7 mạng xã hội hữu ích dành cho giáo
Thời mạng xã hội lên ngôi, người giáo viên cũng có thể tận dụng công cụ hữu ích này để giao tiếp, liên
lạc, khuyến khích học viên…hỗ trợ công việc giảng dạy tốt hơn. Bạn có thể tham khảo 7 dịch vụ sau
đây để thiết lập một kênh thông tin của riêng mình.
Là kênh thông tin giao tiếp phổ biến hiện nay, mạng xã hội đang được đưa vào nhà trường để hỗ trợ giảng
dạy.
1. EDU 2.0
EDU 2.0 khá tương đồng với các hệ thống quản lý bài giảng trực tuyến như Blackboard và Moodle, nhưng có
thêm hàng loạt tính năng độc đáo. Chẳng hạn, người dạy có thể chia sẻ các kế hoạch giảng dạy của mình, xây
dựng bài tập, cung cấp video, thí nghiệm và các nguồn dữ liệu khác trên thư viện chung, hiện đang chứa hơn
15 ngàn bài học.
Ngoài ra, ở trang thảo luận cộng đồng, người dạy và người học có thể dễ dàng kết nối, chia sẻ và tương tác
với các thành viên khác có chung sự quan tâm tới chủ đề nào đó. Một điểm hấp dẫn của EDU 2.0 là tất cả dữ
liệu đều được lưu trữ miễn phí trên nền tảng điện toán đám mây.
Công ty sáng lập mạng xã hội này là Mind Electric, một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Người dùng
được tiếp cận miễn phí với hàng loạt công cụ hữu ích như sách, bài tập, công cụ thảo luận, phòng chát, blog
cho lớp, công cụ theo dõi tiến độ học tập, xây dựng web cá nhân… Truy cập EDU 2.0 tại đây.
2. SymbalooEDU
Đây là phiên bản nâng cấp nền tảng chia sẻ và hệ thống quản lý trực tuyến nổi tiếng Symbaloo. Theo thống kê
của nhà sản xuất, hiện có khoảng 50 ngàn giáo viên đã sử dụng SymbalooEDU để tổ chức tài nguyên, tư liệu
giảng dạy trong lớp học. Phiên bản SymbalooEDU mới có thêm các trang phân loại dữ liệu theo chủ đề khoa
học cụ thể và hàng loạt công cụ từ hãng thứ ba hỗ trợ giảng dạy trên nền web như TeacherTube, Slideshare,
Google Docs, Flickr…
Với một tài khoản Free Plus, người giáo viên có thể thêm logo trường, các đường liên kết riêng. Phiên bản
SymbalooEDU mới cũng cho phép người học dễ dàng chia sẻ các trang Symbaloo và bài học của mình với
bạn bè trong lớp.
SymbalooEDU bản miễn phí cho phép 50 người dùng, khả năng xây dựng thương hiệu trường học riêng, tùy
chỉnh tên miền. Gói thương mại tính phí 2 USD/người. Đăng ký tại đây.
3. Collaborize Classroom
Đương nhiên, các lớp học trực tuyến không thể thay thế được phòng học, các buổi thảo luận truyền thống. Đó
cũng là lí do vì sao sứ mệnh của các công cụ trực tuyến phần lớn tập trung vào khả năng bổ trợ, đa dạng hóa
các kênh thông tin, trao đổi, Collaborize Classroom cũng vậy.
Collaborize Classroom hỗ trợ 4 hình thức thảo luận. Người học có thể đồng ý hoặc phủ nhận một ý kiến nào
đó, trả lời các câu hỏi có nhiều lựa chọn, đăng phần trả bài, hoặc lựa chọn và bình chọn giữa hàng loạt bài trả
của người khác. Người dạy có thể thêm vào ảnh, video để nội dung bài học, phần thảo luận thêm sinh động
hơn.
Collaborative Classroom chỉ là một phần trong dự án hướng tới hoạt động thương mại của hãng Democrasoft.
Hoạt động theo nguyên tắc đơn giản và hiệu quả, Collaborative Classroom là địa chỉ hữu ích để trao đổi, thảo
luận, mời bạn bè tham gia… Collaborative Classroom sẽ miễn phí một năm, nếu đăng kí trước 31 - 10 tại đây.
4. Edublogs
Nền tảng blog tương tự Wordpress này chỉ hỗ trợ các hoạt động liên quan đến giáo dục. Ra mắt từ 2005 đến
nay, Edublogs đã thu hút hơn 1 triệu blog khác nhau của giáo viên và học sinh.
Đối tượng chính sử dụng Edublogs là sinh viên, học sinh học về báo chí có nhu cầu thảo luận cao, sinh viên
cần tạo không gian để trao đổi dự án, sinh viên có nhu cầu tạo các trang web của lớp… Với giải thưởng năm
2009 về nền tảng blog xuất sắc dành cho giáo dục, Edublogs đã chứng tỏ ưu thế của mình trong việc hỗ trợ
học tập và giáo dục. Người dùng có thể dễ dàng tích hợp nội dung từ blog vào các bài giảng trực tuyến.
Người dùng có thể chọn chế độ hiển thị công cộng hoặc riêng tư. Đây là một trong khá nhiều tính năng bảo
đảm an toàn cá nhân khác. Edublogs cung cấp hoàn toàn miễn phí. Với giá 3.33 USD/tháng, người dùng
không còn phải bận tâm với các thông tin quảng cáo, đồng thời có thể đăng kí hơn 50 blog cho sinh viên. Chi
tiết tại đây.
5. Kidblog
Kidblog có nhiều nét tương tự Edublogs. Kidblog thích hợp cho việc phát triển một hệ thống quản lý các blog
thành viên trong lớp.
Nếu bạn muốn xây dựng một kênh thông tin giữa các thành viên trong lớp của mình, đây thực sự là công cụ
hoàn hảo. Giao diện dễ tuỳ chỉnh hơn Edublogs, bạn cũng có thể tạo tài khoản, mật khẩu cho các học sinh,
giáo viên một cách dễ dàng. Giáo viên có thể chỉnh sửa hoặc gỡ bỏ bài viết của học sinh.
Giáo viên cũng có quyền kiểm soát cơ chế hiển thị của blog. Chẳng hạn, chỉ cho phép thành viên của lớp, gồm
giáo viên và học sinh và phụ huynh tham gia. Họ cũng có quyền mở cửa blog của mình. Đăng kí Ekidblog tại
đây.
6. Edmodo
Giao diện và tính năng của Edmodo tương đối giống với Facebook. Nhưng không giống mạng xã hội đình đám
này, Edmodo là môi trường chặt chẽ hơn mà người kiểm soát là giáo viên. Edmodo cho phép giáo viên và học
sinh chia sẻ ý tưởng, tập tin, bài tập. Giáo viên có thể sắp xếp các nhóm học sinh khác nhau và dễ dàng quản
lý ở trang quản trị duy nhất. Một khi được tổ chức thành các lớp học, người học có thể đăng tải phần bài làm
của mình, tham gia vào các lớp học cao hơn để “nâng cấp” trình độ.
Edmodo an toàn hơn rất nhiều so với Facebook. Người dùng cần phải có mật khẩu của từng nhóm học để có
thể xem các trang thảo luận. Một điểm chú ý là giáo viên có thể trao đổi riêng tư với từng học sinh, nhưng
người học thì không thể trao đổi riêng tư với nhau.
Một số tính năng thú vị khác của Edmodo như khả năng kết nối giữa các giáo viên, lịch trả bài tập, phiên bản di
động cho phép giáo viên quản trị trang thảo luận từ bất cứ nơi nào. Chi tiết tại đây.
7. TeacherTube, SchoolTube và YouTube
Đây là hai dự án dành cho giáo viên. Nguồn tư liệu tương đối phong phú, người dùng có thể bổ sung vào bài
giảng của mình video trực tuyến từ hai mạng xã hội này.
Điểm hạn chế của TeacherTube là vẫn có nội dung quảng cáo trong các video có trên trang.
Trong khi đó, SchoolTube không bị các nhà quản trị mạng trong trường học ngăn cấm, khi nội dung của
SchoolTube đều được kiểm duyệt khá kĩ. Tốc độ tải trang của SchoolTube không kém gì Youtube.
Một địa chỉ quen thuộc khác là Youtube. Không trang web chia sẻ video nào mạnh bằng Youtube ở thời điểm
hiện tại. Giáo viên có thể tạo lập một kênh video riêng, với nội dung định hướng để chia sẻ bài học với học
sinh. Hạn chế của Youtube là trang chia sẻ video này thường bị kiểm duyệt, video có nội dung tràn lan khiến
học sinh không tập trung.
NHẬT VƯƠNG (Tổng hợp) - TTO