Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Bài tập TN mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.03 KB, 52 trang )

Bài tập tốt nghiệp
PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
- Hoạt động tạo hình ở tuổi mầm non là 1 trong những hoạt động, nhằm
góp phần tích cực cho sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo. Đây là một
hoạt động nghệ thuật và là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm
mỹ.Đặc biệt hình thành và phát triển ở trẻ nhiều mầm mống đầu tiên của sự
sáng tạo. Hoạt động tạo hình đòi hỏi sự thống nhất của 3 qúa trình, tự giác,
cảm giác, tưởng tượng sáng tạo. Vì vậy khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo
hình phải có những rung động, hứng thú say mê, tìm hiểu để tìm ra những cái
đẹp.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động không thể thiếu ở lứa tuổi mầm
non, vì nó là 1 hoạt động hấp dẫn nhất đối với lứa tuổi mẫu giáo. Nó giúp trẻ
tìm hiểu, khám phá và thể hiện 1 cách sinh động những gì chúng nhìn thấy
trong thế giới xung quanh, những gì làm cho trẻ rung động mạnh mẽ, và gây
cho chúng những xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình có đầy đủ
điều kiện đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo
đức, trí thức, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất ky,õ năng ban
đầu của con người như một thành viên trong xã hội. Biết lao động tích cực
sáng tạo và cũng qua đây trẻ đã rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, khả năng điều
chỉnh hoạt động giữa mắt và tay, nắm vững cách sử dụng một số công cụ vật
liệu tạo hình. Qua tạo hình của trẻ em, sự tự bộc lộ các đặc điểm của nhân
cách đang được hình thành. Sự phát triển hoạt động tạo hình chính là một
khía cạnh của sự phát triển tâm lý trẻ em. Nghóa là nó cũng diễn ra thông qua
sự lónh hội của đứa trẻ những phảm chất năng lục tâm lý đặc chưng cho con
người mà những phảm chất năng lực này đã được đúc kết trong lòch sử phát
triển của loài người và được in dấu trong nền văn hoá vật chất và tinh thần
của xã hội. Với trẻ 5 – 6 tuổi sự nhận thức, cảm xúc và khả năng vận động
của trẻ với những nội dung giáo dục, phát triển sau :
1
Bài tập tốt nghiệp


- Bồi dưỡng hứng thú, tìm kiếm, khám phá, tự tích lũy vốn biểu tượng,
ấn tượng, kinh nghiệm tạo hình. Trẻ thể hiện một cách tích cực và tự giác để
tìm hiểu về cuộc sống, về thế giới xung quanh.
- Bồi dưỡng khả năng tri giác không gian, tri giác thẩm mỹ, khả năng
phát hiện các sự vật hiện tượng xung quanh những nét đẹp độc đáo, đặc trưng
và biết thể hiện nét đẹp đó bằng các phương tiện tạo hình khác nhau. Giúp
trẻ tích cực làm quen, tìm hiểu nội dung và cảm nhận nét đẹp thẩm mỹ, giá
trò xã hội của các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, đặc biệt là các tác phẩm
nghệ thuật trang trí phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Tập cho trẻ biết nhận xét,
đánh giá vẻ đẹp trong tranh vẽ của bạn, của mình. Hình thành khả năng độc
lập tổ chức hoạt động, hợp tác trong các hoạt động tập thể.
- Để bổi dưỡng khả năng thể hiện nét đặc thù của mọi vật cần giúp cho
trẻ tập so sánh, đối chiếu các bộ phận của chúng với các hình học cơ bản, tìm
ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng và từ đó mà nhận ra vẻ đa dạng,
phong phú về hình. Giúp trẻ đònh hướng trong không gian, tập xác đònh các vò
trí sắp đặt của các chí tiết trong cấu trúc sự vật ở nhiều tư thế khác nhau..
Tập cho trẻ khám phá, hiểu được tính hệ thống của các màu sắc theo thứ tự
của màu cầu vồng. Dạy trẻ tích cực sử dụng các đường nét, các hình hình
học, hình tự nhiên đơn giản dể tạo ra các đường hoa văn. Tập tạo nhòp khi
xây dựng các bố cục trang trí theo hàng, đối xứng theo trục, đăng đối và
không đối xứng, Tích cực cho trẻ làm quen và học hỏi các phương thức trang
trí mang tính dân tộc. Để bồi dưỡng khả năng sáng tạo cần tăng cường nội
dung miêu tả theo chủ đề, theo dự đònh sáng tạo của riêng trẻ. Trước hết cần
tích cực cho trẻ lựa chọn nội dung từ những hiểu biết của trẻ về cuộc sống
xung quanh. Từ nhữmh kinh nghiệm giao tiếp, từ những suy nghó, cảm xúc
của mình, cần bồi dưỡng tri giác không gian và tư duy không gian, bồi dưỡng
khả năng xáx đònh quan hệ giữa không gian 3 chiều với không gian 2 chiều
để thể hiện chiều sâu, thể hiện các tầng cảnh trong bố cục tranh. Dạy trẻ làm
quen với một số nguyên ta71c đơn giản của luật phối cảnh (phối cảnh đường
nét, phối cảnh không gian).

Để tạo sự linh hoạt trong biểu cảm cần tăng cường cho trẻ luyện tập
các kỹ năng mang tính kỹ thuật hình thành các kỹ xảo tạo đường nét liên tục,
uyển chuyển, tập cho trẻ biết tự điều chỉnh nhòp, biên độ cường độ nhấn bút
2
Bài tập tốt nghiệp
tốc độ thao tác chủ động trong việc tả hình, vẽ màu, tạo sự sinh động, phong
phú của các đối tượng miêu tả, tạo vẻ đẹp đa dạng của thế giới hình ảnh, ánh
sáng, màu sắc xung quanh trong tranh trẻ.
Qua tìm hiểu thực tế ở đòa phương, nhất là những điểm trường mẫu
giáo ghép tiểu học cho thấy việc tổ chức tạo hình cho trẻ còn nghèo nàn,
khuôn mẫu, đặc biệt là môn vẽ, do sự thiếu hụt, sự hiểu biết của cô giáo về
thế giới xung qung và cô giáo dạy mẫu giáo còn chưa có nhiều về khiếu vẽ.
Mặt khác lớp học của mẫu giáo còn ghép với tiểu học nên việc bồi dưỡng
các phương thức, kỹ năng thể hiện cho trẻ chủ yếu là vẽ, nặn bằng bút, giấy,
đất nặn. Cô chưa hướng cho trẻ vào hoạt động sát thực cho nên trẻ vẽ chưa
chuẩn, chưa thật, mà chỉ mang tính chất mô phỏng. Cô chưa biết tận dụng tối
đa khả năng sáng tạo của trẻ vào bài vẽ để tạo ra sản phẩm đẹp và thật.
Hiện nay giáo dục mầm non theo xu hướng tích hợp một số hoạt động
khác vào một hoạt động chung cũng như hoạt động tạo hình có thể tích hợp
tác phẩm văn học làm quen môi trường xung quanh, trò chơi … vì vậy việc
giảng dạy cũng còn nhiều khó khăn.
- Trình độ giáo viên đạt chuẩn còn ít, đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế, cô
có làm và thiết kế cũng còn hạn chế vì chưa phong phú và đa dạng. Về phía
học sinh tuy có cùng độ tuổi nhưng sự nhận thức không đồng đều vì trẻ chưa
qua lớp mẫu giáo nhỏ, nên sự truyền thụ kiến thức của cô đến với trẻ, trẻ tiếp
thu cũng không đồng đều. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, học sinh ở rải rác
không tập trung ảnh hưởng đến việc đi học của trẻ hàng ngày không được
thường xuyên. Vì trường ghép với tiểu học cho nên giáo viên chưa thể dự giờ
nhiều với bạn đồng nghiệp, nên cũng ảnh hưởng đến việc học hỏi nâng cao
tay nghề.

Đây cũng là một nguyên nhân làm cho hoạt động tạo hình của trẻ trong
trường mầm non ở nước ta hiện nay và đặc biệt là những lớp mẫu giáo ghép
trong trường tiểu học ở miền nam chưa đạt hiệu quả cao. Muốn phát triển tốt
cho trẻ khả năng cảm thụ và thể hiện một cách sáng tạo trong hoạt động vẽ
thì giáo viên phải có những biện pháp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động vẽ cho
trẻ thật tốt.
3
Bài tập tốt nghiệp
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài :”Thực
trạng và các biệp pháp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở
các lớp mẫu giáo trong trường tiểu học” . Làm đề tài tôi nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Thông qua đề tài nghiên cứu việc bồi dương kỹ năng hoạt động vẽ cho trẻ
5 – 6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ về hoạt động tạo
hình.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU :
3.1/ Khách thể nghiên cứu.
- Hoạt động tạo hình ở trường mầm non tiểu học.
3.2/ Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng và các biệp pháp bồi dưỡng kỹ năng vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở
lớp mẫu giáo trong trường tiểu học.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
4.1/ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
4.2/ Tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức hoạt động tạo hình ở trường mầm
non, đặc biệt là các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng vẽ cho trẻ.
4.3/ Đề xuất một số biện pháp nhằm bồi dưỡng kỹ năng vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi
ở lớp mẫu giáo trong trường mầm non tiểu học.
- Tiến hành làm thực nghiệm để xác đònh hiệu quả giáo dục và biệp pháp
giáo dục đưa ra.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

5.1/ Phương pháp nghiên cứu lý luận : đọc và phân tích tài liệu có liên quan
đến đề tài.
5.2/ Phương pháp quan sát tự nhiên : dự giờ đồng nghiệp.
4
Bài tập tốt nghiệp
5.3/ Phương pháp điều tra bằng phiếu.
5.4/ Phương pháp phân tích.
5.5/ Phương pháp thực nghiệm sư phạm gồm 3 bước :
Bước 1 – Thực nghiệm khảo sát.
Bước 2 – Thực nghiệm hình thành.
Bước 3 – Thực nghiệm kiểm chứng.
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
- Nghiên cứu khả năng vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi.
- Nghiên cứu các lớp mẫu giáo trong trường tiểu học.
PHẦN II : NỘI DUNG : GỒM BA CHƯƠNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM Ở TUỔI MẦM NON.
1.1/ Bản chất hoạt động tạo hình của trẻ em.
Bản chất hoạt động tạo hình là một khía cạnh của sự phát triển tâm lý
của trẻ em.
Hiểu theo nghóa rộng, hoạt động tạo hình của trẻ em được xem như một
quá trình lónh hội các kinh nghiệm xã hội. Còn xét ở phạm vi hẹp, trong các
hoạt động ở lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình được coi là một hoạt động
mang tính sáng tạo nghệ thuật, nghóa là nó diễn ra thông qua sự lónh hội của
trẻ các phẩm chất năng lực tâm lý đặc trưng cho con người và được in dấu
trong nền văn hoá vật chất và tinh thần của xã hội. Vậy hoạt động tạo hình
của trẻ là một hoạt động có nguồn gốc xã hội.
1.2/ Đặc điểm của hoạt động tạo hình ở lứa tuổi mầm non.
5
Bài tập tốt nghiệp

Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo là một hoạt động sáng tạo nghệ
thuật thực thụ. LX Vugotxki khẳng đònh :
Kinh nghiệm của trẻ nghèo hơn kinh nghiệm của người trưởng thành-
Mối quan hệ của trẻ với môi trường ít phức tạp hơn.
Bởi nó khác xa với hoạt động tạo hình của một hoạ só trưởng thành.
Hoạt động tạo hình của trẻ không nhằm mục đích tạo ra sản phẩm phục vụ xã
hội. Kết qủa to lớn nhất mà hoạt động tạo hình mang lại cho lứa tuổi mầm
non là sự biến đổi phát triển của chính bản thân chủ thể, nó thể hiện các đặc
điểm của một nhân cách đang được hình thành.
- Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo thể hiện rõ “tính duy kỷ”. Tính
duy kỷ làm cho trẻ đến với hoạt động tạo hình một cách dễ dàng. Mối quan
tâm chính trong hoạt động tạo hình của trẻ tập chung vào sự thể hiện, biểu
cảm chứ chưa phải là giá trò nghệ thuật thực sự của tác phẩm. Trẻ càng nhỏ
càng ít quan tâm tới người xem, trẻ “vẽ cái gì” chứ phông phải “vẽ như thế
nào”. Trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì và cố gắng truyền đạt những suy nghó,
thái độ, tình cảm của mình trước những gì được miêu tả. Bởi vậy sự hạn chế
khả năng tạo hình thường được bù đắp rất tích cực bằng âm thanh, lới nói, cử
chỉ, điệu bộ ….. Sự chú tâm vào ý tưởng thường làm cho trẻ hài lòng với các
hình vẽ sơ đồ đơn giản thể hiện thế giới xung quanh bằng con mắt trẻ.
- Cùng với “tính duy kỷ”, “tính không chủ đònh” trong các quá trình
tâm lý cũng tạo cho các sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ vẻ hấp dẫn
riêng. Trong tạo hình trẻ mẫu giáo chưa có khả năng độc lập suy tính công
việc sắp tới một cách chi tiết, các ý đònh thường nảy sinh một cách tình cờ,
thường bò thay đổi bởi yếu tố ngẫu nhiên trong quan sát, trong trí nhớ hay
trong cảm xúc.
Do đặc điểm lứa tuổi (tính không chủ đònh ban đầu bao trùm mọi quá
trình tâm lý) trẻ nhanh chóng bò ức chế bởi các cái cũi. Vì thế trong qúa trình
cho trẻ tri giác, tích lũy biểu tượng, hình thành các hình tượng, chúng ta cần
luôn thay đổi các hình thức tổ chức kết hợp với các loại đồ chơi để cho trẻ
niềm say mê hứng thú với tiết học, tăng cường khả năng độc lập sáng tạo

trong hoạt động tạo hình. Việc lựa chọn nguyên vật liệu để trẻ sử dụng trong
quá trình tạo hình thúc đẩy niềm say mê vốn có ở trẻ thơ.
6
Bài tập tốt nghiệp
Tóm lại : Hoạt động tạo hình ở tuổi mầm non là trẻ miêu tả những gì
nó biết, nó cảm, nó nghó chứ chưa hẳn là những gì nó nhìn thấy và sẽ miêu tả
chúng như thế nào ? Đây là một đặc điểm đáng lưu ý mà người ta đã tận
dụng để đi sâu tìm hiểu tâm lý trẻ.
1.3/ Đặc điểm khả năng tạo hình của trẻ mẫu giáo lớn.
Để có một khả năng phát triển tạo hình cần phải trải qua một quá trình
liên tục, có hệ thống. Nếu như lứa tuổi mẫu giáo bé là nền tảng sự khát triển
khả năng tạo hình cho lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, thì lứa tuổi mẫu giáo nhỡ lại là
cầu nối cho sự phát triển khả năng tạo hình ở mẫu giáo lớn, vốn được coi là
bước đệm hết sức cần thiết để chuần bò cho trẻ vào học ở trường phổ thông.
Mỗi lứa tuổi đều có một vai trò nhất đònh trong quá trình phát triển khả năng
tạo hình của trẻ. Đó là mối quan hệ xuyên suốt không thể tách rời.
Chính vì vậy ở mỗi lứa tuổi đều cần có những yêu cầu riêng biệt để
phù hợp với tâm sinh lý trẻ. Tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã có sự phát triển mạnh
về thể lực và độ khéo léo của đôi bàn tay. Vì vậy trẻ miêu tả được đặc điểm
về hình dáng đường nét, bố cục và mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng
khi vẽ nặn, cắt, xé, dán. Trẻ mẫu giáo lớn tìm hiểu cái đẹp trong ảnh, đồ
dùng, đồ chơi và trong thiên nhiên, nhận biết sự thay đổi của thiên nhiên và
loài vật qua màu sắc, hình dáng, bố cục. Trẻ có thể diễn đạt những cảm xúc
của mình bằng lời và bằng sản phẩm một cách có mục đích. Ở tuổi mẫu giáo
lớn trẻ đã biết bàn bạc để nêu lên ý đònh chung khi tạo sản phẩm tập thể.
Biết tự giới thiệu sản phẩm của mình và nêu nhận xét về sản phẩm của bạn.
Từ đó giúp trẻ hệ thống hoá và chuẩn xác các biểu tượng, nâng cao chất
lượng sản phẩm tạo hình, đồng thời tạo bước đệm vững chắc, phát triển khả
năng tạo hình ở lứa tuổi phổ thông.
2. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN

TOÀN DIỆN CỦA TRẺ MẪU GIÁO.
Từ ngay những năm đầu tiên của cuộc sống, trẻ đã bò lôi cuốn một
cách vô ý thức vào ấtt cả những gì trong sáng và hấp dẫn, chúng thích thú với
những đồ chơi và màu sắc rực rỡ, những âm thanh và nhòp điệu rộn rã vui
tươi. Tất cả những cái đó gây cho trẻ cảm giác vui sướng.
7
Bài tập tốt nghiệp
Từ “đẹp” sớm đi vào cuộc sống của trẻ, tình yêu cái đẹp trong thiên
nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật, thực chất đó là hình được khêu
gợi bởi những xúc cảm về cái đẹp. Quá trình tri giác cho hoạt động tạo hình,
tạo điều kiện cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với cái đẹp, nghóa là trẻ phải tập quan
sát, tập nhận biết, cảm nhận các đặc điểm thẩm mỹ của đối tượng (hình
dáng, màu sác, kích thước, cấu trúc, tỉ lệ, vò trí, không gian…)
Trong quá trình này trẻ nắm bắt đầy đủ chính xác các đặc điểm, các vẻ
bên ngoài của đối tượng và xuất hiện cảm xúc về cái đẹp trong (hình dáng,
màu sắc, nhòp điệu …). Đó chính là cảm xúc thẩm mỹ.
Từ những cảm xúc này, dần dần hình thành ở trẻ tình cảm thẩm mỹ,
quá trình thể hiện các cảm xúc thẩm mỹ của trẻ ngày càng trở nên sâu sắc và
trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ ngày càng trở nên phóng phú
hơn.
Do đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo mà ở lứa tuổi này được
coi là thời kỳ “hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ. Vì vậy vai trò của hoạt
động tạo hình đồi với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là vô cùng
quan trọng. Xúc cảm qua hoạt động tạo hình sẽ trở thành tài sản riêng của
những tài năng cho tương lai.
Một nhà giáo dục Xô Viết đã nói : “Phải giáo dục cho trẻ em biết yêu
cái đẹp từ tuổi bé nhất, vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách
con người.”.
Bước sang tuổi thứ 6 trẻ cần được cung cấp biểu tượng và tạo hứng thú
cho trẻ. Mở rộng hiểu biết về những vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung

quanh qua màu sắc, hình dáng, đường nét, bố cục, tỉ lệ, không gian … Nhằm
tạo cho trẻ có nhiều biểu tượng đa dạng, phong phú về thế giới xung quanh.
Tiết học tạo hình là một tiết học tổng hợp trẻ được tham gia tích cực
vào nhiều quá trình chức năng, tâm lý, sinh lý khác nhau (óc quan sát, cảm
giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng).
Hoạt động tạo hình càng được tổ chức phong phú bao nhiêu đứa trẻ sẽ
càng có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với thế giới xung quanh bấy nhiêu.
8
Bài tập tốt nghiệp
Nhờ đó mà trẻ sẽ tích lũy thêm cho mình vốn hiểu biết phong phú hơn,
củng cố những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tất cả những kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo mà trẻ lónh hội được trẻ vận dụng trên sản phẩm của mình theo
trí tưởng tượng sáng tạo.
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO
HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON.
3.1/ Các phương pháp tổ chức cho học sinh tạo hình của trẻ mầm non.
Chất lượng hoạt động tạo hình, tính sáng tạo trong các sản phẩm tạo
hình của trẻ phụ thuộc phần lớn ở cách thức sử dụng các phương pháp, biện
pháp tổ chức hoạt động nhằm hình thành ở trẻ cảm xúc thẩm mỹ, mở rộng
cho trẻ vốn hiểu biết, vốn kỹ năng, kỹ xảo và năng lực tạo hình.
Tạo hình là một môn học tổng hợp, ở đó trẻ không chỉ được rèn luyện
kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ mà còn được hình thành các cảm xúc thẩm
mỹ, phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo ở trẻ. Vì thế khi tổ chức học sinh
tạo hình cho trẻ cần đưa các phương pháp, biện pháp và cách thức sao cho
phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ. Không nên đưa các nội dung quá khó
khăn hoặc quá dễ đến trẻ, và điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của
trẻ.
Các phương pháp tổ chức hoạt động theo kiểu truyền thống được phân
loại theo nguồn cung cấp các tri thức kỹ năng kỹ xảo, đó là phương pháp :
trực quan, dùng lới nói thực hành.

Tuy nhiên các phương pháp, biện phát tổ chức hoạt động của trẻ cần
được phân loại không chỉ dựa vào nguồn cung cấp thông tin mà còn phải dựa
vào cả bản chất của môn học, vào mục đích, nhiệm vụ của từng thể loại hoạt
động (vẽ, nặn, xé, dán …), vào từng yêu cầu cụ thể của giờ học đồng thời dựa
vào những đặc điểm lứa tuổi và trình độ của nhóm trẻ cũng như các cá nhân
trong đó.
Khi phân tích các hệ thông phương pháp dạy học và giáo dục thẩm mỹ,
các nhà sư phạm đẵ nhận thấy hệ thống phương pháp do các nhóm các nhà lý
luận dạy học : I.Ia Lenner, IU K.Babanxki … đưa ra là phù hợp hơn cả với
9
Bài tập tốt nghiệp
việc tổ chức học sinh tạo hình. Hệ thống các phương pháp biện pháp này tạo
điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức hợp lý các khâu tự giác thẩm mỹ,
lónh hội ngôn ngữ tạo hình, bồi dưỡng kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, đồng
thời qua đó hình thành thái độ tình cảm và các hành vi giao tiếp mang tính
thẩm mỹ, đạo đức.
Có thể nói hệ thống phương pháp dạy học và giáo dục thẩm mỹ do I.Ia
Lenner đứng đầu hiện nay đang được sử dụng và đạt được nhiều kết qủa khả
quan trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho lứa tuổi mầm non.
Hệ thống các phương pháp dạy học này gồm các nhóm phương pháp sau :
- Nhóm phương pháp thông tin tiếp nhận : Cung cấp cho trẻ những tri
thức hiểu biết, phương thức hành động.
- Nhóm phương phát thực hành ôn luyện (tái hiện) : Nhằm hình thành
các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.
- Nhóm phương pháp tìm tòi sáng tạo (tình huống) : Nhóm này được sử
dụng để hình thành kinh nghiệm sáng tạo.
- Nhóm các biện pháp mang tính chơi.
Vài nét về việc sử dụi(g nhóm các biện pháp, phương phát tổ chức học
sinh tạo hình.
4. NHÓM CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG TIN TIẾP NHẬN.

Đây là các phương pháp tạo điều kiện cho trẻ phát triển tri giác thẩm
mỹ, giúp trẻ hiểu ra được nội dung miêu tả (hiểu được mối quan hệ thống
nhất giữa nội dung và hình thức của đối tượng miêu tả) hình thành hứng thú
và tình cảm thẩm mỹ, bồi dưỡng thò hiếu thẩm mỹ.
Nhóm phương pháp này bao gồm các quá trình tổ chức, quan sát đối
tượng miêu tả chỉ dẫn các phương thức hoạt động nhằm thể hiện các đối
tượng quan sát.
Trong nhóm phương pháp này có 3 phương pháp cơ bản : Quan sát, chỉ
dẫn và dùng lới nói.
10
Bài tập tốt nghiệp
Nếu chúng ta chỉ áp dụng phương pháp này trên tiết học tạo hình thôi
thì trẻ khó lòng có thể phát triển tri giác thẩm mỹ, hiểu nội dung miêu tả và
đặc biệt là bồi dưỡng thò hiếu thẩm mỹ bởi vì trên các tiết học chính thì thới
gian dành cho trẻ tri giác thường chỉ là 4 – 5 phút mà thôi. Trong khoảng một
thời gian ngắn như vậy thì làm sao trẻ có thể tiếp thu được những gì về đối
tượng cần miêu tả. Để bổ sung cũng như củng cố cho trẻ hiểu biết về thế giới
xung quanh thì cần phải tổ chức thêm nhiều hình thức hoạt động tạo hình
phong phú hơn. Một trong những phương pháp quan trọng khi tổ chức tạo hình
ngoài tiết học cho trẻ là nhóm phương pháp thông tin tiếp nhận, trong nhóm
phương pháp này có 3 phương pháp cơ bản là : Quan sát, chỉ dẫn và dùng lời
nói.
4.1/ Phương pháp quan sát.
Trong tạo hình, người ta tổ chức cho trẻ quan sát các sự vật thật, các
hiện tượng có thực trong tự nhiên và xã hội, các tác phẩm nghệ thuật … đồng
thời cho trẻ quan sát quá trình sử dụng các phương tiện truyền cảm trong tạo
hình. Nhờ có quá trình này mà trẻ có nhiều hiểu biết về cái đẹp trong thế
giới xung quanh và nắm dần phương thức tạo ra cái đẹp. Quá trình quan sát
cần được thực hành một cách sinh động để gây hứng thú và hình thành các
tình cảm thẩm mỹ. Muốn vậy người ta kết hợp rất nhiều các biện pháp kích

thích xúc cảm (bài hát, câu thơ, câu đố …) và các biện pháp hình thức chơi.
Việc sử dụng các biện pháp kích thích xúc cảm cho trẻ không chỉ tiến hành
trên các tiết học tạo hình mà còn sử dụng khi tổ chức các hoạt động tạo hình
ngoài tiết học. Nhờ đó mà vốn hiểu biết về cái đẹp cũng tăng lên, dần dần
hình thành những cảm xúc thẩm mỹ.
4.2/ Phương pháp chỉ dẫn.
Quá trình chỉ dẫn là quá trình giúp trẻ lónh hội các phương thức tạo hình
(cách thức miêu tả). Qua chỉ dẫn người ta tập cho trẻ cách sử dụng các loại
dụng cụ, vật liệu, chất liệu theo đúng cách. Đồng thời tập cho trẻ sử dụng các
phương tiện truyền cảm mang tính tạo hình (đường nét, màu sắc, hình dạng,
bố cục …) để thể hiện các hình tượng qua các hoạt động vẽ, nặn, xếp, dán.
11
Bài tập tốt nghiệp
Việc nắm bắt các phương thức miêu tả sẽ trở nên dễ dàng nếu như có
nhiều hình thức phong phú và sự thay đổi thường xuyên các biện pháp. Vì thế
trên các giờ học tạo hình ngoài tiết học, trẻ cần được chỉ dẫn cụ thể, kết hợp
các biện pháp mang tính chơi vui vẻ. Việc chỉ dẫn được tiến hành nhẹ dàng
phù hợp với sự tiếp thu của trẻ. Thông qua việc chỉ dẫn trên các giờ hoạt
động tạo hình ngoài tiết học trẻ sẽ được lónh hội các phương thức tạo hình
một cách hứng thú và nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho trẻ tiếp nhận
những kỹ năng tạo hình trên các giờ học chính và làm cho tiết học của trẻ có
sức thu hút hơn. Đặc biệt thông qua phương pháp chỉ dẫn các tiết học và
ngoài tiết học mà sản phẩm tạo hình của trẻ có kết quả hơn.
4.3/ Phương pháp dùng lới nói.
Trong nhóm thông tin tiếp nhận việc lời nói là rất quan trọng. Đó là
những lời giải thích , lời hướng dẫn, những lời kể, những câu hỏi, câu trả lời,
cũng có khi là bài hát, câu thơ, câu chuyện, câu đố … Những lời nói của cô
giáo phải rất chính xác, cụ thể và phải khơi dạy được ở trẻ những tình cảm
tích cực. Những câu chuyện, bài thơ hay, bài hát được sử dụng trong quá trình
này cần giúp trẻ hiểu một cách chính xác, đầy đủ và có thể hình dung một

cách rõ nét về vẻ đẹp của đối tượng quan sát, đồng thời dẫn dắt trẻ tới những
quá trình xúc cảm, tình cảm, tưởng tượng sáng tạo.
Cùng với lỏi nói của cô thì lới nói của trẻ cũng đóng vai trò rất quan
trọng trong các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình. Đặc biệt trong quá trình
quan sát trẻ đàm thoại, trao đổi với nhau, thể hiện các cảm xúc, suy nghó, và
phải liên hệ được những gì đã làm và những gì sẽ làm. Trẻ có thể trao đổi về
đề tài mới và phương thức thực hiện, miêu tả bằng lới và trình bày ý đồ sáng
tạo của mình.
Khi tổ chức hoạt động tạo hình ngoài tiết học, phương pháp dùng lời
nói cũng đóng vai trò quan trọng. Trong quá trình quan sát trẻ không những
đàm thoại với cô mà còn có sự trao đổi với nhau giữa các trẻ. Thông qua đó,
chúng ta có thể biết được trẻ đã tri giác được những gì và những ý tưởng gì,
đồng thời dẫn dắt trẻ tới những cảm xúc thẩm mỹ, tưởng tượng sáng tạo.
4.4/ Nhóm phương pháp thực hành ôn luyện.
12
Bài tập tốt nghiệp
Đây là hệ thống các hành động, hoạt động của nhà sư phạm với trẻ
nhằm giúp trẻ củng cố vốn hiểu biết, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo
tạo hình.
Phương pháp này bao gồm các tình huống miêu tả, các bài tập tạo điều
kiện cho trẻ lập lại, nhớ lại và vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và
học sinh thực tiễn tạo hình.
Các bài tập ôn luyện cần được lưu ý ngay từ các lớp bé, nhưng các hình
thức tổ chức và nội dung thì cần biến đổi cho phù hợp với lứa tuổi, phù hợp
với hứng thú và vốn hiểu biết của trẻ. Các bài tập thực hành ôn luyện cần
phải nhằm hình thành ở trẻ các khả năng miêu tả khái quát, nhằm tạo điều
kiện cho trẻ độc lập mở rộng phạm vi các đối tượng miêu tả và thể hiện một
cách tự do các xúc cảm của mình đối với những gì mình miêu tả. Để thực
hiện được các bài tập đó trẻ phải có vốn biểu tượng phóng phú, cảm xúc
thẩm mỹ tích cực. Mà để có được vốn biểu tượng cũng như cảm xúc phong

phú thì trẻ không chỉ được hoạt động trên các tiết tạo hình mà còn phải được
hoạt động ngoài các tiết tạo hình nhằm mở rộng phạm vò đối tượng, biểu
tượng về thế giới xung quanh cũng như hình thành cho trẻ những cảm xúc về
cái đẹp. Dựa trên các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình phong phú kết hợp
với các biện pháp chơi vui vẻ mở rộng phạm vi đối tượng miêu tả, tạo điều
kiện cho trẻ nhớ lại và thể hiện một cách tự do những cảm xúc, tình cảm đối
với những gì miêu tả.
4.5/ Nhóm phương pháp tìm tòi sáng tạo (tình huống tìm kiếm):
Các phương pháp, biện pháp tìm tòi sáng tạo được đưa ra trong hệ
thống các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình nhằm không chỉ hình
thành ở trẻ khả năng tái hiện các hình ảnh mà còn bồi dưỡng cho trẻ khả
năng độc lập xây dựng những hình tượng mới, phát triển ở trẻ khả năng hoạt
động sáng tạo, tìm kiếm các phương pháp giải quyết, thực hiện những ý
tưởng mà mình nghó ra. Nhóm các phương pháp tìm tòi sáng tạo bao gồm các
bài tập yêu cầu trẻ quan sát tìm kiếm, phát hiện sửa chữa và tìm ra các
phương pháp giải quyết nhiệm vụ tạo hình mới, hình thành và thực hiện các ý
đồ tạo hình. Bắt đầu từ bài tập miêu tả theo tình huống có vấn đề, theo các
điều kiện, tìm kiếm từng phần và dần dần đến các bài tập với yêu cầu cao
13
Bài tập tốt nghiệp
của khả năng độc lập tổ chức, quá trình miêu tả phải dựa trên trí tưởng tượng
sáng tạo của trẻ.
Bằng phương pháp tổ chức cho trẻ em tìm kiếm từng phần người ta dựa
vào quá trình dạy học những yếu tố sơ đẳng của dạy học sáng tạo. Để thực
hiện những bài tập tìm kiếm từng phần cần phát triển ở trẻ vốn kinh nghiệm,
vốn biểu tượng, hình tượng đồng thời phát triển tư duy sáng tạo. Việc tổ chức
cho trẻ tri giác thực hiện kết hợp với tri giác các tác phẩm nghệ thuật và vận
dung trò chơi mang tích sáng tạo cần phải được coi là một trong những điều
kiện quan trọng để thực hiện những bài tập tìm kiếm từng phần.
Phương pháp tìm tòi sáng tạo được sử dụng khi nhà sư phạm muốn

hướng cho trẻ thực hiện bài tập sáng tạo một cách độc lập, miêu tả theo ý đồ
tạo hình riêng cho trẻ. Muốn làm được các bài tập đó trẻ phải tích lũy cho
bản thân vốn biểu tượng khá phong phú để có khả năng tái hiện lại những
hình ảnh, đặc biệt là khả năng độc lập xây dựng những hình tượng mới dựa
trên những cái đãù có.
Việc giúp cho trẻ hình thành ý đồ tạo hình là một công việc khó khăn,
bởi vậy cần huy động, phối hợp nhiều biện pháp, nhiều hình thức và phương
tiện hoạt động khác nhau để giúp trẻ có những ý tưởng mới.
4.6/ Nhóm các biện pháp mang tính chơi.
Việc sử dụng các biện pháp mang tính chới trong hoạt động tạo hình
rất cần được quan tâm, bởi lẽ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo không
phải trẻ dành nhiều thời gian cho nó, mà chính là những tròø chơi đã gây ra
những biến đổi về chất trong tâm lí trẻ, nó chi phối các hoạt động khác, làm
cho chúng mang màu sắc độc đáo của lứa tuổi mẫu giáo.
Trò chơi còn được sử dụng như một phương tiện giáo dục, như một
phương tiện truyền đạt những kinh nghiệm xã hội.
Hoạt động tạo hình và hoạt động vui chơi của trẻ có được mối quan
tâm mật thiết, đều là những hoạt động có nguồn gốc xã hội. Vì thế hoạt động
tạo hình của trẻ được xem như một quá trình lónh hội các kinh nghiệm xã hội
(theo V.X.Mukhani).
14
Bài tập tốt nghiệp
Các biện pháp mang tính chơi được sử dụng trong các phương pháp tổ
chức hoạt động tạo hình không phải với tư cách là một phương pháp riêng mà
là các biện pháp tích cực, bổ trợ cho các nhóm phương pháp khác nhằm thực
hiện mục đích, nhiệm vụ của bộ môn tạo hình. Đó là :
- Các tình huống mang tích chơi trong hoạt động tạo hình.
- Các trò chơi.
- Các biện pháp tổ chức cho trẻ cảm thụ, thể hiện và hoạt động sáng
tạo mang tích chất chơi ở hình thức chơi.

Chơi trong tạo hình không chỉ đơn thuần là sự nhớ lại, lặp lại những ấn
tượng đã trải nghiệm mà đó là cả một sự gia công nhào nặn chế biến tổng
hợp các kinh nghiệm nhằm tạo nên một thực hiện mới mẻ phù hợp với nhu
cầu và sở thích của chủ thể hoạt động.
Khác với trò chơi bình thường, yếu tố chơi được đưa vào hoạt động tạo
hình không chỉ nhằm vào quá trình hoạt động mà còn nhằm vào kết quả hoạt
động, có nghóa là trong khi chơi trẻ không chỉ trải nghiệm các kinh nghiệm
trước đó mà còn tạo nên những hình ảnh mới mẻ mang tính nghệ thuật và trẻ
cần được tham gia đánh giá, thưởng thức hững thành quả lao động của mình.
Hiệu qủa của việc sử dụng trò chơi trong các tiết học tạo hình hoặc các
hình thức tổ chức hoạt động tạo hình ngoài tiết học phụ thuộc rất nhiều vào
cách tạo ra động cơ chơi. Sự xuất hiện của động cơ chơi đòi hỏi ở trẻ không
chỉ hiểu biết phong phú về hiện thực xung quanh mà còn những tổ chức xúc
cảm thích hợp.
Đặc biệt khi chúng ta tổ chức các hình thức hoạt động tạo hình ngoài
tiết học, yếu tố chơi có vai trò quan trọng để buổi hoạt động đạt những kết
quả cao. Nhờ những yếu tố chơi mà trẻ cảm thấy thoải mái, tự do thể hiện
cảm xúc của mình chứ không nghó rằng đây là một tiết học tạo hình chính. Vì
vậy trẻ có thể dễ dàng lónh hội được những kinh nghiệm về thế giới xung
quanh và thể hiện nó bằng những hình ảnh mang tính nghệ thuật giúp cho
quá trình tổ chức các tiết học tạo hình dễ dàng hơn.
15
Bài tập tốt nghiệp
Có thể nói nhóm các biện pháp mang tính chơi là một trong những biện
pháp quan trọng hàng đầu hỗ trợ cho việc tổ chức hoạt động tạo hình ở trường
mầm non trở nên hấp dẫn và kích thích trẻ tiếp cận gần với bộ môn này.
5. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ
MẦM NON :
Để tổ chức học sinh tạo hình cho trẻ ở trường mầm non, chúng ta có hai
hình thức quan trọng :

- Tổ chức hoạt động tạo hình tiết học tạo hình.
- Tổ chức hoạt động tạo hình tiết học.
5.1/ Các tiết học tạo hình.
Trên thực tế cho thấy việc tổ chức hoạt động tạo hình trên tiết học
đang được coi là hình thức quan trọng, được các trường mầm non quan tâm
nhiều nhất.
Có nhiều loại tiết học tạo hình .
- Tiết học theo nhóm nhỏ : Là tiết học tổ chức cá nhân hoặc với những
trẻ gặp khó khăn trong bộ môn tạo hình. Nội dung của các tiết học này không
theo một hệ thống chương trình chặt chẽ, tuy nhiên vẫn cần được chuẩn bò và
có kết quả từ trước.
Tiết học theo nhóm lớn : Nội dung của loại tiết học này cũng bám sát
vào chương trình tạo hình. Sự tham gia của trẻ vào các tiết học này không
phải là bắt buộc đối với toàn lớp. Trên các giờ học này giáo viên lần lượt làm
việc với các nhóm, cung cấp cho trẻ hiểu biết, rèn luyên cho trẻ các kỹ năng
nhằm phục vụ cho tiết học bắt buộc với cả lớp. Chương trình dạy học trong
các tiết học với nhóm được giáo viên lựa chọn tuỳ theo điều kiện của lớp, tuỳ
theo hứng thú của trẻ.
Loại tiết học mang tính chủ đạo : Là tiết học bắt buộc với cả lớp.Nó
đóng vai trò chủ lực mà ở đó người ta bồi dưỡng, rèn luyện cho trẻ một cách
có hệ thống theo một chưng trình nhất đònh.
16
Bài tập tốt nghiệp
- Trên tiết học của bộ môn, các hoạt động khác, hoạt động tạo hình
không đóng vai trò chủ đạo, các nhiệm vụ tạo hình không phải là nhiệm vụ
chính, nhưng ở đó người ta có thể kết hợp giải quyết các nhiệm vụ phát triển
khả năng hoạt động tạo hình của trẻ có thể đưa vào đó có yếu tố của hoạt
động tạo hình.
Các tiết học tạo hình trong trường mầm non được phân theo các loại
hình của hoạt động tạo hình, đó là các tiết : vẽ, nặn, xếp dán (xé dán và cát

dán). Ngoài ra còn một số tiết học mang tính ứng dụng như : xếp hình, gấp
giấy…
Thể loại các tiết học tạo hình được phân loại theo cơ sở của sự hình
thành hình tượng :
Chúng bao gồm ba loại ;
- Các tiết học tạo hình theo mẫu.
- Các tiết học tạo hình theo đề tài.
- Các tiết học tạo hình theo ý thích.
5.2/ Tiết học tạo hình theo mẫu.
Là loại tiết học mà ở đó trẻ phải miêu tả, tái hiện một cách tương đối
chính xác hình ảnh của đối tượng miêu tả. Trên các tiết học này người ta
cung cấp kiến thức, những hiểu biết tương đối đầy đủ, chính xác vế đối tượng
miêu tả để giúp trẻ hình thành những biểu tượng một cách rõ nét và tiếp thu
những ấn tượng ban đầu một cách sâu sắc.
Dây là hình thức miêu tả theo hệ thống biểu tượng tri giác một cách
trực tiếp, quan sát mẫu trực tiếp, nếu ta cung cấp trước cho trẻ biểu tượng đó
ngoại các tiết học đó một cách cụ thể thì nó tạo điều kiện thuận lợi hơn để
rèn luyện phát triển ở trẻ khả năng dánh giá bằng mắt, trí nhớ thò giác. Khi
trẻ đã có những ấn tượng, những hình ảnh về đối tượng mình miêu tả thì quá
trình cho trẻ thể hiện (tái hiện) những hình ảnh tri giác tốt hơn. Trong các tiết
mẫu sản phẩm phải giống nhau, sự tương đối giữa hình ảnh được miêu tả chủ
yếu của các loại tiết này là những sự vật đơn lẻ có cấu trúc tương đối đơn
17
Bài tập tốt nghiệp
giản. Mục đích là tập cho trẻ quan sát , cung cấp các hiểu biết, các kỹ năng ,
kỹ xảo.
5.3/ Tiết tạo hình theo đề tài.
Đây là tíet mang tính chất ôn luyện, ở đó trẻ phải sử dụng các biểu
tượng, hiểu biết đã được tích lũy, cất giữ trong trí nhớ để tái tạo lại hình ảnh
mà nó không nhìn thấy trực tiếp. Tiết học tạo hình theo đề tài còn có thể hiểu

là tạo hình theo trí nhớ hoặc theo sự hình dung (không có mẫu để quan sát
trực tiếp).
Các hình ảnh mà trẻ tái hiện lại trong loại tiết học này ban đầu thường
ở trong trạng thái, tư thế giống như ở thời điểm mà trẻ đã được tri giác trực
tiếp trước đó.
Mục đích của loại tiết này là phát triển trí nhớ hình tượng, phát triển
tưởng tượng tái tạo, rèn luyện khả năng hoạt động tích cực độc lập. Nội dung
miêu tả ở loại tiết này thường thể hiện mối liên hệ đơn giản giữa các sự vật
theo một nội dung (theo một đề tài hay một chủ thể).
5.4/ Tiết tạo hình theo ý thích :
Được coi là loại tiết miêu tả theo khả năng tưởng tượng sáng tạo, thể
hiện những biểu tượng hình tượng mà khả năng tưởng tượng sáng tạo tạo nên.
Mục đích của loại tiết này là hình thành và phát triển ở trẻ là khả năng
hoạt động tích cực độc lập sáng tạo và tưởng tượng sáng tạo. Nội dung miêu
tả của các tiết này là thể hiện các quan hệ tương đối phức tạp giữa các sự vật
hiện tượng trong thế giới xung quanh, là sự tổng hợp, phối hợp của những nội
dung mà trẻ đã thể hiện trên các tiết tạo hình theo mẫu hoặc đề tài.
6/ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH NGOÀI TIẾT HỌC .
6.1/ Vài nét về các hình thức giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Sự phát triển trí tuệ của trẻ diến ra trong đời sống hàng ngày của
chúng, trong quá trình giao tiếp với người lớn, chơi vời các bạn cùng tuổi,
trong lao động, trong các buổi đi dạo, cũng như trong quá trình dạy học có hệ
18
Bài tập tốt nghiệp
thống trên các tiết học ở trường mẫu giáo. Do hình thức hoạt động của trẻ ở
trường phổ thông là học tập, còn ở trẻ mấu giáo hoạt động củ yếy là vui chơi
nên nội dung và cách thức tổ chức các hình thức dạy học ở trường mầm non
cũng rất khác so với trường phổ thông. Các tiết học ở trường mầm non có
nhiệm vụ cung cấp co trẻ những tri thức xác thực về khoa học, nhưng rất sơ
đẳng về các sự vật hiện tượng xung quanh. Đó là những tri thức văn hoá

chung nhất biểu hiện dưới dạng những biểu tượng gần gũi, dễ hiểu đối với trẻ
em, những mối liên hệ, quan hệ đơn giản, những nguyên nhân gần gũi giữa
các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh. Khối lượng tri thức và kỹ
năng cung cấp cho trẻ mẫu giáo trên các tiết học không đáng kể so với phổ
thông. Song khối lượng tri thức đó có ý nghóa quan trọng để phát triển trí tuệ.
Có thể nói hình thức cơ bản của dạy học ở mẫu giáo là “tiết học”, song
số lượng tiết học trong mỗi ngày là rất ít (từ 1-2 tiết), với thời gian dành cho
tiết học cũng rất ngắn (20-25 phút theo độ tuổi). Do đó ngoài các hình thức cơ
bản của dạy học, bên cạnh đó còn có các hình thức hoạt động ngoài tiết học
nhằm bổ trợ cho trẻ vốn hiểu biết và hệ thống tri thức phong phú hơn.
6.2/ Các hình thức tạo hình ngoài tiết học.
Hiện nay cá trường mấm non chưa quan tâm đến tổ chức hoạt động tạo
hình ngoài tiết học cho trẻ. Chủ yếu trẻ chỉ được tiếp cận các hoạt động tạo
hình trên các tiết học bắt buộc, mà số lượng các tiết học tạo hình thì quá ít
nên vốn biểu tương mà trẻ có được trên các tiết học chả đáng là bao. Vì lí do
đó mà sản phẩm tạo hình của trẻ chỉ là sự bắt chước, dập khuôn không có
cảm xúc và chỉ bó gọn trong những gì mà trẻ đã được học, được tri giác.
Để giúp trẻ tiếp thu, tích lũy mở rộng vốn kinh nghiệm tri giác, vốn
biểu tượng, hình tượng phong phú về thế giới xung quanh, cần bổ sung cho hệ
thống các tiết học tạo hình ít ỏi ở trường mầm non bằng hàng loạt các hoạt
động phong phú “mọi nơi, mọi lúc”, trong các giờ học khác, các hoạt động
vui chơi và mọi sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Chính những hoạt động mang
tính tạo hình không bò gò bó, phù hợp với hứng thú và tầm hiểu biết của trẻ
sẽ nuôi dưỡng ở trẻ lòng say mê đối với môn học tạo hình và tạo điều kiện
hình thành ở trẻ tính tích cực nhận thức.
19
Bài tập tốt nghiệp
Có rất nhiều hình thức để tổ chức hoạt động tạo hình ngoài tiết học,
thông qua các hình thức đó giáo viên có thể cung cấp thêm cho trẻ những
kiến thức về cái đẹp, kỹ năng, kỹ xảo, đặc biệt là xúc cảm thẩm mỹ.

Các hoạt động này có thể là quá trình tri giác chuyên biệt ngoài tiết
học cho trẻ tri giác ngoài tiết học và phải được chuẩn bò các bước đấy đủ để
cho trẻ tri giác đối tượng miêu tả được tốt. Hoặc có thể là các hình thức chơi
tạo hình. Hoạt động tạo hình có mối liên hệ rất chặt chẽ với hoạt động vui
chơi cả hai hoạt động cùng là quá trình lónh hội các kinh nghiệm xã hội, quá
trình phản ánh hiện thực xã gội qua lăng kính chủ quan của trẻ. Qua đó sẽ tạo
ra khoảng rộng cho hoạt động của trí tưởng tượng sáng tạo trong tạo hình.
Có thể nói phương châm “học mà chơi, chơi mà học” sẽ rất có hiệu
quả nếu chúng ta biết lồng các biện pháp chơi vào trong phương pháp dạy
học cho trẻ. Nó không chỉ giúp cho trẻ cảm thấy hứng thú đối với hạot động
tạo hình mà thông qua đó trẻ tiếp thu được các tri thức kỹ xảo, tưởng tượng
sáng tạo trong quá trình tri thức đối tượng miêu tả.
CHƯƠNG 2 :
THỰC TRANG VÀ BIỆN PHÁP BỒI DƯỢNG KỸ
NĂNG HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở
CÁC LỚP MẪU GIÁO TRONG TRƯỜNG TIỂU
HỌC.
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài tôi đã tiến hành nghiên cứu tại
trường Tiểu Học Bình Giang 2 huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang (Đây là 1
điểm trường mẫu giáo có ghép chung với tiểu học).
1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ;
1.1/ Quan sát ;
+ Quan sát tự nhiên : Tôi đã dự giờ đồng nghiệp với số tiết là 6 tiết về
nội dung vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi.
20
Bài tập tốt nghiệp
- Trong đó có 2 tiết mẫu : (Vẽ ấm pha trà), (vẽ ngôi nhà)
2 tiết đề tài : Vẽ quà tặng chú bộ đội
Vẽ vườn cây ăn quả
2 tiết vẽ tự do.

+ Đánh giá :
+ Phân tích, ghi chép tiết học và các sản phẩm của trẻ để rút ra mộ số
đánh giá về nội dung trong sản phẩm của trẻ để rút ra một số kết luận về nội
dung sảng phẩm đó và khả năng mở rộng nội dung tạo hình của trẻ.
+ Về phía cô : Cô đã sử dụng vật liệu , như tranh ảnh, mẫu vẽ, bảng
vật thật, đồ dùng, màu, bút vẽ và các phương pháp, biện pháp và các kỹ năng
kỹ xảo trong tạo hình để dạy trẻ vẽ với các nội dung bài vẽ khác nhau.
+ Về phía trẻ : Nội dung tác phẩm : nhiều khi tên của tác phẩm tự nó
đã nói lên chủ đề tư tưởng hoặc nội dung chính của nó.
Hình tượng nhân vật trong tranh cùng với cảnh vật thiên nhiên cũng nói
lên chủ đề tác phẩm.
- Hình thức thể hiện : Cần đề cập đến một số yếu tố như hình ảnh, hình
tượng, cách sắp xếp bố cục, các mảng chính mảng phụ.
-Màu sắc trong tác phẩm, màu sắc có khả năng biểu cảm rất nhiều, các
mảng màu và sự hoà sắc trong một bức tranh đều gợi lên cảm xúc.
-Đánh giá kết quả sự thể hiện nghệ thuật của trẻ tuỳ theo nội dung và
mục tiêu của hoạt động mà kết quả hoạt động của trẻ được đánh giá khác
nhau.
1.2/ Điều tra
- tôi đã tiến hành đàm thoại với cô giáo dạy lớp 5-6 tuổi về thực trạng
và các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động vẽ cho trẻ 5-6 tuổi ở các lớp
21
Bài tập tốt nghiệp
mẫu giáo trong trường tiểu học. Với một số câu hỏi có liên quan đế đề tài
như sau :
- Tại lớp cô trẻ học môn tạo hình có khá không ?
- Các cháu trong lớp vẽ có được không ?
- Trong lớp cô có bao nhiêu trẻ vẽ thể hiện được nội dung theo yêu cầu của
cô ?
- Cô đã dùng những kỹ năng nào để dạy trẻ vẽ ?

- Theo cô khi dạy trẻ vẽ kỹ năng nào kà khó nhất ?
- Khi dạy trẻ các kỹ năng vẽ cô thường gặp những khó khăn gì ?
- Đối với trẻ lớp cô thường hay vẽ ở thể loại nào tốt nhất ?
- Khi vẽ trẻ hay gặp khó khăn ở giai đoạn nào ?
* Sau khi đàm thoại tôi đã dùnh phí6u điều tra cho 6 giáo viên đứng lớp.
22
Bài tập tốt nghiệp
An két dành cho giáo viên mầm non.
* Để bồi dưỡng kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi được tốt xin chò vui lòng
cho biết mộ số ý kiến của mình về những vấn đề sau :
1. Theo chò hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường mầm non có ý nghiã như thế
nào ?
- Rất quan trọng
- Quan trọng
- Không quan trọng
2. Chò đã sử dụng những phương pháp, biện pháp nào để dạy môn tạo hình
(đặc biệt là hoạt động vẽ)
---------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------
3. chò hãy nêu một số kỹ năng bồi dưỡng cho trẻ vẽ ở lớp chò .
---------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------
4. Tại lớp chò, trường chò, chò thấy những khó khăn gì khi chò dạy cho trẻ hoạt
động vẽ (đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi).

---------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
23
Baứi taọp toỏt nghieọp
----------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------
24
Bài tập tốt nghiệp
1.3/ Sau khi đàm thoại và dùng phiếu điều tra tôi đã tiến hành làm thực
nghiệm trên 2 lớp mẫu giáo với 3 loại hình đó là : Vẽ theo mấu, vẽ theo đề
tài và vẽ tự do với những mẫu giáo án sau, theo hình thức đổi mới.
- Mỗi lớp số lượng 30 cháu.
GIÁO ÁN 1 : Vẽ ấm pha trà (mẫu)
Chủ điểm gia đình.
GIÁO ÁN 2 : Vẽ quà tặng chú bộ đội (đề tài)
Chủ điểm một số nghề.
GIÁO ÁN 3 : Vẽ tự do.
* Sản phẩm của trẻ.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×