Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Tuyến điểm Du lịch Việt Nam: City Tour TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.58 MB, 61 trang )



TP. HỒ CHÍ MINH – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG


Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định,
đánh dấu sự ra đời thành phố.
Khi Pháp vào Đông Dương, thành phố
Sài Gòn được thành lập và nhanh
chóng phát triển, trở thành một
trong hai đô thị quan trọng nhất
Việt Nam.

Năm 1976 thành phố Sài Gòn
được đổi tên thành
"Thành phố Hồ Chí Minh.


TP. HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ,
đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là
một cửa ngõ quốc tế.


TP.HCM nằm gần các trung tâm du lịch lớn của Đông Nam Á
(Malaysia, Thái Lan, Singapore,… ) có khả năng nối tour với các láng
giềng để hình thành những chương trình du lịch hấp dẫn.


TP. Hồ Chí Minh còn có cảng biển để đón tàu du lịch lớn, hệ thống
đường sông nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và sang tận
Campuchia.




Đặc điểm văn hoá Sài Gòn xưa và TP. Hồ Chí Minh ngày nay là sự
thể hiện khá độc đáo bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong bối
cảnh lịch sử – không gian của khu vực phương Nam Tổ quốc ta.




Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh là
nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn
hoá trong quá trình lịch sử
hình thành và phát triển, có
nền văn hoá mang dấu ấn của
người Việt Nam, Hoa, Chăm,
Khơ me, Ấn… Rồi Sài Gòn trở
thành một trong những trung
tâm của cả nước đón nhận
những ảnh hưởng của văn
hoá Pháp, Mỹ qua các giai
đoạn thăng trầm của đất nước.
Phải kế đến đó là, Bưu điện,
Nhà hát lớn, đền Quốc Tổ, trụ
sở UBNDTP, …,


Thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh rất đẹp, địa danh – di tích lịch sử –
văn hoá nổi tiếng như: Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hoà, Bảo
tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, địa đạo Củ Chi, đền tưởng niệm Bến Dược
Củ Chi, chiến khu An Phú Đông, 18 thôn Vườn Trầu, Hóc Môn Bà Điểm, Láng

Le Bàu Cò, vườn thơm Bưng Sáu, “Căn cứ nổi” rừng Sác, khu du lịch sinh thái
Cần Giờ với nhiều hệ sinh thái có nhiều chủng loại động thực vật…


450m
900m

70km


DINH THỐNG NHẤT

Tọa lạc ở số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, Quận 1.
Đây là một công trình kiến trúc in đậm dấu ấn thời gian và lịch sử của
miền Nam Việt Nam.


DINH THỐNG NHẤT
01/7/1962 Dinh Độc Lập
được khởi công xây dựng
trên nền của Dinh Toàn
quyền Đông Dương (còn
gọi là Dinh Norodom do
người Pháp thiết kế vào
năm 1868).


DINH THỐNG NHẤT

31/10/1966 Dinh được khánh thành, trở thành nơi ở và làm việc của

tổng thống Việt Nam Cộng hòa lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Thiệu.
Từ đó, Dinh Ðộc lập là cơ quan đầu não của Chính quyền Sài Gòn.


DINH THỐNG NHẤT

Ngày 30/4/1975, xe tăng của quân giải phóng đã húc đổ cổng chính, tiến
thẳng vào Dinh, kết thúc 20 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.


DINH THỐNG NHẤT
Ngày 25/6/1976,
Dinh Độc Lập
được đặc cách xếp
hạng di tích quốc
gia đặc biệt.


DINH THỐNG NHẤT

Dinh Độc Lập được thiết kế bởi Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Ông đã kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại và
kiến trúc truyền thống phương Đông vào công trình.


DINH THỐNG NHẤT
Toàn thể bình diện của
Dinh làm thành hình chữ
CÁT ( 吉 ) có nghĩa là tốt
lành, may mắn.



DINH THỐNG NHẤT
Sân trước của Dinh là một
thảm cỏ hình oval có
đường kính 102m. Màu
xanh của thảm cỏ tạo ra
một cảm giác êm dịu, sảng
khoái cho khách ngay khi
bước qua cổng.


DINH THỐNG NHẤT
Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh
còn được tô điểm thêm bởi
những bức phù điêu và bức
rèm hoa đá mang hình
dáng những đốt trúc thanh
tao bao trọn mặt tiền lầu
hai.


DINH THỐNG NHẤT
Khu nhà chính hình chữ T diện
tích mặt bằng là 4.500m², cao
26m, nằm ở vị trí trung tâm của
khu đất. Khu này có 03 tầng lầu,
02 gác lửng, 01 sân thượng, 01
tầng nền và tầng hầm.
Tổng diện tích sử dụng là

20.000m² chia làm 95 phòng.
Mỗi phòng có một chức năng
riêng, kiến trúc và cách trang trí
phù hợp với mục đích sử dụng
của mỗi phòng.


DINH THỐNG NHẤT

Phòng họp nội các lầu 1

Phòng chiếu phim ở lầu 3

Phòng tiếp khách của Tổng Thống ở lầu 2

Phòng đại yến


DINH THỐNG NHẤT

Ngoài các khu nhà, ở góc trái Dinh phía đường Nguyễn Thị Minh Khai
còn có một nhà bát giác đường kính 4m, xây trên một gò đất cao, xung
quanh không xây tường, mái ngói cong cổ kính làm nơi hóng mát, thư
giãn.


×