BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
PHAN THỊ HẰNG
MÃ SINH VIÊN : 1101169
GHI NHẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC THÔNG QUA
THỬ NGHIỆM HOẠT ĐỘNG ĐIỀU SOÁT
(MEDICATION RECONCILIATION)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2016
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
PHAN THỊ HẰNG
Mã sinh viên : 1101169
GHI NHẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC THÔNG QUA
THỬ NGHIỆM HOẠT ĐỘNG ĐIỀU SOÁT
(MEDICATION RECONCILIATION)
Người hướng dẫn
1. TS. Hoàng Thị Minh Hiền
2. ThS. Trịnh Trung Hiếu
Nơi thực hiện
1. Bệnh viện Hữu Nghị
2. Bộ môn Dược lâm sàng
HÀ NỘI, NĂM 2016
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn
đến TS. Hoàng Thị Minh Hiền trưởng khoa Dược bệnh viện Hữu Nghị và ThS.
Trịnh Trung Hiếu giảng viên bộ môn Dược lâm sàng là những người thầy trực tiếp
hướng dẫn và chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Thảo, giảng viên bộ môn Dược
lâm sàng vì sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của cô như một người hướng dẫn trong
suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới DS. Phạm Thị Diệu Huyền, ThS. Nguyễn Thị
Thu Hương, dược sĩ bệnh viện Hữu Nghị và DS. Phạm Thu Hà, dược sĩ bệnh viện
Nhi Trung ương vì những ý kiến đóng góp hết sức quý báu và sự động viên, giúp đỡ
nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại
học Dược Hà Nội vì sự dạy dỗ và những góp ý, giải đáp kịp thời của thầy cô đã
giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể Khoa Dược, đặc biệt là phòng cấp
phát thuốc ngoại trú bệnh viện Hữu Nghị đã nhiệt tình giúp đỡ và góp phần rất lớn
cùng tôi thực hiện đề tài.
Nhân dịp này tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy
cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội vì những kiến thức và kỹ năng mà thầy cô đã
dạy trong suốt năm năm đại học đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều.
Và cuối cùng, một cách sâu sắc nhất, xin cảm ơn gia đình, bố mẹ, bạn bè, đặc
biệt là những người bạn cùng phòng và em trai tôi đã luôn ở bên cạnh tôi, động viên
tôi trong những thời điểm khó khăn nhất.
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Phan Thị Hằng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN....................................................................................... 3
1.1. Khái niệm, đối tượng, mục đích, lợi ích của hoạt động điều soát thuốc ............. 3
1.1.1. Khái niệm điều soát thuốc (medication reconciliation) .............................3
1.1.2. Thời điểm và đối tượng bệnh nhân cần tiến hành điều soát thuốc.............4
1.1.3. Mục đích của hoạt động điều soát thuốc ....................................................4
1.1.4. Lợi ích thu được từ hoạt động điều soát thuốc...........................................5
1.2. Quy trình điều soát thuốc ..................................................................................... 7
1.2.1. Các bước tiến hành hoạt động điều soát thuốc...........................................7
1.2.2. Điều soát thuốc trên bệnh nhân nội trú ......................................................8
1.2.3. Điều soát thuốc trên bệnh nhân ngoại trú ................................................10
1.3. Vai trò của các thành phần tham gia vào hoạt động điều soát thuốc ................. 11
1.3.1. Vai trò của dược sĩ lâm sàng ....................................................................11
1.3.2. Vai trò của các nhân viên y tế khác..........................................................11
1.3.3. Vai trò của bệnh nhân ..............................................................................12
1.4. Các rào cản trong hoạt động điều soát thuốc và cách khắc phục ...................... 12
1.5. Một số nghiên cứu trên thế giới về hoạt động điều soát thuốc trên đối tượng
bệnh nhân ngoại trú ........................................................................................... 13
1.6. Đặc điểm của bệnh viện Hữu Nghị.................................................................... 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 19
2.1. Điều soát giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất của
bác sĩ 19
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................19
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................19
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................19
2.1.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................19
2.2. Điều soát giữa đơn thuốc mới và đơn thuốc cũ gần nhất .................................. 20
2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................20
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................20
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................20
2.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................20
2.3. Các nguồn thông tin được sử dụng trong nghiên cứu........................................ 20
2.3.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................20
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................20
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................21
2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................21
2.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu ......................................................................... 21
2.4.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ......................................................................21
2.4.2. Mô tả quy trình nghiên cứu ......................................................................22
2.5. Phương pháp xử lí số liệu .................................................................................. 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 26
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu ................... 26
3.2. Sự khác biệt giữa tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất ......... 27
3.2.1. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân và số lượt bệnh nhân theo từng
loại khác biệt ..................................................................................................27
3.2.2. Số lượng sự khác biệt theo phân loại và theo nhóm thuốc ......................28
3.3.3. Lí do của những sự khác biệt ......................................................................30
3.3. Điều soát giữa đơn cũ và đơn mới ..................................................................... 32
3.3.1. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân và số lượng sự khác biệt theo
phân loại .........................................................................................................32
3.3.2. Sự khác biệt có thể giải thích ...................................................................33
3.3.3. Sự khác biệt chưa giải thích được ...........................................................36
3.4. Các nguồn thông tin sử dụng trong nghiên cứu. ................................................ 37
3.4.1. Phỏng vấn bệnh nhân ...............................................................................38
3.4.2. Bệnh án điện tử ngoại trú .........................................................................38
3.4.3. Sổ khám bệnh ngoại trú............................................................................39
3.4.4. Đơn cũ ......................................................................................................39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 40
4.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ......................................................................... 40
4.1.1. Điều soát giữa tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất của
bác sĩ...............................................................................................................40
4.1.2. Điều soát giữa đơn cũ và đơn mới. ..........................................................44
4.1.3. Các nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động điều soát. ...........................45
4.2. Ưu và nhược điểm của nghiên cứu .................................................................... 47
4.2.1. Ưu điểm của nghiên cứu ..........................................................................47
4.2.2. Hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASHP
Hiệp hội dược sĩ Mỹ (American Society of Health System Pharmacist)
BHYT
Bảo hiểm y tế
BPMH
Tiền sử dùng thuốc có thể khai thác được một cách đầy đủ nhất (Best
Possible Medication History)
ĐTĐ 2
Đái tháo đường typ 2
IHI
Viện chăm sóc và cải thiện sức khỏe (The Institute for Healthcare
Improvement)
IOM
Viện Y học Mỹ (The Institute of Medicine)
NC
Nghiên cứu
NICE
Trung tâm quốc gia về chăm sóc sức khỏe (National Institute for
Health and Care Excellence )
RLLPM
Rối loạn lipid máu
SKB
Sự khác biệt
TBBS
Thông báo bác sĩ
TCLC
Tiêu chuẩn lựa chọn
TCLT
Tiêu chuẩn loại trừ
THA
Tăng huyết áp
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về hoạt động điều soát thuốc trên đối
tượng bệnh nhân ngoại trú ........................................................................................14
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu ..........26
Bảng 3.2. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân ...............................................27
Bảng 3.3. Số lượng bệnh nhân theo từng loại khác biệt ...........................................28
Bảng 3.4. Số lượng sự khác biệt theo phân loại ........................................................29
Bảng 3.5. Số lượng sự khác biệt theo nhóm thuốc ...................................................29
Bảng 3.6. Các lí do bệnh nhân sử dụng khác với chỉ định trong đơn của bác sĩ ......30
Bảng 3.7. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân ...............................................32
Bảng 3.8. Sự khác biệt giữa đơn cũ và đơn mới .......................................................33
Bảng 3.9. Sự khác biệt có thể giải thích....................................................................33
Bảng 3.10. Lí do cho những sự khác biệt có thể giải thích .......................................34
Bảng 3.11. Các thuốc có liên quan đến sự khác biệt có thể giải thích ......................35
Bảng 3.12. Sự khác biệt chưa thể giải thích ..............................................................37
Bảng 3.13. Các nguồn thông tin sử dụng trong nghiên cứu......................................37
Bảng 3.14. Số lượng bệnh nhân có thông tin về một số thông số hóa sinh máu ......38
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
An toàn trong sử dụng thuốc là một trong những nội dung đang được sự quan
tâm lớn của các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới. Viện Y học Mỹ (The
Institute of Medicine – IOM) đã đưa ra một báo cáo rằng mỗi năm trên thế giới có
khoảng 1,5 triệu biến cố gây hại có thể phòng tránh được xảy ra. Trong đó một
lượng lớn các sai sót có ý nghĩa xảy ra trong quá trình bệnh nhân chuyển đổi việc
điều trị như bệnh nhân vào viện, chuyển viện, chuyển khoa phòng điều trị, bệnh
nhân ra viện, thay đổi nơi điều trị hoặc bác sĩ điều trị [31].
Hoạt động điều soát thuốc (medication reconciliation) có thể làm giảm đáng
kể các sai sót do thuốc. Đây là quá trình thu thập, xác nhận thông tin về những
thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng và so sánh nó với chỉ định của bác sĩ khi bệnh
nhân đến khám, nhập viện, chuyển viện hay xuất viện. Từ đó tìm ra những sự khác
biệt (discrepancy), đưa ra lý do của những sự khác biệt này đồng thời giải quyết
những sự khác biệt chưa hợp lý nhằm mục đích đảm bảo và duy trì tính liên tục
trong việc chăm sóc bệnh nhân [8].
Trên thế giới hoạt động điều soát thuốc đã được tiến hành ở nhiều nước. Một
số nước còn coi đây là vấn đề thuộc chính sách thuốc quốc gia như Anh, Mỹ,
Australia, Canada. Đối với nhân viên y tế ở các quốc gia này, điều soát thuốc là một
phần trách nhiệm và công việc của họ, là một hoạt động thường xuyên, liên tục và
có ý nghĩa nhằm mục đích đảm bảo an toàn trong chăm sóc bệnh nhân bất cứ khi
nào bệnh nhân có sự chuyển đổi trong việc điều trị.
Tại Việt Nam hiện nay hoạt động điều soát thuốc còn là một khái niệm khá
mới mẻ và chưa được bệnh viện nào triển khai. Tuy nhiên, ở một số bệnh viện như
bệnh viện Hữu Nghị, khi mà vấn đề an toàn trong sử dụng thuốc trên bệnh nhân
đang được bệnh viện đặc biệt quan tâm và với những lợi ích mà hoạt động điều soát
thuốc mang lại thì việc triển khai hoạt động này là rất có ý nghĩa.
Tại bệnh viện Hữu Nghị, đối tượng bệnh nhân chủ yếu là cán bộ nhà nước đã
nghỉ hưu, do đó mô hình bệnh tật chủ yếu là các bệnh mạn tính như tăng huyết áp
(THA), đái tháo đường (ĐTĐ), rối loạn lipid máu (RLLPM). Đặc biệt trong những
2
năm gần đây, số lượng bệnh nhân ngoại trú đến bệnh viện để thăm khám vì các
bệnh lý này đang ngày càng gia tăng. Đây là những đối tượng bệnh nhân phải dùng
thuốc thường xuyên, chế độ dùng thuốc tại nhà thường phức tạp và không được sự
giám sát của nhân viên y tế nên các vấn đề trong việc sử dụng thuốc của bệnh nhân
và việc kê đơn của bác sĩ là hoàn toàn có thể xảy ra.
Với những lí do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục đích bước
đầu thử nghiệm hoạt động điều soát thuốc trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện
Hữu Nghị. Là một nghiên cứu bước đầu, chúng tôi chọn thực hiện trên nhóm đối
tượng bệnh nhân mắc một trong các bệnh lý THA, ĐTĐ và RLLPM. Đề tài “ Ghi
nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc thông qua thử nghiệm hoạt động điều
soát (Medication Reconciliation)” được thực hiện với 3 mục tiêu chính sau:
1. Phát hiện những sự khác biệt giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân và
đơn cũ gần nhất của bác sĩ thông qua hoạt động điều soát thuốc.
2. Phát hiện những sự khác biệt giữa đơn thuốc mới và đơn thuốc cũ gần nhất
của bác sĩ thông qua hoạt động điều soát thuốc.
3. Mô tả những thuận lợi và khó khăn của hoạt động thu thập thông tin từ các
nguồn thông tin trong nghiên cứu khi tiến hành thử nghiệm hoạt động điều soát
thuốc.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm, đối tượng, mục đích, lợi ích của hoạt động điều soát thuốc
1.1.1. Khái niệm điều soát thuốc (medication reconciliation)
Khái niệm điều soát thuốc được xuất hiện lần đầu tiên và trở thành một mục
tiêu quốc gia về an toàn người bệnh tại Mỹ (National Patient Safety Goal - NPSG)
do tổ chức Joint Commission, một tổ chức uy tín với hơn 20.000 chương trình chăm
sóc sức khỏe kể từ khi thành lập khởi xướng vào năm 2005 [5]. Kể từ khi xuất hiện,
điều soát thuốc là một chủ đề thường hay được nhắc đến trong hoạt động chăm sóc
dược ở các nước phát triển. Do vậy có rất nhiều tổ chức trên thế giới đưa ra định
nghĩa cho hoạt động này.
Năm 2005, Viện chăm sóc và cải thiện sức khỏe (The Institute for Healthcare
Improvement - IHI) đưa ra định nghĩa: “Điều soát thuốc là một quá trình nhằm thu
thập thông tin về những thuốc mà bệnh nhân đang dùng một cách đầy đủ nhất bao
gồm tên thuốc, liều dùng, tần suất dùng và đường dùng. Sau đó so sánh chúng với
đơn thuốc hiện tại mà bệnh nhân được chỉ định để phát hiện ra những sự khác biệt,
dẫn chứng cho những thay đổi trong việc dùng thuốc của bệnh nhân. Cuối cùng là
đưa ra những chỉ định hợp lý nhất để thực hiện trên bệnh nhân” [18].
Năm 2007, Hiệp hội Dược sĩ Mỹ (American Society of Health System
Pharmacists - ASHP) cũng đưa ra một định nghĩa: “Điều soát thuốc là sự đánh giá
toàn diện về chế độ dùng thuốc của bệnh nhân bất cứ khi nào có sự thay đổi trong
liệu trình điều trị nhằm tránh các sai sót liên quan đến thuốc như quên thuốc, lặp
thuốc, sai liều, tương tác thuốc cũng như vấn đề tuân thủ và dung nạp của bệnh
nhân. Quá trình này bao gồm việc so sánh chế độ dùng thuốc hiện tại và trước đó
của bệnh nhân và diễn ra mỗi khi có sự thay đổi trong liệu trình điều trị khi mà một
thuốc mới được chỉ định, một chỉ định hiện có được điều chỉnh hoặc nếu bệnh nhân
tự dùng thêm những thuốc không kê đơn” [4].
Năm 2011, với mục tiêu duy trì và trao đổi thông tin hiệu quả về thuốc với
bệnh nhân của tổ chức Joint Commission, điều soát thuốc được định nghĩa là hoạt
4
động bao gồm việc liệt kê một cách chi tiết, đúng và đầy đủ về những thuốc bệnh
nhân đang dùng và chính xác là họ dùng chúng như thế nào, đồng thời đảm bảo sự
phù hợp giữa các thuốc mà bệnh nhân đang dùng và những thuốc mà bệnh nhân
được chỉ định [7].
Như vậy, qua các năm định nghĩa điều soát thuốc không có nhiều thay đổi.
Một cách tổng quát, điều soát thuốc có thể được hiểu như trong một định nghĩa
được đưa ra bởi WHO trong dự án “The High 5s” (2007) về năm mục tiêu an toàn
trong chăm sóc bệnh nhân: “Điều soát thuốc là một quy trình khi mà các nhân viên
y tế kết hợp cùng với bệnh nhân để đảm bảo sự chuyển giao thông tin về thuốc
chính xác và đầy đủ mỗi khi có sự chuyển đổi trong việc chăm sóc bệnh nhân” [27].
Hiện chưa có thuật ngữ tiếng Việt chính thức cho khái niệm “Medication
Reconciliation” nên nhóm nghiên cứu tạm đề xuất thuật ngữ “Điều soát thuốc” sử
dụng trong khóa luận này.
1.1.2. Thời điểm và đối tượng bệnh nhân cần tiến hành điều soát thuốc
Theo hướng dẫn của Hiệp hội dược sĩ Mỹ (ASHP), điều soát thuốc nên được
tiến hành bất cứ khi nào bệnh nhân có sự chuyển đổi trong việc điều trị, bệnh nhân
thay đổi về nơi điều trị hoặc thay đổi giữa các lần điều trị, đồng thời khi có những
chỉ định mới được thực hiện trên bệnh nhân [5].
Những đối tượng bệnh nhân cần tiến hành điều soát thuốc là: bệnh nhân nhập
viện từ khoa cấp cứu hoặc nhập viện thông thường, bệnh nhân được chuyển đến từ
một bệnh viện khác hoặc một khoa điều trị khác, bệnh nhân ra viện trở về với chăm
sóc sức khỏe ban đầu (trạm y tế, tại nhà) và đối tượng bệnh nhân ngoại trú [28].
Đây là những đối tượng mà tiền sử dùng thuốc trước đó của họ thường có những sự
khác biệt so với chỉ định của bác sĩ. Điều soát thuốc càng cần đặc biệt chú ý trên
những bệnh nhân có chế độ dùng thuốc tại nhà phức tạp và liệu trình điều trị kéo dài
như bệnh nhân ngoại trú cao tuổi, bệnh nhân mắc nhiều bệnh mạn tính.
1.1.3. Mục đích của hoạt động điều soát thuốc
5
Từ mục tiêu đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc trên bệnh nhân, hoạt động
điều soát thuốc được tiến hành với các mục đích: đảm bảo dùng thuốc đúng bệnh
nhân, đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian từ đó làm giảm nguy cơ sai sót do thuốc
xảy ra khi chăm sóc bệnh nhân được chuyển đến từ một đơn vị chăm sóc khác.
Ngoài ra, điều soát thuốc cung cấp dịch vụ chăm sóc quản lí thuốc (medicines
management care) cho mỗi bệnh nhân, giảm sự chồng chéo trong liệu trình dùng
thuốc của bệnh nhân, làm tăng hiệu quả điều trị trên bệnh nhân và giúp tận dụng tốt
nhất kỹ năng và thời gian của nhân viên y tế [18].
Năm 2012, ASHP đã đưa ra một hướng dẫn mới trong đó đề cập đến mối quan
hệ của hoạt động điều soát thuốc trong tổng thể các hoạt động nhằm quản lí liệu
trình điều trị bằng thuốc trên bệnh nhân (medication therapy management). Theo đó
điều soát thuốc là một bước quan trọng nằm trong một chuỗi các hoạt động đa
ngành được thực hiện nhằm giảm thiểu các sai sót liên quan đến thuốc, đảm bảo
việc sử dụng thuốc an toàn trên bệnh nhân và khuyến khích các nhân viên y tế thuộc
các lĩnh vực khác nhau cũng như các hệ thống chăm sóc sức khỏe khác nhau cùng
tham gia vào việc duy trì tính liên tục trong việc chăm sóc bệnh nhân [25].
1.1.4. Lợi ích thu được từ hoạt động điều soát thuốc
1.1.4.1. Lợi ích đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe
Hoạt động điều soát thuốc ra đời giúp làm giảm nguy cơ sai sót thuốc và tác
dụng phụ của thuốc. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng của Schnipper và
cộng sự tại Mỹ năm 2009, tiến hành trên đối tượng bệnh nhân nhập viện cho thấy
hoạt động điều soát thuốc làm giảm số lượng các phản ứng bất lợi của thuốc trên
một bệnh nhân từ 1,44 ở nhóm chứng xuống 1,05 ở nhóm được cung cấp hoạt động
điều soát thuốc (ARR=0,87, CI 95% = 0,52 - 0,99) [24].
Bên cạnh đó, điều soát thuốc giúp cải thiện sự trao đổi thông tin giữa các nhân
viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, làm giảm sự lãng phí như lãng phí thời
gian, nguồn lực, chi phí của thuốc hay sự trùng lặp thuốc không cần thiết. Ngoài ra,
6
hoạt động điều soát thuốc cũng giúp chuẩn hóa việc chăm sóc bệnh nhân trong
trường hợp bệnh nhân có sự chuyển đổi trong liệu trình điều trị [19].
Điều soát thuốc, nếu được thực hiện một cách hợp lí sẽ giúp đạt được hiệu quả
điều trị nhanh hơn và làm giảm tỉ lệ tái nhập viện. Một nghiên cứu của Karnon
(2009) về chi phí - hiệu quả của hoạt động điều soát thuốc cho thấy hoạt động điều
soát với sự tham gia của dược sĩ tốn chi phí trung bình là 2987£ (1565£ - 5229£)
/1000 đơn. Cũng nghiên cứu này chỉ ra rằng hiệu quả thu được tính theo số điểm
QALY bị mất đi do tác dụng phụ của thuốc trung bình là 0,8 QALYs (0,2 - 2,2)
/1000 đơn và hiệu quả thu được vượt trội hơn so với chi phí bỏ ra [11].
1.1.4.2. Lợi ích đối với bệnh nhân
Bệnh nhân được dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng dạng bào chế, đúng thời
gian, do đó làm giảm các nguy cơ sai sót do thuốc, làm tăng sự tin tưởng của bệnh
nhân với nhân viên y tế và hệ thống chăm sóc y tế, làm giảm sự chậm trễ trong việc
tiếp nhận thông tin thuốc của bệnh nhân. Thông qua việc trao đổi với nhân viên y tế
về việc sử dụng thuốc của bản thân, bệnh nhân sẽ có nhiều hiểu biết hơn về các
thuốc mà mình đang dùng, tăng khả năng tự chăm sóc bản thân. Ngoài ra, bằng việc
làm giảm các sai sót do thuốc, hoạt động điều soát thuốc làm giảm khả năng tái
nhập viện, giảm số ngày nằm viện do việc điều trị đúng thuốc được bắt đầu sớm
[19]. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng của Kilcup và cộng sự tiến hành
năm 2009 tại một bệnh viện ở Washington của Mỹ cho thấy hoạt động điều soát của
dược sĩ làm giảm có ý nghĩa tỉ lệ tái nhập viện sau 7 và 14 ngày. Tỉ lệ tái nhập viện
sau 7 ngày giảm từ 4,0% ở nhóm chứng là nhóm nhận được dịch vụ chăm sóc thông
thường xuống 0,8% ở nhóm can thiệp là nhóm nhận được dịch vụ điều soát thuốc
(p=0,01). Tỉ lệ tái nhập viện sau 14 ngày giảm từ 9,0% ở nhóm chứng xuống còn
5,0% ở nhóm can thiệp (p=0,04) [13].
7
1.1.4.3. Lợi ích đối với người kê đơn
Điều soát thuốc cung cấp những thông tin cần thiết, đầy đủ, cập nhật, đáng tin
cậy về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, từ đó giúp bác sĩ tự tin hơn trong việc kê
đơn, giúp cho quá trình kê đơn hợp lí và thời gian điều trị nhanh hơn [19].
Một nghiên cứu của Pherson và cộng sự được công bố vào năm 2014 về hoạt
động điều soát thuốc của dược sĩ trên 50 bệnh nhân ra viện từ một trung tâm chăm
sóc sức khỏe cho thấy trung bình có hai sự khác biệt trên một bệnh nhân được tìm
thấy và giải quyết bởi người kê đơn [20].
1.1.4.4. Lợi ích đối với dược sĩ
Với vai trò là các chuyên gia về thuốc, hoạt động điều soát thuốc mang lại cho
dược sĩ các kiến thức, kỹ năng trong việc thu thập thông tin trên bệnh nhân, tăng
cường khả năng giao tiếp giữa họ với bệnh nhân và với các nhân viên y tế khác.
Qua việc đảm bảo tính liên tục trong chăm sóc bệnh nhân, điều soát thuốc cũng giúp
nâng cao vai trò của dược sĩ trong thực hành chăm sóc dược và đảm bảo an toàn
trong sử dụng thuốc đối với bệnh nhân [19].
1.2. Quy trình điều soát thuốc
1.2.1. Các bước tiến hành hoạt động điều soát thuốc
Năm 2008, dựa trên một hướng dẫn của NICE, một quy trình điều soát đã
được đưa ra bởi Trung tâm về hoạt động kê đơn quốc gia (National Prescribing
Centre). Quy trình này có thể chia làm ba bước cơ bản gọi là quy trình “3Cs”. Cụ
thể các bước như sau [19]:
Bước 1: Thu thập – Collecting
Bước này bao gồm việc thu thập và xác nhận một cách đầy đủ nhất về những
thuốc mà bệnh nhân đang dùng (Best Possible Medication History - BPMH).
Ở bước này, nhân viên y tế tiến hành phỏng vấn bệnh nhân sử dụng bộ câu hỏi
phỏng vấn đã được xây dựng sẵn. Các thông tin thu thập được sẽ được điền vào
phiếu thu thập tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, bao gồm thông tin về tất cả các
8
thuốc mà bệnh nhân đang dùng tại nhà, cả những thuốc kê đơn, không kê đơn, thực
phẩm chức năng và thảo dược.
Ngoài ra các nguồn thông tin khác có thể được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình
thu thập thông tin trên bệnh nhân bao gồm: hệ thống cơ sở dữ liệu của bệnh viện, hệ
thống lưu trữ thông tin của các nhà thuốc và các bác sĩ gia đình, đơn thuốc, vỏ hộp
thuốc hoặc chế phẩm thuốc mà bệnh nhân mang tới thu thập được trong quá trình
phỏng vấn.
Bước 2 : Kiểm tra – Checking
Những thông tin thu thập được về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân sẽ được
so sánh với đơn thuốc gần nhất mà bệnh nhân được chỉ định, sau đó phát hiện
những sự khác biệt giữa hai danh sách thuốc và đưa ra những dẫn chứng để làm rõ lí
do của sự khác biệt, trao đổi với người kê đơn để giải quyết những sự khác biệt do
vô tình có nguy cơ gây hại để đảm bảo tính liên tục của việc chăm sóc bệnh nhân.
Bước 3 : Giao tiếp/Truyền đạt – Communicating
Đây là bước cuối cùng của quy trình. Trong bước này bất kỳ một sự thay đổi
thuốc nào của bệnh nhân cũng cần được làm rõ, sẵn sàng cho việc truyền đạt tới
bệnh nhân hoặc người tiếp theo chịu trách nhiệm về việc chăm sóc bệnh nhân.
1.2.2. Điều soát thuốc trên bệnh nhân nội trú
Ban đầu, hoạt động điều soát thuốc được tiến hành trên bệnh nhân nội trú.
Năm 2007, trong dự án “The High 5s”, WHO đã xây dựng, thử nghiệm, điều chỉnh
và đưa vào thực hiện quy trình điều soát thuốc trên đối tượng bệnh nhân nội trú
[28]. Quy trình này được cụ thể hóa cho 3 thời điểm: khi bệnh nhân nhập viện, khi
bệnh nhân chuyển khoa điều trị hoặc chuyển viện, khi bệnh nhân ra viện.
Điều soát thuốc khi bệnh nhân vào viện (mô hình tiến cứu và hồi cứu)
Có 2 loại hình điều soát thuốc chủ yếu khi bệnh nhân vào viện là mô hình tiến cứu
và mô hình hồi cứu.
Mô hình tiến cứu là mô hình ở đó thông tin về những thuốc mà bệnh nhân sử
dụng trước khi vào viện sẽ được thu thập trước khi kê đơn mới. Sau đó người kê
9
đơn sẽ căn cứ vào tiền sử dùng thuốc đã thu thập được và tình trạng bệnh nhân cũng
như các yếu tố khác như tính sẵn có của thuốc hoặc các hướng dẫn, các chính sách
kê đơn của bệnh viện để quyết định thêm, bỏ, thay đổi liều, tần suất, đường dùng
hoặc thay thuốc. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ cho bệnh nhân khi nằm viện.
Mô hình hồi cứu là mô hình mà ở đó tiền sử dùng thuốc được thu thập sau khi
bệnh nhân đã có đơn thuốc vào viện. Sau khi thu thập tiền sử dùng thuốc của bệnh
nhân, dược sĩ sẽ so sánh tiền sử này với đơn vào viện. Những sự khác biệt được
phát hiện ra, sau đó được trao đổi và giải quyết bởi người kê đơn. Hoạt động điều
soát theo mô hình này nên được diễn ra trong vòng 24 giờ sau khi bệnh nhân nhập
viện.
Điều soát thuốc khi bệnh nhân được chuyển giữa các khoa điều trị hoặc chuyển
viện.
Hoạt động điều soát ở bước này bao gồm việc đánh giá và liệt kê những thuốc
mà bệnh nhân sử dụng trước khi vào viện (BPMH), những thuốc bệnh nhân sử dụng
tại khoa phòng được chuyển đến. Từ đó giúp cho người kê đơn đưa ra quyết định về
những chỉ định mới sau khi bệnh nhân được chuyển đến như thêm thuốc, bỏ thuốc
hay thay đổi những thuốc được sử dụng trước đó.
Điều soát thuốc khi bệnh nhân ra viện
Khi bệnh nhân ra viện, hoạt động điều soát được tiến hành trên những thuốc
mà bệnh nhân đang dùng trước khi vào viện (BPMH), những thuốc bệnh nhân sử
dụng trong khi nhập viện với những thuốc mà bệnh nhân được sử dụng sau khi ra
viện để đảm bảo những thay đổi trong đơn ra viện là có chủ đích. Những sự khác
biệt sẽ được giải quyết trước khi bệnh nhân ra viện nhằm tránh các sai sót như lặp
thuốc, quên thuốc, sử dụng thuốc không cần thiết và từ đó đưa ra được kế hoạch
dùng thuốc hợp lí nhất cho bệnh nhân sau khi ra viện.
Duy trì tính liên tục của việc chăm sóc bệnh nhân sau khi ra viện.
Ở bước này, những thuốc mà bệnh nhân đang dùng sau khi ra viện sẽ được so
sánh với đơn thuốc mà bệnh nhân được chỉ định khi ra viện, đơn thuốc của bác sĩ
10
gia đình, đơn thuốc tại nhà thuốc… Những sự khác biệt sẽ được xác định và giải
quyết và sau đó một danh sách thuốc đầy đủ và hợp lí mà bệnh nhân cần dùng sẽ
được xây dựng và truyền đạt lại cho bệnh nhân.
1.2.3. Điều soát thuốc trên bệnh nhân ngoại trú
Điều soát thuốc ban đầu chỉ được tiến hành chủ yếu trên những đối tượng
bệnh nhân nội trú vì có rất nhiều những vấn đề liên quan đến thuốc trong quá trình
bệnh nhân nằm viện. Tuy nhiên khi điều soát thuốc đã trở thành một mục tiêu trong
việc đảm bảo an toàn trong chăm sóc bệnh nhân thì các chuyên gia nhận ra hoạt
động này không nên chỉ bị giới hạn trên đối tượng bệnh nhân nội trú mà cần mở
rộng trên cả đối tượng bệnh nhân ngoại trú. Quy trình điều soát thuốc trên bệnh
nhân ngoại trú có một số khác biệt so với bệnh nhân nội trú, có thể tham khảo quy
trình sau đây được Viện chăm sóc và cải thiện sức khỏe (IHI) đề xuất [30]:
Đầu tiên, các thuốc mà bệnh nhân đang dùng trước khi đến khám cần phải
được thu thập. Các thuốc này bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược,
thực phẩm chức năng với liều, tần suất, đường dùng, lí do dùng thuốc. Đồng thời
cần phải xác nhận liệu bệnh nhân có đang sử dụng thuốc giống như đã được kê đơn
hoặc hướng dẫn hay không.
Sau khi kết thúc quá trình thăm khám, dựa trên những gì diễn ra trong quá
trình thăm khám, người điều soát phát hiện xem có sự khác biệt nào xảy ra, có thuốc
nào mà bệnh nhân đang sử dụng trước khi đến khám được dừng, thay đổi, hoặc cần
sự tư vấn thêm của bác sĩ, và có những thuốc nào mới được chỉ định sau khi thăm
khám hay không. Những sự khác biệt này cần phải được làm rõ bởi người kê đơn.
Sau đó lí do của những sự khác biệt sẽ được ghi chú và bệnh nhân cần phải được
hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng thuốc trong đơn mới.
Mỗi lần bệnh nhân đến thăm khám, những thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng
cần phải được xác nhận để phát hiện những sự thêm thuốc, bỏ thuốc, thay đổi thuốc
về liều, tần suất, đường dùng, thay thuốc so với chỉ định ban đầu hay so với những
gì bệnh nhân được hướng dẫn.
11
1.3. Vai trò của các thành phần tham gia vào hoạt động điều soát thuốc
1.3.1. Vai trò của dược sĩ lâm sàng
Dược sĩ lâm sàng với những kiến thức chuyên sâu về thuốc chiếm một vai trò
quan trọng khi tham gia vào quá trình thu thập, xác nhận thông tin về việc dùng
thuốc của bệnh nhân và quá trình điều soát thuốc. Trong trường hợp nhân lực dược
không đủ để đáp ứng thì dược sĩ có vai trò hướng dẫn, đào tạo những nhân viên y tế
khác như bác sĩ, y tá, các nhà trị liệu thực hiện nhiệm vụ này [28].
Năm 2010, Kripalani và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tại một khoa ngoại
trú ở một bệnh viện phía Đông Nam Nigeria nhằm so sánh những thông tin về tiền
sử dùng thuốc của bệnh nhân do dược sĩ thu thập so với bác sĩ dựa trên các tiêu chí
được đặt ra như số trường hợp sử dụng thuốc kê đơn, không kê đơn thu thập được,
số trường hợp có phản ứng dị ứng, phản ứng phụ hay số trường hợp không tuân thủ
ghi nhận được. Kết quả cho thấy sự tham gia của dược sĩ làm gia tăng đáng kể mức
độ cụ thể cũng như tính chính xác của thông tin về tiền sử dùng thuốc của bệnh
nhân. Cụ thể, hoạt động điều soát này làm phát hiện được thêm 31,1% số trường
hợp sử dụng thuốc kê đơn, tăng 88,5% số trường hợp có phản ứng phụ của thuốc
ghi nhận được (p<0,0001) [14].
Năm 2016, Mekonnen và cộng sự đã tiến hành một phân tích gộp (metaanalysis) trên 17 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả của
hoạt động điều soát có sự tham gia và can thiệp của dược sĩ. Kết quả cho thấy, hoạt
động điều soát bởi dược sĩ làm giảm có ý nghĩa thống kê 19% tỉ lệ tái nhập viện,
28% tỉ lệ bệnh nhân phải cấp cứu và giảm 67% tỉ lệ bệnh nhân phải tái khám do các
vấn đề liên quan đến thuốc ở nhóm nhận được can thiệp của dược sĩ so với nhóm
điều trị thông thường [16].
1.3.2. Vai trò của các nhân viên y tế khác
Ngoài dược sĩ, hoạt động điều soát thuốc cần sự tham gia của bác sĩ, y tá, điều
dưỡng là những người chịu trách nhiệm trong việc kê đơn, cấp phát và sử dụng
thuốc trên bệnh nhân [5]. Ngoài ra hoạt động này còn cần có sự kết nối giữa các
12
nhân viên y tế thuốc hệ thống chăm sóc sức khỏe khác nhau như bệnh viện, nhà
thuốc, những phòng khám cộng đồng và các bác sĩ gia đình [28].
1.3.3. Vai trò của bệnh nhân
Bệnh nhân là người cung cấp những thông tin quan trọng và cập nhật nhất về
các thuốc mà họ đang dùng và cách họ dùng chúng như thế nào. Sự đồng thuận
tham gia của bệnh nhân tạo điều kiện cho hoạt động điều soát diễn ra một cách
thuận lợi và hiệu quả. Bệnh nhân có thể cung cấp những thông tin về thuốc mà họ
sử dụng trước khi nhập viện hoặc trước mỗi lần thăm khám cũng như thông báo cho
nhân viên y tế về những vấn đề mà họ gặp phải khi sử dụng thuốc [28].
1.4. Các rào cản trong hoạt động điều soát thuốc và cách khắc phục
Với rất nhiều những thách thức trong việc thực hiện, các rào cản của hoạt
động điều soát có thể liên quan đến các yếu tố như: hệ thống, con người, tổ chức,
nguồn lực. Do chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam thực hiện hoạt động này nên ở
đây chúng tôi trình bày các rào cản cũng như cách khắc phục nó dựa trên đặc điểm
ở các nước phát triển, từ đó hy vọng rút ra những bài học khi áp dụng vào điều kiện
nghiên cứu của Việt Nam.
Rào cản đầu tiên liên quan đến quy mô của hoạt động điều soát, trong đó cần
sự tham gia của nhiều hệ thống chăm sóc sức khỏe như các bệnh viện, nhà thuốc,
các trung tâm thăm khám, trung tâm lọc máu, các dược sĩ và bác sĩ gia đình. Chính
vì quy mô liên quan rộng, hoạt động điều soát cần có một hệ thống trao đổi thông
tin một cách nhanh chóng, chính xác giữa các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Điều này
có thể là một trở ngại cho các nước đang phát triển [19].
Thứ hai, điều soát thuốc là một hoạt động đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm và sự
phối hợp của những người tham gia vào hoạt động này như bác sĩ, dược sĩ, điều
dưỡng. Tất cả những nhân viên y tế tham gia vào quá trình điều soát thuốc cần được
đào tạo về kiến thức và kỹ năng để đảm bảo hiệu quả của quá trình này. Ở các cơ sở
chăm sóc sức khỏe ban đầu tại những nước đang phát triển một phần của nhiệm vụ
điều soát thuốc thường được giao cho một người không có chuyên môn như những
13
người tiếp đón bệnh nhân, những người có thể không đủ kiến thức và khả năng để
thực hiện quá trình này một cách có hiệu quả. Đối với trường hợp này, các nguồn
thông tin để hỗ trợ như đơn thuốc bệnh nhân sử dụng đã được xem xét bởi người kê
đơn, dược sĩ, bác sĩ gia đình được bệnh nhân mang tới cơ sở y tế là rất cần thiết
[19].
Cuối cùng, hoạt động điều soát thuốc ban đầu có thể gây tốn thời gian và
nguồn lực nên đây cũng là một trong những rào cản đối với hoạt động này. Trong
nhiều trường hợp khi nguồn lực không sẵn có, hoạt động này nên được tập trung
vào những đối tượng bệnh nhân đặc biệt, ví dụ những bệnh nhân trên 65 tuổi, những
người phải dùng nhiều thuốc hoặc những bệnh nhân có chế độ liều phức tạp. Ngoài
ra, tất cả những người có năng lực và sẵn có tại cơ sở nên tham gia vào hoạt động
điều soát thuốc. Việc giới hạn trách nhiệm cho một nhóm chuyên môn nào đó có thể
gây khó khăn cho một số cơ sở y tế trong việc sắp xếp thời gian và nguồn lực để
thực hiện hoạt động này [19].
1.5. Một số nghiên cứu trên thế giới về hoạt động điều soát thuốc trên đối
tượng bệnh nhân ngoại trú
Một số nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới áp dụng quy trình điều soát
trên bệnh nhân ngoại trú. Dưới đây là bảng tóm tắt năm thực hiện, địa điểm tiến
hành nghiên cứu, các nguồn thông tin được sử dụng, quy trình và kết quả của bốn
nghiên cứu với hoạt động điều soát có sự tham gia của dược sĩ hoặc sinh viên dược.
Bảng 1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về hoạt động điều soát thuốc trên đối tượng bệnh nhân ngoại trú
STT
1
[23]
Năm
2015
Nguồn
Nơi thực hiện
Đối tượng
Quy trình
Trung tâm ung
Bệnh nhân
+ Phỏng vấn - Sinh viên dược sử dụng tiền sử dùng thuốc Trong các bệnh nhân tham
thư Đại học
ngoại trú
bệnh nhân.
gần nhất của bệnh nhân trên bệnh án điện tử gia nghiên cứu có 88% bệnh
Michigan,
mắc các
+ Bệnh án
làm cơ sở ban đầu của quá trình điều soát.
Detroit,
bệnh lý về
điện tử.
- Bệnh nhân được hỏi về chế độ dùng thuốc biệt, trong đó có 55,7% có ít
Michigan, Mỹ
máu và
tại nhà bao gồm những thuốc kê đơn và nhất một sự thay đổi thuốc,
ung thư
không kê đơn, thảo dược, thực phẩm chức 61,5% có ít nhất một sự
(n=510)
năng, tìm ra những sự khác biệt so với thông thêm thuốc, 62,1% có ít nhất
thông tin
Kết quả
nhân có ít nhất một sự khác
tin về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân được một sự ngừng thuốc. Ngoài
lưu trong bệnh án điện tử.
ra, trong 510 bệnh nhân có
- Sau đó những thuốc mà bệnh nhân đang 11,4% bệnh nhân gặp các
dùng sẽ được tra tương tác với những hóa trị vấn đề về thuốc.
liệu mà bệnh nhân được điều trị tại trung tâm
để phát hiện ra những tương tác có ý nghĩa
và những vấn đề liên quan đến thuốc có thể
xảy ra, đồng thời thông tin về tiền sử dùng
14
thuốc của bệnh nhân cũng sẽ được cập nhật
vào bệnh án điện tử.
- Những sự khác biệt và những vấn đề liên
quan đến thuốc mà bệnh nhân có thể gặp
phải sẽ được trao đổi lại với bác sĩ để có
những can thiệp phù hợp.
2
[7]
2012
Trung tâm
Bệnh nhân
+ Phỏng vấn - Sinh viên dược tiến hành khai thác tiền sử
Trong các bệnh nhân tham
khám chữa
ngoại trú
bệnh nhân.
dùng thuốc của bệnh nhân trong khi chờ để
gia nghiên cứu có 555 sự
bệnh ngoại trú
(n=213)
+ Cơ sở dữ
gặp bác sĩ.
khác biệt được tìm thấy liên
tại Auburn,
liệu điện tử.
- Những sự khác biệt giữa những thuốc bệnh
quan đến những thuốc bệnh
Alabama, Mỹ
+ Liên lạc
nhân đang dùng và chỉ định được lưu trữ
nhân đã ngừng sử dụng,
với nhà
trong cơ sở dữ liệu của bệnh viện sẽ được
thuốc không kê đơn và thảo
thuốc.
điền vào phiếu điều soát.
dược mà bệnh nhân sử dụng
+ Vỏ hộp,
- Phiếu điều soát sẽ được đưa đến cho bác sĩ
chưa được lưu trong bệnh án
đơn thuốc
để thông báo cho bác sĩ về bất kỳ sự thay đổi
điện tử, những thuốc được
mà bệnh
hay khác biệt nào giữa danh sách thuốc trong sử dụng khác với chỉ định
nhân mang
cơ sở dữ liệu của bệnh viện so với chế độ
của bác sĩ .
tới.
thuốc thực dùng của bệnh nhân.
Trung bình có 2,6 sự khác
15
biệt được tìm thấy thông qua
phỏng vấn bệnh nhân.
3
[17]
4
[26]
Phòng khám ở
Bệnh nhân
St. Paul,
trên 18 tuổi bênh nhân
khi gặp bác sĩ, xem xét những thuốc mà bệnh sự khác biệt.
Minneapolis,
và có ít
+ Hồ sơ y tế
nhân đang dùng và cập nhật lại thông tin về
Trung bình có 6,6 sự khác
Minnesota,
nhất 10
điện tử
tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân vào hồ sơ
biệt trên một bệnh nhân.
Mỹ
thuốc được + Liên lạc
y tế điện tử. Danh sách thuốc cuối cùng sau
Trong đó chiếm tỷ lệ nhiều
lưu trong
với nhà
khi đã được cập nhật sẽ phản ánh những gì
nhất là bệnh nhân không còn
hồ sơ y tế
thuốc
mà bệnh nhân thực sự đang dùng.
sử dụng những thuốc được
2009
2009
+ Phỏng vấn - Dược sĩ lâm sàng sẽ gặp bệnh nhân trước
Số lượng khác biệt là 2164
điện tử
- Dược sĩ lâm sàng sẽ thông báo những thuốc lưu trong hồ sơ y tế điện tử
(n=327)
bị bỏ sót, những thay đổi quan trọng trong
(54,1%), hơn một nửa trong
việc dùng thuốc của bệnh nhân hay khuyến
số đó (51,1%) là có ý nghĩa
cáo điều trị cho người kê đơn nếu cần thiết.
lâm sàng.
Trung tâm
Bệnh nhân
+ Phỏng vấn - Các dược sĩ lâm sàng và sinh viên dược
- Trong 1005 lượt thuốc
khám bệnh
ngoại trú
bệnh nhân.
phỏng vấn bệnh nhân để thu thập thông tin
được lưu trữ trong cơ sở dữ
ngoại trú tại
(n=219)
+ Cơ sở dữ
về tên, liều, mục đích sử dụng của những
liệu, có 47,9% có sự khác
Pittsburgh,
liệu điện tử.
thuốc mà bệnh nhân đang dùng.
biệt. Những sự khác biệt
Pennsylvania,
+ Liên lạc
- Những thông tin về các thuốc mà bệnh
được tìm thấy trên
16