Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

đề tài ‟ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÔNG THỨC THỨC ĂN LÊN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHÉP (Cyprinus carpio, 1785) TỪ GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG TẠI TRẠI NGỌT HƯNG NGUYÊN”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG-LÂM-NGƯ
----------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGỌT
Đề tài:
‟ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÔNG THỨC THỨC ĂN LÊN TỐC ĐỘ TĂNG
TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHÉP (Cyprinus carpio, 1785) TỪ GIAI
ĐOẠN CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG TẠI TRẠI NGỌT HƯNG NGUYÊN”

GV hướng dẫn: ThS. Lê Minh Hải
Nhóm sinh viên: Đặng Thị Yến
135D6203010012
Võ Thị Thu
135D6203010041
Hoàng Thị Anh 135D6203010056
Kim Văn Long
135D6203010073
Cao Khắc Tùng 1253032087
Lớp:
54K - Nuôi trồng thủy sản

Nghệ An, tháng 6 năm 2016

1


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo ThS. Lê Minh Hải - Trưởng bộ
môn nuôi trồng thủy sản ngọt khoa Nông - Lâm - Ngư đã tận tình và hết lòng giúp đỡ
giúp đỡ nhóm thực hiện, hoàn thành chuyên đề cũng như toàn bộ nội dung thực tập tại


trại.
Xin chân thành cảm ơn đến cán bộ, nhân viên của Trại thực nghiệm nuôi trồng
thủy sản nước ngọt khoa Nông - Lâm - Ngư đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong
suốt thời gian thực tập và thực hiện chuyên đề.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Nuôi trồng thủy
sản nước ngọt cùng với các thầy cô trong khoa Nông - Lâm - Ngư đã tạo điều kiện và
nhiệt tình giúp đỡ nhóm trong quá trình thực tập.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Hưng Nguyên, tháng 6/2016
Nhóm sinh viên
Đặng Thị Yến
Võ Thị Thu
Hoàng Thị Anh
Kim Văn Long
Cao Khắc Tùng

1


MỤC LỤC
2.4. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................................22
Số liệu xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học và sử dụng và sử dụng phần mềm
Microsoft Excel 2007 và phần mềm SPSS 20.0...................................................................24
3.2.1..Tăng trưởng về chiều dài thân......................................................................29
Chiều dài thân trung bình của cá Chép trong thí nghiệm.......................................29
3.2.2. Tăng trưởng về khối lượng của cá Chép......................................................33
3.4.1. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá Chép từ cá hương lên cá giống.............................................................40

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTTN:

Công thức thí nghiệm.

CT:

Công thức

LL:

Lần lặp

2


DANH MỤC CÁC HÌNH
2.4. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................................22
Số liệu xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học và sử dụng và sử dụng phần mềm
Microsoft Excel 2007 và phần mềm SPSS 20.0...................................................................24
3.2.1..Tăng trưởng về chiều dài thân......................................................................29
Chiều dài thân trung bình của cá Chép trong thí nghiệm.......................................29
3.2.2. Tăng trưởng về khối lượng của cá Chép......................................................33
3.4.1. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá Chép từ cá hương lên cá giống.............................................................40

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tốc độ sinh trưởng của cá chép ở Hồ Tây từ 1965-1966 .............................................. 12

Bảng 1.2. Mối quan hệ kích thước, tuổi cá chép và lượng chứa trứng ......................................... 13
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp ..................................................... 20
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của các công thức ăn. ..............................................................20
Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng của các công thức ăn .............................................................. 21
Bảng 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 22
Bảng 2.5. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường ............................................................... 23
Bảng 3.1. Kết quả theo dõi nhiệt độ trong ao bố trí thí nghiệm .................................................... 26
Bảng 3.2. Kết quả theo dõi pH trong ao bố trí thí nghiệm .............................................................28
Bảng 3.3. Chiều dài thân trung bình của cá Chép (mm) ............................................................ 30
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo chiều dài thân ccủa cá Chép (mm/ngày) ................ 32
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài thân của cá Chép (%/ngày) ................... 33
Bảng 3.6. Khối lượng thân trung bình của cá Chép ................................................................... 35
Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng thân của cá Chép (g/ngày) .................... 36
Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng thân của cá (%/ngày) ........................... 38
Bảng 3.9. Tỷ lệ sống của cá chép (%) ............................................................................................39
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá Chép. ...................................................................................................................... 41

4


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cá Chép là loài cá nước ngọt có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu cao, loài cá truyền
thống từ lâu đã rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Thịt cá dày và béo, ít
xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon… cung cấp nhiều năng lượng có
hương vị đặc biệt nên được nhiều người ưa thích. Không những là món ăn ngon mà cá
chép còn có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ. Theo các sách cổ,
cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét…là một trong những
thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng

trong nhiều bệnh khác như gan, thận. Cá Chép là loài cá được thị trường ưa chuộng đặc
biệt vào các dịp ngày lễ trong năm.
Xét về mặt dinh dưỡng, cá Chép được coi là nguồn thực phẩm có đầy đủ các thành
phần chất vô cơ, vi lượng, các acidamin, các vitamin A, B 1, B2, B12, C, D3, D6, E. So
với cá loại thực phẩm có nguồn gốc động vạt khác, cá Chép thuộc loại thực phẩm khá
toàn diện, hàm lượng mỡ thấp nên dễ tiêu hóa [3].
Nghề nuôi cá Chép đã mang lại giá trị kinh tế và là nguồn thực phẩm có giá trị dih
dưỡng cao cung cấp nguồn năng lượng lớn cho con người. Đi cùng với các loại giống
cá phổ biến hiện nay, giống cá Chép cũng được coi là một trong những giống đứng đầu
5


về nhu cầu tiêu thụ tại các trạm giống cơ sở hay các trạm tập trung quy mô lớn. Song
song với việc cho các loại cá sinh sản nhân tạo chúng ta không ngừng nghiên cứu, cải
tạo giống cũ, phát triển giống mới bằng nhiều hình thức khác nhau, đã cho ra thị trường
một số loài cá chép lai có năng suất chất lượng cao. Trong điều kiện hiện nay đã cho
nhiều loài cá chép đẻ được nhiều lần trong năm.
Như ta biết thì trong bất kỳ một mô hình nuôi thủy sản nào thì chế độ dinh
dưỡng trong khẩu phần ăn vẫn là yếu tố quan trọng nhất tác động tới hiệu suất của mô
hình nuôi. Mỗi khẩu phần ăn khác nhau sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ sống là khác nhau. Ngoài ra, nó còn tác động lên các yếu tố khác,
từ đó gián tiếp ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển động vật nuôi. Vì các lý do trên
chúng tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề: "Ảnh hưởng của các công thức thức ăn
đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chép (Cyprinus carpio, 1785) từ giai
đoạn cá hương lên cá giống".
2. Mục tiêu đề tài
Xác định được ảnh hưởng của các công thức thức ăn đến sinh trưởng của cá
Chép (Cyprinus carpio, 1785) gia đoạn cá hương lên cá bột ,góp phần hoàn thiện quy
trình công nghệ ương nuôi.


6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Hệ thống phân loại
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Actinopterygii
Bộ (ordo): Cypriniformes
Họ (familia): Cyprinidae
Chi (genus): Cyprinus
Loài (species): C.carpio
Tên khoa học:

Cyprinus carpio, 1785

Tên tiếng Anh: Common carp

7


Hình 1.1. Cá chép vảy thường
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Thân cá hình thoi, dẹp bên. Viền lưng cong, thuôn hơn viền bụng. Đầu cá thuôn,
cân đối. Mõm tù. Có hai đôi râu: râu mõm ngắn hơn đường kính mắt, râu góc hàm
bằng hoặc lớn hơn đường kính mắt. Mắt vừa phải ở hai bên, thiên về phía trên của đầu.
Khoảng cách hai mắt rộng và lồi. Miệng ở mút mõm, hướng ra phía trước, hình cung
khá rộng, rạch miệng chưa tới viền trước mắt. Hàm dưới hơi dài hơn hàm trên. Môi

dưới phát triển hơn môi trên. Màng mang rộng gắn liền với eo. Lược mang ngắn, thưa.
Răng hầu phía trong là răng cấm, mặt nghiền có vân rãnh rõ [4,tr. 5-7].
Khởi điểm của vây lưng sau khởi điểm vây bụng, gần mõm hơn tới gốc vây
đuôi, gốc vây lưng dài, viền sau hơi lõm, tia đơn cuối là gai cứng rắn chắc và phía sau
có răng cưa. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn chưa tới các gốc vây sau nó.
Vây hậu môn viền sau lõm, tia đơn cuối hoá xương rắn chắc và phía sau có răng cưa.
Hậu môn ở sát gốc vây hậu môn. Vây đuôi phân thuỳ sâu, hai thuỳ hơi tầy và tương đối
bằng nhau.
Vẩy tròn lớn. Đường bên hoàn toàn, chạy thẳng giữa thân và cuống đuôi. Gốc
vây bụng có vẩy nách nhỏ dài. Lưng xanh đen, hai bên thân phía dưới đường bên vàng
xám, bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi đen. Vây đuôi và vây hậu môn đỏ
da cam.
1.1.2 Phân bố

8


Trên thế giới, Cá chép phân bố khắp các vùng trên thế giới trừ Nam Mỹ, Tây
Bắc Mỹ, Madagasca và Châu Úc.
Ở Việt Nam, cá phân bố rộng trong các sông ngòi,ao hồ và ruộng ở hầu hết các
tỉnh phía Bắc Việt Nam, cá có nhiều hình dạng như: cá chép trắng, chép cẩm, chép đỏ,
chép lưng gù… là loài có giá trị kinh tế cao.
Cá chép thuộc loài rộng nhiệt từ 0 - 40oC nhiệt độ thích hợp cho cá chép tăng
trưởng và phát triển dao động từ 20 – 28oC, ở nhiệt độ dưới 12oC cá chậm lớn, ít ăn và
dưới 5oC cá ngừng bắt mồi. Giá trị pH nước thích hợp cho cá tăng trưởng là 7 – 8,
nhưng cá cũng sống được ở pH từ 6 – 8,5. Phôi cá sẽ chết nếu lượng oxy hòa tan trong
nước thấp hơn 1 mg/l. Ngưỡng oxy của cá chép bột thường cao hơn ngưỡng oxy của cá
chép thương phẩm từ 1,5 – 2 lần. Ấu trùng cá chép sẽ không tồn tại trong môi trường
có pH thấp (pH < 4,5), tuy nhiên khả năng chịu đựng với pH nước chủa cá chép sẽ tăng
dần theo các giai đoạn phát triển của cơ thể và ổn định từ sau giai đoạn cá giống. . Cá

chép có thể sống trong thủy vực có nồng độ muối từ 0 - 8‰, đôi khi sống ở vùng nước
lợ có nồng độ muối 14‰.

1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chép là loài cá ăn tạp thiên về hướng ăn động vật đáy, có phổ dinh dưỡng
khá rộng, thức ăn chủ yếu là tôm, tép, ốc… các loại thực vật thuỷ sinh khác, các loại
sợi hay mùn bã hữu cơ. Tính ăn của cá thay đổi theo từng giai đoạn phát triển cùng sự
hoàn thiện dần hệ thống men tiêu hóa bên trong cơ thể.
• Giai đoạn cá bột lên cá hương (0,5 đến 2,5÷3 cm)
Sau khi nở 3 ngày khối noãn hoàng đã tiêu hóa hết cá sử dụng thức ăn bên ngoài
là các loại phù du động vật cỡ nhỏ như luân trùng, các ấu trùng của Daphnia,
Copepoda, các loại bột (cám, bột ngô, bột mì, bột đậu tương…).
Khi kích thước cá đạt 9-10mm cá sống ở tầng giữa và tầng đáy, thức ăn chủ yếu
là ấu trùng, côn trùng và động vật phù du [3],[4].
Kích thước đạt 14-19mm cá sống ở tầng đáy, ăn sinh vật đáy và mùn bã hữu cơ,
ít ăn động vật phù du.
9


• Cá trưởng thành
Cá trưởng thành sống ở tầng đáy ăn các sinh vật đáy, giun ốc, trai, mùn bã hữu
cơ, hạt thực vật, mầm non thực vật, thức ăn công nghiệp.
Tùy theo kích cỡ cá và mùa vụ dinh dưỡng mà thành phần thức ăn có sự thay
đổi nhất định. Ngoài thức ăn tự nhiên có trong thủy vực thì cá còn ăn các loại thức ăn
nhân tạo đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cá phát triển.
Chúng ta có thể sử dụng hai nhóm thức ăn (thức ăn tự chế hay còn gọi là thức ăn tinh
và thức ăn công nghiệp).
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
Trong quá trình tăng trưởng và phát triển, sau khi cá chép nở ra từ 3÷4 ngày, cá
dài từ 6÷7,2 mm, bóng hơi đầy khí, cá phân bố ở lớp nước mặt là chính. Cá bắt đầu ăn

thức ăn bên ngoài, thức ăn thích hợp là các động vật phù dù du có kích cỡ nhỏ như luân
trùng (Rotifera), giáp xác râu ngành (Cladocera), cá cũng có thể ăn được các loại thức
ăn tự chế khác như bột đậu nành, bột huyết, lòng đỏ trứng nghiền nát…
Sau khi nở 4 – 6 ngày, cá dài 7,2 mm, ăn sinh vật phù du ở lớp giữa là chính.
Sau khi nở 8 – 10 ngày, cá dài 9,6÷10,5 mm, cá phân bố nhiều ở đáy. Sau khi nở 20 –
28 ngày, cá dài 19 – 28 mm, cá có vi đầy đủ, sống ở nên đáy, ăn sinh vật đáy, mùn bã
hữu cơ và một số sinh vật phù du khác. Khi trưởng thành cá chép ăn chủ yếu là sinh vật
đáy như nhuyễn thể, giun, ấu trùng côn trùng, mùn bã hữu cơ… [4]
Cá chép sinh trưởng nhanh về chiều dài ở năm thứ nhất và năm thứ hai, nhưng
trọng lượng tăng nhanh nhất ở năm 3 - 4. Trong tự nhiên thì cá cái thường lớn nhanh
hơn cá đực. Tốc độ tăng trưởng giảm dần theo chiều dài nhưng lại tăng dần theo trọng
lượng.Cá chép đạt tốc độ sinh trưởng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng,
nếu điều kiện dinh dưỡng đầy đủ cá đạt tốc độ sinh trưởng nhanh, cá 1 năm tuổi đạt
khối lượng 0,3-0,5 kg, 2 năm đạt 0,7-1,0 kg, cá sinh trưởng rất chậm khi thiếu dinh
dưỡng [1],[3],[5].
Kết quả khảo sát tốc độ sinh trưởng của cá chép ở Hồ Tây – Hà Nội từ 1965 –
1966 của trạm nghiên cứu NTTS 1:

10


Bảng 1.1. Tốc độ sinh trưởng của cá chép ở Hồ Tây từ 1965-1966.
Tuổi cá chép
1
2
3
4

Chiều dài (cm)
17 – 20

23 – 26
35 – 41
51 – 56

Khối lượng (g)
207 – 278
404 – 450
900 – 1200
1800 – 2700

1.1.5. Đặc điểm sinh sản
1.1.5.1. Tuổi và kích thước thành thục
Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục phụ thuộc vào vĩ độ và chế độ dinh dưỡng,
cá Chép thường thành thục ở 1+ tuổi.
Trong điều kiện Việt Nam cá chép đực và cái 8 tháng tuổi đã thành thục lần đầu,
kích thước thành thục từ 19-23 cm với khối lượng 105-130g. Đến mùa sinh sản bụng
cá cái lớn và mềm, bụng cá đực cứng và nhỏ, khi vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục có tinh dịch
màu trắng chảy ra ngoài.
1.1.5.2. Mùa vụ và tập tính sinh sản
Trong điều kiện tự nhiên mùa vụ sinh sản tập trung vào mùa xuân-hè (tháng 36) và mùa thu (tháng 8-9). Ở các sông cá thường di cư vào các bãi ven sông, vùng
nhiều cỏ nước. Cá thường đẻ nhiều vào ban đêm, nhất là từ nửa đêm đến lúc mặt trời
mọc hoặc đẻ nhiều sau các cơn mưa rào, nước mát. Trong điều kiện sinh sản nhân tạo,
cá chép có thể sinh sản quanh năm.
Trứng cá chép thuộc loại trứng dính, trứng cá sau khi đẻ dính vào thực vật thủy
sinh, cá càng nhỏ đường kính trứng càng nhỏ và ngược lại.
1.1.5.3. Sức sinh sản
Sức sinh sản của cá chép lớn, khoảng 150000 – 200000 trứng/kg cá cái. Có loài
có thể có số lượng lớn hơn tùy thuộc vào từng loài cụ thể.
Bảng 1.2. Mối quan hệ kích thước, tuổi cá chép và lượng chứa trứng


11


1.1.6. Một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị
Trong quá trình ương nuôi cá Chép thường bị một số bệnh như: các bệnh do vi
khuẩn, bệnh do ký sinh trùng, bệnh nấm thủy mi, bệnh đốm đỏ, cá trương bụng do thức
ăn, cá chết do mật độ dày... Sau đây là dấu hiệu bệnh lý và biện pháp phòng trị:
● Bệnh do vi khuẩn: các bệnh thường gặp là bệnh lở loét, bệnh trắng da, bệnh
tuốt nhớt...
+ Dấu hiệu bệnh lý
Cá có biểu hiện bơi phân tán, không định hướng trên mặt nước. Xung quanh
mắt và da xuất huyết, toàn thân có màu xám đen, những chỗ viêm có nhiều chất nhầy.
Mắt lồi, mang nhợt nhạt, các tia mang kết lại với nhau.
+ Cách phòng bệnh:
Vào mùa dịch nên định kỳ bổ sung Vitamin C trong thức ăn với liều lượng 5 10g /100kg cá. Treo lá xoan 5 - 10kg /m3 vào bao tải để ở đầu ao có nước ra vào.
+ Cách trị bệnh:
Xử lý nước ao cá bệnh: dùng vôi bột 2 - 6kg /100m 3 nước. Xử lý cá bệnh, dùng
Oxytetracylin 2g /100kg cá bệnh, bên cạnh đó bổ sung thêm các loại Vitamin vào thức
ăn và dùng liên tục 5 - 7 ngày.
● Bệnh do ký sinh trùng
Các bệnh do ngoại ký sinh trùng có tác động mạnh lên cá con trong quá trình
ương. Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở ương giống có tỷ lệ hao hụt từ 50 - 70% (chủ yếu
do cá con bị bệnh đốm trắng, trùng quả dưa tấn công, bệnh do trùng mặt trời, bệnh do
sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh...)
+ Cách phòng bệnh:

12


Ao ương hay nuôi cá phải sục khí, thường xuyên rải muối hột để sát trùng nước,

nồng độ 0,5% trong thời gian dài và 1 - 2 % trong 10 - 15 phút.
+ Cách trị bệnh:
Khi phát hiện cá bị bệnh cần bón: Formol nồng độ 25 - 30ml /m 3 trong thời gian
dài và nồng độ từ 100 - 150ml /m 3 nếu trị trong 15 - 30 phút; CuSO 4 (phèn xanh) nồng
độ 2 - 5g /m3 trị thời gian dài và từ 20 - 50g /m3 trong thời gian 15 - 30 phút.
• Bệnh xuất huyết
+ Triệu chứng bệnh:
Dưới lớp vảy cá ở phần bụng, phần đuôi và vây cá bị xung huyết chuyển sang
màu hồng. Cá mắc bệnh nổi lên gần tầng nước lạnh hoặc nổi hẳn lên mặt nước, tụ
thành bầy đàn, tốc độ bơi giảm dần đồng thời dần dần dẫn tới tử vong.
+ Cách phòng và trị bệnh
Loại bệnh này vào mùa xuân rất khó có thể trị khỏi, thời gian bệnh thường
kéodài,bìnhthường vào vụ hè thu mới có thể phát hiện để điều trị.Cải thiện môi trường
nước: Ngăn bờ và thay nước, định kỳ rắc bột vôi sống để tẩy trùng.Rắc muối: 5 phút
trước mỗi lần cho ăn, rắc xung quanh vùng khoảng 3 –4 kg muối ăn, mỗi ngày 1÷2 l
ần. Tiêu độc cho cá: Lúc thả cá giống, tốt nhất nên dùng muối ăn và thuốc muối bột nở
(Bicarbonate) tỉ lệ 3:2 hòatan trong nước rồi ngâm cá giống trong dung dịch đó từ 5÷10
phút..
Ngoài ra còn gặp các thể bệnh không lây như bệnh viêm bong bóng, hiện
tượng cá chết ngạt hàng loạt do ao quá dư thức ăn, quá nhiều phân hữu cơ, thực vật
phù du phát triển mạnh, nước có màu xanh lục xẫm và có mùi hôi, các bệnh do thiếu
dinh dưỡng, thiếu vitamin (thiếu kẽm gây bệnh đục nhân mắt, thiếu canxi làm cho
xương yếu, gây liệt…)
Để phòng trị các bệnh trên, cần chú ý cho cá ăn đầy đủ, làm cá khỏe mạnh, đủ
sức chống lại các nguồn bệnh xâm nhập vào cơ thể. Phải giữ cho môi trường ao nuôi
sạch, không có các nguồn bệnh xâm nhập vào ao bằng cách thay nước mới thường
xuyên hoặc định kỳ.
1.2. Tình hình nuôi cá chép trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Tình hình nuôi cá chép trên thế giới
13



Lịch sử nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới đã được bắt đầu từ khoảng 500
năm trước Công nguyên tại Trung Quốc ,với loài cá nuôi đầu tiên là cá chép (Cyprinus
carpio,1785). Hình thức sơ khai là thu cá giống từ sông để ương nuôi trong ao vùng
nước ngọt. Nghề nuôi cá chép sau đó lan rộng ra nhiều nơi ở châu Á, Trung Đông và
châu Âu. Mặc dù cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nói
chung nó thích môi trường rộng rãi với dòng chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích
thực vật mềm (rong, rêu). Là loài cá sống thành bầy, chúng ưa thích tạo nhóm khoảng
từ 5 cá thể trở lên. Cá chép, cũng giồng như các biến thể khác của nó như cá chép kính
(không vảy, ngoại trừ một hàng vảy lớn chạy dọc theo thân, có nguồn gốc ở Đức), cá
chép da (không vảy, trừ phần gần vây lưng) và cá chép nhiều vảy, là những loài cá ăn
tạp và chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang qua.
Sản xuất NTTS thế giới chiếm 49% tổng giá trị thủy sản và nuôi trồng thủy sản.
Trong đó, cá chép chiếm 28% khối lượng, tảo và tảo bẹ chiếm 14% và 9%, ngao và
hàu 6% và 5%, cá rô phi và tôm 5% và 4% cá hồi. Nhật Bản chỉ chiếm chưa đến 1%
sản lượng thủy sản trên toàn thế giới so với 60% của Trung Quốc, Inđônêxia 11%, Ấn
Độ 5% và Việt Nam 4%.
Mười nước đứng đầu trên thế giới về sản lượng nuôi trồng thủy sản theo thứ tự
gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh, Chile, Nhật
Bản, Na Uy và Philippines. Năm 2006, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam là
1,67 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới.
1.2.2. Tình hình nuôi cá chép tại Việt Nam
Nghề nuôi cá ở Việt Nam đã có từ lâu đời và tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
Theo “đại việt sử ký toàn thư” của Ngô Sỹ Liên thì nghề nuôi cá đã có từ đời nhà Trần.
Từ những năm 1960 – 1970 nghề nuôi cá ở Việt Nam đã có những tiên bộ vượt bậc.
Đến năm 1984 cá được thu từ tự nhiên và đưa về lưu giữ tại Viện Nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản 1. Cho đến nay nghề nuôi cá nước ta không ngừng được mở rộng và
phát triển trong cả nước.
Trong dân gian, cá Chép là biểu tượng cho sự may mắn và nghị lực vươn lên

của con người. Câu chuyện “cá Chép vượt vũ môn hóa rồng” đã làm cho mọi người

14


phải xúc động và tranh cá Chép Đông Hồ thường được người Việt mua về treo trong
nhà vào ngày tết.
Cá chép ở Việt Nam còn là một loài cá gắn liền với văn hóa truyền thống của
dân tộc. Cứ đến ngày 23 tháng Chạp cuối năm, vào dịp Tết ông Táo, nhà nhà lại thả cá
chép ra sông, hồ để đưa ông Công, ông Táo lên Trời báo cáo tình hình gia đình trong
năm vừa qua, cũng là cầu phúc, cầu lộc cho năm tới.
Cá chép ở Việt Nam là loài có nhiều dạng hình khác nhau, tuy nhiên cá lưu giữ là loài
cá chép trắng. Cá chép là đối tượng nuôi quan trọng trong ao hồ, được nghiên cứu rất
nhiều nhằm tạo giống lai kinh tế, tạo ra các dòng cá có giá trị kinh tế cao.
Cá chép là loài có giá trị kinh tế, thịt cá thơm ngon nhất là sau mùa cá được vỗ
béo, được nhiều người nuôi và người tiêu dùng ưa thích. Đây là đối tượng nuôi quan
trọng trong ao, hồ, đầm, ruộng, lồng bè. Cá có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép đều cho
năng suất và hiệu quả rất cao. Loài cá này còn được nuôi để diệt ấu trùng muỗi. Cá còn
dùng làm cá cảnh trong công nghệ di truyền màu sắc.
Sản lượng cá chép tự nhiên đã và đang giảm sút hết sức nghiêm trọng do khai
thác quá mức. Mặt khác do việc nhập giống, lai tạo, cá ra các vùng nước tự nhiên và lai
tạp làm mất dần nguồn gen quý hiếm, bản địa của đàn cá chép trắng Việt Nam.
Do vậy việc lưu giữ dòng thuần cá chép trắng Việt Nam làm nguyên liệu cho
chọn giống, lai tạo các thế hệ con lai kinh tế là hết sức cần thiết và mang ý nghĩa thực
tiễn to lớn.
Vừa qua Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1 đã chọn tạo thành công cá
chép giống V1 (cá chép lai 3 máu) là kết quả lai ghép 3 dòng (cá chép trắng Việt Nam,
cá chép Hungari và cá chép vàng Indonesia). Đây là kết quả của chương trình chọn
giống cá chép và lưu giữ nguồn gen thủy sản do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Mai Thiên
nguyên Viện trưởng chủ trì và ctv nghiên cứu từ năm 1984-1995. Cá chép V1 đã tập

hợp được những đặc điểm di truyền quý: Chất lượng thịt ngon, khả năng chống chịu
bệnh tốt của cá chép việt nam, thân ngắn và cao, cùng tốc độ tăng trọng nhanh của cá
chép hungary, đẻ sớm và trứng ít dính của cá chép Inđônêxia . Cá chép V1 được tạo
chọn lọc theo mô hình sau:

15


Hình 1.2 . Mô hình lai tạo ra cá Chép V1
kết quả công trình nghiên cứu khi lai ngược và lai xuôi ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở thế
hệ F1 và thể hiện ở các mặt sau:
+ Tỷ lệ sống của cá hương lai từ 44-80% ( trung bình là 62%), còn cá chép trắng 49,151,6% (trung bình 50,35%) và cá chép Hung từ 22,3-41,3% (trung bình 31,8%). Tỷ lệ
sống của cá giống lai 44,9-90% (trung bình 67,45%), cá chép trắng 85,9-94% (trung
bình 89,95%), cá chép Hung 38,6-45,7% (trung bình 42,1%).
+ Ưu thế sinh trưởng của cá chép lai bắt đầu thể hiện rõ ở cuối giai đoạn cá giống và
tăng dần theo thời gian nuôi cá thịt. Cá nuôi 4 tháng tuổi, trọng lượng thân bằng 139145% và nuôi 9 tháng bằng 187-220% khối lượng thân của cá chép trắng Việt Nam
(Phạm Mạnh Tưởng và Trần Mai Thiên, 1979), bằng 183-222% trọng lượng thân của
cá chép trắng Việt (Nguyễn Công Thắng, 1988).
16


Các tác giả cũng lai giữa cá chép vẩy Hung với cá chép trắng Việt, con lai có ưu
thế về sức sống và sinh trưởng còn cao hơn cả con lai giữa chép Hung kính và chép
trắng Việt. Cá có tốc độ tăng trọng gấp 1,5 lần so với cá chép Việt Nam thuần trong
cùng điều kiện nuôi. Tỷ lệ thành phần thịt ăn được tăng hơn.Tuổi thành thục: 1 năm
tuổi (1+). Tỷ lệ thành thục: 85-95%. Tỷ lệ đẻ: 85-90%. Sức sinh sản: 120.000 140.000 trứng/kg cá cái.

CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
Cá Chép (Cyprinus carpio, 1785) giai đoạn đầu cá hương kích thước từ 2,5÷3
cm được lấy từ trại sản xuất giống Nam Giang – Nam Đàn – Nghệ An.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu.
Thức ăn sử dụng

- Thức ăn từ bột cá
- Thức ăn từ đậu nành
- Thức ăn từ bột cám gạo
17


Hình 2.1. Bột cám gạo, bột đậu tương và bột cá
+ Thức ăn công nghiệp cho cá Chép ăn dạng viên nổi đường kính 1,4-1,6 mm,
thành phần chủ yếu là : bột cá, bột đậu nành, bột mì, cám gạo, dầu cá, vitamin, và các
khoáng chất), thuộc Công ty TNHH UNI-PRESIDENT VIỆT NAM. Thành phần
dinh dưỡng cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp
Độ ẩm tối đa
Protein thô tối thiểu
Protein tiêu hóa tối thiểu
Năng lượng trao đổi tối thiểu
Béo thô tối thiểu
Tro tối đa
Xơ tối đa
Canxi tối đa

18


11%
44%
35%
3100 kcal/kg
7%
16%
3%
2,5%


Photpho tổng hợp trong khoáng

0,5-2,5%

+ Thức ăn nhân tạo được cung cấp bởi 3 công thức ăn sau:
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của các công thức ăn
Công thức
CT 1(%)

CT 2(%)

CT 3 (%)

100

0

0

Bột cám gạo


0

80

80

Bột cá tạp

0

5

20

Bột đậu nành

0

15

0

Thành phần
Thức ăn công nghiệp

- Trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu
* 9 giai với thể tích mỗi giai là 1m3
* Các thiết bị khác
Cân điện tử, cối sứ, muỗng, chén, cốc thủy tinh có vạch chia thể tích,

thước đo chiều dài có chia vạch, xô, chậu, vợt, khúc xạ kế, nhiệt kế thuỷ ngân,
máy đo pH...
2.2. Nội dung nghiên cứu
• Theo dõi yếu tố môi trường.
• Ảnh hưởng của các công thức thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
Chép (Cyprinus carpio Pinnaeus, 1785) từ giai đoạn cá hương lên cá giống
nuôi trong giai.
• Ảnh hưởng của thức ăn tự chế đến tỷ lệ sống của cá Chép từ giai đoạn cá
hương lên cá giống.
• Đánh giá hiệu quả kinh tế của từng công thức thức ăn trong quá trình ương
giống cá Chép.
2.3. Phương pháp nghiên cứu

19


2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức tương ứng với 3 công thức thức ăn CT1, CT2,
CY3 mỗi nghiệm thức được bố trí lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được bố trí theo dạng ngẫu
nhiên hoàn toàn một nhân tố, các điều kiện phi thí nghiệm được khống chế tương đồng.
-

Nguồn thức ăn

• Thức ăn tự nhiên : thực vật phù du, động vật nhỏ, …được cung cấp bởi nguồn
nước từ ao số 1.
• Thức ăn nhân tạo được cung cấp bởi 3 công thức ăn sau:
Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng của các công thức ăn
Công thức
CT 1(%)


CT 2(%)

CT 3 (%)

100

0

0

Bột cám gạo

0

80

80

Bột cá tạp

0

5

20

Bột đậu nành

0


15

0

Thành phần
Thức ăn công nghiệp

Trước khi cho cá sử dụng 3 công thức thức ăn trên thì cá được nuôi thuần dưỡng
trong 3 ngày, cho ăn bột cám gạo, với tỷ lệ 1 lần ăn là từ 3÷5% khối lượng thân và
thông qua độ no của cá. Cho ăn 2 lần/ngày vào 8h30 và 16h.
Bố trí trong 9 giai, mỗi giai nuôi với mật độ của các giai là 90 con, đo đạc lấy số
liệu lần đầu, bắt đầu tiến hành thí nghiệm.
Bảng 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Giai 1
Giai 2
Giai 3 Giai 4 Giai 5
CT 1.1 CT 2.1 CT 3.1 CT 2.2 CT 3.2
2.3.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu:

20

Giai 6
CT 1.2

Giai 7
CT 3.3

Giai 8
CT 2.3


Giai 9
CT 1.3


Hình 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
*Tiến hành thí nghiệm
Cá Chép hương được đưa vào bố trí với mật độ ban đầu là 90 con/ giai. Ba ngày
đầu cá được nuôi thuần bằng bột cám gạo với khối lượng cho ăn mỗi lần là kiểm tra
cho tới khi cá ăn no.Từ ngày thứ 4 trở đi cá được cho ăn bằng thức ăn ở 3 công thức đã
tính toán sẵn ở trên. Cho ăn 2 lần/ngày là 8h30 và 16h. Mỗi lần cho cá ăn phải quan sát
hoạt động của cá có bình thường không: ăn nhiều hay ít, hoạt động nhanh nhẹn hay
không, số lượng cá chết, quan sát màu nước, mùi nước, sau đó đo cá yếu tố môi trường
trong ao nuôi đặt giai.
Thức ăn được tăng dần về khối lượng theo thời gian và tăng trưởng của cá. Cứ
sau 7 ngày kiểm tra, đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống một lần.

21


2.4. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
Tiến hành đo các yếu tố môi trường ngày 2 lần vào buổi sáng 8h và chiều 16h.
Bảng 2.5. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
Chỉ tiêu

Phương pháp

Phương tiện


Sai số

Thời gian đo

Nhiệt độ(ºC)

Đo

Nhiệt kế

± 0,5

8h và 16h

pH

Đo

±0,3

8h và 16h

Máy đo pH cầm
tay

2.4.2. Phương pháp đo chiều dài cá Đo chiều dài tiêu toàn thân cá chép vào
thời điểm trước khi bắt đầu thí nghiệm.
- Định kỳ 7 ngày/lần và cách kiểm tra
là: tiến hành đo vào lúc 16h chiều, bắt
ngẫu nhiên 30 con mỗi giai. Đo bằng

thước nhựa có độ chính xác đến 0,1cm.
- Chiều dài toàn thân được tính từ điểm

Hình 2.3. Phương pháp xác định

đầu đến tia vây đuôi dài nhất.

chiều dài cá.

+ Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối.
DG (cm/ngày) =

Ls − Lt
∆t

+ Tăng trưởng chiều dài tương đối
SGR (%/ngày) =

ln( Ls ) − ln( Lt )
* 100
∆t

Trong đó: DG là tốc độ tăng trưởng chiều dai tuyệt đối
SGR là tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối
Ls là chiều dài trung bình tại thời điểm sau T2
Lt là chiều dài trung bình tại thời điểm trước T1
2.4.3. Phương pháp xác định khối lượng cá

22



+ Cá được cân bằng cân điện tử có độ chính xác 0,01
+ Phương pháp cân cá: cho chậu và nước vừa đủ vào chậu đặt lên cân và điều
chỉnh cân về số 0 sau đó bắt cá vào cân được số liệu như thế nào thì ghi vào sổ theo
dõi. Làm như vậy sẽ đảm bảo cho cá khi cân.

Hình 2.4.. Phương pháp xác định khối lượng cá.
+ Tăng trưởng khối lượng tuyêt đối của cá (g/ngày)
DG (g/ngày) =

(Ws − Wt )
∆t

+ Tăng trưởng khối lượng tương đối (%/ngày)
ln(Ws ) − ln(Wt )
x 100
∆t

SGR (%/ngày) =

Trong đó: DG là tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (g/ngày)
SGR là tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối (%/ngày)
Wt là khối lượng trung bình tại thời điểm trước T1
Ws là khối lượng trung bình tại thời điểm sau T2

2.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ sống
- Tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống của từng giai và của cả đợt..
- Cứ 7 ngày đếm cá một lần:
TLS (%)


=

số lượng cá thu được
số lượng cá thả ban đầu

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

23

×

100


Số liệu xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học và sử dụng và sử dụng phần mềm
Microsoft Excel 2007 và phần mềm SPSS 20.0
2.5. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
*Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 23/02/2016 – 05/04/1016.
*Địa điểm
Tại trại thực nghiệm thủy sản nước ngọt Hưng Nguyên – Khoa Nông – Lâm – Ngư
trường Đại học Vinh.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Biến động các yếu tố môi trường trong ao trong quá trình thí nghiệm
Cá chép sống trong môi trường nước ngọt. Quá trình sống của cá cũng như các
loài động vật thủy sản khác đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: yếu tố
thủy lý (nhiệt độ, ánh sáng...), yếu tố thủy hóa (pH, DO, NH 3), yếu tố sinh học (chất
đáy, mực nước, tảo...).

3.1.1. Nhiệt độ

24


×