Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu bào chế phytosome quercetin bằng phương pháp kết tủa trong dung môi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 65 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ THU HÀ
Mã sinh viên: 1101140

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
PHYTOSOME QUERCETIN BẰNG
PHƯƠNG PHÁP KẾT TỦA TRONG
DUNG MÔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ THU HÀ
Mã sinh viên: 1101140

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
PHYTOSOME QUERCETIN BẰNG
PHƯƠNG PHÁP KẾT TỦA TRONG
DUNG MÔI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
TS. Vũ Thị Thu Giang
ThS. Nguyễn Hồng Trang
Nơi thực hiện:


Bộ môn Bào chế

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS. Vũ Thị Thu Giang
ThS. Nguyễn Hồng Trang
Là những người cô đã giúp tôi có những định hướng đúng đắn về đề tài, hướng
dẫn và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành được các mục tiêu của đề tài. Trong suốt
quá trình thực hiện đề tài, cô cũng luôn động viên để tôi vượt qua những khó khăn, đưa
ra nhiều góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến PGS. TS. Phạm Thị Minh Huệ và toàn thể
các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên bộ môn Bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài tại bộ môn.
Nhân đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn thầy cô tại trường Đại học Dược Hà
Nội đã luôn tận tâm giảng dạy chúng tôi.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình thân yêu, bạn bè đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên:
Vũ Thị Thu Hà


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................2
1.1. Đại cương về quercetin ......................................................................................2
1.1.1. Công thức hóa học .......................................................................................2

1.1.2. Tính chất lý hóa ...........................................................................................2
1.1.3. Tác dụng dược lý ..........................................................................................3
1.1.4. Dược động học .............................................................................................4
1.1.5. Chỉ định ........................................................................................................4
1.1.6. Tương tác thuốc ...........................................................................................4
1.1.7. Một số chế phẩm chứa quercetin lưu hành trên thị trường ......................5
1.2. Đại cương về phytosome ....................................................................................6
1.2.1. Khái niệm phytosome ...................................................................................6
1.2.2. Thành phần của phytosome ........................................................................6
1.2.3. Tính chất của phytosome .............................................................................7
1.2.4. Ưu, nhược điểm của phytosome ..................................................................8
1.2.5. Phương pháp bào chế phytosome................................................................9
1.2.6. Phương pháp đánh giá tương tác giữa dược chất và phospholipid trong
phytosome.............. ...................................................................................................10
1.3. Một số nghiên cứu về phytosome ....................................................................14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................17
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị, và đối tượng nghiên cứu........................................17
2.1.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu…………………………………………………17
2.1.2. Thiết bị, dụng cụ nghiên cứu………………………………………………..17
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………..17
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................18
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................18


2.3.1. Bào chế phytosome quercetin bằng phương pháp kết tủa trong dung môi .18
2.3.2. Định lượng quercetin trong phytosome bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu
năng cao (HPLC) .....................................................................................................19
2.3.3. Phương pháp xác định độ tan bão hòa của quercetin và phytosome
quercetin............... ....................................................................................................20
2.3.4. Phương pháp đánh giá một số đặc tính của phytosome ..........................20

2.3.5. Phương pháp đánh giá khả năng tạo phức quercetin - phospholipid .....21
2.3.6. Nghiên cứu độ ổn định của phytosome quercetin ....................................22
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................23
3.1. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng quercetin bằng phương pháp
HPLC…………….. ..................................................................................................23
3.1.1. Độ đặc hiệu .................................................................................................23
3.1.2. Khảo sát tính tương thích của hệ thống sắc kí .........................................23
3.1.3. Tính tuyến tính ...........................................................................................24
3.1.4. Độ lặp lại ....................................................................................................25
3.1.5. Độ đúng ......................................................................................................25
3.1.6. Giới hạn phát hiện .....................................................................................26
3.2. Độ tan của quercetin trong các môi trường khác nhau ................................26
3.3. Bào chế phytosome quercetin bằng phương pháp kết tủa trong dung môi với
phospholipid là phosphatidylcholin đậu nành được hydrogen hóa ...................27
3.4. Đánh giá độ ổn định của phytosome quercetin..............................................35
3.5. Đánh giá khả năng tạo phức hợp giữa quercetin và phospholipid trong
phytosome bằng phương pháp vật lý ....................................................................37
3.6. Nâng cấp quy mô ..............................................................................................40
3.7. Bàn luận.............................................................................................................42
3.7.1. Về phương pháp bào chế phytosome quercetin ........................................42
3.7.2. Về xây dựng công thức bào chế phytosome quercetin .............................43


3.7.3. Về các đặc tính của phytosome quercetin sau bào chế ............................43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Nội dung

DC

Dược chất

DSC

Phân tích nhiệt vi sai

FTIR

Phổ hồng ngoại

HPLC

Sắc kí lỏng hiệu năng cao (high performance liquid
chromatography)

HSPC

Phosphatidylcholin đậu nành hydrogen hóa (Hydrogenated Soy
Phosphatidylcholin)

KTTP

Kích thước tiểu phân


NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

PC

Phosphatidylcholin

TEM

Kính hiển vi điện tử truyền qua

SEM

Kính hiển vi điện tử quét

XRD

Nhiễu xạ tia X (XRay diffraction)


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1


Một số chế phẩm chứa quercetin lưu hành trên thị trường

5

Bảng 2.1

Nguyên liệu

17

Bảng 3.1

Kết quả khảo sát tính tương thích của hệ thống sắc ký

23

Bảng 3.2

Tương quan giữa nồng độ quercetin và diện tích peak

24

Bảng 3.3

Kết quả khảo sát tính lặp lại của hệ thống sắc kí

25

Bảng 3.4


Bảng kết quả khảo sát độ đúng của hệ thống sắc kí

25

Bảng 3.5

Độ tan của quercetin trong các môi trường khác nhau

27

Sự thay đổi một số đặc tính của các mẫu bào chế với thời gian siêu
Bảng 3.6

âm khác nhau

29

Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ khuấy từ đến các đặc tính của
Bảng 3.7

phytosome

30

Đánh giá ảnh hưởng của thời gian khuấy từ đến các đặc tính của
Bảng 3.8

phytosome

31


Đánh giá ảnh hưởng của thời gian khuấy từ đến độ tan của
Bảng 3.9

phytosome

31

Đánh giá ảnh hưởng của dung môi kết tủa đến các đặc tính của
Bảng 3.10

Bảng 3.11

phytosome
Các đặc tính của phytosome sau 1 tuần bảo quản

32

33


Đặc tính của các mẫu bào chế với tỷ lệ quercetin : HSPC khác
Bảng 3.12

nhau

34

Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ quercetin : HSPC đến độ tan của
Bảng 3.13


phytosome

Bảng 3.14

Độ ổn định của phytosome sau 2 tuần bảo quản

Bảng 3.15

Sự khác nhau giữa các đặc tính của mẫu làm trên cất quay so với

34

35
40

mẫu làm trên máy khuấy từ
Đánh giá ảnh hưởng của lượng mẫu bào chế đến một số đặc tính
Bảng 3.16

của phytosome quercetin

41


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình vẽ, đồ thị

STT


Trang

Hình 1.1

Công thức cấu tạo của quercetin

2

Hình 1.2

Cấu tạo của phytosome

6

Phương pháp bào chế phytosome bằng phương pháp kết tủa
Hình 1.3

trong dung môi

10

Phổ hồng ngoại của phospholipid, chrysophanol và phức hợp
Hình 1.4

chrysophanol – phospholipid

11

Đồ thị phân tích nhiệt vi sai của phospholipid, quercetin và phức
Hình 1.5


hợp quercetin – phospholipid

12

Phổ nhiễu xạ tia X của phospholipid, quercetin và phức hợp
Hình 1.6
Hình 3.1
Hình 3.2

Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5

Hình 3.6

quercetin -phospholipid
Đồ thị biểu diễn tương quan nồng độ quercetin và diện tích peak
Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian siêu âm đến một số
đặc tính của phytosome quercetin bào chế
Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ khuấy từ đến một số
đặc tính của phytosome quercetin bào chế
Hình ảnh mẫu khuấy từ 5 giờ sau 1 ngày bảo quản
Đồ thị biểu diễn sự thay đổi KTTP, phân bố KTTP sau 1 tuần
bảo quản
Hình ảnh các mẫu bào chế với các dung môi kết tủa khác nhau
sau 10 ngày bảo quản

13
24

29

30
31
33

33


Hình 3.7

Hình 3.8

Hình 3.9

Hình 3.10

Hình 3.11

Hình 3.12

Sơ đồ quy trình bào chế phytosome quercetin bằng phương pháp
kết tủa trong dung môi
Hình ảnh phổ hồng ngoại của quercetin, HSPC và phytosome
quercetin
Đồ thị phân tích nhiệt vi sai của quercetin, HSPC và phytosome
quercetin
Hình ảnh chụp phổ nhiễu xạ tia X của quercetin, HSPC,
phytosome quercetin
Đồ thị biểu diễn sự khác nhau giữa các đặc tính mẫu khuấy từ

và mẫu cất quay
Đồ thị diễn sự phụ thuộc của KTTP, phân bố KTTP vào lượng
mẫu khảo sát

36

37

38

39

41

42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, xu hướng sử dụng các hợp chất từ thiên nhiên trong phòng và chữa
bệnh ngày càng tăng. Quercetin là một flavonoid polyphenol tự nhiên, phân bố rộng
rãi trong thực vật và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay
quercetin vẫn được sử dụng khá hạn chế trong ngành dược do sinh khả dụng của
quercetin thấp và dao động giữa các cá thể sau khi uống. Nguyên nhân của vấn đề
này là do dược chất có kích thước phân tử lớn và kém tan trong nước nên khó được
hấp thu vào cơ thể.
Để khắc phục nhược điểm đó, nhiều nghiên cứu đã thực hiện theo nhiều hướng
khác nhau như: bào chế chế phẩm dưới dạng tiểu phân nano, thay đổi cấu trúc hóa
học, tạo phức với cyclodextrin… Một trong những hướng nghiên cứu được chú ý

hiện nay là bào chế phytosome. Phytosome là sản phẩm kết hợp giữa các hoạt chất
có nguồn gốc thiên nhiên với phospholipid tạo ra phức hợp vừa thân nước vừa thân
dầu, giúp dược chất dễ dàng được hấp thu vào cơ thể, làm tăng sinh khả dụng của
hoạt chất.
Hướng nghiên cứu tạo phức hợp quercetin - phospholipid còn khá mới mẻ, chưa
có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, cũng như trong nước về lĩnh vực này.
Nhằm phát triển một dạng bào chế mới với hiệu quả điều trị vượt trội, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bào chế phytosome quercetin bằng phương pháp kết
tủa trong dung môi” với các mục tiêu như sau:
1. Bào chế được phytosome quercetin bằng phương pháp kết tủa trong dung
môi.
2. Đánh giá một số đặc tính của phytosome quercetin đã bào chế được.


2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Đại cương về quercetin

1.1.1. Công thức hóa học
- Tên IUPAC: 2-(3,4-Dihydroxyphenyl)-3,5,7-trihydroxy-4H-1-benzopyran-4one.
- Tên khác: Sophoretin, Meletin, Quercetin, Xanthaurin, Quercetol...
- Công thức phân tử: C15H10O7
- Trọng lượng phân tử: 302,24g/mol [18].

Hình 1.1. Công thức cấu tạo của quercetin [19]
1.1.2. Tính chất lý hóa
1.1.2.1.


Lý tính

Quercetin có các tính chất vật lý sau [18], [35]:
- Cảm quan: Tinh thể hình kim màu vàng nhạt.
- Nhiệt độ nóng chảy: 316,50C.
- Độ tan: Ít tan trong nước và ether, dễ tan trong aceton và ethanol.
- Khối lượng riêng (mg/m3): 12,36 × ppm
1.1.2.2.

Hóa tính

- Tính oxy hóa: Trong môi trường pH=2, quercetin bị oxy hóa bởi H2O2 tạo ra
quinon [3].
-Tính acid yếu: Quercetin cho màu vàng (vàng đậm hoặc vàng sáng) với hơi
amoniac và dung dịch kiềm loãng (dung dịch NaOH, KOH, Na2CO3) [1], [2].
- Phản ứng cyanidin: Trong môi trường HCl, quercetin bị khử bởi Mg tạo
thành dẫn chất màu cyaniding chlorid [3].


3

- Phản ứng với dung dịch FeCl3: Thêm vài giọt FeCl3 5% vào dung dịch
quercetin trong ethanol, lắc sẽ xuất hiện màu xanh [3].
- Phản ứng diazo hóa: Kiềm hóa dung dịch quercetin trong ethanol bằng dung
dịch kiềm (dung dịch NaOH, KOH, Na2CO3), thêm vài giọt thuốc thử diazoni tạo
thành chất màu azoic vàng cam đến đỏ [3].
- Phản ứng với H2SO4 đậm đặc: Acid H2SO4 khi nhỏ lên quercetin sẽ cho màu
vàng đậm [1].
1.1.3. Tác dụng dược lý

Quercetin có các tác dụng dược lý sau:
- Chống oxy hóa mạnh: Các gốc tự do có thể được tạo ra từ các chất oxy hóa
mạnh mang gốc kim loại (Fe) hay các hợp chất hữu cơ chứa các gốc như nitrit
(NO), carboxyl (COO), carbonyl (CHO)…dưới tác dụng của các tác nhân gây oxy
hóa như oxy phân tử (O2), tia cực tím (UV), phóng xạ, các chất xúc tác (enzym)…
Các chất mang gốc tự do sinh ra nhiều là nguyên nhân gây tăng sự lão hóa, đột biến,
bất thường sinh tế bào (ung thư) và các tác hại cho hoạt động sinh lý (như sinh hóa
máu, rối loạn tiêu hóa, gan thận…). Quercetin là hoạt chất có khả năng chống oxy
hóa thông qua việc thu dọn trực tiếp các gốc tự do; liên kết với các ion kim loại
chuyển tiếp để ngăn chặn phản ứng oxy hóa xảy ra; và tăng cường chức năng của
các chất chống oxy hóa nội sinh [5].
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Quercetin tác động lên peroxyl
radical nên ức chế sự hình thành của hydroperoxid, đồng thời tác động lên alkoxyl
radical nên ngăn chặn sự oxy hóa của LDL-Cholesterol [5].
- Chống dị ứng: Quercetin ức chế mạnh sự giải phóng histamin từ tế bào ưa
base [5].
- Trong điều trị ung thư: Quercetin ngăn chặn quá trình sản xuất “mutant p53
protein” và cản trở hoạt động của enzym tyrosine kinase, do đó làm chậm sự phát
triển của bướu ung thư [5].


4

- Điều trị bệnh gout: Quercetin ức chế hoạt động của xanthin oxidase, enzym
có vai trò xúc tác phản ứng oxy hóa xanthin thành acid uric, nên làm giảm lượng
uric máu [5].
- Ngăn chặn các biến chứng của bệnh đái tháo đường: Quercetin ức chế mạnh
aldose reductase - enzym có nhiệm vụ chuyển glucose máu thành sorbitol, một hợp
chất liên quan chặt chẽ với sự tiến triển các biến chứng của bệnh đái tháo đường
(đục thủy tinh thể, tổn thương thần kinh, bệnh võng mạc đái tháo đường) [5].

1.1.4. Dược động học
Dược động học của thuốc [7], [26], [36], [37]:
- Hấp thu: Quercetin là dược chất kém hấp thu qua đường tiêu hóa. Sinh khả
dụng đường uống của quercetin thấp và dao động từ 0 đến 50%. Nồng độ quercetin
trong huyết tương là 0,1 – 10µmol /lit.
- Phân bố: Sau khi được hấp thu ở ruột non, quercetin được chuyển hóa lần
đầu qua gan, và sau đó được phân bố đến khắp các mô trong cơ thể. Quercetin có
khả năng liên kết mạnh với albumin trong huyết tương.
- Chuyển hóa và thải trừ:
+ Quercetin không tồn tại ở dạng tự do trong máu, mà chủ yếu được tìm
thấy dưới dạng các sản phẩm liên hợp với acid glucuronic, nhóm sulfat hoặc nhóm
methyl.
+ Thời gian bán thải cùa quercetin khoảng 25 giờ. Sự thanh thải hoạt chất sẽ
bị trì hoãn một cách đáng kể nếu uống thuốc sau bữa ăn giàu chất béo (p<0.05).
1.1.5. Chỉ định
Dùng để phòng và điều trị các bệnh dị ứng, ung thư (ung thư tuyến tiền liệt,
vú, dạ dày, ruột kết), tim mạch, bệnh gout, các biến chứng của bệnh đái tháo đường
[4].
1.1.6. Tương tác thuốc
- Chống chỉ định dùng kèm quercetin với kháng sinh nhóm quinolon vì
quercetin cạnh tranh với quinolon để gắn vào DNA gyrase của vi khuẩn. Do đó,
theo lý thuyết quercetin làm giảm hoạt tính kháng sinh của quinolon [17].


5

- Quercetin ức chế enzym CYP2C8 nên làm giảm khả năng chuyển hóa ở gan
của paclitaxel. Vì vậy, nồng độ paclitaxel trong huyết tương tăng, dẫn đến sinh khả
dụng của Paclitaxel tăng thất thường, kết quả làm tăng tác dụng phụ của hoạt chất
[10].

1.1.7. Một số chế phẩm chứa quercetin lưu hành trên thị trường
Bảng 1.1. Một số chế phẩm chứa quercetin lưu hành trên thị trường
STT

Dạng bào chế

Hàm lượng

1

Viên nén

500 mg

2

Viên nang

500 mg

3

Hỗn dịch

1 mg/ml

4

Phytosome


250 mg

Chế phẩm

Từ bảng 1.1 có thể nhận thấy đa số các chế phẩm chứa flavonoid quercetin
trên thị trường đều được sản xuất với hàm lương hoạt chất lớn (500mg). Nguyên
nhân của vấn đề này là do quercetin có độ tan thấp, kém hấp thu vào cơ thể nên sinh
khả dụng thấp và dao động. Để giải quyết vấn đề, nhiều nghiên cứu đã được tiến
hành theo nhiều hướng khác nhau, phổ biến hiện nay là bào chế thuốc dựa trên công
nghệ phytosome. Trên thế giới đã có một vài sản phẩm bào chế quercetin dưới dạng


6

phytosome và ứng dụng dạng phytosome này vào viên nang, viên nén với hàm
lượng hoạt chất thấp hơn 250mg. Nhưng ở Việt Nam, dạng bào chế này vẫn còn khá
mới mẻ, hầu như chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy, với mục tiêu phát
triển công nghệ bào chế thuốc dựa trên các hoạt chất nguồn gốc dược liệu thay thế
dần các hoạt chất tổng hợp hóa dược, từ đó làm tiền đề để tận dụng được nguồn
dược liệu phong phú của nước nhà, chúng tôi đã quyết định tiến hành đề tài nghiên
cứu bào chế phytosome quercetin.
Đại cương về phytosome

1.2.

1.2.1. Khái niệm phytosome
Phytosome là phức hợp của hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên gắn với
phospholipid ở mức độ phân tử [15], [34].

Hình 1.2. Cấu tạo của phytosome

1.2.2. Thành phần của phytosome
- Cấu tạo của phytosome gồm 2 thành phần: hoạt chất dược liệu ít tan trong
nước và phospholipid. Trong phức hợp, các nhóm phân cực của dược chất tương tác
với nhóm phosphat của phospholipid thông qua liên kết hydro, hình thành sự sắp
xếp không gian đặc trưng có thể được chứng minh bằng các loại phổ [9].
 Phospholipid
-

Phân loại phospholipid:

+Phospholipid tự nhiên: Hay dùng nhất là phosphatidylcholin (PC) từ lecithin
của trứng hoặc đậu tương, ngoài ra còn có phosphatidylethanolamin (PE),
phosphatidylserin (PS), phosphatidylglycerol (PG),…


7

+ Phospholipid tổng hợp: Phosphatidylcholin đậu nành được hydrogen hóa
(HSPC), disteroyl phosphatidylcholin (DSPC), dioleyl phosphatidylcholin (DOPC),
dioleyl phosphatidylethanolamin (DOPE),…
+ Một số lipid khác như sphingolipid (sphingomyelin, sphingosin,…).
-

Vai trò của phospholipid trong phytosome: Phospholipid là phân tử lưỡng

cực, trộn lẫn được trong môi trường thân nước và môi trường thân dầu, do đó nếu
được sử dụng như là chất mang hoạt chất sẽ giúp cải thiện độ tan và độ hòa tan của
hoạt chất, từ đó tăng khả năng hấp thu dược chất qua đường tiêu hóa. Ngoài vai trò
là một chất mang thuốc, phosphatidylcholin là thành phần quan trọng của màng tế
bào, là phân tử gốc để xây dựng nên các lipoprotein và màng tế bào, ngoài ra nó

cũng là nguồn cung cấp cholin thiết yếu cho các tế bào trong cơ thể. Đồng thời,
phospholipid còn làm giảm sức căng bề mặt của hệ phân tán với dịch tiêu hóa, bằng
cách đó phytosome dễ dàng được vận chuyển vào màng, mô, thành tế bào trong cơ
thể [8], [27], [30].
-

Trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tôi sử dụng HSPC để tiến hành

nghiên cứu. HSPC có ưu điểm là độ tinh khiết cao, và bền về mặt hóa học hơn các
phosphatidylcholin khác, do hạn chế quá trình peroxyd hóa các gốc acid béo chưa
no, từ đó giúp màng lipid bền vững hơn, hạn chế được quá trình rò rỉ dược chất vào
môi trường bên ngoài.
 Dược chất
-

Hoạt chất được gắn vào đầu phân cực của phospholipid, trở thành bộ phận

cấu tạo của màng, và có sự hình thành các liên kết hydro giữa hydroxyl phenol của
hoạt chất và ion phosphat trên nhánh phospholipid cho từng phân tử hoạt chất.
1.2.3. Tính chất của phytosome
Phytosome có các tính chất sau [11], [16], [21], [25]:
- Phytosome là một phức hợp được hình thành từ 2 thành phần là hoạt chất
nhóm polyphenol có nguồn gốc từ dược liệu và phospholipid với một tỷ lệ phối hợp
nhất định trong một dung môi thích hợp. Từ dữ liệu của các phổ chứng minh có sự
hình thành liên hydro giữa đầu phân cực (nhóm phosphat và nhóm amoinium) của


8

phospholipid với nhóm phân cực của hoạt chất, chính các liên kết này sẽ giúp

phytosome có độ ổn định cao hơn các dạng bào chế khác.
- Từ dữ liệu 1HNMR và 13CNMR có thể nhận thấy chuỗi acid béo cho tín hiệu
không thay đổi trong cả phospholipid dạng tự do và phospholipid trong phức hợp
phytosome. Kết quả này chứng minh hai chuỗi béo dài không tham gia liên kết mà
chỉ đóng vai trò là bao quanh, tạo thành lớp vỏ thân dầu, che chắn cho đầu phân cực
của phospholipid và phân tử flavonoid, từ đó làm tăng độ tan của phức hợp trong
dung môi ít phân cực.
- Kích thước của phytosome dao động từ 50nm đến vài trăm μm.
- Khi tiếp xúc với nước, phytosome có dạng micell tương tự cấu trúc của
liposome. Tuy nhiên, trong liposome, hoạt chất được hòa tan trong một cái túi hoặc
nổi trên lớp màng; nhưng với phytosome hoạt chất liên kết với đầu phân cực của
phospholipid bằng liên kết hóa học, trở thành một phần không thể thiếu của màng.
- Phytosome thường có sinh khả dụng cao hơn các dạng bào chế truyền thống.
Điều này đã được chứng minh bằng các nghiên cứu dược động học và dược lực học
trên động vật và người.
- Tính chất của phytosome được quyết định bởi các yếu tố: kích thước tiểu
phân, khả năng thấm qua màng, tỷ lệ % chất tan hấp phụ, thành phần hóa học cũng
như số lượng và độ tinh khiết của nguyên liệu ban đầu.
1.2.4. Ưu, nhược điểm của phytosome
 Ưu điểm
Phytosome có các ưu điểm sau [11], [14], [29] :
-

Phytosome dễ tan trong cả dung môi thân dầu và thân nước nên khi các

phân tử này đi vào đường ruột, nó có thể dễ dàng chuyển từ môi trường thân nước
của đường ruột sang môi trường thân dầu của màng tế bào ruột từ đó đi vào trong tế
bào. Kết quả, làm tăng khả năng hấp thu dược chất, tăng hiệu quả điều trị và giảm
được liều dùng thuốc.
-


Phytosome cải thiện được độ tan của dược chất trong muối mật nên có thể

tăng hiệu quả điều trị của thuốc tại gan. Phosphatidylcholin không chỉ đóng vai trò


9

như là một chất mang dược chất, nó còn có tác dụng bảo vệ gan và mang lại giá trị
dinh dưỡng.
-

Phytosome được tạo thành từ hoạt chất dược liệu và phospholipid.

Phospholipid có độc tính thấp, tương hợp sinh học tốt và có khả năng phân hủy sinh
học. Hoạt chất dược liệu ít tác dụng phụ hơn so với các hoạt chất tổng hợp hóa học.
Do đó, có thể thấy thành phần của phytosome tương đối an toàn.
-

Khác với liposome, phytosome được tạo thành từ liên kết hóa học giữa

hoạt chất và phosphatidylcholin. Vì vậy, phytosome có độ ổn định cao hơn các dạng
bào chế khác.
-

Phytosome có khả năng bảo vệ các hoạt chất sinh học chống lại sự phân

hủy của enzym cũng như của vi khuẩn đường ruột. Do hoạt chất được bao bọc bởi
các phân tử phospholipid nên không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài trong
quá trình bảo quản và những tác nhân bên trong cơ thể trong quá trình sử dụng.

Hoạt chất chỉ phát huy tác dụng khi giải phóng khỏi tiểu phân tại đích sinh học.
-

Hướng các hoạt chất đến mô đích hiệu quả hơn.

-

Quy trình bào chế phytosome tương đối đơn giản.

-

Phytosome được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực mỹ phẩm do tăng

tính thấm của dược chất qua da, bên cạnh đó đặc tính thân dầu của phytosome giúp
hoạt chất dễ dàng vượt qua lớp màng sinh học giàu lipid.
 Nhược điểm
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm như trên nhưng hiện phytosome vẫn chưa được
sử dụng rộng rãi vì một số nhược điểm sau [22], [33]:
-

Hầu hết các phương pháp bào chế phytosome đều sử dụng các dung môi

hữu cơ độc hại như: dichloromethan, methanol… để hòa tan lipid gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người và môi trường. Bào chế phytosome bằng phương pháp siêu
tới hạn có thể khắc phục được nhược điểm này, nhưng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và
yêu cầu áp suất cao.
1.2.5. Phương pháp bào chế phytosome
Hiện nay có 3 phương pháp bào chế phytosome bao gồm:



10

- Phương pháp bốc hơi dung môi.
- Phương pháp kết tủa trong dung môi.
- Phương pháp siêu tới hạn.
Trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tôi lựa chọn phương pháp: “Bào chế
phytosome quercetin bằng phương pháp kết tủa trong dung môi”. Phương pháp này
được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu bào chế phytosome.
Tiến hành: Phối hợp phospholipid (tổng hợp hoặc tự nhiên) và hoạt chất
polyphenol có nguồn gốc từ dược liệu với tỷ lệ phosphoipid : DC dao động từ 0,52,0 trong môi trường phản ứng là dung môi aprotic như: dioxan, methylen chlorid,
aceton…Khuấy từ hồi lưu trong một thời gian thích hợp. Sau khi tạo thành
phytosome, tiến hành phân lập phức hợp bào chế được bằng cách kết tủa trong
dung môi không phân cực như hydrocarbon béo, n-hexan hoặc áp dụng phương
pháp phun sấy [38].

Hình 1.3. Phương pháp bào chế phytosome bằng
phương pháp kết tủa trong dung môi
Lưu ý: Tùy thuộc vào bản chất của hoạt chất và phospholipid sử dụng mà tỷ lệ
dược chất : phospholipid khác nhau giữa các nghiên cứu. Tuy nhiên, trong hầu hết
các nghiên cứu, tỷ lệ tối ưu giữa hai thành phần này là 1:1. Dung môi kết tủa
thường được chọn là n-hexan [23].
1.2.6. Phương pháp đánh giá tương tác giữa dược chất và phospholipid trong
phytosome


11

Trong các nghiên cứu về phytosome, đa phần các tác giả đều sử dụng các
phương pháp như: phổ hồng ngoại (IR), phân tích nhiệt vi sai (DSC), phân tích phổ
nhiễu xạ tia X để chứng minh khả năng tạo phức giữa dược chất và phospholipid

[12], [13].
1.2.6.1.

Phương pháp phổ hồng ngoại (IR)

Nguyên lý của phương pháp: Trong phân tử, nguyên tử ở mỗi liên kết sẽ dao
động với một tần số đặc trưng, nằm trong vùng hồng ngoại. Khi bị chiếu một chùm
tia, liên kết đó sẽ hấp thụ bức xạ có bước sóng đúng bằng dao động giữa các nguyên
tử [6]. Khi tạo thành phức hợp, đầu phân cực phân tử phospholipid (nhóm phosphat
và/hoặc nhóm amoinium) liên kết với nhóm –OH của dược chất tạo sự tương tác
liên phân tử, làm dịch chuyển bước sóng hấp thụ của các nhóm chức đó. Dựa vào
những thay đổi trên phổ hồng ngoại của mẫu phức hợp so với mẫu dược chất và
phospholipid ta có thể đánh giá được tương tác giữa dược chất và phospholipd.
Khi nghiên cứu về phức hợp chrysophanol - phospholipid, Denvendra Singh
và cộng sự (2012) đã dùng phổ hồng ngoại (IR) để đánh giá tương tác giữa
chrysophanol và phopsholipid trong phức hợp phytosome. Từ hình 1.4 có thể nhận
thấy mẫu phức hợp chrysophanol - phospholipid có sự dịch chuyển số sóng của
nhóm –OH so với quercetin và nhóm P=O, P-O-C so với phospholipid, kết quả này
đã phần nào chứng minh được đã có sự hình thành phức hợp giữa dược chất và
phospholipid [12].

Hình 1.4. Phổ hồng ngoại của phospholipid, chrysophanol và phức hợp
chrysophanol-phospholipid [12]


12

1.2.6.2.

Phương pháp phân tích nhiệt vi sai


Nguyên lý của phương pháp: Bình thường, màng phospholipid ở trạng thái gel
với sự sắp xếp trật tự của các phân tử phospholipid. Khi gia nhiệt, màng
phospholipid kép chuyển từ trạng thái gel sang trạng thái tinh thể lỏng với sự sắp
xếp lộn xộn của các phân tử lipid, làm ảnh hưởng tới lực liên kết Van der Waals
giữa các chuỗi hydrocarbon, làm tăng sự linh động của màng lipid. Khi dược chất
liên kết với phospholipid làm tăng sự chặt chẽ của cấu trúc màng phospholipid kép,
do đó làm thay đổi nhiệt độ chuyển pha [4]. Dựa vào những thay đổi trên giản đồ
nhiệt có thể cho những thông tin về tương tác giữa dược chất và phospholipid.
Devendra Singh và cộng sự (2012) để chứng minh sự tạo thành phức hợp, tác
giả đã sử dụng phương pháp phân tích nhiệt vi sai (DSC) cho các mẫu quercetin,
phospholipid và phức hợp quercetin - phospholipid. Kết quả cho thấy trên đồ thị
phân tích nhiệt vi sai của phức hợp quercetin - phospholipid, các peak thu nhiệt đặc
trưng của quercetin, phospholipid đã biến mất hoàn toàn. Thay vào đó là xuất hiện
peak thu nhiệt mới với nhiệt độ chuyển pha thấp hơn nhiệt độ chuyển pha của
phospholipid nguyên liệu ban đầu. Chứng tỏ có sự tương tác giữa dược chất và
phospholipid làm giảm mức độ tinh thể của quercetin trong phức hợp so với
quercetin nguyên liệu [13].

Hình 1.5. Đồ thị phân tích nhiệt vi sai của phospholipid, quercetin và
phức hợp quercetin – phospholipid [13]


13

1.2.6.3.

Phương pháp phân tích nhiễu xạ tia X

Nguyên lý của phương pháp : Sự biến mất của các peak nhiễu xạ đặc trưng

của dược chất và phospholipid trên phổ nhiễu xạ tia X của phức hợp là cơ sở để
chứng minh sự có sự chuyển dạng thù hình của hoạt chất trong phức hợp. Từ đó
khẳng định có sự tương tác giữa dược chất và phospholipid.
Devendra Singh và cộng sự (2012) đã nghiên cứu phổ nhiễu xạ tia X của
quercetin, phospholipid và phức hợp quercetin - phospholipid. Kết quả cho thấy phổ
nhiễu xạ của mẫu phức hợp quercetin - phospholipid không còn những peak nhiễu
xạ đặc trưng của quercetin và phospholid mà chỉ có một peak nhiễu xạ rộng, chứng
tỏ quercetin trong phức hợp đã chuyển từ trạng thái kết tinh sang trạng thái vô định
hình [13].

Hình 1.6. Phổ nhiễu xạ tia X của phospholipid, quercetin và phức hợp
querectin – phospholipid [13]
Ngoài các phương pháp đã nêu, có thể sử dụng thêm phương pháp cộng hưởng
từ hạt nhân (NMR) để xác định chính xác nhóm chức nào tham gia vào liên kết với
phospholipid, phương pháp chụp ảnh qua kính hiển vi điện tử (SEM, TEM) để đánh
giá về hình thái và cấu trúc của phức hợp…
Phối hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau trong việc chứng minh khả
năng tạo phức giữa dược chất và phospholipid là một việc làm cần thiết, giúp chúng
ta đưa ra một kết quả đánh giá toàn diện hơn và chính xác hơn.


14

1.3.

Một số nghiên cứu về phytosome
Dạng bào chế phytosome như một cầu nối giữa hệ phân phối thuốc truyền

thống và hệ phân phối thuốc hiện đại. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh công nghệ
phytosome đã làm gia tăng đáng kể khả năng hấp thu và sinh khả dụng của các hoạt

chất nguồn gốc dược liệu. Dưới đây là một số nghiên cứu về dạng bào chế này:
1.3.1. Một số nghiên cứu về phức hợp phytosome của các hoạt chất khác
Ajay Semalty và cộng sự (2009) đã nghiên cứu bào chế phytosome narigenin
bằng phương pháp kết tủa trong dung môi. Quy trình bào chế được tiến hành như
sau: khuấy hồi lưu narigenin và phosphatidylcholin (tỷ lệ 1:1) trong dung môi
dichloromethan trong thời gian 3 giờ. Sau đó cô dung dịch đến dung tích 5-10ml,
thêm 30ml n-hexan để thu phức hợp dưới dạng kết tủa. Tiến hành sấy kết tủa trong
tủ sấy chân không. Phức hợp naringenin - phospholipid sau bào chế được đánh giá
một số các thông số như kích thước tiểu phân, phân bố kích thước tiểu phân, thế
zeta, độ tan bão hòa trong nước, khả năng giải phóng dược chất… Kết quả cho thấy
độ tan bão hòa trong nước của naringenin trong phức hợp so với narigenin tự do
tăng từ 43,83μg/ml lên 79,31μg/ml; khả năng giải phóng dược chất của phức hợp
cũng cao hơn narigenin tự do (sau 10 giờ, narigenin tự do chỉ giải phóng 27%, trong
khi phức hợp giải phóng tới 99,8% dược chất). Hình ảnh chụp SEM của phytosome
naringenin là những hình cầu nhỏ không đều với bề mặt thô ráp. Kết quả nghiên cứu
nhiễu xạ tia X (XRPD), phân tích nhiệt vi sai (DSC), phổ hồng ngoại (FTIR) và phổ
cộng hưởng từ hạt nhân (1HNMR) đều chứng minh có sự hình thành phức hợp. Từ
những kết quả nghiên cứu trên có thể sơ bộ kết luận phức hợp narigeninphospholipid có thể làm tăng khả năng hấp thu dược chất từ đó làm tăng hiệu quả
điều trị [20].
Malay K.D và cộng sự [24] đã tiến hành nghiên cứu bào chế rutin phytosome
với tỷ lệ rutin : phospholipid lần lượt là 0,5:1; 0,75:1; 1:1; 1:0,75; 1:0,5. Tất cả các
phức hợp phyto - phospholipid bào chế được đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng
như: độ tan, hệ số khuếch tán, kích thước tiểu phân, hiệu quả nạp thuốc... Kết quả
cho thấy các phytosome bào chế đều có độ tan trong nước cao hơn rutin tinh khiết,


×