Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

TIẾP NHẬN THI PHÁP học TRONG NGHIÊN cứu văn học ở VIỆT NAM SAU 1986

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.23 KB, 35 trang )

Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

A – PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài.
Công cuộc đổi mới đất nước từ 1986 đã đi vào lịch sử Việt Nam không chỉ

ở lĩnh vực kinh tế - văn hóa mà cụ thể hơn còn là tình hình nghiên cứu văn
học. Sự mở cửa và hội nhập thế giới đã đặt đất nước vào nhiều triển vọng và
thách thức lớn. Nghiên cứu và cả sáng tác văn chương cũng dần biến chuyển
theo. Dễ nhận thấy, trong điều kiện thuận lợi đó, các nhà nghiên cứu đã
“nhập khẩu” nhiều trường phái và tư tưởng phê bình văn nghệ mới vào Việt
Nam. Trước Đổi mới, những khái niệm lí luận văn học như giải cấu trúc, hậu
hiện đại, nữ quyền luận, phi trung tâm, mảnh vỡ... hầu như vắng bóng trên
các mặt sách báo ở ta. Ngày nay nhóm thuật ngữ này đã trở thành một phần
tất yếu của đời sống lí luận phê bình văn học.
Trước làn sóng đổi mới không ngừng của nghiên cứu văn học thế giới,
giới nghiên cứu Việt cũng có nhiều biến chuyển. Trước 1986, phê bình văn
học Việt chủ yếu dựa trên hướng nghiên cứu xã hội học. Nhưng sau đó, người
Việt đã bắt đầu làm quen với thi pháp học, phân tâm học, tự sự học, phê bình
cấu trúc rồi giải cấu trúc... Có thể nói nhờ nỗ lực không ngừng của những
nhà nghiên cứu văn chương mà đời sống tinh thần của người Việt ngày càng
được cải thiện. Hầu như lí thuyết văn chương thế giới có cái gì thì ta cũng có
cái đó. Người đọc được cung cấp rất nhiều chìa khoá để giải mã văn chương
và có nhiều cách để khai thác các giá trị thẩm mĩ làm phong phú đời sống
tâm hồn. Tình hình đó cũng tác động tích cực đến đội ngũ sáng tác văn học.
Có thể nói trong những thành công nhất định của đội ngũ sáng tác, thì việc
họ tiếp cận các lí thuyết nhân văn tiến bộ thế giới là nguồn tác động không
nhỏ.
Trong số những lí thuyết phương Tây hiện đại được “nhập khẩu” vào Việt


Nam, có thể nói, thi pháp học hiện đại đã có những tác động không nhỏ đến
1


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

tình hình nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ sau 1986. Thi pháp học hiện đại
đã mang đến một luồng gió mới, cung cấp một chìa khóa quan trọng để
nghiên cứu, giải mã thẩm mĩ văn chương, khám phá chiều sâu hình thức
nghệ thuật của tác phẩm, điều mà trước 1986 còn bị quên lãng do tình hình
thời đại. Rất nhiều tác phẩm được nhìn nhận lại, đánh giá sâu sắc hơn từ góc
nhìn hình thức nghệ thuật. Có những mảnh đất văn chương đã được “cày
xới” nhiều lần, tưởng như đã có tiếng nói cuối cùng, nhưng chiếc chìa khóa
thi pháp học đã mở ra nhiều cánh cửa nghiên cứu mới, khám phá nhiều giá
trị mới của văn chương nghệ thuật.Các công trình của một số nhà nghiên
cứu đi tiên phong trong lĩnh vực này như Phan Ngọc, Hoàng Trinh, Nguyễn
Phan Cảnh, Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Xuân Kính, Đỗ Lai Thúy…
xuất hiện, được coi như là hiện tượng mới của nghiên cứu văn học. Ngoài ra,
còn có nhiều nhà nghiên cứu, dịch thuật khác đã góp phần phổ biến thi pháp
học ở Việt Nam như Nguyễn Hải Hà, Cao Xuân Hạo, Lại Nguyên Ân, Phan
Vĩnh Cư, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Tri Niên, Lê Ngọc Trà, Vương Trí Nhàn, Chu
Xuân Diên, Nguyễn Kim Đính, Phan Đăng Nhật, Huỳnh Như Phương, Bùi
Mạnh Nhị... Và còn rất nhiều người khác. Sự phổ biến của việc ứng dụng thi
pháp học vào nghiên cứu văn học đã thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài
“Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986”.
Chúng tôi muốn nhìn nhận lại một cách tổng quát về việc tiếp nhận thi pháp
học trong nghiên cứu văn học của các nhà lý luận, phê bình ở Việt Nam thời
kỳ Đổi mới. Điều này góp thêm một cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên
cứu văn học Việt Nam thời kỳ hội nhập.
2.


Lịch sử vấn đề.
Việc tìm hiểu sự tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt

Nam sau 1986 không phải là một mảnh đất mới lạ, một con đường mới chưa
có người đi. Tác giả Lê Huy Bắc trong bài viết “Thực trạng tiếp nhận lí thuyết
văn học phương Tây ở Việt Nam sau 1986” đã phần nào đề cập đến việc tiếp
2


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Tiến sĩ Ngữ Văn Cao
Thị Hồng đã có cả một công trình nghiên cứu khá đồ sộ, tìm hiểu khá chi tiết
về sự đổi mới của lý luận văn học, việc tiếp nhận thi pháp học trong nghiên
cứu văn học ở nhiều nhà lý luận, phê bình hiện đại như Đỗ Đức Hiều, Nguyễn
Đăng Điệp… Bản thân Tiến Sĩ Cao Thị Hồng cũng có những nghiên cứu riêng
về văn học từ góc nhìn thi pháp. Với tiểu luận này, chúng tôi không có tham
vọng làm mới, làm khác với những nhà nghiên cứu văn học lão thành mà chỉ
mong muốn mang đến một cái nhìn tổng hợp, khái quát về việc tiếp nhận thi
pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ sau 1986. Những công
trình nghiên cứu của các tác giả Lê Huy Bắc hay Cao Thị Hồng là những gợi ý
vô cùng quan trọng cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này.
3.

Mục đích, phạm vi nghiên cứu.
Lý luận, phê bình văn học ở Việt Nam từ sau 1986 đã có rất nhiều khởi sắc

dưới sự tác động của những lí thuyết văn học phương Tây, trong đó có thi
pháp học. Với tiểu luận này, chúng tôi hướng tới mục đích khái quát, nhìn

nhận tổng quan về tình hình tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn
học ở Việt Nam sau 1986. Với bước đi này, chúng tôi hi vọng mang đến cái
nhìn toàn cảnh về nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986 dưới sự ảnh
hưởng của thi pháp học hiện đại.
Trong phạm vi một bài tiểu luận, chúng tôi không có điều kiện khảo sát
tất cả các nhà lý luận phê bình sử dụng thi pháp học như một chìa khóa để
nghiên cứu văn học. Chúng tôi chỉ khảo sát, tìm hiểu những tác giả tiêu biểu
như Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Đăng Điệp, Cao Thị Hồng, ở các lĩnh
vực thơ, truyện, văn học trung đại và văn học hiện đại. Đây cũng có thể xem
là một cố gắng của chúng tôi khi bước đầu tập nghiên cứu khoa học.
4.

Phương pháp nghiên cứu.

3


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

Để thực hiện tiểu luận này, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản khi
nghiên cứu văn học như khảo sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, rút
ra kết luận.

4


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986
5.

Cấu trúc của tiểu luận

Tiểu luận của chúng tôi có cấu trúc gồm ba phần chính. Phần mở đầu,

chúng tôi luận giải về lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích và phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Phần nội dung, chúng tôi đi tìm hiểu
khái quát về thi pháp học, sơ lược tình hình nghiên cứu văn học ở Việt Nam
trước 1986 và khảo sát, nghiên cứu về tình hình tiếp nhận thi pháp học trong
nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986. Phân kết luận, chúng tôi rút ra
những nhận định khái quát về việc tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu
văn học ở Việt Nam sau 1986.

5


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

B – PHẦN NỘI DUNG
1. Giới thuyết về thi pháp và thi pháp học.
1.1.
Thi pháp

Thi pháp là một lý thuyết văn học phương Tây được “nhập khẩu” vào Việt
Nam. Có rất nhiều định nghĩa về thi pháp, ở đây, chúng tôi xin ra cách định
nghĩa của Tiến sĩ Ngữ Văn Cao Thị Hồng, người tiếp thu và kế thừa quan
điểm, tư tưởng của Giáo sư Trần Đình Sử:Thi pháp là tổ hợp những đặc tính
thẩm mỹ – nghệ thuật và phong cách của một hiện tượng văn học, là cấu
trúc bên trong, là hệ thống đặc trưng của các thành tố nghệ thuật và mối
quan hệ giữa chúng. Thi pháp còn là hệ thống nguyên tắc sáng tạo của một
tác giả, một trường phái, hay cả một thời đại văn học.
1.2.
1.2.1.


Thi pháp học
Khái niệm thi pháp học.

Việc nghiên cứu thi pháp gọi là thi pháp học. Thi pháp học là môn chuyên
nghiên cứu các hệ thống nghệ thuật cụ thể, là một khoa học ứng dụng trong
nghiên cứu văn học. Thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào
văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản
như: tiểu sử, nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện
thực, tác dụng xã hội… Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác
phẩm như: hình tượng nhân vật, không gian, thời gian, kết cấu, cốt truyện,
điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ
hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung”.
1.2.2. Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học.
1.2.2.1.
Hình thức nghệ thuật – đối tượng chủ yếu của thi pháp học.

Trong thực tế, hình thức được hiểu là hình thể, hình dáng, hình trạng,
trạng thái của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Hình thức là sự thể hiện cái

6


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

bên trong của sự vật, là biểu hiện các mối quan hệ của nó với xung quanh.
Hình thức là dấu hiệu để phân biệt sự vật này với sự vật khác.
Trong nghệ thuật, hình thức nghệ thuật của văn học phải là hình thức của
cái thế giới nghệ thuật mà người đọc tiếp xúc và cảm thấy (bao gồm cả hình
thức văn bản ngôn từ và hình thức hình tượng, cả hai thống nhất thành văn

bản nghệ thuật).
Thi pháp học có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu các hình thức biểu hiện
nội dung, gắn bó với nội dung, là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học.
1.2.2.2.

Hai quan niệm về hình thức nghệ thuật như là đối tượng của
thi pháp học.

Có hai xu hướng nghiên cứu thi pháp. Một là nghiên cứu các yếu tố, các
phương diện riêng lẻ tạo thành hình thức nghệ thuật. Hai là nghiên cứu hệ
thống các phương diện của hình thức nghệ thuật trong mối quan hệ chỉnh
thể của nó. Như vậy, ta nhận thấy cần có sự phân biệt hình thức bên ngoài và
hình thức bên trong. Nếu hình thức bên ngoài là sự thực hiện bằng vật chất,
chất liệu cái khách thể thẩm mỹ bên trong thì hình thức bên trong là hình
thức của cái nhìn nghệ thuật, là sự hiện diện của con mắt nghệ sĩ, yếu tố quy
định cách tạo hình cho tác phẩm. Nếu hình thức bên ngoài là cơ sở khách
quan của tác phẩm thì hình thức bên trong cho thấy sự vận động, phát triển
và đa dạng của ý thức nghệ thuật và tư duy nghệ thuật.
Hình thức bên trong mang tính quan niệm chính là đối tượng của thi
pháp học. Hình thức trong nghệ thuật là hình thức mang tư tưởng. Nói như
Hegel, “Nội dung chẳng phải gì khác, mà là sự chuyển hóa của hình thức vào
nội dung, còn hình thức cũng không phải gì khác, mà là sự chuyển hóa của
nội dung vào hình thức”. Như vậy, hình thức là phương thức tồn tại và biểu
hiện của nội dung. Hình thức hàm chưa mọi quy tắc biểu đạt và biểu hiện tất
7


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

cả sự phong phú của nội dung. Cho nên, muốn hiểu được nội dung chỉ có một

con đường là đi sâu khám phá về hình thức.
1.2.2.3.

Các yếu tố thuộc thế giới bên trong của tác phẩm văn học.

Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học là các yếu tố thuộc thế giới bên
trong của tác phẩm văn học. Thế giới bên trong của tác phẩm nghệ thuật có
những quy luật tác động qua lại riêng của nó, có kích thước riêng, có ý nghĩa
riêng như là một hệ thống. Đó là mô hình thế giới làm cơ sở cho tổ chức tác
phẩm và miêu tả hình tượng. Các yếu tố của mô hình đó là con người, thế
giới (gồm thời gian, không gian, đồ vật, màu sắc).
1.2.2.4.

Tính quan niệm của hình thức nghệ thuật.

Hình thức mang quan niệm là hình thức bên trong, hình thức của cái nhìn,
hình thức tâm hồn để cảm nhận và tái tạo lại sự vật, tạo thành hình thức
thẩm mỹ cho tác phẩm văn học. Đó là hình thức thể hiện một giới hạn nhất
định trong cảm nhận đời sống, gắn liền với những thủ pháp nghệ thuật đặc
trưng (Chẳng hạn, thủ pháp độc thoại nội tâm và dòng ý thức chỉ xuất hiện
khi người ta nhận thức được cuộc sống nội tâm toàn vẹn của con người).
Tính quan niệm của hình thức thể hiện hệ hình tư duy, trình độ chiếm lĩnh thế
giới của một hệ thống nghệ thuật. Tìm hiểu hình thức đó giúp ta hiểu được
sâu sắc ý nghĩa, giá trị của tác phẩm nghệ thuật.
1.2.3.

Thi pháp học truyền thống và thi pháp học hiện đại.

Tìm hiểu thi pháp học, ta cần có sự phân biệt thi pháp học truyền thống và
thi pháp học hiện đại.

*. Thi pháp học truyền thống:
Thi pháp học truyền thống xuất phát từ đối tượng, từ chân lý tự nhiên để
bàn về nghệ thuật, xuất phát từ các yếu tố nhỏ nhất rồi xem xét nghệ thuật
8


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

như là sự tổng cộng của các yếu tố đó. Thi pháp học truyền thống xem nghệ
thuật như những vật được sáng tạo tinh xảo bằng chất liệu, thích đưa ra
những lời khuyên bảo về sáng tạo nghệ thuật (văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn
chí…), xem nghệ thuật theo những nguyên lý nghìn năm bất biến. Thi pháp
học truyền thống chỉ quan tâm tới quy tắc sáng tác.
*. Thi pháp học hiện đại.
Thi pháp học hiện đại xuất phát từ bản chất sáng tạo của chủ thể để bàn
về nghệ thuật, xuất phát từ quan niệm cấu trúc, tính chỉnh thể và tính hệ
thống, xem nghệ thuật là một tổ chức siêu tổng cộng. Thi pháp học hiện đại
xem nghệ thuật là một hoạt động giao tiếp, một hệ thống ký hiệu mà sản
phẩm của nó là một khách thế thẩm mỹ, một sáng tạo tinh thần tồn tại vừa
trong văn bản vừa trong cảm thụ của người đọc. Thi pháp hiện đại đúc kết
bản chất và quy luật nghệ thuật từ trong bản thân các sáng tạo nghệ thuật,
để hiểu nghệ thuật sâu hơn, đúng hơn, xem nghệ thuật là sản phẩm của lịch
sử, cùng vận động và phát triển với lịch sử trong ngữ cảnh văn hóa. Thi pháp
học quan tâm đến cách đọc, cách giải mã văn bản.
1.2.4.

Các phạm trù thi pháp học

Ngoài các phạm trù thi pháp truyền thống như cốt truyện, kết cấu, thể
loại, lời văn, thi pháp hiện đại còn các phạm trù mới như quan niệm nghệ

thuật về con người, không gian, thời gian, kiểu tác giả, chi tiết nghệ thuật.
Nhiệm vụ của thi pháp học là phát hiện, miêu tả các phạm trù thi pháp cụ thể
của các chỉnh thể văn học với nội dung độc đáo, không lặp lại của chúng – đó
là những phạm trù của sáng tạo nghệ thuật mang nội dung lịch sử cụ thể và
sắc thái cá tính.
1.2.5. Những vấn đề cơ bản của thi pháp học
1.2.5.1.
Quan niệm nghệ thuật về con người.

9


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy
con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp
hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và
thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó. Quan niệm nghệ thuật về con
người hướng chúng ta khám phá, phát hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ
quan, sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không
giống so với đối tượng có thật. Quan niệm con người chính là sự khám phá về
con người bằng nghệ thuật, mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn
liền với cái nhìn đầy tính phát hiện độc đáo của nghệ sĩ. Trong các thể loại
văn học khác nhau, do chức năng của hệ thống phương tiện biểu hiện khác
nhau, quan niệm nghệ thuật về con người cũng có sự khác nhau quan trọng.
Quan niệm nghệ thuật về con người và nhân vật không phải là một. Khái
niệm quan niệm nghệ thuật về con người bao quát rộng hơn khái niệm nhân
vật. Nhân vật chỉ là biểu hiện cụ thể, cá biệt của quan niệm kia. Cho nên,
muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người thì phải xuất phát từ các
biểu biện lặp đi lặp lại của nhiều nhân vật, thông qua các yếu tố bền vững,

được tô đậm dùng để tạo nên chúng.
Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi
chiều sâu có thể có, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất đề đánh giá
giá trị nhân văn vốn có của một hiện tượng văn học. Nghệ sĩ đích thức là
người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để
hiểu về con người, do đó, càng khám phá quan niệm nghệ thuật về con người
thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu
của họ.
1.2.5.2.

Không gian nghệ thuật

10


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

Không gian nghệ thuật là một vấn đề cơ bản của thi pháp học. Đó là hình
thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là mô hình thế giới độc lập, có tính chủ
quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả.
Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, nhằm biểu
hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không
thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian địa lý hay không gian vật lý, vật
chất.
Không gian là môi trường bộc lộc của nhân vật, nhân vaath chỉ hành
động, tự bộc lộ trong không gian của nó. Mỗi không gian cho phép được bộc
lộ một phương diện của con người. Do vậy, các nhà văn muốn thể hiện một
quan niệm nhất định ề cin người đều phải tạo ra một không gian thích hợp.
1.2.5.3.


Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác
phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay
chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai.
Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, gắn với
thời gian tâm lý. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai. Nó có thể dừng
lại.
Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của
tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức
cảm nhận được hoặc hồi hộp đợi chờ, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm
vào quá khứ. Điều đặc biệt là thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một
tượng trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người.
Cuộc đời có thể như chớp mắt, như giấc mộng. Cuộc đời có thể chỉ là cuộc
đày ải vô tận. Cuộc đời có thể chỉ như con thoi đưa mà không có chỉ, hoàn

11


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

toàn vô nghĩa. Cuộc đời có thể là cuộc hành quân đi tới tương lai… Thời gian
nghệ thuật là phạm trù có nội hàm triết lý.
Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một
trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện
thực chất sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ. Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu
và điểm kết thúc, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có
thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời. Thời gian
thể hiện ý thức sáng tạo chủ động, tự do, chủ quan của nghệ thuật.
Cấu trúc của thời gian nghệ thuật khá phức tạp, gồm thời gian trần thuật,

thời gian thiên nhiên, thời gian sinh hoạt, thời gian phong tục, thời gian xã hội,
lịch sử. Các lớp thời gian trêm cho thấy thời gian trong cuộc sống con người là
một phức hợp gồm nhiều yếu tố. Sự phối hợp các yếu tố có nhịp độ và độ dài khác
nhau ấy sẽ tạo nên thời gian sống của mỗi người và cảm nhận thời gian của họ.
Thời gian nghệ thuật bao gồm các bình diện: Thời gian hiện tại đồng thời
với cuộc sống đang diễn ra. Thời quá khứ là quá khứ của hiện tại đó. Thời
tương lai là thời điểm sau cuộc sống đó.
Thời gian nghệ thuật có các hình thức khác nhau. Thời gian trong thần
thoại khác thời gian trong sử thi, thời gian trong truyện cổ tích. Thời gian
trong văn học viết trung đại khác với thời gian trong văn học cận, hiện đại. Ở
đây, chúng tôi lưu ý đến thời gian nghệ thuật trong văn học thế kỉ XX. Ở đây,
thời gian nghệ thuật thoát khỏi sự trói buộc của thời gian sự kiện, nhà văn có
sự chủ động bao quát và biểu hiện những phương diện mới của con người.
Trong văn học thế kỉ XX, tác thấy có sự xáo trộn các bình diện thời gian, miêu
tả quá khứ trong ký ức. Các nhà văn thường dùng thủ pháp dòng ý thức để
tái hiện những diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật, tăng sức hấp dẫn cho
tác phẩm.
1.3.

Thi pháp học ở Việt Nam.
12


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

Từ thời trung đại, nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng rất sâu sắc nền
văn hóa Trung Quốc nên thi pháp học cổ điển từ Trung Quốc đã du nhập vào
Việt Nam. Ttrong giai đoạn 1954-1975, Miền Nam vẫn duy trì các quan điểm
thi pháp đã có từ trước 1945, tiếp thu thêm nhiều quan điểm thi pháp hiện
đại từ Âu – Mỹ tràn sang. Ở miền Bắc sau 1954 (cũng như cả nước sau 1975),

phương pháp nghiên cứu xã hội học giữ địa vị độc tôn. Thi pháp học hầu như
không được sử dụng trong các công trình nghiên cứu văn học. Từ sau 1986,
nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, văn học dân gian và văn học phương
Tây đã mở đường cho thi pháp học tiến vào Việt Nam, tạo nên một luồng sinh
khí mới. Các công trình của một số nhà nghiên cứu đi tiên phong trong lĩnh
vực này như Phan Ngọc, Hoàng Trinh, Nguyễn Phan Cảnh, Trần Đình Sử, Đỗ
Đức Hiểu, Nguyễn Xuân kính, Đỗ Lai Thúy… xuất hiện, được coi như là hiện
tượng mới của nghiên cứu văn học. Nhiều nhà nghiên cứu, dịch thuật khác
đã góp phần phổ biến thi pháp học ở Việt Nam như Nguyễn Hải Hà, Cao Xuân
Hạo, Lại Nguyên Ân, Phạm Vĩnh Cư, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Tri Niên, Lê Ngọc
Trà, Vương Trí Nhàn, Chu Xuân Diên, Nguyễn Kim Đính, Phan Đăng Nhật, Bùi
Mạnh Nhi, Huỳnh Như Phương… Từ những năm 1990 trở đi, hàng loạt công
trình dịch thuật, giới thiệu các nhà thi pháp học Liên Xô được xuất bản và
đăng tải trên các báo chí ở Việt Nam. Bạn đọc Việt Nam có dịp biết đến tên
tuổi của các nhà Thi pháp học nổi tiếng thế giới như Aristote, Lưu Hiệp, Viên
Mai, M.Bakhtin, Jakobson, M.Khrapchenco, V.Girmunxki, B.Eikhenbaum,
Lotman, Todorov, Meletinski, V.Y.Propp… Rất nhiều các công trình nghiên cứu
của các tác giả Việt Nam ra đời dưới sự ảnh hưởng của lý thuyết thi pháp
hiện đại.
Thi pháp học đã đáp ứng nhu cầu phát triển, hiện đại hóa của nghiên cứu
văn học ở Việt Nam, góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp nghiên
cứu, phê bình văn học ở Việt Nam.
2.

Sơ lược tình hình nghiên cứu văn học ở Việt Nam trước 1986
13


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986


Lí luận văn nghệ, mĩ học mác xít được du nhập từ Liên Xô, Trung Quốc đối
với giới nghiên cứu văn học Việt Nam vừa là ý thức hệ vừa là phương pháp
luận nghiên cứu, phê bình văn học, đóng vai trò cơ bản trong việc tạo dựng
nền nghiên cứu văn học đương đại Việt Nam, tính từ ngày độc lập năm 1945.
Nền nghiên cứu ấy thực chất là nghiên cứu xã hội học, nó có những thành
tựu mà cũng có rất nhiều bất cập ngay từ trong phương pháp luận xã hội
học của nó, nhất là khi nó được khẳng định là có vai trò, vị trí độc tôn duy
nhất đúng.
Từ sau năm 1954 việc vận dụng phương pháp luận xã hội học mới để viết
lịch sử văn học Việt Nam là một nhiệm vụ bức thiết trước hết cho công tác
giảng dạy đại học. Đầu tiên là cuốn Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của
nhóm Lê Quý Đôn, tiếp theo là cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam của
nhóm “Văn sử địa”, rồi các bộ lịch sử văn học của Đại học sư phạm, của Đại
học tổng hợp, sách viết chung của hai trường Tổng hợp và sư phạm, sách lịch
sử văn học của Viện văn học. Được biên soạn theo quan điểm mới, xét văn
học trong bối cảnh lịch sử, xã hội, ý thức được vai trò sáng tạo lịch sử của
nhân dân,tác động của đấu tranh giai cấp, chủ nghĩa nhân đạo vô sản, cuộc
đấu tranh chống áp bức, đòi dân chủ, giải phóng, đòi quyền sống…, các cuốn
văn học sử mới có nội dung dày dặn, phong phú, thể hiện rõ mối quan hệ chặt
chẽ giữa văn học và đời sống xã hội, nội dung và hình thức. Lần đầu tiên văn
học dân gian có một vị trí xứng đáng và được xem xét qua hầu hết các thể
loại. Lần đầu tiên văn học được xét trong quá trình đấu tranh dựng nước và
giữ nước, đấu tranh chống áp bức bóc lột, mưu cầu giải phóng con người.
Lần đấu tiên các tác gia kinh điển và tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt
Nam được xác định tương đối hoàn chỉnh. Lần đầu tiên văn học Việt Nam
được xem xét qua những khuynh hướng tư tưởng xã hội mạch lạc có thể hình
dung được. Về mặt này có thể nói đến những thành công đáng trân trọng.

14



Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

Lịch sử văn học Việt Nam đã có một diện mạo riêng biệt và có một quá trình
tiệm tiến ngày càng phong phú.
Tuy nhiên, phương pháp luận Mác xít cũng bộc lộ những điểm yếu trong
nghiên cứu văn học. Chỗ yếu vốn có của phương pháp luận mác xít Xô viết và
Trung quốc đại lục và Việt Nam là mang nặng tính chất xã hội học, nhiều khi
dung tục và giáo điều. Nghiên cứu văn học hầu như là nghiên cứu thái độ
chính trị đối với đời sống, không xem xét đặc trưng văn học, bản tính thẩm
mĩ, tính phức tạp và toàn bộ cấu trúc bên trong của nó cũng như cá tính sáng
tạo của nhà văn. Đặc biệt là chưa quan tâm đến quan hệ văn học và văn hóa.
Do đảng lãnh đạo, nên tác giả cứ lái vào quỹ đạo chính trị, làm nhạt mất
vấn đề chuyên môn của nó. Văn học được xem như một bộ phận của lịch sử
xã hội, nó không có lịch sử riêng, không có tính độc lập tương đối. Nói như
Bakhtin, nhà nghiên cứu đã vượt qua đầu văn hóa để giải thích tác động
trực tiếp của chính trị đối với văn học. Một điểm nữa cũng đáng chú ý, là đối
với các nhà mác xít lúc này, văn học nào cũng là văn học, từ văn thơ Xô viết
Nghệ Tĩnh, thơ Mới, văn xuôi Tự Lực văn đoàn đều là các yếu tố văn học như
nhau của thời đại, không có ý thức về chất lượng văn học nghệ thuật. Tình
hình này rất phổ biến trong giới nghiên cứu. Đánh giá văn học cũng bị thiên
lệch, vì chỉ đánh giá các nội dung theo bình diện chính trị, các nội dung không
phải chính trị thì bị coi là xa rời hiện thực hoặc quay vào tháp ngà. Hình thức
là yếu tố đen đủi nhất, vì không bao giờ được nhìn nhận thỏa đáng, các hình
thức khó bị coi là thiếu đại chúng hoặc là tắc tị, bí hiểm, bế tắc, đồi truỵ.
Về việc vận dụng nguyên tắc mĩ học mác xít vào phân tích văn học thì
nguyên tắc hàng đầu là văn học phản ánh hiện thực.Đặc điểm thứ nhất của
phê bình văn học Mác xít là phân tích tính hiện thực của văn học. Mục đích
của phê bình này xem văn học phản ánh cái gì của hiện thực, khuynh hướng
tư tưởng ra sao. Bởi vì tiêu chuẩn nội dung là số một, mà trong nội dung đó

15


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

quan trọng nhất là nội dung chính trị. Ví dụ, các nhà phê bình đi phân tích
tính giai cấp của các nhân vật Truyện Kiều. Kiều là tiểu phong kiến, Từ Hải là
nông dân khởi nghĩa, Thúc Sinh là thương nhâ, Hồ là đại phong kiến…Hình
thức nghệ thuật cũng có bàn nhưng sơ sài thôi. Cho nên một thời gian dài
không ai chỉ ra hình thức cổ xưa của thơ Tố Hữu. Cũng không ai nói hình
thức thơ của Hồ Chí Minh là xưa cũ, khó xếp vào văn học hiện đại. Phê bình
tính hiện thực là phải theo tiêu chí của Đảng về hiện thực.
Đặc điểm thứ hai là suy diễn chính trị. Văn học bị chính trị hoá dẫn đến
phê bình phải chỉ ra khuynh hướng chính trị đúng đắn và chính trị sai lầm.
Đặc điểm thứ ba là do chống chủ nghĩa cá nhân, chống cá thể nhân danh
tập thể mà không đánh giá đúng cá tính sang tạo của nhà văn, nhà thơ. Mọi
cái tôi, cá tính của nhà văn đều bị hiểu, đồng nhất với cá nhân chủ nghĩa, là
phần hạn chế, tội lỗi.
Đặc điểm thứ tư là coi trọng nội dung, coi nhẹ hình thức, chống hình thức
chủ nghĩa. Xem văn học như là sự phản ánh đời sống xã hội, nghiên cứu văn
học chính thống thời kì trước Đổi mới chỉ quan tâm nội dung tác phẩm, tức là
“cái gì” của hiện thực được phản ánh vào trong văn học, còn phản ánh như thế
nào , tức là phương diện sáng tạo thẩm mĩ là chuyện phụ. Tuy vậy phương
diện sáng tạo thẩm mĩ này cũng bị ràng buộc bởi quan niệm nghệ thuật rất thô
sơ.
Tóm lại, lí luận văn học mác xít vì bản chất là xã hội học, tuy có đem lại
một ít sinh khí, khí thế trong đấu tranh xã hội, nhưng nhìn chung đối với phê
bình văn học nghệ thuật, một lĩnh vực thẩm mĩ, nó có rất nhiều hạn chế và
khiếm khuyết. Trong điều kiện xã hội học mác xít độc tôn thì các khiếm
khuyết ấy càng phát huy tác dụng tiêu cực. Chỉ đến thời Đổi mới người ta

mới dám nhìn thẳng vào các tiêu cực ấy, dám phê bình nó, vượt qua nó để
vươn tới phát triển nền lí luận, phê bình văn học phong phú, đa dạng, giàu
16


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

sức sống. Tất nhiên con đường còn chông gai, gập ghềnh, không hề bằng
phẳng chút nào. Nhưng đó là công việc của giai đoạn sau.
3.

Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau

1986.
3.1.
Khái quát tình hình tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn
học ở Việt Nam sau 1986.
Công cuộc đổi mới 1986 đã làm cho đất nước ta thay da đổi thịt, không
chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà còn trong văn hóa, văn học. Những lý thuyết văn
học hiện đại phương Tây được du nhập và mang đến một cái nhìn mới mẻ
cho các nhà nghiên cứu văn học. Lý thuyết thi pháp học hiện đại vào Việt
Nam đã dấy lên phong trào nghiên cứu, nhận thức lại giá trị của văn học,
khám phá chiều sâu nghệ thuật của văn học, chứ không chỉ là khía cạnh nội
dung, tư tưởng như ở giai đoạn trước.
Thi pháp học hiện đại vào Việt Nam với công đầu của nhà nghiên cứu
Trần Đình Sử đã dấy lên một phong trào nghiên cứu, dịch thuật sôi nổi ở Việt
Nam. Những tác giả như Hoàng Trinh, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Xuân Kính đã có
những công trình nghiên cứu văn học từ góc nhìn thi pháp học. Kế đó, có thể
kể đến hàng loạt tác giả với những công trình thi pháp học như Nguyễn Thị
Bích Hải, Thi pháp thơ Đường(1995); Lê Dục Tú, Quan niệm con người trong

tiểu thuyết Tự lực văn đoàn,(1997); Phan Diễm Phương, Lục bát và song thất
lục bát-Lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại(1998), Nguyễn Duy Bắc, Bản
sắc

dân

tộc

trong

thơ ca

Việt

Nam

hiện

đại,(1998);



Lưu

Oanh, Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990 (1998); Phùng Ngọc kiếm, Con
người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975 (1998); Lê Huy Bắc, Núi
băng và hiệp sĩ(1999); Phạm Thu Yến, Những thế giới nghệ thuật ca
dao, (1998); Vũ Văn Sĩ, Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam 1945 –
1995(1999); Phan Thu Hiền, Sử thi ấn Độ – Mahabharata(2000); Lê Trường
Phát, Thi pháp văn học dân gian (2000); Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh

17


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

Tú, Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan(2001); Nguyễn Huy
Hoàng, Tìm hiểu thi pháp truyện ngắn Gogon (2001); Trần Đăng
Suyền, Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao (2001); Phạm Mạnh Hùng, Thi pháp
hoàn cảnh trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao(2001),
Nguyễn Đăng Điệp, Giọng điệu trong thơ tữ tình (2002); Lê Quang
Hưng, Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu (2002); Trần Khánh Thành, Thi
pháp thơ Huy Cận (2002); Đào Ngọc Chương, Thi pháp tiểu thuyết và sáng
tác của E. Hemingwey (2003); Hồ Thế Hà, Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan
Viên (2004); Phan Thu Hiền, Thi pháp học cổ điển ấn Độ (2006);…Có thể kể
thêm nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu thi pháp như La Khắc Hoà, Phan
Huy Dũng, Bửu Nam, Trần Thị An, Chu Văn Sơn, Nguyễn Thành Thi, Lê Tiến
Dũng, Trần Lê Bảo, Lê Thu Yến, Đỗ Hồng Kỳ, Hà Thị Hoà, Nguyễn ái Học, Đinh
Trí Dũng, Nguyễn Khắc Sính, Hoàng Mạnh Hùng, Đào Duy Hiệp, Biện Minh
Điền, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Hoài Thanh, Trương Xuân Tiếu, Nguyễn Thị
Mai Chanh, Nguyễn Thị Nương, Lê Trường Phát, Lê Thị Hường, Nguyễn Thị
Nhàn, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Thị Tuyết Nga.
Điều đáng chú ý nhất là các giáo sư cao tuổi như Đỗ Bình Trị, Hoàng Tiến
Tựu, Phan Đăng Nhật, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Đăng Mạnh, Phạm Luận,
Nguyễn Đăng Na, Nguyễn Văn Long … cũng tiến hành nghiên cứu văn học
dân gian, nước ngoài hay văn học Việt Nam hiện đại, trung đại theo hướng
thi pháp học. Nguyễn Đăng Mạnh đã viết về phong cách Vũ Trọng Phụng,
Nguyễn Tuân, Xuân Diệu… , Phạm Luận viết về thi pháp Việt Nam trong Quốc
âm thi tập, Nguyễn Hải Hà có Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi, nxb. Giáo dục,
1992; Đỗ Bình Trị cóNhững đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân
gian, nxb. Giáo dục, 1999; Phan Đăng Nhật nghiên cứu thi pháp sử thi Tây

Nguyên…; Nguyễn Đăng Na nghiên cứu thi pháp các thể loại văn xuôi trung
đại Việt Nam (truyện ngắn, kí, tiểu thuyết). Có những người không đề xướng
thi pháp học nhưng trên thực tế vẫn nghiên cứu thi pháp học như các giáo sư
18


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

Đặng Anh Đào, Phùng Văn Tửu… Một số tác giả khác tập hợp tác phẩm
nghiên cứu rồi đặt tên cho công trình mình là thi pháp học.
Một khuynh hướng nghiên cứu thu hút đông đảo nhà nghiên cứu tham
gia như thế là một hiện tượng đột xuất của nghiên cứu văn học Việt Nam, nó
chứng tỏ nhu cầu bức thiết trong việc đột phá lối nghiên cứu văn học xã hội
học ngự trị suốt một thời gian dài từ 1945 cho đến sau năm 1975. Sẽ là
không nghiêm túc nếu nhận định đó là một “hội chứng” “chạy theo mốt”, một
ham muốn nhất thời có tính thời thượng. Thi pháp học đem lại những phạm
trù mới, những đề tài mới cho nghiên cứu văn học, như con người, không
gian, thời gian, trần thuật, điểm nhìn, đối thoại, giễu nhại, mỉa mai,…, mở
rộng các cánh cửa tiếp cận văn bản. Mặc dù chất lượng chưa đồng đều, một
điều rất bình thường, nhưng những công trình nêu trên đã góp phần khám
phá, vỡ vạc nhiều phương diện nghệ thuật của hầu hết hiện tượng văn học
thế kỉ XX, từ văn học hiện thực sang lãng mạn, tượng trưng; văn học trung
đại với các thể loại và đặt nền móng cho một sự nghiên cứu cao hơn, sâu hơn
về sau.
Như vậy, ngót 30 năm, dưới sự ảnh hưởng của thi pháp học hiện đại, tình
hình nghiên cứu văn học ở Việt Nam đã có nhiều đổi mới, khởi sắc, theo xu
hướng đi sâu vào bản chất nghệ thuật của văn học. Trong giới hạn một bài
tiểu luận, chúng tôi mạn phép tìm hiểu chi tiết về những đổi mới trong
nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp học của một số tác giả qua một số
công trình nghiên cứu của tác giả đó.

3.2.

Trần Đình Sử - người tiên phong tiếp nhận thi pháp học trong
nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986.
Trần Đình Sử là ngưởi đầu tiên xác lập được tư tưởng học thuật, đề xuất

một cách đầy đủ nhất hệ thống luận điểm khoa học thi pháp học hiện đại.
Bên cạnh đó, ông còn đồng thời triển khai tư tưởng học thuật thông qua việc
19


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

luận giải đánh giá các hiện tượng văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện
đại. Tiếp thu những thành tựu của lý luận văn học phương Tây về thi pháp
học hiện đại, Trần Đình Sử đặc biệt chú ý đến quan điểm của M.Bakhtin. Trần
Đình Sử đã mang đến cho lý luận văn học Việt Nam khái niệm “hình thức
mang tính quan niệm”. Khái niệm này xuyên suốt các công trình khoa học của
Trần Đình Sử. Theo ông, tính quan niệm của hình thức thể hiện hệ hình tư
duy ẩn chứa trong hình thức, thể hiện trình độ chiếm lĩnh thế giới của một hệ
thống nghệ thuật. Tìm hiểu hình thức đó giúp ta hiểu được ý nghĩa giá trị
của hình thức nghệ thuật.
Trần Đình Sử cũng đã đưa ra một mô hình nghiên cứu văn học từ góc
nhìn thi pháp học, bao gồm quan niệm nghệ thuật về con người, không gian,
thời gian nghệ thuật, hình tượng tác giả, tình tiết, kết cấu, trần thuật, ngôn
ngữ thể hiện. Mô hình này là một sáng tạo của Trần Đình Sử và có thể áp
dụng cho nhiều thể loại văn học khác nhau, khẳng định tính độc lập của thế
giới nghệ thuật, phế bỏ mô hình xem hình thức nghệ thuật là hình ảnh tương
đồng với hiện thực của lý thuyết phản ánh thịnh hành, khẳng định cá tính và
tính tích cực của chủ thể nghệ sĩ.

Trần Đình Sử đã kiểm định và khẳng định lý thuyết của mình thông qua
cơ sở thực tiễn văn học Việt Nam. Ông đã chứng tỏ tính năng động, mềm dẻo
của ứng dụng thi pháp học thuộc lý thuyết tiếp nhận trên nhiều cấp độ
(nghiên cứu tác phẩm, tác giả, giai đoạn văn học) qua ba công trình tiêu
biểu: Thi pháp thơ Tố Hữu (1985), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại
Việt Nam (1999); Thi pháp Truyện Kiều (2001).
Trong công trình nghiên cứu “Thi pháp thơ Tố Hữu”, Trần Đình Sử đã nỗ
lực xác lập một cái nhìn riêng về văn học trên tinh thần trân trọng ý kiến của
các nhà khoa học đi trước và mạnh dạn gạt bỏ những nhận định sáo mòn,
hoặc không đánh giá đúng bản chất của thơ Tố Hữu. Ông không đặt mục đích
20


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Thơ Tố Hữu nói nội dung gì? Mà đặt vấn đề:
nghệ thuật thơ Tố Hữu đã mang lại cái gì mới cho thơ Việt Nam đương đại?
Đề trả lời cho câu hỏi này, Trần Định Sử đã tìm đến một cách nghiên cứu
hoàn toàn độc đáo, mới lạ: tập trung nghiên cứu tính quan niệm được thể
hiện trong một số phương diện hình thức của thơ Tố Hữu như quan niệm
nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, chất
thơ… Trần Đình Sử đã không coi thơ Tố Hữu chỉ dừng lại ở việc làm vũ khí
đấu tranh cách mạng mà ông đi sâu nghiên cứu, chỉ rõ sự sáng tạo ra một
hình thức thơ, một kiểu thơ và kiểu quan hệ của thể loại này đối với đời sống.
Ông chỉ ra thơ Tố Hữu là bước phát triển tất yếu của quá trình thơ ca cách
mạng Việt Nam, một dạng kết hợp độc đáo của thơ ca và chính trị, khẳng
định Tố Hữu, với tư cách là nhà thơ cách mạng, ông thực hiện việc hiện đại
hóa thơ trữ tình Tiếng Việt theo phương hướng mà thực tiễn cách mạng đề
xuất ra cho thơ – thơ kết hợp tuyên truyền và trữ tình. Một điều đáng chú ý
nữa là Trần Đình Sử nhấn mạnh đến hình thức bên trong, tức là hình thức

mang dấu ấn sáng tạo tiêng biệt của người nghệ sĩ. Nhà nghiên cứu quan
tâm đến văn bản văn học chứ không quan tâm đến các yếu tố ngoài văn bản,
không dựa dẫm, suy diễn chủ quan thông quan nghe “tâm sự” của nhà thơ.
Như vậy, bám sát nhiều phương diện khác nhau của hình thức bên trong
thuộc văn bản nghệ thuật, Trần Đình Sử cắt nghĩa khách quan những nguyên
tắc chi phối cách kiến tạo hình thức ấy, gọi ra và đặt tên cho cái hình thức
nghệ thuật mang quan niệm được thời đại và nghệ sĩ sáng tạo ra, luôn có ý
thức cố gắng đi đến khái quát chúng thành các phạm trù khoa học. Sự xuất
hiện của “Thi pháp thơ Tố Hữu” là một lời đối thoại với những hạn chế của
phương pháp nghiên cứu văn học theo xu hướng xã hội học, cung cấp một
mô hình hữu hiệu để ứng dụng nghiên cứu, giải mã các hiện tượng văn học
khác, nó đặt làm tròn nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên cho một hướng nghiên
cứu văn học ở Việt Nam trong thời kì đổi mới.
21


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

Sự xuất hiện của “Thi pháp thơ Tố Hữu” là một lời đối thoại với những
hạn chế của phương pháp nghiên cứu văn học theo xu hướng xã hội học,
cung cấp một mô hình hữu hiệu để ứng dụng nghiên cứu, giải mã các hiện
tượng văn học khác, nó đặt làm tròn nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên cho
một hướng nghiên cứu văn học ở Việt Nam trong thời kì đổi mới.
Để tiếp tục khẳng định tính ưu việt của hướng tiếp cận thi pháp học trên
nhiều cấp độ, Trần Đình Sử công bố chuyên luận “Mấy vấn đề thi pháp văn
học trung đại Việt Nam” (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999). Ở công trình này, nhà
nghiên cứu đã nhìn nhận văn học trung đại như một loại hình văn học hoàn
cảnh, đặc thù. Bởi văn học trung đại có quan niệm nghệ thuật riêng, có hệ
thống thể loại và có kiểu tác giả đặc trưng nên chọn cách tiếp cận đối tượng
từ phương diện cấu trúc nhà nghiên cứu quan tâm đến các vấn đề: tính loại

hình, quan niệm về con người, không – thời gian nghệ thuật, thể loại và ngôn
ngữ, trên cơ sở đó xác lập những nét cơ bản của truyền thống nghệ thuật
Việt Nam được biểu hiện trong lĩnh vực văn học. Mặc dù là một công trình
mang tính đặt vấn đề, gợi mở hướng nghiên cứu nhưng “Mấy vấn đề thi
pháp văn học trung đại Việt nam” đã cung cấp một cái nhìn tổng thể đối với
các phạm trù cơ bản của văn học trung đại như loại hình văn học, các bình
diện đặc trưng, khái niệm về một số thể loại văn học với quan niệm về con
người, quan niệm về thế giới và một số phương thức nghệ thuật.
Kế tiếp, Trần Đình Sử công bố chuyên luận “Thi pháp Truyện Kiều”, nghiên
cứu Truyện Kiều từ góc nhìn thi pháp học. Trong công trình này, ông đã mở
rộng tương quan nghiên cứu từ giác độ văn học so sánh, vận dụng những tri
thức mới nhất về tự sự học để lý giải Truyện Kiều nhằm làm rõ tài năng nghệ
thuật của Nguyễn Du. Trần Đình Sử không so sánh Truyện Kiều với Kim Vân
Kiều Truyệnnhư những người đi trước mà đã mở rộng biên độ nghiên cứu “
vừa tìm hiểu Truyện Kiều trong tương quan với văn hóa Trung Quốc, vừa đặt
Truyện Kiều trong mối quan hệ với văn học và văn hóa dân tộc từ hai chiều
22


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

đồng đại và lịch đại” (Nguyễn Đăng Điệp). Nếu như những người đi trước đã
khám phá, phát hiện những đặc sắc của Truyện Kiều từ phương diện sử dụng
ngôn ngữ, sự thêm bớt các yếu tố cốt truyện một cách sáng tạo, miêu tả và
phân tích tâm lý nhân vật tinh tế… thì Trần Đình Sử với cách tiếp cận đi sâu
tìm hiểu Truyện Kiều như một chỉnh thể toàn vẹn, ông tìm ra con người
Nguyễn Du trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du.
Tóm lại, bằng các công trình nghiên cứu cụ thể về thơ Tố Hữu, Truyện
Kiều, văn học trung đại, Trần Đình Sử đã có những khái quát, nhận định mới
cho thấy thế giới nghệ thuật là phạm trù sáng tạo của nhà văn, đó là nơi để

phân biệt với các thế giới phi văn học. Thi pháp học thế giới nghệ thuật của
Trần Đình Sử gợi mở những con đường tiếp cận, thâm nhập vào thế giới
nghệ thuật đa dạng thuộc nhiều thể loại khác nhau. Nó khẳng định còn nhiều
phương pháp nghiên cứu khác đầy tiềm năng chứ không phải duy nhất chỉ có
một cách như trước Đổi mới thường quan niệm.
3.3.

Đỗ Đức Hiểu – người vận dụng thành công thi pháp học vào
nghiên cứu văn học.
Cũng như Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu là một trong những người đầu tiên

vận dụng thi pháp học hiện đại phương Tây vào nghiên cứu văn học Việt
Nam. “Thi pháp hiện đại” là một công trình quan trọng của Đỗ Đức Hiểu,
được tập hợp từ hai công trình ra đời trước đó: Đổi mới phê bình văn học
(1994) và Đổi mới đọc và bình văn (1999). Trong tác phẩm này, Đỗ Đức Hiểu
muốn giới thiệu toàn diện thi pháp cả ba thể loại thơ, truyện và kịch. Với ông,
thi pháp là công cụ khám phá văn chương về phương diện thể loại. Có lẽ nhà
nghiên cứu quan niệm thi pháp là một phương pháp có thể áp dụng cho mọi
nền văn chương dân tộc ở mọi thời đại. Đặc biệt, với công trình này, Đỗ Đức
Hiểu đã vận dụng thi pháp để đọc lại và phát hiện nhiều giá trị của văn học
cũ tưởng như đã có tiếng nói cuối cùng, đọc ra và khẳng định giá trị của
23


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

nhiều hiện tượng văn học xuất hiện ở thời kỳ đổi mới. Trong thơ, Đỗ Đức
Hiều chú ý đến thơ nôm Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều, Thơ Mới. Với truyện,
ông tập trung vào những sáng tác của Thạch Lam, Vang bóng một thời của
Nguyễn Tuân, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Sống mòn của Nam Cao, tiểu thuyết

của Nhất Linh, Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, Thân phận tình yêu
của Bảo Ninh, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Đào Duy Hiệp… Với kịch, tác
giả hướng đến nghiên cứu Vũ Như Tô, kịch của Đoàn Phú Tứ.
Quán triệt nguyên tắc: xuất phát từ cấu trúc biểu đạt, trên bình diện của
ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, coi ‘ngôn ngữ văn học là “người anh hùng”
trong phê bình văn học” để có thể làm “nổ tung” văn bản, giải mã, tìm bí ẩn
của tác phẩm từ những “khoảng trắng”, Đỗ Đức Hiểu đã đọc lại thơ nôm Hồ
Xuân hương với nhiều phát hiện thú vị. Đỗ Đức Hiểu đã nhận thấy thơ nôm
Hồ Xuân Hương có sự xuất hiện dày đặc những động từ, nhất là động từ
miêu tả hành động, cử chỉ mạnh mẽ, ráo riết, say mê, tạo nên một “thế giới
đời thường thắm tươi, một thiên nhiên tràn đầy sức sống, một triết lý tự
nhiên của cuộc đời trần thế, của trực giác và cảm giác, bản năng”. Bên cạnh
động từ là những tính từ kèm trạng ngữ. Ngoài ra, nhịp điệu, âm điệu trong
thơ Hồ Xuân Hương cũng là một đối tượng để nhà nghiên cứu tìm thấy “cái
được biểu đạt này trở thành cái biểu đạt và sinh ra cái được biểu đạt thứ
hai”, tạo nên những làn sóng âm vang đến những thế kỷ sau. Như vậy, có thể
thấy cách khám phá tác phẩm của Đỗ Đức Hiểu là bám sát, cắt nghĩa tác
phẩm từ những yếu tố hình thức mang tính nội dung, tác phẩm là một ký
hiệu, có mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện, hai mặt này không thể tách rời.
Truyện Kiều của Nguyễn Du được Đỗ Đức Hiểu soi chiếu từ góc nhìn mới
lạ. Ông cho rằng “Thúy Kiều là một nhân vật động, tức là luôn vượt không
gian của mình, đi tìm một không gian mơ ước”. Cho nên, ông đã đặt Thúy
Kiều trong những không gian nghệ thuật khác nhau trên con đường đi tìm
tình yêu tự do, tự giải phóng mình. Ông đã nhìn ra rằng, “mọi con đường
24


Tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986

Kiều đi đều dẫn đến đau khổ và nhân vật cứ phải đi trên những con đường

cụt”, cho nên, thế giới Truyện Kiều chất chứa khổ đau, chỉ có nước mắt, khóc
than, đánh đập, cướp của. Đó là một không gian đầy kinh hãi.
Ở phần phê bình truyện, Đỗ Đức Hiểu đã có một cái nhìn phát hiện thú vị
về tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Trước đây, nhiều ý kiến cho rằng
đây là một tác phẩm mang tiếng cười đả kích xã hội Việt Nam thời “Tây hóa”,
đó là cái hoạt kê, cười hể hả, cái hài hước, châm biếm, nhạo báng… Đỗ Đức
Hiểu không chỉ quan niệm như vậy, ông cho rằng “cái cười trong “Số đỏ”
không phải là những phương thức nghệ thuật để chuyên chở tư tưởng của
tác phẩm. Cái cười ở đây là bản chất, là tinh túy của văn bản nghệ thuật, nó
đồng nhất với thế giới quan của tác giả, nó là tất cả tác phẩm – cái cười đa
diện, cái cười vừa khẳng định vừa bác bỏ, cái cười lớn luôn luôn để ngỏ,
không khép kín, không khô cứng.. “Số đỏ” là cái cười nhại với một tầm cỡ
lớn”. Ngoài ra, Đỗ Đức Hiểu còn chú ý khai thác yếu tố không gian, cho rằng
không gian là nơi thể hiện rõ mối quan hệ của nhân vật với môi trường.
Nhân vật, thời gian, không gian là một khối thống nhất, không thể chia cắt.
Trong công trình “Thi pháp hiện đại”, điều đáng kể hơn của Đỗ Đức Hiểu
là ông đã thành công đặc biệt ở nghiên cứu, phê bình một số tác giả, tác
phẩm xuất hiện ở thời kỳ đổi mới như Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu,
Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp,
Phạm Thị Hoài. Đó là những hiện tượng văn học mới lạ, có nhiều phá cách
mà bộ công cụ lý luận trước đây đã tỏ ra không còn hữu hiệu khi tiến hành
giải mã nghệ thuật.
Với Phiên chợ Giát, từ góc nhìn thi pháp học, thâm nhập vào lớp ngôn ngữ
bề sâu, khai thác ngôn ngữ biểu tượng, Đỗ Đức Hiểu đã đọc ra ý nghĩa thông
điệp của tác phẩm: Nó là cái nhìn nghệ thuật của nhà văn về thân phận
người, về cuộc đời, về thế sự - tất cả được thể hiện trong một thế giới vừa
25



×