Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Xuân diệu tác giả và tác phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.3 KB, 43 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Thạch Lam từng viết: "Nhà thơ tài năng, là nhà thơ muốn cảm
nhận mọi vẻ đẹp man mác của thời đại" ( này ko nhớ rõ nha).
Nhà thơ đôi khi cũng giống như một người họa sĩ, anh tạo nên
một thế giới bay bổng đẹp đẽ, cũng đôi khi khắc nghiệt lầm
than, chỉ khác, thế giới của nhà thơ, được tạo nên bằng vẻ đẹp
của ngôn từ, của tài năng nghệ thuật, của tâm hồn bay bổng
đầy chất thi ca luôn khao khát được cảm nhận mọi góc cạnh
dù là bé nhỏ của cuộc sống. Xuân Diệu cũng không ngoại lệ,
ở con người tài năng ấy luôn tỏa ra một thứ ánh sáng rất kì lạ ánh sáng của tình yêu. Dường như ông yêu mọi góc cạnh của
cuộc đời, ông tin vào vẻ đẹp tươi sáng của cuộc đời, của thiên
nhiên đất trời, nhưng lại không huyễn hoặc sự thật bằng trí
tưởng tượng cao xa của một nhà thơ. Thế giới riêng của Xuân
Diệu rất đẹp, vẻ đẹp của nắng, của gió, của tiếng chim ca, và
trên cả là vẻ đẹp của khát khao làm chủ và muốn vươn lên, có
xen chút "vội vàng", cả chút luyến tiếc, nhớ mong .... Còn chờ
gì mà không cùng tôi. Và chúng ta cùng khám phá thế giới "
Vội vàng" của Xuân Diệu...

1


TÊN CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 4

Phạm Thị Thảo Linh
Phạm Thanh Thảo
Mai Phương Vy
Đinh Hoàng Bảo Vy

2



MỤC LỤC

1)

Tiểu sử tác giả

2)

Hoạt động văn chương

a) Hoạt động sáng tác
b) Phong cách sáng tác
c) Tác phẩm tiêu biểu
_Đây mùa thu tới
_Mũi Cà Mau
_Nguyệt Cầm
3)

Tác phẩm nghiên cứu

a) Đặc sắc nội dung
b) Đặc sắc nghệ thuật
c) Ý kiến đánh giá
d) Tài liệu tham khảo

3


TIỂU SỬ

Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo
Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại GÒ Bồi thôn Tùng Giản, xã Phước
Hòa, huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà
Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm
viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là
thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938-1940. Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 và
làm tham tá hương chánh ở Mỹ Tho một thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội.
Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờNgày Nay và Tiên Phong.
Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo
Việt Nam.
Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà
thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh), "ông
hoàng của thơ tình".
Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ
soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này:Thơ thơ
(1938),Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca
(1945).
Hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió được giới văn học xem như là hai kiệt tác của
ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và
đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca
ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến
đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát
khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà
triết lý nhân sinh. (Huy Cận, tháng 4 năm 2000)
Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh, đảng viên Việt Nam Dân chủ
Đảng, sau tham gia Đảng Cộng sản. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong
Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác
trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.
Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt

Nam.
Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng,
một "dòng thơ công dân". Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có
giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là:
Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1954),Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu
(1983).
4


Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài
thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký,
tiểu luận, phê bình văn học.
Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc Hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ
thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.
Ông đã được truy tặng Giai thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội, và cũng được đặt cho một trường
trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và một trường THCS tại
huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tại thành phố Đồng Hới , Quảng Bình có con đường
mang tên Xuân Diệu ở phường Nam Lý. Nhà tưởng niệm và nhà thờ ông ở làng Trảo
Nha, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Bên cạnh đường lên Ngã Ba Đồng
Lộc).

HOẠT ĐỘNG SÁNG TÁC
1-Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám :
Cảm hứng về tình yêu là cảm hứng nổi bật trong thơ Xuân Diệu. Với ông, tình yêu đã
trở thành lẽ sống, “làm sao sống được mà không yêu”, mặc dầu ông cảm nhận :“ Yêu
là chết ở trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà chắc được yêu”. Bởi thế, ông luôn có
tâm trạng Vội vàng, Giục giã . Ông sợ thời gian, ông muốn vũ trụ như ngường xoay
chuyển:
Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt nắng
Tôi muốn buộc nắng lạị
Cho hương đừng bay đi.
(Vội vàng)
hay là:
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ
Em em ơi, tình non sắp già rồi
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.
(Giục giã)
Tình yêu được Xuân Diệu diễn tả với nhiều cung bậc, từ Gặp gỡ rồi Yêu, cho đến khi
Xa cách , Biệt li êm ái và với những tâm trạng và hành động khác nhau: Có khi là sự
“dại khờ”, “mời yêu” hay “ngẩn ngơ”, “nhớ mông lung”,“sầu”, … Cũng có khi “ rạo
rực” khát vọng :
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm .
5


Xuân Diệu đã thể hiện được một tình yêu đích thực, không e ấp ngượng ngùng khi
bày tỏ tình yêu. Ông muốn tạo nên một không gian thấm đẫm tình yêu để gửi gắm
niềm khao khát về tình yêu vô biên và tuyệt đích :
Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ
Phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần
Phải mặn nồng cho mãi mãi đem xuân
Đem chim bướm thả trong vườn tình ái.
(Phải nói)
Dẫu tình yêu có nồng cháy, mãnh liệt nhưng nó vẫn không được cuộc đời đón nhận,
khiến “cái tôi” phải cầu xin:
Mở miệng nàng....và hãy nói yêu tôi

Dầu chỉ là trong một phút mà thôi!...
(Mời yêu)
Càng yêu cuộc đời bao nhiêu, Xuân Diệu càng tự đày ải trái tim của mình và
càng thất vọng bấy nhiêu… Điều đó đã tạo nên sự “cô đơn muôn lần muôn thuở cô
đơn” cho nhà thơ. Đặc biệt, có khi “ cái tôi” đã lên đến đỉnh cao của sự cô đơn, nhỏ
nhen, tầm thường:
Ta là Một, là Riêng là thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta !
(Hy Mã Lạp Sơn)
“Cái tôi” gục xuống, sợ hãi, thốt lên lời rên rỉ trước cuộc đời thờ ơ, lạnh nhạt, hay đau
đớn van xin : “Chớ đạp hồn em”, “Chớ để riêng em phải gặp lòng em” và rơi vào tâm
trạng tuyệt vọng :
Xao xác tiếng gà, trăng ngà lạnh buốt
Mắt run mờ, kỉ nữ thấy trăng trôi
Du khách đi, du khách đã đi rồi .
(Lời kĩ nữ)
Cũng vì thế, tình yêu trong thơ Xuân Diệu gắn liền với nỗi cô đơn và sự hoài nghi.
Ngay cả khi “ được yêu” nhưng “ cái tôi” vẫn lo sợ vì cảm nhận sự biệt li, tan vỡ đang
dần đến. Cho dù cùng người yêu dạo bước dưới ánh trăng “cái tôi” vẫn cảm thấy:
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá
Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ.
(Trăng)
hay là:
Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ
6


Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết
Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt
Những vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài…”

( Giục giã)
Có thể nói, tình yêu trong thơ Xuân Diệu thời kì này rất nồng cháy, “vô biên” để rồi
rơi vào bi kịch của một trái tim hiến dâng nhầm chỗ và “say khướt đau thương”
Về nghệ thuật: Xuân Diệu cảm nhận cuộc sống bằng nhiều giác quan mà đặc biệt là
cảm giác ( Thơ duyên, Vội vàng, Nhị hồ,… ). Ông sử dụng ngôn ngữ thơ rất sáng tạo,
và luôn có sự tìm tòi mới mẻ, độc đáo nhằm tạo nên sức gợi tả, truyền cảm mạnh mẽ
cho thơ (Đây mùa thu tới, Khi chiều giăng lưới, Vội vàng). Xuân Diệu đã sử dụng
thành công sự tương quan giữa các màu sắc, âm thanh nhịp điệu để tạo nên âm hưởng
trong thơ ( Nguyệt cầm, Thơ duyên,… ).
Tóm lại: Thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám biểu hiện rõ tấm
lòng của một con người nặng tình với đời song bế tắc. Tình yêu nam nữ trong thơ
Xuân Diệu thời kì này được diễn tả với tất cả cung bậc của nó qua những vần thơ
uyển chuyển giàu âm thanh, màu sắc, hình ảnh…, để lại âm vang mạnh mẽ trong lòng
người đọc.

Thơ Xuân Diệu sau Cách mạng tháng Tám:
1- Thời kì đầu sau Cách mạng tháng Tám:
Xuân Diệu hướng về cuộc sống cách mạng của dân tộc , tự hào, phấn khởi trước sự
thành công của Cách mạng tháng Tám. Ông bộc lộ khát vọng “Mở lòng ra ôm đón lấy
sao vàng” và “Đi theo tiếng gọi nước non thiêng”.
Thơ ông ở thời điểm này thể hiện cảm xúc mạnh mẽ trước hiện thực cuộc sống cách
mạng với ý thức, trách nhiệm của một công dân đối với Tổ quốc. Lần đầu tiên viết về
cách mạng, Xuân Diệu đã có được những vần thơ trong sáng, yêu đời. Điều đó được
biểu hiện rõ ở Ngọn quốc kì (1945) và Hội nghị non sông (1946). Ý nghĩa thiêng
liêng của lá cờ đỏ sao vàng được nhà thơ cảm nhận :
Cờ như mắt mở thức thâu canh
Như lửa đốt hòai trên chót đỉnh.
Cờ như nắng mãi ấm luôn luôn,
Sưởi khắp lòng ai nghe vắng lạnh.
Sớm hôm canh giữ lấy hồn thiêng,

Bay mãi trên trời, treo sứ mệnh.
(Ngọn Quốc kì)

7


Có thể nói, so với nhiều nhà thơ khác, thơ Xuân Diệu ra đời kịp thời, mang tính thời
sự nhưng cũng giàu chất lãng mạn. Âm hưởng hùng tráng, đằm thắm thiếr tha toát lên
từ tác phẩm của ông đã góp phần tạo nên sức cuốn hút, cổ vũ mạnh mẽ bạn đọc nhanh
chóng vững lòng tin đến với đời sống cách mạng.

2- Thời kì kháng chiến chống Pháp
Xuân Diệu hăng hái tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, gắn bó với cuộc sống
nhân dân. Càng ngày ông càng hiểu hơn về những con người giản dị mà vĩ đại. Đó
chính là điều kiện thuận lợi giúp ông có được vốn sống và nguồn cảm hứng sáng tạo
để viết nên các tập thơ: Dưới vàng sao (1949), Sáng (1953), Mẹ con (1954).
Cảm hứng chủ đạo ở các tập thơ trên là niềm tin yêu, niềm lạc quan trước hiện thực
đời sống cách mạng. Ông cảm nhận cuộc đời như :
Một sớm mai hồng, một bình minh
Xanh mắt trẻ con,
Hồng môi thiếu nữ.
( Trở về)
Cuộc đời hiện tại dù còn bao gian truân thử thách nhưng đối với nhà thơ “Bà mẹ đời
du dương tay mở rộng” và Hương đời luôn thấm đượm. Nhà thơ cho rằng:
Đời đáng yêu – nhiều lúc có gì đâu…
Như đôi lứa mình lặng lẽ nhìn nhau…
Một cái nắm tay, một đầu thuốc dở,
Một tiếng vang trong một mái đầu.
(Hương đời)
Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc cuộc sống cao đẹp của quần chúng và cảm thông với nỗi

khổ đau của họ. Hình ảnh quần chúng lần đầu tiên xuất hiện trong thơ Xuân Diệu
chính là một nét mới về đối tượng phản ảnh, nó đánh dấu cho bước chuyển quan trọng
về tình cảm nhận thức trên con đường thơ của ông (Tặng làng Còng, Bà cụ mù lòa…).
Trên cơ sở đó, nhà thơ đã viết nên nhiều vần thơ giản dị mà thấm nặng nghĩa tình:
Hạt cơm ăn của bà con
Là tình, là nghĩa, là ơn thấm nhuần.
( Tặng làng Còng)
Vẻ đẹp của hình ảnh của bà mẹ nghèo trong kháng chiến đã được nhà thơ thể hiện
sinh động qua nhiều bài thơ và rõ nét nhất là tình yêu thương của mẹ. Cũng vì thế, khi
giã từ Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội nhà thơ không thể nào quên được hình ảnh của mẹ
vào những tháng năm đó:
8


Mẹ nghèo vẫn cố nuôi con:
Khi bùi măng nứa, khi ngon củ mài.
Sẻ từng hạt muối cắn đôi
Nhà sàn chung ở, chăn sui đắp cùng.
(Ta chào Việt Bắc, về xuôi)
Bên cạnh đó, Xuân Diệu cũng bày tỏ được một cách chân thành nỗi trăn trở và sự kính
yêu của mình khi viết về Bác. Ông đã tìm được cách thể hiện riêng và rất thấm thía:
Trên đầu tóc Bác sương ghi
Chắc đôi sợi bạc đã vì chúng con.
( Sáng)
Dù còn có hạn chế song các tập thơ trên đã thể hiện được bao nỗi niềm, tình cảm của
Xuân Diệu trước hiện thực đời sống cách mạng. Thơ Xuân Diệu thời kì này đánh dấu
một bước chuyển biến lớn về tư tưởng, tình cảm, giọng điệu… , trên con đường thơ
của ông.

3- Thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mĩ

Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc bước vào cuộc sống xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Trước hiện thực sôi động đó, với sự nhạy cảm, lòng tin yêu
cuộc đời mới, thơ Xuân Diệu có sự vươn lên mạnh mẽ, đề cập đến nhiều vấn đề trong
cuộc đời mới, biểu hiện rõ ở ba tập thơ: Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau- Cầm tay
(1962), Khối hồng (1964).
Xuân Diệu say sưa ngợi ca cuộc đời mới với những đổi thay mang ý nghĩa sâu sắc
trong đời sống của dân tộc, và rồi ông trăn trở nghĩ về mình, bày tỏ chân thành niềm
vui hạnh phúc qua nhiều bài thơ như : Ngói mới, Lệ, Chào Hạ Long... Ông nguyện
nhìn đời bằng Đôi mắt xanh non, bởi vì, ở khắp mọi nơi, từ các làng quê vùng đồng
bằng đến vùng núi Mã Pí-Lèng, hay hải đảo Chòm Cô Tô mười bảy đảo xanh, cuộc
sống bao giờ cũng “xanh non”, và“mãi mãi tươi dòn”. Với Xuân Diệu, cuộc sống giờ
đây chính là những trang đời đẹp nhất, “những trang tốt lành”, để rồi ông khao khát :
Muốn trùm hạnh phúc dưới trời xanh,
Có lẽ lòng tôi cũng hóa thành
Ngói mới.
(Ngói mới)

9


Không chỉ vui say mà nhà thơ còn tự hào khi đã qua rồi nỗi đau tê tái, “vị buồn ghê
mặn chát”, “mực mài nước mắt gửi người thương”, “vũ trụ tưởng tàn, thế gian tưởng
hết”…, và giờ đây hạnh phúc đến với mọi người. Vì lẽ đó, ở bài thơ Lệ nhà thơ có
được cách nhìn, cách nghĩ rất thấm thía về quá khứ và hiện tại:
Xưa lệ ta sa oán hận đất trời,
Nay lệ òa, ta lại thấy đời tươi!
Giọt nước mắt
Chan chứa tình người.
(Lệ)
Trong cảnh đất nước chia cắt ông Nhớ quê Nam, với “vườn xoài trưa nắng”, “gió biển

Quy Nhơn”, “mảnh vườn Sa Đéc, con kênh Tháp Mười”, nhớ “bà má Năm Căn bỏm
bẻm nhai trầu”, nhớ “trăng lam Đèo Cả, mây hồng Hải Vân”; nhớ điệu bổng trầm “…
qua nhớ thương em bậu”, nhớ sông Thu Bồn, Trà Khúc, sông Hương, và Gửi sông
Hiền Lương bao nghĩa tình sâu nặng :
Gửi ngàn mến với muôn thương trong ấy
Gửi lời về xin bớt nhớ, khoan thương
Gửi kiên trinh một tấm lòng vàng.
Càng đến với cuộc sống, tình đất nước, tình người trong thơ Xuân Diệu càng đằm
thắm thiết tha, càng mang ý nghĩa khái quát sâu sắc.
Khi cả nước có chiến tranh, Xuân Diệu nhanh chóng hòa nhịp với cuộc sống chiến
đấu của dân tộc, ông không ngại khó khăn gian khổ đến với nhiều vùng đất nóng
bỏng, ác liệt nhất với tâm nguyện :
Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi,
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu,
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao.
(Những đêm hành quân)
Rất dễ nhận thấy, thơ viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của Xuân Diệu
xuất hiện đều đặn trên báo chí vàcó khả năng ứng chiến nhạy bén trước những sự kiện
của đời sống kháng chiến. Điều đó được phản ánh rõ nét qua ba tập thơ: Hai đợt sóng
(1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976).
Hơn lúc nào hết, nhà thơ nhận thức rõ hơn về sức sống mãnh liệt của con người Việt
Nam trong chiến tranh. Ông khẳng định Sự sống chẳng bao giờ chán nản, và “chúng
ta yêu sự sống bền dai, vĩnh viễn, bao la!”.
10


Xuân Diệu có ý thức mở rộng thi đề để phản ảnh mọi mặt của đời sống. Có những
cảnh như : Các cháu đi sơ tán, hay cảnh Vợ chuẩn bị hành trang cho chồng đi vào hỏa
tuyến đã gợi lên cho người đọc biết bao niềm xúc động mạnh mẽ.

Nét mới của thơ Xuân Diệu ở thời kì này là vừa giàu chất trữ tình vừa chứa đựng tính
triết lý biểu hiện rõ trong bài Quả sấu non trên cao và Sự sống chẳng bao giờ chán
nản. Mặt khác, thơ ông còn có thêm chất trào phúng (Con chim và xác chiếc tàu bay
Mĩ) .

4 - Từ sau 1975 đến khi qua đời
Sau ngày miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Xuân Diệu viết về Miền
Nam quê ngoại, lòng dạt dào vui sướng khi Đi giữa Sài Gòn trong ngày chiến thắng
và ông bồi hồi nhớ về quê ngoại sau bao năm xa cách.
Ông có khát vọng: Tôi muốn đi thăm khắp cả miền Nam, Nghe nhạc Nam để “thức
mãi cùng thương nhớ”, đến Phan Thiết “thăm kinh đô cá mắm”, hay Tâm sự với Quy
Nhơn sau hơn ba mươi năm trở lại với quê ngọai, nơi chan chứa kỉ niệm của tuổi thơ
và tự hào hơn về vẻ đẹp của miền đất này:
Ôi! Biển Quy Nhơn, biển đậm đà
Thuyền đi rẽ sóng, sóng viền hoa.
Cảm ơn quê má muôn yêu dấu
Vẫn ấp iu hoài tuổi nhỏ ta.
Nhiều vần thơ của ông ở thời kì này thể hiện sự đằm thắm nghĩa tình đối với miền
Nam. Có thể nói: “Viết về miền Nam là Xuân Diệu đã khơi dậy những tình cảm,
những kỉ niệm sâu sắc của mình, những hình ảnh được chắt lọc qua nhiều năm tháng
để chỉ còn lại những gì thực sự là máu thịt, là rung động cho thơ”( Mã Giang Lân ).

5 - Thơ tình của Xuân Diệu sau Cách mạng tháng Tám
Với thơ tình, Xuân Diệu đã đạt được những thành công rất đặc sắc. Ở mảng thơ này
bản lĩnh nghệ thuật của Xuân Diệu bộc lộ rõ nét nhất.
Trước Cách mạng tháng Tám, thơ tình Xuân Diệu giãi bày niềm khao khát được ban
phát tình yêu, hiến dâng, vồ vập nhưng rồi như Nước đổ lá khoai, và kết cục rơi vào bi
kịch của một trái tim hiến dâng nhầm chỗ. Còn sau Cách mạng tháng Tám, thơ tình
của ông có được một nguồn mạch mới, đó là tình yêu bền chặt, gắn bó không thể gì
11



chia cắt nổi bời tình yêu của lứa đôi bao giờ cũng nồng nàn, đến “ngàn năm không
thỏa”. Dù “anh không xứng là biển xanh / nhưng anh muốn em làm bờ cát trắng” để
có thể :
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi.
( Biển )
Còn nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của tình yêu được nhà thơ cảm nhận :
Uống xong lại khát là tình
Gặp rồi lại nhớ là mình của ta
( Uống xong lại khát)
Xuân Diệu cảm nhận sự xa cách của tình yêu “một khắc là thế kỉ”. Bởi vậy, càng yêu
nhau họ càng mong muốn gần nhau, gắn bó với nhau để rồi hiểu nhau hơn. Họ khao
khát mãi bên nhau để san sẻ cả niềm vui hạnh phúc, cũng như nỗi buồn. Nhà thơ cảm
nhận cho rằng :
Vai anh khi để đầu em tựa
Cân cả buồn vui của một đời
(Tình yêu san sẻ)
Ông cũng nói đến nỗi đau trong tình yêu, nỗi đau đó nhức nhối vò xé tấm lòng ho, nó
là Cái dằm, là“vết thương trong cõi tinh thần” của lứa đôi. Nhưng nỗi đau rồi sẽ qua
đi, họ nhanh chóng “ làm lành” với nhau vì “ em là nhân của hồn anh”. Có thể nào anh
lại thiếu vắng em giữa cuộc đời, khi anh hiểu rằng :
Mang em trong dạ như mầm
Ngày đi suy nghĩ đêm nằm nhớ thương
( Quả trứng và lòng đỏ)
Tình yêu trong thơ Xuân Diệu càng trở nên cao đẹp hơn khi lứa đôi hiểu rõ giữa họ
với cuộc đời có mối quan hệ thắm thiết. Hạnh phúc lứa đôi gắn liền với hạnh phúc của
dân tộc, nhà thơ cho rằng:

Của đời ta nhận ấm êm
Hồn trao âu yếm ta thêm tặng đời
( Tình yêu muốn hóa vô biên).

12


Khác với trước Cách mạng tháng Tám, giờ đây tình yêu ít có nỗi buồn mà thấm đượm
niềm vui. Tình yêu đã làm trỗi dậy niềm vui, giúp lứa đôi “cởi hết ưu phiền gửi gió
mây”, và khi đó giọng nói của em dù chỉ là “giọng nói thường” nhưng “anh vẫn nghe
hay tựa tiếng đàn”, vẫn ngập tràn hạnh phúc trong cảnh :
Em cười ríu rít ở sau xe
Em nói lòng anh mãi lắng nghe
Thỉnh thoảng tiếng cười em lại điểm
Đời vui khi được có em kề.
( Giọng nói )
Ngoài ra, thơ tình Xuân Diệu thời kì này bên cạnh tình yêu còn có thêm tình vợ
chồng. Tuy viết về tình vợ chồng nhưng vẫn quyện hòa, chan chứa tình yêu, vẫn là thơ
tình yêu. Điều này biểu hiện rõ qua các bài thơ như : Anh thương em khi ngủ, Đứa
con của tình yêu, Vợ chuẩn bị hành trang cho chồng vào hỏa tuyến, Dấu nằm, Đứng
chờ em,...
Có thể nói, đến với thơ tình của Xuân Diệu sau Cách mạng tháng Tám, chúng ta nhận
thấy: tóc Xuân Diệu dù đã hoa râm nhưng ông vẫn giữ được chất thanh xuân của tâm
hồn để cùng tuổi trẻ nói chuyện tri âm, chuyện tình yêu, hẹn thề, nói chuyện say đắm
… Bởi thế, nhà thơ Trần Lê Văn đã viết :
“ Bởi quá yêu đời nên nặng lòng ấp ủ
Bởi không muốn già, nên bền chí thanh xuân”
( Dây đàn bỗng đứt).
Mảng thơ tình của Xuân Diệu, chính là món quà tặng người đời mãi mãi, như ở bài
thơ “Đề” tặng ông đã viết :

Tặng lòng con trai
Tặng lòng con gái
Tặng hoa tặng trời
Tặng tình mãi mãi
……….
Tặng hương - tặng Đời”.

4 – Phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu:
Xuân Diệu là một nhà thơ luôn gắn bó với cuộc sống và sống hết mình cho cuộc sống.
Xuân Diệu luôn có mặt trong cuộc sống, ông đặt tên cho một tập thơ của mình là Tôi
giàu đôi mắt. Ông hăm hở, say mê sáng tạo với trách nhiệm của một công dân trước
cuộc sống. Thơ ông bám lấy thực tại của cuộc sống, đưa sự vật, hiện tượng vào thơ,
muốn mở rộng cánh cửa thơ cho cuộc sống tràn vào, do vậy trong thơ ông có sự bề
13


bộn của những chi tiết hiện thực cuộc sống. Ông muốn thơ phải có sức chứa lớn và
sức phản ảnh rộng lớn phong phú.
Xuân Diệu là nhà thơ giàu sức sáng tạo, luôn có ý thức tìm tòi, thể nghiệm trên
nhiều phương diện (cách xây dựng hình tượng, nhịp điệu, ngôn ngữ … ). Đây cũng
chính là một trong những nguyên nhân tạo nên thơ hay và thơ trung bình ở mỗi tập
thơ của ông.
Tâm hồn thơ Xuân Diệu luôn có sự tinh tế và nhạy cảm. Đó là yếu tố bền vững
trong thơ Xuân Diệu trước và sau cách mạng. Nói cách khác, sức thanh xuân luôn tràn
đầy trong tâm hồn thơ Xuân Diệu. Tươi trẻ, hăng say như cái thuở ban đầu yêu và
đang yêu là nét nổi bật trong thơ Xuân Diệu. Sự nhạy cảm của tâm hồn đã tạo cho thơ
ông thêm giàu hương vị của cuộc đời, tác động mãnh liệt đối với nhận thức của người
đọc.

TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

Thơ
Thơ thơ (1938, 1939, 1968, 1970)
Gửi hương cho gió (1945, 1967)
Ngọn Quốc kỳ (1945, 1961)
Hội nghị non sông (1946)
Dưới sao vàng (1949)
Sáng (1953)
Mẹ con (1954)
Ngôi sao (1955)
Riêng chung (1960)
Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962)
Một khối hồng (1964)
Hai đợt sóng (1967)
Tôi giàu đôi mắt (1970)
Hồn tôi đôi cánh (1976)
14


Thanh ca (1982)
Văn xuôi

Phần thông vàng (1939, truyện ngắn)
Trường ca (1945, bút ký)
Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947, bút ký)
Việt Nam nghìn dặm (1946, bút ký)
Việt Nam trở dạ (1948, bút ký)
Ký sự thăm nước Hung (1956, bút ký)
Triều lên (1958, bút ký)
Tiểu luận phê bình


Thanh niên với quốc văn (1945)
Tiếng thơ (1951, 1954)
Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký)
Ba thi hào dân tộc (1959)
Phê bình giới thiệu thơ (1960)
Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm (1961)
Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961)
Dao có mài mới sắc (1963)
Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966)
Đi trên đường lớn (1968)
Thơ Trần Tế Xương (1970)
Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971)
Và cây đời mãi xanh tươi (1971)
Mài sắt nên kim (1977)
15


Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978)
Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I, 1981; tập II, 1982)
Tìm hiểu Tản Đà (1982).

Dịch thơ
Thi hào Nadim Hitmet (1962)
V.I. Lênin (1967)
Vây giữa tình yêu (1968)
Việt Nam hồn tôi (1974)
Những nhà thơ Bungari (1978, 1985)
Nhà thơ Nicôla Ghiđen (1982).

PHONG CÁCH SÁNG TÁC

Tư tưởng chi phối toàn bộ sự nghiệp văn học cuả Xuân Diệu là niềm khát khao giao
cảm với đời. Xuân Diệu muốn “Cái Tôi” phải được khẳng định chói lọi
Với một hồn thơ yêu đời, yêu sống, Xuân Diệu đã thổi vào Thơ Mới một luồng gió
nồng nàn, sôi sục, ít có trong thơ truyền thống. Thoát khỏi con mắt ước lệ cũ, nhà thơ
nhìn cuộc đời bằng con mắt cuả chính mình, nhìn thấy bao vẻ đáng yêu, đáng say đắm
cuả thiên nhiên và con người nơi trần thế ( Vội Vàng ). Với Xuân Diệu, tất cả đều là
tình yêu thứ nhất, là muà xuân đầu, Ông sống mãnh liệt, sống hết mình với cuộc đời
Xuân Diệu là nhà thơ cuả tình yêu. Một tình yêu vô biên, tuyệt đích, vĩnh cửu. Tình
yêu ấy không có trong thực tế, vì thế thơ tình Xuân Diệu hầu hết là nỗi đau cuả một
trái tim đắm say nồng nhiệt mà không được đáp đền xứng đáng, là cảm giác cô đơn
giá lạnh trước thái độ nhạt nhẽo cuả người đời
Thơ Xuân Diệu “Tây quá”. Xuân Diệu chịu ảnh hưởng chủ yếu thơ Tượng Trưng
Pháp thế kỷ 19. Xuân Diệu khám phá được nhiều biến thái tinh vi cuả thiên nhiên và
tâm hồn con người, và thể hiện được những vần thơ tài hoa
Đặc điểm cơ bản cuả thơ Xuân Diệu là : Đó là một thế giới nghệ thuật đầy tình tứ,
màu sắc mà chuẩn mực cuả cái đẹp là con người, con người tuổi trẻ và tình
yêu.Quanđiểm mỹ học này giúp Xuân Diệu sang tạo được nhiều hình ảnh mới mẻ, độc
đáo, đẹp một cách khoẻ khoắn và đầy sức sống
Trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu có hai tập thơ: Thơ thơ (1938) và Gửi
hương cho gió (1945). Ông là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới cả về nội
16


dung lẫn hình thức. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã khẳng định: “Xuân
Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời
đại”.
Khác với các nhà thơ cùng thời kì, Xuân Diệu gắn bó thiết tha với cuộc sống, “Lầu
thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Khát vọng mãnh liệt đến
với cuộc đời, giao cảm với đời là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của thơ
Xuân Diệu.


VỀ VĂN XUÔI
Tác phẩm : Phấn Thông Vàng (1939) là một tập bút ký, truyện ngắn, Trường Ca
(1945) là một tập tùy bút.
Văn xuôi Xuân Diệu giàu chất trữ tình, cảm hứng lãng mạn là chủ đạo. Văn ông có
nhiều ý tứ trong thơ mộng, nhưng được lý giải tỉ mỉ hơn. Trường ca được coi là áng
thơ văn xuôi diễm lệ, đầy sức hấp dẫn (Lệnh, Hoa Học Trò, Giã Từ Tuổi Thơ...)

SAU CMT8
THƠ
Thơ Xuân Diệu hoà nhập với cuộc sống rộng lớn, sôi động của nhân dân
Ông say sưa ca ngợi tổ quốc, nhân dân, về Đảng, bác Hồ, về kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ, về xây dựng đất nước. Tình cảm công dân là nét nổi bật nhất trong thơ
ông.
Thơ tình Xuân Diệu sau CMT8 có kỹ thuật hơn, song không còn cái đắm say tuổi trẻ.
Trước kia ông hay nói về cô đơn, xa cách, nay ông nói đến ấm áp sum vầy, thuỷ
chung
Tài năng Xuân Diệu phát triển mạnh về nghiên cứu phê bình VH, ông đ8ạc biệt
nghiên cứu các nhà thơ cổ điển như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…Ông
rất chú ý phát hiện những giá trị nhân văn, nhân bản ở các nhà thơ này
Kết luận: Xuân Diệu là nhà thơ cuả muà xuân và tuổi trẻ, luôn sôi nổi tình yêu,
dào dạt tình đời

CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
Đây mùa thu tới
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
17


Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...
Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

Xuân Diệu (1916-1985) là nhà thơ tình, viết hay nhất và nhiều nhất trong thời
đại chúng ta. Thi sĩ đã để lại trên 400 bài thơ tình,; là nhà thơ “mới nhất trong
những nhà thơ mới”. Xuân Diệu cũng là thi sĩ của mùa thu. Với Xuân Diệu nếu
“Tình không tuổi và xuân không ngày tháng” thì cảnh thu chứa đựng biết bao
tình thu, bao rung động xôn xao, bởi lẽ “Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”.
Trong hai tập thơ viết trước Cách mạng: “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió ” có
rất nhiều bài thơ nói đến sắc thu, hương thu, trăng thu, tình thu, thiếu nữ buổi
thu về… Mùa thu thật đáng yêu, làm cho tâm hồn thi sĩ như dây đàn huyền diệu
đang rung lên xao xuyến… “Đây mùa thu tới” là một bài thơ thu tuyệt bút của
Xuân Diệu, rút trong tập “Thơ thơ”, xuất bản năm 1938. Trong Lời đưa duyên
giới thiệu tập Thơ thơ, tác giả viết: “Đây là lòng tôi đương thời sôi nổi, đây là
hồn tôi vừa lúc vang ngân và đây là tuổi xuân của tôi, vàh đây là sự sống của tôi
nữa (...). Tập thơ bắt đầu của tôi đây, bạn chớ bắt chước những người khôn
ngoan, họ không biết quý phần ngon nhất của đời: tình yêu và tuổi trẻ (...). Tôi
gửi hồn tôi cho những người trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng!” Thu đến, xôn xao

rung động đất trời. Cảnh vật đẹp mà thoáng buồn man mác. Lòng thiếu nữ càng
trở nên bâng khuâng buổi thu về.
Cảm nhận đầu tiên của thi sĩ Xuân Diệu về mùa thu không phải là âm thanh
tiếng chày đập vải, không phải là ấn tượng “Ngô đồng nhất diệp lạc – Thiên hạ
cộng trì thu” mà là ở dáng liễu, rặng liễu ven hồ, hay bên đường:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”.

18


Cả một không gian “đìu hiu”, buồn và vắng vẻ. Rặng liễu trầm mặc như “đứng
chịu tang”. Lá liễu buông dài như tóc nàng cô phụ “buồn buông xuống”. Lá liễu
ướt đẫm sương thu tưởng như “lệ ngàn hàng”. Liễu được nhân hóa “đứng chịu
tang”, từ tóc liễu đến lệ liễu đều mang theo bao nỗi buồn thấm thía. Một nét
liễu, một dáng liễu được miêu tả và cảm nhận đầy chất thơ. Biện pháp láy âm
được Xuân Diệu vận dụng tài tình để tạo nên vần thơ giàu âm điệu, nhạc điệu:
“đìu hiu – chịu”, “tang – ngàn – hàng”, “buồn – buông – xuống”. Đó là một
điểm mạnh, khá mới mẻ trong thi pháp mà Xuân Diệu đã học tập được trong
trường phái thơ tượng trưng Pháp trong thế kỉ XIX.
Say mê ngắm “rặng liễu đìu hiu… “, nhà thơ khẽ reo lên khi chợt nhận thấy thu
đã đến. Cách ngắt nhịp 4/3 với điệp ngữ “mùa thu tới” đã diễn tả bước đi của
mùa thu và niềm mong đợi thu về bấy lâu nay trong lòng thi sĩ:
“Đây mùa thu tới/mùa thu tới
Với áo mơ phai/dệt lá vàng”.
Một vần lưng thần tình: “tới – với”, một chữ “dệt” tinh tế trong miêu tả và cảm
nhận. Thu vừa tới, sắc màu cỏ cây vạn vật đều đổi thay, trở thành “mơ phai”.
Đó đây điểm tô một vài sắc vàng của lá, đúng là “dệt lá vàng”. Câu thơ “Với áo
mơ phai dệt lá vàng” là một câu thơ nhiều thi vị, nói lên cái hồn thu với sắc lá,
gợi lên cảm giác thanh nhẹ, tươi sáng về mùa thu đáng yêu vô cùng.

Có thể nói, khổ thơ đầu đã vẽ lên một bức tranh thu đẹp, thơ mộng, thấm một
nỗi buồn từ cây cỏ đến lòng người, nhưng không ảm đạm, thê lương làm nặng
trĩu lòng người.
Mỗi ngày mỗi đêm đi qua. Thu đã về và thu dần dần trôi qua. Cảnh vật biến đổi.
Hoa đã “rụng cành”. Tác giả không nói “đôi ba…”, mà lại viết “hơn một” cách
dùng số từ ấy cũng là một cách nói rất mới. Trong vườn, màu đỏ (từng chấm
nhỏ) đang lấn dần, đã và đang “rũa màu xanh”! Cũng nói về sự biến đổi ấy,
trong bài “Cảm thu, tiễn thu” thi sĩ Tản Đà viết:
“Sắc đâu nhuộm ố quan hà
Cỏ vùng cây đỏ bóng tà tà dương”.

19


Cây cối bắt đầu rụng lá trơ cành như đang “run rẩy”, khẽ “rung rinh” trước
những làn gió thu lành lạnh, se sắt. Khổ thơ thứ hai, chất thơ ấy là sự lay động
xôn xao từ cảnh vật, từ hoa lá hơi may mà thấm vào hồn thi sĩ:
“Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh.
Những luồng run rẩy, rung rinh lá,
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”.
Các từ láy: “run rẩy”, “rung rinh”, “mỏng manh” là những nét vẽ thần diệu gợi
tả cái run rẩy, cái rùng mình của cây lá buổi chiều thu. Nghệ thuật sử dụng các
phụ âm , “r” (rụng, rũa, run rẩy, rung rinh) và phụ âm “m” (một, màu, mỏng
manh) với dụng ý thẩm mĩ trong gợi tả và biểu cảm đặc sắc. Đó cũng là một nét
mới trong thi pháp của Xuân Diệu.
Khổ thơ thứ 3, thi liệu vừa hiện thực vừa ước lệ tượng trưng, vừa kế thừa vừa
cách tân sáng tạo. Cũng có trăng nhưng là “nàng trăng tự ngẩn ngơ” trên bầu
trời. Không nói là trăng non đầu tháng, không hỏi “Trăng bao nhiêu tuổi trăng
già” mà lại nói là “nàng trăng”. Một hình ảnh đẹp, thơ mộng tả vầng trăng thu.

Cũng ó núi, có non, lúc ẩn lúc hiện, “khởi sự” nhô lên cuối chân trời xa, qua lớp
sương thu mờ. Trăng và núi trong thơ Xuân Diệu chứa đựng cái hồn thu muôn
thuở của xứ sở quê hương, gần gũi và thân thuộc từ bao đời nay được vẽ lên thật
đẹp:
“Thỉnh thoang nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ… ”
Hai tiếng “đã nghe”, “đã vắng” gợi tả cái không gian bao la, vắng vẻ của những
buổi chiều thu lành lạnh:
“Đã nghe rét mướt luồn trong gió,
Đã vắng người sang những chuyến đò”

20


Cấu trúc câu thơ song hành và cách diễn tả cũng rất mới. Có chuyển đổi cảm
giác giữa xúc giác và thính giác. Như vậy, sự cảm nhận của thi nhân về rét, về
gió, về cái xa vắng không chỉ bằng giác quan mà còn bằng cả linh hồn nữa. Chữ
“luồn” đã cụ thể hóa cái rét, cảm nhận được nó bằng trực giác. Rét mướt luồn
trong gió thu hiu hắt chứ không phải là gió rét. Rõ ràng là chưa rét đậm, rét tê
tái, đúng là cái rét, cái lành lạnh những chiều thu, những đêm tàn thu.
Khổ cuối là một bức tranh thu tuyệt đẹp. Có vẻ đẹp của thiên nhiên, của mây
trời, cánh chim. Có vẻ đẹp thiếu nữ. Cảnh đẹp, người đẹp mà thoáng buồn mơ
hồ mênh mông. Mây và cánh chim gợi lên nỗi buồn đẹp chia li như “bèo dạt
mây trôi” của tình ca! Thi sĩ đã lấy cái “động” của cánh chim bay, của áng mây
chiều trôi để đặc tả cái êm đềm, yên tĩnh của cõi vật và lòng người:
“Mây vẩn từng không chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia li”…
Trong cái êm đềm, xa vắng ấy hiện lên hình ảnh thiếu nữ “ít nhiều” chưa xác
định. Buồn tương tư, “buồn không nói”. Một dáng điệu “tựa cửa nhìn xa”, một
tâm hồn “nghĩ ngợi gì” rất mơ hồ, xa xăm:

“Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói,
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì”
Là mùa xuân hay mùa thu, là mùa hè hay mùa đông, giữa thiên nhiên trăm sắc
nghìn hương ấy, hình ảnh thiếu nữ đa tình, duyên dáng luôn luôn thấp thoáng
qua những vần thơ của Xuân Diệu. Thi sĩ đa tình nên thiếu nữ cũng đa tình?
Trong chùm thơ thu của Yên Đổ, tình thu buồn thấm thía cô đơn được thể hiện
qua hình ảnh một ông lão, lúc đang “tựa gối ôm cần” trên một chiếc thuyền câu
“bé tẻo teo” giữa chiếc ao thu “lạnh lẽo”, lúc là một cụ già đang ngồi uống rượu
ngà ngà say trong đêm sâu, có lúc lại là một nhà nho đang lặng ngắm cảnh thu,
muốn cầm bút đề thơ mà phân vân, lưỡng lự… Còn trong thơ thu của Xuân
Diệu là hình bóng một giai nhân trong tương tư, đang mộng tưởng. Đó cũng là
một nét mới nói về mùa thu trong thơ Xuân Diệu. Có thể nói trạng thái buồn mơ
hồ, buồn không rõ nguyên cớ là một nét tâm trạng rất điển hình của hồn thơ
Xuân Diệu:

21


“Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói… ”
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn…”.
“Đây mùa thu tới” là một bài thơ thu tuyệt bút của Xuân Điệu. Bao nhiêu nét
thu là bấy nhiêu nét vẽ tài hoa. Dáng thu, sắc thu, tình thu đều đẹp mà buồn, bao
nên cái hồn thu mênh mang, xao xuyến. Đáng yêu nhất là hình ảnh thiếu nữ,
một dáng thu yêu kiều mộng tưởng “Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”. Một trái tim
đa tình, một ngòi bút tài hoa. Cách cảm và cách diễn tả rất mới, rất thơ. Đằng
sau những sắc thu của đất trời, hoa lá, cây cỏ, của núi xa, của nàng trăng, của
làn gió thu se lạnh,… là tiếng thu xôn xao, rung động trong tâm hồn thi sĩ tuổi
đôi mươi và trong lòng thiếu nữ tuổi trăng tròn. Bài thơ cho ta nhiều ngẩn ngơ
say cái hương sắc mùa thu xưa, mùa thu Hà Nội hơn nửa thế kỉ trước.


Mũi cà Mau- Xuân Diệu
Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,
Đứng lại; và chân người bước đến.
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
Lạ thay tình với đất quê hương,
Chưa thấy, chưa thăm mà đã nhớ.
Ai hay mỏm đất mấy năm trường
Đêm ngủ hồn tôi bay tới đó.
Đầu sao cháy bỏng, ruột sao đau,
Vết thương lòng - ở mũi Cà Mau.
Nơi xa nhất là nơi gần nhất:
Mũi Cà Mau, mũi Cà Mau trước mắt!
Đôi bên Bến Hải, nước non nhà
Đâu cũng là Nam, đâu cũng Bắc!

22


Nắng mưa có thể đổi trăm màu,
Lòng không rời hướng mũi Cà Mau.
Ở đầu sóng gió, mỏm non sông

Như ngực anh hùng Lý Tử Trọng.
Cao hơn sóng gió một Thành Đồng,
Đây chốn đi về, nơi ước vọng.
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Đêm ngày tôi nhớ mũi Cà Mau.
Như dòng máu khoẻ thắm đầu tay,
Như ở đầu cây dòng nhựa trút,
Như sức cung dồn ở mũi tên,
Như sức bút ở đầu ngọn bút:
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền xé sóng - Mũi Cà Mau.
Xuân Diệu sáng tác bài thơ Mũi Cà Mau tháng 10 năm 1960, nằm trong tập Mũi Cà
Mau- Cầm tay (xuất bản năm 1962). Bài thơ tìm cảm hứng trong cuộc đấu tranh thống
nhất tổ quốc. Tác giả đã viết về Mũi Cà Mau, miền đất cuối cùng của miền Nam, cũng
là nơi xa xôi nhất của Tổ quốc.
Khổ thơ đầu tiên tác giả giới thiệu một cách khái quát về Cà Mau, cả quá trình lịch sử
và vị trí địa lí. Chỉ bằng một khổ thơ , tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc một Cà
Mau xinh đẹp, tràn trề nhựa sống qua một quá trình phát triển lâu dài và bền vững.
“Mấy trăm đời lấn luôn ra biển” … Câu thơ giản dị như thế thôi nhưng cũng đã làm
bật lên được cái sự gì đó kiên cường, hiên ngang, mạnh mẽ… Cà Mau đã nằm đó, ba
phía đều đối mặt với biển cả, chống chọi với sống gió suốt bao đời nay mà vẫn xanh
tươi và màu mỡ…
"Những dòng sông rộng hơn ngàn thước,
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước than cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!"
Khác với những vùng ven biển miền Trung khô cằn, “đất mặn đồng chua, cày lên sỏi
đá” , Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi cho một hệ thống sông ngòi dày đặt… Và cũng
nhờ thế mà lượng phù sa của sông đã bồi đắp cho mảnh đất này trở nên màu mỡ, trù
phú vô cùng. Tác giả đã mượn một hình ảnh hết sức đặc trưng để nói về Cà Mau. Đó

là cây đước! Ở Cà Mau thì đước nhiều vô kể…Chúng có một sức sống mãnh liệt nên
dù mọc trên đất phèn hay đất mặn cũng có thể tồn tại và phát triển được. Cây đước
quen thuộc và bình dị ấy, lại có thêm chút thô kệch với “rễ ngang mình” đã được
Xuân Diệu đem vào thơ… Làm cho thi vị vô cùng! Hình ảnh rừng đước xanh thẳm
trùng điệp với bộ rễ mọc từ thân rũ loà xoà xuống đất đã trở nên thật đẹp, thật sinh
động! Những nhánh rễ đã được tác giả nhân hoá thành “nghìn tay” trổ xuống để “ôm
đất nước” Như phật bà nghìn mắt nghìn tay che chở cho chúng sinh bình yên vô sự.
23


Giang trọn vòng tay ôm đất nước vào lòng, ra sức che chở, ra sức thương yêu.… Đây
thật sự là một hình ảnh thơ độc đáo và giàu sức gợi. Xuân Diệu đã thổi chính tình cảm
của mình vào cho cây đước, làm đước cũng thành ra yêu quê hương, yêu xứ sở như
tác giả.
Để rồi từ đó, ông thể hiện tình yêu của mình dành cho mảnh đất Cà Mau:
"Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó- mũi Cà Mau."
Hai câu thơ đã được điệp đi điệp lại, nhằm nhấn mạnh vị trí của Cà Mau trên dánh
hình Việt Nam: nếu đất nước là con tàu thì Cà Mau chính là mũi của con tàu ấy. Mũi
tàu luôn đi trước, luôn hứng chịu gian lao thử thách trước và rẽ sóng mở đường cho
thân. Và Cà Mau cũng thế… Xuân Diệu cũng như bao người Việt Nam luôn đau đớn
trăn trở khi đất nước bị chia cắt, trước cảnh “Sông Bến Hải bên bồi bên lở; Cầu Hiền
Lương bên nhớ, bên thương”. Qua hai câu thơ trên, ta thấy được Xuân Diệu đã cảm
nhận được sự vẹn toàn của tổ quốc một cách giản dị mà cụ thể. Tác giả đã viết bài thơ
này trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ. Cuộc kháng
chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Trước hiện thực sôi động đó, với sự nhạy cảm, lòng tin yêu cuộc đời mới, thơ
Xuân Diệu có sự vươn lên mạnh mẽ, đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc đời mới. Và
bài "Mũi Cà Mau" là một minh chứng rõ rệt. Tác giả dù đang ở trái tim của tổ quốc là miền Bắc, vẫn không quên hướng tới mảnh đất Cà Mau xa xôi nằm ở phía tận cùng
của đất nước… Đó ắt hẳn là vì quan điểm của nhà thơ: cả đất nước Việt Nam là một

con tàu thống nhất!
"Lạ thay tình đất với quê hương,
Chưa thấy, chưa thăm mà đã nhớ.
Ai hay mỏm đất mấy năm trường
Đêm ngủ hồn tôi bay tới đó."
Có thể nói Xuân Diệu chưa một lần đặt chân lên đất Cà Mau… Thế mà tình cảm ông
dành cho nó lại rất đỗi sâu đậm, rất đỗi thiết tha! Đến nỗi Cà Mau theo ông vào tận
trong giấc ngủ… Một mảnh đất không phải là nơi mình chôn rau cắt rốn…Vậy mà
Xuân Diệu đã yêu nó nhiều như thế đó!
"Đầu sao cháy bỏng, ruột sao đau,
Vết thương lòng - ở mũi Cà Mau.
Nơi xa nhất là nơi gần nhất:
Mũi Cà Mau, mũi Cà Mau trước mắt!
Đôi bến hải nước non nhà
Đâu cũng là Nam, đâu cũng Bắc!"
Một lần nữa ta lại bắt gặp quan điểm: nước Việt Nam đâu đâu cũng là nhà! Tác giả
không có mặt ở Cà Mau trong những ngày bom đạn gian khó ác liệt, nhưng ông cũng
đau, cũng xót như mình tận mắt chứng kiến vậy! Lòng yêu nước thương nhà của Xuân
Diệu là thế đó! Nó trải dài từ ngoài Bắc vào tới trong Nam. Ông có khát vọng: “Tôi
muốn đi thăm khắp cả miền Nam”, “Nghe nhạc Nam” để “thức mãi cùng thương
24


nhớ”, đến Phan Thiết “thăm kinh đô cá mắm”, hay Tâm sự với Quy Nhơn sau hơn ba
mươi năm trở lại với quê ngọai, nơi chan chứa kỉ niệm của tuổi thơ và tự hào hơn về
vẻ đẹp của miền đất này:

25



×