Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đặc trưng của thơ ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.83 KB, 14 trang )

CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC TRƯNG CỦA THƠ
I.
-

-

-

II.

KHÁI NIỆM THƠ
Thơ là một hình thức sáng tác văn học đầu tiên của loài người. Chính vì vậy mà có một
thời gian rất dài thuật ngữ thơ được dùng chỉ chung cho văn học. Thơ có lịch sử lâu
đời như thế nhưng để tìm một định nghĩa thể hiện hết đặc trưng bản chất của nó cho
việc nghiên cứu thơ ngày nay thì thật không dễ. Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra
những quan điểm khác nhau về thơ.
Định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn
Từ điển thuật ngữ văn học khái quát được những đặc trưng cơ bản của thơ: : "Thơ là
hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm
xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu".
Thời cổ đại, thơ có nghĩa rộng, bao hàm toàn bộ văn học. Vào thời cận, hiện đại, thơ có
nghĩa hẹp, chỉ riêng loại hình sáng tác phản ánh đời sống, thể hiện tâm trạng, những cảm
xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, có nhịp điệu. VD: thơ trữ tình, thơ
tự sự, trường ca..
 Ở đây, ta tìm hiểu thơ theo nghĩa hẹp.
ĐẶC TRƯNG CỦA THƠ
1. Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức.

*.Tình cảm là sinh mệnh của thơ.
Thơ ca khởi phát từ tâm hồn người, đó là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, là khúc hát
của tâm hồn. Nếu các tác phẩm tự sự (tiểu thuyết, truyện ngắn, kí…) thể hiện tư tưởng,


tình cảm của tác giả thông qua việc tái hiện một cách khách quan các hiện tượng đời
sống với những tình huống, sự kiện, diễn biến thì thơ ca – một thể loại tiêu biểu của loại
hình trữ tình lại hướng vào thể hiện thế giới nội tâm, hiện thực bên trong tâm hồn con
người với những rung cảm tinh tế, sâu sắc trước cuộc sống muôn màu.Nói như Diệp
Tiếp – nhà phê bình đời Thanh – Trung Quốc thì “Thơ là tiếng lòng”.Lê Quý Đôn lại nói
“Thơ ca khởi phát tự lòng người”, còn Tố Hữu lại cho rằng “thơ là tiếng nói hồn nhiên
nhất của tâm hồn con người”.Nhà thơ Anh Wordsworth nói: “Thơ là sự biểu lộ của tình
cảm mãnh liệt”. Có thể nói, tình cảm là yếu tố sinh mệnh của thơ ca, “thiếu tình cảm thì
có thể trở thành người thợ làm những câu có vần chứ không làm được nhà thơ” (Jose
Marti). Cũng cần lưu ý, tình cảm mãnh liệt ở đây không phải là thứ tình cảm kêu gào,
khóc cười ồn ảo ở bên ngoài mà là sự rung động mãnh liệt ở bên trong, sự giày vò, chấn
động trong tâm hồn.
VD. Thân em như tấm lụa đào / Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Bài ca dao là lời than thân của một người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Người phụ
nữ ý thức được những vẻ đẹp của bản thân nhưng cũng đầy băn khoăn, lo lắng cho số phận
bấp bênh, lệ thuộc của mình, không biết dòng đời sẽ xô đẩy về đâu.
VD. Đêm qua tát nước đầu đình……


Bài ca dao không nhằm mục đích kể lại chuyện mất áo và xin áo mà là lời tỏ tình ý nhị
nhưng cũng rất hóm hỉnh, táo bạo của chàng trai đối với cô gái.
VD: Trèo lên cây bưởi hái hoa…
Bài ca dao không nói rõ ai trèo lên cây bưởi, bước xuống vườn cà, không nhằm mục đích kể
lại sự việc trèo bưởi, hái nụ tầm xuân như thế nào mà thể hiện sự tiếc nuối của chàng trai khi
cô gái đã đi lấy chồng. Bài ca dao còn là lời trách nhẹ nhàng, lời than của cô gái về cảnh ngộ
bị trói buộc của mình.
VD. Bài Cảnh ngày hè
Bài thơ không chỉ nhằm mục đích tả cảnh ngày hè. Nếu chỉ đơn thuần tả cảnh, bài thơ chỉ
như một bức họa. Thông qua những chi tiết về cảnh vật và âm thanh của cuộc sống, tác giả
thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và sâu sắc hơn là lòng yêu dân, yêu nước.

Khi tìm hiểu một bài thơ, ta phải đọc được tâm trạng, cảm xúc của tác giả được gửi gắm
trong bài thơ đó.
*. Tình cảm trong thơ không tự dưng nảy sinh mà được gợi hứng, xuất phát từ một hoàn
cảnh, tình huống, sự việc, sự kiện… cụ thể trong cuộc sống.Các nhà thơ thường “tức
cảnh sinh tình”, “đối cảnh sinh tình”, cảm cảnh, cảm vật mà tình nảy nở.
VD. Sự việc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng đã làm thi tiên Lý Bạch nảy sinh nhiều
xúc cảm và viết nên bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
VD. Hoàn cảnh tuổi già, lại không gặp thời khiến người anh hùng đời Trần Đặng Dung cảm
thấy phẫn uất mà viết nên bài thơ Cảm hoài.Nhưng, cũng hoàn cảnh đó khiến nhà thơ nhận
thấy cần phải quyết tâm, quyết chí đợi thời, mài sắc ý chí để chờ ngày ra sức giúp đời, giúp
nước.
VD. Nhân được đọc một phần di cảo còn sót lại của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã vô
cùng xúc động, suy tư trước phẩm chất và số phận của một kiếp người, viết nên Độc Tiểu
Thanh kí.
VD. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ ra đời khi Hàn Mặc Tử nhận được tấm bưu ảnh in hình ảnh
Huế do Hoàng Cúc – người mà thi sĩ từng thầm thương trộm nhớ gửi tặng.
VD. Bài Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác nhân sự kiện Đảng và Chính phủ từ giã Việt Bắc về
thủ đô Hà Nội năm 1954.
Bởi vậy, muốn hiểu thơ, ta phải biết suy đoán cái tình huống đã làm nảy sinh tình cảm
thơ.
*. Thơ không phải là sự bộc lộ tình cảm một cách bản năng, trực tiếp.Tình cảm trong thơ
là tình cảm được ý thức, được siêu thăng, được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ, gắn liền
với sự tự ý thức về mình và về đời.Trong thơ, nhà thơ không bị tình cảm mãnh liệt của
mình chi phối, trái lại ý thức của nhà thơ làm chủ tình cảm của mình bằng một tư tưởng.


VD. Con ơi nhớ lấy câu này / Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Bài ca dao thể hiện thái độ căm hờn của người dân đối với những tên quan bóc lột, vơ vét
của dân nhưng tác giả dân gian lại tìm đến một cách thể hiện điềm đạm là một lời dặn dò
của cha mẹ với con cái.Đó là tình cảm, thái độ được thể hiện một cách có ý thức chứ không

hề bản năng.
VD. Bài Tiến sĩ giấy – Nguyễn Khuyến
Bài thơ thể hiện thái độ lên án, đả kích những tên tiễn sĩ hữu danh vô thực, phê phán hiện
tượng mua quan bán tước trong xã hội đương thời nhưng thay cho những lời nguyền rủa ghê
gớm, nhà thơ miêu tả một ông tiến sĩ bằng giấy với những lời cười nhạo đầy hàm ý:
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ / Cái giá khoa danh ấy mời hời.
Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe / Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.
VD. Tình cảm của Nguyễn Du bộc lộ trong “Truyện Kiều” không phải là thứ tình cảm yêu
ghét bản năng mà là thứ tình cảm đã được chưng cất, lắng lọc sau khi đã sống sâu sắc, mãnh
liệt với cuộc đời, đã thấu hiểu thân phận của nhân vật, đã tường tận những cảnh ngộ éo le
ngang trái. Đúng như Nguyễn Du đã viết:
Trải qua một cuộc bể dâu / Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Đó là những tình cảm qua nhiều trải nghiệm nên thấm thía, sâu sắc.
*. Tình cảm trong thơ phải là tình cảm lớn, tình cảm đẹp, tình cảm cao thượng, thấm nhuần
bản chất nhân văn, chính nghĩa.Những tình cảm tầm thường không làm nên thơ.Chỉ những
tình cảm đẹp, gắn liền với tình cảm của nhân dân, nhân loại mới có sức vang động trong
tâm hồn người, mới làm nên thơ.
VD. Anh đi anh nhớ quê nhà…  Tình yêu quê hương, đất nước
VD. Tay bưng chén muối đĩa gừng…  Tình nghĩa vợ chồng.
VD. Bài Nhàn – Nguyễn Bình Khiêm.
Thông qua việc khẳng định, ngợi ca lối sống nhàn, ẩn dật, xa lánh chốn quan trường bon
chen, bài thơ thể hiện nhân cách cao đẹp của một nhà nho chân chính.
VD. Độc Tiểu Thanh kí. Bài thơ là tiếng khóc thương, là sự đồng cảm của Nguyễn Du với
số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh, với nỗi oan lạ lùng của những kiếp phong lưu nói
chung và là niềm khao khát tri âm của chính nhà thơ với hậu thế.
*. Tình cảm trong thơ có sự cá thể hóa.
- Thơ bao giờ cũng là sự biểu hiện cái tôi tác giả, dù nhà thơ có ý thức điều đó hay không. Tình
cảm trong thơ là tình cảm mang tính cá thể hóa nên qua từng trang thơ, ta như được tiếp
xúc trực tiếp với một cá tính, một cuộc đời, một tâm hồn riêng, không thể trộn lẫn.Đọc thơ bà



Huyện Thanh Quan, ta thấy được cá tính của bà, một người phụ nữ thâm trầm, sâu sắc, hoài
cổ.ĐỌc thơ Hồ Xuân Hương, ta thấy một người phụ nữ có cá tính góc cạnh, sắc sảo.Đọc thơ
Nguyễn Du, ta thấy một tấm lòng nhân đạo lớn, thiết tha yêu người, nhiều lần nhỏ nước mắt
khóc thương cho số phận con người. Thơ Đỗ Phủ và đời Đỗ Phủ mang vẻ trầm hùng, bi thiết.
Thơ Lí Bạch và đời Lí Bạch toát lên sự tự do, phóng khoáng…CÓ thể nói, thơ là gương mặt
riêng của mỗi con người.Vì vậy, việc tìm hiểu cá tính, khí chất, cuộc đời thi nhân có ý nghĩa
quan trọng để hiểu nội dung tác phẩm.Tình cảm mang tính cá thể hóacũng là một yếu tố làm
nên diện mạo riêng không thể trộn lẫn của mỗi hồn thơ.
- Cái tôi trong thơ là cái tôi thứ hai của tác giả, không phải cái tôi đời thường, không trùng
khít, đồng nhất với con người ngoài đời của tác giả. Do sống trong thế giới sáng tạo của nhà
thơ nên nhân vật trữ tình được tự do biểu hiện, ít bị ràng buộc như tác giả ngoài đời. Ta không
nên hoàn toàn bám vào tiểu sử của nhà thơ để cắt nghĩa thơ mà cần lí giải thơ như một giá trị
nghệ thuật độc lập thể hiện trong văn bản.
- Tình cảm trong thơ mang tính cá thể hóa nhưng không phải là tình cảm cá nhân mà là
tình cảm xã hội, nhân loại.Lời thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư nhưng lại có
ý nghĩa khái quát về con người, xã hội, nhân loại, có giá trị thẩm mĩ và giá trị nhân văn sâu sắc,
đủ làm nền tảng cho sự thông cảm lẫn nhau và phát triển đời sống nội tâm phong phú của con
người.
VD. Tự tình II – Hồ Xuân Hương.
Nỗi cô đơn, trơ trọi, niềm khát vọng hạnh phúc và cả những phẫn uất, phản kháng của nhân vật
trữ tình trong bài thơ không phải là tình cảm của một cá nhân nhà thơ mà tiêu biểu cho tình cảm
của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, những người là nạn nhân của chế độ nam
quyền. Đó là tiếng nói chung của những người phụ nữ đương thời. Có như vậy, tác phẩm mới
có sức sống lâu bền.
-

So sánh cái tôi trữ tình trong thơ trung đại và thơ hiện đại.

+ Trong thơ Trung đại, nhà thơ thường giấu chữ “tôi” để người này và người khác dễ hòa

với nhau. Thơ Trung đại thường đề cao chữ “ta”, chỉ có một số ít tác giả đề cập đến chữ
“tôi”
VD. Nguyễn Du – Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Hồ Xuân Hương – Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
N.C.T – Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
+ Trong Thơ mới: Cái tôi là một nguyên tắc cơ bản. Nhà thơ nào cũng đặt nhiệm vụ cho
mình là đi tìm và biểu hiện cái tôi
VD. Xuân Diệu:
Tôi là con nai bị chiều đánh lưới….bóng tối


Tôi là con chim đến từ núi lạ / Ngửa cổ hót chơi.
Thế Lữ: Tôi là khách bộ hành phiêu lãng
Chế Lan Viên: Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh…
Hàn Mặc Tử: Tôi vẫn còn đây hay ở đâu….trời sâu?
2.

Ý thơ và tứ thơ.

* Ý thơ là ý nghĩa mà văn bản thơ muốn biểu đạt. Ý thơ thường không được thông báo
trực tiếp, đầy đủ qua lời thơ mà do tứ thơ, do giọng điệu, hình ảnh, biểu tượng thơ gợi lên.
* Tứ thơ là hình thức đặc biệt để biểu hiện ý thơ. Tứ thơ có thể là một hình ảnh tượng
trưng, là các quan hệ đối thoại, song hành… của các nhân vật, hình ảnh.Nên, cùng một ý thơ
nhưng các tác giả khác nhau ở những tác phẩm khác nhau có thể lựa chọn tứ thơ khác nhau.
VD. Cùng thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu nhưng ca dao có bài chọn cách nói giấc ngủ không
yên vì nhớ người yêu: “Đêm nằm lưng chẳng tới giường….gặp anh”; có bài chọn cách nói ra bờ
ao, ngắm cảnh vật mà nhớ người yêu: “Đêm qua ra đứng bờ ao…..sao mờ”; có nhà thơ chọn
cách nói nhớ người yêu cả trong giấc mơ: “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”.
VD. Cùng thể hiện lòng yêu nước, có tác giả chọn cách nói cảm thấy thẹn khi nghe người đời
nhắc chuyện Vũ Hầu, thể hiện ý thức trách nhiệm trước thời cuộc: “Công danh nam tử….Vũ

Hầu”; có người chọn cách nói đêm đêm mài gươm dưới ánh trăng, chờ đợi thời cơ ra giúp đời
giúp nước: “Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma”.
-

-

Tứ thơ có tứ toàn bài (Tiến sĩ giấy, Hầu Trời, Độc Tiểu Thanh kí..), có tứ từng câu, từng
khổ. VD. Công danh nam tử còn vương nợ / Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu (Nói
chuyện cảm thấy thẹn khi nghe người đời kể chuyện Vũ Hầu là để thể hiện ý muốn tạo
dựng công danh sự nghiệp sánh ngang với Vũ Hầu);
Tứ thơ là một đặc điểm quan trọng để phân biệt thơ và văn xuôi. Nếu văn xuôi xây dựng
kết cấu tác phẩm (tác phẩm tiến triển theo một trình tự nhất định) để thể hiện tư tưởng
của nhà văn thì thơ xây dựng tứ thơ để thể hiện cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ.

*. Tứ thơ được tạo dựng nhờ trí tưởng tượng.
- Mọi nghệ thuật đều cần đến tưởng tượng. Nhờ có trí tưởng tượng, tác giả có thể sáng tạo
những hình tượng nghệ thuật để truyền tải tư tưởng, bộc lộ cảm xúc. Trong văn học, ngay cả
một thể loại yêu cầu cao về tính chân thực như thể loại kí cũng cần đến hư cấu, tưởng
tượng.VD. Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng.Trong thơ ca, tưởng tượng có vai trò rất quan
trọng.Nếu tình cảm là sinh mệnh của thơ thì tưởng tượng là đôi cánh của thơ.Tưởng tượng là
hoạt động tâm lí phân giải, tổ hợp các biểu tượng đã có để tạo ra hình tượng hoàn toàn
mới.Bằng tưởng tượng, nhà thơ có thể sáng tạo nên tứ thơ, tạo nên những hình ảnh, biểu
tượng không chỉ hay, đẹp mà còn mới lạ, độc đáo để thể hiện những rung động tinh tế, vi
diệu của tâm hồn.Có thể nói, trong thơ ca, phạm vi của tưởng tượng được mở rộng hơn cả,
sức mạnh của tưởng tượng được phát huy triệt để hơn cả.


-

VD. Ước gì sông rộng một gang / Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

Sông rộng một gang, cầu dải yếm là sản phẩm của trí tưởng tượng, thể hiện niềm khát
khao hạnh phúc, khát khao gắn bó của một cô gái đang yêu.
VD. Quốc thù vị báo đầu tiên bạch / Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma.
Hình ảnh một vị lão tướng đêm đêm mài gươm dưới bóng trăng là sản phẩm của trí
tưởng tượng, là hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng, thể hiện sự kiên nhẫn đợi thời của một
người anh hùng yêu nước.
VD. Hầu trời. Tản Đà tưởng tượng một cuộc lên Trời, đọc thơ cho Trời nghe, được Trời
và chư tiên khen, đánh giá cao. Qua đó, tác giả thể hiện thái độ tự tin, tự đề cao tài năng
văn chương của mình. Đó là một lối sống ngông của thi sĩ Tản Đà.
Thơ không xây dựng những hình tượng khách thể như nhân vật trong truyện hay kịch, kí
mà xây dựng hình tượng của bản thân dòng ý thức, cảm xúc đang diễn ra, vì thế tưởng
tượng trong thơ chủ yếu là liên tưởng, giả tưởng, huyễn tưởng.

+ Liên tưởng là hoạt động tâm lí, từ việc này, người này mà nghĩ tới việc khác, người khác.
VD.Vầng trăng ai xẻ làm đôi / Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
Hình ảnh vầng trăng xẻ làm đôi là hình ảnh tưởng tượng, gợi liên tưởng đến tình cảnh chia
ly, cách biệt giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh.
VD. Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư.
Câu thơ nói đến sự biến đổi của cảnh đẹp Tây Hồ, xưa là hoa uyển mà nay thành gò hoang,
không còn dấu vết gì của diễm cảnh xưa kia. Sự đổi thay khốc liệt của tự nhiên gợi người
đọc suy ngẫm đến sự biến đổi nghiệt ngã của một kiếp người, của người con gái đẹp từng
sống cạnh Tây Hồ, đó là nàng Tiểu Thanh.
+ Huyễn tưởng: Là cách mượn giấc mơ, ảo giác để biểu hiện cảm xúc. VD. Bài Hầu Trời
của Tản Đà.
+ Hoang tưởng: Tưởng tượng hoang đường, không có trong thực tế. Hoang tưởng xuất hiện
nhiều trong thơ Hàn Mặc Tử. VD: Trăng nằm sõng soãi trên cành liễu / ĐỢi gió đông về để
lả lơi.
-

Tưởng tượng tạo nên những hình ảnh, biểu tượng, mà hình ảnh biểu tượng sẽ góp phần

tạo nên tứ thơ để thể hiện cảm xúc, tư tưởng của tác giả,.Những biểu tượng trong thơ
thường gián đoạn, không liên tục, có nhiều khoảng trống, khoảng trắng. Đó là những
chỗ trống cần thiết cho sự tư duy, xúc cảm và đồng sáng tạo của người đọc. Nối kết
các biểu tượng là mạch cảm xúc của bài thơ.
VD. Đây thôn Vĩ Dạ.
+ Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ lúc bình minh được gợi lên qua các hình ảnh: nắng hàng cau,
vườn, lá trúc, mặt chữ điền. Đó là một bức tranh đẹp tươi, tràn đầy sức sống. Cảnh đẹp
thôn Vĩ là một biểu tượng, thể hiện niềm yêu đời tha thiết, khát khao được trở về với
cuộc sống.


-

-

+ Khổ 2. Cảnh sông nước đêm trăng với những đường nét mơ hồ, huyền ảo, các sự vật
trong trạng thái chia lìa, buồn bã. Cảnh sông nước đêm trăng là một biểu tượng cho sự
chia lìa, ngăn cách, nỗi cô đơn.
+ Khổ 3: Cảnh sương khói xứ Huế. Cảnh vật mờ nhòa, hình ảnh con người mờ ảo, biểu
tượng cho sự mong đợi và hoài nghi về tình đời, tình người.
Nhìn trên bề mặt ngôn từ, những bức tranh được miêu tả trong ba khổ thơ dường như
không có nhiều liên hệ, từ khổ 1 đến khổ 2, sang khổ 3, cảnh có những thay đổi bất ngờ
không báo trước. GIữa các khổ thơ là những khoảng im lặng đầy dư vị. Người đọc cần
lắng lòng suy ngẫm, tìm mạch liên kết ngầm giữa các khổ thơ để hiểu được cảm xúc của
tác giả:Thi sĩ thiết tha yêu đời, khao khát được trở về với cuộc đời nhưng hiện tại đang bị
xa lánh, sống trong nỗi cô đơn, mang mặc cảm chia lìa. Cuộc đời cứ xa dần khỏi tầm tay
với, mờ nhòa, hư ảo dần khiến thi sĩ vừa mong đợi lại vừa hoài nghi về tình người, tình
đời.
Mỗi loại thơ có những loại biểu tượng riêng.
+ Ca dao. Trong ca dao thường bắt gặp những hình ảnh biểu tượng như bờ ao, giếng

nước, bến đò, con đò, con cò..
+ Thơ trung đại: thường gặp các hình ảnh biểu tượng như tùng, cúc, trúc , mai…
+ Thơ lãng mạn: trái tim, đôi môi, đôi mắt, bờ vai, vườn cây, chim hót…
+ Thơ cách mạng: Thường gặp các hình ảnh biểu tượng như cờ đỏ, máu đào, tay súng,
tay cày, mặt trời…
Mỗi nhà thơ cũng có những biểu tượng không lặp lại.
VD. Xuân Diệu
Trong thơ Xuân Diệu, ta thấy có những hình ảnh biểu tượng đặc trưng như ong bướm
tuần tháng mật, tháng giêng ngon như một cặp môi gần, cặp chim chuyền..
VD: Huy Cận
Tràng giang, cồn nhỏ, bến cô liêu, cành củi khô, bèo dạt..
VD: Nguyễn Bính
Trầu, cau, bến, đò, hoa khuê các, bướm giang hồ…
VD: Lưu Trọng Lư
Con nai vàng ngơ ngác…
VD: Hàn Mặc Tử
Trăng, huyết, lệ.
Có thể nói, tưởng tượng càng phong phú độc đáo thì càng sáng tạo nên những tứ thơ độc
đáo, mới lạ để truyền tải ý thơ, làm nên sự hấp dẫn của thơ.
VD. Thanh Thảo. – Đàn ghita của Lorca
3. Ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệt.

Ngôn ngữ trong thơ là ngôn ngữ đã được cách điệu hòa cũng như bước chân trong điệu
vũ so với bước đi thường.Bước đi thường có mục đích chính là di chuyển từ nơi này đến nơi
khác, tính chất nhịp nhàng, duyên dáng, uyển chuyển, đúng nhạc không quan trọng
lắm.Nhưng bước đi trong điệu vũ không phải chỉ để đi mà chủ yếu nhằm diễn tả ý tưởng,
tình cảm, là phương tiện diễn đạt nội dung nghệ thuật. Tùy nội dung khác nhau mà có bước
khoan thai, dìu dặt, có bước thoăn thoát, có bước phân vân. Ngôn ngữ thơ cũng vậy.Ngôn
ngữ thơ không chỉ thực hiện chức năng thông báo, cung cấp thông tin như ngôn ngữ thông
thường mà nhằm thực hiện chức năng truyền cảm, biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất



định.Vì vậy, ngôn ngữ trong thơ được cách điệu hóa, không giống ngôn ngữ thông
thường.Tính cách điệu hóa của ngôn ngữ có những biểu hiện cụ thể sau:
*. Ngôn từ có nhịp điệu
- Sự phân dòng của lời thơ nhằm mục đích tạo thành những đơn vị nhịp điệu. Cuối mỗi dòng
đều là chỗ ngừng của nhịp điệu.Các thể thơ khác nhau lại có cách tạo nhịp điệu khác nhau.
VD: Lục bát (2/2/2/2), Thất ngôn (4/3), Các nhà thơ tài năng thường tìm cách sáng tạo
những nhịp điệu mới lạ để thể hiện tư tưởng, cảm xúc.VD.
+ Tre xanh/ xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa / đã có bờ tre xanh.
+ Ngày qua ngày / lại qua ngày
Lá xanh nhuộm / đã thành cây lá vàng.
+ Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài / nhớ giầu không thôn nào?
*. NGôn từ thơ không có tính liên tục và tính phân tích như ngôn từ văn xuôi, ngược lại
nó có tính nhảy vọt, gián đoạn, tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa.
- Tính nhảy vọt, gián đoạn thể hiện ở chỗ: giữa các dòng thơ (câu thơ), giữa các khổ thơ bề
ngoài tưởng như không liên quan trực tiếp với nhau, không loogic nhưng thực chất chúng
gắn bó chặt chẽ với nhau theo mạch loogic bề sâu (thường là mạch tâm tư, tình cảm của chủ
thể trữ tình).
VD. Tự tình II
Đây thôn Vĩ Dạ.
-

Ngôn từ thơ không phải ngôn từ tuyến tính mà là ngôn từ phức hợp, đôi khi cùng một từ
có thể diễn đạt nhiều hình ảnh, ý nghĩa, tạo nhiều cách hiểu.
VD: Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư / Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Câu thơ nói về sự biến đổi của cảnh đẹp Tây Hồ nhưng cũng đồng thời ngụ ý nói về sự
biến đổi nghiệt ngã của một kiếp người.

VD: Nguyệt cầm
Khổ thơ đầu cùng một lúc vừa nói về trăng, vừa nói về đàn, vừa nói về cảm xúc cơ thể
của chính mình.
VD. Bánh trôi nước – HXH.Bài thơ vừa nói về hình ảnh chiếc bánh trôi vừa nói về vẻ
đẹp và thân phận người phụ nữ.
 Vì thế, khi đọc thơ, cần phải thả hồn theo cảm xúc nương theo mạch tình cảm trong bề
sâu ngôn từ chứ không chỉ tìm mạch logic trên bề mặt ngôn ngữ.
- Do đặc điểm này mà thơ thường sử dụng nhiều phép tu từ (ẩn dụ, hoán dụ…), nhiều
tỉnh lược.., phá vỡ logic kết hợp của ngôn từ để tạo thành những kết hợp mới, bất ngờ
theo nguyên tắc lạ hóa.


VD. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Nắng xuống trời lên sâu chót vót…
*. Ngôn từ thơ giàu nhạc tính với những âm thanh luyến láy, những từ trùng điệp, sự phối
hợp bằng trắc và những cách ngắt nhịp có giá trị gợi cảm.
Nhạc tính trong ngôn ngữ thơ được tạo nên từ sự phối hợp thanh điệu B-T, từ cách gieo vần;
yếu tố âm thanh của từ; Sự trùng điệp của các từ; cách ngắt nhịp có giá trị gợi cảm; cảm xúc
của nhà thơ.
-

-

Em rơi Ba Lan! Mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.
Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn
ĐOạn thơ mang nhạc điệu ngân nga, du dương, bay bổng, thanh thoát nhờ phần lớn các
tiếng đều có thanh bằng (em ơi Ba Lan, tan, sương, tràn…) và thanh trắc cao (tuyết,

trắng, nắng, tiếng), ít thanh trắc thấp (bạch, giọng, vọng). Ba thanh điệu hòa vào nhau
như tiếng nhạc trầm giữa một giai điệu cao chung. Nhạc điệu còn được tạo nên từ sự hiệp
vần của các tiếng trong từng câu và giữa các câu : Ba Lan – tan – tràn – đàn ; bạch dương
– sương ; vọng – giọng ; Nhạc điệu còn được gợi lên từ sự phối hợp của các nguyên âm,
đặc biệt là âm « a » (âm mở) kết hợp với các phụ âm vang (t, tr,) ; Nhạc điệu được tạo
nên từ cách ngắt nhịp sáng tạo, linh hoạt : 2/2/3 ; 3/2/2 ; 2/2/3 ; 4/3.
 Hiệu quả từ sự cấu tạo đặc biệt của ngôn từ :
Nhờ cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt, thơ có thể nói được những điều hết sức lắng đọng, kết
tinh mà nhiều khi văn xuôi không nói được.

VD. Ôi những cánh đồng quê chảy máu…trời chiều.
Những hình ảnh này rất khó diễn tả bằng văn xuôi hoặc nếu viết bằng văn xuôi thì lời văn
phải trải ra rất dài. Trong lời thơ, hai câu trên có sức khêu gợi lớn. Nó diễn tả một cách cô
đọng, tập trung tình cảnh làng xóm, quê hương bị giặc chiếm đóng.
+ Cánh đồng quê chảy máu : Câu thơ gợi những trận càn của giắc trên đồng quê, cảnh giặc
đuổi người, bắn người trên cánh đồng, cảnh những vụ gặt giành từ tay giặc từng hạt thóc,
từng bông lúa và mỗi hạt thóc, mỗi bông lúa đều thấm máu nhân dân, cảnh những người du
kích đổ máu để bảo vệ đồng quê, ruộng lúa, xóm làng… Câu thơ cho thấy tình cảnh đau
thương và tinh thần anh dũng của đồng bào và của quê hương trong chiến đấu.
+ Dây thep gai đâm nát trời chiều. Câu thơ gợi lên ách chiếm đóng nặng nề của giặc, phá nát
cuộc sống yên bình của nhân dân. Câu thơ gợi niềm xót xa, đau đớn.
Thơ kị nhất sự dàn trải, nhạt loãng. Thơ cần nhất lời cạn, ý sâu, nói ít mà gợi nhiều.
. Nhà thơ cổ điển Nga Nê-cra-xôp viết : « Phé


p tắc cần theo một cách kiên trì là làm sao lời thơ chặt chẽ mà ý thơ mênh mông ». Các nhà thơ
phương Đông thường quan niệm : Ý tại ngôn ngoại, ngôn tận nhi ý bất tận. Nhà thơ Liên Xô
hiện đại Ji-khô-nôp cho rằng : thơ là sự « nén chặt năng lượng », năng lượng tư tưởng và cảm
xúc.
. Sóng Hồng : « Thơ có khả năng bao quát sâu rộng không gian và thời gian mà nhiều nghệ

thuật khác không có. Thơ nói việc ngày nay mà gợi chuyện đời xưa, nói chuyện VN mà gợi
chuyện ở TQ, Triều Tiên, Liên Xô, Cu-ba, Mỹ… ; nói chuyện quả đất mà làm cho người xem
nghĩ đến ngày mai, con người sẽ du hành trong vũ trụ và đổ xuống những hành tinh xa lạ trong
hệ thống mặt trời. Cho nên thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng »
. Lưu Trọng Lư : « Thơ tất nhiên k phải là văn xuôi. Thơ là sự sống tập trung cao độ, là cái lõi
của đời sống. Phải đào, phải xới, phải chắt, phải lọc mới ra thơ được… Sự sống phải ủ thành
men và bốc lên trong tâm hồn thi sĩ. Có nhiều bài thơ mà hình như tác giả muốn vét cho sạch,
nói cho cùng, hết nước, hết cái, bật gốc, trơ rễ. Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi.
Nguyễn Du không cạn lời, tả ít mà gợi nhiều, chỉ hé ra một chút mà hiện lên cả thế giới. Thi sĩ
nhiều khi chỉ mở ra mà người đọc sẽ góp phần đóng lại.
Các nhận định trên đều nói lên đặc trưng nổi bật của ngôn ngữ thơ : Ngôn ngữ thơ phải dệt
nên những hình tượng kết tinh, lắng đọng, có sức khêu gợi sâu xa, lâu dài trong tâm tư người
đọc.
-

-

III.

Cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ thơ còn tạo nên một đặc tính nữa là làm cho thơ vừa
có hình vừa có nhạc. thơ là sự tổng hợp của hình và nhạc. Hình của thơ do ý nghĩa
của ngôn từ dựng lên, nhạc của thơ sinh ra từ âm thanh của ngôn ngữ. Hình của thơ
lắng đọng, nhạc của thơ ngân vang. Mỗi lời thơ, khổ thơ, bài thơ cất lên đều vang
nhạc, sáng hình.
Tiểu kết
Đặc trưng nội dung gắn chặt với đặc trưng hình thức của thơ, k thể tách rời. Khi phân
tích thơ, cần bám sát nội dung và hình thức của thơ.
Một số ý kiến :
Trần Thanh Đạm : Thơ là ý lớn, tình sâu trong lời hay tiếng đẹp.
…..

PHÂN LOẠI THƠ


Có nhiều tiêu chí phân loại thơ khác nhau
1.

-

Phân loại theo phương thức biểu hiện : Thơ trữ tình và thơ tự sự.
Phân loại theo hình thức tổ chức ngôn từ : Thơ luật và thơ tự do.
Phân loại theo loại hình nội dung : Thơ sử thi (tụng ca), thơ thế sự, thơ đời tư.
Thơ trữ tình và thơ tự sự.
a. Thơ trữ tình.
*. Nhân vật trữ tình
- Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ.
Nhân vật trữ tình không có tiểu sử, diện mạo, hành động, lời nói cụ thể nhưng được thể
hiện qua giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ. Qua những dòng thơ, ta như gặp tâm
hồn người.
VD. Nhân vật trữ tình trong bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ
duyên phận hẩm hiu, một mình trong đêm khuya, cô đơn và khát khao hạnh phúc.
Nhân vật trữ tình là người sống trong thế giới nghệ thuật nên về một chừng mực nào đó
cũng có suy nghĩ, hành động tương tự như các nhân vật khác.

VD :
-

-

Các kiểu nhân vật trữ tình : 2 kiểu
+ Nhân vật trữ tình biểu hiện trực tiếp cái tôi thứ hai của tác giả.

VD : Bài Tự tình II, bài Lấy chồng chung : Nhân vật trữ tình là biểu hiện trực tiếp cái tôi
thứ hai tác giả
+ Nhân vật trữ tình là cái tôi « nhập vai » trữ tình.
VD : Bài Truyện Kiều : Nhân vật trữ tình là cái tôi nhập vai
VD. Đặng Trần Côn nhập vai người chinh phụ trong « Chinh phụ ngâm ».
 Thế giới trữ tình không chỉ hạn hẹp trong một cá nhân nhà thơ mà là một cấu trúc mở
vô hạn, có khả năng đề cập đến rất nhiều vấn đề, nhiều con người và số phận ngoài
tiểu sử cá nhân nhà thơ.
Phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình.
+ Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, là nguyên nhân
trực tiếp khơi gợi nguồn tình cảm của tác giả. VD : Lượm, mẹ Tơm, mẹ Suốt, Tiểu
Thanh, ông đồ…
+ Nhân vật trữ tình là chủ thể của những tình cảm, suy nghĩ, cảm xúc trong bài thơ.
Giữa nhân vật trong thơ trữ tình và nhân vật trữ tình có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ :
Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng gợi cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình. Liên
kết, sâu chuỗi các suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trữ tình, ta có thể hình dung được đặc
điểm của nhân vật trong thơ trữ tình.
VD. Bài Đọc Tiểu Thanh kí.
+ Nhân vật trong thơ trữ tình : nàng Tiểu Thanh
+ Nhân vật trữ tình : cái tôi tác giả, một cái tôi dễ đồng cảm đã xúc động trước cuộc đời,
số phận của nàng Tiểu Thanh.
+ Nàng Tiểu Thanh là đối tượng làm nảy sinh tình cảm, suy nghĩ của nhân vật trữ tình.
Nhân đọc bản di cảo còn sót lại của nàng Tiểu Thanh, tác giả xúc động và cảm thương
cho một kiếp người tài hoa bạc mệnh, từ đó đồng cảm với nỗi bất hạnh của những kiếp
tài tử, phong lưu nói chung và tự thương cho chính mình.


-

IV.

2.
a.

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình giúp ta hình dung cụ thể hơn về cuộc
đời, số phận của nàng Tiểu Thanh. « Son phấn ….lụy phần dư ». Tiểu Thanh là một
người con gái có nhan sắc (son phấn), có tài năng (văn chương) nhưng cuộc đời bất hạnh
(chôn vẫn hận, đốt còn vương).
Đặc điểm của nhân vật trữ tình :
+ Nhân vật trữ tình thường là hiện thân của tác giả. Qua thơ, ta có thể biết những chi tiết
thoáng qua về tiểu sử, cuộc đời, những trãi nghiệm, tài năng…của tác giả.
VD : Bài « Đò Lèn » của Nguyễn Duy.
Bài thơ giúp ta hình dung về tuổi thơ của Nguyễn Duy ở làng quê, gắn liền với hình ảnh
người bà.
« Thuở nhỏ….ăn trộm nhãn chùa Trần ».
Thơ trữ tình luôn cho thấy một con người cụ thể, có cá tính, có quan niệm và những
nỗi niềm riêng. Thơ trữ tình bao giờ cũng mang lại sự thật về đời sống tâm hồn của
những cá nhân trong các tình huống đời sống và xung đột xã hội cụ thể.
+ Nhân vật trữ tình còn là người đại diện cho một lớp người, một giai cấp, một dân tộc để
phát biểu.
VD : Tự tình II. Lời của người phụ nữ trong bài thơ cũng là lời của biết bao phụ nữ trong
xã hội phong kiến.
+ Tính chất tiêu biểu và khái quát của những cảm xúc làm nên ý nghĩa của nhân vật trữ
tình. Đó là tính chân thật, khách quan, điển hình và lịch sử của nhân vật trữ tình. (vì
những cảm xúc., tâm trạng, suy nghĩ của nhà thơ phải có nguồn gốc từ xã hội và tiêu biểu
chi nhiều người trong 1 thời kì nhất định). Đó cũng là con đường mở ra để kết nối bài thơ
với ngàn vạn trái tim của đông đảo bạn đọc.
*. Phân loại thơ trữ tình
- Thơ trữ tình trường thiên : ngâm khúc, trường ca
- Thơ trữ tình ngắn : Những bài thơ trữ tình còn lại.
b. Thơ tự sự.

- Thơ tự sự là loại thơ có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh với các nhân
vật, sự kiện, diễn biến trong không gian, thời gian
- Các loại thơ tự sự :
+ Sử thi :
+ Truyện thơ :
+ Thơ ngụ ngôn :
Thơ tự sự là một thể loại phổ biến trên thế giới.
Thơ tự sự cũng có tính trữ tình rất cao.
Thơ kịch.
Thơ kịch được viết ra có thể để diễn nhưng chủ yếu là để đọc. Lời thoại của mỗi nhân vật
nói chung là một khúc trữ tình hoặc một dòng triết lí nhân sinh.
TP tiêu biểu :
Thơ luật và thơ tự do.
Một số thể thơ luật cơ bản.

*. Thất ngôn bát cú : Là thể thơ Đường luật hoàn chỉnh nhất.
- Về hình thức. Thơ ĐL quy định chặt chẽ về vần, đối, niêm, luật, bố cục.
+ Vần : Bài thơ có 8 dòng, có 5 vần gieo ở cuối các dòng 1, 2, 4, 6, 8.


+ Đối : Đặt hai dòng sóng đôi sao cho cân xứng hoặc đối chọi. Dòng 3-4 và 5-6 bắt buộc
phải đối nhau.
+ Luật : Sắp xếp các thanh bằng, trắc cố định trong các dòng. Nhất, tam, ngũ bất luận ; Nhị,
tứ, lục phân minh.
+ Niêm : Sự phối hợp cùng thanh điệu bằng trắc của từ thứ hai trong các cặp câu 1 và 8, 2 và
3, 4 và 5, 6 và 7.
+ Bố cục : Thường chia thành các phần : đề, thực, luận, kết.
-

Về nội dung : Thơ luật là kết quả của một cái nhìn cân đối, chặt chẽ, nghiêm trang, mực

thước về cuộ\c đời. Do đó, hình ảnh trong thơ ĐL thường trang nhã, thanh cao, mĩ lệ, cầu
kì, nhiều điển cố.

*. Tứ tuyệt
- Gồm hai loại : cổ tuyệt và luật tuyệt.
- Thơ tứ tuyệt ĐL nhỏ gọn, xinh xắn, hàm súc, thường hướng tới tính khái quát cao. Câu kết
thường mang giá trị đúc kết như những chân lí, nâng cao tầm vóc phổ quát của bài thơ.
- Thơ tứ tuyệt rất chú trọng kết caausm thường sử dụng kết cấu đối lập, câu thứ ba thường
có bước chuyển đột ngột về ý.
- Thơ tứ tuyệt thường dùng những hình ảnh, tứ thơ truyền thống nên tính biểu trưng của tứ
tuyệt cao, tạo trường liên tưởng và gợi cảm mạnh.
- Nhịp điệu bài thơ ít có những đột biến bất ngờ, tốc độ lưu chuyển của các sự kiện và hình
ảnh chậm nên bài thơ thường ở trạng thái tĩnh như một bức ảnh.
VD
*. Lục bát.
-

Lục bát là một thể thơ lâu đời của dân tộc, vốn là hình thức thơ ca truyenf miệng dân
gian.
Đặc điểm :
+ Số chữ : 6/8, đôi khi có trường hợp biến thể
+ Nhịp. Thường ngắt nhịp 2/2/2 và 2/2/2/2, nhưng có thể có những biến hóa bất ngờ với
các nhịp 3/5, 5/1, 4/4, 3/3… nên có thể diễn tả được mọi vận động tinh vi của đời sống.
+ Câu thơ lục bất thuận tiện cho việc sử dụng các phép sóng đôi, đối ngẫu nên thể loại
lục bát dù có nguồn gốc dân gian song vẫn có thể đạt tới trình độ uyên bác cao.
+ Tốc độ luân chuyển nội dung nhanh hơn so với thơ song thất lục bát, chỉ hai câu đã có
thể diễn tả trọn vẹn một ý tính, một bức tranh đời sống.
+ Lục bát có thể dùng để trữ tình hoặc tự sự, tác phẩm lục bát có thể dài đến ngàn câu với
các sự kiện, cốt truyện, nhân vật..được triển khai trong mọi tầng bậc không gian, thời
gian.

VD


*. Song thất lục bát
- Là một thể thơ dân tộc.
- Thể thơ này mang tính nhạc cao do sử dụng nhiều tiểu đối, bình đối, đối cách đoạn,
ngôn ngữ sóng đôi, láy đi láy lại làm lời thơ réo rắt, tầng tầng lớp lớp, mạch cảm xúc
xoắn xuýt, tuôn trào như thác đổ. VÌ vậy, người ta thường dùng song thất lục bát như loại
trữ tình trường thiên với những tâm trạng phức tạp, phong phú, triền miên…
- Tốc độ lưu chuyển chậm nên k thích nghi với kể chuyện, thường dùng để diễn tả tâm
trạng.
b. Thơ tự do.
- Thơ tự do là loại thơ không có quy định bắt buộc về số câu, số chữ trong câu, về vần,
bằng trắc, nhịp điệu.
- Thơ tự do đề cao yếu tố cảm xúc, trữ tình, thường để cảm xúc chi phối mạch thơ nên
nhịp thơ và số lượng chữ trong câu biến hóa linh hoạt.
- Thơ tự do VN đạt được thành tựu lớn với phong trào Thơ mới và thơ ca cách mạng.
VD.
c.. Thơ văn xuôi.
- Thơ văn xuôi là thơ viết bằng văn xuôi, không phân dòng, không có vần. Chất thơ của
thơ văn xuôi được tạo nên bởi cấu tứ giàu sức gợi, bất ngờ, có tính triết lý.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×