Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghệ thuật thể hiện hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử bắc cung hoàng hậu (2014) của nguyễn vũ tiềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.38 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
------------

ĐỖ THỊ THANH HUYỀN

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ BẮC CUNG
HOÀNG HẬU (2014) CỦA NGUYỄN VŨ TIỀM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
------------

ĐỖ THỊ THANH HUYỀN

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ BẮC CUNG
HOÀNG HẬU (2014) CỦA NGUYỄN VŨ TIỀM
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện


HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Ngọc Thiện - Người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi về tri thức, phương
pháp và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học, quý
thầy cô Khoa Ngữ Văn - Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 và quý thầy cô đã
trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập; Trường sĩ quan
Tăng Thiết Giáp, Khoa cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động
viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 08 năm 2015
Học viên

Đỗ Thị Thanh Huyền


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung tôi xin trình bày trong luận văn là kết quả
nghiên cứu của bản thân tôi.
Trong quá trình nghiên cứu tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa
học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn nhưng những nội dung
nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Hà Nội, tháng 08 năm 2015
Học viên


Đỗ Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………... 1
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………....... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................ 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………..... 5
7. Dự kiến đóng góp...................................................................................... 6
8. Cấu trúc luận văn..................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH
SỬ................................................................................................................... 7
1.1. Vấn đề phản ánh nhân vật lịch sử, bối cảnh lịch sử trong tiểu
thuyết lịch sử................................................................................................. 7
11.1. Miêu tả nhân vật lịch sử, bối cảnh lịch sử………..............………... 7
1.1.2. Các vấn đề lịch sử trong mối liên hệ với hiện tại............................... 11
1.1.3. Lịch sử dưới góc nhìn văn hóa........................................................... 15
1.2. Tiểu thuyết lịch sử như là sự bổ sung cái nhìn và sự đánh giá lịch
sử của các nhà văn........................................................................................ 18


1.2.1. Khái niệm về tiểu thuyết lịch sử…………………………………...... 18
1.2.2. Một số ý kiến về tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn......................... 18
1.3. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của một số nhà nghiên cứu........... 25

1.3.1. Ý kiến của Phan Cự Đệ………........................................…………... 25
1.3.2. Ý kiến của Trần Đình Sử.................................................................... 26
1.3.3. Ý kiến của Nguyễn Đăng Điệp............................................................ 29
1.4. Quan niệm của tác giả luận văn về tiểu thuyết lịch sử....................

29

Chương 2: BỨC TRANH ĐỜI SỐNG XÃ HỘI - LỊCH SỬ - VĂN
HÓA VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG BẮC CUNG HOÀNG HẬU 31
2.1. Hình ảnh xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII trong Bắc cung
Hoàng hậu..................................................................................................... 31
2.1.1 So sánh với biến thiên thực tế của lịch sử, của các sáng tác văn
học khác ....................................................................................................... 32
2.1.2. Sự phản ánh trung thực lịch sử và sáng tạo của tiểu thuyết Bắc
cung Hoàng hậu............................................................................................ 35
2.2. Làng Nành - làng văn hóa trong tiểu thuyết…................................... 37
2.2.1. Khái niệm làng văn hóa…………………………………………….. 37
2.2.2. Làng Nành trong lịch sử Việt Nam.................................................... 37
2.2.3. Không gian văn hóa làng Nành trong Bắc cung Hoàng
hậu….............................................................................................................. 40
2.3. Các nhân vật trong tiểu thuyết……………………………………..... 43
2.3.1. Nhân vật lịch sử …………………………………………………….. 44
sử…………………………………………………..........


2.3.2. Nhân vật hư cấu…………………………………………………….. 64
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CÁC HÌNH TƯỢNG
TRONG TIỂU THUYẾT............................................................................. 70
3.1. Miêu tả nhân vật.................................................................................... 70
3.1.1. Miêu tả chân dung nhân vật………………………………………... 70

3.1.2. Miêu tả hành động nhân vật............................................................... 72
3.1.3. Miêu tả thế giới bên trong, khắc họa tính cách……………………. 78
3.1.4. Miêu tả ngôn ngữ nhân vật.....……………………….......…............. 81
3.2. Thời gian nghệ thuật………………………………………………..... 87
3.2.1. Thời gian tự sự lịch sử………………....…………………………… 87
3.2.2. Thời gian sự kiện lịch sử…………………………………………… 88
3.3. Không gian nghệ thuật……………………………………………...... 89
3.3.1. Khái niệm không gian nghệ thuật………………………………….. 89
3.3.2. Không gian nghệ thuật trong Bắc cung Hoàng hậu…..................... 91
3.4. Điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật………………………... 92
3.4.1. Điểm nhìn trần thuật………………………………………………... 92
3.4.2. Giọng điệu trần thuật……………………………………………….. 95
PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………....... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………....... 105


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam có truyền thống viết về đề tài lịch sử. Truyền
thống ấy bắt nguồn từ yêu cầu nhận thức lịch sử vẻ vang của đất nước, dân
tộc cả về giữ nước và xây dựng đất nước. Nhận thức của con người về lịch sử
ngày một phong phú thì quá trình vận động của văn học viết về đề tài lịch sử
càng phức tạp. Các nhà văn nhìn nhận lịch sử và quan niệm của họ về lịch sử
cũng đa dạng hơn, yêu cầu thể hiện lịch sử cũng cao hơn về nội dung và nghệ
thuật. Đã có không ít nhà văn lựa chọn được cách xử lý độc đáo về đề tài này.
Điều đó chứng tỏ đề tài lịch sử là một đề tài lớn của văn học, được nhiều nhà
văn quan tâm và đã có không ít những thành tựu. Những tác phẩm viết về đề
tài lịch sử không chỉ dựng lại cả giai đoạn, thời kỳ với những biến động xã

hội dưới tác động của những nhân vật lịch sử, mà qua những nhân vật đó tác
giả đã bộc lộ quan điểm cái nhìn của thời đại mình đối với xã hội hoặc tác giả
sử dụng nhân vật như là một phương tiện để gửi gắm những ý nghĩ về cuộc
sống. Chính vì thế, nghiên cứu tác phẩm viết về đề tài lịch sử là một điều cần
thiết, không chỉ để hiểu hơn về lịch sử dân tộc, mà còn để hiểu hơn mối quan
hệ giữa văn học và lịch sử, giữa hư cấu nghệ thuật và sự thật lịch sử, từ đó có
quan điểm đúng đắn khi đánh giá góc nhìn riêng về lịch sử của văn học nghệ
thuật.
1.2. Theo dõi tình hình văn học nước nhà đương đại, tiểu thuyết lịch sử
Bắc cung Hoàng hậu (2014) của Nguyễn Vũ Tiềm là một tác phẩm văn học
mới dựng lại thời kỳ lịch sử - xã hội có nhiều biến cố, giúp chúng ta hình
dung được xã hội thời kỳ nửa cuối thế kỷ XVIII với chân dung nhân vật lịch
sử hiện lên chân thực, sinh động. Tác phẩm dày 240 trang với 20 chương đã
làm sống lại với niềm tự hào về giai đoạn lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ


2

XVIII, một trong những giai đoạn lịch sử đầy bi tráng hào hùng của đất nước
và dân tộc chúng ta.
Đây là câu chuyện về Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân với hoàng đế
Quang Trung - Nguyễn Huệ, ca ngợi mối nhân duyên đậm màu sắc chính trị
nhưng cũng là một mối tình “Trai anh hùng - gái thuyền quyên” hi hữu trong
lịch sử nước Đại Việt.
1.3. Khi viết tiểu thuyết lịch sử Bắc cung Hoàng hậu, Nguyễn Vũ Tiềm
đã sưu tầm, tham bác, nghiền ngẫm các tài liệu chính sử và các truyền thuyết
dân gian đang lưu truyền ở địa phương, đặc biệt là nghiên cứu tiểu thuyết lịch
sử chương hồi nổi tiếng bằng chữ Hán Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia
Văn Phái. Tác giả mạnh dạn sử dụng hư cấu, sáng tạo nghệ thuật, qua đó tái
hiện và dựng lại chân dung một số nhân vật lịch sử danh tiếng. Tìm hiểu Bắc

cung Hoàng hậu của Nguyễn Vũ Tiềm từ góc độ nghệ thuật xây dựng nhân
vật làm đề tài cho luận văn với hy vọng góp thêm một tiếng nói nhỏ vào việc
nghiên cứu quá trình phát triển tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói
riêng, đặc biệt là tình yêu với lịch sử dân tộc.
Từ lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu khoa học: Nghệ
thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Bắc cung Hoàng hậu của
Nguyễn Vũ Tiềm. Nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần làm hiểu rõ hơn về
các nhân vật lịch sử, hiểu thêm về giai đoạn lịch sử xã hội đầy biến cố. Đồng
thời nâng cao khả năng nghiên cứu tác phẩm cụ thể của tác giả đương đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tiểu thuyết lịch sử Bắc cung Hoàng hậu của nhà giáo - nhà thơ - nhà
báo Nguyễn Vũ Tiềm là tiểu thuyết đầu tay mới được ra đời đã tạo được sức
hấp dẫn, cuốn hút độc giả. Tác phẩm đã tham gia cuộc thi tiểu thuyết lần thứ
3 (2011 - 2014) của Hội Nhà văn Việt Nam (theo Báo Văn nghệ số 2857 ngày


3

22/11/2014, trang 2). Tuy mới được xuất bản nhưng đã có một số bài phê
bình rải rác trên các trang báo mạng.
- Nhà phê bình Đường Văn nhận xét: “Càng đọc, càng thấy khâm phục
tâm huyết, công phu, nhiệt hứng và tài năng viết tiểu thuyết lịch sử cùng tấm
lòng chân thành của anh đối với quê hương làng Nành (Phù Ninh) xã Ninh
Hiệp, huyện Gia Lâm và lịch sử đất nước chúng ta”.
- Nhà văn Thạch Văn Thân cho rằng: “Tác phẩm Bắc cung Hoàng hậu
góp phần giải mã những trầm tích và dấu ấn lịch sử” của quê hương Ninh
Hiệp (trang 246).
- Nguyễn Đạo Dư (Câu lạc bộ thơ Ninh Hiệp) thì viết: “Cuốn tiểu
thuyết lịch sử như một bộ phim đặc sắc về quê hương Ninh Hiệp” (trang 248).
Vì tác phẩm mới ra đời bên cạnh những thành công Bắc cung Hoàng

hậu còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Trong khuôn khổ của luận văn
chúng tôi điểm lại ở hai phương diện .
2.1. Về mặt thành công
Thành công về thể loại tiểu thuyết lịch sử ở nước ta
Về phương diện văn học thì tác phẩm Bắc cung Hoàng hậu là thành
công đáng ghi nhận trong thể loại tiểu thuyết lịch sử ở nước ta. Có thể đặt trên
cùng bình diện với những đóng góp riêng về nội dung tư tưởng và hình thức
nghệ thuật thể hiện bên cạnh những tác phẩm: Sông Côn mùa lũ (Nguyễn
Mộng Giác), Tây Sơn bi hùng truyện (Lê Đình Danh), Hồ Qúy Ly (Nguyễn
Xuân Khánh), … những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử được xuất bản ở Việt
Nam cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.


4

Thành công trong cách xây dựng nhân vật
Tác giả xây dựng được hình tượng nhân vật lịch sử Công chúa Lê Ngọc
Hân với những hình ảnh diễn biến nội tâm sinh động của một con người tài
năng, thông minh, xinh đẹp, nết na. Ngoài ra, còn có các nhân vật lịch sử khác
như vua Lê Hiển Tông và Hoàng hậu Nguyễn Thị Huyền, Quang Trung –
Nguyễn Huệ, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, làm sống lại lịch sử giai đoạn
nửa cuối thế kỷ XVIII và các nhân vật hư cấu khác: Ông đồ làng Nành...
Không chỉ vậy, tác phẩm để lại trong lòng bạn đọc dấu ấn về nghệ thuật
tưởng tượng, sáng tạo bay bổng dựa trên cơ sở sự thực lịch sử và huyền thoại
dân gian vùng Kinh Bắc.
Thành công ở sáng tạo về không gian - thời gian qua nghệ thuật và
thể loại
Lấy bối cảnh lịch sử - xã hội - văn hóa Đại Việt tập trung ở làng Phù
Ninh - Kinh Bắc xưa và kinh đô Thăng Long trong hai thập kỷ 70-80 thế kỷ
XVIII. Đặc biệt với cách sử dụng thủ pháp hình thức riêng, độc đáo với

những đoạn chú giải, dẫn liệu thành văn minh chứng đối sánh với nội dung
chương truyện.
2.2. Về mặt hạn chế
Ý kiến của nhà phê bình Đường Văn cho rằng “Trong cách xây dựng
nhân vật, sự kiện chưa được đẩy ở mức độ cao. Chiều sâu tâm lý nhân vật
chưa được khai thác tận cùng, triệt để”.
Nhận xét
Qua đây chúng tôi xác định được khoảng trống để triển khai đề tài của
mình. Trên tinh thần nghiên cứu và phát triển chúng tôi sẽ khai thác và hệ
thống lại bức tranh đời sống - xã hội - văn hóa - lịch sử qua các nhân vật trong


5

tiểu thuyết. Từ đó góp phần làm sáng rõ hơn thế giới lịch sử, đời sống nhân
vật trong Bắc cung Hoàng hậu.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ những lý do trên, mục đích của luận văn nhằm làm rõ đặc sắc nghệ
thuật xây dựng nhân vật lịch sử Công chúa Lê Ngọc Hân và các nhân vật khác
trong Bắc cung Hoàng hậu của Nguyễn Vũ Tiềm. Qua đó thấy được tài năng
và sự sáng tạo của tác giả, thấy được vị trí của ông trong đời sống văn học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận về tiểu thuyết lịch sử, luận văn sẽ nghiên cứu
một cách có hệ thống những đặc sắc của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
tiểu thuyết Bắc cung Hoàng hậu.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu tiểu thuyết Bắc cung Hoàng hậu là
chính, có so sánh đối chiếu với các tiểu thuyết khác có liên quan như: Hoàng
Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái cuối thế kỷ XVIII) thuộc loại tiểu
thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. Qua đây chúng ta thấy được các nhân

vật lịch sử thật sinh động, vừa thực vừa mang yếu tố hình tượng hóa, hư cấu.
So với tư liệu lịch sử, tác phẩm Bắc cung Hoàng hậu có hệ thống nhân
vật vừa chân thực sinh động vừa hình tượng hóa khắc sâu trong tâm trí người
đọc.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp hệ thống.


6

- Phương pháp nghiên cứu Thi pháp học.
7. Dự kiến đóng góp
Lần đầu tiên nghiên cứu về tác phẩm, là công trình đầu tiên kịp thời
nghiên cứu về một cuốn tiểu thuyết văn học đương đại đã và đang thu hút bạn
đọc. Từ đó khẳng định những đóng góp của nhà văn Nguyễn Vũ Tiềm vào
quá trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có
ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về tiểu thuyết lịch sử.
Chương 2: Bức tranh đời sống xã hội - lịch sử - văn hóa và thế giới
nhân vật trong Bắc cung Hoàng hậu.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng các hình tượng trong tiểu thuyết.


7

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
1.1. Vấn đề phản ánh nhân vật lịch sử, bối cảnh lịch sử trong tiểu thuyết
lịch sử
1.1.1. Miêu tả nhân vật lịch sử, bối cảnh lịch sử
Như chúng ta đã biết, “Tiểu thuyết lịch sử hiểu theo nghĩa chung nhất
là tiểu thuyết về đề tài lịch sử” (1). Đó là một thuật ngữ dùng để phân biệt
giữa các tác phẩm lịch sử biên niên thông thường do nhà sử học hoặc người
khác viết kể về các biến cố lịch sử, nhân vật lịch sử, với tác phẩm văn học
nghệ thuật sáng tác về đề tài và nhân vật lịch sử.
Trong thực tế sáng tác về đề tài này, từ trước đến nay, việc nên quan
niệm lịch sử trong tiểu thuyết như thế nào vẫn còn nhiều ý kiến bàn luận. Lịch
sử, vốn được xem là những gì thuộc về quá khứ, là những gì đã qua, đã hoàn
tất, đã xảy ra, đã đóng khung lại và mặc nhiên cũng không thể thay đổi. Vậy
thì các quá khứ đó là tiểu thuyết nói riêng, trong sáng tác văn học nói chung
so với hiện tại nên có khoảng cách là bao lâu? Có nên hình thành một ranh
giới, mà tiêu chí để xác định ranh giới đó vốn cũng rất mong manh, đó là
quãng thời gian. Liệu một tác phẩm, một tiểu thuyết viết về những gì đã qua
nhưng diễn ra chưa lâu hoặc quá gần thì hiện tại có được xem là một tiểu
thuyết lịch sử hay không? Hay chỉ là một tác phẩm viết về một quá khứ đã xa,
có độ lùi thời gian thích hợp và thỏa đáng để kiểm chứng, khi mà “con người
hiện tại được thừa hưởng (hoặc phải chịu đựng) như một thắt buộc định mệnh
của quá khứ trong khi họ hoàn toàn vô can với nó” (2) mới có thể xem là một
tiểu thuyết đích thực? Chỉ biết rằng “Lịch sử là cái cần được tôn trọng, thậm
chí kính cẩn; “khoảng cách sử thi” (một khái niệm của M. Bakhtin) là cái bất
khả tư nghị, không thể và cũng không nên vượt qua hay thu hẹp lại” (3).


8

Hiểu như vậy, chất liệu lịch sử có thể sẽ là tấm gương soi chiếu tính

chính xác và độ tin cậy của sự kiện lịch sử được nói đến trong tác phẩm. Điều
đó tưởng như nghịch lý với bản chất của nghệ thuật là sáng tạo. Tuy nhiên sẽ
không còn mâu thuẫn nếu hiểu rằng, lịch sử tồn tại trong một tiểu thuyết được
tôn trọng ở mức độ tinh thần của lịch sử. Cũng có nghĩa là “những sự thật tiểu
thuyết chân lý dưới dạng thức tư tưởng về hiện thực, về đời sống, về lịch sử,
toát ra từ toàn bộ cấu trúc của bức tranh” (4).
Do vậy, một nhà tiểu thuyết không phải đóng vai một người bê nguyên
xi những gì đã diễn ra vào trong tác phẩm, làm như vậy tiểu thuyết lịch sử sẽ
chẳng khác nào bộ xương khô và người đọc sẽ tìm đến những bộ sử đồ sộ của
các sử gia hơn là mất thời gian đi tìm rải rác trong một tác phẩm văn học vốn
lệch chuyên nghành. Nhà tiểu thuyết chỉ mượn lịch sử, viết về một nhân vật
lịch sử, một sự kiện lịch sử, một thời đại lịch sử để thông qua đó gửi gắm bức
thông điệp của mình, có thể là một lời nhắn gửi, dự báo, bày tỏ thái độ với
quá khứ, hiện tại hoặc tương lai của con người. Và hơn hết, nhà tiểu thuyết có
quyền và có khả năng thổi linh hồn vào lịch sử, là người sáng tạo ra “lịch sử
thứ hai” theo ý đồ nghệ thuật của mình. Ở góc độ này yếu tố được đề cao
chính là tính chủ quan trong sáng tạo nghệ thuật. Nhờ cái quyền đó mà nhà
tiểu thuyết có thể làm sống lại bức tranh về một thời đại đã qua mang dấu ấn
của riêng mình, bức tranh đó sẽ khác với tất cả bức tranh của các nhà tiểu
thuyết khác. Và cũng với quyền lực của một nhà văn, anh ta có quyền lấp đầy
những lỗ trống, những khoảng trắng của lịch sử bằng chi tiết hư cấu, bằng
việc “huy động tối đa năng lực tưởng tượng” (5) rằng nhân vật này có thể nói
năng ra sao, suy nghĩ như thế nào, bằng cách đưa ra lý giải của riêng mình về
những điều còn nghi vấn và cả những điều mà cha ông còn chưa nói rõ cho
hậu thế. Đó cũng chính là đặc trưng của một tiểu thuyết lịch sử.


9

Để làm được cái công việc đầy thách thức, khó khăn nhưng cũng vô

cùng quyến rũ là “phục sinh quá khứ”, nhà tiểu thuyết trao sứ mệnh cho nhân
vật, mà chủ yếu là hình tượng con người trong tác phẩm. Với một tiểu thuyết
lịch sử, nhân vật trường tồn cả hai dạng: nhân vật có thật trong lịch sử và
nhân vật hư cấu. Kiểu nhân vật thứ nhất là tất yếu đối với một tiểu thuyết viết
về đề tài lịch sử, kiểu nhân vật thứ hai là tất yếu đối với một tiểu thuyết. Và
ngay cả đối với kiểu nhân vật có thật thì nhà văn vẫn phải sử dụng hư cấu
tưởng tượng để cấp cho nhân vật một tâm hồn, một tính cách, một số phận,
một gương mặt đời. Bởi điều quan trọng nhất, trước khi là nhân vật của một
tiểu thuyết lịch sử, đó phải là nhân vật của một tiểu thuyết. Mặt khác đối với
kiểu nhân vật thứ hai, dù trí tưởng tượng của nhà văn có bay bổng đến đâu
cũng không thể thoát ra khỏi không khí lịch sử mà nhà văn đã xác định để tái
tạo lại trong tác phẩm, tức là nhân vật ấy phải mang được màu sắc lịch sử của
thời đại mà nhà văn mô tả. Ở đây có thể dùng hình ảnh cánh diều và mặt đất
để so sánh. Cánh diều có thể bay vút là hư cấu của nhà văn, mặt đất là sự thật
lịch sử. Dù chỉ nối với đất bằng sợi dây lịch sử mong manh thôi nhưng phải
có sợi dây ấy cánh diều mới theo gió vút cao lên bầu trời được.
Mọi người đều biết, mối bận tâm của các cây bút viết về tiểu thuyết lịch
sử là vấn đề quan hệ sự thật và hư cấu. Viết theo sự thật (coi các sự kiện được
ghi trong sử là sự thật lịch sử) thì người đọc mất hứng thú. Nhưng nếu chỉ chú
trọng đến hư cấu mà bỏ qua sự thật lịch sử thì liệu có thu phục được người
đọc. Nhiều người nêu câu hỏi, phải chăng quan niệm của nhà tiểu thuyết Pháp
A. Duyma về tiểu thuyết lịch sử đã lỗi thời.
Sự thật lịch sử và hư cấu là hai vấn đề then chốt của tiểu thuyết lịch sử
nhưng không phải là đối lập. Xét nguyên từ tiểu thuyết (histoire) có sáu nghĩa,
một là chuyện kể, hai là chuyện đã xảy ra, ba là quá trình phát triển (Mác nói
về quan điểm lịch sử); bốn là đời sống của con người xã hội (trong gia đình


10


thần thánh Mác nói “tiểu thuyết chẳng phải cái gì khác mà chính là cuộc sống
của con người theo đuổi một mục đích của mình.”); năm là quá khứ của hiện
tại đã lùi xa; sáu chỉ khoa học tiểu thuyết, sử học.
Hư cấu là bản chất của tiểu thuyết, thể hiện bản chất của sáng tạo nghệ
thuật. M.Gorki từng nói tỉ lệ sự thật trong tiểu thuyết là 2/98. Hư cấu trong
tiểu thuyết lịch sử như: Tam quốc diễn nghĩa người ta thường nói tỉ lệ đó là
3/7, nhưng thực tế là lớn hơn nhiều. Hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử theo tôi
không phải là bỏ qua sự thật lịch sử, mà là tượng tượng lại sự kiện, nhân vật
lịch sử theo những khả năng mà tài liệu mách bảo hoặc là đặt một nhân vật hư
cấu vào trong một bối cảnh lịch sử để khám phá tư tưởng, tình cảm hành động
của một thời kì cụ thể. Nhà văn có quyền giải thích sự kiện khác với định luận
trong sử. Ở Trung Quốc Quách Mạt Nhược thường viết loại kịch “phiên án”,
tức lật ngược nhận định của lịch sử. Mở màn vở kịch Thái Văn Cơ, Thái Văn
Cơ, người tình của Tào Tháo đang ngồi vá cái chăn rách và nói với Tào: “Cái
chăn này mình đắp đã mười năm nay rồi ấy nhỉ!” Thật khó tin nhưng tác giả
có sở cứ. Sự thật lịch sử theo Ju.Lotman, là sự thực hiện một trong vô vàn khả
năng của hiện thực quá khứ, sự thật đó đã làm cho vô vàn khả năng lịch sử
khác mất cơ hội được thực hiện, mà thiếu chúng, ta khó hiểu hết hiện thực.
Nhà văn Nam Dao trong một bài viết có nói: “Tưởng tượng, Nguyễn Huệ
không chết sớm, Minh Mệnh không tàn sát giáo dân, Tự Đức nghe và làm
theo điều trần của Nguyễn Trường Tộ…thì hôm nay thế nào?” Nhân vật lịch
sử cũng là con người, do khả năng về trí tuệ, tri thức, tính cách, tu
dưỡng…mà họ có thể khôn ngoan hoặc dại dột, có thể hủy hoại một cơ đồ. Vì
vậy đi tìm các khả năng đã mất, phân tích các nguyên nhân sâu xa để tạo mới
diễn ngôn, hiểu mới lại lịch sử. Tiểu thuyết hư cấu không phải là bịa đặt tùy
tiện, mà là đi tìm lại các khả năng đã mất để lí giải cái khả năng đã được thực
hiện, tìm xem nó đã bị đánh mất như thế nào. Bằng cách đó đọc tiểu thuyết


11


lịch sử con người trở nên thông minh hơn, sáng suốt hơn, biết trân trọng,
không bỏ qua các cơ hội nghìn năm có một để quốc gia hưng thịnh, con người
hạnh phúc. Tiểu thuyết lịch sử nào cũng mang trong mình hai lần lịch sử: lịch
sử thời đã qua và lịch sử thời người viết đang sống. Chỉ quan tâm thời đã qua
mà không nêu được vấn đề quan tâm của người hiện tại thì tiểu thuyết cũng
khó hấp dẫn. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết lịch sử là cách diễn giải mới đối với
lịch sử. Đó là ưu thế của tiểu thuyết lịch sử so với lịch sử. Mà chỉ quan tâm
hiện tại bỏ mất lịch sử thì không có tiểu thuyết lịch sử nữa.
Như vậy tiểu thuyết lịch sử là sự sáng tạo, hư cấu trên cái nền đã ấn
định của sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử. Nhà tiểu thuyết có thể tha hồ bay
lượn trong không gian tưởng tượng sáng tạo nhưng phải nhằm mục đích làm
sáng tỏ lịch sử, đem đến những cảm hứng làm giàu thêm vốn thẩm mỹ mới
cho bạn đọc về lịch sử.
1.1.2. Các vấn đề lịch sử trong mối liên hệ với hiện tại
Lịch sử xét đến cùng là những gì đã qua được người hiện tại ý thức lại.
Những bài học lịch sử về đấu tranh chống ngoại xâm sẽ vô ích nếu không làm
đọng lại ở người đọc hôm nay về lòng yêu nước, yêu tự do, lòng kính trọng
cha ông đã dũng cảm kiên quyết bảo vệ nền độc lập tự chủ cho nhà nước, từ
đó mà được tiếp thêm niềm tin, niềm tự hào để mà sống mạnh mẽ hơn, trung
thực hơn, chân chính hơn. Nhà tiểu thuyết viết về quá khứ nhưng mục đích là
làm sao cho độc giả hôm nay nhận rõ thêm giá trị của ngày hôm qua, để sống
sao cho xứng đáng với lịch sử. Hãy cứ hình dung con đại bàng tiểu thuyết lịch
sử được nâng bởi hai cánh sự thật và thẩm mỹ mà bay vào bầu trời văn hóa.
Đầu thế kỷ XXI bài học “xây dựng đất nước và bảo vệ dân tộc” được
phát huy. Như trong “hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam”, tư tưởng Hồ Chí Minh về “dựng nước


12


phải đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” giữ vị trí trụ cột của toàn hệ thống, đã trở thành hai
nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Cách mạng Việt Nam.
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt đã
khẳng định một chân lý: Dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Chân lý đó đã
trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời là một quy luật nội tại
của quá trình xây dựng và phát triển bền vững đất nước.
Thực tiễn lịch sử cho thấy: Thời đại nào gắn chặt dựng nước đi đôi với
lo giữ nước, xây dựng đất nước theo quan điểm dân giàu, nước mạnh, quốc
phú, binh cường, thì độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ được giữ vững;
thời đại nào không gắn chặt giữa dựng và giữ nước, không lo giữ nước từ lúc
nước chưa nguy, để nước nghèo, dân đói, xã hội lạc hậu, quốc phòng và an
ninh không được củng cố, nội bộ mâu thuẫn, sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để
kẻ thù tiến công.
Bài học kết hợp chặt chẽ dựng nước đi đôi với lo giữ nước trong lịch
sử dân tộc được Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển lên một bước
mới, thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược, kết hợp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
được tiến hành trong cả hòa bình cũng như khi đất nước có chiến tranh.
Vận dụng thành công bài học kết hợp dựng và giữ nước trong lịch sử,
Ðảng ta và Bác Hồ đã phát huy được sức mạnh toàn dân, sự ủng hộ và giúp
đỡ của quốc tế, đánh thắng thực dân Pháp xâm lược giải phóng Tổ quốc.
Bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, tư tưởng chỉ đạo
dựng nước đi đôi với lo giữ nước lại được Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
phát triển lên một bước cao hơn thành hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng
miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội và giải phóng miền Nam, thống nhất nước
nhà. Nhờ có tư tưởng, đường lối và nhiệm vụ chiến lược đúng đắn của Ðảng,


13


quân và dân ta đã xây dựng miền Bắc vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, quốc phòng và an ninh ngày
càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được
nâng cao. Quân đội và công an được xây dựng chính quy, có trang bị ngày
càng hiện đại, các công trình quốc phòng được xây dựng và củng cố, tạo sức
mạnh bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam... Có sự chi viện to lớn của
nhân dân miền Bắc, sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, quân và dân ta
đã đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước.
Thắng lợi của cách mạng Việt là thắng lợi của hai nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi,
cả nước đi lên CNXH và bước vào công cuộc đổi mới, phát triển; bài học
dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, cùng với những chỉ bảo sâu sắc
của Bác, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa tiếp tục
được Ðảng ta phát triển lên một tầm cao mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 chỉ rõ: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
Việt. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta
luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng”. Hội nghị
lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Ðảng ra Nghị quyết
chuyên đề về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, tiếp tục
khẳng định quan điểm kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Ðại hội XI, với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định hai nhiệm
vụ chiến lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa



14

là mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, tạo thành một thể thống nhất, “tuy hai mà
một, tuy một mà hai”. Bản chất của mối quan hệ này là sự gắn bó mật thiết
giữa xây dựng và bảo vệ, trong xây dựng có bảo vệ, trong bảo vệ có xây
dựng. Ðảng ta đặt lên hàng đầu “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt
đời sống kinh tế tiểu thuyết xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng, an
ninh”, nhưng lại xác định “Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Ðảng,
Nhà nước và toàn dân”. Trong định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, Cương lĩnh chỉ rõ: “Sự ổn định và
phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế tiểu thuyết xã hội là nền tảng
vững chắc của quốc phòng an ninh. Phát triển kinh tế tiểu thuyết xã hội đi đôi
với tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với
quốc phòng, an ninh, quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế tiểu thuyết xã hội và trên
từng địa bàn”.
Quan điểm này cần được hiểu, đời sống kinh tế tiểu thuyết xã hội là
gốc của quốc phòng, an ninh; xây dựng kinh tế tiểu thuyết xã hội là một
phương thức hữu hiệu để bảo vệ Tổ quốc. Gốc này có vững chắc thì quốc
phòng, an ninh mới vững. Biểu hiện của vững chắc là ổn định và phát triển.
Chúng ta xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, hiện đại, tinh nhuệ không
phải để răn đe mà là để phòng ngừa; sẵn sàng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất,
vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Ðiều quan trọng là phải chăm lo xây dựng
mọi mặt của đất nước ngày càng mạnh, ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục các
nguy cơ về chính trị, kinh tế, đặc biệt là các vấn đề xã hội bức xúc, tạo môi
trường hòa bình và ổn định. Nhiệm vụ hàng đầu có ý nghĩa sống còn là xây
dựng, chỉnh đốn Ðảng. Sự vững mạnh hay yếu kém của Ðảng liên quan đến
vận mệnh của đất nước. Chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu



15

cực khác chính là nhằm bảo vệ Ðảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Xây cái tốt, đẩy lùi cái xấu theo tinh thần “phò chính trừ tà” là điều kiện vững
chắc cho bảo vệ. Như vậy bảo vệ là một bộ phận hợp thành của xây dựng.
Càng xây dựng tốt bao nhiêu, càng có điều kiện bảo vệ tốt bấy nhiêu. Xây
dựng chính là tự bảo vệ; ngược lại bảo vệ tốt lại tạo điều kiện để xây dựng tốt.
Một nấc thang của xây dựng gắn chặt với một nấc thang của bảo vệ; một nấc
thang của bảo vệ lại tạo ra một thành quả của xây dựng, vì bảo vệ trong tiến
trình xây dựng.
Trong những chặng đường phát triển của dân tộc, của cách mạng Việt
chúng ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng
hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Ðặc
biệt tình hình Biển Ðông nhiều năm qua và trong thời gian gần đây đang đe
dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh của đất nước và của khu vực, thế
giới.
Trước những diễn biến khó lường của tình hình Biển Ðông vừa qua,
chúng ta cần những bài học khéo léo trong quân sự của thế hệ đi trước tiểu
thuyết trong lịch sử nước nhà vẫn vẹn nguyên tính thời sự nóng hổi về bài học
dựng nước đi đôi với giữ nước, bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân để giữ vững toàn vẹn non sông mà tiền nhân đã dày công gây dựng.
1.1.3. Lịch sử dưới góc nhìn văn hóa
Trong khoảng mười năm gần đây, giới nghiên cứu khoa học xã hội
ngày càng coi trọng và đi sâu tìm hiểu các vấn đề cơ sở văn hóa, xác định nền
tảng lý thuyết văn hóa, phác thảo đại cương về các nền văn hóa theo tiến trình
lịch sử, phạm vi dân tộc và khu vực. Việc vận dụng đúng mức những kiến giải
văn hóa vào từng lĩnh vực khoa học giúp cho các chuyên nghành phát triển
mạnh mẽ, tạo nên xu hướng liên nghành và tác động trở lại chính những hiểu



16

biết sâu rộng và toàn diện về văn hóa. Với Trần Nho Thìn, trước hết ông tập
trung xác định Một số vấn đề lý luận của văn học trung đại nhìn từ góc độ văn
hóa với 8 mục bài, trong đó nhấn mạnh định hướng tiếp cận văn hóa học
trong nghiên cứu văn học, phác thảo tính hệ thống và tiến trình văn học trung
đại Việt Nam như là bước tiến đồng hành với quá trình vận động, phát triển
của nền văn hóa dân tộc. Trên cơ sở nhấn mạnh yêu cầu nghiên cứu những
lĩnh vực văn hóa chuyên biệt,xác định văn hóa là hệ thống mở và việc nghiên
cứu giao lưu văn hóa, tác giả đã đưa ra nhiều chứng dẫn thuyết phục và đi đến
kết luận hợp lý: “Xét cho thì bản sắc dân tộc phải được xem xét trong một
không gian mở, có so sánh, khu biệt. Phải xác định đươc những cái chung, cái
phổ biến trước khi rút tỉa ra cái riêng, cái bản sắc”(tr.51).
Văn học là biểu hiện giá trị nhân sinh, tôn vinh các giá trị của con
người trong lịch sử, tôn vinh chiến công lịch sử là chuyện tối cần thiết. Văn
học Việt Nam cần tôn vinh đích đáng các giá trị đích thực của văn hóa Việt,
người Việt trong quá khứ, nhất là trong bối cảnh văn hóa xuống cấp, đạo đức
suy thoái như ngày nay. Song trong đời sống từng có xu hướng huyền thoại
hóa lịch sử và lịch sử hóa huyền thoại. Thần thoại hóa, thánh hóa nhân vật
lịch sử là xu hướng diễn ngôn lịch sử của một thời, một tầng lớp người, khi
dân trí chưa cao, thông tin ít con người dễ tin vào những biểu hiện huyền
diệu, lúc đó thần thoại hóa dễ có tác động tuyên truyền thuyết phục. Hồi cách
mạng Tháng Tám mới thành công, có tin đồn cụ Hồ mắt có bốn con ngươi,
giống với mắt của Văn Vương, người sáng lập ra nhà Chu của Trung Quốc.
Trong bài viết: “Hồ Chủ tịch hình ảnh của dân tộc” Thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã dứt khoát phủ nhận tin đồn có khuynh hướng thần thoại ấy, và khẳng
định Hồ Chủ tịch cũng là người như mọi người chúng ta, nhưng chỉ khác ở
tầm vóc hành động và trí tuệ hơn người. Ngày nay thời đại bùng nổ thông tin,
mọi bưng bít trước sau đều bị giải tỏa, dân trí đã có sự thay đổi lớn, phải có



17

cách thuyết phục khác. Tôn vinh theo lối thần thoại, thiêng hóa không còn
mấy tác dụng nữa. Thực chất của lối tôn vinh đó là tôn vinh một chiều.
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời đổi mới có rất nhiều tác phẩm đến
được với lòng người, được người đọc trân trọng, yêu chuộng. Điểm đáng chú
ý nhất là nó đã vượt qua mô hình cũ và tạo ra nhiều hướng phát triển có hứa
hẹn. Có hướng “văn chương hóa lịch sử” như Hoàng Quốc Hải với hai bộ
trường thiên. Có hướng nghiêng về phương diện văn học, đối thoại văn hóa
như Nguyễn Xuân Khánh, có hướng diễn giải lại lịch sử như Nguyễn Thị Lộ
của Hà Văn Thủy, có hướng “phi trung tâm hóa” như Sông Côn mùa lũ của
Nguyễn Mộng Giác, có hướng đối thoại với chính sử như Mạc Đăng Dung
của Lưu Văn Khuê, có hướng đổi mới cách nhìn như Biết đâu địa ngục thiên
đường của Nguyễn Khắc Phê, có hướng viết “tiểu sử gia tộc” hư cấu, mà thực
ra là nghiền ngẫm về lịch sử thời đại, Dưới chín tầng trời của Dương Hướng
Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách, còn có hướng ngụ ngôn hóa lịch
sử…Tất nhiên ý kiến đánh giá tiểu thuyết lịch sử hiện đang có nhiều khoảng
cách xa nhau, có nhiều vấn đề đáng quan tâm bàn bạc, song có một khoảng
cách không nhỏ là quan điểm cũ về lịch sử vẫn đang chi phối cách phê bình,
không chấp nhận cái nhìn đa nguyên, đa chiều về văn hóa và lịch sử. Cần một
sự trao đổi ý kiến sâu rộng, tâm huyết suy nghĩ thì văn chương mới có thể đua
sắc khoe hương. Những cái nhìn khác nhau vẫn có thể song song tồn tại
nhưng phải có cái lý của chân lý lịch sử. Sáng tạo lại diễn ngôn lịch sử bằng
nghệ thuật sẽ là một nguồn cảm hứng lớn cho các nhà văn Việt Nam hôm nay
và ngày mai.


18


1.2. Tiểu thuyết lịch sử như là sự bổ sung cái nhìn và sự đánh giá lịch sử
của các nhà văn
1.2.1. Khái niệm về tiểu thuyết lịch sử
Theo hai giáo sư người Pháp Dorothy Brevvste và Jonh Bureell trong
cuốn Tiểu thuyết hiên đại, tiểu thuyết lịch sử được hiểu như sau: “Những
chuyện đó chỉ là những tiểu thuyết về quá khứ, và chỉ vì nhân nhượng mà ta
gọi tiểu thuyết lịch sử. Gọi theo tên hiệu này hay tên hiệu khác tùy thuộc vào
cách nhà phê bình định nghĩa, đọc và ưa thích (hay chán ghét) chúng. Vì khi
thích một cuốn truyện nào thì nhà phê bình muốn đưa nó vào một loại văn học
có danh” [43,tr.211].
Với quan niệm này, tiểu thuyết lịch sử trước tiên là tiểu thuyết viết về
thời quá khứ cuả một dân tộc hay một quốc gia nào đó và quan trọng hơn nó
phụ thuộc vào chủ quan cuả người phê bình muốn sắp xếp nó vào danh mục
nào.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thể loại văn học lịch sử tiểu thuyết lịch
sử được quan niệm như sau: “Tiểu thuyết lịch sử là tác phẩm viết về đề tài
lịch sử có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật
chính và các sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong
lịch sử, tôn trọng lời ăn, tiếng nói trang phục, phong tục tập quán phù hợp với
giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói
chuyện đời nay, hấp thu những bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với
những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người
xưa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại…”[47,tr.255].
Còn Từ điển văn học thì quan niệm: “Tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài
lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử trong ý nghĩa khái quát, là quá trình phát
triển của tự nhiên và xã hội. Các khoa học xã hội (cũng được gọi là các khoa



×