Ngày soạn: 25/10/2007 Tiết:9 -10
Chủ đề hoạt động tháng 11
THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
HOẠT ĐỘNG 1
GIAO LƯU VỚI CÁC THẦY CÔ GIÁO DẠY LỚP MÌNH
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
- Hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn về thầy cô dạy lớp mình. Từ đó nhận thức được vai trò công
ơn to lớn của thầy cô đối với thế hệ trẻ, đối với xã hội nói chung và đối với sự trưởng thành, phát
triển của mỗi hs nói riêng.
- Hiểu sâu sắc hơn về kinh nghiệm và phương pháp học tập các môn học cụ thể mà các
thầy cô giảng dạy.
- Có thái độ kính trọng, tự hào đối với thầy cô giáo.
- Có phương pháp học tập và rèn luyện tích cực không ngừng tiến bộ để đền đáp công ơn
thầy cô giáo.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
- Nội dung:
+ Được nói lên tình cảm và lòng biết ơn đối với công lao dạy dỗ của thầy cô.
+ Được trao đổi với thầy cô giáo về vai trò của người thầy trong xã hội, về truyền thống
hiếu học và tôn sư trọng đạo.
+ Được trao đổi tâm tình với các thầy cô giáo về những kỉ niệm vui buồn trong tình cảm
thầy trò.
+Hiểu biết thêm về các kinh nghiệm, phương pháp học tập các môn học cụ thể.
- Trong quá trình giao lưu, nên có các tiết mục xen kẽ của lớp và các thầy cô giáo.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên.
- Cho cán bộ lớp xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động giao lưu với thầy cô giáo.
- Mời hết giáo viên dạy ở lớp mình, nêu rõ yêu cầu và nội dung giao lưu để họ chuẩn bò.
2. Học sinh.
- Chuẩn bò các câu hỏi và nội dung giao lưu:
+ Lời chào mừng của lớp mình, trong đó thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo và mong muốn
giao lưu với thầy cô giáo các em sẽ hiểu và học tập dược nhiều điều bổ ích.
+Chúng em muốn biết nỗi vất vả, khó khăn và hạnh phúc trong lao động sư phạm của quý
thầy cô giáo.
+ Quý thầy cô giáo mong muốn ở học trò của mình những điều gì?
+ Chúng em muốn hiểu rõ hơn về truyền thống “tôn sư trọng đạo”?
+ Chúng em muốn hiểu rõ hơn về truyền thống hiéu học của dân tộc ta?
+ Chúng em muốn được nghe thầy cô giáo kể lại những kỉ niệm sâu sắc về tình cảm thầy
trò?
+ Chúng em muốn được thầy cô giáo chỉ bảo về cách học tốt môn văn,…. Hơn.
+ Bạn hãy kể một kỉ niệm về thầy – trò của mình.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do và mời các thầy cô giáo giao lưu với lớp.
- Người dẫn chương trình giới thiệu quý thầy cô.
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi giao lưu hoặc đề nghò các bạn trong lớp nêu
câu hởi giao lưu với thầy cô giáo.
- Quý thầy cô giáo trong khi giao lưu đối thoại với lớp có thể nêu các vấn đề hoặc câu hỏi
cho hs để cùng trao đổi giúp các em hiểu sâu hơn về các vấn đề đặt ra.
- Văn nghệ xen kẽ trong quá trình giao lưu.
- Kết thúc giao lưu là lời phát biểu cảm tưởng của thầy cô giáo và các em hs.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
Người dẫn chương trình cảm ơn thầy cô, tuyên bố bế mạc.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn: 05/11/2007 Tiết:11
Chủ đề hoạt động tháng 11
THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
HOẠT ĐỘNG 2
THẢO LUẬN VỀ VIỆT PHÁT HUY TRIYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
- Hiểu rõ nội dung và ý nghóa của truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc.
- Có thái độ kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
- Có hành vi ứng sử đúng mực, tôn trọng các thầy cô. Ra sức học tập, rèn luyện và phát
huy truyền thống hiếu học để đền đáp công ơn của thầy, cô giáo và trở thành người có ích cho xã
hội.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
- Truyền thống hiếu học trong lòch sử và hiện nay của dân tộc ta.
- Các biểu hiện của truyền thống hiếu học của dân tộc ta.
- Ý nghóa của truyền thống hiếu học của dân tộc đối với xã hội, đất nước và đối với mỗi
học sinh.
- Khái niệm tôn sư trọng đạo
- Các biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo
- Ý nghóa của truyền thống tôn sư trọng đạo.
- Người học sinh phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo?
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên.
- Nêu vấn đề đònh hướng nội dung kế hoạch tổ chức hoạt động cho học sinh.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu nội dung hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo
như: Tìm đọc các tư liệu liên quan, các bài viết, bài thơ, bài hát, mẫu chuyện, ca dao, tục ngữ …
về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc, nhà trường, đòa phương …
- Giúp học sinh xây dựng các câu hỏi thảo luận và nột số câu hỏi gợi ý:
+ Bạn hiểu thế nào là truyền thống hiếu học?
+ Bạn hiểu thế nào là truyền thống tôn sư trọng đạo.
+ Bạn hãy kể về một tầm gương hiếu học mà bạn biết ?
+ Bạn hãy nêu một câu ca dao hay tục ngữ nói về truyền thống hiếu học. Hãy giải thích
câu ca dao hay tục ngữ đó.
+ Bạn hãy nêu và giải thích một câu ca dao hay tục ngữ nói về truyền thống hiếu học. Hãy
giải thích câu ca dao hay tục ngữ đó
- Giáo viên gợi ý các hình thức thảo luận cho học sinh.
2. Học sinh.
- Cán bộ BCH chi đoàn gợi ý bàn bạc kế hoạch thực hiện tổ chức hoạt động với các công
việc cụ thể thư sau:
- Lựa chọn câu hỏi thảo luận.
- Thống nhất hình thức tiến hành, có thể chọn hình thức phối hợp thảo luận tổ và thảo luận
chung cả lớp, có chương trình văn nghệ hoặc một số tiết mục văn nghệ xen kẻ.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Người điều khiển nêu lý do, mục đích hoạt động. Giới thiệu các thầy,cô giáo đến dự và
làm cố vấn giúp lớp tổ chức thảo luận có hiệu quả.
- Chương trình hoạt động có thể được diễn ra theo các bước sau
1. Thảo luận theo tổ
- Người điều khiển mời các tổ lên bốc thăm câu hỏi thảo luận của tổ mình (mỗi tổ bốc
thăm hai câu ). Quy đònh thời gian thảo luận theo tổ.
- Các tổ tiến hành thảo luận, mỗi tổ cử một thư ký ghi chép kết quả thảo luận của tổ.
- Trong thời gian các tổ thảo luận, người điều khiển cho ghi các câu hỏi của từng tổ lên
bảng để mọi người đều có thể quan sát được.
2. Thảo luận chung cả lớp
- Người điều khiển lần lượt mời đại diện các tổ lên trình bỳ kết quả thảo luận của tổ mình.
- Đại diện tổ lên trình bày, cần nêu rõ từng câu hỏi và đáp án thảo luận của tổ. Thành
viên của các tổ lắng nghe và có thể phát biểu ý kiến bổ sung hoặc trình bày quan điểm của mình
về câu hỏi đó.
- Với ý kiến gây nhiều tranh luận hoặc chưa rõ thì người điều khiển nên mời thầy, cô giáo
cố vấn giúp đỡ.
- Cuối cùng, người điều khiển kết luận và tóm lại các nội dung cơ bản của chủ đề thảo
luận “ Phát huy truền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo “.
Trong quá trình thảo luận chung, nên xen kẽ một số tiết mục văn nghệ để không khí thêm
vui tươi, sôi nổi.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
Người dẫn chương mời GVCN phát biểu ý kiến, cảm ơn ghi nhận ý kiến của GVCN.
Người dẫn chương trình đại diện cho lớp cảm ơn thầy cô, tuyên bố bế mạc.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/11/2007 Tiết:12
Chủ đề hoạt động tháng 11
THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
HOẠT ĐỘNG 3
KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
- Nhận thức sâu sắc ý nghóa của ngày nhà giáo Việt Nam, hiểu rõ hơn về vò trí,vai trò của
quý thầy cô giáo đối với xã hội, đối với sự nghiệp giáo dục.
- Có thái độ biết ơn và kính trọng đối với thầy cô giáo.
- Không ngừng học tập rèn luyện bản thân để đền đáp công ơn thầy cô giáo.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
- Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam có thể tổ chức phối hợp nhiều nội dung vừa nhẹ nhàng
vừa tình cảm sâu sắc.
- Nội dung và ý nghóa ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11
- Vò trí và vai trò thầy cô đối với xã hội, đối với thế hệ trẻ và sự phát triển của đất nước.
- Công ơn thầy cô giáo đối với mọi thế hệ học sinh.
- Những tâm tư tình cảm và lòng biết ơn của học sinh đối với thầy cô giáo
- Những kỉ niệm sâu sắc về tình cảm thầy trò
- Những vần thơ, bài hát truyện kể … ca ngợi thầy cô giáo.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên.
- Liên hệ ban đại diện cha mẹ học sinh, yêu cầu phối hợp với lớp tổ chức kỉ niệm ngày nhà
giáo Việt Nam.
- Đònh hướng nội dung hoạt động, nêu kế hoạch, thời gian hướng dẫn học sinh chuẩn bò.
- Giao cho cán bộ lớp, BCH chi đoàn bàn bạc phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh
để tổ chức hoạt kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.
2. Học sinh
- Cán bộ và BCH chi đoàn hội ý các công việc phải chuẩn bò để tổ chức hoạt động kỉ niệm
ngày nhà giáo Việt Nam; nên mời ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp cùng tham gia. Các công
việc phải chuẩn bò là:
- Thống nhất chương trình và cử người điều khiển chương trình, cử một cán bộ văn nghệ
phối hợp điều khiển chương trình văn nghệ.
- Chuẩn bò một bản tóm tắc nêu ý nghóa ngày nhà giáo Việt Nam.
- Chuẩn bò một số câu hỏi để bàn bạc thảo luận:Ví dụ: Bạn nghó gì về nghề giáo? Cảm nghó
của bạn về ngày 20 – 11? Bạn hiểu ý nghóa của khái niệm “ Tôn sư trọng đạo” như thế nào? Bạn
hiểu như thế nào về công ơn của thầy cô giáo đối với mỗi người, đối với xã hội?
- Chuẩn bò một số câu hỏi khi hỏi chương trình vui văn nghệ mừng ngày hội của thầy cô, ví
dụ: Bạn hãy hát một bài hát, đọc một bài thơ, nêu một câu ca dao một về thầy cô giáo? Bạn hãy
kể về một câu chuyện về tình cảm thầy trò …
- Các câu hỏi trên ghi vào các phiếu riêng để cho học sinh bốc thăm hoặc hái hoa dân chủ
trong hoạt động.