Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Kịch vũ đình long (LV01701)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.97 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐẶNG THỊ HIÊN

KỊCH VŨ ĐÌNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐẶNG THỊ HIÊN

KỊCH VŨ ĐÌNH LONG
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Trọng Thưởng

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN



Trước khi trình bày nội dung chính của luận văn, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phan Trọng Thưởng đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà
trường, phòng Sau đại học, các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dậy chúng
tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại lớp Cao học Lí luận văn
học K17.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè
đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt trong quá trình học
tập để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2015
Tác giả

Đặng Thị Hiên


LỜI CAM ĐOAN
Dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Phan Trọng Thưởng, luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành lí luận văn học với đề tài “Kịch Vũ Đình Long” được
hoàn thành bởi chính sự nhận thức của bản thân tôi, không trùng với bất cứ
luận văn nào khác.
Trong khi nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã kế thừa những
thành tựu của các nhà khoa học đi trước với sự trân trọng và biết ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2015
Tác giả

Đặng Thị Hiên



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 8
Chương 1: SỰ XUẤT HIỆN CỦA VŨ ĐÌNH LONG TRONG TIẾN
TRÌNH KỊCH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ....................................................... 8
1.1 Vài nét về tiểu sử .................................................................................... 8
1. 2 Bối cảnh lịch sử, xã hội và văn học dẫn đến sự ra đời của kịch.............. 9
1.2.1 Khái niệm kịch ................................................................................... 9
1.2.2 Sự ra đời của kịch trong văn học Việt Nam ...................................... 10
1.3 Vở kịch Chén thuốc độc và vai trò tiên phong của Vũ Đình Long trong
tiến trình văn học hiện đại .......................................................................... 15
Chương 2: KỊCH VŨ ĐÌNH LONG VÀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI
ĐƯƠNG THỜI
2.1. Đề tài kịch Vũ Đình Long ................................................................... 29
2.1.1. Khái niệm đề tài ............................................................................... 29
2.1.2. Đề tài trong kịch Vũ Đình Long....................................................... 29
2.2. Tinh thần phê phán xã hội trong kịch Vũ Đình Long .......................... 33
2.2.1. Sự rạn vỡ của gia đình phong kiến trước sự xâm nhập của lối sống tư
sản ................................................................................................................ 33
2.2.2. Ý thức bênh vực đạo đức phong kiến .............................................. 48
Chương 3: NGHỆ THUẬT KỊCH VŨ ĐÌNH LONG .............................. 57
3.1. Sự mô phỏng, bắt chước kịch cổ điển Pháp thế kỷ XVII ..................... 57
3.2. Sự mơ hồ, lẫn lộn giữa Bi kịch và Hài kịch ........................................ 60
3.3. Sự chuyển hướng từ sáng tạo sang phóng tác của Vũ Đình Long ........ 65
3.4. Nỗ lực Việt hóa kịch qua nghệ thật xây dựng xung đột và ngôn ngữ.. 69
3.4.1. Xung đột .......................................................................................... 69
3.4.1.1 Xung đột kịch ................................................................................. 69



3.4.1.2 Đặc điểm xung đột trong kịch Vũ Đình Long ................................. 72
3.4.2. Ngôn ngữ.......................................................................................... 75
3.4.2.1 Ngôn ngữ kịch ............................................................................... 75
3.4.2.2 Ngôn ngữ đối thoại ......................................................................... 77
3.4.2.3 Ngôn ngữ độc thoại ........................................................................ 81
KẾT LUẬN ................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 90


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Ở Việt Nam, kịch mới chỉ ra đời vào những năm 20 của thế kỉ XX. Nó
là kết quả cuả quá trình giao lưu văn hóa Đông – Tây, góp phần đắc lực vào
công cuộc đổi mới và hiện đại hóa văn học dân tộc, từng bước đưa văn học
nước nhà hội nhập với văn học thế giới. Nói tới sự ra đời của loại hình nghệ
thuật này, ta không thể không nhắc tới Vũ Đình Long. Với vở Chén thuốc
độc (1921), ngay khi gửi đến tòa soạn Hữu Thanh tạp chí ngày 26/07/1921
và công diễn lần đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà Nội, nhiều nhà văn, kí giả, nhiều
nhà hoạt động xã hội và công chúng đương thời đã tôn vinh Vũ Đình Long là
người mở đầu cho thể loại kịch trong lịch sử văn học nước ta.
Kịch Vũ Đình Long có vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học hiện đại bởi
ngoài hình thức mới mẻ, nghệ thuật độc đáo còn do những vấn đề mang tính
thời đại để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Mặc dù đã có những bài
viết bàn về kịch Vũ Đình Long và con người sự nghiệp ông nhưng chưa có
luận án nào đi sâu nghiên cứu về tác giả, đánh giá tác phẩm trên các bình
diện khác nhau để có cái nhìn khoa học, đầy đủ hơn về sự nghiệp sáng tác và
vị trí của ông trong lịch sử văn học.

Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Kịch Vũ Đình
Long” với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc đánh giá chung để cùng
khẳng định tài năng và những cống hiến to lớn của ông trong nền văn học
Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề.
Vũ Đình Long sáng tác không nhiều nhưng ông lại có vị trí đặc biệt
trong lịch sử văn học việt Nam hiện đại, là người mở đầu cho thể loại kịch ở
Việt Nam. Nghiên cứu, tìm hiểu về kịch Vũ Đình Long đã có nhiều bài viết


2

của các nhà báo, các bài diễn thuyết, bình luận ngay sau khi các vở kịch được
dàn dựng công diễn.
Trên Hữu Thanh tạp chí số 3 năm 1921, nhân khi nhận được vở kịch
do tác giả gửi đến, chủ bút Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu đã viết những lời
cảm khoái sau: “Vở kịch của ông Vũ Đình Long in ra sau đây, so với văn giới
các nước thời chưa dám biết ra sao, so với quốc văn sau này cũng chưa dám
biết ra làm sao. Nhưng cứ trong áng văn chương hiện thời của ta hiện nay,
thời vở kịch của ông cũng đáng là có giá trị. Ông Vũ Đình Long mang một
cái tài nhuệ thế, sao trước không thấy ông ra với xã hội?... Nay, nhân một
ông Vũ Đình Long mà suy nghĩ, trong xã hội chắc cũng còn nhiều người có
mang cái văn tài ấy như ông Vũ Đình Long, hơn ông Vũ Đình Long mà ngọc
náu đầu non, châu chìm đáy bể, khiến cho kẻ tháng ngayg mong mến ngóng
nước thu man mác ngọn khiêm hà. Nay, nhân một ông Vũ Đình Long mà tôi
sinh ra vô hạn cảm khái cho văn giới nước nhà. Cũng nhân một ông Vũ Đình
Long mà tôi có một chút mừng cho văn vận nước ta vậy… In vở kịch này của
ông Vũ Đình Long tưởng cũng là có một chút công với quốc văn”.
Lần công diễn đầu tiên vở Chén thuốc độc của Vũ Đình Long do Hội
Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp và hội đồng diễn kịch tổ chức tại Nhà hát

Lớn Hà Nội đêm 26/10/1921 ông Nguyễn Mạnh Bổng - Tổng thư kí hội bắc
kì công thương đồng nghiệp nhận xét: “Văn học sử nước ta sau này chép đến
lối văn kịch có lẽ sẽ kể đầu từ bản kịch Chén thuốc độc này của ông Vũ Đình
Long. Vì kịch bản nước ta soạn theo lối mới này, ông Vũ Đình Long là người
xuất hiện thứ nhất. Bản kịch đầu tiên của ông ở trong làng văn lại là bản
kịch xuất sắc hơn… Ngày 22 tháng 10 năm 1921 này thực sự là một ngày kỉ
niệm lớn trong văn học sử nước ta về việc diễn kịch theo lối mới mà thuần
nhiên dùng văn ta tả những cảnh xã hội ta”.


3

Cũng trong đêm diễn đó, ông Dương Nhữ Tiếp – Hội trưởng Hội
đồng diễn kịch nhận xét: “Chưa bao giờ có bản tuồng tả phong tục Annam,
diễn theo đúng thể cách Annam như bản kịch Chén thuốc độc của ông Vũ
Đình Long mà chúng tôi diễn ngày hôm nay”.
Sau đêm diễn, các báo xuất bản trong nước bằng tiếng Việt như: Nam
Phong, Thực nghiệp dân báo, Hữu Thanh tạp chí… và tiếng Pháp như:
L’avenir du Tonkin, Le courrier d’Hai phong, France-Indochine, v. v…đều
đăng các bài tường thuật, giới thiệu, phê bình, tạo dư luận rất sôi nổi xung
quanh vở diễn. Người ta xem đây là trường hợp thành công có ý nghĩa mở
đường, là dấu hiệu của một thời kì văn học mới.
Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong công trình Nhà văn hiện đại Việt
Nam – tập hai cũng dành một chương để viết về tác giả kịch trong đó có viết
về Vũ Đình Long. Ở công trình này tác giả nói lên vị trí, vai trò của Vũ Đình
Long, tác giả đã chỉ rõ những ảnh hưởng của kịch Pháp đối với một số vở
kịch của ông
Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng trong bài viết Nhìn nhận
thêm về về vị trí Vũ Đình Long (1896 – 1960) trong lịch sử văn học có nhận
xét “Vị trí của Vũ Đình Long và ý nghĩa của sự ra đời vở Chén thuốc độc

theo đánh giá của người đương thời là hoàn toàn chính xác và thỏa đáng.
Sau sự xuất hiện của vở kịch, một thể loại mới trong lịch sử văn học dân tộc
đã ra đời và phát triển, khiến cho diện mạo văn học Việt Nam thời kì này đổi
khác, đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn và hiện đại hơn.
Sau Chén thuốc độc (1921), Vũ Đình Long còn sáng tác một vở kịch
nổi tiếng khác là Tòa án lương tâm (1923). Vở kịch này, thêm một lần nữa
khẳng định vai trò người mở đầu cho thể loại kịch trong tiến trình văn học
hiện đại.


4

Với 2 vở Chén thuốc độc và Tòa án lương tâm, Vũ Đình Long là một
trong số những tác giả đặt những viên gạch đầu tiên xây nền đắp móng cho
sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, trước hết là ở thể
loại kịch.
Trong “Những sự kiện văn học Việt Nam” ( từ 1865 đến 1945) Vũ
Tuấn Anh cũng đánh giá khái quát về con người, tác phẩm chính và vở kịch
Chén thuốc độc. Vũ Tuấn Anh viết: “Báo chí và dư luận đương thời hết sức
khen ngợi và ghi nhận như một sự kiện đánh dấu sự ra đời của nền kịch nói
nước nhà và nền sân khấu hiện đại nói chung” [2;127]. Chén thuốc độc là vở
kịch ba hồi. “Vở kịch vừa có chất hài – dấu vết của chèo truyền thống – trong
màn chầu văn, trong những đoạn kể về đồng bóng bói toán, mê tín dị đoan,
lại vừa có những đoạn gợi được sự cảm động của người xem như cảnh khóc
lóc hối hận của những người trong gia đình nhà thầy Thông, cảnh thầy
Thông ngồi trước chén thuốc độc định tự tử… Tính lý luận của vở kịch bộc lộ
rõ qua những lời thuyết lý, giảng giải của tác giả thông qua nhân vật thầy
giáo Xuân về cái hại cuả cờ bạc, thanh lâu…Chén thuốc độc được coi là vở
kịch mở đầu cho kịch nói hiện đại". [2;128].
Triệu Xuân trong “Cần tôn vinh những người có công trong nền văn

hóa dân tộc như ông Vũ Đình Long” có viết :
“Từ năm 1921, viết vở Chén thuốc độc cho đến khi qua đời năm 1960,
Vũ Đình Long đã chứng tỏ ông là một nhà văn có nhân cách, giàu lòng nhân
ái, trọng danh dự, hết lòng vì bạn hữu, vì nền văn học, văn hóa dân tộc. Năm
tháng qua đi, cứ mỗi lần giở lại trang sử văn học, báo chí nước nhà tôi càng
xúc động và tự hào bởi có những người như ông Vũ Đình Long. Tôi viết bài
này khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng của Nhà nước, trước hết là
Hội Nhà văn Việt Nam nên có động thái để Nhà nước sớm công nhận ông Vũ
Đình Long như một Nhà Văn hóa dân tộc!


5

Trước khi mở nhà sách và Nhà xuất bản, ông Vũ Đình Long là một nhà
viết kịch. Vở kịch nổi tiếng của ông mang tên Chén thuốc độc, 3 hồi, được
diễn. Đã đến lúc chúng ta phải tôn vinh những người dành trọn đời cho sự
nghiệp văn hóa”.
Trong Tuyển tập kịch Vũ Đình Long, nhà xuất bản hội nhà văn, 2009
Ngô Tự Lập có viết: “Vở kịch của Vũ Đình Long đã tạo được tiếng vang lớn
bởi ngoài hình thức mới mẻ, nó đã thành công trong việc mô tả bi kich gia
đình của thầy Thông phán Thu, qua đó thể hiện những xung đột văn hóa ở
thành thị Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Vở kịch cũng cho thấy những
ưu tư nặng trữu của tác giả về tình trạng phong hóa của đất nước… Với
ngôn ngữ và cấu trúc hiện đại, vở kịch xứng đáng là tác phẩm tiên phong của
một tấc giả tiên phong” [35;10]
Cho đến nay, số lượng các bài viết, nghiên cứu, phê bình về con người
và sự nghiệp của Vũ Đình Long không phải là con số khiêm tốn. Tuy nhiên
trong đó các vấn đề được phân giải một cách khái quát, chưa đi vào từng tác
phẩm cụ thể.
Chính vì vậy, để góp phần khẳng định tài năng cũng như vị trí, vai trò

của Vũ Đình Long, người viết chọn đề tài “Kịch Vũ Đình Long”. Thực hiện
đề tài này, tác giả luận văn mong muốn đem tiếng nói của mình góp thêm vào
những ý kiến, những bài viết, những công trình nghiên cứu đã có để khẳng
định đóng góp của Vũ Đình Long trong nền văn học nước nhà. Từ đó có cái
nhìn đầy đủ hơn, một cái nhìn mới mẻ về việc nghiên cứu và giúp cho việc
thưởng thức những vở kịch của ông được trọn vẹn hơn, có ý nghĩa hơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu kịch Vũ Đình Long nhằm chỉ ra những giá trị về
mặt nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật trong kịch của ông. Khẳng định


6

tài năng, vị trí, những đóng góp tích cực của ông đối với sự phát triển của
nền văn học kịch nước nhà.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu Kịch Vũ Đình Long
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành thống kê, khảo sát, phân tích
và lí giải những vấn đề trong phạm vi 8 vở kịch của Vũ Đình Long:
Chén thuốc độc (1921), Tòa án lương tâm (1923), Đàn bà mới (1943), Thờ
nước (1947, Việt hóa vở “Servir”của Henri La Vedan), Công tôn nữ Ngọc
Dung (1947, Việt hóa vở L’aventurère của Emile Augier (1820- 1889)) Tổ
quốc trên hết hay là tình trong khói lửa (1949 Việt hóa vở Horace, tác phẩm
bất hủ của Corneille), Gia tài (1957, Việt hóa vở Le Lesgataire Universel tác
phẩm bất hủ của Regnard), Ép duyên hay là trên đường cải tạo (1958)
Ngoài ra, để thấy được những nét riêng đặc sắc của Vũ Đình Long
chúng tôi còn khảo sát một số bài viết trên tạp chí, những bài diễn thuyết,
những bài tham luận bàn về kịch của ông tại các hội nghị để hiểu thêm về

lòng nhiệt huyết và quan niệm viết kịch của ông như:
Quan niệm xây dựng sân khấu kịch
Sân Khấu mới
Quan niệm xây dựng sân khấu kịch Việt Nam
Một chút cảm về văn chương.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành đề tài nghiên cứu, người viết vận dụng phối hợp các phương
pháp nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp loại hình


7

- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp tiểu sử
- Phương pháp thống kê
6. Dự kiến đóng góp của đề tài
Luận văn hoàn thành, dự kiến sẽ có những đóng góp sau:
- Góp phần tạo nên cái nhìn xuyên suốt và toàn diện về kịch Vũ
Đình Long, khẳng định vị trí, vai trò của ông trong nền kịch nói
nước nhà
- Góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu thành tựu kịch Việt Nam
đầu thế kỉ XX.
- Luận văn là một cứ liệu cần thiết trong việc tìm hiểu về kịch Vũ
Đình Long.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
của luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Vũ Đình Long và sự xuất hiện của kịch trong văn
học Việt Nam hiện đại.
- Chương 2: Kịch Vũ Đình Long và vấn đề đạo đức – xã hội
đương thời.
- Chương 3: Nghệ thuật kịch Vũ Đình Long.


8

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: SỰ XUẤT HIỆN CỦA VŨ ĐÌNH LONG TRONG TIẾN
TRÌNH KỊCH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1.1 Vài nét về tiểu sử
Vũ Đình Long quê gốc ở thôn Mộc Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh
Oai, tỉnh Hà Đông (nay là HàNội). Ông sinh ngày 19-12 năm 1896, mất ngày
14-8-1960 tại Hà Nội. Vũ Đình Long là Hội viên Hội Nhà văn (1957) và Hội
viên Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.
Lúc thiếu thời, ông học chữ Nho. Từ 1907 đến 1915, ông theo học
Trường Tiểu học Pháp-Việt và Trường Trung học Paul Bert. Năm 1916 ông
theo học ngành bào chế trường Thuốc. Sau đó, ông chuyển sang dạy học tại
Thị xã Hà Đông. Ở đây, ông thường tham dự các buổi luận đàm văn học ở
phòng khách Hồng Hoa( Biệt thự của Nguyễn Đình Thông). Từ năm 1925,
ông mở hiệu sách và Nhà xuất bản Tân Dân; làm chủ Nhà in Tân Dân và chủ
trương các báo: Tiểu thuyết thứ Bảy (1934-1942); Phổ thông bán nguyệt
san (1936-1941); Tuần báo Ích Hữu (1937-1938); Tạp chí Tao Đàn (19371938); báo tuổi trẻ truyền bá cho thanh thiếu niên. Các tờ báo trên đã thu hút
đông đảo các nhà văn có tiếng, góp phần khuyến khích sang tác và nâng đỡ
nhiều nhà văn. Nhà xuất bản Tân Dân và các tờ báo do ông chủ trương in ấn,
giới thiệu và xuất bản một khối lượng khá đồ sộ, trong đó có nhiều tác phẩm
gây tiếng vang và có giá trị lâu dài ... Năm 1943 ông trở lại sáng tác với

vở Đàn bà mới. Thời kì kháng chiến chống Pháp ông tản cư cùng gia đình ở
Hà Đông, Việt hóa và phóng tác nhiều vở kịch Pháp.
Các tác phẩm chính:


9

Chén thuốc độc (Kịch 3 hồi – 1921); Tây Sương tân kịch(2) (Kịch 5
hồi – 1922); Toà án lương tâm (Bi kịch 4 hồi – 1923); Đàn bà mới (Kịch 4
hồi – 1944), Thờ nước (1947), Việt hóa vở Servir của Henri La Vedan; Công
tôn nữ Ngọc Dung (1947) – Việt hóa vở L’Averturiére của Emile Augier; Tổ
quốc trên hết hay là Tình trong khói lửa(1949), Việt hóa vở Horace của
Corneille; Gia tài (1958), Việt hóa vở Le Legrataire Universel của
Regnard; Ép duyên hay là Trên đường cải tạo (1958).
1. 2 Bối cảnh lịch sử, xã hội và văn học dẫn đến sự ra đời của kịch.
Góp phần vào diện mạo phát triển của văn học thế giới nói chung và
văn học Việt Nam nói riêng ngoài thơ và văn xuôi thì kịch được coi là thể
loại xuất hiện sớm nhất và sinh ra nhiều tác phẩm để đời, làm cho hệ thống
văn chương các dân tộc phát triển một cách toàn diện.
1.2.1 Khái niệm kịch.
Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên đã đưa ra định nghĩa về kịch theo hai cấp độ
như sau:
Ở cấp độ loại hình
Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học. Kịch vừa thuộc
sân khấu, vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn lại vừa để đọc. Tuy nhiên
không phải kịch bản nào cũng được đạo diễn, diễn viên, nhạc công chuyển
thể. Từ kịch bản đến trình diễn là một quá trình không đơn giản, đạo diễn,
diễn viên phải có những cách tân để phù hợp với công chúng ̣
Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc

những xung đột mang tính muôn thuở của nhân loại. Những xung đột ấy
được thể hiện bằng một cốt truyện có kết cấu chặt chẽ qua hành động của các
nhân vật và theo những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch


10

thường chứa đựng nhiều kịch tính, tức là những sự căng thẳng do tình huống
tạo ra đối với nhân vật.
Phần lớn kịch được xây dựng thông qua những hành động bên ngoài
của nhân vật, tuy nhiên cũng có những hành động bên trong, qua đó nhân vật
chủ yếu là suy ngẫm và chịu đựng một tình huống hết sức căng thẳng.
Trong kịch, những lời phát biểu của các nhân vật nói lên hành động, ý
chí và sự tự khám phá tích cực của họ có một ý nghĩa nhất định. Còn những
lời trần thuật chỉ đóng vai trò thứ yếu nhiều khi không cần đến.
Ở cấp độ này, kịch được chia thành nhiều thể loại: bi kịch, hài kịch,
chính kịch, cùng nhiều thể loại và biến thể khác nhau.
Ở cấp độ loại thể.
Kịch là một khái niệm dùng để chỉ một thể loại văn học - sân khấu.
Với ý nghĩa này, kịch cũng được gọi là chính kịch. Cũng giống như hài kịch,
kịch tái hiện cuộc sống riêng của con người bình thường nhưng mục đích
chính không phải là để cười nhạo, chế giễu các thói hư, tật xấu mà là mô tả
cá nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính đối với xã hội. Và cũng
giống với bi kịch, kịch chú trọng tái hiện những mâu thuẫn gay gắt, song
những xung đột của nó cũng không căng thẳng đến tột độ, không mang tính
chất vĩnh hằng và về nguyên tắc có thể giải quyết được ổn thoả. Còn các tính
chất của kịch thì không có gì đặc biệt, phi thường.
1.2.2 Sự ra đời của kịch trong văn học Việt Nam.
Bắt đầu từ năm 1905, lịch sử xã hội Việt Nam nói chung và lịch sử
văn học Việt Nam nói riêng đã chuyển sang một giai đoạn hoàn toàn mới.

Theo tác giả Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam thì đến thời kì này lịch sử xã
hội văn học Việt Nam mới thực sự bước sang giai đoạn cận đại với những
đặc điểm mà tác giả xác định là cận đại tính như sau: “Nói đến cận đại tính là
nói đến sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa, sự lớn mạnh của giai cấp


11

tư sản. Nói đến cận đại tính là nói đến tư tưởng duy lý, duy vật, tư tưởng dân
chủ, luân lý cá nhân chủ nghĩa, khoa học thực nghiệm. Nói đến cận đại tính
là nói đến sự nảy nở đa dạng của một nền văn học có chất “người” phong phú
và phức tạp, cho phép phát huy cao độ mọi cá tính thiên tài, mọi khả năng
sáng tạo để thám hiểm vũ trụ, thám hiểm con người, thám hiểm xã hội”.
Ở phương Tây, thời kì này được xem là bắt đầu từ thế kỷ XV với phong
trào phục hưng và kết quả của những cuộc thám hiểm tìm ra châu Á, châu Mỹ,
mở đường cho thương mại, cho cạnh tranh, xâm chiếm thị trường…dẫn đến sự
hình thành nhanh chóng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Ở Việt Nam, mặc dù những mầm mống của kinh tế tư bản đã có từ thế
kỷ XV và tầng lớp tư bản đã chớm nở trong lòng xã hội phong kiến từ cuối
thế kỷ thứ XVII-XVIII nhưng đều bị bóp nghẹt vì chính sách trọng nông, ức
thương của các tập đoàn phong kiến thống trị, sự can thiệp của ngoại xâm và
tàn phá của nội chiến nên hầu như nó chỉ phát triển một cách chậm chạp,
không đáng kể.
Phải đợi đến đầu thế kỷ thứ XX, đặc biệt từ 1905 trở đi, khi quân đội
thực dân Pháp đã đánh dẹp xong các cuộc khởi nghĩa của các văn thân yêu
nước trong phong trào Cần Vương, khi toàn quyền Paul Doumet đã áp đặt
xong bộ máy cai trị hành chính trên toàn cõi Việt Nam và thực hiện hàng loạt
các chính sách kinh tế thuộc địa một cách có hiệu quả…thì xã hội Việt Nam
mới thực sự chuyển hình một cách sâu sắc, biến Việt Nam từ một nước
phong kiến cổ truyền thành một nước nửa phong kiến.

Các chính sách kinh tế mà người Pháp bắt đầu thực thi từ 1900 trở đi
một mặt làm cho nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền bị phân giải và dần dần
chuyển sang kinh tế thuộc địa, mặt khác dẫn đến sự hình thành hàng loạt các
đô thị, các khu công nghiệp…dưới tác động của mỹ nghệ, thương mại và
giao thông. Đồng thời, quan hệ tư bản chủ nghĩa cũng đã xác lập được vị trí


12

của nó trong nền kinh tế thuộc địa; mặt khác dẫn đến sự hình thành hàng loạt
các đô thị, các khu công nghiệp…dưới tác động của kỹ nghệ, thương mại và
giao thông. Đồng thời quan hệ tư bản chủ nghĩa cũng đã xác lập được vị trí
của nó trong nề kinh tế thuộc địa.
Chính sự hình thành các đô thị, sự phân hoá các giai tầng đã dẫn đến
sự rạn rứt kết cấu xã hội. Nước Việt Nam phong kiến với những thể chế cơ
cấu nghìn đời của nó đã rung chuyển để rồi dần dần chuyển sang quỹ đạo tư
sản hoá. Về mặt văn hoá, tình hình diễn ra theo chiều hướng phức tạp hơn.
Bắt đầu từ 1906, thực dân Pháp đã tiến hành một loạt cải cách trong hệ thống
giáo dục. Việc sử dụng chữ Quốc ngữ và chữ La tinh đã chiếm ưu thế. Thực
dân Pháp mở mang báo chí, lập các nhà xuất bản, xây dựng nhà hát, truyền
bá lối sống, lối ứng xử theo nghi thức phương Tây... Dù dưới hình thức tự
nguyện hay áp đặt cũng đã tạo nên một diện mạo mới cho đời sống văn hóa
tinh thần. Song, đó chỉ gây ảnh hưởng mạnh ở khu vực thành thị và tầng lớp
tri thức tiểu tư sản. Đối với nông dân, nông thôn, đặc biệt đối với các trí thức
Nho học, văn học phương Tây dù mới lạ cũng không dễ dàng có được vị trí
mong muốn, không phá vỡ được nề nếp nông dân, gia trưởng sau lũy tre
làng.
Trên nền tảng kinh tế, xã hội và văn hóa đó, một ý thức hệ mới - ý thức
hệ tư sản đã ra đời và trưởng thành. Đại diện của ý thức hệ này là giai cấp tư
sản đang lên, trong đó trí thức tiểu tư sản và tầng lớp trung lưu ở thành thị là

những nhân tố tích cực. Tuy nhiên trong một nước thuộc địa nửa phong kiến,
ý thức hệ tư sản tỏ ra không thuần nhất và có những biến thái cực kì phức
tạp. Một mặt nó chứa đựng nhiều nhân tố tiến bộ như tư tưởng dân chủ, tinh
thần tự do cá nhân, tinh thần duy lý khoa học, quyền sở hữu tài sản, chế độ
pháp trị... Nhưng mặt khác do giai cấp tư sản Việt Nam tỏ ra yếu kém về bản
lĩnh dẫn đến sự thỏa hiệp với đế quốc và phong kiến, lại sinh ra vào lúc chủ


13

nghĩa tư bản thế giới đã đi xuống từ sau Cách mạng tháng Mười Nga... Nên
trong ý thức hệ tư sản thời kì này, có dung chứa cả tính chất lạc hậu, suy đồi
của giai cấp tư sản.
Trên bình diện văn học nghệ thuật, từ đầu thế kỷ XX trở đi, văn học
Việt Nam đã thực sự bước sang quỹ đạo cận - hiện đại. Các loại văn mới xuất
hiện như: Tiểu thuyết, phóng sự, Kịch nói, phê bình... đều được sáng tác theo
quy thức phương Tây. Công chúng của văn học thời kì này là những thị dân,
công thương, học sinh, viên chức có xu hướng Âu hóa về thẩm mỹ.
Khẳng định Kịch nói Việt Nam có nguồn gốc từ phương Tây, do ảnh
hưởng phương Tây không những không làm giảm phẩm chất và tổn thương
danh giá của nó, mà còn trả lại tính khách quan lịch sử của nó, khẳng định lại
quy luật về sự ảnh hưởng của văn hóa, văn học giữa các khu vực như một
hiện tượng phổ biến trong văn học thế giới. Việc xác định rõ nguồn gốc của
Kịch là một vấn đề khoa học.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, người Pháp đã củng cố được vị trí
của họ trên toàn cõi thuộc địa những khuôn thước về văn hóa, khoa học nghệ
thuật... đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống chính trị xã hội và văn
hóa, thẩm mỹ của nước ta.
Một số thể loại văn học như Kịch, Tiểu thuyết ra đời vào thời kì này,
lúc đầu chỉ là dịch, là sự mô phỏng, bắt chước phương Tây, chủ yếu in trên

hai tờ Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí do người Pháp bảo trợ;
nhưng sau đó, nó được công chúng đô thị tiếp nhận để trở thành tiếng nói của
họ, đề xuất những vấn đề xã hội, đạo đức đang được họ quan tâm. Từ một thể
loại văn học vay mượn, Kịch, Tiểu thuyết đã hình thành và chiếm lĩnh vị trí
đường hoàng trong tiến trình văn học cận - hiện đại.
Hoạt động của báo chí và hoạt động dịch thuật của các trí thức Tây học
góp phần không nhỏ dẫn đến sự ra đời và phát triển của Kịch. Cùng với việc


14

Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh dịch, đăng các vở hài kịch, bi kịch của
Moliere, Cooc-nây, Marivô như Người bệnh tưởng, Trưởng giả học làm
sang, Người biển lận, Lôi Xích, Hòa Lạc, Chàng ngốc hóa khôn vì tình… trên
các báo: Đông Dương tạp chí, Nam phong tạp chí… Người Pháp đã hoàn
thành việc xây dựng ở các thành phố lớn các nhà hát kiểu Tây phục vụ cho
việc diễn kịch. Có thể nói, hoạt động báo chí và nhà hát những thập niên đầu
thế kỉ là bà đỡ mát tay cho sự sinh thành của Kịch nói, là tiền đề vật chất nuôi
dưỡng nó.
Những năm đầu thế kỷ XX, Kịch nói sinh ra ở thành thị, do các trí thức
Tây học và tiểu tư sản thành thị tiến hành để đáp ứng nhu cầu tinh thần, tâm
lý, thị hiếu của tầng lớp tiểu tư sản thị dân. Một lớp công chúng mới đến nhà
hát xem kịch. Còn ở nông thôn, vào thời điểm đầu thế kỉ XX kịch nói đối với
họ vẫn là sinh hoạt xa lạ. Kịch nói đã từng bước từ thú chơi tài tử của những
trí thức tân học dần dần trở thành một bộ môn kịch nghệ thu hút cả những
nghệ sĩ có tên tuổi, chiếm lĩnh số đông khán giả thành thị, tạo thiết cả một
phong trào làm thay đổi cả tập quán thưởng thức, mang đến cho đời sống đô
thị sinh hoạt văn hóa nghệ thuật mới.
Khi Kịch nói còn đang ở giai đoạn trứng nước, lúc đầu là mô phỏng, bắt
chước theo lối kịch thái Tây nhưng nội dung đã phản ánh những vấn đề tâm lý,

xã hội, đạo đức, những biến cố gia đình trước sự tấn công của lối sống tư sản
phương Tây vào rường cột đạo đức phong kiến. Ta không thể không nhắc đến
tên tuổi các nghệ sĩ có tâm huyết với kịch nói như: Vũ Đình Long, Nguyễn Hữu
Kim, Vi Huyền Đắc, Trung Tín, Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Từ Sơn…
Qua giai đoạn mô phỏng, diễn kịch Tây, vào năm 1921, Vũ Đình
Long, tác giả được coi là người khai sinh cho Kịch nói Việt Nam đã cho in
vở Chén thuốc độc trên báo Hữu Thanh do Tản Đà làm chủ bút gây được sự
chú ý của công luận.


15

Tóm lại, có thể xem sự ra đời của Kịch nói vào những năm đầu thế kỷ
XX ở Việt Nam là kết quả cuả quá trình giao lưu văn hóa, của sự ảnh hưởng
có lúc cưỡng bức, có lúc tự giác của văn hóa phương Tây, trực tiếp là văn
hóa Pháp đối với văn hóa Việt Nam. Với Kịch nói, văn học nghệ thuật nước
ta có thêm một thể loại mới làm cho nó phong phú hơn, hội nhập một cách
tích cực hơn vào tiến trình văn học hiện đại của thế giới. Sự ra đời của Kịch
nói cùng với một số thể loại văn học mới ở thành thị vào những thập niên đầu
thế kỉ này, trước hết là kết quả của một quá trình phát triển nội tại, nảy sinh
trong những điều kiện lịch sử, kinh tế và văn hóa nội tại.
1.3 Vở kịch Chén thuốc độc và vai trò tiên phong của Vũ Đình Long
trong tiến trình văn học hiện đại.
Những năm 20 của thế kỉ XX đã đánh một dấu mốc vô cùng quan trọng
trong nền văn học Việt Nam với sự chuyển mình nhanh chóng của các thể loại
văn học mang tính hiện đại hóa từ nội dung đến hình thức. Đặc biệt trên sân
khấu kịch trong giai đoạn này, bên cạnh những thể loại truyền thống như tuồng,
chèo, cải lương, kịch nói đã ra đời có ý nghĩa lớn lao đối với nghệ thuật sân
khấu nói riêng và nền văn học nghệ thuật nói chung. Khác với cải lương, tuồng,
chèo là những loại xuất phát từ trong sinh hoạt dân gian, kịch nói là thể loại

mang ảnh hưởng của văn hóa phương tây đặc biệt là kịch của Pháp.
Trước hết là về thể loại, đối với giai đoạn văn học trung đại trước đó,
nghệ thuật sân khấu luôn là thể loại song song tồn tại cùng với những bước đi
bên cạnh nền văn học viết và được biết đến với các vở tuồng, chèo và cải
lương đã có hoặc xuất phát từ trong những loại hình hát dân gian từ rất lâu
đời. Những năm đầu thế kỉ XX, sự xâm lược của thực dân Pháp với công
cuộc khai hóa thuộc địa về mặt văn hóa - xã hội và sự mở rộng thành thị đã
ảnh hưởng không nhỏ đến diện mạo văn học của Việt Nam. Các nhà văn nhà
thơ từ chỗ ra sức tẩy chay những gì du nhập từ phương Tây thì giờ đây họ lại


16

hoàn toàn chấp nhận những thể loại mới và những hình thức mới mang đậm
dấu ấn phương Tây mà tiêu biểu là nền văn học Pháp. Kịch nói Pháp đã dần
bám rễ vào cuộc sống thành thị và có rất nhiều nhà biên kịch, nhà văn đã dịch
các vở kịch nổi tiếng của Pháp để công diễn và nhận được sự chào đón từ
công chúng. Cũng trong sự phát triển đó, trên sân khấu kịch Việt Nam,
những thể loại truyền thống như tuồng, chèo đang dần lâm vào khó khăn
trong việc đi tìm chỗ đứng trên sân khấu và trong lòng khán giả thì sự xuất
hiện của kịch nói với những vở diễn lấy kịch bản dịch từ những vở kịch nổi
tiếng của Pháp đã làm phong phú thêm loại hình nghệ thuật sân khấu tự sự.
Và đặc biệt, vở kịch Chén thuốc độc (năm 1921) đã đánh dấu mốc quan trọng
cho sự ra đời của kịch bản kịch nói của dân tộc. Đây là vở kịch nói đầu tiên
mang tính hiện đại thoát khỏi màu sắc của các thể loại kịch truyền thống dân
tộc mà thay vào đó mang ảnh hưởng của kịch nói Pháp rõ rệt, được diễn trên
nền sân khấu hiện đại với những bối cảnh và công cụ hiện đại.
Vở kịch cũng đánh dấu cho sự ra đời của một trong những thể loại văn
học mới của Việt Nam. Đây là thời kì diễn ra cuộc đổi mới thể loại với sự
ra đời ồ ạt của hàng loạt thể loại bên cạnh thể thơ dân gian như ca dao, vè,

hát dặm hay những thể loại thơ ca cổ điển như thơ Đường luật, văn tế,
phú… Những thể loại mới như tiểu thuyết, tùy bút, kí sự, truyện ngắn của
phương Tây đã du nhập vào Việt Nam trở nên phổ biến và đạt được nhiều
thành tựu lớn chỉ trong một thời gian ngắn. Không nằm ngoài quy luật của
sự phát triển đó, kịch nói cũng trở thành một thể loại được đón nhận và phát
triển nhanh chóng trong lĩnh vực sân khấu bên cạnh những loại hình sân
khấu truyền thống khác như tuồng, chèo, hát bội… Nhưng nếu trước đó
kịch nói được biết đến qua các vở kịch của Pháp được các dịch giả sân khấu
dịch từ những vở kịch nổi tiếng của Cooc-nây, Môlie và được công diễn với
dàn diễn viên người Việt và khán giả chủ yếu là người Pháp và một số ít tư


17

sản, trí thức thì với sự ra đời của vở kịch Chén thuốc độc của Vũ Đình Long
với tấm lòng tự tôn dân tộc và nhiệt huyết của một nghệ sĩ đã đưa sân khấu
kịch nói gần gũi hơn với công chúng Việt Nam. Sau ngày công diễn đầu
tiên 22/10/1921 chỉ dành cho người Pháp, vở kịch được coi là đánh dấu
mốc đầu tiên cho lịch sử kịch nói Việt Nam đã được đón nhận nồng nhiệt
và giành được sự quan tâm từ đông đảo công chúng và được công diễn rộng
rãi ngay sau đó. Tính hiện đại hóa của vở kịch đã góp phần phá bỏ sự phân
biệt đối tượng khán giả trước đây với những khán giả thuộc tầng lớp nông
dân dành cho những loại hình dân gian như tuồng, chèo, hát bội và tri thức,
tư sản và thực dân với những loại hình bác học như kịch cổ điển… Vở kịch
mang tính quần chúng và phù hợp với mọi đối tượng khán giả. Một trong
những nguyên nhân khác đánh dấu sự ra đời của vở kịch Chén thuốc
độc mang tính hiện đại hóa đó là sự phổ biến của chữ quốc ngữ và sự phát
triển của các phương tiện báo chí đã giúp cho người đọc nói chung và khán
giả sân khấu nói riêng ở mọi tầng lớp xã hội từ tư sản, trí thức Tây học,
viên chức nhà nước, sinh viên hay thậm chí là địa chủ, nông dân dễ dàng

tiếp cận tác phẩm và nhanh chóng phổ biến rộng rãi. Từ đó, vở kịch không
giống như những tác phẩm văn học trước đó chỉ khoanh vùng đối tượng
thưởng thức mà trở nên phổ biến với mọi tầng lớp.
Trên Hữu Thanh tạp chí số 3 năm 1921, nhân khi nhận được vở kịch
do tác giả gửi đến, chủ bút Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu đã viết những lời
cảm khoái sau: “Vở kịch của ông Vũ Đình Long in ra sau đây, so với văn
giới các nước thời chưa dám biết ra sao, so với quốc văn sau này cũng
chưa dám biết ra làm sao. Nhưng cứ trong áng văn chương hiện thời của ta
hiện nay,thời vở kịch của ông cũng đáng là có giá trị. Ông Vũ Đình Long
mang một cái tài nhuệ thế, sao trước không thấy ông ra với xã hội?... Nay,
nhân một ông Vũ Đình Long mà suy nghĩ, trong xã hội chắc cũng còn nhiều


18

người có mang cái văn tài ấy như ông Vũ Đình Long, hơn ông Vũ Đình
Long mà ngọc náu đầu non, châu chìm đáy bể, khiến cho kẻ tháng ngày
mong mến ngóng nước thu man mác ngọn khiêm hà. Nay, nhân một ông Vũ
Đình Long mà tôi sinh ra vô hạn cảm khái cho văn giới nước nhà. Cũng
nhân một ông Vũ Đình Long mà tôi có một chút mừng cho văn vận nước ta
vậy… In vở kịch này của ông Vũ Đình Long tưởng cũng là có một chút công
với quốc văn”
Lần công diễn đầu tiên vở Chén thuốc độc của Vũ Đình Long do Hội
Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp và hội đồng diễn kịch tổ chức tại Nhà hát
Lớn Hà Nội đêm 26/10/1921 ông Nguyễn Mạnh Bổng - Tổng thư kí hội bắc
kì công thương đồng nghiệp nhận xét: “Văn học sử nước ta sau này chép
đến lối văn kịch có lẽ sẽ kể đầu từ bản kịch Chén thuốc độc này của ông Vũ
Đình Long. Vì kịch bản nước ta soạn theo lối mới này, ông Vũ Đình Long
là người xuất hiện thứ nhất. Bản kịch đầu tiên của ông ở trong làng văn lại
là bản kịch xuất sắc hơn… Ngày 22 tháng 10 năm 1921 này thực sự là một

ngày kỉ niệm lớn trong văn học sử nước ta về việc diễn kịch theo lối mới mà
thuần nhiên dùng văn ta tả những cảnh xã hội ta”
Sau đêm diễn, các báo xuất bản trong nước bằng tiếng Việt như: Nam
Phong, Thực nghiệp dân báo, Hữu Thanh tạp chí… và tiếng Pháp như:
L’avenir du Tonkin, Le courrier d’Hai phong, France-Indochine, v. v…đều
đăng các bài tường thuật, giới thiệu, phê bình, tạo dư luận rất sôi nổi xung
quanh vở diễn. Người ta xem đây là trường hợp thành công có ý nghĩa mở
đường, là dấu hiệu của một thời kì văn học mới.
Người đương thời quan niệm đây là vở bi hài kịch được soạn theo “lối
kịch thái Tây”, chủ yếu là theo hài kịch của Moliere, bi kịch của Corneill,
Racine – là những tác giả của kịch Cổ điển Pháp thế kỉ thứ XVII được các
tầng lớp Tây học ở việt Nam biết đến qua các bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh


19

và Phạm Quỳnh in trên Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí mấy năm
trước đó. Về cơ bản, nghệ thuật biên kịch ở Chén thuốc độc vẫn tuân thủ theo
quy tắc tam nhất của kịch cổ điển. Nhưng về thể loại, ở Chén thuốc độc là sự
pha trộn giữa bi kịch và hài kịch như xác nhận của người đương thời. nếu ở
đây có sự lẫn lộn hoặc sự không nhận thức thấu đáo về đặc trưng mỹ học của
Bi kịch và Hài kịch thì cũng là điều dễ hiểu. Đến tận đầu những năm ba
mươi, khi ảnh hưởng phương Tây và ảnh hưởng Pháp đã đạt đến độ chín
muồi, nhiều tác giả vẫn còn tỏ ra chưa có ý niệm thật đầy đủ và chính xác về
vấn đề này thì ở buổi đầu trứng nước, còn đầy những mới lạ, ngỡ ngàng như
Vũ Đình Long, tránh sao nổi hiện tượng đó?
Nội dung câu chuyện kịch Chén thuốc độc kể về gia đình thầy Thông
Thu – một công chức khá giả trong xã hội đương thời. Trước những tác động
của xã hội, mỗi thành viên trong gia đình thầy hư hỏng theo mỗi cách khác
nhau: Mẹ và vợ thì nhiễm thói đồng bóng, chỉ ham mê buôn thần bán thánh,

chăm lo lễ lạt, chầu ngự; em thì mê giai, hư hỏng, chửa hoang; còn bản thân
thầy thì đam mê hát xướng, thường xuyên lui tới “xóm Bình Khang”, lại
thêm bọn du đãng bợ đỡ, nịnh lọt, dắt díu vào các cuộc chơi bời... Nề nếp gia
đình đảo lộn; nợ nần chồng chất ngày càng nhiều; gia phong bại hoạn. Khi
sực tỉnh nhận ra thảm kịch đó thì cơ sự đã muộn, gia sản bị tịch thu. Trong
cơn bế tắc, thầy Thông Thu không biết làm gì khác hơn là tìm đến chén thuốc
độc để giải thoát. Kết cục bi đát sắp diễn ra thì may sao có người mang thư
và giấy mời nhận tiền đến. Đó là món quà của người em lưu lạc bên Lào đã
biệt tích từ lâu, nay khá giả gửi tiền về biếu mẹ và anh. Có được món tiền,
thầy Thông Thu qua được cái chết, trả được nợ, cứu vãn được gia đình và từ
đó tu tỉnh bản thân.
Mỗi tác phẩm văn học ra đời lại chứa đựng trong đó tư tưởng của
người viết và một nội dung phản ánh sâu sắc. Đặc biệt với một tác phẩm


×