Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Cảm thức đô thị trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.97 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN VIỆT HÀ

CẢM THỨC ĐÔ THỊ
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ

Chuyên ngành : Lí luận văn học
Mã chuyên ngành: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN

Mở đầu luận văn tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng, sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Đăng Điệp đã tận tình hướng dẫn, khích lệ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn này
Xin được cảm ơn Phòng Sau đại học, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư

phạm Hà Nội 2, Viện Văn học cùng các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng
dạy, tư vấn, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc học tập và nghiên cứu.
Xin được cảm ơn Hội đồng bảo vệ, các thầy cô phản biện đã đóng góp cho
tôi những ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho tôi bảo vệ thành công luận văn
thạc sĩ của mình.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2015
Học viên

Trần Việt Hà



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên

Trần Việt Hà



MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 4
3. Lịch sử của vấn đề ............................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 7
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7
6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu ............................................................................. 8

NỘI DUNG ............................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1: CẢM THỨC ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 9
1.1. Khái lược về văn học đô thị trên thế giới .......................................................... 9
1.2. Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại........................................... 13
1.3. Cảm thức đô thị trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà ..................................... 21
CHƯƠNG 2. SỰ XUNG ĐỘT CÁC GIÁ TRỊ VÀ KHÔNG GIAN SỐNG TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ .......................................................... 24
2.1. Sự xung đột các giá trị .................................................................................... 24
2.2. Không gian sống ............................................................................................ 50
2.3. Sự phân rã về nhân cách ................................................................................. 62
CHƯƠNG 3. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG VIỆC THỂ HIỆN CẢM THỨC
ĐÔ THỊ ................................................................................................................ 83

3.1. Nghệ thuật tạo dựng điểm nhìn. ...................................................................... 83
3.2. Ngôn ngữ ........................................................................................................ 92
3.3. Giọng điệu trần thuật .................................................................................... 102
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 112


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


1.1. Từ năm 1986, chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta đã thúc
đẩy nền kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu. Tốc
độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng làm thay đổi diện mạo đất nước. Kinh tế
từng bước phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải
thiện rõ rệt. Các hoạt động văn hóa xã hội trong xu thế hội nhập trở nên đa
dạng, phong phú. Tốc độ con người hoàn thiện tri thức, tầm nhìn và khả năng
giao lưu học hỏi nhanh và rộng mở... Bên cạnh sự phát triển đó, chúng ta cũng
phải gánh chịu những hậu quả không nhỏ của nền kinh tế thị trường, tác động
trực tiếp đến văn hóa truyền thống. Nó làm thay đổi lối sống đạo đức của
người Việt. Con người, nhất là con người ở đô thị đứng trước vòng xoáy của
đồng tiền hay quyền lực với sự ràng buộc của quá khứ, hiện tại và tương lai,
đã không không xác định được chỗ đứng và định hướng của mình. Không ít

người, nhất là một bộ phận trí thức đã phải chịu những tổn thương tinh thần
sâu sắc, những cú sốc nặng nề về tâm lí. Họ lạc vào vòng xoáy của cuộc sống
theo cơ chế thị trường, bị những va đập trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền
kinh tế hàng hóa và chấp nhận, buông thả mình theo lối sống thực dụng, bất
chấp nền tảng đạo đức, luân lí truyền thống bị sa sút nghiêm trọng. Chính
thực trạng phi lí và cay đắng đó đang làm tha hóa thế giới tinh thần mà bấy
lâu nay con người Việt Nam hằng coi trọng và giữ gìn.
1.2. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế xã hội, văn học Việt Nam
cũng từng bước thích ứng và có những thay đổi rõ rệt. Sau 1986, hiện thực
được văn học phản ánh không chỉ đơn thuần là hiện thực Cách mạng với các
biến cố lịch sử mang tinh thần "yêu - căm - chiến - lạc"; mà đó là hiện thực
của đời sống hàng ngày với tất cả các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan, đa sự và



2

phức tạp đan dệt nên biết bao những chắp nối của mảng nổi, mảng chìm trong
cuộc sống thời đổi mới. Hiện thực đời sống đô thị vặn mình đau đẻ trong quá
trình đổi mới chính là một mảnh đất màu mỡ đã lôi cuốn sự chú ý và khơi gợi
cảm hứng sáng tạo của không ít nhà văn. Họ tìm thấy ở đó vô vàn các kiểu
người, vô số các mối quan hệ chằng chịt của các cá thể nhiều trên cả mức
"thập loại chúng sinh", đan dệt vào nhau như những mảng lưới bao trùm bủa
vây và xiết chặt lấy mỗi số phận trong cõi nhân sinh bé tí này. Mỗi con người
đô thị vừa có cuộc sống chung vừa có những góc mờ, những khoảng tối,

những nẻo khuất riêng mà nếu không "cố tìm mà hiểu họ" thì không thể hiểu
được. Các nhà văn thời kì này đã thực tế, chủ động, nhạy cảm hơn và nhanh
chóng nắm bắt được những vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội, đi sâu đề
cập đến những vấn đề cá nhân, xoáy sâu vào thực tế bụi bặm đời sống, len lỏi
và lắng nghe những khắc khoải vật vã, những trạng thái tâm lí lưỡng tính của
nội tâm con người. Từ đó, các nhà văn giúp bạn đọc thấy được những chênh
chao mặt mũi và nhớn nhác hình hài của đời sống hiện đại muôn mặt. Đây
cũng chính là lợi thế của tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại. Chính vì thế đề
tài trong tiểu thuyết viết về đô thị giai đoạn này rất phong phú, bao quát được
nhiều bức tranh đa dạng với vố số những mảng nhòe mờ và những góc khuất
của xã hội. Dường như, mọi vùng đất trong bức tranh ấy đều được khai phá,
không còn những khoảng trống bị cấm kị, những đề tài bị né tránh. Tất cả đều

gọi dậy một sức cuốn hút, một thôi thúc thể hiện và một đam mê thử sức. Còn
các nhà văn, bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục đề cao cái mới, ngợi ca những điều
tốt đẹp, nhân văn, thì họ đã có cơ hội viết nhiều hơn, thẳng thắn hơn về những
mặt trái của xã hội, được khuyến khích viết và chỉ ra những tiêu cực, những
hạn chế đang xâm thực và làm băng hoại đời sống văn hóa, đạo đức và tinh
thần của con người đô thị. Nói như Nguyễn Đình Tú khi khẳng định cách lí
giải về giới trẻ đô thị "Hoang hoải, lạc loài, hoài nghi và vỡ mộng chỉ là


3

những trạng huống tinh thần của con người chứ không phải là một khúc cắt

rời của hiện trạng xã hội. Ở một phương diện nào đó, hoài nghi và vỡ mộng
không phải không có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống đối với mỗi con người.
Văn học nói về cái mất mát để giữ gìn, nói về nước mắt để hạnh phúc, nói về
khiếm khuyết để hoàn thiện".(tr 07 – Kín).
3.3. Trong số các nhà văn đương đại có tên tuổi viết về đô thị như Chu Lai,
Tạ Duy Anh, Trung Trung Đỉnh, Đức Ban, Đỗ Vĩnh Bảo, Hồ Anh Thái,
Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Ma Văn Kháng, Đỗ Bích Thúy,
Đỗ Phấn, Nguyễn Trương Quý.v.v.. Nguyễn Việt Hà là một cây bút thuần đô
thị, thủy chung với mảng đề tài nóng bỏng theo kiểu gừng càng già càng cay.
Điểm đáng nói là nhà văn này luôn giữ được sự sung sức và đều tay khi viết
về đô thị ở cả thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn và tạp văn. Tác phẩm của ông
ngay từ khi mới chào đời đã thu hút sự chú ý của bạn đọc cũng như giới

chuyên môn phê bình, đồng thời nhanh chóng khẳng định vị thế của ông trên
văn đàn. Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà đề cập đến những vấn đề không
hoàn toàn là mới về đô thị nhưng lại luôn là những đề tài nóng bỏng về con
người đô thị trong bối cảnh xã hội đang có những thay đổi hết sức mạnh mẽ,
quyết liệt theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Trong tiểu thuyết vừa
mang màu sắc tôn giáo, vừa ám ảnh chủ nghĩa hiện sinh của ông, sự giao thoa
không dứt điểm giữa cái cũ và cái mới đã làm nảy sinh nhiều vấn đề, ảnh
hưởng tới nhiều số phận mà dường như tất cả đều rất bấp bênh, vô cùng hỗn
loạn, dang dở và khó có thể đoán định trước điều gì. Cảm hứng chủ đạo trong
tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà chính là sự lắng lại những suy tư, phân tích
cuộc sống và con người đô thị một cách toàn diện trọn vẹn: phê phán, chiêm
nghiệm, trào lộng, bi kịch....Với mong muốn đóng góp một tiếng nói vào việc

nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà qua "Cơ hội của Chúa"(1999),
"Khải huyền muộn" (2003) và tiểu thuyết mới nhất "Ba ngôi của


4

người"(2014), tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Cảm thức đô thị trong tiểu
thuyết của Nguyễn Việt Hà".
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Việt Hà, nhiều nhà
nghiên cứu phê bình đã đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau như dấu hiệu

hậu hiện đại, vấn đề đức tin tôn giáo hay cấu trúc nghệ thuật, ngôi kể… khi
viết về đề tài đô thị. Đó là những hướng khai thác đã chạm tới được những
tầng vỉa sâu của giá trị văn bản. Trong khuôn khổ luận văn này, tôi muốn tâp
trung đi sâu vào tìm hiểu để thấy được những nét mới, độc đáo trong cảm xúc,
nhận thức cũng như trong bút pháp nghệ thuật thể hiện về đô thị của Nguyễn
Việt Hà trong các tiểu thuyết.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Vấn đề cuộc sống đô thị là một đề tài không mới nhưng rất nhạy cảm, nó
xoay quanh cuộc sống con người với những vấn đề xã hội nhức nhối, những
quan hệ tạp nhạp, xô bồ, những được mất hư hao, những khủng hoảng hay bứt
phá, những xây mộng và vỡ mộng, những giá cả và giá trị, những trải nghiệm

và trả giá, những nợ đời và nợ lòng… nên gây được chú ý đặc biệt đối với độc
giả và giới nghiên cứu. Mỗi tác phẩm về đề tài đô thị ra đời là một lần văn
đàn lại nóng lên bởi những kiến giải trái chiều nhau. Nhờ đó tác phẩm một lần
nữa như được sáng tạo lại dưới cái nhìn đa chiều, phát lộ những tầng vỉa giá
trị sâu sắc hơn, để lại những dư vang ngân nga trong đời sống văn học hiện
đại. Nhiều nhà nghiên cứu đã có những đánh giá nhìn nhận về văn học đô thị
hôm nay rất khách quan và xác thực.
Trong cuộc thảo luận về văn học đô thị do báo điện tử Người đô thị tổ
chức, khi đề cập đến các vấn đề nội hàm của khái niệm văn học đô thị, diễn
tiến của văn học đô thị Việt Nam trong quá khứ, những thành tựu của văn học
Việt Nam đương đại, PGS.TS Đỗ Lai Thúy cho rằng: “tiểu thuyết đô thị Việt



5

Nam còn ít về đề tài đô thị, nếu có thì đôi khi đô thị thường được nhìn bằng
sự hoài niệm nông thôn. Bởi vậy, tính đô thị của nó chủ yếu biểu hiện ở
phương diện thể loại”. Nhà văn Nguyễn Việt Hà cũng nhận xét “chưa thấy
cuốn tiểu thuyết dài nào viết về chuyện đô thị của giới viết trẻ mà thấy hay và
đáng nể”. Theo ông Mai Anh Tuấn, “văn học đô thị Việt Nam xuất hiện từ
khi đô thị xuất hiện tầng lớp trung lưu đô thị và tầng lớp tư sản nội địa. Tức
là khi xuất hiện hai sự đối kháng cả về mặt địa chính trị và địa văn hóa với
tầng lớp nông dân”. Một cảm thức đô thị quan trọng được ông nhắc tới: “Sự
cô đơn của con người, khi viết về điều đó thì văn học đô thị hiện đại đã chạm

sâu vào con người đô thị”. Ông Phó Đức Tùng nhận định:“Đô thị Việt Nam
không có lõi, và khi không có lõi, tính hiện đại trong văn học đô thị của Việt
Nam chỉ là tính hiện đại bắt chước, chưa phải là tính đô thị”. Còn nhà báo
Trần Trung Chính - tạp chí Người Đô Thị cho rằng: “Có thể nói văn học đô
thị Việt Nam vẫn đang trong quá trình hình thành, như hình hài các đô thị
Việt

Nam".

( />
doc/3987/-van-hoc-do-thi-hom-nay-buc-tranh-chua-dinh-hinh.ndt). Như vậy,
bàn về văn học đô thị đang trở thành một chủ đề nóng của nhiều các nhà

chuyên môn và bạn yêu văn chương. Các ý kiến đánh giá dù dè dặt hay mạnh
mẽ trực diện đều góp phần quan trọng trong việc nhìn nhận đúng về thực
trạng và tương lai của văn học đô thị thế kỉ XXI. Điều đó cũng lí giải vì sao,
mỗi khi tác phẩm viết về đô thị của Nguyễn Việt Hà ra đời lại thu hút được
nhiều sự quan tâm và nhiều ý kiến bàn luận từ các độc giả, các nhà chuyên
môn.
Để thực hiện tập hợp tư liệu, những tài liệu viết về sáng tác của Nguyễn
Việt Hà chúng tôi tìm và khảo cứu dưới đây chỉ là một phần nhỏ trong những
công trình nghiên cứu có liên quan ít nhiều đến đề tài của luận văn. Cụ thể:


6


- Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và thi pháp hậu hiện đại, Phùng Gia Thế,
evan.com.vn
- Đọc 'Cơ hội của Chúa" của Nguyễn Việt Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Tạp chí
Sông Hương số 130, tháng 12/1999.
- "Cơ hội của Chúa"- từ nhật kí đến hậu trường văn học, Đoàn Cầm Thi,
Pari tháng 6/2004, evan.com.vn
- "Khải huyền muộn" - cảm hứng và những dấu hiệu của hình thức nghệ
thuật đương đại trong tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp, Tạp chí Văn học số
4/2006.
- "Khải huyền muộn" - cuốn tiểu thuyết về chính nó, Nguyễn Chí Hoan,
báo Người Hà Nội số ngày 4 và 11/11/2005.

- Không gian và thời gian của vô cùng Hà Nội, Nguyễn Trương Quý, lời
giới thiệu "Ba ngôi của người", Nxb Trẻ, 7/2014.
- Vấn đề đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, Luận văn thạc sĩ Ngữ
Văn, Thái Thị Hồng Vinh, Đại học Kha học xã hội và nhân văn.
- Cốt truyện và người kể truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, Luận
văn thạc sĩ Lí luận văn học, Đào Ánh Diệp, Đại học Sư phạm Hà nội 2.
- Vấn đề tôn giáo trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, Báo cáo khoa học,
Nguyễn Thị Thuyên, Tạp chí khoa học tập XXXVII số 4B/2008 Đại học Vinh
- Sống ở phố, viết về phố - Hoài Nam - Tạp chí phebinhvanhoc 14/06/2013.
….
Khái lược lại các văn bản nói trên, tôi thấy có một số điểm nổi bật góp phần
làm sáng tỏ vấn đề đô thị tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà.

Trong những trang viết về đô thị của Nguyễn Việt Hà, các nhà nghiên cứu
đều thấy có một tinh thần chung nhất: Đó là sự đổ vỡ của các đại tự sự, của
những trật tự đời sống, tính áp đặt của cái chính thống, của các phát ngôn lớn,


7

sự đảo lộn trong các thang bảng giá trị đời sống, sự mất niềm tin, lạc loài, bơ
vơ, vong thân, vong bản hay tâm trạng hồ nghi tồn tại, và hơn thế là tình trạng
bất an của con người. Một số các nhà nghiên cứu, phê bình đã gọi đó là "cảm
quan hậu hiện đại", một kiểu cảm nhận đời sống đặc thù thể hiện trạng thái
tinh thần của thời đại hôm nay "Đó là một thế cuộc hỗn loạn, trớ trêu. Các

thang bảng giá trị đời sống tan tành đổ vỡ. Ngay cả niềm tin tôn giáo nhiều
khi cũng trở nên mong manh, ngờ vực. Con người mang tâm thế hồ nghi,
đánh mất lí tưởng, loay hoay vô hướng, đang bị tha hóa với tốc độ đáng sợ,
cõi nhân sinh thiếu vắng tính người và tình người…" (Phùng Gia Thế - Tiểu
thuyết Nguyễn Việt Hà và thi pháp hậu hiện đại). Từ đó nhà văn gióng lên lời
cảnh báo về "cõi người rung chuông tận thế" nếu không thay đổi thực trạng
đáng sợ ấy.
Trên cơ sở tham khảo và tiếp thu ý kiến phê bình đánh giá của các nhà
nghiên cứu tiền bối làm cơ sở định hướng, so sánh với nhưng tác phẩm đồng
đại hoặc lịch đại về đô thị ở trong và ngoài nước, tôi tiếp tục tìm tòi khám phá
những góc nhìn khác về vấn đề đô thị Việt Nam trong tiểu thuyết của Nguyễn
Việt Hà.

4. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề cảm thức đô thị trong tiểu thuyết của
Nguyễn Việt Hà.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Ngoài ba tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà : Cơ
hội của Chúa (1999), Khải huyền muộn (2003) và Ba ngôi của người (2014);
chúng tôi có so sánh với một số tác phẩm của các nhà văn khác cùng đề tài để
làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài “Cảm thức đô thị trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt
Hà”, tôi đã sử dụng một số phương pháp chính như sau:



8

- Phương pháp cấu trúc hệ thống
- Phương pháp phân tích tác phẩm
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Hướng tiếp cận thi pháp học và tự sự học
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn được triển khai thành ba chương.
Cụ thể :

Chương 1: Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại
Chương 2: Sự xung đột các giá trị và không gian sống trong tiểu thuyết của
Nguyễn Việt Hà
Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật được thể hiện trong cảm thức đô thị hóa


9

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CẢM THỨC ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI
1.1. Khái lược về văn học đô thị trên thế giới

1.1.1. Giới thuyết khái niệm: đô thị và đô thị hóa
1.1.1.1. Đô thị
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và
hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Từ điển Bách khoa
Việt Nam, NXB Hà Nội, 1995).
Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống và
làm việc theo kiểu thành thị (Giáo trình quy hoạch đô thị, ĐH Kiến trúc, Hà Nội).
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ, chủ yếu là lao động phi nông
nghiệp, cơ sơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm
chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,
của một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện (Thông tư 31/TTLD, ngày
20/11/1990 của liên Bộ Xây dựng và Ban tổ chức cán bộ chính phủ).

Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao
động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở tích hợp, là trung tâm tổng hợp hay
chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,
của cả một miền đô thị, của một đô thị, một huyện hoặc một đô thị trong huyện.
1.1.1.2. Đô thị hóa
Đô thị hóa hiểu trên quan điểm một vùng là một quá trình hình thành, phát
triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
Đô thị hóa là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên con đường phát triển. Ở
Việt Nam, quá trình đô thị hóa diễn ra khá sớm, ngay từ thời trung đại với sự
hình thành một số đô thị phong kiến "Thứ nhất kinh kì, thứ nhì phố Hiến".
Song do nhiều nguyên nhân, quá trình đó diễn ra chậm chạp, mức độ cư dân



10

thành thị thấp. Ngay vào thuở cực thịnh của chế độ đó, các yếu tố thị dân vẫn
là một cái gì phát triển không bình thường. Những người thành thị được gọi
bằng cái tên không mấy cảm tình, dân kẻ chợ (và xách mé hơn mà cũng đúng
thực chất hơn, dân tứ chiếng).
Đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, cùng với công cuộc
khái thác thuộc địa của thực dân Pháp, đô thị Việt Nam xuất hiện một loạt các
tầng lớp mới như tư sản, tiểu tư sản, công nhân… với nhứ ý thức hệ và nhu
cầu thị hiếu mới. Làn gió Âu hóa với một loạt các thủ đoạn mị dân của chính
quyền thực dân nửa phong kiến đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo đô thị

và thu hút một lượng lớn người dân ở các vùng nông thôn gia nhập đô thị với
cuộc mưu sinh vật vã tạo nên nhiều mảng màu tối sáng cho bức tranh đô thị hóa.
Sau năm 1945, đặc biệt là giai đoạn 1954 - 1975, quá trình đô thị hóa ở
miền Nam diễn ra rõ rệt nhất. Do sự ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Âu Mĩ,
dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, đời sống đô thị ở miền Nam diễn
ra với nhiều sắc màu, trạng thái phong phú và phức tạp, lai căng và khủng
hoảng, nhố nhăng và thực dụng.
Từ thập kỉ cuối thế kỉ XX, với chủ trương mở cửa, đổi mới của Đảng và
Nhà nước, làn sóng đô thị hóa thực sự lan tỏa nhanh chóng, thổi luồng sinh
khí mới và tác động trực tiếp cả tích cực lẫn tiêu cực đến nông thôn và mọi
mặt của đời sống đô thị, con người Việt Nam.
Vì đô thị hóa ở Việt Nam là một quá trình tất yếu nên việc ngăn chặn các

luồng di dân từ nông thôn ra thành thị là không thực tế và không thể. Cuộc
sống phồn hoa đô hội có một ma lực đặc biệt, hấp dẫn và cuốn hút con người
hơn bao giờ hết. Biết bao người kể cả gốc gác đô thị hay mới nhập cư, đau
đáu ham muốn đổi đời khi đất nước ta bước vào thời kì mở cửa. Cho nên họ
nhanh chóng bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống với những bước thập thễnh,
hụt hẫng, thiếu định hướng. Cơ hội để họ có bước ngoặt lớn và thay đổi vận


11

mệnh không ít, nhưng nguy cơ đánh mất mình thì nhiều vô kể. Và các nhà
văn đã làm người thư kí trung thành của thời đại để ghi lại những được, mất

của quá trình chập chững làm "người phố" ấy.
1.1.2. Cảm thức đô thị
1.1.2.1. Cảm thức
Cảm thức là một thuật ngữ có nguồn gốc từ rất xa xưa, xuất hiện trong cả
văn hóa phương Tây và phương Đông. Trong thần thoại, sử thi Ấn Độ, cảm
thức là thuật ngữ để chỉ những rung cảm thẩm mĩ sâu sắc trước cái đẹp mang
màu sắc tôn giáo, là sự thức ngộ những chân lí tạo ra cảm xúc mãnh liệt và
đức tin tuyệt đối. Trong văn học Nhật Bản có cảm thức thẩm mĩ mono no
aware và cảm thức thẩm mỹ Okashi. Mono no aware là sự cảm động một
cách thành thực trước những gì đáng rung động, nó gần với đạo của Lão Tử,
tính thiện của Mạnh Tử, Phật tính của Thiền tông Ngoài ra, mono no aware
còn là niềm bi cảm, là cảm thức xao xuyến buồn khi nhìn thấy sự vô thường

của vạn vật. Okashi là cảm thức thích thú, khoái chí khi tiếp xúc với cái đẹp.
Nếu mono no aware đi tìm cái đẹp trong nỗi buồn vì sự tàn phai, vô thường
của vạn vật thì okashi lại đi tìm cái đẹp của sự tươi vui. Cặp cảm thức thẩm
mỹ này gợi liên tưởng đến hình ảnh của một cô gái đa sầu đa cảm và một
nàng tươi vui, yêu đời tràn đầy sức sống (Source of Japaneses tradition
earliest times to 1600 - Nguồn gốc của truyền thống Nhật Bản từ khởi thủy
đến 1600).
Ở Việt Nam, thuật ngữ "cảm thức" được sử dụng khá phổ biến trong
khoảng 10 năm trở lại đây. Nhiều bài viết, chuyên đề đã nhắc tới thuật ngữ
"cảm thức" như nói về một sự rung cảm sâu sắc mạnh mẽ trước một giá trị
cao đẹp, một dấu ấn đặc sắc, hay đơn giản chỉ là những dòng cảm xúc suy tư
mơ hồ vương vấn nào đó như: Cảm thức về Xuân của thiền sư - web site

CHÙA ĐÔNG HƯNG, hay Cảm thức ngày thống nhất - Thanh Thảo, Ông Đồ -


12

cảm thức về thời gian và nỗi niềm dâu bể -?, Cảm thức tính văn chương lạ
trong dòng Văn học phi lý - Trần Văn Nam..v.v.
1.1.2.2. Cảm thức đô thị
Cuộc sống đô thị vốn là một đề tài nóng, thu hút được nhiều các nhà văn
quan tâm. Sức hút của đô thị với con người tỉ lệ thuận với sức hút của đô thị
với ngòi bút nghệ sĩ. Giờ đây, trong thời kì mở cửa với vô số những biến động
phức tạp, đề tài đô thị như một thứ siêu nam châm lại càng hấp dẫn và mê

hoặc các nghệ sĩ ở mọi lứa tuổi. Chính điều đó đã đặt những tiền đề cực tốt để
có sự phát triển mạnh mẽ của văn chương về đô thị…
Cảm thức đô thị là một thuật ngữ để chỉ cảm xúc và nhận thức sâu sắc của
một cá nhân hoặc một nghệ sĩ trước những biến thiên của cuộc sống đô thị mà
họ trực tiếp tiếp xúc và trải nghiệm. Từ đó thể hiện những cắt nghĩa, lí giải,
thái độ của mình về đời sống đô thị trong tương quan giữa quá khứ, hiện tại
và tương lai.
Tuy nhiên, trong giới sáng tác, không phải ai cũng bén duyên với văn
chương về đô thị. Bởi bên cạnh những điều tai nghe mắt thấy, "đứng trong
lao khổ, mở hồn ra để đón lấy những vang động của đời"(Nam Cao), người
nghệ sĩ cần có một phông nền văn hóa nhất định để tin yêu, lắng nghe, trăn
trở, thổn thức, cảm nhận và đồng điệu trong quá trình "sống ở phố và viết về

phố", hơn hết là sự dũng cảm và sáng tạo nghiêm túc thì mới thực sự làm nên
những trang viết thực sự "mới" và có chiều sâu. Viết về đô thị mà giống như
đứng trên tòa nhà cao tầng nhìn thấy bao quát đô thị nhưng lại thấy "ngợp",
"hụt hơi", "choáng" thì không thể đủ bút lực, tầm nhìn, thổn thức mà viết cho
ra hồn vía văn chương đô thị. Tóm lại là phải có "chất", phải thực sự "ngấm",
thực sự trả giá cho cuộc sống đô thị và "dám" viết thì mới khiến cho những
trang viết về đô thị có hồn vía, trong thể phách có cả anh linh nữa. Nhà
nghiên cứu Mai Anh Tuấn khi bàn về văn học đô thị đã nhấn mạnh về điều


13


này: "Sự vắng mặt hoặc bị lép vế khá lâu của tầng lớp trung lưu đô thị và tư
sản nội địa trong xã hội miền Bắc từ sau 1945 khiến cho văn học giai đoạn
này ít đề cập đến đô thị. Phải từ Đổi mới, trong sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp, Phạm Thị Hoài thì đô thị mới tái xuất với tư cách là nơi chốn của các
yếu tố thị trường và nhân cách, đạo đức mới/khác có khả năng phá vỡ các giá
trị mặc định và đối kháng với nông thôn. Muộn hơn, trong sáng tác của
Nguyễn Việt Hà và gần đây là của các nhà văn trẻ, đô thị được nhìn ở khía
cạnh lịch sử, thế tục của nó, nơi cần đến thái độ chấp nhận hơn là chối từ, dù
về cơ bản, nó luôn khía vào nỗi cô đơn, lạc lõng, sự phân rã của con người.
Cảm thức đô thị đương đại, vì thế, đòi hỏi những nỗ lực làm mới bút pháp và
thể loại để vừa lòng độc giả ngày một sành sỏi." (Văn học đô thị Việt Nam
nhìn từ thể loại tiểu thuyết - ?- / 4-4-2015).

Là một người viết trẻ, Nguyễn Việt Hà ra mắt tác phẩm vào khoảng thời
gian "hậu đổi mới" của nước ta. Đó là giai đoạn rất nhiều giá trị của đời sống
đô thị bị đảo lộn trần trụi đến trơ trẽn. Trong văn học, hướng khai thác về đô
thị theo kiểu xuê xoa, rụt rè đã không còn gây hứng thú cho công chúng thời
mở cửa. Để không khỏi bị dễ dàng mờ nhạt, lãng quên, Nguyễn Việt Hà có
những cố gắng vượt thoát khỏi lối tư duy xuôi chiều, đột phá trong lối viết và
lối nghĩ. Ba cuốn tiểu thuyết của ông thai nghén và chào đời trong gần 20 năm
qua thực sự xứng đáng là một hiện tượng của văn học đô thị nước nhà. "Cố
gắng để khỏi bị chìm đi của Nguyễn Việt Hà là một cố gắng khác thường của
một cây bút có tài và thực sự bản lĩnh" - Nguyễn Huy Thiệp.
1.2. Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại
Văn học Việt Nam hiện đại đã và đang tiếp thu những tinh hoa trong văn

học đô thị của phương Tây, cố gắng bám sát mảng đề tài đô thị với góc nhìn,


14

khám phá sáng tạo mới.
Ở phương Tây, nhiều nhà văn lớn đã dành trọn cuộc đời mình chỉ để viết
về đô thị. Victor Hugo viết về Paris với hàng loạt các tác phẩm kinh điển như
Những người khốn khổ, Nhà thờ đức bà Pari… Hình ảnh thủ đô Pa ri thế kỉ
XIX của nước Pháp vừa nghẹt thở trong bầu không khí chuyên chế khắc
nghiệt, giáo lí nặng nề, vừa quằn quại trong những đau khổ trái ngang, vừa
nhem nhuốc bởi sự băng hoại đạo đức lối sống ăn sâu vào đến tận chân tường

của giáo đường, vừa rung chuyển bởi bão táp cách mạng với những cuộc
chiến hào hùng và khốc liệt. Nổi bật lên trên hết là lối sống cao thượng và
tình thương trọn vẹn. Tác giả đã đề cao và lí tưởng hóa tình yêu thương của
con người, thể hiện niềm tin vào tương lai.
Trong các tác phẩm trong bộ "Tấn trò đời" của Honore Đe Banzac như Vỡ
mộng, Miếng da lừa…. hiện thực xã hội đô thị Pháp trụy lạc phóng đãng và xa
hoa giàu có nhưng cũng vô tình bạc bẽo nửa đầu thế kỉ XIX hiện lên cực kì
chân thực và sinh động. Trong Miếng da lừa, nhân vật Raphaen đơ
Valangtanh lên Pari trọ học với thiện ý và hoài bão cao cả, sau khi nhận ra sự
lãnh đạm tàn nhẫn của mọi người với những việc làm có ý nghĩa cao đẹp của
anh, Raphaen khủng hoảng cô đơn. Anh lao vào ăn chơi trụy lạc, rồi phá sản,
rơi vào khủng hoảng tuyệt vọng. Tình cờ anh được một lão già buôn đồ cổ

cho một miếng da lừa trên đó có dòng chữ "Nếu mi có ta mi sẽ có hết thảy,
nhưng đời mi sẽ thuộc về ta. Trời đã định thế. Hãy ước đi, lời ước của mi sẽ
được toại, nhưng hãy chỉnh lời ước hẹn theo đời mi. Mỗi lần ước ta sẽ co nhỏ
lại như đời mi vậy. Muốn ta chăng? Cầm lấy Trời chuẩn y cho". Kể từ khi có
miếng da lừa, Raphaen dù cố kiềm chế ước muốn nhưng vẫn không thoát khỏi
tham vọng lạc thú và cuối cùng miếng da lừa co nhỏ lại, kết thúc cuộc đời
anh. Nhà văn đã nhấn mạnh một quy luật khắc nghiệt của tạo hóa mà con
người đô thị đương thời đã vi phạm: đời sống của con người đã được sắp xếp


15


trong phạm vi nhất định, biết sống theo quy luật thì được sống lâu. Kẻ nào
lòng đầy tham vọng muốn sống trụy lạc trác táng sẽ mau chóng tàn lụi.
Còn Alexan Durma nổi tiếng với việc miêu tả tình yêu quý tộc lãng mạn
và những xung đột ngầm trong tranh đoạt quền lực của các phe phái chính
giới phong kiến Pháp tại Ba người lính Ngự lâm. Thông qua cuộc gặp gỡ, đối
đầu của d'Artagnan và ba người lính ngự lâm Aramis, Porthos, Athos, với bên
kia là Hồng y giáo chủ Richelieu, Milady, quận công Buckingham… cuộc
sống đô thị ở Pari, hay ở nước Anh hiện lên với tất cả những cái cao thượng,
nghĩa hiệp của giới quý tộc song song với những giả dối, lừa lọc, tham lam,
thủ đoạn, âm mưn thâm độc. Vượt lên tất cả chính là tình yêu cao thượng, cái
thiện chiến thắng cái ác, đó vẫn là điểm khả thủ đáng trân trọng.
"Lời bộc bạch của một thị dân" là tác phẩm tiểu thuyết - tự truyện nổi tiếng

của nhà văn nổi tiếng người Hungary Marai Sandor. Trong những trang viết
của mình, nhà văn đã cho thấy: Là một thị dân, song phản ứng của ông trước
cái thực tại đô thị mà ông đang sống lại là phản ứng được “dẫn nguồn” từ hệ
giá trị đời sống của giai cấp quý tộc thuộc đế chế Áo - Hung vừa vỡ ra trước
đó. Một mặt vừa cố gắng duy trì và bảo vệ những chuẩn mực, những quy tắc
bảo thủ của lễ giáo quý tộc. Mặt khác lại không thể cưỡng lại những xu thế
của xã hội tư sản thị dân tự do, dân chủ và đổi mới, thực dụng.
Còn Orhan Pamuk, ở tiểu thuyết "Những màu khác" đã cho ta biết về một
thành phố đa sắc màu Istanbul - Thổ Nhĩ Kì, quê hương ông như là di sản của
những cuộc hỏa hoạn, những trận động đất và những tái thiết liên miên trong
lịch sử. Tính mạng con người trở nên mong manh, chấp chới và rẻ mạt hơn
bao giờ hết. Sống ở đó, con người luôn phải chịu đựng sự rình rập của những

cái chết bất ngờ, nhưng vì thế, họ cảm nhận rõ hơn diện mạo và ý nghĩa của
sự sống, cho dẫu nó bấp bênh đến thế nào. Đồng thời, nằm trung tâm trên con
đương giao thương phương Đông và phương Tây, cuộc sống đô thị của


16

Istanbul cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều sắc thái văn hóa, lối sống khác nhau,
hình thành nên một không gian đô thị đặc trưng mà các tác phẩm khác về đô
thị khác không thể có.
Trong văn học Việt Nam hiện đại, có nhiều nhà văn đã dành tâm huyết
trong quá trình tìm tòi, sáng tạo khi thể hiện về đô thị. Từ những góc nhìn

khác nhau, mỗi nghệ sĩ đã đem đến những cảm nhận và kiến giải khá góc
cạnh về con người và cuộc sống đô thị. Tuy nhiên không phải ở nhà văn nào,
tác phẩm nào, chất đô thị cũng được động chạm đến đúng chiều sâu vốn có
của nó. Nhiều lúc, nhiều chỗ vẫn bị non ép, bị đuối, vẫn còn nhiều hạt sạn
đáng tiếc. Có thể nói cảm thức đô thị trong mỗi tác phẩm bị quyết định bởi
nhiều yếu tố khác nhau, không dễ khắc phục. Càng ngày, các nhà nghiên cứu
càng khẳng định rõ về điều đó.
Trong một cuộc thảo luận, tác giả Đoàn Ánh Dương từng có ý kiến khá
chính xác về văn học đô thị: "Văn học về đô thị tức văn học lấy đô thị làm đề
tài, cái đô thị có trước, đô thị là một thực thể, và văn học thể hiện nó trong
sáng tác. Văn học của đô thị xác định tính chất đô thị của nó, làm cho nó
khác với văn học về nông thôn, miền núi chẳng hạn. Tính đô thị rất quan

trọng, làm nên phẩm chất của văn học đô thị". Theo đó, ta có thể hiểu văn
học đô thị là văn học viết về đô thị và có tính đô thị, ở đây cụ thể là nói về
tính hiện đại, dân chủ, dân sự trong đề tài và cách thức tiếp cận với đề tài ấy.
Bên cạnh đó, sự định vị nhà văn trong không gian đô thị cũng rất quan trọng,
nó quyết định đến góc nhìn và chất đô thị thực sự cuả tác phẩm. Tác giả Đoàn
Ánh Dương cho rằng "Định vị nhà văn trong không gian đô thị là cần thiết.
Nhà văn ở trong đô thị, và quan trọng hơn, có ý thức trở thành đô thị, mới tạo
nên văn học đô thị đích thực. Ở ngoài đô thị khó có được cảm quan đô thị,
trong khi thuộc về đô thị nhà văn vẫn có thể sáng tạo ở chủ đề khác". (Văn
học

đô


thị

Việt

Nam

nhìn

từ

thể


loại

tiểu

thuyết

-

?

-



17

Như vậy, việc
khai thác tính chất thế tục của đời sống đô thị hay khai thác cá nhân cá tính
đều giúp văn học đô thị phát triển đa dạng, cố nhiên khi nhà văn định vị bản
thân vào không gian xã hội và văn chương của thị thành.
Trong giai đoạn trước 1945 của văn học Việt Nam, một số nhà văn sống ở
đô thị cũng viết khá thành công về những góc cạnh muôn màu của đời sống
đô thị như Nguyên Hồng (Những ngày thơ ấu, Bỉ vỏ…), Tam Lang (Tôi kéo
xe), Nguyễn Công Hoan (Người ngựa ngựa người, Kép Tư Bền…), Nhất Linh

(Đoạn tuyệt, Bướm trắng), Khái Hưng (Nửa chừng xuân).v.v.. Khi đọc các tác
phẩm viết về đời sống đô thị nói trên, người đọc dễ dàng nhận thấy sự không
đồng đều về tính đô thị trong các tác phẩm. "Sống mòn" của Nam Cao lui về
một trường học ngoại ô với mấy anh giáo khổ. Tính đô thị của tiểu thuyết
Nam Cao không thể hiện ở sự kiện, mà ở tâm lý nhân vật.. Nhà văn có tính đô
thị nhất chính là Nhất Linh. Tiểu thuyết Nhất Linh chú trọng đến vấn đề giải
phóng cá nhân, đề cao cuộc sống cá nhân. Từ "Đoạn tuyệt", tiểu thuyết luận
đề xã hội, ủng hộ cá nhân, nhất là phụ nữ, rời bỏ sự áp bức gia đình đến
"Bướm trắng" đề cao quan niệm cá nhân chủ nghĩa, Nhất Linh đã chạm đến
tiểu thuyết hiện đại chủ nghĩa.
Tác phẩm xứng đáng được coi là đại diện xuất sắc nhất về văn học đô thị
là "Số đỏ" của nhà văn tài năng Vũ Trọng Phụng. Tất cả những gương mặt thị

dân của đô thị Việt Nam ở giai đoạn đầu của quá trình tư sản hóa cũng đã lần
đầu tiên hiện lên trên sân khấu văn chương một cách cực kỳ sinh động, góc
cạnh. Chúng là những chân dung thị dân gạo cội được găm vào lịch sử và ghi
lại lịch sử. Người ta quen ca ngợi "Số đỏ" như một tác phẩm văn học hiện
thực trứ danh, một hoạt kê tiểu thuyết xuất sắc đến từng trang, từng dòng. Nhà
văn đã xây dựng nên những chân dung điển hình trong những hoàn cảnh điển


18

hình như Xuân Tóc Đỏ, cụ Cố Hồng, bà Phó Đoan, ông Văn Minh, ông Phán
Mọc Sừng…. với tất cả những nét nhố nhăng, đểu giả, mạt lưu, đê tiện, tham

lam, háo danh, học đòi …. Cả một xã hội tư sản thành thị "chó đểu", các-navan, băng hoại về đạo đức lối sống, lạnh giá tình người. Khuôn mặt của đô thị
Hà Nội thời bấy giờ quay quắt, đảo điên trong trào lưu Âu hóa, Vui vẻ trẻ
trung… được nhà văn nhập hồn trong từng trang sách. Ngòi bút của Vũ Trọng
Phụng thật sự "lên đồng" khi tung hoành thỏa sức với đề tài này. Đó chính là
một đỉnh cao của văn chương về đô thị nói chung, về đô thị Hà Nội nói riêng
một thời mà hậu thế phải ngưỡng mộ.
Giai đoạn 1945 - 1975, do những chế định mang tính tất yếu của lịch sử xã
hội, nền văn học miền Bắc Việt Nam mang đậm đặc tính chất của một nền
văn học tập trung tối đa cho nhiệm vụ chiến đấu và sản xuất. Những vấn đề
của đô thị và hình ảnh nhân vật thị dân trở nên nhạt đi, thậm chí mất hẳn. Đặc
biệt là do sáng tác trong thời kì chịu ảnh hưởng nặng của chiến tranh vệ quốc
rồi quan liêu bao cấp cho nên vẫn chỉ xoay quanh yêu - căm - chiến - lạc hay

xây dựng chủ nghĩa xã hội…, nên tư tưởng và hình tượng tác phẩm xuôi
chiều, đơn điệu, mang tính cổ vũ minh họa cho lí tưởng đạo đức hơn là phát
triển đúng quy luật khách quan. Đặc biệt là hình tượng nhân vật đô thị và
không gian đô thị ở tầng đáy càng ít thấy xuất hiện. Đô thị thường không
được quan sát, nhận thức và mô tả trong tính toàn vẹn của nó, mà nó bị chia
cắt thành những không gian khá nhỏ hẹp: trường học, cơ quan, công ty, khu
phố, thậm chí chỉ là một gia đình. Trong những không gian ấy, các nhân vật
văn học hiện lên với rất đậm tính chất chức năng: thủ trưởng, nhân viên,
người công chức, ông thầy giáo, bà tổ trưởng dân phố, chị tiểu thương, v.v…
nhưng lại rất thiếu riêng tính thị dân. Nói cách khác, rất mờ nhạt, rât phô
những tính chất đặc trưng của người thị dân, nhất là thị dân ở "tầng đáy".



19

Giai đoạn từ 1986 trở đi, kinh tế mở cửa, con người đô thị thích ứng và phát
huy thế mạnh của mình, nhanh chóng vươn lên trong xu thế hội nhập. Cơ chế
mở tạo đà cho văn hóa nghệ thuật lột xác mạnh mẽ để đáp ứng được nhu cầu
và thị hiếu nghệ thuật của cái tôi thị dân đang khát khao cái mới. Điều đó vừa
là cơ hội, vừa là động lực, yêu cầu đối với giới sáng tác. Trong văn học,
nhiều nhà văn đã quan tâm và viết rất sắc sảo về đô thị. Ma Văn Kháng với
Mùa lá rụng trong vườn đậm đặc chất Hà Nội, viết về một gia đình trí thức
khả kính ở Hà Nội đang dần rạn nứt trước những biến chuyển của thời cuộc,
và viết với sự am hiểu thấu đáo của người trong cuộc. Trong tác phẩm, nhà

văn đã cảnh báo về những bi kịch về gia đình và xã hội trước nguy cơ sụp đổ
của những giá trị đạo đức truyền thống trong sự tác động trái chiều của nền
kinh tế hàng hóa. Điều đáng nói chính là thông điệp mà nhà văn đưa ra, một
thông điệp luôn đúng đắn và toàn diện trong mọi hoàn cảnh: chính lòng bao
dung và tình yêu thương sẽ cứu rỗi mọi thứ lỗi lầm, mọi tính toán nhỏ nhen,
mọi ích kỉ vụ lợi cá nhân, mọi dày vò ám ảnh về vật chất và tinh thần. Hơn
thế ông đặt ra đòi hỏi: mỗi gia đình cũng cần đổi mới để phù hợp với xã hội
để con người dễ dàng hòa nhập và thích nghi hơn với cuộc sống mới, môi
trường mới.
Còn Hồ Anh Thái (với tập truyện ngắn Tự sự 365 ngày, các tiểu thuyết
Mười lẻ một đêm, SBC là săn bắt chuột v.v…) viết về đô thị gây được ấn
tượng trong văn xuôi đương đại - theo cái nghĩa đô thị đúng là đô thị, với

những vấn đề thực sự của đô thị, với tâm thế sống đô thị và với những chân
dung người thị dân sắc nét.v.vv.. Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết Cõi người rung
chuông tận thế, mở đầu bằng một cái chết kỳ lạ ở một bờ biển đẹp. Tiếp đó là
dồn dập những sự kiện hấp dẫn nghẹt thở như truyện trinh thám hình sự.
Nhưng nó xuất sắc và có sức sống trong lòng bạn đọc, trong đánh giá của giới
chuyên môn ở tầm vóc xã hội của vấn đề: cái xấu, và cái ác sẽ bị trả giá thế


20

nào. Mạch truyện liền tù tì những cái chết, sự trả thù, nhưng xen vào đó là
ngôn ngữ người Việt hôm nay. Không lôi thôi lòng thòng. Chi tiết cô đặc và

đắt. Nó ám ảnh ở dòng mở đầu như một thực tế phũ phàng và lắng đọng bởi
tiếng thở dài nhẹ nhàng khi cô gái được giải khỏi lời nguyền oan nghiệt, trở
lại là người bình thường được sống như người chung quanh cô khi kết sách.
Vẫn là cách nghĩ của người Việt "Qua lửa qua máu qua nước… à cõi bình
yên”. Điều đáng nói là tác giả chọn cách đứng trên cỗ xe của cái ác: gần gũi,
tòng phạm, hóa thân của cái ác nên đã chỉ rõ nguyên nhân sâu xa hình thành
cái ác. Đồng thời nhà văn rung lên hồi chuông cảnh báo khiến người ta giật
mình về sự nuông chiều thái quá của phụ huynh và sự quản lí sai lệch của
không ít lò đào tạo con người, sự ngưng trệ của tư duy…., phải chăng đó là
mảnh đất tốt cho lối sống buông thả ích kỉ, thực dụng; thả nổi cho lối sống
thác loạn vô hồn, không hoài bão lí tưởng… Đây cũng là điều mà bạn đọc
đương đại đòi hỏi nhà văn phải lên tiếng.

Tác giả Bảo Ninh với Khắc dấu mạn thuyền hay Hà Nội lúc không giờ,
viết về Hà Nội đẹp và đầy chất thơ, một cái đẹp vượt lên trên những mất mát
hi sinh trong chiến tranh. Các nhân vật Trung, Giang, Vinh, Tấn… trải qua
những năm tháng chiến tranh với bao kí ức vui buồn, khi trở về với Hà Nội
vẫn mang một tâm thế lãng mạn, hào hoa và đầy cảm xúc vị tha: "Trong bóng
tối, gương mặt Giang lại trẻ như hồi nào… Và tôi cũng thế. Bởi vì thời gian
càng nhích sâu vào trời khuya để đến với ngày mai thì chúng tôi càng về gần
hơn với Hà Nội những đêm xưa, với Hà Nội trong vắt lúc không giờ. Về gần
hơn với bạn bè một lứa bên trời, về gần hơn với tình yêu ban đầu, về gần hơn
với tuổi thơ non dại. Sinh ra, lớn lên, rồi làm lụng, rồi chiến đấu và hy sinh
cho thành phố này, thế hệ chúng tôi được hưởng phép mầu của nó, trở thành
một thế hệ mãi mãi tuổi thanh xuân của một thành phố trẻ trung vĩnh

hằng".(Hà Nội lúc không giờ).


21

Cuộc sống đô thị vừa là biểu tượng của cái hiện đại, của văn minh công
nghiệp, đầy cám dỗ vừa ẩn chứa những đe dọa, với sự tha hóa nhân tính và
nỗi mặc cảm… Nhiều tác giả văn xuôi, đặc biệt là các cây bút trẻ hiện nay có
xu hướng tìm đến những không gian đô thị khác lạ, mới mẻ, không gian hải
ngoại, đó cũng là ý thức kiến tạo không gian đô thị của người viết. Nhà
nghiên cứu Đỗ Hải Ninh đã từng nhận xét về sự phát triển mạnh của văn học
đô thị hiện nay như sau "Trong văn học đương đại đã có những tác giả thành

công khi viết về đô thị, thể hiện được nét đặc sắc cuộc sống và con người đô
thị như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Danh Lam,
Trần Nhã Thụy… Sáng tác của họ đã chạm đến nơi sâu khuất của con người
và đời sống đô thị: nỗi cô đơn, sự trống rỗng, cuộc sống đơn điệu, thiếu vắng.
Văn học viết về đô thị đương đại đã rất thành công khi kiến tạo nên kiểu nhân
vật trí thức, nhưng tôi vẫn mong các nhà văn viết về đô thị hãy nhìn xuống
“dưới đáy” để có nhiều tác phẩm thể hiện được đời sống đô thị đa diện, đa
chiều hơn nữa". (Văn học đô thị Việt Nam nhìn từ thể loại tiểu thuyết - ? / 4-4-2015).

1.3. Cảm thức đô thị trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà
Nguyễn Việt Hà (là bút danh theo tên của vợ, tên thật là Trần Quốc
Cường) sinh ngày 12 tháng 7 năm 1962 tại Hà Nội. Xuất thân là một tiểu thị

dân, với tuổi thơ đàn đúm lang thang hè phố, Nguyễn Việt Hà hấp thụ đầy đặn
và trọn vẹn những hỗn tạp âm thanh, những nhầu nát bụi bặm của đô thị; từ
những cảnh đời vỉa hè, lòng đường lam lũ đến những bản thánh ca trong veo
ngân nga trong giáo đường phố Nhà Chung; từ những trò chơi nghịch dại xốc
nổi hoặc ma mãnh, cho đến những buổi sinh nhật giả che dấu nhảy đầm thật
bị công an bắt chạy tháo thân; từ những buổi xem phim leo tường trốn vé hay
những tò mò yêu đương tập tọng vụng về; từ những kỉ niệm học trò quậy phá


×