Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tiết 17: Từ địa phương và biệt ngữ xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.19 KB, 1 trang )

Tuần 5
Tiết :17
Môn:Tiếng Việt
Bài:TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp h/s:
- Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương,thế nào là biệt ngữ xã hội
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc đúng chỗ.Tránh lạm dụng
từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ,gây khó khăn trong giao tiếp.
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định tổ chức:KTSS
2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ tượng thanh,tượng hình?Cho ví dụ?Từ tượng thanh,tượng
hình có tác dụng gì trong khi nói viết?
3.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H/s đọc ví dụ sgk,quan sát những từ in đậm.
?Bắp,bẹ ở đây đều có nghĩa là “ngô”.Trong 3 từ bắp,
bẹ,ngô,từ nào là từ địa phương,từ nào là từ được dùng phổ
biến trong toàn dân?
-Bắp,bẹ là từ địa phương
-Ngô là từ toàn dân.
?Vậy từ ngữ địa phương khác với từ ngữ toàn dân như thế
nào?(h/s ghi)
Hoạt động 2
H/s đọc ví dụ a.
?Tại sao trong đoạn văn này có chỗ tác giả dùng từ mẹ,có
chỗ lại dùng từ mợ?Trước cách mạng tháng Tám 1945,trong
tầng lớp xã hội nào ở nước ta,mẹ được gọi bằng mợ,cha được
gọi bằng cậu?
-Tác giả dùng từ mẹ vì đây là đoạn tác giả miêu tả đối thoại


nội tâm trong nhân vật,còn dùng từ mợ khi nhân vật đối thoại
với cô của mình vì đâylà 2 nhân vật cùng tầng lớp xã hội
-Tầng lớp trung lưu và thượng lưu
?Từ mẹ và từ mợ từ nào là từ toàn dân,từ nào là biệt ngữ xã
hội?
-Từ mẹ là từ toàn dân,từ mợ là biệt ngữ xã hội
H/s đọc ví dụ b
?Các từ ngỗng,trúng tủ có nghĩa là gì?Tầng lớp xã hội nào
thường dùng những từ ngữ này?
-Ngỗng :2 điểm
-Trúng tủ:đề bài ra đúng với câu đã học,đã chuẩn bị.

×