Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.36 KB, 7 trang )

Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Lời giới thiệu
“Kiến thức là kho báu không phải của riêng ai. Vì vậy, bạn đừng ngần ngại khi chia sẻ cho mọi
người .”

Các bạn thân mến!
Ban đầu tớ không định làm cái tổng hợp đề thi này đâu nhưng mà thấy tình trạng thiếu tài
liệu học tập nhất là những đề thi các năm trước –vốn được cánh SV chúng ta coi như là bảo
bối vì có thể luyện tập qua các dạng đề thi các khóa trước và biết đâu trong chúng ta lại có
người nào đó đoán được đề thi cho khóa mình thì sao nhỉ?
Thôi nói về nội dung chính nào.Tớ tổng hợp các đề thi của các khóa trước dành cho SV
khoa Hóa học –Trường ĐH Khoa học tự nhiên –ĐHQGHN.Đây là những đề bài rất hữu ích
cho những SV khóa sau của khoa Hóa học –Trường ĐHKHTN nhưng tớ nghĩ nó cũng là 1
nguồn tham khảo hữu ích cho những bạn đang học Hóa hoặc yêu thích ngành Hóa.Nhân
đây tớ cũng rất cảm ơn CLB Hóa học trường ĐHKHTN đã cung cấp đề thi và tớ dựa trên đó
để chỉnh sửa và bổ sung lại cho đầy đủ.Hiện tại do công việc học tập trên lớp khá bận nên
tớ chưa đánh máy được những đề thi gần đây nhất dành cho SV K51-K52 .Nên đây mới chỉ
là phần đầu tài liệu tớ muốn giới thiệu cho tất cả các bạn thôi.Khi nào có thới gian rảnh thì
tớ sẽ viết tiếp , bổ sung vào tài liệu trong ngăn sách học tập của các bạn.Nếu các bạn muốn
lấy các tài liệu khác mà tớ chưa kịp đánh máy và chuyển sang dạng PDF thì hãy liên lạc với
tớ nhé.Vì đây là lần đầu tiên nên còn non kinh nghiệm ,chắc chắc sẽ còn rất nhiều lỗi cần
phải sửa do đó tớ mong sẽ nhận được những phản hồi cũng như đánh giá ,góp ý,phê bình
từ các bạn.Hoan nghênh!Hoan nghênh!
Họ tên : Đỗ Văn Hiệp
Địa chỉ : Lớp K52A-Hóa học.Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN
19 Lê Thánh Tông ,Hoàn Kiếm,Hà Nội
Điện thoại : 0973.616.852 (Cũng đẹp chứ nhỉ??)
Email : hay
Mong rằng tài liệu mà tớ giới thiệu cho các bạn sẽ phần nào có ích cho công việc học tập
hay nghiên cứu của các bạn.Chúc các bạn học giỏi và thành công sẽ đến với các bạn.


Tạm biệt !

1

Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN


Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi: Vật lý Điện - Quang.
Số đvht: 05
Dành cho :K47 khoa Hóa
Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1
a) Xây dựng công thức về mối liên hệ giữa điện thế và điện trường.
b) Cho quả cầu cô lập bằng chất dẫn điện, được tích điện Q = 2,5 nC phân bố đều trên mặt
quả cầu; có bán kính R = 6,85cm. Hãy tính:
- Năng lượng của quả cầu.
- Tính điện trường và điện thế tại điểm cách tâm quả cầu là 5 cm và 13,7 cm.
Cho biết:  =1;  0 = 8,85.10-12 C2 /N.m2 ; k = 9.109 N.m2/C2
Câu 2
a) Viết công thức của định luật Bio - Savart - Laplace cho một nguyên tố dòng.
b) Viết công thức tính cảm ứng từ do một dòng điện thẳng gây ra.
c) Cho dây dẫn có dòng điện I = 1A chạy qua, trong không khí; được gập lại thành một tam




giác vuông như hình vẽ. Biết A = 900, B = 300 và BC = 10 cm.

Tính cảm ứng từ tại các đỉnh của tam giác.
Cho biết:  =1;  0 = 4  .10-7 T.m/A

2

Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN


Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009
B

C

Câu 3
- Phát biểu thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein.
- Vận dụng thuyết lượng tử ánh sáng giải thích các quy luật về dòng quang điện.
- Nêu một lập luận chúng tỏ thuyết sóng về ánh sáng không thể giải thích được hiệu ứng
quang điện.

Câu 4
Một cách tử có số vạch trên một cm là 2000 vạch/cm, được chiếu vuông góc bởi một chùm
sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm. Màn quan sát được đặt trên tiêu diện của một thấu
kính hội tụ có tiêu cự f = 1m, đặt sau thấu kính và song song với cách tử.
a) Tìm khoảng cách từ cực đại nhiễu xạ trung tâm đến cực đại nhiễu xạ chính thứ nhất.
b) Tính số cực đại nhiễu xạ chính tối đa cho bởi cách tử.

3

Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN



Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi: Vật lý Điện - Quang.
Số đvht: 05
Đối tượng dự thi: K48 ngành Hóa
Thời gian làm bài: 120 phút.
Câu 1
1. Áp dụng định luật Ostrogradsky – Gauus để xác định: Điện trường do quả cầu kim loại
bán kính R tích điện Q gây ra tại điểm M cách tâm quả cầu một đoạn r > R. Từ kết quả thu
được có nhận xét gì?
2. Một quả cầu kim loại, bán kính 10 cm được tích điện đến điện tích 1,6.10-8 C. Hãy xác
định:
a) Điện trường, điện thế tại điểm M1 cách tâm quả cầu một đoạn 5 cm.
b) Điện trường, điện thế tại điểm M2 cách tâm quả cầu một đoạn 20 cm.
c) Năng lượng (tĩnh điện) của quả cầu. Mật độ năng lượng điện trường tại điểm M2.
Cho hằng số điện môi của kim loại và không khí  =1, lấy = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 2
1. Một dây dẫn được uốn thành đường tròn bán kính R tâm O, có dòng điện một chiều
cường độ I chạy qua. Chiều của dòng điện cùng chiều kim đồng hồ. Từ định luật Bio –
Savart – Laplace Hãy suy ra chiều và độ lớn của từtrường tại tâm O do dòng điện gây ra.
2. Cho C là một vòng dây kim loại, đặt trong từ trường có vectơ cảm ứng từ như hình vẽ.
Mũi tên trên đường cong C chỉ chiều dòng cảm ứng. Cho biết từ trường tăng hay giảm? Giải
thích tại sao?

4

Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN



Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

B

+

C

Câu 3
Trình bày hiện tượng phân cực quay và nêu một số ứng dụng.

Câu 4
Để khử phản xạ đối với tia sáng laser He – Ne bước sóng 632,8 nm rọi theo phương vuông
góc với thấu kính, người ta tráng lên bề mặt thấu kính một lớp vật liệu trong suốt chiết suất
1,3. Biết thấu kính thủy tinh chiết suất 1,5. Tính độ dày tối thiểu của lớp khử phản xạ trên.

Câu 5
Một cách tử nhiễu xạ gồm những khe độ rộng là 300 nm và cách nhau 900nm. Người ta
chiếu vào cách tử một ánh sáng đơn sắc bước sóng 600 nm theo phương vuông góc với
cách tử.
a) Hỏi ánh sáng nhiễu xạ toàn phần có bao nhiêu cực đại nhiễu xạ.
b) Giả sử độ rộng cách tử được sử dụng là 1,2 cm.
- Tính độ bán rộng góc của vạch phổ quan sát được ở phổ nhiễu xạ bậc một.
- Tính giới hạn phân ly của cách tử trong vùng phổ gần 600 nm.

5

Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN



Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi: Hóa học môi trường
Số đvht: 02
Đối tượng dự thi: K46S ngành Hóa
Thời gian làm bài: 60 phút.
Câu 1
Tác dụng độc hại của xianua:
-

Các nguồn phát thải xianua gây ô nhiễm môitrường.

- Xianua có trong một số thực vật nào, chúng tồn tại ở dạng nào? Và chuyển hóa
xianua ra sao?
-

Cơ chế xử lý khi bị nhiễm độc bởi xianua.

Câu 2
Hiệu ứng nhà kính tác động đến môi trường:
-

Hiệu ứng nhà kính?

- Hiệu ứng khí nhà kính? Các khí nhà kính và vai trò của khí nhà kính đối với khí hậu
trái đất.
-

Sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển


-

Hậu quả của sự gia tăng khí nhà kính đến khí hậu toàn cầu. Tác hại.

- Làm thế nào để đảm bảo lượng khí nhà kính trong khí quyển nằm trong giới hạn có
lợi cho khí hậu trên trái đất.

Câu 3
Trong nước biển có hai đại lượng pH và pE là gần như không đổi và ổn định trên toàn cầu.
Hãy giải thích và chứng minh điều đó.

82

Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN


Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Hóa học môi trường
Số đvht: 03
Đối tượng dự thi: K47A ngành Hóa
Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1
Các chất gây ô nhiễm môi trường thâm nhập vào cơ thể con người bằng những cách nào?
Trình bày cơ chế gây độc hại của các loại thuốc bảo vệ thực vật khi nó thâm nhập vào cơ
thể con người.
Câu 2
Hiệu ứng nhà kính:

-

Hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

-

Các khí gây hiệu ứng nhà kính.

-

Những điểm có lợi và có hại của khí nhà kính.

-

Biện pháp để giảm thiểu đưa hiệu ứng nhà kính vào khí quyển.

Câu 3
Oxi hòa tan trong nước(DO), nhu cầu oxi sinh học(BOD), nhu cầu oxi hóa học(COD).
1. Trinh bày định nghĩa, nguyên tắc, quy trình thí nghiệm, viết các phương trình phản
ứng, lập công thức tính các chỉ tiêu trên.
2. Lấy 50 ml nước thải, xác định DO theo phương pháp Winkler, chuẩn độ hết 18,75 ml
dung dịch Na2S2O3 3.10-3M. Tính giá trị DO.
3. Tính giá trị COD của mẫu nước thải đó, biết rằng lấy 20 ml nước thải đem thí nghiệm
dùng chất oxi hóa là K2Cr2O7, sau thí nghiệm chuẩn lượng K2Cr2O7 dư hết 9,55 ml dung
dịch Fe2+ 0,1M. Làm thí nghiệm với mẫu trắng thì chuẩn hết 14,30 ml dung dịch Fe2+ 0,1M.
4. Tính giá trị BOD5 của mẫu nước thải trên biết rằng giá trị DO của mẫu nước thải xác
định được ở (2), còn giá trị DO xác định sau 5 ngày ủ ở 200C là 4 mg/l.
So sánh 2 giá trị COD và BOD5 của mẫu nước thải. Cho nhận xét và giải thích vì sao chúng
khác nhau? (Cho O = 16)
(Còn nữa)


83

Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN



×