Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng an ninh miền nam từ năm 1960 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.84 KB, 30 trang )

Đảng lãnh đạo xây dựng lực lƣợng An ninh
miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975

Vũ Thị Thu Hiền

Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Lịch sử
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Mã số: 60 22 56
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Vũ Quang Hiển
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Hệ thống các chủ trƣơng, chính sách, biện pháp của Đảng trong lãnh đạo
xây dựng lực lƣợng an ninh miền Nam; quá trình chỉ đạo xây dựng lực lƣợng An ninh
miền Nam. Trình bày và phân tích quá trình thực thi sự lãnh đạo của Đảng, gắn với
những giai đoạn khác nhau, hoàn cảnh lịch sử cụ thể và những kết quả cụ thể. Đánh
giá ƣu điểm và hạn chế của Đảng trong quá trình lãnh đạo xây dựng lực lƣợng An ninh
miền Nam.

Keywords. Lịch sử Đảng; Đảng Cộng sản Việt Nam; Miền Nam; Lực lƣợng an ninh;
Giai đoạn 1960-1975

Content.
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc là bản anh hùng ca vĩ đại
trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó đã chứng
minh truyền thống yêu nƣớc quật cƣờng, trí thông minh và tài thao lƣợc của dân tộc
trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội.
Trong chiến công chung của dân tộc, lực lƣợng Công an nhân dân dƣới sự lãnh
đạo của Đảng Lao động Việt Nam đã từng bƣớc trƣởng thành, đọ sức và đánh thắng bộ
máy chiến tranh gián điệp của tên đế quốc sừng sỏ nhất, có nhiều kinh nghiệm nhất


trong chiến tranh gián điệp, tâm lý và bình định, góp phần bảo vệ miền Bắc, giải
phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Lực lƣợng An ninh miền Nam là một bộ phận quan trọng của lực lƣợng Công
an nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nƣớc. Xuất phát từ nhiệm vụ cụ
thể của cách mạng miền Nam, Đảng đã chú trọng công tác xây dựng An ninh miền
Nam từ không đến có, từ ít đến nhiều, thành một tổ chức chặt chẽ với nhiệm vụ đấu
tranh chống lại âm mƣu, hoạt động của các cơ quan tình báo, mật vụ, cảnh sát đặc biệt,

2
biệt kích và các tổ chức trá hình khác của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, bảo vệ Đảng,
bảo vệ nhân dân, bảo vệ các lực lƣợng và phong trào cách mạng miền Nam, bảo vệ
miền Bắc và tiến tới thống nhất Tổ quốc.
Thời kỳ chống Mỹ, cứu nƣớc là thời kỳ Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công
tác xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam. Xác định rõ tầm quan trọng đặc biệt của
công tác này, Đảng chủ trƣơng tuyển chọn, đào tạo, xây dựng cơ sở, chuẩn bị chu đáo
cho quá trình thành lập hệ thống tổ chức an ninh với một đội ngũ cán bộ dày dạn kinh
nghiệm, tuyệt đối trung thành với Đảng, tận tụy với dân, chiến đấu dũng cảm, sáng tạo
trong công tác, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ nặng nề của cách mạng.
Sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng và phát triển lực lƣợng An ninh
miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc để lại những bài học kinh nghiệm
quý báu trong công tác xây dựng lực lƣợng an ninh. Nó cũng có ý nghĩa to lớn trong
việc cung cấp những căn cứ thực tiễn sinh động cho sự hoạch định chủ trƣơng, phƣơng
pháp xây dựng lực lƣợng an ninh nói riêng, lực lƣợng Công an nhân dân nói chung.
Hiện nay, công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân Việt Nam đã thu đƣợc
những thành tựu hết sức quan trọng, song cũng đứng trƣớc những nguy cơ, thách thức
lớn. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang diễn ra trong bối cảnh tình hình trong
nƣớc và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch vẫn đang tiếp tục
thực hiện âm mƣu “diễn biến hòa bình”, hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong khi đó, một bộ phận cán bộ, đảng viên trong lực lƣợng công an có biểu hiện
phai nhạt lý tƣởng, tha hóa biến chất, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân. Bên

cạnh đó, lĩnh vực xây dựng lực lƣợng còn bộc lộ nhiều yếu kém. Vì vậy, đẩy mạnh
công tác xây dựng lực lƣợng công an nhân dân hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa
quan trọng. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong giai
đoạn cách mạng hiện tại vẫn hết sức nặng nề, khó khăn, phức tạp. Để nâng cao sức
chiến đấu, phải có sự đổi mới về nhận thức trong công tác từ lý luận đến thực tiễn,
nhằm xây dựng lực lƣợng công an chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của cách mạng.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài
“Đảng lãnh đạo xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975”
làm luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam.

3
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
An ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nƣớc là một vấn đề đƣợc nhiều tác
giả nghiên cứu. Từ trƣớc đến nay có nhiều công trình viết về vấn đề này, đó là: các
công trình đƣợc biên soạn, xuất bản về lịch sử Công an nhân dân, lịch sử xây dựng lực
lƣợng Công an nhân dân, trong đó đề cập đến lực lƣợng An ninh miền Nam, một số
công trình có tính chất chuyên đề, công trình nghiên cứu về các giai đoạn xây dựng
phát triển lực lƣợng an ninh. Đáng chú ý là:
An ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ 1954-1975(1995), Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội. Cuốn sách trình bày rõ nét về quá trình xây dựng, phát triển và chủ yếu là hoạt
động của lực lƣợng An ninh miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ. Về vấn đề xây dựng
lực lƣợng An ninh các tác giả khẳng định: “Các cấp đảng bộ đều quan tâm xây dựng
lực lượng an ninh về mặt tổ chức”. Công trình này tập trung vào hoạt động của lực
lƣợng An ninh miền Nam nên vấn đề xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam có đề
cập nhƣng chƣa rõ nét.
Lịch sử Lực lượng An ninh nhân dân (1954-1965) (2008), Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội. Cuốn sách tập trung hoạt động của lực lƣợng bảo vệ cách mạng sau khi
hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết. Dƣới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, đồng bào miền

Nam vƣợt qua mọi khó khăn, gian khổ, xây dựng và củng cố phong trào cách mạng,
từng bƣớc làm thất bại âm mƣu thâm độc và kế hoạch chiến tranh của địch. Đây là thời
kỳ kế thừa và phát triển đƣờng lối, phƣơng châm đấu tranh chống phản cách mạng, từ
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nghị quyết số 39/NQ-TW ngày 20-1-1962 là
kết tinh nhiều chỉ thị, nghị quyết trƣớc đó. Nghị quyết xác định đƣờng lối, nhiệm vụ,
chính sách, sách lƣợc cho cuộc đấu tranh chống phản cách mạng.
Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam (1954-1975) (2000), Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội. Nội dung chủ yếu của cuốn sách nói về Công an nhân dân đấu tranh
chống phản cách mạng và các loại tội phạm khác, bảo vệ an ninh trật tự, phục vụ hai
nhiệm vụ chiến lƣợc: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng
miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nƣớc, thống
nhất Tổ quốc.
Lịch sử Xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, tập II (1954-1975)
(Sơ thảo) (2010), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Cuốn sách ghi lại chặng đƣờng hết
sức sôi động nhƣng không kém phần gay go, phức tạp trong công tác xây dựng lực

4
lƣợng Công an nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. Trong thời
kỳ này lực lƣợng Công an nhân dân không ngừng xây dựng, tăng cƣờng mọi mặt về
chính trị tƣ tƣởng, tổ chức cán bộ, nghiệp vụ, trang bị vũ khí và phƣơng tiện kỹ thuật.
Sự trƣởng thành, lớn mạnh của lực lƣợng Công an nhân dân góp phần cùng cả nƣớc
đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc. Tuy nhiên do ở mức sơ thảo nên cuốn sách dừng lại
khái quát các mặt xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân nói chung.
Tổng kết lịch sử Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (1945-2000) (2010),
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Cuốn sách chia làm 2 phần: phần thứ nhất khái quát
lịch sử xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân từ năm 1945 đến năm 2000. Phần thứ
hai, bài học lịch sử về xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân (1945-2000), có 6 bài
học kinh nghiệm đƣợc rút ra trong quá trình xây dựng lực lƣợng công an nhân dân
trong cả nƣớc. Các bài học đó là kinh nghiệm quý báu cho xây dựng lực lƣợng Công
an nhân dân hôm nay và mai sau. Đây là công trình có ý nghĩa về xây dựng lực lƣợng

Công an nhân dân. Về vấn đề xây dựng lực lƣợng an ninh miền Nam từ năm 1960 đến
1975 cũng đã đƣợc đề cập. Tuy nhiên đây là công trình tổng kết lịch sử xây dựng lực
lƣợng Công an nhân dân nên vấn đề nêu trên chỉ dừng lại ở mức khái quát.
Lịch sử An ninh Khu VI thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1962-1975)
(2007), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Khu VI (Cực Nam Trung Bộ-Nam Tây
Nguyên) gồm các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa,
nơi đƣợc Bộ Chính trị xác định là địa bàn chiến lƣợc. Cuốn lịch sử dựng lại hoạt động
của lực lƣợng An ninh Khu VI từ khi thành lập (5/1962) đến khi giải thể (2/1976).
Cuốn sách này vấn đề xây dựng lực lƣợng An ninh Khu VI đƣợc đề cập nhƣng ít bởi
chủ yếu tập trung vào các hoạt động của lực lƣợng An ninh Khu VI từ khi thành lập.
Lịch sử An ninh Khu V thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
(2008), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Khu V gồm 9 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Đà,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc. Công
trình tập trung hoạt động của lực lƣợng An ninh Khu V thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
cứu nƣớc. An ninh Khu V là một bộ phận của An ninh miền Nam. Dƣới sự lãnh đạo
trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự chi viện của công an miền Bắc, sự giúp đỡ, đùm bọc
của quần chúng nhân dân, lực lƣợng An ninh Khu V ra đời, vƣợt qua khó khăn, gian
khổ, thiếu thốn, nắm thời cơ, tiến lên giành thắng lợi.

5
Lịch sử An ninh Khu Đông Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975) (2010), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. An ninh khu Đông Nam Bộ
đƣợc xây dựng, trƣởng thành trên địa bàn trọng điểm cửa ngõ thành phố Sài Gòn-Gia
Định. Công trình tập trung dựng lại một cách khách quan quá trình từ khi ra đời đến
kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ. Từ đó khẳng định lực lƣợng An ninh Đông Nam
Bộ dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng đã phát huy truyền thống kiên
cƣờng, anh dũng của ngƣời miền Đông, trực tiếp đối đầu với đội ngũ quân tình báo
gián điệp nhà nghề của đế quốc Mỹ và các thế lực phản động tay sai góp phần làm nên
chiến thắng Tua Hai, Đồng Xoài, Bình Giã đập tan các cuộc phản công mùa khô của
địch, mở đầu giải phóng Phƣớc Long, Xuân Lộc làm tiền đề cho chiến dịch Hồ Chí

Minh đại thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc.
Các công trình kể trên là nguồn tƣ liệu quý giá đối với tác giả luận văn, song
chỉ ở khía cạnh phản ánh hoạt động cụ thể của lực lƣợng An ninh miền Nam mà chƣa
có công trình nào đề cập đầy đủ và có hệ thống đến vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng
lực lƣợng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chủ trƣơng, biện pháp của Đảng trong xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, làm rõ vai trò của lực lƣợng an ninh trong
thời kỳ cách mạng này; từ đó bƣớc đầu rút ra nhận xét, bài học kinh nghiệm về sự lãnh
đạo của Đảng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: từ năm 1960 đến năm 1975.
Về không gian: miền Nam Việt Nam (từ vĩ tuyến 17 trở vào).
Về nội dung: có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu là những hoàn cảnh lịch sử
cụ thể, kể cả những thủ đoạn của địch trong từng giai đoạn cách mạng; yêu cầu, nhiệm
vụ của cách mạng miền Nam trong mỗi giai đoạn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu và trình bày có hệ thống các chủ trƣơng, chính sách, biện pháp của
Đảng trong lãnh đạo xây dựng lực lƣợng an ninh miền Nam; quá trình chỉ đạo xây
dựng lực lƣợng An ninh miền Nam.

6
- Trình bày và phân tích quá trình thực thi sự lãnh đạo của Đảng, gắn với những
giai đoạn khác nhau, hoàn cảnh lịch sử cụ thể và những kết quả cụ thể.
- Đánh giá ƣu điểm và hạn chế của Đảng trong quá trình lãnh đạo xây dựng lực
lƣợng An ninh miền Nam.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
- Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác công an nói chung và lực lƣợng An

ninh miền Nam nói riêng từ năm 1960 đến năm 1975.
- Báo cáo của các Khu gửi Trung ƣơng Cục miền Nam.
- Các công trình tổng kết lịch sử của lực lƣợng An ninh miền Nam trong sự
nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc 1954-1975.
- Văn bản các hội nghị công an toàn quốc từ năm 1955 đến năm 1975.
- Các cuốn lịch sử an ninh các khu, lịch sử xây dựng lực lƣợng Công an nhân
dân.
- Tạp chí Công an nhân dân.
- Hồi ký của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Ban An
ninh Trung ƣơng Cục miền Nam.
- Tài liệu mật lƣu trữ tại Bộ Công an.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là: phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp
logic. Ngoài ra còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: phân tích, tổng hợp, thống
kê, so sánh.
6. Đóng góp mới của Luận văn
- Dựng lại một cách khách quan, hệ thống sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong
quá trình xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975, từ đó
nêu nhận xét về ƣu điểm, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng với việc xây dựng lực lƣợng công an ngày nay.
- Khai thác và hệ thống hóa một số tƣ liệu có giá trị qua chỉ thị, nghị quyết của
Đảng trong chỉ đạo xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ, cứu nƣớc.
- Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam.

7
7. Bố cục Luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1. Đảng lãnh đạo xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam từ năm 1960
đến năm 1965.
Chƣơng 2. Đảng lãnh đạo củng cố, kiện toàn bộ máy An ninh miền Nam từ năm
1965 đến năm 1975
Chƣơng 3. Nhận xét và bài học kinh nghiệm

CHƢƠNG 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG
AN NINH MIỀN NAM TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1965
1.1. Tình hình miền Nam sau ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết và chủ
trương của Đảng
1.1.1. Tình hình miền Nam sau ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc của nhân dân dƣới sự lãnh
đạo của Đảng mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, ngày 20 tháng
7 năm 1954, hiệp định Giơnevơ về Đông Dƣơng đƣợc ký kết, các bên cam kết tôn
trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào,
Campuchia.
Xuất phát từ chiến lƣợc toàn cầu phản cách mạng, đế quốc Mỹ âm mƣu thay
chân Pháp, phá hoại Hiệp định Giơnevơ, đƣợc sự giúp đỡ của Mỹ, chính quyền Ngô
Đình Diệm càng điên cuồng phá hoại Hiệp định, cự tuyệt tổng tuyển cử, bày ra chiến
dịch “đả thực”, “bài phong”, “diệt cách mạng” nhằm xóa bỏ bộ máy cai trị của Pháp và
đàn áp dã man những ngƣời yêu nƣớc trong đó có cán bộ, chiến sỹ công an. Cách
mạng miền Nam trải qua những năm tháng cực kỳ khó khăn.
Trƣớc tình hình trên, lực lƣợng công an nhân dân ở miền Nam nhanh chóng
chuyển hƣớng tƣ tƣởng, tổ chức cho phù hợp với tình hình mới, phục vụ nhiệm vụ
chính trị của Đảng.
1.1.2 Chủ trương của Đảng
Trƣớc diễn biến mới của tình hình, Bộ Chính trị quyết định giải thể Trung ƣơng
Cục miền Nam, thành lập Xứ ủy Nam Bộ.


8
Trƣớc âm mƣu phá hoại của địch, công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lƣợng cách
mạng đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Tháng 10/1954, Xứ ủy Nam Bộ thành lập Ban
Bảo vệ Xứ ủy gồm 3 bộ phận: bộ phận địch tình, bộ phận bảo vệ, bộ phận thông tin
liên lạc.
Đƣợc Ban bảo vệ các cấp hƣớng dẫn, quần chúng đứng lên đấu tranh quyết liệt
với công an, mật vụ địch, tiêu diệt bọn ác ôn để bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lƣợng cách
mạng.
Để phù hợp với đặc điểm hoạt động trong vùng địch, đầu năm 1955, Xứ ủy
quyết định thành lập Ban Địch tình Xứ ủy.
1.2. Chỉ đạo thành lập lực lượng An ninh miền Nam
1.2.1. Thành lập Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam
Ngọn lửa cách mạng đƣợc thổi bùng lên từ phong trào Đồng khởi. Nhằm đáp
ứng yêu cầu bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng cũng nhƣ chủ động điều tra tấn công
địch, tháng 7/1960 Xứ ủy Nam Bộ ra Chỉ thị số 01 thành lập Ban Bảo vệ An ninh Xứ
ủy và Ban An ninh các cấp.
Chỉ thị nêu rõ:
Trƣớc nay Đảng dựa vào quần chúng làm nền tảng để đấu tranh bảo vệ Đảng,
điều đó rất đúng cần phải tiếp tục. Đã đến lúc cần phải có một tổ chức chuyên trách đi
sâu điều tra nghiên cứu, giúp Đảng nắm chắc tình hình để tổ chức tiến công địch bảo
vệ Đảng, bảo vệ cách mạng.
Ban Bảo vệ An ninh Xứ ủy đƣợc thành lập với phiên hiệu C39B do đồng chí
Phạm Thái Bƣờng, Xứ ủy viên phụ trách. Đồng chí Cao Đăng Chiếm là Phó Ban, sau
bổ sung Huỳnh Việt Thắng vào lãnh đạo Ban.
Với sự ra đời của Ban Bảo vệ An ninh, lực lƣợng an ninh miền Nam đƣợc hình
thành bao gồm lực lƣợng an ninh nhân dân và an ninh vũ trang. Lực lƣợng an ninh
nhân dân hoạt động trong vùng địch kiểm soát, vùng tranh chấp và vùng giải phóng,
làm nhiệm vụ điều tra, nắm tình hình địch, xây dựng cơ sở cách mạng, tấn công làm
vô hiệu hóa các hoạt động điều tra, thu thập tin tình báo của địch, hoạt động của các
đảng phái phản động; bảo vệ nội bộ Đảng, chính quyền, các hoạt động cách mạng

trong vùng giải phóng. Lực lƣợng an ninh vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ cách
mạng, bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nƣớc, chống
địch càn quét lấn chiếm, trừ gian, diệt ác trong vùng địch chiếm đóng.

9
Đầu tháng 10/1961, Hội nghị lần thứ nhất Trung ƣơng Cục miền Nam đƣợc
triệu tập tại chiến khu Đ. Trung ƣơng Cục miền Nam là một bộ phận của Ban Chấp
hành Trung ƣơng Đảng chỉ đạo trực tiếp cách mạng miền Nam. Tại Hội nghị quyết
định đổi tên Ban Bảo vệ Xứ uỷ thành Ban An ninh Trung ƣơng Cục miền Nam.
Việc thành lập Trung ƣơng Cục miền Nam và tổ chức Hội nghị lần thứ nhất
Trung ƣơng Cục đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách về chỉ đạo cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nƣớc đang chuyển từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách
mạng.
1.2.2. Hình thành hệ thống an ninh
Sự chi viện của Bộ Công an và sự chỉ đạo của Ban An ninh Trung ƣơng Cục
miền Nam cùng với việc xây dựng thực lực tại chỗ đã giúp cho các khu và các tỉnh đủ
điều kiện để thành lập Ban An ninh.
Tại Sài Gòn, Gia Định, ngày 19/3/1961 Khu ủy quyết định thành lập Ban Bảo
vệ An ninh khu Sài Gòn-Gia Định (T4) do đồng chí Huỳnh Văn Bánh (Năm Tấn) làm
Trƣởng ban.
Ở Khu V, đƣợc Bộ Công an chi viện, cùng với số cán bộ tại chỗ, đầu năm 1962,
Thƣờng vụ Khu ủy ra chỉ thị thành lập Ban Bảo vệ An ninh các cấp ở khu V. Từ tháng
2/1962, Ban Bảo vệ An ninh Khu V và các tỉnh, huyện đƣợc lần lƣợt thành lập.
Cuối năm 1961 đầu năm 1962, Ban Bảo vệ An ninh Khu IX (khu Tây Nam Bộ)
chính thức thành lập. Đồng chí Lâm Văn Thê, Ủy viên Thƣờng vụ khu ủy làm Trƣởng
ban, đồng chí Ngô Quang Hớn làm Phó trƣởng ban thƣờng trực. Nguyễn Văn Cúc,
Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Văn Minh làm ủy viên.
Quý I/1962, Ban Bảo vệ An ninh Khu VIII Trung Nam Bộ (T2) đƣợc thành lập.
Ban lãnh đạo gồm đồng chí Huỳnh Việt Thắng, Khu ủy viên làm Trƣởng ban phụ
trách chung, Nguyễn Văn Y (Năm Trà) làm Phó ban thƣờng trực; Nguyễn Công Bình

làm Ủy viên phụ trách công tác bảo vệ căn cứ.
Trƣớc yêu cầu của công tác chống do thám, gián điệp, bảo vệ vùng căn cứ, giữa
năm 1961, Khu ủy Khu Đông Nam Bộ quyết định thành lập Ban Bảo vệ An ninh khu
Đông Nam Bộ (T1) do đồng chí Nguyễn Văn Chí, Phó Bí thƣ khu ủy làm Trƣởng ban,
đồng chí Mƣời Đen và Hồ Thảo làm Phó ban.
Tại Khu VI (Cực Nam Trung Bộ), Bộ Công an chi viện 53 ngƣời. Dựa vào số
cán bộ chi viện, Khu ủy và các tỉnh ủy rút thêm một số cán bộ của Đảng và phong trào

10
thành lập Ban Bảo vệ An ninh Khu VI (30/5/1962). Ban An ninh Khu do đồng chí
Trần Lê, Bí thƣ khu ủy làm Trƣởng ban, Trần Đức Hoài (Ba Mỹ) và Thái Xuân Đồng
(Công) làm phó ban và một số cán bộ nghiệp vụ.
Ban An ninh Khu X (gồm Bình Long, Phƣớc Long, Quảng Đức) thành lập cuối
quý 1 năm 1962, do đồng chí Bùi Sang (tức Chính Liêm) làm Trƣởng ban; Nguyễn
Thái Hằng (Tám Toàn) do Bộ Công an chi viện làm Phó ban.
Việc đào tạo cán bộ tại chỗ đƣợc chú trọng, 9/1963, Ban An ninh Trung ƣơng
Cục quyết định thành lập Trƣờng Đào tạo cán bộ an ninh miền Nam nhằm đào tạo cán
bộ lãnh đạo an ninh cấp khu, tỉnh, huyện.
Tiểu kết
Quá trình xây dựng lực lƣợng an ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1965
gắn liền với bƣớc phát triển của cách mạng miền Nam trong đấu tranh chống chiến
lƣợc “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền thân Mỹ. Đƣợc sự lãnh đạo, chỉ
đạo sâu sắc về mọi mặt của Đảng, Đảng-Đoàn Bộ Công an, trải qua bao gian khổ, khó
khăn ác liệt, thiếu thốn mọi bề, có lúc tƣởng chừng không đứng vững, lực lƣợng an
ninh từng bƣớc xây dựng bộ máy an ninh từ khu, tỉnh đến huyện, xã, nhất là đã gắn bó
với phong trào làm nòng cốt trong công tác xây dựng cơ sở, nắm tình hình địch, diệt ác
phá kềm; tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh phá ấp chiến lƣợc, giành quyền
làm chủ.

CHƢƠNG 2

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN
LỰC LƯỢNG AN NINH MIỀN NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975

2.1. Lãnh đạo củng cố, phát triển lực lượng từ năm 1965 đến năm 1968
2.1.1 Công tác chính trị, tư tưởng
Bƣớc sang năm 1965, cuộc đấu tranh của nhân dân trên chiến trƣờng miền Nam
phát triển nhanh chóng, thu đƣợc những thắng lợi to lớn.
Nhằm tạo ra lực cản mạnh mẽ để ngăn chặn sự suy sụp của chính quyền Sài
Gòn, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ”. Mục tiêu chủ yếu của
chúng là đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25-30 tháng.

11
Để thực hiện chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ” Mỹ ồ ạt đƣa quân vào miền Nam,
ném bom liên tục miền Bắc.
Quán triệt và cụ thể hóa Nghị quyết hội nghị lần thứ 11 của Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng, Trung ƣơng Cục đề ra Nghị quyết về công tác tƣ tƣởng năm 1965,
trong đó xác định: “cuộc kháng chiến ở miền Nam là cuộc đấu tranh cách mạng của
nhân dân ta chống chủ nghĩa thực dân mới và tay sai, con đƣờng đi lên chiến đấu
không bằng phẳng, còn nhiều chông gai. Do đó Đảng bộ và nhân dân miền Nam cần
sẵn sàng đối phó với tình huống phức tạp và nhất là đế quốc Mỹ sẽ chuyển sang thi
hành chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ”.
Ngay sau đó Trung ƣơng Cục quyết định mở cuộc động viên chính trị sâu rộng
trong toàn quân, toàn dân, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xây dựng
quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ. Khẩu hiệu “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” đƣợc
phổ biến khắp các địa phƣơng miền Nam, trở thành cao trào chiến tranh nhân dân tiếp
tục giữ vững và phát huy quyền chủ động tiến công, chuẩn bị về mọi mặt sẵn sàng đập
tan kế hoạch phản công quy mô lớn mùa khô 1965-1966 của Mỹ.
Chiến tranh ngày càng ác liệt ở chiến trƣờng, để đảm bảo các mặt công tác
đƣợc tiến hành thuận lợi, vấn đề quan trọng là phải thực hiện tốt vấn đề xây dựng lực
lƣợng Công an thực sự vững mạnh, vừa đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt, vừa đáp ứng

nhiệm vụ lâu dài, trong đó chính trị, tƣ tƣởng là một trong những yếu tố tạo nên sức
mạnh tinh thần để chiến đấu và chiến thắng.
Để thống nhất công tác tuyên truyền giáo dục trong lực lƣợng Công an, ngày
20/11/1965, Bộ Công an quyết định hợp nhất tờ tin Công an nhân dân vũ trang với Nội
san Công an nhân dân thành Báo Công an nhân dân. Đây là cơ quan tuyên truyền,
động viên, giáo dục chính trị tƣ tƣởng và tuyên truyền đƣờng lối chính sách của Đảng,
Nhà nƣớc trên lĩnh vực an ninh trật tự cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Xuất phát từ yêu cầu công tác chính trị, tƣ tƣởng, lãnh đạo Bộ Công an và Đài
Phát thanh tiếng nói Việt Nam thống nhất giành cho chƣơng trình phát thanh “Vì An
ninh Tổ quốc” vào 17 giờ 15 phút một ngày trong tuần. Ngày 24/12/1965, Chƣơng
trình phát thanh “Vì An ninh Tổ quốc” lần đầu tiên đƣợc phát sóng. Đặc biệt mục
“Nâng cao cảnh giác” đƣợc nhiều cán bộ chiến sĩ và nhân dân quan tâm theo dõi.
Tháng 10/1966, thực hiện Chỉ thị số 125/CT-TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số
67/CT-TW của Ban Bí thƣ về công tác chính trị tƣ tƣởng. Bộ Công an tổ chức Đại hội

12
thi đua “Vì an ninh Tổ quốc quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc” lần thứ nhất
trong toàn lực lƣợng Công an nhân dân. Đại hội đã tuyên dƣơng tập thể và cá nhân anh
hùng đồng thời kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ học tập và làm theo tấm gƣơng đó.
Công tác chính trị tƣ tƣởng giúp cán bộ, chiến sĩ công an nhận thức rõ hơn tính
chất gay go, quyết liệt của cuộc đấu tranh, nâng cao thêm ý chí cách mạng, xây dựng
quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc, đồng thời bồi dƣỡng cho cán bộ, chiến sĩ
công an về quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh, quan điểm chiến tranh nhân
dân, quan điểm quần chúng, nâng cao tinh thần yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh
thần hợp tác quốc tế, ý chí quyết tâm tiêu diệt địch. Mặt khác, bồi dƣỡng cho cán bộ,
chiến sĩ công an về phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao ý chí chiến đấu, tinh thần
khắc phục khó khăn, có tác phong điều tra nghiên cứu cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đi sâu
đi sát quần chúng nhân dân, bám sát cơ sở.
2.1.2. Củng cố tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
Trong năm 1965, bộ máy an ninh tỉnh, huyện, xã đều phát triển, đa số Ban An

ninh có cấp ủy viên phụ trách. Các bộ phận nghiệp vụ ở Khu và một số tỉnh bắt đầu
đƣợc chấn chỉnh.
Công tác cán bộ đƣợc chú trọng, bên cạnh việc xây dựng cán bộ tại chỗ, Đảng
đoàn Bộ Công an tập trung chỉ đạo chi viện cho An ninh miền Nam nhằm tăng cƣờng
cán bộ đáp ứng ngày càng cao yêu cầu công tác chiến đấu. Cùng với việc chi viện cán
bộ, Bộ Công an đã chi viện phƣơng tiện vũ khí, đạn dƣợc máy móc phục vụ công tác
nghiệp vụ cho An ninh miền Nam đáp ứng yêu cầu chiến trƣờng.
2.2. Đảng lãnh đạo điều chỉnh tổ chức, củng cố lực lượng an ninh từ năm
1969 đến 1975
2.2.1. Điều chỉnh tổ chức, củng cố lực lượng trong những năm 1969-1973
Cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân của quân và dân miền Nam đã giáng
một đòn quyết liệt vào ý chí xâm lƣợc của đế quốc Mỹ, làm phá sản chiến lƣợc “Chiến
tranh cục bộ”.
Ngày 20/1/1969, Nich-xơn nhậm chức Tổng thống cho ra đời “Học thuyết
Ních-xơn” và chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam. Mục tiêu cơ bản
của chiến lƣợc này là rút quân Mỹ khỏi miền Nam, duy trì quân đội và chính quyền tay
sai bản xứ, nhằm thay đổi “màu da trên xác chết”.

13
Chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ lúc đầu đã gây cho cách mạng
nhiều khó khăn, tổn thất.
Ngày 30/12/1968, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 23 đƣợc tổ chức. Hội
nghị nhận định: Đế quốc Mỹ tuy thất bại nặng nhƣng vẫn ngoan cố tăng cƣờng hoạt
động chính trị, quân sự để tìm giải pháp chính trị trên thế mạnh, do đó cuộc chiến
tranh ở Việt Nam sẽ quyết liệt hơn. Ở miền Bắc có thể có chiến tranh nếu địch ném
bom bắn phá trở lại, có thể hòa bình nếu địch chấp nhận giải pháp chính trị.
Trƣớc tình hình trên, các cấp ủy Đảng chú trọng công tác giáo dục chính trị tƣ
tƣởng, thƣờng xuyên phổ biến tình hình thời sự, chủ trƣơng, chính sách của Đảng.
Thông qua các buổi sinh hoạt đảng, giúp cán bộ, chiến sĩ rèn luyện lập trƣờng, quan
điểm và đạo đức cách mạng. Qua các phong trào “Mỗi ngƣời làm việc bằng hai vì

miền Nam ruột thịt”, “Ngƣời tốt việc tốt”, nhất là cuộc thi đua tổng kết 4 năm chống
Mỹ, cứu nƣớc có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua chung, tạo không khí phấn khởi
thực hiện công tác chuyên môn.
Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc của nhân dân đang diễn ra gay
go, quyết liệt, ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc qua
đời. Đây là tổn thất vô cùng to lớn đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
Biến đau thƣơng thành hành động cách mạng, ngày 29/9/1969 Bộ Chính trị
Trung ƣơng Đảng quyết định mở đợt sinh hoạt chính trị để toàn Đảng, toàn quân và
toàn dân học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực hiện quyết định
của Bộ Chính trị, lãnh đạo Bộ Công an chủ trƣơng tổ chức đợt sinh hoạt chính trị trong
toàn lực lƣợng Công an nhân dân học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác chính trị tƣ tƣởng, các cấp ủy Đảng,
ban an ninh các khu và tỉnh đã tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ
âm mƣu của địch, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm vững tình hình và
nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Giữa lúc cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt, để động viên và tuyên dƣơng
những tập thể và cá nhân anh hùng, tháng 6/1970, Bộ Công an tổ chức Đại hội thi đua
“Vì an ninh tổ quốc, quyết thắng giặc Mỹ xâm lƣợc” lần thứ hai. Đại hội tiến hành
tổng kết phong trào thi đua 5 năm (1966-1970), biểu dƣơng thành tích của các tập thể,
cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua, tiêu biểu.

14
Từ năm 1969-1971, các ban an ninh từ Trung ƣơng Cục đến các khu, tỉnh,
thành phố củng cố, xây dựng đƣợc 1.542 cơ sở điệp báo, trong đó có nhiều cơ sở đƣợc
xây dựng trong ngành Cảnh sát Quốc gia ngụy, Tổng liên đoàn lao công, hãng dệt
Vinytex.
Cùng với việc chi viện cán bộ, Bộ Công an đã chi viện phƣơng tiện vũ khí, đạn
dƣợc máy móc phục vụ công tác nghiệp vụ cho An ninh miền Nam đáp ứng yêu cầu
chiến trƣờng.

2.2.2. Lãnh đạo phát triển lực lượng trong những năm 1973-1975
Ngày 27/1/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt
Nam đƣợc kí kết, buộc Mỹ phải rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết tôn
trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Tháng 3/1973, các đơn vị quân viễn chinh Mỹ rút về nƣớc. Ngày 29/3/1973, Bộ
Chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn làm lễ cuốn cờ, cùng 2.051 lính Mỹ rút khỏi miền
Nam. Tuy vậy, đế quốc Mỹ vẫn âm mƣu kéo dài chiến tranh bằng chiến lƣợc “Việt
Nam hóa”.
Ngay sau khi Hiệp định Pari đƣợc ký kết, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng và
Chính phủ ra Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nƣớc tăng cƣờng đoàn kết, luôn luôn
đề cao cảnh giác, ra sức phấn đấu để củng cố những thắng lợi đã giành đƣợc, giữ vững
hòa bình lâu dài, hoàn thành độc lập dân chủ ở miền Nam, tiến tới hòa bình, thống
nhất Tổ quốc.
Các cấp ủy Đảng, ban an ninh các khu và tỉnh tăng cƣờng công tác chính trị tƣ
tƣởng, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ an ninh thấy rõ thắng lợi to lớn của việc ký kết
hiệp định, sự lớn mạnh của lực lƣợng cách mạng đồng thời giáo dục tinh thần cảnh
giác trƣớc âm mƣu, hoạt động lật lọng của địch phá hoại việc thi hành hiệp định,
chống mọi biểu hiện ảo tƣởng hòa bình, nghỉ ngơi, xa rời quần chúng, sợ chiến tranh
kéo dài.
Nhờ làm tốt công tác chính trị tƣ tƣởng nên ngay sau khi hiệp định Pari có hiệu
lực, an ninh các cấp đã nhanh chóng triển khai các mặt công tác nhƣ cử cán bộ tham
gia Ban Liên hiệp quân sự, Ban trao trả, tìm kiếm hài cốt ngƣời Mỹ mất tích.
Tháng 7/1973, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng họp hội nghị lần thứ 21, đánh
giá tình hình miền Nam, nghị quyết nêu: “ Mỹ vẫn tiếp tục dính líu về quân sự, vẫn tạo

15
điều kiện bám lấy miền Nam nƣớc ta một cách lâu dài mà tránh đƣợc nguy cơ trực tiếp
tham gia một cuộc chiến tranh lớn ở Việt Nam”.
Từ giữa năm 1974, quân và dân liên tiếp giành những thắng lợi trên khắp chiến

trƣờng miền Nam.
Trƣớc thất bại nặng nề của Mỹ trên chiến trƣờng miền Nam và khủng hoảng
nghiêm trọng trong nội bộ chính giới Mỹ qua vụ Oa-tơ-ghết, ngày 9/8/1974, tổng
thống Mỹ Ních-xơn phải tuyên bố từ chức, Giê-rôn-pho lên thay. Mặc dù cố duy trì
chính quyền Thiệu để bám lấy miền Nam, nhƣng Mỹ vẫn không thể đƣa quân trở lại
cứu nguy cho chế độ.
Ở miền Nam, những chiến thắng liên tiếp và to lớn trên khắp các chiến trƣờng
đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến tƣ tƣởng, tình cảm của cán bộ, chiến sỹ an ninh, tạo
khí thế phấn khởi, tin tƣởng vào đƣờng lối, chủ trƣơng giải phóng miền Nam và nhiệm
vụ công tác an ninh phục vụ sự lãnh đạo của Đảng.
Thực hiện quyết tâm chiến lƣợc của Đảng, lực lƣợng Công an động viên cán
bộ, chiến sĩ, huy động sức mạnh của toàn lực lƣợng phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh.
Do có sự chuẩn bị toàn diện, trong quá trình diễn ra chiến dịch, lực lƣợng An
ninh bảo vệ tuyệt đối các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo chiến dịch, bảo vệ các cuộc hành
quân và vận chuyển vũ khí, phƣơng tiện, các hƣớng tiến công chiến lƣợc, bảo vệ lực
lƣợng vũ trang bảo đảm vũ khí nằm trong tay những ngƣời tin cậy.
Tiểu kết
Từ năm 1965 khi Mỹ chuyển sang các chiến lƣợc chiến tranh “Chiến tranh cục
bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, lực lƣợng An ninh miền
Nam đã có sự thay đổi tổ chức, bộ máy đáp ứng với đòi hỏi tình hình mới. Thời kỳ từ
năm 1965 đến 1975, hai mặt công tác đƣợc đặc biệt chú trọng trong xây dựng lực
lƣợng An ninh miền Nam là công tác chính trị tƣ tƣởng và công tác cán bộ. Trong
hoàn cảnh chiến tranh ác liệt công tác chính trị tƣ tƣởng đƣợc Đảng quan tâm động
viên toàn thể cán bộ và nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ, đây
là cuộc đấu tranh đầy gay go, quyết liệt, có những lúc lực lƣợng an ninh thiệt hại nhiều
(năm 1968), song công tác chính trị tƣ tƣởng đã làm cho cán bộ chiến sĩ tin tƣởng vào
con đƣờng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn, vƣợt qua mọi khó khăn gian khổ
và thiếu thốn, vừa chiến đấu, vừa xây dựng, phát triển lực lƣợng. Sau mỗi lần thất bại,
Mỹ và chính quyền Sài Gòn thay đổi chiến lƣợc mới thì tổ chức tình báo, cảnh sát, biệt


16
kích thay đổi bố trí lực lƣợng, phƣơng thức, thủ đoạn đánh phá cách mạng. Lực lƣợng
an ninh dƣới sự lãnh đạo của Đảng, luôn luôn linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tình hình
và nhiệm vụ mới. Lực lƣợng An ninh miền Nam đã xây dựng đƣợc cơ sở tại chỗ trở
thành lực lƣợng nòng cốt, xung kích trên mặt trận đấu tranh bảo vệ an ninh, chống do
thám, gián điệp góp phần quan trọng vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc.

Chương 3: NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét
3.1.1. Ưu điểm
Thứ nhất, chủ trương xây dựng lực lượng An ninh miền Nam là chủ trương đúng
đắn của Trung ương Đảng, đáp ứng đòi hỏi khách quan của cách mạng.
Ngay từ khi ra đời, tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ
thể của Việt Nam, trong Chính cƣơng, sách lƣợc vắn tắt của Đảng đã đề cập đến vấn
đề xây dựng lực lƣợng “quân đội công nông”, “vũ trang công nông”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh-Ngƣời sáng lập, lãnh đạo cao nhất của Đảng đã coi các tổ chức vũ trang của
công nông là công cụ của Đảng để “chống quân thù giai cấp tấn công và làm cho vận
động cách mạng phát triển thắng lợi”. Ngƣời khẳng định: “Công an và quân đội là hai
cánh tay của nhân dân, của Đảng, của chính phủ, của vô sản chuyên chính”. Quân đội
và công an vũ trang là hai lực lƣợng của công nông, xong có nhiệm vụ chính trị khác
nhau: “lúc có chiến tranh thì quân đội đánh giặc, lúc hòa bình thì luyện tập. Còn công
an thì phải đánh địch thƣờng xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hòa bình lại càng
nhiều việc công việc của công an phải thƣờng xuyên không phải từng đợt, từng lúc”.
Trong điều kiện sau Hiệp định Giơnevơ, đất nƣớc tạm thời chia cắt làm hai miền, Mỹ
không thi hành mà tìm mọi cách phá hoại hiệp định, đƣợc sự giúp đỡ của Mỹ, chính
quyền Ngô Đình Diệm điên cuồng chống phá cách mạng, đàn áp dã man những ngƣời
yêu nƣớc với những thủ đoạn tàn ác. Trong hoàn cảnh đó, yêu cầu phải có lực lƣợng
bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lƣợng cách mạng. Tháng 10/1954, Xứ uỷ Nam Bộ thành lập
Ban An ninh xứ uỷ. Để phù hợp với đặc điểm hoạt động trong lòng địch, theo sự chỉ
đạo của Đảng, Ban Địch tình Xứ uỷ cùng nhân dân chuyển từ đấu tranh vũ trang sang

đấu tranh chính trị. Cách mạng đƣợc thổi bùng lên từ phong trào “Đồng khởi” cuối
năm 1959 và năm 1960. Trƣớc tình hình cách mạng phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu
tất yếu của lịch sử, cần có lực lƣợng bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng cũng

17
nhƣ chủ động điều tra, tấn công địch, tháng 7/1960, Xứ uỷ Nam Bộ ra Chỉ thị 01 thành
lập Ban Bảo vệ An ninh Xứ uỷ và Ban An ninh các cấp, nơi nào có điều kiện thì hình
thành ngay, không cần tuần tự từ trên xuống. Nguồn cán bộ cốt cán tập hợp từ những
cán bộ công an vũ trang và những cán bộ từ các ban, ngành, đoàn thể do các cấp ủy
chọn lọc đƣa sang để có thể nhanh chóng lập thành tổ chức an ninh các cấp. Do phong
trào quần chúng sôi động khắp nơi, tổ chức an ninh cơ sở đƣợc xây dựng rộng khắp
nên nguồn bổ sung của lực lƣợng an ninh khá chắc chắn. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng,
trực tiếp là Trung ƣơng Cục miền Nam, lực lƣợng an ninh đƣợc xây dựng từ Trung
ƣơng Cục đến hệ thống an ninh các cấp. Vƣợt qua hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, thiếu
thốn, lực lƣợng an ninh đƣợc xây dựng đáp ứng kịp thời, hiệu quả yêu cầu bảo vệ
Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, đồng thời là lực lƣợng nòng cốt, xung kích trong
điều tra, tấn công địch. Từ 1965-1975, Đảng lãnh đạo củng cố, kiện toàn bộ máy an
ninh các cấp, làm bộ máy ngày càng hoàn thiện, phát huy tốt vai trò, phát huy tốt vai
trò là lực lƣợng bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng, vừa là lực lƣợng xung kích, góp phần
quan trọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc.
Thứ hai, để xây dựng lực lượng An ninh miền Nam vững mạnh, Đảng coi công
tác cán bộ có tầm quan trọng hàng đầu
Trong lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc, ông cha đã ý thức rõ việc dùng
ngƣời là quốc sách. Đó không chỉ là nguyên nhân duy nhất nhƣng có tác dụng trực tiếp
đến sự tồn vong của quốc gia, sự trƣờng tồn và phát triển của dân tộc. Phát huy
phƣơng sách dùng ngƣời của cha ông để lại, Đảng đặc biệt quan tâm đến công tác cán
bộ, coi cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng khi đã có đƣờng lối cách mạng đúng thì cán bộ là khâu quyết định.
Ngƣời viết: “thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”, “cán bộ là cái gốc
của mọi việc”. Quán triệt và thực hiện quan điểm đó, trong xây dựng lực lƣợng an ninh

miền Nam, Đảng đặc biệt chú trọng đến công tác cán bộ. Ngay từ tháng 8/1961, Xứ uỷ
Nam Bộ ra Chỉ thị nhấn mạnh điều kiện chung để tuyển chọn cán bộ an ninh là những
ngƣời: tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, có lý lịch trong sạch, thành phần
cơ bản, nếu là thành phần khác phải trải qua cải tạo, thử thách, phải có tinh thần chiến
đấu dũng cảm. Vì có định hƣớng cụ thể ngay từ đầu cho việc tuyển chọn cán bộ an
ninh các cấp, nên lực lƣợng này đã đáp ứng đƣợc đòi hỏi của cách mạng.

18
Xác định công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, để hình thành bộ khung
an ninh có vai trò đặc biệt quan trọng, Đảng tập trung chỉ đạo, huy động lực lƣợng.
Nguyên tắc khi xây dựng các Ban An ninh là đồng chí bí thƣ hoặc thƣờng vụ cấp uỷ
làm trƣởng ban, bên cạnh đó Bộ lựa chọn số cán bộ giữ chức vụ ở miền Bắc đang giữ
chức vụ Phó Cục trƣởng, Phó Trƣởng ty, Trƣởng, Phó phòng, Trƣởng, phó huyện, thị
xã vào miền Nam hình thành bộ khung an ninh từ Trung ƣơng Cục đến Khu, tỉnh. Do
sự quan tâm đặc biệt của Đảng đến đội ngũ lãnh đạo, hình thành bộ khung an ninh, nên
lực lƣợng an ninh miền Nam đã đủ lực lƣợng hình thành bộ máy an ninh từ Trung
ƣơng Cục đến cơ sở.
Không chỉ chú trọng đến lãnh đạo các ban an ninh, trong thời gian 1960-1975,
trong công tác xây dựng cán bộ, Đảng còn đặc biệt quan tâm công tác đào tạo, bồi
dƣỡng cán bộ.
Trong xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam, Đảng chủ trƣơng xây dựng lực
lƣợng nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, đồng thời có nhiệm vụ diệt ác,
trừ gian, luồn sâu vào trong lòng địch để nắm tin tức, kế hoạch hoạt động, vận động
những ngƣời lầm đƣờng, lạc lối quay trở về với cách mạng, đánh phá địch từ bên
trong. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, tháng 8/1964, An ninh Trung ƣơng Cục có kế hoạch
tổ chức và đẩy mạnh công tác điệp báo và an ninh đô thị, đồng thời quyết định thành
lập lực lƣợng trinh sát vũ trang với nhiệm vụ diệt ác, trừ gian, tạo điều kiện cho quần
chúng nổi dậy phá ấp chiến lƣợc.
Công tác cán bộ đƣợc Đảng quan tâm chỉ đạo nên lúc đầu, lực lƣợng an ninh rất
nhỏ so với bộ máy chiến tranh gián điệp của Mỹ và tay sai nhƣng dần dần đã đƣợc bổ

sung, củng cố, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của cách mạng, đánh thắng các
chiến lƣợc chiến tranh của Mỹ. Nguồn cán bộ của lực lƣợng an ninh đƣợc chú trọng
ngay từ khi tuyển chọn, đảm bảo đủ tiêu chuẩn, trong đó đặc biệt chú ý là phẩm chất
chính trị và lập trƣờng giai cấp, ý chí đấu tranh, lòng nhiệt tình cách mạng. Từ nguồn
cán bộ đó tiếp tục đƣợc ban an ninh đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao chất lƣợng nghiệp
vụ. Chính những con ngƣời đó, dƣới sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần quan trọng
làm nên chiến thắng vang dội giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Thứ ba, trong quá trình chỉ đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam Đảng
hết sức coi trọng lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng.

19
Lịch sử đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Việt Nam đã chứng minh sự lớn mạnh
của lực lƣợng Công an nhân dân bao giờ cũng bắt đầu từ sự vững mạnh về chính trị, tƣ
tƣởng. Mọi thành tích của cán bộ, chiến sĩ công an đều bắt nguồn từ quan điểm, tƣ
tƣởng đúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, nhiều lần
nhắc đi nhắc lại vấn đề này trong các bài nói và viết: “Tƣ tƣởng không đúng đắn thì
công tác ắt sai lầm”; “tƣ tƣởng có thống nhất, hành động mới thống nhất”; Ngƣời coi
“Lãnh đạo tƣ tƣởng là quan trọng nhất. Phải hiểu tƣ tƣởng của mỗi cán bộ để giúp đỡ
thiết thực cho công tác, vì tƣ tƣởng thông suốt thì làm tốt, tƣ tƣởng nhùng nhằng thì
không làm đƣợc việc”. Nhƣ vậy, công tác tƣ tƣởng có tầm quan trọng đặc biệt, nó định
hƣớng cho quá trình công tác của mỗi cán bộ, chiến sĩ; hành động có đúng hay không
trƣớc hết phải bắt nguồn từ tƣ tƣởng có đúng đắn hay sai lầm.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đặc biệt đó, nhất là trong hoàn cảnh cuộc đấu
tranh của nhân dân lúc đầu gặp rất nhiều khó khăn, một trong những khó khăn là lực
lƣợng cách mạng quá nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ, lại phải đƣơng đầu với đế quốc
sừng sỏ, có kinh nghiệm trong chiến tranh gián điệp, chiến tranh tâm lý, với trang bị
vũ khí hiện đại, có tiềm lực về kinh tế. Trong điều kiện đó, nếu không làm tốt công tác
chính trị tƣ tƣởng sẽ hoang mang, dao động.
Qua các giai đoạn cách mạng từ năm 1960 đến năm 1975, tuỳ theo tình hình cụ
thể, Đảng có những chủ trƣơng, biện pháp, với nhiều hình thức thích hợp để lãnh đạo

công tác chính trị, tƣ tƣởng.
Ngay từ những ngày đầu Mỹ phá hoại hiệp định Giơnevơ và tiến hành chiến
lƣợc “Chiến tranh đặc biệt”, Trung ƣơng Cục mở cuộc vận động chính trị sâu rộng
trong toàn quân, toàn dân, giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi
của cách mạng, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xây dựng quyết tâm
đánh Mỹ, thắng Mỹ, tránh mọi biểu hiện cầu an, dao động, sẵn sàng hy sinh cho sự
nghiệp cách mạng.
Công tác chính trị tƣ tƣởng trong thời kỳ 1960-1975 đã tạo sự thống nhất cao về
tƣ tƣởng và hành động của lực lƣợng công an, xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ công an
tinh thần quyết đánh, quyết thắng các thế lực tình báo, gián điệp, biệt kích của Mỹ và
chính quyền tay sai .
Thứ tư, trong quá trình xây dựng lực lượng từ năm 1960-1975, Đảng chú trọng
chỉ đạo công tác chi viện cho An ninh miền Nam

20
Hoạt động chi viện An ninh miền Nam của lực lƣợng Công an nhân dân đƣợc
triển khai toàn diện, khởi đầu bằng chi viện cán bộ đã tăng sức, tăng lực cho An ninh
miền Nam đủ sức hình thành bộ máy an ninh các cấp, xây dựng và phát triển lực lƣợng
an ninh tại chỗ, triển khai các mặt công tác an ninh. Song song với việc chi viện về cán
bộ, Bộ Công an chi viện vũ khí, phƣơng tiện thông tin cơ yếu, kỹ thuật nghiệp vụ,
nâng cao sức chiến đấu của các lực lƣợng nghiệp vụ an ninh miền Nam, tạo điều kiện
xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam trở thành một lực lƣợng chiến đấu có tổ chức
chặt chẽ, có sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất, phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị của
Đảng trong mọi tình huống.
Hoạt động chi viện là cuộc động viên chính trị to lớn trong toàn lực lƣợng Công
an nhân dân từ các đơn vị ở Bộ đến các đơn vị ở cơ sở, các cấp Công an đều thấm
nhuần tinh thần “mỗi ngƣời làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”. Đây cũng là
một trong những mặt công tác quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng lực lƣợng của
an ninh miền Nam để lực lƣợng ngày càng phát triển hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ
chính trị mà Đảng và Nhà nƣớc giao cho.

Nguyên nhân cơ bản của những ƣu điểm trên là:
Thứ nhất, Đảng lãnh đạo mọi mặt công tác xây dựng lực lƣợng An ninh miền
Nam, Đảng đề ra đƣờng lối, phƣơng châm, nguyên tắc xây dựng lực lƣợng an ninh phù
hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng.
Thứ hai, Đảng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng lực lƣợng
cách mạng với nhiều hình thức, tổ chức thích hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nặng nề,
phức tạp của công tác an ninh miền Nam.
Thứ ba, Đảng luôn nhận thức đúng đắn và sâu sắc vai trò của công tác xây dựng
lực lƣợng trong tạo sức mạnh căn bản của công tác an ninh.
3.1.2. Hạn chế:
Một là, công tác chính trị tư tưởng chưa được tiến hành đồng đều, chỉ làm từng đợt, chỉ
làm từng đợt, từng thời gian, chưa tiến hành thường xuyên, liên tục.
Nhận thức về tính chất, đặc điểm của cuộc đấu tranh chống phản cách mạng của
nhiều cán bộ, chiến sĩ chƣa sâu sắc, chƣa nhận thức đầy đủ về đối tƣợng, âm mƣu,
mức độ hoạt động của các loại phản cách mạng trong địa phƣơng, tƣ tƣởng chuyên
chính đối với địch chƣa mạnh, nhiệt tình cách mạng của một số cán bộ, chiến sĩ chƣa
cao. Biện pháp giáo dục chính trị, tƣ tƣởng chƣa toàn diện, nặng về mở lớp, tổ chức

21
học tập, chƣa chú ý đi sâu vào tƣ tƣởng, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ, nhất là trong
những thời điểm khó khăn, gian khổ.
Việc khen thƣởng thời gian đầu chƣa thực hiện, đến năm 1966 việc khen
thƣởng có tiến bộ nhƣng còn chậm. Về kỷ luật nói chung thiếu kiên quyết và dứt
khoát, có vấn đề còn để kéo dài, khuynh hƣớng thi hành kỷ luật vẫn chƣa chú trọng
đúng mức bảo đảm tổ chức kỷ luật, bảo đảm thi hành chính sách và công tác.
Năm 1972, khi quân và dân miền Nam mở các đợt tiến công và nổi dậy, Bộ
trƣởng Bộ Công an ban hành chỉ thị động viên chính trị toàn ngành. Mặc dù đạt đƣợc
kết quả nhƣng còn một số mặt tiêu cực chƣa khắc phục: trƣớc những diễn biến phức
tạp của tình hình thế giới, những khó khăn do chiến tranh gây ra, đã xuất hiện tƣ tƣởng
nóng ruột, lo chiến tranh kéo dài, cá biệt có ngƣời sợ hy sinh gian khổ, thoái thác

nhiệm vụ. Trong công tác xuất hiện tƣ tƣởng ngại khó, bệnh trung bình chủ nghĩa.
Hai là, chất lượng cán bộ nhiều khi chưa đáp ứng được đòi hỏi của tình hình
Trong những năm 1965-1966 trƣớc yêu cầu đòi hỏi rất lớn kể cả về số lƣợng và
chất lƣợng nhƣng đội ngũ cán bộ còn yếu, việc giáo dục cho các cấp công an ở cơ sở
và hƣớng dẫn cho những ngành có trách nhiệm nhận thức đúng đắn về vấn đề đảm bảo
chất lƣợng chính trị và chiến đấu trong tuyển quân thƣờng trực còn chƣa đầy đủ, do đó
ở nơi này, nơi khác còn đƣa vào quân thƣờng trực một số phần tử xấu xa, sau đó phải
thải loại; từng nơi, từng lúc ý thứca kỷ luật chƣa cao. Việc bố trí điều động cán bộ thời
gian đầu chƣa quy định thành nguyên tắc nên điều động một cách tùy tiện gây ra tình
trạng xáo trộn không cần thiết làm ảnh hƣởng đến việc phát triển công tác, chuyên
môn hóa.
Việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, chiến sĩ chƣa có kế hoạch một cách toàn diện
để đáp ứng yêu cầu công tác miền Nam, còn tình trạng chắp vá, tăng cƣờng nơi này thì
nơi khác lỏng và yếu. Trình độ các mặt của cán bộ còn yếu (kể cả cán bộ phụ trách và
cán bộ cơ sở) còn xa với yêu cầu nhiệm vụ công tác, trong khi đó cán bộ lớn tuổi sức
khỏe yếu.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên là:
Do hoàn cảnh chiến tranh, đất nƣớc chia cắt làm hai miền, khó khăn thiếu thốn
chồng chất, phƣơng tiện thông tin liên lạc lạc hậu, trong khi đó lại phải đƣơng đầu tên
đế quốc đầu sỏ có tiềm lực mạnh về kinh tế, quân sự, bởi vậy nhiều lúc, nhiều khi sự

22
chỉ đạo của Đảng với công tác An ninh miền Nam còn bị ngắt quãng, không kịp thời
ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác xây dựng lực lƣợng an ninh.
3.2 Bài học kinh nghiệm:
3.2.1. Sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng là nhân tố quyết định đối với
quá trình phát triển của lực lƣợng an ninh miền Nam
Đảng lãnh đạo công tác công an là nguyên tắc không thể thay đổi. Trong cuộc
đấu tranh chống phản cách mạng ở miền Nam Đảng luôn lấy đƣờng lối, phƣơng châm,
nguyên tắc của Đảng là kim chỉ nam cho mọi hành động. Trong công tác xây dựng lực

lƣợng Đảng đƣa ra Nghị quyết, chƣơng trình phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể của
cách mạng. Đó chính là nhân tố quyết định đối với quá trình phát triển của lực lƣợng
an ninh miền Nam.
3.2.2. Thƣờng xuyên lãnh đạo xây dựng và rèn luyện lực lƣợng, kiện toàn bộ
máy tổ chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn của cuộc
kháng chiến
Sức mạnh của an ninh miền Nam bắt nguồn từ Đảng lãnh đạo, toàn dân tiếp
sức và chính từ sự vận động của an ninh miền Nam.
Cán bộ của lực lƣợng an ninh lúc đầu là số cán bộ công an cũ đƣợc phân công
ở lại qua các đợt tố cộng đẫm máu của địch còn vững vàng bám trụ, số cán bộ cốt cán
ở các ban, ngành nhanh chóng đƣợc tuyển chọn từ miền Bắc vào.
Về tổ chức, An ninh miền Nam luôn chú ý xây dựng lực lƣợng thích hợp với
nhiệm vụ chính trị của Đảng qua từng thời kỳ. Cơ cấu của bộ máy an ninh gọn nhẹ, có
sức chiến đấu cao, đảm bảo phát huy chức năng an ninh, thích ứng với yêu cầu và
phƣơng thức hoạt động của từng vùng. Việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, đề bạt cán
bộ đảm bảo đúng tính chất giai cấp của Đảng.
Quá trình xây dựng lực lƣợng trong bƣớc chuyển biến của giai đoạn cách mnạg
là quá trình lực lƣợng an ninh vừa chiến đấu, vừa xây dựng, là quá trình đấu tranh giải
quyết mâu thuẫn yêu cầu phát triển về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng, là giải quyết
yêu cầu trƣớc mắt và tính toán lâu dài.
3.2.3. Tin tƣởng và dựa chắc vào quần chúng để phát triển lực lƣợng, xây dựng
mạng lƣới an ninh rộng khắp tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi âm mƣu
thủ đoạn của địch.

23
Sống, chiến đấu trên chiến trƣờng gian khổ, ác liệt, cán bộ chiến sĩ an ninh
miền Nam càng hiểu rõ muốn tồn tại, hoạt động và phát triển lực lƣợng phải biết dựa
vào quần chúng nhân dân. Nhân dân là gốc của mọi phong trào. Nhân dân và cán bộ
nhƣ cá với nƣớc. Nếu không có nhân dân thì cán bộ không thể hoạt động đƣợc.
Chính nhờ sự che chở, giúp đỡ của nhân dân, lực lƣợng an ninh đã bám trụ

đƣợc ở những địa bàn địch đánh phá ác liệt, kiểm soát ngặt nghèo, nắm tình hình địch,
diệt trừ đƣợc đầu sỏ, ác ôn tạo điều kiện cho nhân dân nổi dậy phá ấp gỡ kèm, giành
chính quyền làm chủ và mở rộng vùng giải phóng, phát triển lực lƣợng cách mạng.
3.2.4. Phát huy vai trò nòng cốt của lực lƣợng an ninh trong cuộc đấu tranh
chống phản cách mạng của nhân dân miền Nam đã tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh
thắng địch trên khắp các mặt trận
Sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh chống phản cách mạng của lực lƣợng
an ninh miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc là sức mạnh của toàn
dân.
Quán triệt phƣơng châm của Đảng và xác định rõ đối tƣợng của an ninh là bọn
công an, cảnh sát, tình báo gián điệp và những tên ác ôn trong bộ máy kìm kẹp của Mỹ
và tay sai, lực lƣợng an ninh miền Nam đã vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể ở
từng địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể chủ động tiến công địch
trên cả 3 vùng và 3 mũi.
Kinh nghiệm từ thực tế lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc cho
thấy ở đâu các cấp ủy Đảng nắm chắc tình hình, tổ chức lực lƣợng tốt, bố trí, phân
công trách nhiệm rõ ràng giữa các lực lƣợng thì ở đó lực lƣợng an ninh phối hợp đƣợc
tốt với các lực lƣợng khác đánh địch có hiệu quả.
Tiểu kết
Từ năm 1960 đến năm 1975, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng, An
ninh miền Nam đã xây dựng đƣợc lực lƣợng từ không đến có trở thành hệ thống từ An
ninh Trung ƣơng Cục miền Nam đến các khu, tỉnh, huyện, xã. Đây là thời kỳ lực
lƣợng an ninh từng bƣớc trƣởng thành trong khó khăn, gian khổ, thiếu thốn với vất vả,
hy sinh, để đối đầu với kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần. An ninh miền Nam đã trở
thành lực lƣợng nòng cốt, xung kích, đấu tranh quyết liệt với các chiến dịch chiến
tranh của Mỹ và tay sai. Trƣởng thành trong máu lửa của chiến tranh, lực lƣợng an
ninh miền Nam đã khẳng định đƣợc vai trò của mình trong cuộc kháng chiến chống

24
Mỹ, cứu nƣớc của toàn dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng lực lƣợng An ninh

miền Nam, Đảng đã lãnh đạo thành công trên nhiều mặt, điều đó quyết định thắng lợi
với sự trƣởng thành của lực lƣợng An ninh, nhƣng bên cạnh đó bộc lộ một số hạn chế.
Từ thành công và hạn chế để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho xây dựng
lực lƣợng Công an nhân dân hiện nay.

KẾT LUẬN

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, từ năm 1960 đến năm 1975 lực lƣợng An ninh
miền Nam đã xây dựng từ không đến có, từ ít đến nhiều, trở thành một bộ phận trọng
yếu, góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Nhân tố quyết định quá trình trƣởng thành và phát triển ấy chính là do lực
lƣợng an ninh miền Nam đã đƣợc Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, xây
dựng trở thành công cụ bạo lực đáng tin cậy của Đảng.
Những nội dung cơ bản lãnh đạo xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam đƣợc
Đảng quán triệt theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về chuyên chính vô sản,
đƣợc vận dụng sáng tạo vào cách mạng miền Nam; bên cạnh đó Đảng còn vận dụng
những kinh nghiệm chiến đấu trong quá trình xây dựng lực lƣợng Công an từ Cách
mạng tháng Tám đến hết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đảng đã khẳng định
rằng: công cuộc củng cố và tăng cƣờng lực lƣợng Công an nhân dân nói chung, lực
lƣợng An ninh miền Nam nói riêng bao gồm nhiều mặt, trong đó tăng cƣờng về mặt
chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức là quan trọng nhất. Lực lƣợng an ninh miền Nam phải
lấy chính trị làm gốc, lấy chính trị chỉ đạo nghiệp vụ trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin và lập trƣờng của giai cấp công nhân để thực hiện đầy đủ và tốt nhất chức
năng, nhiệm vụ Đảng giao cho.
Qua thực tiễn cách mạng miền Nam, sự trƣởng thành về mặt tổ chức và chính
trị của lực lƣợng an ninh miền Nam chính là động lực thúc đẩy nghiệp vụ phát triển.
Nghiệp vụ phát triển trên cơ sở chính trị là một đảm bảo vững chắc nhất cho công tác
đấu tranh của lực lƣợng An ninh miền Nam không bị chệch hƣớng, không phạm sai
lầm về chính trị, đồng thời cũng là một đảm bảo chắc chắn nhất để đánh đúng, đánh
mạnh vào các đối tƣợng của an ninh. Sự trƣởng thành về chính trị còn làm cho lực


25
lƣợng An ninh miền Nam nhạy bén và sắc bén trƣớc quân thù, vững vàng trong mọi
tình huống.
Là một bộ phận của lực lƣợng Công an nhân Việt Nam, lực lƣợng An ninh
miền Nam vừa xây dựng, vừa chiến đấu, vừa trƣởng thành, đã vƣợt qua muôn vàn khó
khăn thử thách, dũng cảm mƣu trí, sáng tạo trong chiến đấu. Ở mỗi giai đoạn cách
mạng, Đảng đều định ra những nhiệm cụ cụ thể cho lực lƣợng an ninh trong đó có vấn
đề cơ bản về xây dựng tổ chức. Đây là lực lƣợng trực tiếp chiến đấu nên phải có tổ
chức chặt chẽ. Sự thống nhất về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức là nhân tố quan trọng để
lực lƣợng An ninh miền Nam vƣợt qua khó khăn, gian khổ, có kỷ luật chặt chẽ, có sức
chiến đấu cao.
Đƣợc Đảng giáo dục và rèn luyện lực lƣợng An ninh miền Nam ngày càng
trƣởng thành về chính trị và nghiệp vụ. Mỗi cán bộ chiến sĩ An ninh miền Nam trong
bất cứ tình huống nào cũng luôn ghi nhớ lời căn dặn của đồng chí Lê Duẩn-Tổng Bí
thƣ Đảng: “Đảng lựa chọn cán bộ Công an trong những ngƣời trung thành nhất của
Đảng, những ngƣời chỉ biết sống chết với Đảng, chỉ biết còn Đảng là còn mình”.
Ra đời trong bão táp của cách mạng, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối của
Đảng, lực lƣợng An ninh miền Nam không ngừng lớn mạnh về tổ chức góp phần vào
thắng lợi của toàn dân tộc. Từ đó đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong
việc Đảng lãnh đạo xây dựng lực lƣợng Công an đặc biệt trong tình hình đất nƣớc
đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Do hoàn cảnh lịch sử sau năm 1954 đất nƣớc tạm thời chia cắt thành hai miền
thực hiện hai nhiệm vụ khác nhau, lực lƣợng bảo vệ Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ thành
quả cách mạng ở miền Nam là lực lƣợng an ninh nhân dân. Lực lƣợng này dƣới sự
lãnh đạo trực tiếp của Đảng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Trải qua 21
năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ, an ninh miền Nam đã không ngừng lớn mạnh, góp
phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc. Đồng chí Trƣờng Chinh, Chủ tịch Ủy ban
thƣờng vụ quốc hội trong diễn văn tuyên dƣơng công trạng tại lễ kỷ niệm 35 năm ngày
thành lập Công an nhân dân Việt Nam “Công an nhân dân Việt Nam luôn luôn trung

thành với Tổ quốc, với Đảng, với chính quyền cách mạng, hết lòng hết sức phục vụ
nhân dân, không ngại hy sinh gian khổ, đoàn kết chặt chẽ, công tác tận tụy, chiến đấu
dũng cảm, mƣu trí nêu nhiều tấm gƣơng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng,

×