Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Thi pháp truyện ngắn nguyễn minh châu sau năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THANH UYÊN

THI PHÁP TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. La Khắc Hòa

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới
PGS.TS. La Khắc Hịa, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn
thành Luận văn này.
Tơi xin cảm ơn các Thầy, Cơ giáo trong khoa Ngữ văn, tổ Lí luận văn
học; Phòng Sau đại học; Thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội 2; Các
Thầy, Cô trong tổ Lý luận văn học của trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn, Viện nghiên cứu văn học đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè thân thiết đã động viên,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2015
Học viên


Nguyễn Thanh Uyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong Luận văn là kết
quả quá trình nghiên cứu của riêng tơi.
Trong q trình nghiên cứu, tơi có kế thừa thành quả nghiên cứu của
các nhà khoa học khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng những kết quả nêu
trong Luận văn không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và
chưa được công bố trong cơng trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thanh Uyên


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................ 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 12
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 12
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 13
7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 14
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 15
Chương 1. NGUYỄN MINH CHÂU: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
VĂN HỌC ....................................................................................................... 15
1.1. Vài nét về tiểu sử và con người ............................................................ 15
1.1.1. Tiểu sử ............................................................................................. 15

1.1.2. Con người ....................................................................................... 18
1.2. Sự nghiệp văn học trước năm 1975 ...................................................... 20
1.2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội, văn hóa tư tưởng. .................................. 20
1.2.2. Sự nghiệp văn học trước 1975 ........................................................ 22
1.3. Sự nghiệp văn học sau năm 1975 ......................................................... 26
1.3.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội và đòi hỏi đổi mới văn học ..................... 26
1.3.2. Sự nghiệp văn học sau 1975 ........................................................... 30
Chương 2. MOTIF CHỦ ĐỀ VÀ TỔ CHỨC TRUYỆN KỂ TRONG
TRUYỆN NGĂN NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975 ..................... 38
2.1. Motif chủ đề .......................................................................................... 38
2.1.1. Sự phức tạp của con người ............................................................. 38
2.1.2. Sự phức tạp của cuộc đời................................................................ 52


2.2. Tổ chức truyện kể ................................................................................. 61
2.2.1. Tổ chức xung đột............................................................................. 61
2.2.2. Thay đổi điểm nhìn kể chuyện ........................................................ 67
Chương 3. HỆ THỐNG NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU
NĂM 1975....................................................................................................... 75
3.1. Hệ thống nhân vật ................................................................................. 76
3.1.1. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện ................................... 76
3.1.2. Nhân vật loại hình và nhân vật tính cách ....................................... 85
3.1.3. Nhân vật tư tưởng ........................................................................... 90
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .............................................................. 96
3.2.1. Đặc tả ngoại hình ........................................................................... 96
3.2.2. Miêu tả hành động ........................................................................ 103
3.2.3. Miêu tả tâm lý nhân vật ................................................................ 107
3.2.4. Độc thoại nội tâm ......................................................................... 112
PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................... 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 119


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn lớn của văn học
Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỉ XX. Sinh ra ở vùng quê giàu truyền thống
cách mạng, gắn bó với sự nghiệp cầm bút của một người lính, Nguyễn Minh
Châu có dịp đi và tiếp xúc với thực tế sinh động của cuộc sống. Ông cùng
đồng đội trải qua những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước và giai đoạn cam go nhất của những năm hịa bình xây dựng tổ
quốc. Ở con người ông nổi bật niềm đam mê sáng tạo, sự dũng cảm đáng q
của một nhà văn nhân cách có tình yêu sâu nặng với cuộc sống, con người và
quê hương đất nước.
Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu khá đồ sộ lại có sự đa dạng về thể
loại, bao gồm: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, bút kí, lý luận phê
bình…Hành trình sáng tạo của ơng được chia thành hai giai đoạn: trước năm
1975 và sau năm 1975. Là cây bút tài năng, trách nhiệm và luôn trăn trở trong
lao động sáng tạo, nên ở giai đoạn nào ông cũng đạt được những thành tựu
đáng kể. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu miêu tả khơng khí hào hùng,
phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu, bộc lộ niềm âu
lo, khắc khoải và khát vọng thức tỉnh lương tâm trong cảm hứng nhân văn
mãnh liệt. Sau năm 1975, nhất là sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, ngịi
bút của ơng ln thể hiện sự trăn trở, bản lĩnh và nhiệt thành với công cuộc
đổi mới đất nước nói chung và đổi mới văn học nói riêng. Nguyễn Minh Châu
là nhà văn tài năng và giàu tâm huyết, một nhà văn có tư tưởng phong phú và
phong cách sáng tạo riêng, độc đáo. Vì thế nghiên cứu sáng tác của Nguyễn
Minh Châu sẽ giải quyết được nhiều vấn đề lý thuyết từ đó hiểu thêm, góp
phần soi sáng thêm cho lịch sử văn học dân tộc.



2
1.2. Sau năm 1975, đất nước bước vào thời kì đổi mới, địi hỏi một nền
văn học vì cuộc sống con người. Đặc biệt là sau công cuộc đổi mới đất nước
Nguyễn Minh Châu được nhắc đến nhiều hơn với tư cách là “nhà văn sớm
nhất có sự trăn trở và khát khao đổi mới văn học”. Tác phẩm đầu tiên đặt dấu
mốc cho sự đổi mới của ông là truyện ngắn Bức tranh. Những sáng tác của
ông ở giai đoạn này, đặc biệt là ở thể truyện ngắn “đã đem đến cho người đọc
một quan niệm mới mẻ về nghệ thuật và cuộc đời”, được coi là bước tiến về
tư duy nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu đánh giá cao về những sáng tác của
ông, coi ông là “người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt
Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau
này” và là một trong số những “nhà văn mở đường tinh anh và tài năng” người
đã “đi được xa nhất” trong cao trào đổi mới văn học. Cho nên nghiên cứu tác
phẩm của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là truyện ngắn, được coi là thể loại sở
trường của ơng, từ góc độ thi pháp học sẽ giúp ta chỉ ra bản chất của sự đổi mới
trong sáng tác của ông sau năm 1975. Bởi, đổi mới văn học được coi là đổi mới
thật sự khi đổi mới được thi pháp. Vì vậy nghiên cứu đề tài Thi pháp truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 mang ý nghĩa lý luận văn học sâu sắc.
1.3. Nguyễn Minh Châu là cây bút tiêu biểu trong kháng chiến chống
Mĩ và cả thời kì đổi mới nên sáng tác của ông luôn được đưa vào giới thiệu và
giảng dạy ở bậc phổ thông và đại học. Trước đây là Bức tranh ở THCS, Mảnh
trăng cuối rừng ở THPT, hiện nay là Bến quê ở THCS và Chiếc thuyền ngồi
xa ở THPT. Đó đều là những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách sáng tác
của ông, là những tác phẩm đánh dấu sự biến chuyển trong tư duy nghệ thuật
của tác giả. Việc nghiên cứu Thi pháp truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
sau năm 1975 sẽ giúp cải tiến phương pháp dạy học tác phẩm của tác giả này
trong nhà trường, giúp cho việc học tập và giảng dạy tác phẩm của ông trở
nên sâu sắc, thấu đáo và có chất lượng hơn.



3
Việc nghiên cứu đề tài Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau
năm 1975 có rất nhiều ý nghĩa, chẳng những có ý nghĩa lịch sử văn học, ý
nghĩa lý luận văn học mà cịn có ý nghĩa sư phạm. Vì thế chúng tơi quyết định
chọn đề tài này làm đối tượng nghiên cứu, để phần nào thấy được tài năng
sáng tạo, những cách tân nghệ thuật sâu sắc, độc đáo. Đồng thời giúp người
đọc nhận diện sự vận động đổi mới thi pháp nghệ thuật của ông trong giai
đoạn này được rõ hơn, có cái nhìn đầy đủ, tồn diện về cuộc đời, sự nghiệp
của một nhà văn lớn.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn đã để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử
văn học nước nhà. Ông thuộc một trong những “người mở đường tinh anh và
tài hoa” trong công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau năm 1975. Sáng tác
của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là truyện ngắn của ông sau 1975 trở thành
đề tài của hàng trăm bài báo, bài nghiên cứu cùng những chuyên luận khoa
học trong và ngoài nước. Theo thư mục tài liệu nghiên cứu tác giả, tác phẩm
Nguyễn Minh Châu do TS. Nguyễn Trọng Hoàn và Nguyễn Đức Khuông
biên soạn năm 2002, số lượng bài viết về Nguyễn Minh Châu lên đến con số
150. Các bài viết ấy đã được tập hợp, tuyển chọn và giới thiệu trong các cuốn:
Kỷ yếu hội thảo 5 năm ngày mất Nguyễn Minh Châu - Hội văn nghệ Nghệ An
(1995); Nguyễn Minh Châu - Con người và tác phẩm, Nhiều tác giả (1986);
Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm - Nguyễn Trọng Hồn (2004). Đó
là chưa kể đến các luận án Tiến sỹ, luận văn Thạc sỹ về Nguyễn Minh Châu
của các Nghiên cứu sinh, Học viên cao học qua nhiều thế hệ.
Trước năm 1975, giới nghiên cứu, phê bình chủ yếu tâp trung vào mảng
tiểu thuyết, cịn truyện ngắn được họ chú ý muộn hơn. Họ mới chỉ quan tâm
đến vấn đề nội dung phản ánh và đối tượng phản ánh cũng như chỉ dừng lại ở
bề nổi của nghệ thuật, thể hiện nội dung sơ lược hay sâu sắc, hấp dẫn hay đơn



4
điệu, và dường như chưa ai đề cập đến vấn đề: “vì sao viết như thế?”. Các nhà
nghiên cứu, phê bình đánh giá rất cao khả năng văn học phản ánh hiện thực
anh hùng, tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng chống giặc
ngoại xâm của nhân dân ta mà chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến
vấn đề “nghệ thuật” một cách độc lập. Có chăng cũng chỉ dừng lại ở việc
quan sát những thủ pháp thể hiện tay nghề của nhà văn mà thôi.
Sau năm 1975, mảng sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu được
chú ý đặc biệt, chúng ta thấy từ khi Bức tranh ra đời (1982), rồi đến tập Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) và đến trước khi in tập Bến quê
(1985) giới nghiên cứu ngỡ ngàng nhận ra gương mặt mới mẻ của tác giả.
Nhiều bài viết xuất hiện đã ghi nhận những đổi mới, tìm tịi trong các truyện
ngắn của nhà văn. Trái lại cũng có những người còn băn khoăn, nghi ngại
trước những cách tân nghệ thuật mà nhà văn thực hiện. Nhưng tựu chung lại
những ý kiến thời kỳ này chỉ dừng lại trong sự khảo sát nội dung xã hội là chủ
yếu. Sự thống nhất khẳng định những đóng góp vơ giá cũng như vị trí tiên
phong, mở đường của nhà văn đối với sự nghiệp đổi mới văn học nước nhà
được các nhà nghiên cứu đánh giá khi tập Bến quê ra đời, tiếp theo là tiểu
thuyết Mảnh đất tình yêu (1987) đặc biệt là tập truyện cuối Cỏ lau (1989).
Nếu các nhà nghiên cứu giai đoạn trước khảo sát nội dung xã hội hiện
diện trên bề nổi của tác phẩm thì đến giai đoạn này những tầng ý nghĩa sâu xa
“phần chìm dưới tảng băng” được họ tập trung nghiên cứu. Họ thử nghiệm,
tiếp cận bằng những việc sử dụng những phạm trù nghiên cứu theo hướng thi
pháp. Những ý kiến của các nhà nghiên cứu trong giai đoạn này, cùng tác
phẩm của Nguyễn Minh Châu đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho công cuộc đổi
mới văn học nước nhà sau năm 1975. Dưới đây chúng tôi xin được điểm qua
một số ý kiến được xem là tiêu biểu hơn cả:
Về “Quan niệm nghệ thuật về con người”, Nguyễn Minh Châu được coi

là người có cơng đầu trong đổi mới tư duy nghệ thuật trong miêu tả con


5
người. Sau năm 1975 con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu hiện
lên chân thực hơn, đa chiều hơn vì cách thể hiện bản chất hơn. Sự đổi mới ấy
được ông chuyển tải hết trong tác phẩm của mình.
Khi nghiên cứu con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau
năm 1975, hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhận ra sự thay đổi trong tư duy
nghệ thuật và phát hiện ra những đổi mới, tìm tịi trong các sáng tác của ông.
Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết Nguyễn Minh Châu những năm 1980 và sự
đổi mới cái nhìn về con người nhận xét: “Nguyễn Minh Châu đã cảm nhận
được ngày càng rõ nét những chuyển động có ý nghĩa thời đại của cuộc sống
và của văn học và anh đã mạnh dạn tự phủ định mình, đổi mới cách viết từ
một cách nhìn mới về con người, về cuộc sống” [22]. Quan hệ giữa con người
với đất, giữa người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trên mảnh đất và
đối diện với thiên nhiên đó mới là chuyện lâu đời, thường xuyên tạo nên tính
cách, phẩm giá, vẻ đẹp và bi kịch cuộc đời của những người lao động. Càng
gần gũi cuộc đời thực, càng từng trải, càng đi sâu vào kiểm nghiệm, Nguyễn
Minh Châu càng muốn viết kĩ về sự vất vả của những người lao động. Dưới
ngòi bút Nguyễn Minh Châu, cuộc sống lao động của con người vừa là một
bản anh hùng ca vừa là một bi kịch, sở dĩ có sự thay đổi này là bởi: “Nguyễn
Minh Châu không chấp nhận những quan niệm sơ lược, đơn giản về con
người và cuộc đời”. PGS.TS - Phạm Quang Long trong bài viết “Thái độ của
Nguyễn Minh Châu đối với con người, niềm tin pha lẫn với âu lo” đã nhận
xét: “Cống hiến lớn nhất ở ông là sự thức tỉnh một ý thức mới, đúng hơn
trong cách nhìn người, đánh giá về con người” [35]. Đinh Trí Dũng trong
Nguyễn Minh Châu và sự trăn trở của một ngòi bút đầy trách nhiệm đã nhấn
mạnh: “Sự đổi mới cách nhìn về con người đã đem lại cho tác phẩm Nguyễn
Minh Châu những gương mặt lạ” [26; tr.310]. Cũng cùng quan niệm đó nhà

nghiên cứu Lã Nguyên đã khẳng định: “Truyện của Nguyễn Minh Châu đã


6
mang đến cho người đọc một hệ thống quan niệm mới mẻ về con người và
cuộc đời mà nền tảng của nó là chiều sâu triết học nhân bản” [45].
Như vậy, nhìn chung chúng ta thấy các ý kiến đưa ra trong các cơng
trình bài viết đều xác đáng, đánh giá đúng một phần tài năng nghệ thuật
Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là những nghiên cứu về con người trong tác
phẩm của ông sau năm 1975.
Về cốt truyện, tác giả Trịnh Thu Tuyết đã chỉ ra ba kiểu cốt truyện trong
truyện ngắn sau năm 1975 của nhà văn: Cốt truyện luận đề; Cốt truyện trong
sinh hoạt, thế sự; Cốt truyện đời tư. Qua đó tác giả chỉ ra: “Những truyện
ngắn sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu hầu hết thuộc kiểu cốt truyện
khơng chú trọng đến tiến trình sự kiện, chỉ chủ yếu dựa vào những hành động
bên ngoài của nhân vật, những trạng thái tâm lý, cảm xúc …trên một cái nền
của “tình huống xung đột cố hữu”, tái hiện cuộc sống trong dòng chảy tự
nhiên, dung dị ở những tầng sâu của nó” [26; tr.323]. Tác giả này cũng đã
khẳng định: “Khảo sát truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu có thể
thấy khung cốt truyện của ơng đã được nới lỏng đến mức nhiều lúc dường
như không còn truyện mà chỉ là những mảnh đời vụn vặt, những trạng thái
tâm lý như là vu vơ…, những xung đột, chỉ phác ra mà khơng giải quyết, đó
là những thể nghiệm mới mẻ độc đáo đưa văn học về gần với đời sống, để
truyện ngắn có thể khắc phục sự hạn hẹp trong cái khung thể loại mà vươn tới
“một cái gì khơng cùng” [26; tr.324].
Bên cạnh những cơng trình của tác giả Trịnh Thu Tuyết cịn một số ý
kiến rải rác đề cập đến cốt truyện trong các bài viết về Nguyễn Minh Châu
của các nhà nghiên cứu phê bình khác. Chẳng hạn như Ngọc Trai có nhận xét
khái quát: “Phần lớn các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là loại truyện
luận đề, những luận đề về đạo đức, nhân văn, về tâm lý xã hội” [26; tr.275].

Những nhận xét này, chính là những gợi ý quý báu giúp chúng tơi tìm hiểu


7
cốt truyện - cấu trúc truyện kể trong truyện ngắn sau năm 1975 của nhà văn
Nguyễn Minh Châu.
Cùng với cốt truyện thì tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu cũng là một phương diện của thi pháp học được nhiều nhà nghiên cứu
phê bình quan tâm.
Bùi Việt Thắng trên quan điểm loại hình đã nêu lên ba dạng tình huống
cơ bản trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu: Tình huống tương phản; Tình
huống thắt nút; Tình huống luận đề.
Trịnh Thu Tuyết cũng nhận xét về tình huống truyện trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu: “Nếu như trước năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã tạo ra
những tình huống thử thách bên ngồi để các nhân vật của ơng có điều kiện phát
huy những sức mạnh và vẻ đẹp tiềm ẩn vốn có của họ thì từ sau năm 1975, nhà
văn chủ yếu tạo ra những tình huống tâm lý nhằm đưa nhân vật vào những cuộc
đấu tranh nội tâm, những vận động tâm lý với những day dứt, sám hối hay chiêm
nghiệm, nếm trải…” [67]. Tác giả đã phân tích những dạng tình huống trong
truyện ngắn sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu: Tình huống tự nhận thức;
Tình huống nghịch lý; Tình huống bi kịch để làm rõ cho nhận xét của mình.
Tơn Phương Lan cũng nêu rõ quan điểm coi việc tìm ra những dạng tình
huống phổ biến trong sáng tác của ông là một thao tác để tìm hiểu: Sự độc
đáo, lặp lại và phát triển trong quá trình tiếp cận hiện thực đời sống con
người. Với quan điểm ấy, tác giả đi vào phân tích ba dạng tình huống trong
sáng tác của Nguyễn Minh Châu: Tình huống tự nhận thức; Tình huống tương
phản; Tình huống thắt nút. Từ đó đi đến nhận xét: Sự tìm tịi của Nguyễn
Minh Châu trong xây dựng tình huống diễn ra trên cả bề rộng lẫn bề sâu. Đó
cũng là một trong những phương diện thể hiện bản sắc riêng của nhà văn
Nguyễn Minh Châu.

Về xem xét nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Ngô Thảo
cho rằng nhân vật gây được chú ý hơn cả trong sáng tác của Nguyễn Minh


8
Châu là nhân vật nữ, những người phụ nữ đi qua chiến tranh. Tác giả đánh
giá: “Nguyễn Minh Châu đã bộc lộ được thế mạnh của một cây bút có khả
năng phân tích và thể hiện được những biến động tâm lý khá phức tạp của
một con người không đơn giản” [63].
Phạm Vĩnh Cư lại tìm thấy trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những
nhân vật tiểu thuyết đích thực (trong Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát) “Một
con người nhiều chiều, một tính cách vừa mâu thuẫn, vừa thuần tồn, vừa cá
biệt, vừa tiêu biểu, vừa là quá khứ của lịch sử tối tăm, vừa tỏa ánh sáng của
nhân tính vĩnh hằng của những giá trị đạo đức muôn đời” [27; tr.202].
Tơn Phương Lan trong cơng trình nghiên cứu của mình đã phân loại
nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu thành hai loại nhân vật đặc
trưng nhất thể hiện được phong cách nghệ thuật của nhà văn: Nhân vật tư
tưởng; Nhân vật tính cách - số phận. Tác giả đã nhận xét: “Nếu trước những
năm 1980, Nguyễn Minh Châu chủ yếu chỉ xây dựng dạng nhân vật loại hình
thì càng về sau ngịi bút của ơng đã vươn tới sự khắc họa lên các dạng nhân
vật tư tưởng, nhân vật tính cách, những nhân vật có số phận riêng so với cộng
đồng”. Đây là những nhân vật được xây dựng theo một quan niệm nghệ thuật
nhằm tạo ra khả năng thể hiện đời sống với chiều sâu nhất định, vừa mang
thông điệp của tác giả, lại vừa tồn tại một cách khách quan như những “con
người này” và hệ thống những nhân vật đó “đa dạng, đơng đảo” trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu. Tác giả cũng chỉ ra được những thủ pháp xây dựng
nhân vật của nhà văn là yếu tố tâm lý “Nếu như trước những năm 80, đối với
Nguyễn Minh Châu việc đi sâu vào tâm lý cịn chưa được coi là một thao tác
bình thường trong xây dựng nhân vật thì sau này ơng lại dùng phương thức
này như một lợi thế [31; tr.103]. “Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đã đi vào

tận cùng những bí ẩn sâu xa của tiềm thức để khám phá các mặt khác nhau
trong suy nghĩ tình cảm của con người” [31; tr.105], sử dụng độc thoại nội


9
tâm cùng yếu tố ngoại hình, tên gọi. Theo tác giả q trình tái hiện “con
người trong con người” đó là quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn
Minh Châu, và “một trong những phương diện đặc sắc thể hiện phong cách
nghệ thuật Nguyễn Minh Châu chính là nhân vật”.
Cũng nhận diện và phân chia nhân vật, Trịnh Thu Tuyết chia thành các
loại nhân vật: Nhân vật tư tưởng; Nhân vật tính cách; Nhân vật thế sự và nhân
vật số phận.
Đồng thời tác giả chỉ ra quá trình vận động, đổi mới thế giới nhân vật
của Nguyễn Minh Châu là từ những nhân vật lý tưởng đến những nhân vật đa
chức năng phản ánh cuộc sống đời tư - thế sự đã kể trên. Trịnh Thu Tuyết
cũng khẳng định những đóng góp nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong
xây dựng nhân vật thể hiện qua các biện pháp dùng độc thoại nội tâm, chi tiết
miêu tả tâm lý xác thực, miêu tả ngoại hình sinh động.
Nhìn chung các bài viết, cơng trình nghiên cứu đều thống nhất ở việc công
nhận rằng sau năm 1975, nhà văn đã sáng tạo ra loại hình nhân vật tư tưởng,
mang nặng những dòng suy tư, sám hối rất chân thành, thể hiện khao khát vươn
tới sự tự hoàn thiện nhân cách một cách tự giác. Bên cạnh những nhân vật tính
cách, nhân vật số phận, nhân vật tư tưởng thì nhân vật thế sự là một kiểu loại
nhân vật mới xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975
gắn với cái nhìn đa chiều về con người Việt Nam thời hậu chiến.
Như vậy, ta có thể thấy các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu đi vào
tìm hiểu các kiểu loại nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, song
chưa xem xét nhân vật trong các mối quan hệ cụ thể để xây dựng hình tượng
nhân vật trong tác phẩm của ơng.
Ngồi các phương diện quan niệm nghệ thuật về con người, cốt truyện,

hình tượng nhân vật thì nghệ thuật trần thuật trong truyện Nguyễn Minh Châu
cũng được xem xét ở nhiều yếu tố điểm nhìn, giọng điệu, ngơn ngữ trần thuật...


10
Tác giả Nguyễn Tri Nguyên trong bài viết Những đổi mới về thi pháp
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 đã nhận xét rằng: “Việc
đi tìm sắc thái mới cho các ẩn dụ, biểu tượng cho thấy Nguyễn Minh Châu đã
chọn cho mình những điểm nhìn mới, những giọng điệu mới, những nhân vật
mới cho tác phẩm của mình” [26; tr.222]. Trịnh Thu Tuyết có nhận xét chung:
“Trong các sáng tác, của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 tương quan giữa
các nhân vật với chủ thể trần thuật hay nói khác đi là điểm nhìn trần thuật
được tác giả chọn lựa và xây dựng rất tinh tế, phù hợp với mỗi kiểu loại nhân
vật và thể tài để mỗi hình thức trần thuật có thể phát huy cao nhất tác dụng
nghệ thuật của nó” [68; tr.41].
Nhận xét về giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
giai đoạn sau năm 1975, Nguyễn Tri Nguyên cũng thấy: “Nguyễn Minh Châu
đã thay đổi giọng điệu trần thuật: lúc thì thân tình suồng sã, lúc thì hài hước
kín đáo, lúc thì nghiêm nghị đến khắt khe, nhưng có lúc lại đôn hậu, ấm áp”
[26; tr.223].
Khi trao đổi về Truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh
Châu, tác giả Phong Lê nhận xét xác đáng rằng: “Đúng là Nguyễn Minh Châu
là người có giọng điệu riêng, mà nói đúng hơn, anh là người đa giọng
điệu…Tất cả các cung bậc có trong đời: cái cao thượng, cái ti tiện, cả cái bi
lẫn cái hài, anh đều đưa vào truyện” [26; tr.249].
Trong luận án Tiến sĩ của mình Trịnh Thu Tuyết cũng nêu ra quá trình
vận động và đổi mới trong giọng điệu trần thuật ở sáng tác của Nguyễn Minh
Châu: từ giọng điệu trang trọng, tơn kính đậm chất sử thi đến giọng điệu thân
mật, suồng sã đời thường: Từ tính đơn giọng, độc thoại đến tính chất phức
điệu đa thanh [68].

Ngồi điểm nhìn, giọng điệu trần thuật thì ngơn ngữ trần thuật cũng
được các nhà nghiên cứu chú ý. Tôn Phương Lan giới hạn việc xem xét ngôn


11
ngữ trong phạm vi hẹp, cách sử dụng ngôn từ của ông trong việc miêu tả,
trong khả năng đưa ngôn ngữ văn chương gần gũi với ngôn ngữ đời sống tạo
nên tính biểu cảm, biểu trưng nhằm nâng cấp nghệ thuật cho ngơn ngữ trong
tác phẩm của mình. Tác giả cho rằng ngôn ngữ của Nguyễn Minh Châu trong
sáng tác là thứ “ngôn ngữ được tinh lọc” [31].
Như vậy, các bài viết và cơng trình nghiên cứu kể trên đã xem xét nhiều
phạm trù khác nhau theo hướng Thi pháp học như :quan niệm nghệ thuật về
con người, cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật và nghệ thuật trần thuật. Tuy
nhiên, đây là một phạm trù nghiên cứu rất rộng, có thể nghiên cứu theo nhiều
hướng khác nhau. Nếu đặt vấn đề nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Minh Châu
theo hướng Thi pháp học một cách toàn diện và thấu đáo chúng tơi thấy vẫn
cịn nhiều khoảng trống. Vì thế, ở đề tài này chúng tôi quyết định lựa chọn
nghiên cứu tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đặt dưới góc nhìn
Thi pháp học làm đối tượng nghiên cứu. Nguyễn Minh Châu từng nói: “Bất cứ
một cây bút nào cũng không thể làm công việc của cả một nền văn học. Miễn
là mỗi người với tất cả tấm lòng chân thành đối với cuộc sống, hãy in cho thật
sâu đậm dấu vết bản sắc, tư tưởng cùng tiếng nói, nghệ thuật riêng của mình
tức là có chút đóng góp”. Với hướng nghiên cứu này dựa trên những thành tựu
trước đó của các nhà nghiên cứu, cùng với sự nỗ lực của mình, chúng tơi mong
muốn đóng góp phần nhỏ bé để lấp bớt chỗ trống trong việc nghiên cứu tác
phẩm của Nguyễn Minh Châu, đồng thời đưa đến một cách hiểu, một cách nhìn
tồn diện và sâu sắc hơn về giá trị của những thành quả lao động nghệ thuật mà
Nguyễn Minh Châu đã cống hiến cho đời đặc biệt khi xét ở thể loại truyện
ngắn- thể được coi là sở trường của ơng.
3. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này chúng tơi nhằm mục đích:
- Nắm vững những vấn đề lý thuyết, làm nổi bật giá trị của truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau năm 1975


12
- Tìm hiểu, làm sáng rõ hơn cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật
của nhà văn.
- Cải tiến việc dạy và học tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong nhà
trường phổ thông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu sau năm 1975.
Thi pháp có rất nhiều phạm trù, nhưng trong khn khổ của luận văn
cao học chúng tơi khơng có điều kiện khảo sát hết mà chỉ khảo sát ở hai
cặp phạm trù:
- Motif chủ đề và tổ chức truyện kể
- Hình tượng nhân vật
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tơi tập trung khảo sát các tập truyện ngắn sau:
- Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, NXB Tác phẩm mới,
H. 1983.
- Bến quê, NXB Tác phẩm mới, H. 1985.
- Cỏ lau, NXB Văn học, H. 1989.
Nhưng trích dẫn chủ yếu trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu - NXB Văn học (2006).
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc vận dụng lý luận văn học làm cơ sở lý luận để nghiên cứu,
trong luận văn chúng tôi sử dụng đồng thời các phương pháp sau:

5.1. Phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm lịch sử
Muốn hiểu được rõ hơn tác phẩm thì phải đặt nó trong hồn cảnh lịch sử.
Vì thế, khi nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu chúng tôi đặt nó


13
trong bối cảnh nền văn học đổi mới, bởi sáng tác của ơng có giai đoạn trở
thành một hiện tượng lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống
Những đặc sắc trong nghệ thuật bao giờ cũng có sự thống nhất trong
chỉnh thể tồn vẹn của nó. Chúng tơi xem tồn bộ sáng tác của Nguyễn Minh
Châu là một hệ thống, sáng tác của ông trước năm 1975 là một hệ thống, sau
năm 1975 cũng là một hệ thống.
5.3. Phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm Thi pháp học hiện đại
Luận văn tiếp cận sáng tác của Nguyễn Minh Châu dưới ánh sáng lý
thuyết của Thi pháp học hiện đại, sử dụng các khái niệm, phạm trù của Thi
pháp học.
Ngoài những phương pháp trên trong luận văn chúng tơi cịn sử dụng
một số thao tác: Phân tích; Tổng hợp; So sánh; ...
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận
Luận văn là cơng trình nghiên cứu về Thi pháp truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu sau năm 1975. Từ đó, nó cho thấy vai trị của thi pháp học trong
việc nghiên cứu tác phẩm văn học. Đồng thời, thông qua hướng nghiên cứu
này ta sẽ hiểu rõ hơn về tác phẩm,về ý đồ mà nhà văn gửi gắm trong đứa con
tinh thần của mình.
Về mặt thực tiễn
Luận văn góp phần làm giàu vốn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học
tập, giảng dạy về tác giả Nguyễn Minh Châu nói riêng và chuyên đề văn học
Việt Nam hiện đại nói chung trong các trường Trung học, Cao đẳng, Đại học.

Từ đó giúp học sinh có điều kiện hiểu hơn vẻ đẹp văn chương trong sáng tác
của Nguyễn Minh Châu.
Luận văn cũng hy vọng góp thêm một phần nhỏ vào những thành tựu
nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu, tiếp tục khẳng định vị trí đặc biệt của nhà
văn trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.


14
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Thư mục tham khảo, phần Nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Nguyễn Minh Châu: cuộc đời và sự nghiệp văn học
Chương 2. Motif chủ đề và tổ chức truyện kể trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau năm 1975.
Chương 3. Hệ thống nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975.


15
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NGUYỄN MINH CHÂU:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1.1. Vài nét về tiểu sử và con người
1.1.1. Tiểu sử
Nguyễn Minh Châu sinh ngày 23 tháng 10 năm 1930 trong một gia đình
nơng dân khá giả ở làng Văn Thai (Tên nôm là làng Thơi) thuộc xã Quỳnh
Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Thiên nhiên quê hương ông rất nghiệt ngã, người dân làng Thơi quê ông
sống bằng nghề làm muối và đánh cá nhưng vẫn quanh năm đói nghèo, đời

sống văn hóa rất thấp. Làng quê này đã trở thành nỗi khắc khoải day dứt đi
vào những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu như Chiếc thuyền ngoài xa,
Phiên chợ Giát, Mảnh đất tình yêu. Nghèo đã trở thành nỗi ám ảnh thân phận,
để lại dư vị trong văn Nguyễn Minh Châu, vị mặn cay, chua chát của đời
sống. Nhưng người đọc lại nhận ra từ đó bao nét nghĩa tình, nhân hậu.
Nguyễn Minh Châu yêu quê hương với bao khắc khoải, day dứt, tình yêu ấy
gắn liền với nỗi thương xót. Nó khơng nhẹ nhõm mà trĩu nặng sự thương cảm.
Đây là lý do giúp người đọc giải thích những câu văn thấm đấm tình người
của nhà văn.
Nguyễn Minh Châu sinh ra lớn lên trong một gia đình khá giả nhưng sa
sút sau Cách mạng tháng Tám. Cha cũng có chút học hành. Mẹ quanh năm
làm việc đồng áng, khơng biết chữ rất giàu tình thương và lịng hi sinh vì con
cái đặc biệt thương chiều Nguyễn Minh Châu, bởi ơng là con út trong gia đình
sáu anh chị em. Tuy khá giả nhưng gia đình Nguyễn Minh Châu rất khắc khổ.
Con cái trong nhà chỉ có con trai là được học hành đến nơi đến chốn, còn con


16
gái không được đi học. Những người chị của Nguyễn Minh Châu (chị ruột,
chị dâu, chị họ) với những số phận không may mắn, cả một đời tủi cực, lận
đận ở quê nhà đã để lại ấn tượng sâu xa trong tình cảm của nhà văn.
Nguyễn Minh Châu lớn lên ở làng quê, học ở quê rồi vào Huế, học tiếp
đến đầu năm 1945 khi Nhật đảo chính Pháp, thì trở về quê thi đỗ bằng Thành
chung. Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Minh Châu
tiếp tục học trung học trong vùng kháng chiến. Đầu năm 1950, khi đang là
học sinh chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng ở Nghệ An, ơng tình
nguyện vào qn đội, năm đầu tiên gia nhập quân đội cũng là năm Nguyễn
Minh Châu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam. Sau một khóa đào
tạo ngắn của trường Lục quân, Nguyễn Minh Châu về trung đoàn 64, sư đoàn
320 làm cán bộ trung đội, tham gia chiến đấu ở vùng địch hậu tả ngạn, hữu

ngạn sơng Hồng. Hồn cảnh cơng tác của một cán bộ trung đội giúp Nguyễn
Minh Châu thông thuộc nhiều vùng xóm làng đồng bằng miền Bắc, nhất là
vùng Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình. Ơng viết thành cơng tiểu thuyết đầu
tay Cửa sơng chính một phần nhờ vốn sống trong thời gian này.
Sau năm 1954, Nguyễn Minh Châu tiếp tục phục vụ trong quân đội làm
cán bộ tuyên huấn tiểu đồn. Năm 1959 ơng đi dự Hội nghị bạn viết tồn
qn. Năm 1960, ơng được điều động về Cục văn hóa qn đội, rồi về Tạp
chí Văn nghệ quân đội, vừa làm biên tập vừa làm phóng viên. Tại đây,
Nguyễn Minh Châu bắt đầu viết văn và cho in những truyện ngắn đầu tay
nhưng chưa gây được sự chú ý. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu
chỉ thực sự được khẳng định trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với hai
cuốn tiểu thuyết Cửa Sông (1966), Dấu chân người lính (1972), tập truyện
ngắn Những vùng trời khác nhau (1970). Nhà văn đã có nhiều chuyến đi thực
tế chiến trường từ Quảng Bình, Vĩnh Linh đến đường 9 - Nam Lào và đặc biệt
là Quảng Trị - nơi nhà văn thường gọi là “cái rốn” của chiến tranh, nơi diễn ra


17
nhiều chiến dịch hết sức ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Là nhà văn
quân đội, Nguyễn Minh Châu đã phản ánh kịp thời những hình ảnh sinh động
của cuộc chiến đấu và hình tượng cao đẹp của những con người Việt Nam
thuộc nhiều thế hệ. Đồng thời nhà văn cũng phát hiện và suy ngẫm về nhiều
vấn đề của đời sống xã hội và số phận con người ngay trong chiến tranh được
ông ghi lại trong những trang sổ tay và sau này sẽ trở thành những vấn đề chủ
đạo trong sáng tác thời hậu chiến của chính ông.
Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra những hạn chế
của nền văn học thời chiến tranh rồi thầm lặng nhưng dũng cảm và kiên định
tìm kiếm con đường đổi mới sáng tác của chính mình. Hai cuốn tiểu thuyết
xuất bản năm 1977: Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà đã đem lại một sắc
diện mới trong sáng tác của nhà văn.

Những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ra mắt bạn đọc ở nửa đầu
những năm 1980, thực sự là những tìm tịi mới với cái nhìn mới về hiện thực
và con người, khiến Nguyễn Minh Châu trở thành một trong “những người
mở đường tinh anh và tài năng nhất của công cuộc đổi mới văn học” (Ngun
Ngọc). Khi cơng cuộc đổi mới đất nước được chính thức phát động, Nguyễn
Minh Châu nhiệt thành và đầy tâm huyết với công việc đổi mới nền văn học
nước nhà. Ông đã dũng cảm đọc lời Ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh
họa (tập tiểu luận phê bình của Nguyễn Minh Châu) dám rũ bỏ vinh quang để
nhìn thẳng vào sự thật, dám dấn thân trả giá, dám chấp nhận cô độc, trở thành
người “mở đường tinh anh và tài hoa” cho sự nghiệp đổi mới văn học. Những
nhà văn phía sau đều được thừa hưởng những thành quả mà Nguyễn Minh
Châu đã khai phá. Nhưng khi những sáng tác đã đạt đến độ sâu sắc của tư
tưởng và sự kết tinh nghệ thuật cao, khi tài năng vừa đạt tới độ chín thì số
mệnh nghiệt ngã với căn bệnh hiểm nghèo ung thư máu đã khiến hành trình
sáng tạo của Nguyễn Minh Châu phải đột ngột dừng lại. Ngày 23 tháng 01


18
năm 1989, Nguyễn Minh Châu trút hơi thở cuối cùng tại Viện Quân y 108,
Hà Nội, sau gần một năm chống chọi với bạo bệnh để lại nhiều dự định sáng
tác còn đang ấp ủ. Tác phẩm cuối cùng - Truyện vừa Phiên Chợ Giát được
hoàn thành ngay trên giường bệnh trước đó khơng lâu.
1.1.2. Con người
Con đường đến với nghề văn của Nguyễn Minh Châu cũng giống với
con đường của những cây bút cùng thế hệ ông như: Nguyễn Khải, Nguyên
Ngọc, Nguyễn Thi, Hồ Phương… Đó là một thế hệ đã “cầm súng trước khi
cầm bút” và chính sự trải nghiệm cuộc đời người lính trong sự gắn bó với
nhân dân qua những năm tháng chiến tranh đã dẫn họ đến với con đường nghệ
thuật. Nguyễn Minh Châu đến với văn học khá muộn, truyện ngắn đầu tay
được in lúc ơng đã 30 tuổi và đã có 10 năm trong qn ngũ. Nhưng chính

chặng đường 10 năm trước đó là sự chuẩn bị cần thiết cho việc bắt đầu con
đường sáng tác của nhà văn.
Về đặc điểm con người Nguyễn Minh Châu, những bạn bè quen biết ông
đều thấy dưới cái vẻ bề ngồi khơng có gì nổi bật thậm chí hơi dè dặt, ngần
ngại nói trước đám đơng nhưng ở bên trong là một con người nhiều ưu tư,
trăn trở, có niềm tin vững chắc vào sự lựa chọn của mình và một ý chí kiên
định con đường đã chọn, dám chấp nhận mọi sự khó khăn thách thức, mà có
người gọi đó là “sự dũng cảm rất điềm đạm”. Bản thân ơng cũng tự nhận xét
về mình trong những ghi chép cuối cùng Ngồi buồn viết mà chơi, ông viết
trong những ngày nằm ở Bệnh viện Quân y 108: “Từ lúc cịn nhỏ tơi đã là
một thằng bé rụt rè và vô cùng nhút nhát, tôi sợ từ con chuột nhắt cho đến ma
quỷ. Sau này lớn lên, đến gần sáu chục tuổi đến một nơi đông người tơi chỉ
muốn lẻn vào một xó khuất và chỉ có như thế mới cảm thấy được n ổn và
bình tâm như con dế đã chui tọt vào lỗ”.
Suốt đời Nguyễn Minh Châu sống gắn bó với kháng chiến, xa nhà biền
biệt ơng ít có cơ hội hồn thành nhiệm vụ của người con, người chồng, người


19
cha nên ông luôn cảm thấy day dứt, mặc cảm. Ông mặc cảm vì bất hiếu với
người mẹ, cả đời mẹ ông sống vất vả, lên rừng đốt than nên bị bỏng, khi ơng
về thì bà mất. Ơng ln day dứt vì cảm thấy có lỗi, vì khơng có thời gian quan
tâm đến vợ con: “Sợ nhất nhìn vợ khóc, vui nhất thấy con được ăn ngon”.
Điều đó cho thấy Nguyễn Minh Châu rất giàu lương tri, luôn dằn vặt về nghĩa
vụ làm người, cũng cho ta thấy nhân cách và tấm lịng của nhà văn. Ơng viết
văn, viết về người khác bằng chính sự trải nghiệm của mình. Ơng khơng chỉ
là nhà văn tài năng mà cịn là một nhân cách lớn. Nhà văn có tình u lớn
dành cho đất nước. Đất nước hiện lên trong văn của Nguyễn Minh Châu
không lung linh, huyền diệu mà cay đắng, nhọc nhằn. Ơng cũng là một nhà
văn ln suy nghĩ về chính cơng việc viết văn của mình với ý thức, trách

nhiệm của ngòi bút trước thời đại, trước dân tộc và trước bạn đọc “Anh đã
làm việc, đã viết, với ngịi bút của mình anh đã chiến đấu cho đến giây phút
cuối cùng của mình. Anh đã lao động, sáng tạo không ngừng nghỉ, không mệt
mỏi cho đến tận ngày cuối đời, kê từng trang giấy lên chiếc gối trên giường
bệnh mà viết giữa hai cơn nguy kịch phát bệnh ung thư máu hiểm nghèo, trốn
vợ con, trốn thầy thuốc mà viết, đối diện với cái chết đen ngòm đang sát sàn
sạt trước mắt mà viết dứt từng mẩu sống cuối cùng của mình ra mà viết, viết
cho đến giờ hấp hối, cho đến giây tận cùng trước cơn hôn mê” [43]. Nguyễn
Minh Châu viết không dễ dàng nếu không nói là rất khó khăn: “Ở đây chỉ có
bác S là tài, văn viết đẹp và sạch sẽ chẳng dập xóa. Cịn bác Châu viết bẩn
q, gạch xóa lem nhem, trông tờ giấy phát gớm. Bản thảo của Nguyễn Minh
Châu quả đúng như vậy, nếu ai còn giữ được bản thảo của anh trước khi đưa
đánh máy để in sẽ thấy rõ sự viết lách của anh nặng nhọc làm sao” [27; tr.26].
Qua những lời nhận xét của bạn bè, đặc biệt qua những tác phẩm của Nguyễn
Minh Châu được in ra ở từng giai đoạn trong cuộc đời viết văn của ơng ta
nhận thấy: Với sự trăn trở, tìm tòi trong lao động nghệ thuật, với tinh thần
trách nhiệm đầy lo âu, nhà văn này luôn luôn đi cùng bước đi của đất nước


20
trong mỗi thời kỳ. Ơng đều nhìn nó rất kỹ, khá sâu sắc không bao giờ viết vội
vàng. Tất cả những điều trên cho ta thấy rõ tài năng và nhân cách con người
của một nhà văn lớn xứng đáng là “niềm hãnh diện của những người cầm bút
về một đời văn trong sáng và trọn vẹn” (Nguyễn Khải).
1.2. Sự nghiệp văn học trước năm 1975
1.2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội, văn hóa tư tưởng.
1.2.1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội
Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, diễn ra những sự kiện
chính trị trọng đại mà các giai đoạn trước và sau đó khơng có. Tổng khởi nghĩa
Cách mạng tháng Tám - 1945 đã phá bỏ chế độ thống trị hơn 80 năm của thực

dân Pháp và tiếp đó là Phát xít Nhật, đồng thời cũng phá bỏ chế độ phong kiến
thối nát tồn tại hàng nghìn năm, giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập
nước “Việt Nam dân chủ cộng hòa”, mở ra thể chế chính trị mới. Đây là biến
cố lịch sử chưa từng xảy ra trước đó. Từ đây dẫn đến sự ra đời của nhà nước
công nông đầu tiên của Đông Nam Á. Nhưng thực dân Pháp rắp tâm quay trở
lại chiếm nước ta, vì vậy, cả dân tộc phải tiến hành cuộc khởi nghĩa kéo dài 9
năm đầy gian khổ, hi sinh để bảo vệ nền độc lập mới giành được và chế độ mới
còn non trẻ. Tháng 7 năm 1954, hiệp định Giơ ne vơ được kí kết, hịa bình lập
lại trên đất nước ta. Miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Trong khi đó, miền Nam vẫn “đi trước về sau”, cả dân tộc ta lại phải
tiến hành kháng chiến giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc chống đế quốc
Mĩ xâm lược. Cuộc chiến đấu bền bỉ, gian khó và quyết liệt ấy đã kết thúc với
thắng lợi trọn vẹn ngày 30 tháng 4 năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
sử, giải phóng hồn tồn miền Nam thống nhất đất nước.
Chiến tranh kéo dài suốt 30 năm cùng với nhiều sự kiện lịch sử: Cách
mạng tháng Tám, hai cuộc kháng chiến, cuộc cách mạng dân chủ ở nông thôn
những năm 1958 -1960, công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.


×