Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu bào chế phytosome quercetin bằng phương pháp bốc hơi dung môi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 69 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐÀO BÁ HOÀNG TÙNG
Mã sinh viên: 1101578

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
PHYTOSOME QUERCETIN BẰNG
PHƢƠNG PHÁP BỐC HƠI DUNG MÔI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2016


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐÀO BÁ HOÀNG TÙNG
Mã sinh viên: 1101578

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
PHYTOSOME QUERCETIN BẰNG
PHƢƠNG PHÁP BỐC HƠI DUNG MÔI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. TS. Vũ Thị Thu Giang
2. Th.S. Nguyễn Hồng Trang
Nơi thực hiện:
Bộ môn bào chế


HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới: TS.Vũ Thị Thu Giang là
ngƣời cô giáo đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi cũng xin chân trọng cảm ơn ThS Nguyễn Hồng Trang về những chỉ bảo và
định hƣớng của cô cho đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Phạm Thị Minh Huệ cùng toàn thể các
thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên bộ môn Bào chế - Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội,
những ngƣời đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong ban giám hiệu, các
phòng ban và cán bộ nhân viên Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, những ngƣời đã dạy bảo
tôi trong suốt 5 năm học tập tại trƣờng.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè những ngƣời đã động
viên, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và làm khóa luận.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Đào Bá Hoàng Tùng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................... 2
1.1.

Quercetin ............................................................................................................ 2


1.1.1.

Nguồn gốc .................................................................................................... 2

1.1.2.

Công thức hóa học ....................................................................................... 2

1.1.3.

Tính chất lý hóa ........................................................................................... 2

1.1.4.

Tác dụng dƣợc lý ......................................................................................... 3

1.1.5.

Dƣợc động học ............................................................................................. 4

1.1.6.

Chỉ định........................................................................................................ 4

1.1.7.

Tác dụng không mong muốn ....................................................................... 4

1.1.8.


Liều dùng ..................................................................................................... 4

1.1.9.

Một số chế phẩm chứa quercetin lƣu hành trên thị trƣờng .......................... 4

1.2.

Phytosome .......................................................................................................... 5

1.2.1.

Khái niệm phytosome .................................................................................. 5

1.2.2.

Thành phần cấu tạo phytosome ................................................................... 5

1.2.3.

Ƣu nhƣợc điểm ............................................................................................ 6

1.2.4.

Phƣơng pháp đánh giá tƣơng tác giữa dƣợc chất và phospholipid trong

phytosome ................................................................................................................. 7
1.2.5.
1.3.


Đánh giá một số đặc tính của phytosome .................................................. 10

Bào chế phytosome ........................................................................................... 11

1.3.1.

Bào chế phức hợp phytosome thô bằng phƣơng pháp bốc hơi dung môi . 11


1.3.2.
1.4.

Phƣơng pháp làm giảm và đồng nhất kích thƣớc phytosome .................... 11

Một số nghiên cứu về Phytosome .................................................................... 12

1.4.1.

Một số nghiên cứu về phức hợp phytosome của các dƣợc chất khác........ 12

1.4.2.

Một số nghiên cứu về phytosome quercetin .............................................. 13

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 15
2.1.

Đối tƣợng nghiên cứu, nguyên vật liệu, phƣơng tiện nghiên cứu .................... 15

2.2.


Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 16

2.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 16

2.3.1.

Phƣơng pháp bào chế phytosome quercetin .............................................. 16

2.3.2.

Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng quercetin trong phytosome bằng

phƣơng pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) .................................................... 17
2.3.3.

Phƣơng pháp xác định độ tan của quercetin và phytosome quercetin ....... 18

2.3.4.

Phƣơng pháp siêu âm làm giảm và đồng nhất kích thƣớc tiểu phân ......... 18

2.3.5.

Đánh giá tƣơng tác giữa quercetinvà phospholipid trong phức hợp

phytosome ............................................................................................................... 18
2.3.6.


Phƣơng pháp đánh giá một số đặc tính của phytosome quercetin ............. 19

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................. 21
3.1.

Xây dựng và thẩm định phƣơng pháp định lƣợng quercetin bằng HPLC ........ 21

3.1.1.

Độ đặc hiệu ................................................................................................ 21

3.1.2.

Khảo sát tính tƣơng thích của hệ thống sắc kí ........................................... 21

3.1.3.

Tính tuyến tính ........................................................................................... 22

3.1.4.

Độ lặp lại .................................................................................................... 22


3.1.5.

Độ đúng...................................................................................................... 23

3.2.


Độ tan của quercetin trong các môi trƣờng khác nhau ..................................... 24

3.3.

Bào chế phytosome quercetin với nguyên liệu lecithin.................................... 25

3.3.1.

Khảo sát một số thông số của quy trình bào chế phytosome quercetin với

nguyên liệu lecithin ................................................................................................. 26
3.3.2.
3.4.

Nghiên cứu phƣơng pháp làm giảm kích thƣớc tiểu phân phytosome ...... 29

Bào chế phytosome quercetin với phosphatidyl cholin đậu nành hydrogen

hóa…… ....................................................................................................................... ..32
3.4.1.

Ảnh hƣởng của nhiệt độ hydrat hóa........................................................... 32

3.4.2.

Ảnh hƣởng của tỷ lệ mol dƣợc chất:phospholipid tới các đặc tính của

phytosome quercetin................................................................................................ 33
3.4.3.


Đánh giá khả năng giải phóng dƣợc chất của phức hợp phytosome ......... 37

3.4.4.

Chứng minh khả năng tạo phức hợp giữa quercetin và phospholipid trong

phytosome ............................................................................................................... 38
3.5.

Bàn luận ............................................................................................................ 43

3.5.1.

Về xây dựng công thức và quy trình bào chế phức hợp ............................ 43

3.5.2.

Phƣơng pháp đánh giá phức hợp ............................................................... 44

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................................... 47


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ/cụm từ đầy đủ

TT

Viết tắt


1

DC

Dƣợc chất

2

DSC

Phân tích nhiệt quét vi sai (Differential Scanning Calorimetry)

3
4

5

1

H-NMR

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân hydro đồng vị 1H

HPLC
Sắc kí lỏng hiệu năng cao (high performance liquid chromatography)
HSPC

Phosphatidylcholin đậu nành hydrogen hóa (Hydrogenated Soy
Phosphatidylcholin)


6

IR

7

KTTP

Kích thƣớc tiểu phân

8

NSX

Nhà sản xuất

9

PDI

Chỉ số đa phân tán (Polydispersity Index)

P-NMR

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân đồng vị 31P

11

SEM


Kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscope)

12

TEM

Kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscope)

13

TLTK

Tài liệu tham khảo

14

XRD

Phổ nhiễu xạ tia X (X-ray Diffraction)

15

Zaverage

Kích thƣớc tiểu phân trung bình

10

31


Phổ hồng ngoại (Infared)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số chế phẩm chứa quercetin lƣu hành trên thị trƣờng.............................. 4
Bảng 2.1. Nguyên liệu .................................................................................................... 15
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính tƣơng thích của hệ thống sắc ký ................................. 21
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính lặp lại của hệ thống sắc kí........................................... 22
Bảng 3.3. Bảng kết quả khảo sát độ đúng của hệ thống sắc kí ...................................... 23
Bảng 3.4. Độ tan của quercetin trong các môi trƣờng khác nhau .................................. 24
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá độ tan của phức hợp đƣợc bào chế .................................... 26
Bảng 3.6. Kích thƣớc tiểu phân và phân bố kích thƣớc tiểu phân của hỗn dịch
phytosome quercetin bào chế với các nhiệt độ hydrat hóa khác nhau ........................... 27
Bảng 3.7. Một số đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin đƣợc siêu âm trong các
khoảng thời gian khác nhau ........................................................................................... 30
Bảng 3.8. Kích thƣớc tiểu phân và phân bố kích thƣớc tiểu phân của hỗn dịch
phytosome bào chế ở nhiệt độ hydrat hóa khác nhau .................................................... 32
Bảng 3.9. Một số đặc tính của phức hợp bào chế với tỷ lệ mol quercetin:HSPC khác
nhau ................................................................................................................................ 33
Bảng 3.10. Độ tan của phytosome quercetin trong môi trƣờng nƣớc khi thay đổi tỷ lệ
quercetin:HSPC .............................................................................................................. 34
Bảng 3.11. Số sóng gốc –OH trong phân tử quercetin, gốc N+(CH3)3, (RO)2PO2- trong
phân tử HSPC của các mẫu ............................................................................................ 39


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Cấu trúc hóa học của phân tử quercetin ............................................................ 2
Hình 1.2. Cấu trúc của phytosome ................................................................................... 5
Hình 1.3. Cấu trúc phân tử của phosphatidylcholin đậu nành hydrogen hóa .................. 6
Hình 1.4. Phổ 31P-NMR chất rắn của một số dạng phospholipid trong phức hợp ........... 9

Hình 3.1. Đƣờng chuẩn quercetin trong methanol ......................................................... 22
Hình 3.2. Ảnh hƣởng của nhiệt độ hydrat hóa tới kích thƣớc tiểu phân và phân bố kích
thƣớc tiểu phân hỗn dịch phytosome ............................................................................. 27
Hình 3.3. Ảnh hƣởng của thời gian hydrat hóa đến đặc tính của hỗn dịch phytosome . 28
Hình 3.4. Một số đặc tính của hỗn dịch phytosome bào chế với tốc độ quay khác nhau
........................................................................................................................................ 29
Hình 3.5. Ảnh hƣởng của thời gian siêu âm đến kích thƣớc tiểu phân và phân bố kích
thƣớc tiểu phân của hỗn dịch phytosome quercetin ....................................................... 30
Hình 3.6. Kích thƣớc tiểu phân, phân bố kích thƣớc tiểu phân của hỗn dịch phytosome
đƣợc bào chế với tỷ lệ quercetin:HSPC khác nhau ........................................................ 33
Hình 3.7. Sơ đồ quy trình bào chế hỗn dịch phytosome quercetin ................................ 36
Hình 3.8. Khả năng giải phóng dƣợc chất của bột quercetin dihydrate, phytosome
quercetin bào chế với lecithin và phytosome quercetin bào chế với HSPC ................. 37
Hình 3.9. Phổ IR của quercetin dihydrat, phosphatidyl cholin đậu nành hydrogen hóa,
hỗn hợp vật lý dƣợc chất-phospholipid, và phytosome quercetin ................................. 38
Hình 3.10. Phổ 1H-NMR đoạn 9-13 ppm của quercetin và phytosome quercetin ........ 40
Hình 3.11. Kết quả phân tích nhiệt quét vi sai của phospholipid, quercetin và
phytosome ...................................................................................................................... 41
Hình 3.12. Phổ nhiễu xạ tia X của quercetin dihydrat, phospholipid và phytosome
quercetin ......................................................................................................................... 42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quercetin là một flavonoid thƣờng gặp trong tự nhiên và có nhiều tác dụng sinh học
có lợi đã đƣợc nghiên cứu nhƣ : tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thƣ,
trị bệnh gout, một số bệnh về mắt… Tuy vậy, ứng dụng trong ngành dƣợc của
quercetin cho đến nay còn hạn chế do dƣợc chất này ít tan trong nƣớc dẫn đến khó
đƣợc hấp thu vào cơ thể và sinh khả dụng thấp.

Nhằm khắc phục hạn chế này, nhiều công trình nghiên cứu đã thực hiện theo các
hƣớng khác nhau nhƣ: bào chế chế phẩm dƣới dạng tiểu phân nano, tạo phức hợp với
cyclodextrin… Một trong những phƣơng pháp đƣợc tập trung nghiên cứu trong những
năm gần đây đó là tạo phức hợp phytosome giữa quercetin và phospholipid, với nhiều
ƣu điểm nhƣ: độ bền cao, khả năng nạp thuốc tốt, tăng thời gian lƣu thông của thuốc
trong hệ tuần hoàn, tăng khả năng thấm nội bào, tăng hấp thu dƣợc chất qua da và có
khả năng dƣỡng da của phosphatidylcholin…
Để góp phần bƣớc đầu ứng dụng công nghệ phytosome cho các dƣợc chất ít tan có
nguồn gốc dƣợc liệu, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế phytosome
quercetin bằng phƣơng pháp bốc hơi dung môi” với hai mục tiêu chính :
-

Bào chế đƣợc phytosome quercetin bằng phƣơng pháp bốc hơi dung môi.

-

Đánh giá một số chỉ tiêu chất lƣợng của hỗn dịch chứa phức hợp phytosome
quercetin.


2

1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Quercetin
1.1.1. Nguồn gốc
Quercetin là một flavonoid, đƣợc phát hiện đầu tiên ở dạng aglycon của quercitrin
có trong vỏ cây Quercus tinctoria. Trong tự nhiên, quercetin phân bố rất rộng rãi và

đƣợc tìm thấy ở cả dạng tự do và glycoside, chẳng hạn dạng 3-glucoside tìm thấy trong
ngô, hoa hòe … Dạng tự do có trong lá hành, trà xanh, trà đen…
1.1.2. Công thức hóa học
-

Danh pháp IUPAC: 2-(3,4-dihydroxyphenyl)-3,5,7-trihydroxy-4H-chromen-4-

one [24].
-

Một số tên khác: Quercetin, Sophoretin, Meletin, Xanthaurin, Quercetol,

Quercitin, Quertin.
-

Công thức phân tử:C15H10O7

-

Phân tử khối: 302,23 g/mol

Hình 1.1 Cấu trúc hóa học của phân tử quercetin
1.1.3. Tính chất lý hóa




Lý tính:
-


Bột kết tinh màu vàng xanh, hình kim.

-

Bình thƣờng tồn tại ở dạng dihydrat, trở nên khan ở 95-97oC.

-

Nhiệt độ nóng chảy 316-317oC.

-

Độ tan: Ít tan trong nƣớc và ether, dễ tan trong aceton và ethanol [24].

Hóa tính:
-

Tính oxy hóa: Trong môi trƣờng pH = 2, quercetin bị oxy hóa bởi H2O2 tạo ra

quinon [13].


3

-

Tính acid yếu: Quercetin trong dung dịch ammonic có màu vàng sáng [4].

-


Phản ứng thế: Các flavonoid dễ tham gia phản ứng thế hơn so với benzene.

-

Phản ứng diazo hóa và azo hóa: Thƣờng sử dụng để phát hiện flavonoid trên sắc

kí đồ. Thuốc thử là các amin thơm nhƣ acid sulfanilic, benzidin, p-nitroanilin [8].
-

Phản ứng Shinoda: Trong môi trƣờng HCl, quercetin bị khử bởi Mg tạo thành

dẫn chất màu cyaniding chlorid [3].
1.1.4. Tác dụng dƣợc lý
Quercetinlà một flavonoid có hoạt tính sinh học đa dạng.
-

Tác dụng chống oxy hóa: Quercetin là một trong những flavonoid có hoạt tính

mạnh nhất trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do oxy hóa. Cơ chế chống oxy
hóa của quercetin có thể là thu thập gốc tự do, ức chế sự peroxi hóa lipid và tạo phức
chelat với ion kim loại [22], [26]. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh
quercetin bảo vệ cơ thể khỏi tác dụng oxy hóa quang học của tia UVB, UVA theo cơ
chế làm giảm enzym chống oxy hóa do phơi nhiểm UVB, UVA gây ra, giảm lƣợng
malondialdehyd, chống viêm…. [18], [26].
-

Ức chế quá trình sinh tổng hợp chất màu melanin trên da: Quercetin ức chế hoạt

động của enzym tyrosinase, enzym đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng
hợp chất màu melanin. Do đó, dƣợc chất này đƣợc sử dụng khá phổ biến trong mỹ

phẩm và dƣợc phẩm để điều trị các bệnh về da và làm đẹp da [9].
-

Chống dị ứng: Quercetin ức chế mạnh sự giải phóng histamin từ tế bào ƣa base

[2].
-

Tác dụng chống viêm: Quercetin làm giảm hiện tƣợng phù bàn chân do

albumin, histamin, serotonin gây nên cũng nhƣ làm giảm triệu chứng sƣng khớp khuỷu
do enzym hyaluronidase [2].
Ngoài ra, quercetin còn nhiều tác dụng khác nhƣ kìm hãm sự phát triển tế bào
ung thƣ, kháng nấm phổ rộng, ức chế vi khuẩn Gram (+), ức chế virus HIV, chống
nhiễm và chống sao chép đối với một số loại virus nhƣ virus á cúm, virus HSV, chống
kết tập tiểu cầu, điều trị bệnh gout, ngăn chặn các biến chứng của bệnh đái tháo đƣờng
[5], [9], [16], [22].


4

1.1.5. Dƣợc động học
Quercetin kém hấp thu qua đƣờng tiêu hóa. Trong huyết tƣơng, 98% quercetin
liên kết với protein, và đƣợc tìm thấy ở dạng liên hợp với acid glucuronic, sulfat và
methyl trong khi hầu nhƣ không có dạng tự do. Quercetin và dạng liên hợp của nó
đƣợc chuyển đến gan và từ gan có thể phân bố khắp các mô trong cơ thể nhờ các
albumin trong huyết tƣơng. Thời gian bán thải của quercetin trong cơ thể là
t1/2 = 25 giờ. Chế độ ăn giàu mỡ, chất béo làm tăng sinh khả dụng và kéo dài thời gian
thải trừ quercetin [14], [16].
1.1.6. Chỉ định

Phòng và điều trị bệnh dị ứng, một số loại ung thƣ (tuyến tiền liệt, dạ dày, ruột
kết…), các biến chứng của bệnh đái tháo đƣờng, bệnh tim mạch, bệnh gout, bệnh về
mắt (đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng ) [22].
1.1.7. Tác dụng không mong muốn
Rất ít xảy ra các tác dụng không mong muốn, thƣờng gặp một số tác dụng phụ:
Đau đầu, dị cảm ( nhƣ ngứa chân, tay .. ), khó thở, có thể gây suy thận ở liều rất
cao [22].
1.1.8. Liều dùng
Lƣợng 15-40 mg quercetin mỗi ngày từ nguồn rau và quả. Đối với mục đích
điều trị dị ứng, chống viêm và một số bệnh khác, liều cao hơn đƣợc sử dụng. Liều điều
trị dao động từ 250-500 mg x 3 lần/ngày, tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Ví dụ trong tình trạng dị ứng, liều 250-600 mg/ngày và đối với bệnh mề đay mạn tính,
liều 200-400 mg chia làm 3 lần/ngày đƣợc khuyến cáo [22].
1.1.9. Một số chế phẩm chứa quercetin lƣu hành trên thị trƣờng
Bảng 1.1. Một số chế phẩm chứa quercetin lưu hành trên thị trường
TT

Tên chế phẩm

Hàm lƣợng

Thành phần

Dạng bào chế

1

Quercetin
(Jarrow Formular)


500 mg

Quercetin

Viên nang

2

Quercetin(GNC)

500 mg

Quercetin

Viên nén


5

3

4

Quercetin phytosome
(Research Thorne)
Quercetin, NutraDrops™

250 mg

1 mg/ml


Phytosome

quercetin:

phosphatidylcholin
Quercetin, lecithin và
một số thành phần khác

Viên nang

Hỗn dịch uống

Nhƣ vậy, do độ tan rất thấp trong pha nƣớc, quercetin hấp thu kém, có sinh khả
dụng thấp, thay đổi thất thƣờng và bị ảnh hƣởng bởi chế độ ăn. Điều này lý giải tại sao
hầu hết các chế phẩm chứa quercetin trên thị trƣờng đều phải sử dụng với liều cao. Bào
chế thuốc dựa trên công nghệ phytosome là một trong những biện pháp đầy triển vọng,
có thể cải thiện khả năng hấp thu, tăng sinh khả dụng, và giảm liều dùng quercetin.
1.2. Phytosome
1.2.1. Khái niệm phytosome
Phytosome là phức hợp của cao chiết hoặc dƣợc chất dƣợc liệu chuẩn hóa gắn với
phospholipid ở mức độ phân tử, nó có cấu trúc tƣơng tự màng tế bào sinh học, tƣơng
hợp sinh học cao và đƣợc vận chuyển vào nội bào một cách dễ dàng [10], [23], [29].
1.2.2. Thành phần cấu tạo phytosome
Do phytosome là phức hợp của cao chiết hoặc dƣợc chất dƣợc liệu chuẩn hóa gắn
với phospholipid ở mức độ phân tử, nên phytosome có đặc điểm vật lý, hóa học và
quang phổ riêng và đƣợc coi là một phân tử mới.

Hình 1.2. Cấu trúc của phytosome [23].



6

Cấu tạo của phytosome gồm hai phần chính: Phospholipid và dƣợc chất dƣợc liệu.
Phospholipid
-

Cấu trúc của phospholipid gồm 2 phần: phosphatidyl có bản chất thân dầu và

cholin có bản chất thân nƣớc. Trong phức hợp phytosome, đầu cholin của phân tử
phospholipid sẽ gắn với dƣợc chất, trong khi đầu phosphatidyl bao bọc dƣợc chất tạo
nên tiêu phân hình cầu.
-

Hai loại phospholipid hay đƣợc sử dụng trong bào chế phytosome là lecithin, và

một nguyên liệu tinh khiết hơn là phosphatidylcholin đậu nành hydrogen hóa (HSPC).
So với lecithin, HSPC có ƣu điểm là độ tinh khiết cao và tƣơng đối ổn định về mặt hóa
học do hạn chế đƣợc các quá trình peroxyd hóa gốc acid béo chƣa no, từ đó giúp màng
lipid bền vững hơn, hạn chế hiện tƣợng hỏng màng.

Hình 1.3. Cấu trúc phân tử của phosphatidylcholin đậu nành hydrogen hóa
Dược chất
-

Dƣợc chất ở đây là các flavonoid nguồn gốc dƣợc liệu, đƣợc gắn vào đầu phân

cực của phospholipid, trở thành bộ phận cấu tạo của màng, và có sự hình thành các liên
kết hydro giữa hydroxyl phenol của dƣợc chất và ion phosphat trên nhánh phospholipid
cho từng phân tử dƣợc chất [10], [23].

1.2.3. Ƣu nhƣợc điểm
Ưu điểm :
-

Phytosome dễ tan trong cả dung môi thân dầu và thân nƣớc. Do đó, tăng khả

năng hấp thu dƣợc chất, gia tăng sinh khả dụng qua đƣờng uống và qua da, giảm liều
cần dùng và tăng hiệu quả điều trị.


7

Do hình thành các liên kết hóa học giữa phân tử phosphatidylcholin với dƣợc

-

chất dƣợc liệu nên phytosome có độ ổn định cao hơn các dạng bào chế khác.
-

Hiệu quả nạp thuốc cao.

-

Phospholipid tự nhiên vừa là chất mang vừa có khả năng bảo vệ gan. Các sản

phẩm có sử dụng phosphatidylcholin đã chứng minh tác dụng hiệp đồng và bảo vệ đối
với các tế bào gan.
Phytosome có thể làm gia tăng thời gian bán thải của một số hợp chất, giúp tăng

-


thời gian tồn tại của chất đó trong cơ thể và qua đó tăng tác dụng sinh học.
-

Tác dụng hƣớng đích hiệu quả hơn và tăng vận chuyển vào nội bào.

-

Phytosome đƣợc sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực mỹ phẩm do có khả năng

tăng tính thấm của dƣợc chất qua da, lý do là đặc tính thân dầu của phytosome giúp
dƣợc chất dễ dàng vƣợt qua lớp màng sinh học giàu lipid.
Do phytosome cải thiện đƣợc độ tan của dƣợc chất trong muối mật nên tăng tác

-

dụng của thuốc tại gan [10], [23], [29].
Nhược điểm
Đa số các phƣơng pháp bào chế phytosome đều sử dụng dung môi hữu cơ để

-

hòa tan lipid gây tác động bất lợi đến sức khỏe nguời sử dụng cũng nhƣ môi trƣờng.
Kỹ thuật sử dụng khí nén và chất lỏng siêu tới hạn có thể khắc phục đƣợc nhƣợc điểm
này nhƣng kỹ thuật này rất phức tạp, yêu cầu áp suất cao 3000 - 4500 psi.
1.2.4. Phƣơng pháp đánh giá tƣơng tác giữa dƣợc chất và phospholipid trong
phytosome
Để xác định cấu trúc của phytosome cũng nhƣ đánh giá tƣơng tác phân tử giữa
dƣợc chất – phospholipid, tiến hành quét một số phổ nhƣ phổ cộng hƣởng từ hạt nhân
(H-NMR, C-NMR, P-NMR), phổ hồng ngoại chuyển đổi (FTIR), phân tích nhiệt quét

vi sai (DSC), phổ nhiễu xạ tia X (XRD)


Phân tích phổ hồng ngoại (IR)


8

Nguyên tắc: trong phân tử, các nguyên tử ở mỗi liên kết sẽ dao động với một tần
số đặc trƣng nằm trong vùng hồng ngoại. Khi bị chiếu một chùm tia, liên kết đó sẽ hấp
thụ bức xạ có bƣớc sóng đúng bằng dao động giữa các nguyên tử của liên kết. Các
nhóm có cấu tạo khác nhau sẽ dao động ở những số sóng khác nhau và đặc trƣng cho
nhóm đó [1] .
Mục đích: Sau khi quét phổ và giải đƣợc phổ IR của phytosome, ta sẽ phân tích
sự thay đổi số sóng của các nhóm chức đặc trƣng trên phổ đồ để chỉ ra các liên kết mới
hình thành và các nhóm cũ mất đi, từ đó có thể chứng minh liên kết tạo phức giữa
phospholipid và dƣợc chất.


Phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)
Nguyên tắc: các hạt nhân có spin khác 0 sẽ tự quay quanh trục của nó, khi điện

tích hạt nhân chuyển động trên một vòng tròn sẽ xuất hiện một từ trƣờng. Trong điều
kiện bình thƣờng, các vectơ từ sắp xếp hỗn độn do đó từ trƣờng bị triệt tiêu. Khi có
một từ trƣờng mạnh B0 tác động lên hạt nhân, các vectơ từ sẽ sắp xếp song song với từ
trƣờng ngoài theo 2 chiều khác nhau: cùng chiều - ứng với mức năng lƣợng thấp và
ngƣợc chiều - ứng với mức năng lƣợng cao. Khi đặt hạt nhân vào một vùng từ trƣờng
xoay chiều B1 vuông góc với B0 và có tần số thích hợp sẽ xảy ra hiện tƣợng cộng
hƣởng từ. Khi đó các vec-tơ từ sẽ chuyển mức năng lƣợng để sắp xếp theo cùng một
hƣớng. Quá trình đó hấp thu năng lƣợng. Đo năng lƣợng hấp thu và tần số cộng hƣởng

sẽ xây dựng đƣợc phổ đồ cộng hƣởng từ hạt nhân [25].
Mục đích: Dƣợc chất quercetin và phospholipid trong phytosome tƣơng tác với
nhau sẽ làm thay đổi trƣờng điện từ của một nhóm chức năng nào đó và làm độ dịch
chuyển hóa học của nhóm đó thay đổi. Dựa vào đó, có thể biết thông tin về những
tƣơng tác đã xảy ra [27], [32]. Phổ 1H-NMR và 31P-NMR chất lỏng đã đƣợc sử dụng để
đánh giá tƣơng tác trong phức hợp phytosome silybin [32].
Ngoài ra, có thể sử dụng phổ 31P-NMR chất rắn để xác định trạng thái tập hợp
của phospholipid trong phức hợp: Khi ở dạng lipid kép, phospholipid có tính chất đối


9

xứng trục, do đó phổ 31P-NMR doãng rộng bất đối xứng và vai doãng về phía trƣờng
thấp. Khi ở dạng phospholipid lục giác, phổ hẹp hơn về phía trƣờng cao với vai doãng
về phía trƣờng cao. Ở dạng khác của phospholipid nhƣ micell thì phổ đối xứng trung
tâm do sự di chuyển đẳng hƣớng [19].

Hình 1.4. Phổ 31P-NMR chất rắn của một số dạng phospholipid trong phức hợp


Phân tích nhiệt quét vi sai (DSC)
Nguyên tắc: mẫu chuẩn và mẫu thử đƣợc đặt trong buồng kín và gia nhiệt để

chúng có cùng nhiệt độ. Sự chênh lệch nhiệt lƣợng cần thiết để duy trì nhiệt độ của 2
mẫu bằng nhau cho biết thông tin về quá trình nhiệt của mẫu thử xảy ra trong thời gian
quét. Nhiệt lƣợng chênh lệch này đƣợc xác định nhƣ một hàm của sự chênh lệch nhiệt
độ tức thời giữa 2 mẫu [12]. Khi dƣợc chất và tá dƣợc có tƣơng tác với nhau sẽ làm các
quá trình nhiệt bị thay đổi, điều đó đƣợc thể hiện bằng những thay đổi trên đồ thị DSC
[12].
Mục đích: Từ những phân tích về sự thay đổi trên đồ thị DSC, ta có thể chứng

minh đƣợc sau khi tạo thành phức hợp, có sự thay đổi về nhiệt chuyển pha của
phytosome, về mức độ tinh thể của dƣợc chất cũng nhƣ trạng thái tồn tại của phức hợp.


Phương pháp bột nhiễu xạ tia X


10

Nguyên tắc: Khi chiếu tia X vào vật liệu tinh thể, các nguyên tử sẽ hấp thụ và tái
bức xạ tia X (tán xạ). Các sóng tán xạ này giao thoa tăng cƣờng với nhau tạo ra hiện
tƣợng nhiễu xạ tia X. Sự nhiễu xạ tia X xảy ra khi góc tới mặt phẳng tinh thể θ ứng với
cực đại giao thoa, do cƣờng độ nhiễu xạ là rất nhỏ nếu không phải cực đại. Trong
phƣơng pháp bột nhiễu xạ tia X, mẫu ở dạng bột nhằm mục đích trong mẫu có nhiều
tinh thể, có định hƣớng ngẫu nhiên để phần lớn hạt có định hƣớng thỏa mãn điều kiện
nhiễu xạ Vulf – Bragg. Góc giữa phƣơng chiếu tia X với mặt phẳng là θ, với tia nhiễu
xạ là 2θ, do đó giản đồ nhiễu xạ tạo nên theo hình học này gọi là giản đồ quét θ-2θ.
Nguồn tia X đƣợc giữ cố định, mẫu quay với tốc độ θ và detector quay quanh với tốc
độ 2θ. Cƣờng độ nhiễu xạ theo 2θ đƣợc ghi lại thành giản đồ nhiễu xạ tia X [31].
Mục đích: Phổ nhiễu xạ tia X đƣợc sử dụng để phân tích sự thay đổi về cấu trúc
tinh thể của phytosome quercetin khi so sánh với giản đồ tia X của dƣợc chất ban đầu
quercetin. Đối với giản đồ tia X của một chất ở dạng tinh thể có nhiều pic hẹp, còn với
dạng vô định hình có pic rộng.
1.2.5. Đánh giá một số đặc tính của phytosome
-

Cấu trúc: Đƣợc xác định nhờ kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) hoặc bởi

kính hiển vi điện tử quét (SEM).
-


Kích thƣớc và phân bố kích thƣớc: Xác định kích thƣớc bởi phƣơng pháp tán xạ

ánh sáng động học (DLS).
-

Độ bền vững của phytosome: Đánh giá bằng cách xem xét kích thƣớc và cấu

trúc của phytosome sau thời gian bảo quản.
-

Hiệu suất phytosome hóa hay hiệu suất nạp thuốc: đƣợc đo bằng cách ly tâm

loại bỏ dƣợc chất tự do lắng xuống, định lƣợng dƣợc chất ở phần dịch còn lại.
H% = (lƣợng DC tạo thành phức hợp/ lƣợng DC đƣa vào ban đầu) x100%
-

Định lƣợng dƣợc chất: Bằng phƣơng pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)

hoặc các phƣơng pháp quang phổ phù hợp [10], [23], [29].


11

1.3. Bào chế phytosome
1.3.1. Bào chế phức hợp phytosome thô bằng phƣơng pháp bốc hơi dung môi
Phƣơng pháp bốc hơi dung môi là phƣơng pháp hay đƣợc sử dụng trong bào chế
phytosome vì tính tiện lợi, dễ thực hiện, không yêu cầu công nghệ cao, dễ bổ sung cải
tiến và nâng cấp quy mô.
Phospholipid, dƣợc chất và các thành phần khác đƣợc hòa tan trong hỗn hợp

dung môi hữu cơ thích hợp. Yêu cầu của hỗn hợp dung môi là phải có khả năng hòa
tan tốt dƣợc chất, tá dƣợc và dễ bay hơi. Sau đó, dung dịch này đƣợc đƣa vào cốc có
mỏ hoặc bình đáy tròn của máy cất quay, tiến hành khuấy trộn trong một khoảng thời
gian thích hợp để hình thành liên kết trong phức hợp. Kết thúc quá trình này, dung môi
hữu cơ đƣợc loại khỏi dung dịch bằng cách bốc hơi, và thu đƣợc lớp màng phytosome.
Từ lớp màng phytosome này, có thể hydrat hóa trực tiếp trong bình cất quay tƣơng tự
nhƣ phƣơng pháp Bangham tạo hỗn dịch phytosome thô, hoặc cũng có thể lấy phức
hợp phytosome ra dƣới dạng bột khô và tiến hành hydrat hóa ngoài bình cất quay.
1.3.2. Phƣơng pháp làm giảm và đồng nhất kích thƣớc phytosome
Mục đích của quá trình này là tạo ra phytosome có kích thƣớc nhỏ và phân bố
kích thƣớc hẹp, điều này giúp tăng độ ổn định về mặt vật lý, cải thiện hình thức và độ
tan cho dƣợc chất.
Phytosome đƣợc làm giảm KTTP bởi các tác dụng của lực cắt. Các phƣơng
pháp đƣợc sử dụng để làm giảm và đồng nhất kích thƣớc là siêu âm, đùn ép qua màng,
đồng nhất hóa áp suất cao…
Siêu âm: Đây là một trong những phƣơng pháp phổ biến để làm giảm kích
thƣớc tiểu phân phytosome. Nguyên tắc là sử dụng sóng siêu âm để làm giảm và đồng
nhất kích thƣớc tiểu phân. Quá trình siêu âm phụ thuộc nhiều yếu tố ảnh hƣởng nhƣ:
cƣờng độ, tần số siêu âm, thời gian, thể tích mẫu, kiểm soát nhiệt độ trong quá trình
siêu âm. Trong đó, cƣờng độ và tần số là hai thông số rất quan trọng của siêu âm. Đối
với liposome, siêu âm tần số thấp có thể làm giảm kích thƣớc nhanh hơn trong khoảng


12

kích thƣớc mong muốn. Thời gian ngắn sử dụng năng lƣợng siêu âm mạnh có hiệu quả
hơn so với thời gian dài sử dụng năng lƣợng siêu âm yếu [30]. Nhƣợc điểm của
phƣơng pháp này là làm tăng nhiệt cục bộ, từ đó tăng quá trình thủy phân và oxy hóa
phospholipid cũng nhƣ ảnh hƣởng đến dƣợc chất không bền với nhiệt. Siêu âm que giải
phóng kim loại ở đầu que siêu âm (titan) vào sản phẩm, nên cũng có ảnh hƣởng đến độ

ổn định của phytosome bào chế [15].
Đồng nhất hóa áp suất cao: Nguyên tắc của phƣơng pháp là dƣới áp suất của
khí trơ, nén hỗn dịch qua một khe hẹp có kích thƣớc xác định trong thiết bị đồng nhất
hóa. Nén tuần hoàn nhiều vòng cho đến khi thu đƣợc kích thƣớc mong muốn. Ƣu điểm
của phƣơng pháp này là dễ nâng cấp quy mô, kích thƣớc thu đƣợc khá đồng nhất [6].
Đùn ép qua màng: Hỗn dịch phức hợp đƣợc đùn ép qua màng polycarbonat có
kích thƣớc lỗ màng xác định, thu đƣợc hỗn dịch có kích thƣớc tiểu phân gần với kích
thƣớc của lỗ màng. Nguyên lí của phƣơng pháp đƣợc mô tả nhƣ sau: hỗn dịch phức
hợp đƣợc đùn qua màng có các lỗ màng hình trụ, xếp đồng trục và kích thƣớc xác định,
ở áp suất vừa phải và với số lần thích hợp. Các tiểu phân có kích thƣớc lớn hơn lỗ
màng sẽ đi qua màng, các tiểu phân nhỏ thì hầu nhƣ không thay đổi kích thƣớc khi qua
màng, do đó hỗn dịch sau đùn ép có kích thƣớc đồng nhất. Ƣu điểm của phƣơng pháp
này là có tính lặp lại cao giữa các lô mẻ [19].
1.4. Một số nghiên cứu về Phytosome
1.4.1. Một số nghiên cứu về phức hợp phytosome của các dƣợc chất khác
Angelico R. và cộng sự (2014) đã bào chế phytosome silybin với phospholipid là
Soybean lecithin epikuron 130P bằng phƣơng pháp bốc hơi pha đảo. Phức hợp sau khi
bào chế đƣợc đánh giá bằng phổ 2D (1H-1H NOESY) NMR, kết quả cho thấy có sự
tƣơng tác giữa silybin và phospholipid để hình thành phức hợp phytosome [32].
Malay K.D và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu bào chế rutin phytosome bằng
phƣơng pháp bốc hơi dung môi. Kết quả cho thấy các phytosome bào chế đều có độ tan
trong nƣớc cao hơn rutin tinh khiết, phytosome bào chế với tỷ lệ rutin:phospholipid 1:1


13

có sự cân bằng tốt hơn giữa đặc tính thân dầu và đặc tính thân nƣớc (3,11 ± 0,08) khi
so sánh với dƣợc chất rutin. Kết quả chụp TEM chỉ ra các phytosome có cấu trúc túi
rời rạc. Hình ảnh phổ hồng ngoại, biểu đồ nhiệt đã chứng minh sự hình thành phức hợp
phyto-phospholipid. Theo kết quả nghiên cứu nhiễu xạ tia X, rutin khi tạo phức với

phopsholipid đã chuyển từ trạng thái kết tinh sang dạng vô định hình. Nghiên cứu tính
thấm qua da ex-vivo cho thấy khả năng thấm dƣợc chất qua da của phytosome (33 ±
1,33 %) cao hơn rutin tinh khiết (13 ± 0,87 %) [17].
Tại Việt Nam, năm 2015 Phạm Thị Minh Huệ và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
bào chế phytosome curcumin bằng phƣơng pháp bốc hơi dung môi, với dung môi hòa
tan là ethanol, phospholipid là phosphatidylcholin đậu nành đƣợc hydrogen hóa
(HSPC). Phức hợp curcumin-phospholipid sau bào chế đƣợc đánh giá một số đặc tính
vật lý nhƣ kích thƣớc tiểu phân, phân bố kích thƣớc tiểu phân, thế zeta, độ tan... Kết
quả nghiên cứu cho thấy dạng bào chế phytosome làm tăng độ tan của curcumin trong
cả pha nƣớc và pha dầu, đây là một đặc điểm nổi bật của phytosome nhằm tăng SKD
của dƣợc chất đặc biệt là những dƣợc chất đƣợc chiết xuất từ dƣợc liệu. Kích thƣớc
phytosome dƣới 500 nm cũng là một trong các lợi thế về SKD khi dùng qua đƣờng
uống và ngoài da. Bằng phƣơng pháp DSC, bƣớc đầu nghiên cứu đã chứng minh có
phản ứng liên kết hoá học giữa curcumin và HSPC [7].
1.4.2 Một số nghiên cứu về phytosome quercetin
Năm 2014, Solmaz và cộng sự [49] đã tiến hành nghiên cứu bào chế quercetin
phytosome bằng phƣơng pháp hydrat hóa màng film. Phospholipid sử dụng trong
nghiên cứu này là phosphatidylcholin (PC) và cholesterol (CH). Phytosome sau khi
bào chế đƣợc làm giảm kích thƣớc tiểu phân bằng phƣơng pháp siêu âm. Kết quả cho
thấy phytosome bào chế với tỷ lệ quercetin:PC:CH là 1:2:0,2 cho kích thƣớc tiểu phân
nhỏ (80 ± 2,89 nm) và hiệu quả nạp thuốc cao (96 ± 0,58 %). Sự kết hợp hai
phospholipid CH và PC đã cải thiện một cách đáng kể độ ổn định vật lý của phytosome
trong thời gian 3 tuần. Từ biểu đồ DSC cho thấy pic hấp thụ nhiệt của phytosome


14

giảm, kết quả này đã chứng minh sự giảm mức độ tinh thể và khả năng làm tăng độ tan
dƣợc chất của phức hợp, đồng thời đặc tính này cũng góp phần kết luận có tồn tại
tƣơng tác giữa dƣợc chất và phospholipid [28].

Singh D. và cộng sự [11] đã nghiên cứu bào chế quercetin phytosome bằng
phƣơng pháp bốc hơi dung môi, với phospholipid sử dụng là phosphatidyl cholin đậu
nành. Kết quả cho thấy đã có liên kết đƣợc tạo thành giữa dƣợc chất và phospholipid,
cùng với các thay đổi về đặc tính lý hóa so với dƣợc chất ban đầu nhƣ giảm nhiệt độ
chảy và enthalpy, giảm mức độ kết tinh, tăng độ tan trong nƣớc. Tác dụng chống oxy
hóa của phytosome so với dạng dƣợc chất tự do là không có nhiều thay đổi đáng kể.
 Từ kết quả nghiên cứu về phytosome quercetin cũng nhƣ một số các phytosome
khác nhƣ phytosome rutin, phytosome curcumin đã phần nào chứng minh đƣợc ƣu
điểm vƣợt trội của dạng bào chế này trong việc làm tăng khả năng hấp thu của dƣợc
chất khó tan. Tuy nhiên, số lƣợng các nghiên cứu đã công bố về phytosome nói chung
và phytosome quercetin nói riêng hiện nay là chƣa nhiều. Bên cạnh đó, trên thị trƣờng
chỉ lƣu hành một số rất ít chế phẩm chứa phytosome quercetin nhƣ Quercetin
Phytosome, Quercenase®…. Từ thực tế trên, nhằm góp phần bƣớc đầu ứng dụng công
nghệ phytosome vào dƣợc chất có nguồn gốc dƣợc liệu, từ đó làm cơ sở để tận dụng
đƣợc nguồn dƣợc liệu phong phú của nƣớc nhà, chúng tôi đã quyết định thực hiện đề
tài này.


15

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu, nguyên vật liệu, phƣơng tiện nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Phytosome quercetin
- Nguyên liệu:
Bảng 2.1. Nguyên liệu
STT


Tên nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1

Acid chloric

Trung Quốc

NSX

2

Acid phosphoric

Merck – Đức

NSX

3

Dichloromethan

Trung Quốc

NSX


4

Ethanol

Trung Quốc

NSX

5

Lecithin

Lipoid – Đức

NSX

6

Methanol

Trung Quốc

NSX

7

Methanol dùng cho HPLC

Merck – Đức


NSX

8

Nƣớc cất 2 lần

Việt Nam

___

Lipoid – Đức

NSX

Việt Nam

NSX

Phosphatidylcholin đậu nành đã

9

hydrogen hóa (HSPC)

10

Quercetin dihydrat

-


Phƣơng tiện nghiên cứu:

+

Hệ thống cất quay Rovapor R – 210 (Buchi – Đức), bình cầu NS 29/32, dung
tích 1000 ml (Buchi – Đức).

+

Cân phân tích Satorius BP121S, máy đo pH InoLab, tủ sấy, tủ lạnh, cân kỹ
thuật, các dụng cụ thủy tinh, lọ thủy tinh trung tính, màng lọc 0,2 µm, màng lọc
Amicon Ultra-4.

+

Máy đo pH Eutech instrument pH 510 (Mỹ).

+

Máy siêu âm Ultrasonic LC60H (Đức).

+

Máy hòa tan Erweka-DT700 (Đức).


16

+


Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Agilent HPLC 1260 (Mỹ).

+

Máy đo kích thƣớc tiểu phân Zetasizer Nano ZS90 (Anh).

+

Máy đo phổ nhiễu xạ tia X D8 Advance, Brucker (Đức).

+

Máy phân tích nhiệt quét vi sai Mettle Toledo AB 204S (Thụy sĩ).

+

Máy quang phổ hồng ngoại FTIR Shimadzu (Nhật).

+

Máy cộng hƣởng từ hạt nhân Bruker Avance 500 (Đức).

2.2. Nội dung nghiên cứu
-

Xây dựng phƣơng pháp định lƣợng quercetin trong phytosome bằng phƣơng

pháp HPLC.
-


Khảo sát độ tan của quercetin trong methanol và các dung dịch pH khác nhau.

-

Đánh giá các đặc tính của phức hợp đƣợc bào chế với 2 loại nguyên liệu

phospholipid khác nhau là lecithin và HSPC.
-

Đánh giá khả năng tạo phức giữa quercetin và phospholipid thông qua các

phổ1H-NMR, FTIR, XRD, DSC.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp bào chế phytosome quercetin
Quy trình bào chế phytosome quercetin nhƣ sau:
-

Cân và hòa tan quercetin trong 20 ml methanol.

-

Cân và hòa tan phospholipid trong 30 ml dichloromethan.

-

Phối hợp hai dung dịch trên. Sau đó đƣa vào bình cầu dung tích 1000 ml của hệ

thống cất quay. Cho bình quay trong điều kiện thời gian và nhiệt độ nhất định, tốc độ
quay 150 vòng/phút. Sau đó, hệ thống cất quay đƣợc hút chân không, điều chỉnh áp
suất để dung môi bay hơi từ từ. Sau 15 phút hút chân không, dung môi bay hơi hết và

màng film đƣợc hình thành thì giảm tốc độ quay xuống 100 vòng/phút. Tiếp tục cất
quay trong 16 giờ để đảm bảo loại hết hoàn toàn dung môi hữu cơ.
Phytosome quercetin sau khi tạo thành có thể đƣợc lấy ra để bảo quản khô hoặc
hydrat trực tiếp trong bình cất quay tạo hỗn dịch phytosome thô.


×