Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Yếu tố tính dục trong văn học việt nam thế kỉ XVIII – XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.56 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH


Trần Ngọc Trân

YẾU TỐ TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
THẾ KỈ XVIII – XIX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Sư phạm Ngữ văn

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH


Trần Ngọc Trân

YẾU TỐ TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
THẾ KỈ XVIII – XIX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Sư phạm Ngữ văn
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016



LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân Giảng viên Khoa Sư phạm Ngữ văn trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Cô đã cảm
thông, động viên, tận tình hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa cùng Quý Thầy Cô
Giảng viên Khoa Sư phạm Ngữ văn, Quý cán bộ Thư viện trường Đại học Sư phạm
TP.HCM, thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình thân yêu đã động viên, ủng
hộ tôi hết mình để tôi dành thời gian cho việc nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn các bạn,
các em sinh viên khoa Sư phạm Ngữ văn luôn chia sẻ, sát cánh bên tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
TP.HCM, ngày 11/05/2016
Sinh viên
Trần Ngọc Trân


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………………….1
3. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………..7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………..8
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………9
6. Bố cục…………………………………………………………………………….9
CHƯƠNG 1: TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỈ XVIII – XIX
– NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ……………………………………………………11

1.1. Tính dục và những khái niệm liên quan…………………………………........11
1.1.1. Khái niệm tính dục ........................................................................................ 11
1.1.2. Phân biệt tính dục với tình dục ..................................................................... 12
1.1.3. Ý nghĩa của vấn đề tính dục đối với đời sống – văn hóa – xã hội ................ 12
1.2. Nguyên nhân xuất hiện yếu tố tính dục trong văn học thế kỉ XVIII – XIX…..14
1.2.1.

Bối cảnh chính trị, lịch sử, xã hội, văn hóa ............................................... 14

1.2.2.

Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người ....................................... 17

1.3. Yếu tố tính dục trong chiều dài lịch sử văn học Việt Nam…………………..18
1.3.1.Bức tranh toàn cảnh về vấn đề tính dục trước và sau thế kỉ XVIII – XIX…..18
1.3.1.1.

Yếu tố tính dục trong văn học dân gian .............................................................. 18


1.3.1.2.

Yếu tố tính dục trong văn học trung đại trước thế kỉ XVIII – XIX .... 20

1.3.1.3.

Yếu tố tính dục trong văn học sau thế kỉ XIX................................................. 22

1.3.2. Đánh giá chung về yếu tố tính dục trong văn học trung đại .......................... 23
CHƯƠNG 2: YẾU TỐ TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN THẾ KỈ

XVIII - XIX XÉT VỀ MẶT NỘI DUNG…………………………………………25
2.1.Khát khao giải phóng bản năng tính dục............................................................ 25
2.1.1.

Nhu cầu được hòa hợp thể xác trong tình yêu ......................................................... 25

2.1.2.

Nhu cầu “hưởng lạc” mang yếu tố sắc dục ............................................................... 36

2.1.3.

Giải phóng bản năng – Giải phóng con người......................................................... 40

2.2. Sự gắn kết nam nữ thể hiện qua khúc ái ân....................................................... 43
2.3. Vẻ đẹp người phụ nữ qua cách tiếp cận mới mẻ……………………………...53
2.3.1.

Vẻ đẹp chuẩn mực của người phụ nữ trong văn học trung đại…………..53

2.3.2.

Vẻ đẹp mang yếu tố tính dục ..................................................................... 56

2.3.2.1.

Hình thể hấp dẫn, gợi cảm gợi tình ................................................................................ 56

2.3.2.2.


Yếu tố sinh thực khí ................................................................................................................ 60

2.3.3.

Vẻ đẹp phụ nữ – Ý thức nữ quyền phát triển ............................................. 67

CHƯƠNG 3: YẾU TỐ TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN THẾ KỈ
XVIII – XIX XÉT VỀ MẶT NGHỆ THUẬT…….................................................69
3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật………………………………………………………….69
3.1.1. Hệ thống từ ngữ giàu tính hình tượng………………………………………70
3.1.2. Hệ thống từ ngữ giàu tính đa nghĩa…………………………………………74
3.2. Thủ pháp nghệ thuật…………………………………………………………..76
3.2.1. Sử dụng điển tích, điển cố…………………………………………………..76


3.2.2. Các biện pháp tu từ………………………………………………………….78
3.3. Không gian nghệ thuật ……………………………………………………….84
3.3.1. Không gian thiên nhiên……………………………………………………..84
3.3.2. Không gian buồng khuê…………………………………………………….88
3.4. Thời gian nghệ thuật………………………………………………………….90
3.4.1. Thời gian vật lí…………………………………………………………….91
3.4.2. Thời gian tâm lí……………………………………………………………93
KẾT LUẬN………………………………………………………………………95
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..................97


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỷ XVIII – XIX là một thế kỉ vang dội với nhiều thành tựu rực rỡ về
mọi mặt, trong đó có văn chương. Không thể phủ nhận vị trí của văn học giai đoạn

này với cả một chiều dài hình thành và phát triển của văn học Việt Nam cũng như
những đóng góp của nó vào sự thịnh vượng, đi lên của văn học nước nhà. Nếu như
trong những thế kỉ trước, hình tượng con người được khắc họa và chú trọng, đề cao
là những bậc hiền nhân, quân tử đạo mạo, uy quyền, lí trí thì sang thế kỉ XVIII đầy
biến động, bão táp, con người với những số phận nhỏ bé và bi kịch, tài hoa và bạc
mệnh, con người với những xúc cảm trần thế nhất đã bắt đầu bước vào thơ ca.
Nhìn lại lịch sử văn học trung đại Việt Nam suốt thời gian dài, chúng tôi
nhận thấy đây là giai đoạn các cây bút viết nhiều và hay về tình yêu con người, nhất
là họ đã đem vào được trong văn chương truyền thống một nội dung phi chính
thống đó là tính dục. Trong văn học trung đại, viết về tình yêu đã là một sự dũng
cảm, nhưng đề cập đến tính dục gồm những rung động khác giới về khía cạnh nhục
thể, khát khao ân ái hay khám phá nét đẹp thân thể của người phụ nữ,… lại là một
sự liều lĩnh. Bất cứ người cầm bút nào cũng ý thức được sự khó khăn mình sẽ trải
qua khi đi chệch đường ray của ý thức hệ phong kiến luôn coi phần thân xác là tội
lỗi và là mầm mống của mọi sự bất hạnh. Tính dục không phải chưa từng xuất hiện
trong cả một giai đoạn hình thành và phát triển của văn học trung đại, nhưng chưa
bao giờ nó lại tràn vào một cách mạnh mẽ, tự nhiên, công khai và đầy hấp dẫn như
thế. Sức hút của nó lan tỏa đến tận sau này, trở thành nguồn cảm hứng cho giới phê
bình, trở thành một dấu son chói lọi trong văn học Việt Nam mỗi khi nhắc đến văn
học ca ngợi con người với những vẻ đẹp trần thế nhất. Nó đấu tranh cho nữ quyền
nói riêng và cho nhân dân nói chung. Không chỉ vậy, nó còn góp vào kho thơ văn
đồ sộ của nước nhà những trang thơ giàu chất nghệ thuật và giàu lòng nhân ái.
Lựa chọn đề tài “Yếu tố tính dục trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII –
XIX”, chúng tôi mong muốn với một cách tiếp cận toàn diện hơn sẽ góp phần làm
phong phú hơn những nhận định, tìm hiểu về văn học giai đoạn này, cũng như góp
phần hiểu thêm, hiểu sâu hơn những giá trị của một giai đoạn văn học đỉnh cao của
nước nhà.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1



Theo những nghiên cứu và tìm hiểu của chúng tôi, đề tài về yếu tố tính dục
trong cả một giai đoạn văn học chưa từng được khai thác ở bất kỳ một công trình
nào. Thế nhưng, từ lâu giới nghiên cứu đã nhận ra được sự xuất hiện những yếu tố
này trong các tác phẩm văn học trung đại. Chính nội dung đó là cơ sở dấy lên nhiều
cuộc tranh luận nảy lửa giữa các nhà phê bình. Ví dụ như vấn đề dâm và tục trong
thơ Hồ Xuân Hương, hay vấn đề người cung nữ và những khoái cảm xác thịt trong
Cung oán ngâm khúc,… Tuy còn nhiều bất đồng quan điểm, thế nhưng điểm gặp
gỡ giữa các công trình khảo cứu về vấn đề này chính là việc thừa nhận sự phát triển
đi lên của ý thức cá nhân con người, song hành với sự xuống dốc trầm trọng của
chế độ phong kiến. Những bài nghiên cứu phê bình đã chỉ ra những nội dung có
màu sắc tính dục, phân tích và lí giải khá kĩ lưỡng ở từng tác phẩm trong văn học
thế kỷ XVIII - XIX, từ đó có tính định hướng và giá trị tham khảo cho đề tài của
chúng tôi.
Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỷ XVIII – Hết thế kỷ XIX) của Nguyễn Lộc
là một công trình có giá trị cao đã được xuất bản lần đầu vào năm 1976, 1978 và
chỉnh sửa, bổ sung mới nhất vào năm 2012. Tác giả trình bày quá trình phát triển
của văn học trung đại ở giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nó với những đóng góp
không chỉ trong nội bộ văn chương mà còn ở tất cả các mảng khác của đời sống
như chính trị, xã hội… Bên cạnh đó, tác giả còn đi vào nghiên cứu những nét chính
về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của các tác gia nổi bật với những tác phẩm nổi
bật. Công trình này đã giúp người viết có được cái nhìn toàn diện về một giai đoạn
văn học nằm trong phạm vi nghiên cứu của mình.
Một số giáo trình như Lịch sử văn học Việt Nam (tập III) do Lê Trí Viễn chủ
biên, Văn học trung đại Việt Nam (tập II) do Nguyễn Đăng Na chủ biên, cũng đã
góp phần củng cố và làm sáng tỏ những đặc điểm đáng lưu tâm trong giai đoạn văn
học trung đại thế kỷ XVIII – XIX. Trong cuốn Về con người cá nhân trong văn học
cổ Việt Nam có bài viết Con người cá nhân trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII –
XIX của Trần Đình Sử, cũng phân tích từng biểu hiện của con người cá nhân trong

Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều, Nguyễn
Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,… Ở mỗi bài viết, tác giả có
giới thiệu cho người đọc về sự phát triển của ý thức cá nhân trong các tác phẩm
trên qua một khía cạnh mới lạ: yếu tố tính dục. Ông cho rằng: “Trước thế kỷ XVIII

2


cá nhân chỉ được đánh giá trong thang bậc đạo lý, nghĩa lý, lý trí và ở sức mạnh
tinh thần, con người càng có nghị lực vươn lên bao nhiêu, càng khắc phục cá nhân
nhỏ bé, phàm tục bao nhiêu thì càng có giá trị. Bởi vì nghĩa lý, đạo lý, giáo lý là
cái thiện, còn mọi thứ dục, lục dục, nhân dục, nhất là tình dục đều là cái ác. Bây
giờ tình hình lật ngược lại. Quyền sống của con người trần thế, giá trị con người
thân xác với bao thứ “dục” chính đáng của nó là trung tâm điểm của giá trị. Bất kỳ
cái gì chà đạp giá trị ấy, quyền sống ấy thì đều là cái ác, cái xấu, cái đáng oán
hận.” [33,170]
Luận văn Thạc sĩ Văn học Cảm hứng về tình yêu lứa đôi trong truyện thơ
Nôm của Phạm Ngọc Ánh năm 2013 có đề cập đến sự khao khát tình yêu có khát
vọng ái ân, khảo sát những tác phẩm truyện thơ Nôm có yếu tố tính dục như: Lâm
tuyền kì ngộ, Hồng hoan hương sử, Phạm Tải – Ngọc Hoa, Bạch viên tân truyện,
Phù dung tân truyện,… và đồng thời nhấn mạnh sự mới mẻ, táo bạo của truyện
Song Tinh khi đề cập đến những yếu tố này, qua đó so sánh với ca dao và thơ Hồ
Xuân Hương, với Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. “Trong các truyện thơ Nôm
về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc ái ân đều được đề cập đến với các mức độ khác
nhau. Ở đó, ta thấy được tiếng nói bênh vực cho quyền sống đúng với bản năng con
người, cho khao khát hạnh phúc lứa đôi, cho sự hòa hợp không chỉ tâm hồn mà còn
thể xác” [4,88]. Tuy nhiên, sự phân tích chỉ dừng lại ở việc khơi gợi chứ chưa đi
vào lí giải, bình luận sâu.
Luận văn Vấn đề tính dục trong thơ nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so
sánh của Nguyễn Thị Ngọc Châu năm 2010 so sánh vấn đề tính dục thể hiện trong

ba bộ phận văn học dân gian, trung đại, hiện đại với những tác phẩm tiêu biểu.
Trong đó, khi so sánh với văn học trung đại, tác giả đã làm sáng tỏ được sự tương
đồng lẫn nét khác biệt trong nghệ thuật và nội dung trong việc đưa yếu tố tính dục
vào tác phẩm. Tuy nhiên, số lượng tác phẩm trung đại ngoài thơ Hồ Xuân Hương
chưa nhiều và cũng chưa phân tích toàn diện.
Chinh phụ ngâm cũng là đề tài bàn luận của nhiều học giả nghiên cứu bên
cạnh Cung oán ngâm khúc, tuy nhiên cuộc tranh cãi dường như không gay gắt
bằng. Và đồng thời cũng không có nhiều nhà phê bình nhìn nhận, đánh giá khía
cạnh tính dục trong tác phẩm. Bởi vì khao khát nhục cảm trong tác phẩm không
được thể hiện sôi nổi và trực tiếp như trong Cung oán ngâm khúc. Chinh phụ ngâm
3


khúc giảng luận của Thuần Phong có đoạn viết: “Và đây là bài học của tạo vật, của
tự nhiên:
“Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội
Cũng dập dìu chẳng vội phân trương.
Chẳng xem chim én trên rường
Bạc đầu không nỡ đôi đường rẽ nhau.
Kìa loài sâu hai đầu cùng sánh,
Nọ loài chim chắp cánh cùng bay,
Liễu sen là thức cỏ cây,
Đôi hoa cùng sánh, đôi dây cùng liền.
Ấy loài vật tình duyên còn thế,
Sao kiếp người nỡ để đấy đây?”
Một bài học khá tầm thường chứa chan những ý vị phàm tục, chưa nói đến ý nghĩa
khoa học có chỗ rất khả nghi. Bài học hưởng thụ, bài học khoái lạc chủ nghĩa - chỉ
có thế thôi! Mà lời lẽ cũng chẳng có gì là tha thiết cho lắm (…). Sự yêu cầu hưởng
thụ trong Chinh phụ ngâm lại cũng không có ý vị nồng nàn của nhục dục như trong
Cung oán, hoặc chán chường như trong Truyện Kiều. Ái tình, ở đây, không nghiến

răng, nghiến lưỡi trong một cử chỉ phản kháng, nhưng cũng chưa hề hướng dẫn
tâm hồn đến một cõi đời siêu thoát. Dù có bực bội với hoàn cảnh thì ý niệm của
khổ chủ cũng vẫn quanh quẩn trên thực tế và dịu dàng ngoan ngoãn xin với đời
sống những cái mà đời sống có thể cung cấp cho cuộc đời thế tục mà thôi”.
Cung oán ngâm khúc là tác phẩm chịu nhiều luồng tranh cãi gay gắt bên
cạnh Truyện Kiều về vấn đề tính dục. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong Rực
rỡ và khắc khoải hay là tính cách hiện đại của Cung oán ngâm khúc đánh giá cao
những đóng góp của Nguyễn Gia Thiều về nghệ thuật miêu tả yếu tố xác thịt trong
khúc ngâm: “Xưa nay, trong văn học cổ Việt Nam, mọi khoái cảm xác thịt chỉ được
diễn tả một cách lấp lửng, nửa vời, nếu không nói là giấu biệt đi, bảo nhau không
nên đả động đến. Ở “Cung oán ngâm khúc”, người phụ nữ mất hết vẻ e thẹn vốn
4


có, nàng sẵn sàng khoe ra tài năng, vẻ đẹp và cả khả năng quyến rũ của mình”
[28,109]. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Giá trị hư ảo, vô nghĩa của cá nhân
con người trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều khẳng định yếu tố
nhục cảm là một trong những biểu hiện của quan niệm về con người cá nhân: “Ông
miêu tả cảnh hành dục không như một tội lỗi kiểu “Truyền kỳ mạn lục” mà như
một niềm kiêu hãnh, sung sướng. Cả ở đây con người cá nhân cũng xuất hiện như
một phát hiện lại, đi ngược giáo lý” [33,170]. Trong Mấy vấn đề đặt ra từ hội thảo
khoa học về Nguyễn Gia Thiều và Cung oán ngâm khúc, nhà nghiên cứu Nguyễn
Huệ Chi viết: “Bởi vì cảm hứng nghệ thuật chủ đạo của ông đã cố ý để cho biểu
tượng cung nữ – người lấn át biểu tượng cung nữ – phụ nữ. Nhưng ham muốn nhục
cảm có phần lộ liễu đối với nàng cũng không còn gì là quá đáng, là xa lạ với
những quy phạm nghệ thuật biểu hiện nữ tính, vì chúng nằm trong tâm lý khao khát
nhục cảm vốn có của con người. Cho nên Cung oán ngâm khúc chính là sự giãi bày
tâm trạng của một con người trong mọi cảnh ngộ có thể có về thân phận con
người, cao hơn nữa, nó còn kết tinh được những cảm hứng triết học về nỗi khổ của
đời người.” [7,59]

Một số nhà nghiên cứu, phê bình lại đi ngược lại hướng đánh giá này. Điển
hình là nhà phê bình Đặng Thanh Lê. Tác giả đã phê phán yếu tố nhục cảm như
sau: “Tuy nhiên, Cung oán ngâm khúc vẫn có phần chưa lành mạnh. Tràn đầy khúc
ngâm là một không khí nhục cảm. Cung nữ say sưa nói đến những hạnh phúc của
thời kỳ được sủng ái và chủ yếu là khoái cảm xác thịt với những cảm giác đắm đuối
khó tả (…) Hạnh phúc ở đây phiến diện quá, yêu cầu ấy có mặt chính đáng nhưng
quyết không thể là mặt duy nhất, cao nhất của hạnh phúc yêu đương. Tất nhiên,
tâm trạng của cung nữ phần nào được biểu hiện qua nhân sinh quan hưởng lạc của
giai cấp thống trị và quan hệ giữa cung nữ với vua không phải là quan hệ của tình
yêu mà chỉ là quan hệ nhục dục. Nhưng dù sao, cung nữ cũng khác nàng Kiều
trong trắng kiên quyết bảo vệ mối tình đầu tươi đẹp, khác cả người chinh phụ tuy
rạo rực yêu đương nhưng cũng rất kín đáo, tế nhị”. [43,84-85]
Về Truyện Kiều, Trần Đình Sử đã nêu ra những chi tiết có ý nghĩa khơi gợi
những vấn đề liên quan đến tình dục trong tác phẩm này và qua đó bình luận: “Dù
quan điểm đạo đức trong sáng, nhưng Nguyễn Du không hề vì đức hạnh giáo huấn
khắt khe mà bỏ quên yếu tố tình dục, nó là một đặc điểm của thân phận, thân thể

5


nhân vật, đồng thời cũng là một chất men say của cuộc đời. Chính Nguyễn Du đã
gạt bỏ các chi tiết tình dục dung tục để thêm vào những chi tiết tình dục sinh động
gợi cảm làm cho tác phẩm của ông sống mãi với muôn đời”. Tuy có dung lượng
ngắn, vấn đề tình dục của Truyện Kiều vẫn chưa giải quyết rốt ráo, thế nhưng bài
viết cũng đã khơi mở cho nhiều nhà nghiên cứu có thể đi sâu tìm hiểu cái hay, cái
đẹp của nghệ thuật đan cài yếu tố tình dục trong Truyện Kiều hơn. Phan Ngọc trong
Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng khẳng định tình yêu
trong Truyện Kiều trước hết đó là “tình yêu luôn luôn gắn liền với yếu tố thể xác.
Nó nói đến cái rung cảm của xác thịt và ca ngợi cái rung cảm ấy” [27,205-206].
Với thơ Hồ Xuân Hương thì nổ ra cuộc tranh cãi giữa vấn đề dâm và tục. Có

thể nói, số lượng nhà nghiên cứu tham gia vào chủ đề này nhiều vô số kể, chỉ xin
trích ra một số ý kiến tiêu biểu. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc có cách lý giải yếu tố
tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương khi gắn thơ bà với văn học dân gian: “Trong
một số bài thơ của Xuân Hương quả có yếu tố tục. Điều này cũng không ai chối cãi
được. Trong văn học dân gian, nhất là trong truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh,
chúng ta từng thấy nhân dân lao động dùng cái tục làm phương tiện để đả kích giai
cấp thống trị, những kẻ sống rất tục mà làm ra vẻ sợ cái tục. Hồ Xuân Hương đã
học tập phương pháp đó của văn học dân gian” [32,263]. Đó là ý kiến đồng tình,
ca ngợi những vần thơ Nôm của bà. Ngược lại là sự phản bác, ý kiến phê phán đầu
tiên phải kể đến là nhận xét của nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm: “Suốt tập thơ
của nàng mấy bài là không có ý lả lơi, dầu tả cảnh gì, vịnh vật gì cũng vậy”. Nhìn
chung, vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương là đề tài bàn luận chưa bao giờ
dừng lại và luôn thôi thúc các nhà phê bình tìm hiểu.
Về yếu tố tính dục trong tác phẩm của nhà Nho tài tử, điển hình là Nguyễn
Công Trứ, Dương Khuê, cũng có rất nhiều những ý kiến nghiên cứu, đánh giá thỏa
đáng. Tác giả Trần Ngọc Vương trong cuốn sách Nhà nho tài tử và Văn học Việt
Nam đã chỉ ra ba loại hình nhà nho, hai trong số ba loại hình đó đã xuất hiện từ lâu
trong xã hội Việt Nam, đó là nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật mà mọi người
thường gọi là nhà nho chính thống. Một loại hình khác được sản sinh trong xã hội
Việt Nam vào thế kỉ XVIII trái ngược với đặc điểm của nhà nho chính thống là nhà
nho phi chính thống hay còn gọi là nhà nho tài tử. Họ chính là những con người
tiêu biểu của xã hội mới, đại diện cho những tiếng nói mới, cá tính mới. Với chất

6


“thị tài” và “đa tình” của mình, họ đã thổi một làn gió mới vào trong văn học.
Người đọc nhận ra được sự thay đổi trong suy nghĩ, tư tưởng của những nhà nho
đương thời so với quá khứ, họ đã biết đấu tranh, biết đòi hỏi và phản kháng để tận
hưởng hương vị cuộc sống, của tình yêu và hạnh phúc. Với những phân tích và

nhận định sắc sảo, xác đáng của tác giả, công trình này là một tài liệu tham khảo vô
cùng hữu ích đối với chúng tôi. Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn Viết Ngoạn
về Vấn đề con người cá nhân và cá tính sáng tạo trong sáng tác văn chương
Nguyễn Công Trứ cũng có một phần đánh giá về yếu tố tính dục, hưởng lạc trong
thơ Nguyễn Công Trứ, ông khẳng định: “Nguyễn Công Trứ đã trực tiếp nói đến giá
trị của tình ái với một sự hãnh diện. Cái mới mẻ này của ý thức cá nhân Nguyễn
Công Trứ, chính nhờ yếu tố diễm sắc, diễm tình này. (…) Nguyễn Công Trứ sử
dụng triết lý này để biện hộ cho các hành vi phi Nho, để thế tục hóa, cá thể hóa đời
sống tình ái, đem đến cho nó các giá trị nhân sinh mới, không cần phù phiếm, che
đậy” [26,102-103].
Nhìn chung, chưa có một công trình nào nghiên cứu tổng thể và đặt những
tác phẩm cùng có yếu tố tính dục vào với nhau để phân tích và nhìn nhận trong một
hệ thống. Vì vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài này để có cái nhìn toàn diện
hơn về một giai đoạn văn học với nội dung đầy táo bạo này.
3. Mục đích của đề tài
Nhắc đến văn học thế kỉ XVIII – XIX, nhiều người thường nhắc đến sự lên
ngôi của cái tôi cá nhân với những biểu hiện về tư tưởng, hành động hoàn toàn
khác trước. Họ biết lắng nghe tiếng nói của bản thân mình hơn, chú ý đến những
giá trị thuộc về con người và dám phản kháng lại những thế lực kìm hãm những giá
trị đó. Một trong những biểu hiện cụ thể, có sức thuyết phục trong việc khẳng định
con người cá nhân là yếu tố tính dục. Thông qua luận văn này, chúng tôi mong có
thể nhìn nhận lại sự ảnh hưởng, tác động của yếu tố ấy trong sự xem xét tổng thể
hơn, rộng rãi hơn, ở nhiều tác phẩm hơn để thấy được rằng, yếu tố tính dục không
chỉ manh nha, nhen nhóm ở một vài tác phẩm mà đã trở thành tinh thần chung của
một thời đại văn học sôi nổi và để lại nhiều nguồn cảm hứng cho người đời sau.
Hiện nay, vấn đề tính dục đang là đề tài “hot” trong những tác phẩm văn học.
Các nhà văn, nhà thơ xem nó như một yếu tố của đời sống và không ngần ngại

7



miêu tả, cảm nhận về nó. Thế nhưng giới hạn nào cho việc sử dụng những chi tiết
và mọi thứ liên quan đến nó? Nếu như không đặt ra giới hạn và người cầm bút
không có khả năng, sự nhạy bén nhất định thì ranh giới giữa một tác phẩm khiêu
dâm và một tác phẩm ca ngợi quyền sống bản năng của con người sẽ nhập nhằng.
Vì vậy, truy tìm về những tác phẩm có yếu tố tính dục trong văn học trung đại,
phân tích, đánh giá, nhìn nhận ra những giá trị cốt lõi của chúng, người viết muốn
phần nào thu nhặt được kinh nghiệm của các cây bút thời xưa, thấy được họ đã viết
về nó bằng giọng điệu, ngôn ngữ như thế nào để từ đó có thể có những nhìn nhận,
đánh giá thoả đáng về văn học hiện nay, nhất là những tác phẩm có yếu tố tình dục.
Là một sinh viên sư phạm, người viết muốn nhân cơ hội được nghiên cứu,
tìm tòi về đề tài này để có kiến thức sâu rộng hơn, phục vụ cho công tác giảng dạy.
Có lẽ đã đến lúc, những vấn đề này được đem vào nhà trường một cách thẳng thắn,
công khai hơn. Học sinh hiện nay nhận thức ngày một cao hơn và bản thân chương
trình trong SGK cũng có những đoạn trích liên quan từ các tác phẩm Chinh phụ
ngâm, Cung oán ngâm…, nếu người giáo viên không nói mà lảng tránh, thứ nhất
HS sẽ không hiểu trọn vẹn được tâm trạng của nhân vật, không hiểu được tinh thần,
dụng ý của tác phẩm, thứ hai, GV mất đi cơ hội được thấu hiểu, nhìn nhận thái độ
sống của học trò về vấn đề đã và đang trở nên phổ biến này, từ đó nếu những HS có
suy nghĩ lệch lạc về tính dục, GV không thể kịp thời uốn nắn. Tất nhiên, truyền tải
làm sao để HS vừa yêu thích tác phẩm, vừa không cảm thấy ngại ngùng trong lớp
học, tạo được sự thân mật gần gũi khi trò chuyện về vấn đề này mà không rơi vào
thô tục, người GV cần có bản lĩnh vững vàng và lòng nhiệt huyết với nghề.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nội dung luận văn là tìm hiểu về “Yếu tố tính dục trong văn học thế kỉ XVIII
– XIX”, đây là một giai đoạn sôi nổi của văn học, nhiều nhà thơ nhà văn đã để lại
cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Vì khả năng hạn chế và thời gian hạn hẹp, chúng
tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu những tác phẩm tiêu biểu nhất và đã được đánh giá, công
nhận. Một số tác phẩm khác có yếu tố tính dục chúng tôi chỉ nhắc qua và không đi
vào phân tích kĩ. Sau đây là danh sách các tác phẩm nằm trong phạm vi nghiên cứu

của khóa luận:

8


Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương theo tập Thơ Nôm Hồ Xuân Hương của
Nguyễn Lộc năm 1982
Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều
Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn
Mã thượng mỹ nhân của Ninh Tốn, Ngã Ba Hạc phú của Nguyễn Bá Lân, Cung
oán thi của Nguyễn Thị Ngọc Vinh, Mẹ ơi con muốn lấy chồng của Lê Quý Đôn
(?), Xem cờ để mãnh phú của Nguyễn Hổ Trừu, Lẳng lơ phú của Phan Văn Ái, Bích
câu kì ngộ, Việt Nam kỳ phùng sự lục,…
Một số bài thơ của Dương Khuê, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến
Một số truyện thơ Nôm: Truyện Kiều, Song Tinh Bất Dạ, Bạch Viên tân truyện,
Phù Dung tân truyện, Phạm Tải Ngọc Hoa, Nữ tú tài, Trinh Thử, Truyện Từ Thức,
Hoàng Trừu, Phạm Công Cúc Hoa…
Đồng thời chúng tôi mạn phép tham khảo những công trình nghiên cứu từ trước tới
nay có liên quan đến vấn đề tính dục trong văn học trung đại thế kỉ XVIII – XIX.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi vận dụng một số phương pháp chủ yếu
sau:
- Hướng tiếp cận thi pháp học: đi vào tìm hiểu yếu tố tính dục trong các tác phẩm
thông qua các biện pháp tu từ, hình tượng,…
- Phương pháp lịch sử xã hội: dựa vào bối cảnh xã hội đương thời và những ảnh
hưởng của văn hóa truyền thống đến tư tưởng tác giả để phân tích giá trị của yếu tố
tính dục trong tác phẩm đó
- Phương pháp so sánh: đặt các tác phẩm có chứa yếu tố tính dục trong tương quan
so sánh để làm nổi bật tình hình nền văn học đương thời cũng như làm nổi bật tác
phẩm cần phân tích.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Đi sâu vào phân tích từng tác phẩm cụ thể, đưa
ra nhận định chung về các tác phẩm có cùng chủ đề, đề tài, từ đó làm sáng tỏ vấn
đề.
9


6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn triển khai nội dung chính trong 3 chương
sau:
Chương 1: Tính dục trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX - Những vấn đề
chung
Chương 2: Yếu tố tính dục trong văn học giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX xét về mặt
nội dung
Chương 3: Yếu tố tính dục trong văn học giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX xét về mặt
nghệ thuật

10


Chương 1:
TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỈ XVIII – XIX
- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.
Tính dục và những khái niệm liên quan
1.1.1.
Khái niệm tính dục
Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa về tính dục như sau:
“Tính dục là đòi hỏi sinh lí về quan hệ tính giao” [30,1278].
Từ điển Đào Duy Anh truy từ nguồn gốc âm Hán Việt của từ tính dục và ông
định nghĩa như sau. Trước hết “tính 性: Cái nguyên-lý sở dĩ sinh ra người – Cái

bản-nguyên về tinh-thần của người – Bản-chất của người – Bản-chất của người
hoặc của vật” [2,706]. Vì vậy, “tính dục 性 欲: Phần tình-dục ở trong tính người –
Nhục-dục ở trong khoảng trai gái (désirs sexuels)” [2,706]
Theo Bùi Ngọc Oánh, “tính dục là toàn bộ những đặc điểm sinh lí cơ thể về
giới tính, được hình thành và phát triển bởi hoạt động của hệ cơ quan sinh dục”
[29,58]. “Tính dục của con người là một hiện tượng sinh vật – xã hội phức tạp, là
sản phẩm của quá trình tác động giữa các yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội. Đời
sống tính dục của con người rất phức tạp, do hoạt động của hệ cơ quan sinh dục
tạo ra, bao gồm nhiều biểu hiện như: sự dậy thì, hiện tượng kinh nguyệt, sự sinh
nở… Trong đó, tình dục chỉ là một hiện tượng của đời sống tính dục nhưng là hiện
tượng rất điển hình, có ý nghĩa lớn đối với nhân cách con người và được nhiều
người quan tâm” [29,58].
Như vậy, tính dục là thuật ngữ dùng để chỉ một yếu tố thuộc về bản năng, sự
đòi hỏi tính dục thuộc về tâm sinh lý của con người. Bên cạnh đó, tính dục còn gắn
liền với phẩm chất, nhân cách, những yếu tố bên trong hoạt động tâm lý của con
người và được thể hiện ra bên ngoài thông qua hành vi ứng xử. Do đó, trong văn
học, nhắc đến tính dục cũng là nói đến những hoạt động tình dục, những yếu tố
thuộc về cơ quan sinh lí của con người đi kèm là những phẩm chất, trạng thái tâm lí
của có ý nghĩa xã hội nhất định, không chỉ đơn thuần là những khao khát xác thịt
tầm thường.

11


Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, ta thử so sánh với một khái niệm cùng
trường nghĩa với tính dục là tình dục.
1.1.2.
Phân biệt tính dục với tình dục
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: Tình dục “sự ham muốn thú nhục
dục” [30,1275]. “Nhục dục” là “lòng ham muốn về xác thịt” thiên về ý nghĩa bản

năng sinh vật của con người, là sự khao khát thỏa mãn nhu cầu tình dục.
Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, “tình 情: Những mối trong lòng vì
cảm xúc mà phát động ra ngoài, như mừng, giận, v.v…” [2,705]. Suy ra “Tình dục
情 欲: Mối ham muốn ở trong lòng người (désir)” [2,705]
Rõ ràng, ở Việt Nam, tính dục và tình dục là hai phạm trù khác nhau, nhưng
bản thân tính dục lại bao hàm cả tình dục. Nếu tính dục mang trong nó nhiều ý
nghĩa về giá trị con người thì tình dục lại thể hiện duy nhất một khía cạnh thuộc về
bản năng cốt lõi là những khao khát được giao cảm, giao tình của con người. Tuy
vậy, không thể phủ nhận được vai trò của tình dục trong đời sống như tác giả Bùi
Ngọc Oánh có đề cập.
Từ việc phân biệt tính dục và tình dục, chúng tôi nhận thấy những yếu tố
xuất hiện trong các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII – XIX có thể
được gọi là yếu tố tính dục. Bởi lẽ nó không hề gợi lên ở người đọc khao khát nhục
cảm tầm thường mà nó chuyển tải những ý nghĩa quan trọng về nhân sinh, về con
người, về xã hội, nó phát ngôn cho những tư tưởng tiến bộ, dân chủ lần đầu tiên
vang lên một cách ào ạt, vũ bão trong suốt tiến trình phát triển của văn học Việt
Nam.
1.1.3.
Ý nghĩa của vấn đề tính dục đối với đời sống – văn hóa – xã hội
Nhu cầu tính dục là một nhu cầu sinh lý tất yếu không thể thiếu của sinh vật
cũng như con người. Đối với loài người, tính dục không chỉ có ý nghĩa duy trì nòi
giống mà còn tạo sự khoái cảm và hưng phấn, tạo sự đam mê. Nhưng từ khi hình
thành nên những nền văn hoá, tính dục của con người cũng gắn liền với những
quan niệm: xem chuyện tình dục là chuyện tục, những gì khơi gợi nhục dục trong
con người là khiêu dâm, là xấu xa cần loại bỏ, xem dục tính của con người là căn
nguyên của mọi tội lỗi. Trong quá trình phát triển và tiến bộ của loài người, con

12



người đã dồn nén sự khát dục trong bản thân mình, đẩy lùi nó vào miền vô thức và
tiềm thức.
Trong con người bao gồm hai phần không bao giờ tách biệt nhau là phần
CON và phẩn NGƯỜI. Điều đó chứng tỏ rằng, con người không chỉ là một sinh vật
sống cô lập, sống một cách bản năng mà con người chính là sự “tổng hòa những
mối quan hệ xã hội” (Mác). Con người cần phải được giao lưu, tiếp xúc với mọi
người, với xã hội. Thế giới của con người là thế giới của những mối quan hệ chằng
chịt, chồng chéo và gắn kết với nhau. Vì vậy, con người không thể nào chối bỏ
những mối quan hệ tương tác, nhất là quan hệ giới tính. Không một ai có thể và
cũng không được phép ngăn chặn, cấm đoán nó. Bởi vì không chỉ có ý nghĩa trong
đời sống sinh hoạt hằng ngày, sức khỏe, sinh lý của con người mà nó còn có ý
nghĩa xã hội, là điều kiện để duy trì giống nòi và duy trì thế giới loài người khỏi sự
diệt vong.
Hoạt động tính dục là một trong những hoạt động chịu sự chi phối mạnh mẽ
của bản năng nhưng cũng lại là một trong những hoạt động thể hiện tính người
nhất. Khác với động vật, con người là một thực thể văn hoá xã hội, vì vậy hoạt
động tính dục cũng mang tính văn hoá. Văn hóa điều tiết các hành vi tính dục và
các hình thức tác động qua lại giữa các các cặp đôi. Và cũng chính văn hoá đã lập
những rào cản đẩy tình dục vào phạm vi cấm đoán. Các hình thức tín ngưỡng lớn
như Thiên Chúa giáo, Phật giáo… đều phổ biến quan niệm diệt dục và xem tình
dục là một hoạt động tội lỗi. Hồi giáo cũng áp đặt những quy định khắt khe để
chống đối lại sự gợi cảm của người phụ nữ: phụ nữ phải che kín toàn thân, không
được để lộ bất kì một phần thân thể nào (kể cả chân và tay) trước mặt đàn ông.
Ở Việt Nam, tính dục có lẽ vẫn còn là vấn đề cấm kị với nhiều người bởi dân
tộc ta đã trải qua cả một thời kì trung đại chịu sự ảnh hưởng và chi phối bởi những
tư tưởng bảo thủ, khắt khe của chế độ phong kiến. Nhưng gần đây, với sự phát triển
của công nghệ thông tin và sự giao lưu, mở cửa với thế giới, tư tưởng của nhân dân
ta về vấn đề này có phần thoáng hơn, họ hiểu được rằng nó cũng là một yếu tố đáng
được xem trọng và lưu tâm. Văn hóa tính dục cũng được trao đổi một cách cởi mở
hơn, cốt để nâng cao giá trị sống cho con người.


13


1.2.
Nguyên nhân xuất hiện yếu tố tính dục trong văn học thế kỉ XVIII
- XIX
1.2.1.
Bối cảnh chính trị, lịch sử, xã hội, văn hóa
Thế kỉ XVIII – XIX là giai đoạn lịch sử suy thoái trầm trọng của giai cấp
phong kiến. Sự sa sút diễn ra trên mọi mặt của đời sống từ kinh tế, chính trị đến văn
hóa xã hội. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam, giai cấp thống trị lại bất lực và
bộc lộ những yếu kém nghiêm trọng như giai đoạn này. Chính sự trì trệ vốn đã
manh nha từ thế kỉ XVI đó đã đưa đất nước đến bờ vực của sự suy vong, đưa người
dân vào bước đường khổ sở. Có thể thấy, đất nước thời bấy giờ loạn lạc, chiến
tranh liên miên, hàng loạt các sự kiện đau lòng diễn ra ở khắp hang cùng ngõ hẻm,
trong đó có ba sự kiện chính cần lưu tâm. Thứ nhất là sự sụp đổ của một thời đại
phong kiến huy hoàng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống nhân dân. Thứ hai là những
cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra như vũ bão, đất nước trở nên hoang tàn bởi binh
đao khói lửa, đặc biệt, khởi nghĩa Tây Sơn của Quang Trung Nguyễn Huệ trước bè
lũ tay sai là một dấu son vẻ vang trong phong trào nông dân quật khởi và kiên
cường. Thứ ba là sự phát triển của kinh tế hàng hóa cũng như sự xuất hiện của tầng
lớp thị dân, thợ thủ công và thương nhân mang theo luồng gió mới về tư tưởng, tác
động trực tiếp đến suy nghĩ và tình cảm của nhân dân.
Chế độ phong kiến Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử. Giai
đoạn thế kỉ XVIII là một dấu mốc, là tiền đề cho sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ
phong kiến ở thế kỉ sau. Có thể hình dung, chính quyền thống trị mục ruỗng thối
nát, tất yếu kéo theo những hệ lụy không chỉ trên một lĩnh vực mà trên khắp các
mặt của đời sống. Người dân kêu ca oán thán khắp mọi nơi, bộ mặt đất nước thảm
hại, đời sống con người lao đao khốn đốn, tình hình không khác gì đất nước bị

chiếm đóng bởi giặc ngoại xâm…
Về mặt chính trị, những mâu thuẫn chất chứa từ lâu nay bùng phát dữ dội,
đất nước tuy đã không còn những cuộc nội chiến song tình trạng chia cắt Đàng
Trong – Đàng Ngoài vẫn tiếp diễn, Đàng Ngoài vẫn tồn tại song song vua và chúa.
Sau khi kết thúc cuộc nội chiến với nhà Nguyễn (1672), chúa Trịnh trở thành đại
diện của giai cấp thống trị tối cao lúc bấy giờ. Tuy nhiên, chúa Trịnh đã không làm
tròn bổn phận và trách nhiệm của những người đứng đầu nhà nước. Bắt đầu từ thời
của Trịnh Cương (1709), Trịnh Giang (1729), đất nước ngày càng rơi vào tình

14


trạng thảm hại do sự ăn chơi sa đọa và bất tài trong việc điều hành chính sự của
những con người xa xỉ, chỉ biết hưởng thụ. “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, chúa
Trịnh suy vi kéo theo bộ máy nhà nước “từ trung ương đến xã thôn đều trở nên hủ
hóa, đồi trụy nghiêm trọng” [20,194]. Ở địa phương, bọn quan lại mặc sức vơ vét,
bóc lột nhân dân bằng thuế khóa nặng nề, thậm chí việc tham ô, bóc lột còn được
tiến hành một cách công khai. Việc mua quan bán chức diễn ra thường xuyên. Bọn
cường hào địa chủ ở xã thôn lợi dụng tình hình ức hiếp dân nghèo bằng những thủ
đoạn tàn độc: “Với uy quyền và lòng gian ác quỷ quyệt, bọn chúng tự do vu oan giá
họa, đổi trắng thành đen, làm cho đời sống của những người nông dân nghèo khổ
lâm vào một tình trạng vô cùng bấp bênh, bị uy hiếp thường xuyên”. [20,196]
Không chỉ Đàng Ngoài mà chính quyền phong kiến của Đàng Trong cũng không
kém hủ bại, chúng ăn chơi, hưởng thụ trên mồ hôi nước mắt của người nhân dân
cùng khổ, “nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ
dùng toàn bằng đồng bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc (…), yên ngựa dây
cương đều nạm vàng bạc, áo quần là lượt, nệm hoa chiếu mây, (…) [Họ] coi vàng
bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng”. [20,245]. Từ bộ máy chính
quyền như vậy, nền kinh tế nông nghiệp lâm vào khủng hoảng kéo dài.
Kinh tế nông nghiệp bị kìm hãm trầm trọng. Do bị tước đoạt, chiếm giữ

ruộng đất một cách quá mức, thu tô thuế vượt trội của bọn địa chủ, cường hào,
người nông dân lâm vào cảnh tan hoang, phải bỏ xứ vì trắng tay. Nhà nước bỏ bê
đê điều, tình trạng lũ lụt hạn hán diễn ra thường xuyên, đất nước tán loạn…
“1705 hoàng trùng, mất mùa, giá lúa lên cao vọt, một đấu lúa đến một quan năm
tiền, trong lúc bình thường như năm 1677, một đấu lúa chỉ giá 3 tiền”
“Mùa đông năm 1774, cả xứ Thuận hóa lâm vào một nạn đói lớn, 1 hợp gạo giá
đến 1 tiền, người chết đói rất nhiều và thậm chí người ta phải ăn thịt lẫn nhau”
[20,256]
“…Vào khoảng năm Giáp Thìn (1724) xét biên, trong dân gian, ai có nghề nghiệp
gì là chiếu bổ thuế thổ sản. Vì sự trưng thu quá mức, vật lực kiệt không thể nộp nổi
đến nỗi người ta thành ra bần cùng mà phải bỏ nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn
sống mà phải chặt cây sơn, có người vì thuế vải lụa mà phải phá khung cửi (…)
Làng xóm náo động…”

15


Trước tình hình đó, hàng loạt phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra, khắp cả
Đàng trong và Đàng ngoài. Nông dân bần cùng hợp lực cùng nhau tiêu diệt chế độ
đã lỗi thời, thế nhưng những phong trào ấy tự phát và không có đường lối đúng
đắn, dẫn đến thất bại thảm hại. Thế nhưng kết tinh sức mạnh, lực lượng, ý chí chiến
đấu của tất cả các cuộc khởi nghĩa ấy, phong trào nổi dậy của anh em Tây Sơn đã
tạo một bước đệm mới cho sự ra đời của một triều đại tiến bộ, làm cho đất nước
được thống nhất sau gần 200 năm bị chia cắt, đập tan hai đội quân xâm lược Xiêm
ở Đàng Trong và Thanh ở Đàng Ngoài… Tuy triều đại Tây Sơn đã thực hiện nhiều
đường lối mới đưa đất nước khôi phục và phát triển, song vì “đi vào con đường
phong kiến hóa” [23,15] nên cũng sớm bị Nguyễn Ánh khuất phục. Nguyễn Ánh
bằng sự “viện trợ về quân sự của bọn tư bản nước ngoài” [23,15] đã thành lập nên
triều đại nhà Nguyễn “chuyên chế và phản động nhất trong lịch sử” [23,15]. Vì
vậy, sang đến thế kỉ XIX, triều đình phong kiến lại tiếp tục tuột dốc không phanh.

Sang đến thế kỉ XIX, tình hình chính trị nhà Nguyễn cũng u ám, xám xịt.
Chính trị thối nát, vua chúa ăn chơi sa đọa, xây lăng tẩm tốn kém tiền của, bổng lộc
triều đình ban phát cho những người trong cung vua một cách phung phí, làng xã
hoành hành nạn cường hào ác bá, đời sống nhân dân đói khổ. “Công lý là một món
hàng mua bán, kẻ giàu có thể công khai sát hại người nghèo vì tin chắc rằng, với
tiền, lẽ phải là về tay chúng” [20,485]. Hơn nữa, nền kinh tế nông nghiệp, công
thương nghiệp cũng kiệt quệ, các mặt của đời sống không được chăm lo đúng mức
dẫn đến suy sụp, thụt lùi so với những tiến bộ, cải cách mà Quang Trung đã thực
hiện trước đó. Nhìn chung, nhà Nguyễn đã từng bước lao xuống vực thẳm cho đến
1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược đã chính thức đánh dấu sự suy bại vô
phương cứu chữa của triều đình phong kiến.
Bức tranh xã hội phong kiến thế kỉ XVIII – XIX thực sự là một bức tranh ảm
đạm, úa màu sau thời kì vàng son rực rỡ. Sự xuống cấp của đời sống bởi những tác
động tiêu cực từ vua chúa, quan lại, từ sự hủ bại của giai cấp lãnh đạo đã dẫn chế
độ phong kiến tồn tại 10 thế kỉ thực sự phá sản. Sống trong không khí của một xã
hội tai ương, nhũng nhiễu, ngột ngạt, xám xịt bởi khói lửa chiến tranh nổ ra từ
những phong trào nông dân khởi nghĩa, cộng thêm sự xâm nhập của nền kinh tế
hàng hóa, của những con người thị dân đã nảy sinh một thế hệ nhà thơ dám cất lên
tiếng nói mới, tiếng nói đại diện cho tầng lớp nhân dân lao khổ. Văn học giai đoạn

16


này vì thế sôi nổi và dân chủ hơn. Văn học đã thực hiện được nhiệm vụ là người
thư kí thời đại của mình, đã nói lên được nỗi đau của người dân trong cảnh loạn lạc
của đất nước. Đồng thời sự suy vi của những giá trị cố hữu bảo thủ kéo theo bởi sự
sụp đổ của chế độ phong kiến đã hình thành trong văn học những chủ đề đề tài mới
mẻ, thiết thân với đời sống cá nhân. Tuy còn nằm trong khuôn khổ của văn học
phong kiến ở một số khía cạnh, song so với những giai đoạn trước, văn học thời kì
này đã mở ra nhiều hướng mới về nội dung và nghệ thuật. Con người với những

quyền sống cơ bản được chú trọng, không bị gò bó, rập khuôn vào những quy
chuẩn đạo đức phong kiến. Họ có tiếng nói cá nhân, tiếng nói ý thức phản kháng,
tiếng nói tình yêu thiết tha và tiếng nói ái tình mang yếu tố dục tính cũng được
chuyển tải trong các sáng tác đương thời. Như vậy, đúng như lời Mác nói: “Đối với
nghệ thuật có những thời kì phồn vinh nhất định, tuyệt nhiên không có quan hệ gì
với sự phát triển chung của xã hội cả, và do đó cũng tuyệt nhiên không có quan hệ
gì với cơ sở vật chất, với cái cốt cách của xã hội, nếu có thể nói như thế được”.
[23,16]
1.2.2.
Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người
Như phần trên đã đề cập, đời sống con người lâm vào trạng thái khủng
hoảng, văn học phát triển trong một môi trường đầy biến động như thế, vì vậy “đặc
trưng cơ bản có tính lịch sử của nó là sự khám phá ra con người và khẳng định
những giá trị chân chính của con người” [23,73]. Con người thời kì này được nhìn
nhận dưới góc độ khác, khía cạnh khác, được soi chiếu bằng một lăng kính khác
mới mẻ và nhân văn. Con người được nhìn một cách trực diện vào chính cái phần
sâu cốt lõi ẩn bên trong: đó là những khát vọng, suy tư, trăn trở, những ao ước đời
thường, những niềm hạnh phúc trần tục… Và vì thế, con người bản ngã với đời
sống tính dục được chú ý hơn trong giai đoạn này. Nhìn lại một chặng đường phát
triển của văn học với những thay đổi trong quan điểm về con người, có thể nhận
thấy thế kỉ XVIII – XIX là giai đoạn tiến bộ nhất. GS Trần Đình Sử nhận định:
“Chưa bao giờ con người trong văn học lại buông thả, công khai như thế!”
[34,221].
So sánh với những thế kỉ trước, người đọc dễ dàng nhận ra sự biến đổi về
cách thức xây dựng hình tượng con người trong thế kỉ XVIII – XIX. Chịu ảnh
hưởng sâu sắc của quan niệm Nho giáo, con người trung đại là những con người

17



của dân tộc, đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, cái ta nhấn chìm cái tôi trong mỗi
con người. Con người được đề cao là những con người thoát tục, những kẻ sĩ kiên
trung, đầu đội trời chân đạp đất. Đó là những hình tượng “nặng mùi đạo mà nhẹ
mùi đời” [34,218]. Con người bị hòa lẫn vào trong cộng đồng, bản ngã không có cơ
hội bộc phát một cách rõ nét. Vì vậy, cả một giai đoạn văn học trước thế kỉ XVIII,
yếu tố cá nhân hầu như không phải là đặc điểm rõ nét trong văn học, chỉ đặc biệt là
thế kỉ XVI, con người cá nhân mới được bộc phát song cũng chỉ mới manh nha,
nhìn chung chưa mạnh mẽ và còn ở trong vòng cấm cung.
Phải đến thế kỉ XVIII, khi vấn đề vận mệnh dân tộc không còn là yêu cầu
bức thiết nữa, mà vấn đề chính là vận mệnh nhân dân, là số phận con người, số
phận cá nhân thì con người mới được thức tỉnh. Giai đoạn này con người luôn sống
trong tâm trạng lo âu, phấp phỏng, sầu buồn, họ chìm trong triền miên đau khổ bởi
nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân sâu xa là các thế lực thống trị. Chính vì vậy
chưa bao giờ hình tượng con người cá nhân xuất hiện trong văn học nhiều như thế.
Trong giai đoạn nhà nước phong kiến trượt dài trên cái dốc suy thoái, con người cá
nhân với ý thức cá tính, tài năng với nhu cầu tự khẳng định và khát vọng mãnh liệt
về tự do, tình yêu, hạnh phúc lại là hình tượng trung tâm của các tác phẩm chứa
đựng tinh thần nhân văn cao cả. Sự chuyển biến từ chỗ đặc biệt quan tâm đến hình
tượng con người công dân đến chỗ đặc biệt quan tâm đến hình tượng con người cá
nhân thể hiện rõ nét phong trào phục hưng của văn học Việt Nam giai đoạn này.
1.3.
Yếu tố tính dục trong chiều dài lịch sử văn học Việt Nam
1.3.1.
Bức tranh toàn cảnh về vấn đề tính dục trước và sau thế kỉ XVIII XIX
1.3.1.1. Yếu tố tính dục trong văn học dân gian
“Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động,
ra đời từ thời công xã nguyên thủy, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các
chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại ngày nay” [19,7]. Chính vì
văn học dân gian là sản phẩm của đời sống, chiết tinh từ những mặt gần gũi thân
thuộc của đời sống qua cách cảm, cách nghĩ của nhân dân lao động nên văn học

dân gian Việt Nam còn được gọi là văn chương bình dân. Chất bình dân bộc lộ rõ
nét qua việc nhân dân đã dám thẳng thắn, trực diện chia sẻ, bày tỏ những khía cạnh
kín đáo của đời sống tình yêu hôn nhân. Yếu tố tính dục trong văn học dân gian
18


không chỉ là sự phơi bày một cách khéo léo cảnh tình yêu trong đời sống vợ chồng
mà còn nói đến bộ phận sinh thực khí hay khao khát ái ân của đôi lứa yêu nhau
bằng một cách tiếp cận mới lạ, vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Những vấn đề có tính
chất tế nhị ấy thể hiện rải rác trong các loại hình tục ngữ, ca dao, câu đố, truyện
cười… Mỗi loại hình có một cách tiếp cận vấn đề khác nhau và thể hiện những nội
dung khác nhau. Nhưng suy cho cùng, loại hình văn học dân gian nào cũng đều
đem đến một góc nhìn về tính dục vô cùng sáng tạo qua thứ ngôn ngữ bình dân mà
có sức mạnh lạ kì. Đọc những câu đố tục giảng thanh, ca dao dân ca hay tục ngữ
chứa đựng yếu tố tính dục mới thấy được hết khả năng liên tưởng, tính sáng tạo và
chất sống dào dạt của nhân dân ta, trong một giai đoạn bị cấm đoán nghiêm ngặt
của xã hội xưa.
Nếu như trong tục ngữ, số lượng câu nói về vấn đề tình dục khá ít ỏi, “trong
số 2.536 câu tục ngữ của quyển Tục ngữ Việt Nam (…) tìm thấy khoảng 20 câu
trong 191 câu thuộc chủ đề nòi giống, con trai – con gái, hôn nhân – vợ chồng có
nội dung liên quan vấn đề tính dục” [4,42] thì trong ca dao, câu đố tục giảng thanh,
số lượng này tăng lên đáng kể.
Ca dao trữ tình chuyển tải vấn đề này thật khéo léo biết bao
Trong khi lửa tắt cơm sôi
Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem
Kiểu câu đố tục giảng thanh có liên quan đến tính dục chiếm số lượng không
phải là ít:
Một người nằm một người ngồi
Đút vào sướng lắm em ơi
Rút ra đánh choạch, miệng cười toét toe. (Mẹ cho con bú)

Hay:
Ông nằm dưới trỏ ngóc lên. Bà nằm trên rên hừ hừ (Là cái gì?)
Hay hình ảnh Thị Mầu trong chèo cổ ẩn chứa những khao khát tính dục trong
những câu hát, điệu múa sôi nổi:

19


×