Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

SƯ TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA QUA NGHỆ THUẬT GỖ LŨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.51 KB, 7 trang )

SƯ TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA
QUA NGHỆ THUẬT GỖ
LŨA


Trước khi đi vào lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, tưởng cũng


cần nhắc lại sơ lược về thân thế và cuộc đời đầy sự kiện ly kỳ
của Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma, từ đó mới thấy được sự linh hoạt
tuyệt diệu trong sáng tạo của nghệ nhân đời nay, qua các gốc
cây, rễ cây vô tri vô giác từ vùng rừng núi xa xôi...

Theo lịch sử Phật giáo thì sau khi đức Phật Thích Ca nhập
diệt, ngọn đèn Phật giáo ở Tây Thổ được 28 vị Tổ kế tiếp
nhau truyền thừa thắp sáng. Vị Tổ thứ 28 chính là Bồ Đề Đạt
Ma (Bodhidharma), dịch ý là “Đạo Pháp”. Xuất thân từ một
gia đình quyền quý thuộc dòng Sát Đế Lợi, Bồ Đề Đạt Ma có
tên gốc là Bồ Tát Đa La, con trai thứ ba của Quốc vương
Hương Chí, vị vua của nước Nam ấn (Nam Thiên Trúc), thuở
nhỏ đã tỏ ra thông minh xuất chúng, có chí siêu việt và đặc
tài hùng biện.

Khi vị Tổ Bát Nhã Đa La (Tổ thứ 27) đến Nam ấn thuyết
pháp trong hoàng cung, đã gặp gỡ hoàng tử Bồ Tát Đa La,
nhận thấy đệ tam hoàng tử có căn khí, liền truyền pháp và đặt


pháp hiệu là Bồ Đề Đạt Ma. Khi Quốc vương Hương Chí
băng hà, Đạt Ma xin tạm biệt hai anh, từ giã hoàng cung ngọc
ngà nhung lụa để theo Tổ Bát Nhã Đa La xuất gia tu học Phật


pháp. Tổ Bát Nhã Đa La dặn dò Đạt Ma rằng: “Ngươi hãy
tạm ở đây mà giáo hóa nước này, sau sang đến Trung Hoa
mới thật là nhân duyên lớn. Nhưng, hãy đợi sau khi ta tịch
được khoảng 60 năm rồi mới được đi về phương Đông, đừng
đi sớm sẽ gặp việc không tốt!”.

Đạt Ma theo thầy học đạo, đến khi Tổ Bát Nhã Đa La viên
tịch, ngài nghe theo lời dạy bảo của thầy ở lại nước mình để
giáo hóa. Hơn 60 năm sau, Bồ Đề Đạt Ma vượt biển trên một
chiếc thuyền sang đến Trung Hoa nhằm triều đại nhà Lương.
Đến ngày mồng 1 - 10, theo lời thỉnh mời của Lương Vũ Đế một vị vua kính Phật trọng Tăng, thường mặc áo cà sa, ăn
chay niệm Phật, xây chùa dựng tháp rất nhiều - Tổ Bồ Đề
Đạt Ma đến kinh đô Kim Lăng thuyết pháp cho vua nghe.
Sau khoảng nửa tháng, nhận thấy Vũ Đế không lĩnh hội được


giáo lý của mình, Tổ Bồ Đề Đạt Ma rời bỏ hoàng cung tráng
lệ, vượt sông Dương Tử đi lên phía bắc.

Tương truyền khi ngài đến bên bờ con sông rộng mênh mông
mà không thấy bóng chiếc thuyền nào, chỉ thấy một bà lão
ngồi bên bó cỏ sậy, ngài liền xin bà lão một cây, rồi ném
xuống nước, đặt hai chân lên, nương theo cơn gió nam mà từ
từ vượt qua sông đi lên phía bắc.

Ngày 23 tháng 11, Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Lạc Dương nước
Ngụy, lên chùa Thiếu Lâm trên núi Tung Sơn, chọn một hang
đá tự nhiên trên đỉnh Ngũ Nhũ phía sau chùa làm nơi dừng
chân, tham thiền nhập định. ở đó, ngài ngồi yên lặng suốt
ngày, mặt quay vào vách đá. Người đời không ai hiểu được

động thái ấy nghĩa là gì, chỉ biết gọi ngài là “Bích quán Bà la
môn” (thầy Bà la môn ngồi nhìn vách). Có truyền khẩu rằng
vách đá đó sau 9 năm đã nứt toác và trổ ra một đóa hoa tươi
thắm, nên kẻ hậu sinh có thơ: “Kể từ xương đá trổ hoa; Sau


ngờ: 2,5 triệu đồng!

Gần đó là bức tượng bằng gốc cây say “Đạt Ma hành cước”,
màu đen bóng tự nhiên, cao 60cm, ngang 40cm, mô tả Sư tổ
trên bước đường hoằng hóa độ sanh với những bước khoan
thai, thần thái siêu thoát nhẹ nhàng, mặt hơi ngẩng, mắt nhìn
lên cao, tay trái nắm gậy gác trên vai, trên gậy phía sau lưng
treo cả hồ lô và dép.

Chỉ thoáng qua trong một cửa hàng nhỏ mà có đến 15 bức
tượng gỗ lũa về Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma, chưa tính đến những
bức tượng độc đáo hơn, lạ lẫm hơn đã được khách mộ điệu
đến “thỉnh” đi từ khi cửa hàng khai trương trưng bày, nghệ
nhân - chủ cửa hàng cho biết như vậy.

Quanh đó, khách có thể trầm trồ khi chiêm ngưỡng bức
tượng bằng gỗ hoàng đàn đỏ (gỗ sưa), cao 60cm, ngang
50cm, có tên “Đạt Ma đoạn lãng” với hình bóng Sư tổ ung


dung ngồi trên đầu một ngọn sóng lớn dâng cao uốn vòng, rất
sôi động. Hay bức “Đạt Ma tung quyền trạc cước” bằng nu
cây nghiến, cao 70cm, ngang 40cm, rất nặng, là hình ảnh Sư
tổ đang dạng chân vung nắm đấm, trổ “Thập bát La Hán

quyền”... cùng nhiều bức tượng khác, mỗi bức một dáng vẻ,
một chất liệu gỗ, không trùng lặp, không “đụng hàng”.

Trong cửa hàng, khách còn có thể ngắm những bức tượng gỗ
lũa mang bố cục khác có liên quan đến Phật giáo như: Phật
Thích Ca, Phật A Di Đà, Quan Âm Bồ Tát, Phật Di Lặc, Bát
Tiên, Tế Điên, La Hán, Tam Tạng... và cả các tượng tôn giáo
khác như đức Chúa Giê-Su, đức Mẹ Maria đều rất nghệ thuật
công phu.



×