuốc trừ sâu (phương thức phun, thời gian phun cho các loại bệnh và năng suất khác
nhau, kỹ thuật sử dụng phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp); kỹ thuật tưới nước.
Nhóm nghiên cứu cũng tổ chức họp chuyên gia với các Viện nghiên cứu như Viện Khoa
học Kỹ thuật Tây nguyên, Trạm Nghiên cứu đất thuộc Viện Nông hoá Thổ nhưỡng. Các

câu hỏi tập trung vào những lĩnh vực sau: (i) cơ cấu tổ chức, trình độ cán bộ, mạng lưới
chuyển giao công nghệ của đơn vị; (ii) các thông tin về chuyển giao công nghệ: phương
thức chuyển giao, loại thông tin chuyển giao, tần suất chuyển giao, đối tượng chuyển
giao, mối quan hệ với các trung tâm khuyến nông; (iii) các thông tin cụ thể kỹ thuật như
tỉ lệ lấy chất dinh dưỡng của cà phê Vối ở Tây nguyên, tỉ lệ chất dinh dưỡng thấm xuống
đất ở các điều kiện đất, tuổi cây, năng suất khác nhau...
d. Thảo luận về các vật tư/tài liệu sử dụng lấy từ bên ngoài (số liệu tham khảo của WASI,
NISF, AEC + nêu rõ độ chính xác của số liệu)
6.2. Các biện pháp phân tích số liệu
a. Bản đồ sử dụng, nêu rõ tỷ lệ và hệ phóng + nguồn cung cấp bản đồ (tham khảo + ngày)
b. Các biện pháp phân tích thống kê (kiểm trình giá trị “t”, biểu đồ định tính, phân tích
tương quan, phân tích phương sai ANOVA một chiều).
- Biện pháp kiểm định giá trị “t”, bao gồm hai biện pháp sau:
+ Kiểm định giá trị “t” một đuôi: được sử dụng để so sánh xem có sự khác biệt giữa giá
trị trung bình của mẫu so với giá trị trung bình đã biết của tổng thể. Chẳng hạn như có thể
kiểm định xem lượng nước sử dụng trung bình cho cà phê ở huyện Krong Ana có khác
mức nước do Viện Khoa học Nông nghiệp Tây Nguyên (WASI) khuyến cáo hay không.
+ Kiểm định giá trị “t” hai đuôi: phương pháp này được sử dụng để kiệm định sự khác
biệt giữa hai giá trị trung bình của hai nhóm mẫu thu thập. Chẳng hạn như có thể kiểm
định lượng thuốc trừ sâu sử dụng cho huyện Krong Ana có khác huyện CưMgar hay
không.
- Biện pháp phân tích phương sai ANOVA
Phương pháp được sử dụng để so sánh giá trị trung bình của 3 nhóm mẫu độc lập trở lên.
Chúng ta có thể kiểm định xem có sự khác biệt về thống kê của lượng nước sử dụng ở 4
xã. Nếu sắc xuất p value lớn hơn 0,05 thì chúng ta chấp nhận giả thiết Ho, tức là không
có sự khác biệt về lượng nước sử dụng cho trồng cà phê ở 4 xã nghiên cứu.
- Phân tích tương quan (Correlation analysis).
Phương pháp này dùng để phân tích mối quan hệ giữa hai biến. Chẳng hạn như chúng ta
có thể xem xét mối quan hệ giữa tổng thu nhập của hộ và tổng chi phí cho các đầu vào
sản xuất cà phê. Mối quan hệ này có thể là dương hoặc âm tuỳ theo từng điều kiện, hoàn

cảnh cụ thể. Ở đây chúng ta có thể sử dụng phương pháp kiểm định Pearson. Giá trị
Pearson sẽ chạy trong khoảng -1 đến +1. Nếu giá trị Pearson = -1, mối tương quan là
nghịch hoàn toàn. Nếu giá trị Pearson = +1, mối tương quan là thuận hoàn toàn.

8


PHẦN II: THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC NƯỚC, PHÂN BÓN VÀ THUỐC TRỪ
SÂU CHO SẢN XUẤT CÀ PHÊ ĐẮK LẮK
1
Mô tả nông hộ
Tại hai huyện điều tra, phần lớn chủ hộ là nam giới, chiếm khoảng 84% tổng số hộ, chỉ có 16% là
nữ giới. Trong đó, huyện Krong Ana chỉ có 77% chủ hộ là nam trong khi ở huyện CuMgar, con số
này lên tới 90%.
Độ tuổi trung bình của chủ hộ được phỏng vấn là khoảng 45 tuổi. 96% nằm trong độ tuổi lao
động (nam từ 16 đến 60, nữ từ 16 đến 55). Điều này cho thấy hai huyện điều tra đều có tiềm
năng lao động cho sản xuất nông nghiệp.
Độ tuổi phân bố khác biệt đôi chút theo huyện và theo giới. Chủ hộ là nam giới có độ tuổi trung
bình 45 trong khi nữ giới là 43. Độ tuổi trung bình chủ hộ ở hai huyện Krong Ana và CuMgar là

Biểu đồ 2: Độ tuổi trung bình chủ hộ phân
theo giới

Nữ
43

Biểu đồ 3: Độ tuổi trung bình chủ hộ phân theo
huyện

Nam


CuMgar,
46

45

Krong Ana,
43

43,5 và 46 (xem hình 2 và 3). Tính theo nhóm thu nhập, độ tuổi trung bình của hộ thu nhập cao,
trung bình và thấp lần lượt là 46,44 và 47.
Trong số các hộ được phỏng vấn, có tới 91% nhập cư từ nơi khác đến, chủ yếu từ miền Trung
(Nghệ An, 32%; Quảng Ngãi, 18%, Hà Tĩnh,
Biểu đồ 4: Số thành viên trung bình của hộ
14%). Chỉ có huyện Krong Ana là có hộ dân
và số người trưởng thành phân theo huyện
địa phương chính gốc, chiếm khoảng 18%
tổng số hộ trong huyện. Trong khi đó, ở
Mean adults
CuMgar, tất cả các hộ điều tra đều là dân
6.0
Mean members
nhập cư. Tính trung bình, các hộ nhập cư
5.0
cách đây khoảng 25 năm, đủ dài để định cư
4.0
và phát triển sản xuất.
3.0

Tình trạng nhập cư còn khác biệt theo dân

tộc. 75% só hộ dân tộc được phỏng vấn là
dân địa phương gốc, chỉ có 1 hộ nhập cư từ
Nghệ An cách đây 17 năm

2.0
1.0
0.0
Krong Ana

CuMgar

Số thành viên trung bình trong các hộ khu vực
điều tra là 5 người/hộ, với 3,4 là người trưởng thành. Ở hai huyện Krông Ana và CuMgar, số
thành viên trung bình mỗi hộ lần lượt là 4,5 và
5,4 người, số người trưởng thành là 3 và 3,8
Biểu đồ 5: Số lượng hộ phân theo nhóm
người và trẻ em dưới 16 tuổi là 1,5 và 1,6
người. Điều này cho thấy lực lượng lao động
60
Rich
khá dồi dào ở vùng điều tra. Tuy nhiên, nguồn
Poor
50
lao động trong khu vực còn phụ thuộc vào số
Medium
người trưởng thành còn lại trong gia đình
40
tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Mặc dù
30
100% số người được phỏng vấn cho biết

20
10
0
Krong Ana

CuMgar

Total

9


trước đây họ tham gia vào sản xuất nông nghiệp nhưng chỉ có 2,4 trong số 5 thành viên hiện nay
là nông dân. Điều tra cũng cho thấy, rất nhiều người trưởng thành (đặc biệt là thanh niên) đã ra
thành phố lớn làm việc và học tập chứ không ở nhà làm nông nghiệp. Chỉ có lúc thu hoạch khi
quá hiếm lao động hoặc chi phí sản xuất quá cao, một số người có thể trở về giúp đỡ gia đình.
Khi phân loại hộ theo nhóm, rất khó để có thể thống nhất các tiêu chí phân hộ giàu, nghèo và
trung bình. Nên ban đầu, nghiên cứu chỉ dựa vào quan sát của người điều tra, chính quyền địa
phương và nong dân để xác định nhóm hộ. Theo cách phân biệt này, hầu hết các hộ ở đây đều
thuộc nhóm hộ trung bình, chiếm 80% trong khi hộ giàu và hộ nghèo chỉ chiếm lần lượt 11 và
9%. Tất cả các hộ dân tộc thiểu số đều thuộc nhóm hộ trung bình. Tuy nhiên, do tiêu chí phân
loại không rõ ràng nên trong quá trình phân tích, nhóm nghiên cứu đã chia số hộ điều tra thành 3
nhóm dựa vào thu nhập hàng năm của hộ lấy từ kết quả phỏng vấn, đó là nhóm thu nhập thấp,
trung bình và cao. Số lượng hộ trong mỗi nhóm và thu nhập trung bình của hộ được trình bày
trong bảng sau.
Bảng 1: Thu nhập trung bình của 3 nhóm hộ (000 đ)
Số
GT
quan
trung

Độ lệch
Biến số
sát
%
bình
chuẩn
Min
Nghèo
27 33.75
17884
4152
3400
Trung bình
27 33.75
31084
5055
23900
Giàu
26
32.5
77515
36562
44100

Max
23000
43500
200000

Theo Ngân hàng Thế giới, chuẩn nghèo quốc tế là 1 USD/người/ngày, tương đương với 6 triệu

đồng/người/năm. Với số lượng thành viên trung bình trong hộ ở Đắk Lắk là 5 người, thu nhập
trung bình của hộ thoát nghèo là phải trên 30 triệu đồng/hộ/năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy có
tới khoảng 30% số hộ điều tra ở đây có thu nhập dưới 30 triệu/năm, nằm trong mức nghèo thế
giới. Nhưng người lại nhóm hộ giàu chiếm 33% có thu nhập rất cao, cá biệt có hộ thu nhập lên
tới 200 triệu đồng/năm. Có tới 5% số hộ có thu nhập trên 100 triệu/năm. Điều này cho thấy
chênh lệch giàu nghèo ở khu vực này khá lớn. Phỏng vấn nông dân cho thấy, sở dĩ khoảng cách
thu nhập khác biệt như vậy phần lớn là do thu nhập từ cà phê tăng đột biến ở một số hộ vào
khoảng giữa những năm 90. Sau khủng hoảng, nhiều hộ vẫn duy trì được thu nhập khá, tuy
không được như trước nhưng ngược lại, một số hộ còn nghèo hơn trước đây. Ngoài ra, một
phần thành viên trong gia đình ra thành phố cũng gửi tiền về nhà, đây cũng là nguồn thu nhập
lớn của một số hộ.
Trình độ giáo dục của các hộ điều tra khá thấp. Có tới 55% số hộ mới tốt nghiệp cấp II và 30%
tốt nghiệp cấp I. Chỉ có 10% tốt nghiệp cấp III và 1% có bằng đại học. Không có ai tốt nghiệp từ
cao học trở lên. Trình độ giáo dục cũng khác biệt giữa các huyện. Krong Ana có trình độ giao dục
cao hơn CuMgar với 1 người tốt nghiệp đại học, 1 người có bằng cao đẳng và 7 người tốt nghiệp
câp III. Trong khi đó, 62,5% số người điều tra ở CuMgar chỉ tốt nghiệp trường cấp II và 3,7% tốt
nghiệp cấp I. Người Kinh (với 59% tốt nghiệp cấp II và không có ai mù chữ) có xu hướng học
cao hơn người dân tộc Edê (với 20% người mù chữ và chỉ có 40% tốt nghiệp cấp II). Phụ nữ có
trình độ giáo dục cao hơn nam giới chút ít với 55 và 58% nam giới và nữ giới có bằng cấp II và 9
và 15% tốt nghiệp trung học.
2. Tình hình sử dụng đất.
Diện tích đất trung bình trên 1 hộ ở hai huyện điều tra khoảng 1,45 ha, trong đó 1,15 ha dành cho
sản xuất cà phê, chiếm 79%.

10


Biểu đồ 6: Tổng diện tích đất nông nghiệp và đất
trồng cà phê phân theo loại hộ (ha/mảnh)


Biểu đồ 7: Tổng diện tích đất tự nhiên và đất trồng cà
phê phân theo (ha/mảnh)
Đất NN

14

Đất NN

12

12

Đất cà phê

10

10

8

8

6

6

Đất cà phê

4


4

2

2

0

0

KrongAna

Nghèo

Trung bình

CuMgar

Giàu

Tình hình sử dụng đất có khác biệt rõ rệt ở hai huyện. Ở Krong Ana, hầu hết đất được giành cho
sản xuất cà phê trong khi ở CuMar, chỉ có 68% tổng diện tích đất nông nghiệp giành cho sản
xuất cà phê, cho thấy xu hướng đa dạng hoá cao hơn ở huyện CuMgar. Có tới 96% số hộ ở đây
đều đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tình hình sử đụng đất giữa các nhóm hộ cũng khác nhau. Biểu đồ 8 cho thấy hộ có thu nhập
càng cao thì càng có xu hướng dành ít đất hơn cho sản xuất cà phê. Trong khi đó, nhóm hộ thu
nhập thấp nhất lại giành toàn bộ đất cho sản xuất cà phê, con số này của nhóm hộ trung bình và
hộ giàu là 79% và 74%. Mức độ tương quan giữa đa dạng hoá và thu nhập của hộ sẽ được
chứng minh bằng thống kê trong phần phân tích cụ thể về thu nhập sau). Diện tích đất của nhóm
người Kinh (1,5 ha tổng diện tích đất NN/hộ và 1 ha cho cà phê) có xu hướng cao hơn nhóm dân

tộc (0,5 ha/hộ).
Tổng diện tích đất trung bình/hộ là 1,45 ha, chia thành 1,7 mảnh, tương đương với 0,85
ha/mảnh. Quy mô đất cà phê cao hơn chút ít 0,875 ha/mảnh.
Đất nông nghiệp ở huyện Krong Ana manh mún hơn huyện CuMgar. Như đã đề cập ở trên, hầu
hết đất ở Krong Ana dành cho sản xuất cà phê, với diện tích trung bình 0,74 ha/mảnh. Ở
CuMgar, quy mô đất trồng cà phê là 1 ha/mảnh và quy mô đất nông nghiệp là 0,93 ha/mảnh.
Diện tích đất của các nhóm thu nhập cũng khác nhau. Nhóm thu nhập thấp có quy mô đất nhỏ,
0,6ha/mảnh. QUy mô đất nông nghiệp và đất trồng cà phê của hộ trung bình là 0,75 và 0,77
ha/mảnh, so với quy mô rất cao của hộ thu nhập cao lần lượt là 1,37 và 1,5 ha/mảnh. Điều này
phản ánh xu hướng tập trung đất của nhóm thu nhập cao.
Tính trung bình, cây cà phê được trồng khoảng 16 năm ở 2 huyện, với cây lâu năm nhất là 25
năm và non nhất là 6 năm. Tuổi cây cà phê ở huyện Krong Ana cao gấp 1,2 lần huyện CuMgar.
Như vậy, cà phê ở các hộ điều tra đều đã trưởng thành và già, trồng chủ yếu trên đất đỏ bazal.

Biểu đồ 8: Tuổi cây cà phê phân theo huyện và nhóm hộ (năm)
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
KrongAna

CuMgar

Nghèo


TB

Giàu

11


3. Thu nhập và chi phí
Khác với xu thế tăng sản lượng cà phê liên tục từ giữa thậm kỷ 90 đến năm 2002, kể từ năm
2003 sản xuất cà phê có xu hướng
Biểu đồ 9: Sản lượng cà phê (tấn/hộ)
giảm. Có một số nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trên. Trước hết, khi giá cà
phê liên tục giảm từ năm 1998 xuống
3.2
mức thấp kỷ lục năm 2002, đầu tư vào
3.1
sản xuất cà phê do đó cũng giảm liên
3.0
tục. Thứ hai, chính sách của chính phủ
2.9
cũng khuyến khích giảm diện tích trồng
2.8
cà phê ở những khu vực không thuận
2.7
lợi xuống khoảng 450.000 ha trồng cà
2.6
phê cả nước, điều này cũng khiến sản
2.5

lượng cà phê giảm theo.
SL 03
SL 04
SL 05
Chính vì vậy sản lượng cà phê năm
2004 ở những vùng này đã giảm 14% so với năm 2003. Năm 2005 sản lượng cà phê ước tính
đạt bằng năm 2004 (2.8 tấn/hộ). Tuy thời tiết khô hanh trong năm 2005 có ảnh hưởng tới nhiều
trang trại trồng cà phê, song sản lượng ước tính năm 2005 của vùng điều tra có thể sẽ ngang
bằng với năm 2004 do khu vực này có nhiều hộ sinh sống gần nguồn nước, hoặc có nguồn nước
tưới ổn định từ hệ thống nước tưới tiêu công cộng.

Biểu đồ 10: Năng suất cà phê phân theo loại hộ
NS 03
3.5

Biểu đồ 11: Năng suất cà phê phân theo
huyện (tấn/ha)
NS 03

NS 04

3.0

NS 05

2.5

NS 04

4


NS 05

3.5
3

2.0

2.5

1.5

2

1.0

1.5
1

0.5

0.5

0.0
Nghèo

Trung bình

Giàu


0
KrongAna

CuMgar

Nếu phân theo huyện, năng suất cà phê trung bình 3 năm của Krong Ana cao hơn CuMgar, đặc
biệt là năm 2003 năng suất cà phê của Krong Ana cao gấp 1,3 lần so với CuMgar. Tuy nhiên, do
diện tích đất trồng cà phê trung bình năm 2004 của CuMgar (1,3ha/hộ) cao hơn Krong Ana
(1ha/hộ) tổng sản lượng cà phê bình quân hộ của CuMgar vì thế cùng cao hơn so với Krong Ana
(3,14 tấn so với 2,95 tấn).
Năng suất cà phê không có sự khác biệt nhiều giữa hộ giàu và hộ trung bình. Tuy nhiên, do diện
tích đất trồng cà phê năm 2004 của nhóm hộ giàu cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ nghèo (gấp
4 lần) và nhóm hộ trung bình (gấp 2,3 lần) nên tổng sản lượng cà phê bình quân của hộ giàu cao
gấp 4,6 lần so với hộ nghèo và 2,1 lần so với hộ trung bình. Năng suất cà phê của hộ nghèo rất
thấp, chỉ đạt 2 tấn/ha. Nguyên nhân chính là do mức đầu tư vào cây cà phê của hộ nghèo giảm
trước tín hiệu giá cà phê sụt giảm vào cuối thập niên 90.

12


Thu nhập
Bảng 2: Tổng thu nhập năm 2003-2004 từ các nguồn khác nhau

#

2003
Giá trị
(000 d)

Nguồn thu nhập

1.
2.
3.
4.
5.

Cà phê

2004
Giá trị
(000 d)

%

%

32283

79.99

33200

79.58

688

1.7

700


1.68

Chăn nuôi

2869

7.11

3040

7.29

Cây trồng khác

3169

7.85

3410

8.17

Làm thuê, phi NN

1350

3.35

1369


3.28

40358

100

41719

100

Lương thực

Tổng

Nhìn chung, tổng thu nhập bình quân hộ năm 2004 có cao hơn chút ít so với năm 2003 (chênh
lệch khoảng 1,4 triệu VNĐ). Cơ cấu tổng thu nhập không khác nhau nhiều trong hai năm 2003 và
2004. Thu nhập từ sản xuất cà phê chiếm gần 80% tổng thu nhập trong cả hai năm. Chăn nuôi
và trồng trọt cũng là những nguồn thu nhập quan trọng, chiếm khoảng 8% tổng thu.
Bảng 3: Nguồn thu nhập phân theo huyện
Krong Ana
Nguồn thu
nhập
2003
2004
Giá trị
Giá trị
(000 đ)
%
(000 đ)
%

Cà phê
33123 92.28
29838 90.64
Lương thực
0
0.00
0
0.00
Chăn nuôi
1205
3.36
1518
4.61
Cây trồng
khác
0
0.00
0
0.00
Làm thuê,
phi NN
1564
4.36
1564
4.75
Tổng
35892
100
32920
100


Tổng thu nhập hộ là rất khác nhau
trong 2 huyện. Ở huyện CuMgar,
tổng thu nhập hộ trong năm 2004
cao gấp 1,12 lần so với năm 2003,
trong khi ở huyện Krong Ana con số
này có thấp hơn đôi chút so với
năm 2003. Sự khác biệt chủ yếu ở
thu nhập từ sản xuất cà phê. Thu
nhập từ sản xuất cà phê của
CuMgar tăng hơn 2% trong năm
2003-2004 trong khi ở Krong Ana lại
bị giảm mất gần 2%.

CuMgar
2003
2004
Giá trị
Giá trị
(000 đ)
%
(000 đ)
31485
70.58
36399
1341
3.01
1366
4451
9.98

4488

%
72.67
2.73
8.96

6183

13.86

6654

13.28

1146
44607

2.57
100

1183
50098

2.36
100

Biểu đồ 12: Phân bố thu nhập hộ năm 2004 (%)
100


Krong Ana

90

CuMgar

80
70
60
50
40
30
20
10
0
Cà phê

Cây LT

Chăn nuôi

C â y khá c

P hi N N

13


Năm 2003, tổng thu nhập hộ ở huyện CuMgar cao gấp 1,24 lần so với huyện Krong Ana, trong
khi đó con số này của năm 2004 là 1,52 lần. Thông tin chi tiết về nguồn thu nhập năm 2004 sẽ

được phân tích cụ thể ở phần dưới đây.
Phân tích chuyên sâu về các nguồn thu nhập cho thấy cây cà phê vẫn là nguồn thu nhập chính.
Tỷ trọng cà phê trong tổng thu nhập năm 2004 của Krong Ana cao hơn CuMgar 18%. Điều này
cho thấy sự phụ thuộc rất nhiều của Krong Ana vào sản xuất cà phê, mặc dù sự phụ thuộc này
đã giảm dần từ 92,3% năm 2003 xuống còn 90,6% năm 2004.
Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối của cây cà phê trong tổng thu nhập huyện CuMgar lại cao gấp 1,22 lần
so với huyện Krong Ana. Điều này cho thầy CuMgar có xu hướng đa dạng hóa thu nhập cao hơn
Krong Ana. Có thể thấy rõ xu hướng này trong Biểu đồ 11. Thu nhập từ chăn nuôi và trồng trọt
của huyện CuMgar chiếm 22.2% năm 2003 và 24% năm 2004, trong khi đó thu nhập từ cây
lương thực và các loại cây màu khác ở huyện Krong Ana chỉ là con số không, còn thu nhập từ
chăn nuôi thì vẫn còn rất khiêm tốn (lần lượt là 3,4% và 4,6% trong năm 2003 và 2004). Đây
cũng là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao tổng thu nhập của CuMgar lớn hơn
Krong Ana.
Cà phê vẫn là nguồn thu nhập
chính trong các nhóm thu nhập.
Đóng góp của cà phê trong tổng
thu nhập của nhóm hộ nghèo và
hộ trung bình cao hơn so với
nhóm hộ giàu (lần lượt là 86%,
87% và 75%). Thu nhập từ trồng
trọt trong số các hộ nghèo và hộ
trung bình là rất thấp (chỉ chiếm
1% và 4%) trong khi ở các hộ
giàu con số này khá cao, đạt
15%. Thu nhập từ chăn nuôi của
hộ nghèo chiếm tới 10% tổng thu
nhập. Điều này cho thấy nhóm hộ
giàu có xu hướng đa dạng hoá
thu nhập hơn hai nhóm còn lại.


Biểu đồ 13: Phân loại thu nhập năm 2004 theo nhóm
thu nhập
100%

556

90%

1830

148

80%

Phi NN
Chăn nuôi
Cây LT
Cà phê

981

2615

1919

5462

1104

11346


70%
60%
50%
40%

27080

15351

58092

30%
20%
10%
0%
Nghèo

Trung bình

Giàu

Điều này được giải thích rõ ràng
qua bảng phân tích tương quan giữa tổng thu nhập năm 2004 với tỷ trọng diện tích đất trồng cà
phê và tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ. Kết qủa cho thấy có sự tương quan nghịch giữa
hai biến này, với mức ý nghĩa 99% (kiểm định 2 đuôi) và hệ sô biến -0.52, nghĩa là hộ càng giàu
thì mô hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ càng được đa dạng hóa.
Bảng 4: Tương quan giữa tỉ lệ đất cà phê/đất NN với thu nhập hộ
totincome04
totincome04


prop

Tương quan
Pearson
Mức ý nghĩa (2
đuôi)
N
Tương quan
Pearson
Mức ý nghĩa (2
đuôi)
N

prop

1

-.520(**)

.

.000

80

80

-.520(**)


1

.000

.

80
** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01 (2 đuôi)

80

14


Chi phí sản xuất
Trong trường hợp không sử dụng lao động gia ìinh, chi phí sản xuất năm 2004 (khi sử dụng biện
pháp tưới phun) là 7.258 đồng/kg, cao hơn so với sử dụng biện pháp tưới gốc (6.589 đồng/kg).
Để hiểu được nguyên nhân của sự khác biệt này, có thể tham khảo Chương quản lý nước.
.
Bảng 5: Phân bổ chi phí sản xuất cà phê không sử dụng lao động gia
đình

#
1
2
3
4
5
6
7

8

Hạng mục
PP tưới gốc
PP tưới phun
Thuốc trừ sâu
Phân bón
Làm cỏ
Làm luống
Tỉa cành
Thu hoạch
Vận chuyển

Chi phí (000 đ/tấn)
2152
2821
208
3009
178
85
212
603
141

Tổng chi phí-tưới
phun
Tổng chi phí-tưới
gốc

7257


Tưới gốc
(%)
32.66
3.16
45.67
2.70
1.29
3.22
9.15
2.14

Tưới phun
(%)
38.87
2.87
41.46
2.45
1.17
2.92
8.31
1.94

100.00

6588

100.00

Trong số chi phí này, phân bón chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 41%, kế đến là nước tưới (39%) và

thu hoạch (8%). Các hoạt động còn lại mỗi thứ chỉ chiếm từ 2%-3%, chủ yếu là chi phí thuê lao
động. Chi phí về nước tưới, phân bón và thuốc trừ sâu sẽ được phân tích kỹ trong phần tiếp theo
của báo cáo.
Theo một cuộc điều tra do SDC_MISPA tiến hành vào năm 2003, chi phí sản xuất bình quân vào
khoảng 8.020 đ/kg, có cao hơn đôi chút so với năm 2004, mặc dù giá phân bón và xăng dầu
trong năm 2004 cao hơn năm 2003 (Xem Bảng 6). Sở dĩ như vậy là do cuộc điều tra năm 2003
không tính đến chi phí về đất đai, khấu hao đất đai, vay vốn, thuế sử dụng đất. Do vậy khó có thể
so sánh nếu sử dụng các phương pháp tính toán khác nhau.
Bảng 6: Đơn giá các loại phân bón năm 2004
Loại phân bón
SA
Urea
Thermo-Phosphate
Super-phosphate
KCl
NPK
Nitrate
Lime

Đơn giá (d/kg)
2761
4354
1992
1600
3859
4418
3867
3250

15



Manure
DAP
Loại khác

286
4200
4433

Trong trường hợp sử dụng lao động gia đình, tổng chi phí lớn hơn rất nhiều. Với biện pháp tưới
phun, chi phí là 8.642 đ/kg trong khi với biện pháp tưới gốc chi phí là 8.026 đ/kg. Sự khác biệt
giữa hai trường hợp này cho thấy lao động gia đình cũng là một nguồn quan trọng. Lao động gia
đình sử dụng để làm cỏ, bảo dưỡng bồn tưới, tỉa thưa, thu hoạch và vận chuyển cũng chiếm tỷ lệ
đáng kể. Chi phí lao động gia đình cao nhất là trong tỉa thưa, vận chuyển và thu hoạch, lần lượt
chiếm 57%, 55% và 50% tổng chi phí nhân công. Kế đến là chi phí về làm cỏ và bảo dưỡng bồn
tưới cây (lần lượt là 47% và 42%).
Bảng 7: Chi phí sản xuất cà phê (có sử dụng lao động gia đình)

#
1
2
3
4
5
6
7
8

Chi phí

PP tưới gốc
PP tưới phun
Thuốc trừ sâu
Phân bón
Làm cỏ
Làm luống
Tỉa thưa
Thu hoạch
Vận chuyển
Tổng chi phí-tưới
phun
Tổng chi phí-tưới
gốc

Chi phí
(000 đ/tấn)
2321
2936
209
3009
334
147
491
1205
312

Tưới
phun (%)
28.92


8643

100.00

8027

2.6
37.49
4.16
1.84
6.11
15.01
3.89

Tưới gốc
(%)
33.98
2.42
34.82
3.87
1.71
5.68
13.94
3.61

100.00

Chi phí sản xuất cà phê khác nhau rất nhiều ở cả hai huyện, trong cả hai trường hợp áp dụng hai
biện pháp tưới lẫn chi phí lao động gia đình. Với biện pháp tưới phun, có lao động gia đình, tổng
chi phí của Krong Ana cao hơn CuMgar 335 đ/kg. Trong trường hợp không sử dụng lao động gia

đình, chênh lệch thấp hơn nhiều (161 đ/kg). Với biện pháp tưới gốc, chênh lệch về tổng chi phí
giữa hai huyện là không đáng kể, cho dù chi phí của Krong Ana có cao hơn đôi chút. Trong
trường hợp sử dụng lao động gia đình, khoảng cách về chi phí vẫn còn lớn hơn so với khi không
sử dụng lao động gia đình, ở mức 136 đ/kg. Qua so sánh ở trên có thể thấy rằng sự khác biệt về
chi phí nhân công giữa Krong Ana và CuMgar khi áp dụng biện pháp tưới phun cao hơn so với
khi áp dụng biện pháp tưới gốc.
Bảng 8: Chi phí sản xuất cà phê không sử dụng lao động gia đình phân theo
huyện (000 đ/tấn)

#
1

Activities
PP tưới gốc
PP tưới phun

Không sử dụng lao
động gia đình
Krong Ana CuMgar
2313.504 2008.698
2984.595 2592.937

Có sử dụng lao động gia
đình
Krong Ana
CuMgar
2511.033
2151.424
3116.929
2683.548


16


2
3
4
5
6
7
8

Thuốc trừ sâu
Phân bón
Làm cỏ
Làm luống
Tỉa thưa
Thu hoạch
Vận chuyển

246
2836
208
67
178
643
160

170
3244

157
102
233
571
93

246
2836
359
145
353
1272
397

170
3244
318
150
574
1151
100

Tổng chi phí-tưới phun
Tổng chi phí-tưới gốc

7324
6653

7163
6579


8725
7922

8390
7715

1.1
Thực tiễn tưới nước của các hộ điều tra
Nông dân trồng cà phê Đắk Lắk thường sử dụng hai biện pháp tưới nước chính là tưới gốc
và tưới phun mưa.
tưới phun mưa là biện pháp được áp dụng rộng rãi nhất ở các nước trồng cà phê do rất dễ
hoạt động ở những địa hình núi không bằng phẳng. Biện pháp này cũng cho hiệu quả cao do
có khả năng tưới nước đều trên các ngọn cây. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của biện pháp
này là chi phí đầu tư thiết bị rất tốn kém (trị giá của một hệ thống hoàn thiện la fkhoảng 1200
USD/ha cà phê), có nguy cơ bị mất nhiều nước, đặc biệt là trong điều kiện gió mạnh, tốn
nhiên liệu do áp lực bơm phải rất khoẻ) (Bau& Hien, 2005).
Ngoài ra, người trồng cà phê cũng áp dụng biện pháp tưới gốc. Biện pháp này có những ưu
điểm sau:
- Đầu tư ban đầu thấp
- Không hao hụt nhiều nước nếu tưới đúng cách
- Không tốn nhiều nhiên liệu do không cần áp lực bơm quá khoẻ
- Không bị nhiều hao hụt do bay hơi vì nước được tưới trực tiếp vào hệ thống rễ
Biện pháp này cũng có một số nhược điểm như sau:
- Đòi hỏi chi phí nhân cộng lớn để vận hành và chăm sóc bồn
- Hầu hết các nước sản xuất cà phê đều không muốn dùng biện pháp này bởi vì việc xây
bồn xung quanh từng cây cà phê có thể gây hại đến hệ thống rễ (Bau& Hien, 2005).
Tuy nhiên, có tới 85 % số hộ điều tra áp dụng phương pháp tưới gốc, chỉ có 15% áp dụng
phương pháp tưới phun. Tất cả các hộ dân tộc đều áp dụng phương pháp tưới gốc, chỉ có
người Kinh áp dụng phương pháp tưới phun.

Số hộ áp dụng biện pháp tưới gốc ở hai huyện không khác nhau nhiều (82 % và 88 % số hộ
ở Krong Ana và CuMgar). Lý do khiến cho Krong Ana sử dụng phương pháp tưới phun nhiều
hơn là vì nhiều hộ nông dân ở đây ký hợp đồng sản xuất cà phê với các nông trường quốc
doanh nên được hỗ trợ chi phí đầu tư trang thiết bị và hướng dẫn phương pháp tưới nước.
Tuy nhiên, rất khó có thể rút ra kết luận do số lượng các hộ dùng biện pháp tưới phun mưa
rất ít. Chỉ có thể đưa ra kết luận mang tính xu hướng. Điều này có thể thấy rõ phân bổ số hộ
áp dụng các biện pháp tưới khác nhau theo các nhóm trong bảng sau.
Bảng 9: Số hộ sử dụng các biện pháp tưới khác
nhau trong năm 2004
Nhóm
Tưới phun
Tưới gốc
Tổng số
12
68
Dân tộc

17


Kinh
E-đê

12

63
5

Krong Ana
CuMgar


7
5

32
36

Nghèo
Trung bình
Giàu

4
6
2

23
21
24

Huyện

Loại hộ

Biểu đồ 14: Tỷ lệ % số hộ áp dụng các biện
pháp tưới khác nhau
Tưới phun
90.00

Tưới gốc


Biểu đồ 15: Tỷ lệ % số hộ áp dụng các biện
pháp tưới khác nhau
Tưới gốc

90

80.00

80

70.00

70

60.00

Tưới phun

100

60

50.00

50

40.00

40


30.00

30

20.00

20

10.00

10

0.00
Krong Ana

CuMgar

0
Nghèo

Trung bình

Giàu

Tỉ lệ hộ áp dụng biện pháp tưới gốc không
khác nhau nhiều giữa nhóm thu nhập thấp
và cao (85 và 92 %). Chỉ có nhóm thu
nhập trung bình áp dụng biện pháp tưới
phun nhiều hơn hai nhóm còn lại tới 22%.
Mặc dù tỉ lệ hộ thu nhập cao áp dụng

phương pháp tưới phun ít hơn nhóm có
thu nhập thấp và trung bình nhưng đó
cũng chỉ là xu hướng như đã trình bày ở
trên, số hộ áp dụng biện pháp tưới phun
hạn chế.

Biểu đồ 16: Tỷ lệ % số hộ sử dụng các nguồn
nước khác nhau
70
60
50
40
30
20
10
0

Các hộ điều tra sử dụng các nguồn nước
khác nhau: nguồn nước mặt (bồn chứa
nước, công trình thuỷ lợi), và nước ngầm
(giếng đào và giếng khoan). Có tới 88 % số
hộ dùng nước ngầm (65% giếng đào và
23% giếng khoan). Chỉ có 1,2% số hộ dùng
nước từ bồn chứa gần đó và 10% sử dụng
nước của các công trình thuỷ lợi. Nguồn
nước cũng được chia thành nước công
cộng và tư nhân. Hầu hết số hộ đều sử
dụng nguồn nước tư nhân (chiếm 85%). Chỉ
có 15% số họ sử dụng các công trình thuỷ


Bồn chứa HT thuỷ lợi

Giếng

Giếng
khoan

Biểu đồ 17: % hộ gia đình áp dụng các lần
tưới
70
2003
60

2004

50
40
30
20
10
0
3 lần

4 lần

5 lần

6 lần

7 lần


18


Biểu đô 18: Biều đồ phân bổ lượng mưa tại Đắk
Lắk

lợi hoặc nguồn nước công cộng
do nhà nước đầu tư.

Các hộ gia đình điều tra tưới
khá nhiều lần trong cả năm
2003
2003 và 2004. Có tới 65 % và
2004
62.5 % số hộ tưới 4 lần trong
hai năm 2003 và 2004. Có
1,25% số hộ tưới từ 6 lần trở
lên trong 2 năm này. Sở dĩ số
lượng tưới trong hai năm
không khác nhau nhiều là do
cả hai năm này đều là năm
khô hạn với lượng mưa trung
bình năm 2003 (1,680 mm)
chỉ cao hơn năm 2004 chút ít
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
(1,545 mm). Phân tích phân
bổ lượng mưa theo tháng cho
thấy đối với sản xuất cà phê, năm 2004 là năm khó khăn hơn nhiều do vào những tháng đầu
năm và cuối năm khi bắt đầu mùa

sản xuất cà phê, ở Đắk Lắk hầu
Bảng 10: Tương quan giữa số lần tưới trong năm
như không có mưa, gây hạn hán
2004 và nhóm thu nhập
lớn, làm giảm khả năng nở hoa của
cây cà phê.
Quintiles
Irri_times04
Theo chuyên gia cà phê, nhìn vào
Income
Tương quan
1
-.317(**)
quintiles
Pearson
biểu đồ phân bổ lượng mưa của hai
Mức ý nghĩa (2
năm này, nông dân nên tưới
.
.004
đuôi)
khoảng 2-3 lần vào giữa tháng 1 để
N
80
80
kích thích hoa nở khoảng 70-80%
Irri_times0
Tương
quan
và lần thứ hai vào tháng 2 để kích

-.317(**)
1
4
Pearson
thích hoa nở nốt 20% còn lại. Đến
Mức ý nghĩa (2
tháng 3 và tháng 4, ở Đắk Lắk đã
.004
.
đuôi)
bắt đầu có mưa, đủ để quả phát
N
80
80
triển. Tuy nhiên, trên thực tế hầu
** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01 (2 đuôi)
hết các hộ đều tưới từ 4 lần trở lên,
gây lãng phí nước nghiêm trọng.
500
450
400
350
300
250
200
150
100
50
0


Các nhóm thu nhập áp dụng số lần tưới khác nhau. Nhóm thu nhập cao chỉ tưới 3-4 lần trong
năm 2004. Trong số những hộ tưới 3 lần trong năm 2004, nhóm thu nhập cao chiếm tơi 58%
so với 23 và 19% của nhóm thu nhập thấp và trung bình. Phân tích độ tương quan cũng cho
thấy tương quan chặt chẽ giữa thu nhập và số lần tưới, với độ tin cậy tới 99% và (Pearson R
= -0.317; p < 0.01). Nhóm thu nhập
thấp tưới nhiều hơn hai nhóm kia rất
Biểu đồ 19: % hộ gia đình áp dụng các lần
nhiều, thậm chí có trường hợp tưới
tưới nước năm 2004
đến 7 lần trong năm 2004.
80
70

Nghèo
TB

60

Lượng nước
Tại hai huyện điều tra, hộ nông dân
tưới trung bình 820 lít/cây/lần đối với
biện pháp tưới gốc và 630 lít/cây/lần
đối với biện pháp tưới phun. Thực tế

Giàu

50
40
30
20

10
0
3 l?n

4 l?n

5 l?n

7 l?n

19


này có vẻ như trái ngược với bản chất của biện pháp tới phun là tốn nhiều nước hơn biện
pháp tưới gốc. Nhưng trên thực tế, lượng nước tưới còn phụ thuộc vào nhận thức của hộ
nông dân, lượng nước sẵn có và hỗ trợ của các dịch vụ khuyến nông. Như đã đề cập ở trên,
phần lớn các hộ sử dụng biện pháp tưới phun ở Krong Ana được hỗ trợ kỹ thuật của các
nông trường quốc doanh nên họ áp dụng hiệu quả hơn CuMgar.
Bảng 11: Lượng nước trung bình áp dụng phương pháp tưới khác nhau
Số quan
GT trung
Sai
Biến số
sát
bình
số
Min Max
Lượng nước/cây-tưới gốc (m3)
68
0.82

0.31 0.48 1.45
Lượng nước/năm-tưới gốc (lít/ha)
68
3195
797 2123 5324
Lượng nước/năm - tưới phun
(lít/ha)
12
2812
601 2000 4275
Lượng nước/cây-tưới phun (m3)
12
0.63
0.15 0.38 0.98

Khoảng cách giữa lượng nước tối thiểu và tối đa/cây của hai biện pháp này cũng khác nhau.
Đối với các hộ dùng biện pháp tưới gốc, lượng tối thiểu là 480 lít/cây/lần tưới và lượng tối đa
là 1450 lít/cây/lần tưới. Đối với hộ dùng biện pháp tưới phun mưa, số liệu này là từ 380 đến
980 lít/lần tưới/cây. Như vậy qua số liệu mô tả có thể thấy biện pháp phun mưa dường như
hiệu quả hơn với lượng nước sử dụng ít hơn và khoảng cách giữa các hộ không lớn như các
hộ dùng biện pháp tưới gốc.
Lượng nước tưới hàng năm cho biện pháp tưới gốc là 3195.5 m3l/ha/year, lớn hơn nhiều so
với hộ dùng biện pháp tưới phun mưa (2812 m3/ha/year). Tuy nhiên, độ giao động về lượng
nước sử dụng hàng năm của hộ dùng biện pháp phun mưa (1140 m3-6,480 m3) cao hơn
biện pháp tưới gốc (2122.5 m3-5324 m3).
Bảng sau cho thấy sự khác biệt lượng nước sử dụng giữa các biện pháp tưới và giữa hai
huyện. Đối với những hộ dùng biện pháp tưới gốc, lượng nước/cây tại Krong Ana thấp hơn
rất nhiều so với CuMgar (654 và 959 lít/cây/lần tưới). Tình hình tương tự cũng diễn ra đối với
các hộ dùng biện pháp phun mưa nhưng độ chênh lệch thấp hơn giữa hai huyện (610 và 654
lít/cây). Lượng nước hàng năm mà các hộ áp dụng hai biện pháp này ở Krong Âna cũng

thấp hơn CuMgar (Bảng 12).
Trong số các hộ dùng biện pháp tưới gốc, lượng nước tưới cao hơn ở nhóm thu nhập cao,
trung bình và thấp ( 976, 735 và 722 lít/cây). Điều này được minh chứng rõ trong phân tích
độ tương quan giữa tổng thu nhập và lượng nước sử dụng trong trường hợp tưới gốc.
Tương quan này có ý nghĩa với độ tin cậy tới 99% (Pearson R=0.391, p<0.01).
Bảng 12: Tương quan giữa lượng nước theo phương pháp tưới gốc và thu nhập hộ
totincome04
totincome04

basin_tree

Tương quan
Pearson
Mức ý nghĩa (2
đuôi)
N
Tương quan
Pearson
Mức ý nghĩa (2
đuôi)
N

basin_tree

1

.391(**)

.


.001

80

68

.391(**)

1

.001

.

68
** Tương quan có ỹ nghĩa ở mức 0.01 (2 đuôi)

68

20


Lượng nước hàng năm không cho thấy xu hướng như trên do mật độ cây của các nhóm thu
nhập khác nhau. Trong khi lượng nước mà các hộ thu nhập thấp sử dụng hàng năm là 3,017
3
3
m /ha thì nhóm thu nhập trung bình chỉ dùng 2,981 m và nhóm thu nhập cao dùng hết 3,553
3
m . Tuy nhiên, do mật độ cây cà phê ở ba nhóm thu nhập thấp, trung bình vào cao lần lượt là
1116, 1110 và 1124 cây/ha, nên nhóm thu nhập cao có xu hướng dùng lượng nước hàng

năm cho biện pháp tưới gốc nhiều hơn hai nhóm còn lại trong khi nhóm thu nhập thấp lại
dùng nhiều nước hàng năm hơn nhóm thu nhập trung bình.
Đối với các hộ dùng biện pháp tưới phun mưa, bức tranh này có khác đôi chút. Nhóm thu
nhập cao vẫn dùng lượng nước lớn nhất (795 lít/cây) trong khi nhóm thu nhập thấp (634
lít/cây) dùng nhiều nước hơn nhóm thu nhập trung bình (569 lít/cây). Lượng nước hàng năm
mà các hộ sử dụng cho biện pháp này tăng theo thu nhập (1,836, 2,420, and 5,950 m3 /ha
cho 3 nhóm thu nhập thấp, trung bình và cao). Mối quan hệ này có ý nghĩa thông kê ở mức
độ tin cậy 95% trong phân tích tương quan giữa thu nhập và lượng nước mà hộ sử dụng
(Pearson R=0.391, p<0.05)
Bảng 13: Tương quan giữa lượng nước theo phương pháp tưới phun và thu nhập hộ

totincome04
totincome04

Tương quan
Pearson
Mức ý nghĩa (2 đuôi)
N

vol_sprinkler_tree

Tương quan
Pearson
Mức ý nghĩa (2 đuôi)
N

vol_sprinkler_tr
ee

1


.685(*)

.
80

.014
12

.685(*)

1

.014
12
* Tương quan có ỹ nghĩa ở mức 0.05 (2 đuôi).

.
12

Các hộ sử dụng nguồn nước tư nhân dùng nhiều nước hơn các hộ sử dụng nguồn nước
công cộng (với chênh lệch cho hai biện pháp tưới gốc và phun mưa là 50 và 70 lít/cây). Điều
này là do nguồn nước công cộng chỉ cho phép người dân sử dụng một lượng nước nhất
định. Các nông trường quốc doanh hoặc đơn vị cung cấp nước công cộng chỉ mở nguồn
nước vài lần một tháng nên nông dân không được sử dụng nhiều như họ muốn.
Bảng 14: Lượng nước sử dụng theo các nhóm
Tưới gốc
Tưới phun
Huyện
m3/cây

lit/ha
lít/ha
m3/cây
Krong Ana
0.654
2909
2163
0.610
CuMgar
0.959
3450
3720
0.654
Nhóm thu nhập
Nghèo
0.722
3017
1836
0.634
Trung bình
0.735
2982
2420
0.569
Giàu
0.976
3553
5940
0.795
Nguồn nước

Tư nhân
0.820
3155
3520
0.663
Công cộng
0.772
3614
2104
0.594

21


Khi được hỏi về hiện tượng thiếu nước trong năm 2003 và 2004, hầu hết các hộ đều cho biết
năm 2004 thiếu nước hơn năm 2003. Chỉ có 51% số hộ cho biết có đủ nước sử dụng trong
năm 2004 trong khi năm 2003 có tới 85% số hộ có đủ nước. Năm 2004, huyện CuMgar thiếu
nhiều nước hơn huyện Krong Ana với 46 % và 51 % số hộ thừa nhận thiếu nước tại hai
huyện này. 65% hộ thu nhập thấp và trung bình đối mặt với hiện tượng thiếu nước trong khi
chỉ có 32% số hộ thu nhập cao thừa nhận khó khăn này. Đặc biệt số hộ sử dụng nguồn nước
tư nhân gặp khó khăn nhiều hơn với 55% số hộ thừa nhận khó khăn này trong khi chỉ có
16% số hộ sử dụng nguồn nước công cộng bị thiếu nước do nguồn nước công cộng lấy từ
hệ thống thuỷ lợi có xu hướng bền vững hơn nguồn nước tư nhân khai thác từ nguồn nước
ngầm.
Phân tích chi phí tưới nước
Như đã đề cập trong phần phân tích tổng chi phí sản xuất ở trên, chi phí tưới chiếm tỷ trọng
rất lớn trong tổng chi phí (tính cả chi phí lao động gia đình). Về lý thuyết, biện pháp tưới phun
tốn nhiều nước hơn, điều này giải thích phần nào về chi phí cao hơn. Tuy nhiên, chi phí của
mỗi biện pháp không chỉ phụ thuộc vào lượng nước mà còn phụ thuộc vào khoảng cách đến
nguồn nước gần nhất, nguồn nước, chi phí đầu tư ban đầu, điều kiện khí hậu của các vùng

khác nhau và các điều kiện ưu đãi của chính quyền địa phương (ví dụ như tài nguyên nước
công cộng, tư nhân). Việc phân tích chi phí nước tưới ở 80 hộ khác nhau trong nghiên cứu
này đã cho thấy rõ thực tế nêu trên.
Trong trường hợp sử dụng lao động gia đình, tổng chi phí nước tưới khi áp dụng biện pháp
tưới gốc (2.321 nghìn VND/tấn) thấp hơn 26% so với khi áp dụng biện pháp tưới phun (2.936
nghìn VND/tấn). Hơn nữa, chi phí tưới gốc cũng dao động khá nhiều, từ chi phí tối thiểu là
712 nghìn VND/tấn cho tới hơn 11 triệu VND/tấn. Trong khi đó chi phí tưới phun chỉ dao động
từ 1,7 triệu VND/tấn đến 4,2 triệu VND/tấn. Trong biện pháp tưới gốc tỷ lệ cao nhất là chi phí
cố định, chiếm gần 70% tổng chi phí. Chi phí cố định được đầu tư khá cao trong biện pháp
tưới phun. Điều này phần nào khiến nông dân không muốn áp dụng biện pháp tưới phun,
mặc dù họ biết rằng biện pháp này là hiệu qủa hơn so với tưới gốc. Chi phí hoạt động của
biện pháp tưới phun còn thấp hơn đôi chút so với tưới gốc (852 so với 928 nghìn đồng/tấn
khi sử dụng lao động gia đình) bởi vì tưới phun sử dụng nhân công ít hơn so với tưới gốc.
Trong trường hợp không sử dụng lao động gia đình, chi phí khi áp dụng biện pháp tưới gốc
cũng thấp hơn so với khi áp dụng biện pháp tưới phun (lần lượt là 2.152 và 2.821 nghìn VND
t-1 ) với độ lệch tiêu chuẩn cũng khác nhau (1.414 và 738 nghìn VND t-1).
Qua phân tích ở trên có thể thấy chi phí tươi phun cao hơn so với chi phí tưới gốc. Tuy nhiên
hiện nay biện pháp tưới gốc sử dụng nhiều nước hơn so với biện pháp tưới phun, do vậy
trong tương lai nếu người nông dân phải trả tiền nước tưới và tiếp tục áp dụng biện pháp
tưới như hiện nay thì chi phí tưới gốc sẽ rất cao. Đây cũng là một yếu tố cần phải xem xét.
Bảng 15: Chi phí tưới (000d/tấn quả)
Biến
Số hộ
TB
Sai số
Min
Tưới gốc - có LĐ gia
đình
68
2321

1469
712
Tưới phun - có LĐ gia
đình
12
2936
779
1669
Tưới gốc - ko LĐ gia
đình
68
2152
1414
498
Tưới phun - ko LĐ gia
đình
12
2821
738
1591

Max
11498
4261
10998
3975

22



Việc phân tích phân bổ chi phí theo các nhóm khác nhau là một vấn đề rất đáng để xem xét.
Nhìn chung, chi phí tưới của Krong Ana cao hơn CuMgar, đặc biệt là về chi phía biến đổi.
Chi phí cố định của những hộ áp dụng biện pháp tưới gốc ở Krong Ana cao hơn 9% so với ở
CuMgar. Chi phí hoạt động ở Krong Ana thậm chí còn cao hơn 22% so với ở CuMgar. Sở dĩ
như vậy là vì cả giá nhân công và giá xăng dầu ở Krong Ana (25,2 nghìn đ/người-ngày và
4,5 nghìn đ/lít) đều cao hơn ở CuMgar (24 nghìn đ/người-ngày và 4,5 nghìn đ/lít).
Tất cả các hạng mục chi phí của những hộ sử dụng nguồn nước công cộng đều cao hơn so
với các hộ sử dụng nguồn nước tư nhân. Điều này là do trong biện pháp tưới gốc, chi phí lắp
đặt ống dẫn nước và bơm nước từ nguồn công cộng đều cao gấp 4 và 1,1 lần so với khi sử
dụng nguồn nước tư nhân. Chỉ có chi phí đào giếng và nước tưới công cộng là thấp hơn so
với của tư nhân, mặc dù chệnh lệch không nhiều như vậy (chỉ hơn 0,12 và 50 lần) (song cần
lưu ý rằng chi phí tưới nước của nguồn nước công cộng và nguồn nước tư nhân chỉ vào
khoảng 100 nghìn đ/ha so với 2 nghìn đ/ha, do đó mức chênh lệch 50 lần như vậy không
phải là qúa nhiều). Với biện pháp tưới phun, chi phí lắp đặt ống dẫn nước và đào giếng của
chủ sở hữu tư nhân cao gấp 1,4 và 8 lần so với của công cộng. Tuy nhiên, chi phí về máy
bơm, tưới nước và dụng cụ tưới phun của công cộng đều cao hơn rất nhiều so với của tư
nhân. Chi phí nhân công và nhiên liệu không khác nhau nhiều giữa hai nhóm này.
Bảng 16: Chi phí tưới theo nhóm (000 đ/tấn quả)
Chi phí cố đình
Chi phí hoạt động
Ko LĐ
Có LĐ
gia
Các nhóm
Tưới gốc
Tưới phun
gia đình
đình
Huyện
Krong Ana

1458
2341
1011
823
CuMgar
1335
1785
826
690
Nguồn nước
Tư nhân
1317
1980
903
740
Công cộng
2174
2239
993
842

1.2
Thực tiễn sử dụng phân bón
Bón phân là hoạt động rất quan trọng trong sản xuất cà phê. Có tới 99 % số hộ điều tra cho biết
có sử dụng phân bón. Chỉ có 1 hộ ở huyện CuMgar không sử dụng phân bón.
Nông dân sản xuất cà phê ở Dak Lak dùng 11 loại phân. Trung bình, một hộ bón 1140 kg phân
cho 1 tấn cà phê quả (tính tổng tất cả các loại phân). Loại phân bón chính được sử dụng là NPK
và phân xanh, chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng lượng phân 26.5 % và 33 %. SA, urea, thermophosphate, KCl chiếm khoảng 8% trong tổng lượng.
Bảng 17: Lượng phân bón theo loại
Loại phân

SA
Urea
Thermo-Phosphate
Super-phosphate
KCl

Lượng (kg/tấn)
102.23
97.06
97.26
7.41
93.63

%
8.96
8.51
8.53
0.65
8.21

23


NPK
Nitrate
Vôi
Phân xanh
DAP
Khác
Tổng


301.92
3.74
34.43
375.20
11.60
15.83
1140.31

26.48
0.33
3.02
32.90
1.02
1.39
100.00

Hộ dân huyện Krong Ana dùng ít phân bón hơn huyện CuMgar (trung bình 1088 kg/tấn hạt và
1191 kg/tấn hạt). Loại phân chủ yếu mà huyện Krong Ana sử dụng là NPK và phân xanh, chiếm
33 và 40 %. Trong khi đó, huyện CuMgar dùng nhiều loại phân hơn như phân xanh, NPK, SA
and Thermo-phosphate, chiếm lần lượt 27, 21,11 và 13 % tổng lượng bón.
Bảng 18: Lượng phân bón theo loại, theo huyện
Krong Ana
CuMgar
Loại phân
SA
Urea
Thermo-Phosphate
Super-phosphate
KCl

NPK
Nitrate
Vôi
Phân xanh
DAP
Khác
Tổng

Lượng (kg/tấn)

68
70
40
15
53
360
8
18
434
0
22
1088

%

6.25
6.43
3.68
1.38
4.87

33.09
0.74
1.65
39.89
0.00
2.02
100

Lượng (kg/tấn)

135
122
152
0
133
247
0
50
319
23
10
1191

%

11.34
10.24
12.76
0.00
11.17

20.74
0.00
4.20
26.78
1.93
0.84
100

Các nhóm thu nhập cũng sử dụng phân bón khác nhau. Nhóm thu nhập cao sử dụng ít phân bón
nhất 1061 kg/tấn hạt so với 1240 kg và 1161 kg/tấn hạt của nhóm thu nhập trung bình và thấp.
Điều này có thể là do nhóm thu nhập cao có nhiều kiến thức hơn và có nhiều tiền đầu tư ban đầu
chăm sóc cây cà phê hơn nên đất tốt, không phải dùng nhiều phân bón. Mặt khác, họ sử dụng
chủ yếu là phân hoá học (chiếm tới 40% tổng lượng phân), nên tác dụng với đất mạnh hơn.
Trong khi đó, nhóm thu nhập thấp không có nhiều tiền mua phân hoá học nên họ chủ yếu sử
dụng chủ yếu là phân xanh (chiếm tới hơn 40% tổng lượng phân).
Bảng 19: Lượng phân bón theo loại, theo nhóm hộ (kg/tấn)
Nghèo
TB
Giàu
Loại phân
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
SA
72
6.21
86

6.91
151 14.83
Urea
97
8.34
59
4.77
137 13.45
Thermo-Phosphate
79
6.83
66
5.33
148 14.60
Super-phosphate
7
0.61
3
0.24
12
1.21
KCl
85
7.36
49
3.94
149 14.63
NPK
334 28.76
287 23.13

285 28.01
Nitrate
0
0.00
2
0.19
9
0.89

24


Vôi
Phân xanh
DAP
Khác
Tổng

0
471
0
15
1161

0.00
40.60
0.00
1.29
100


91
579
12
5
1240

7.37
46.69
0.98
0.44
100

11
64
23
28
1016

1.09
6.31
2.27
2.71
100

Lượng phân hoá học cũng được nhóm nghiên cứu phân tích theo phân đơn, đó là đạm (N), lân
(P2O5) và Kali (K2O) để đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón của nông dân Đắk Lắk.
Tình trung bình năm 2004, lượng bón đạm cao nhất, khoảng 191 kg/tấn so với mức 70 kg/tấn và
173 kg/tấn lượng lân và kali. Khoảng giao động của hai yếu tố đạm và kali cũng cao hơn với giá
trị tối thiểu là 75 và 41 kg/tấn và giá trị tối đa là 788 và 1108 kg/tấn, cho thấy biên độ sử dụng
phân bón giao động khá lớn trong số 80 hộ điều tra năm 2004.


Bảng 20: Lượng phân bón sử dụng trong sản xuất cà phê 2004
(kg/tấn quả khô)
Các yếu tố
Số hộ
TB
Độ lệch Min
Max
P
80
69.98
41.81
20.31
304.62
N
80
191.28
104.43
75.00
788.31
K
80
173.49
136.04
41.03
1107.69
Có thể phân tích xu thế sử dụng các yếu tố này theo từng nhóm dân số như sau. Hộ nông dân ở
CuMgar bón nhiều phân hoá học hơn huyện Krong Ana do tổng lượng phân bón của CuMgar
cũng lớn hơn Krong Ana theo phân tích ở trên với mức chênh lệch 103 kg phân bón/tấn. Trong
số 3 yếu tố này, chênh lệch giữa hai huyện lớn nhất là trong sử dụng Kali với mức chênh 58 kg

so với 39 kg và 10 kg của đạm và lân. Mặc dù bón nhiều phân hơn nhưng năng suất của huyện
CuMgar cũng không cao hơn so với Krong Ana. Năm 2004, năng suất của Krong Ana cao hơn
CuMgar 0,3 tấn/ha. Điều này cho thấy năng suất cà phê không chỉ phụ thuộc vào việc bón nhiều
phân mà còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật bón phân hợp lý.
Bảng 21: Lượng phân hoá học theo nhóm
(kg/tấn quả khô)
Các nhóm
P
N
K
Tổng
70
191
173
Huyện
Krong Ana
65
171
144
CuMgar
75
210
202
Nhóm thu nhập
Nghèo
64
175
161
TB
63

168
142
Giàu
83
232
219
Nhóm thu nhập cao sử dụng lượng dinh dưỡng trong phân nhiều hơn hai nhóm còn lại, đặc biệt
là Kali trong khi lượng sử dụng của nhóm thu nhập thấp và thu nhập trung bình chênh lệch không
nhiều. Kết quả cho thấy nhóm thu nhập cao sử dụng nhiều phân hoá học hơn nhóm thu nhập
trung bình 77 kg và 64 kg đạm và Kali, nhờ thu nhập và đầu tư cây trồng cao của nhóm này.

25


×