Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 222 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO KHOA HỌC
Đề tài:

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Thị Nhƣ Liêm

Đà Nẵng, tháng 08/2010


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO KHOA HỌC
Tên đề tài: Phát triển dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thị Nhƣ Liêm
Phó chủ nhiệm đề tài: TS. Hồ Kỳ Minh
Thƣ ký đề tài: Th.S. Trần Nhƣ Quỳnh
Thời gian thực hiện: Từ 12/2008 đến 7/2010
Kinh phí đầu tƣ: 198.570.000 VNĐ
Tổ chức phối hợp nghiên cứu:
(1) Đại học Kinh tế Đà Nẵng
(2) Sở Công Thƣơng
(3) Sở Giao thông, vận tải
(4) Sở Văn hóa, thể thao và du lịch
(5) Sở Xây dựng


(6) Sở Tài chính
(7) Sở Y tế
(8) Sở Giáo dục và Đào tạo
(9) Sở Thông tin-Truyền thông
Cá nhân phối hợp nghiên cứu:
(1) TS. Nguyễn Thanh Liêm
(2) TS. Võ Thị Thúy Anh
(3) ThS. Ông Nguyên Chƣơng
(4) ThS. Đinh Thị Hoa Mỹ
(5) ThS. Bùi Ngọc Nhƣ Nguyệt
(6) ThS. Võ Hồ Bảo Hạnh
(7)ThS. Nguyễn Việt Quốc

Đà Nẵng, tháng 08/2010


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................. IV
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................................... V
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................................... VI
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................................................... VII
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. VIII
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... VIII
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................. VIII
3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... IX
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... IX
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... IX
CHƢƠNG 1 ........................................................................................................................................... 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU VỰC DỊCH VỤ ...................................................................................... 1
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI DỊCH VỤ .......................................................... 1

1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................................... 1
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ .................................................................................. 5
1.1.3. Phân loại dịch vụ ................................................................................................................ 6
1.2. VAI TRÕ CỦA DỊCH VỤ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI ................................ 9
1.2.1. Đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế ................................................................................... 10
1.2.2. Tạo ra việc làm và thu nhập ............................................................................................. 11
1.2.3. Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ....................................................................... 12
1.2.4. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu................................................................................. 13
1.2.5. Đóng góp quyết định vào phát triển xã hội và con ngƣời ................................................ 13
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC
DỊCH VỤ ........................................................................................................................................ 14
1.3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng của khu vực dịch vụ .................................... 14
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển khu vực dịch vụ trong nền kinh tế ........................... 18
1.4. KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM ............................................... 21
1.4.1. Những cam kết của Việt Nam với WTO và các hiệp định thƣơng mại song phƣơng về dịch
vụ ................................................................................................................................................ 21
1.4.2. Khung pháp lý điều chỉnh dịch vụ ở Việt Nam ............................................................... 23
1.5. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI . 24
1.5.1. Sự phát triển của dịch vụ trên thế giới ............................................................................. 24
1.5.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ của một số quốc gia, vùng lãnh thổ ............................... 27
1.5.3. Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng nhằm phát triển dịch vụ của nền kinh tế địa
phƣơng ....................................................................................................................................... 40
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ...................................................................................................................... 48
CHƢƠNG 2 ......................................................................................................................................... 49
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN
1997-2009 ............................................................................................................................................ 49
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................... 49
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................................ 49
2.1.2. Đặc điểm kinh tế .............................................................................................................. 49
2.1.3. Dân số và lao động ........................................................................................................... 56

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ....... 59
2.2.1. Tốc độ tăng trƣởng và đóng góp của dịch vụ vào tăng trƣởng GDP ............................... 59
2.2.2. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ................................................................ 61
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực dịch vụ .......................................................... 61
2.2.4. Vốn đầu tƣ vào khu vực dịch vụ ...................................................................................... 63
I


2.2.5. Lao động và việc làm trong khu vực dịch vụ ................................................................... 66
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ PHÂN NGÀNH TRONG KHU VỰC DỊCH VỤ CỦA
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................................................................................................. 67
2.3.1. Dịch vụ du lịch ................................................................................................................. 67
2.3.2. Thƣơng mại ...................................................................................................................... 73
2.3.3. Dịch vụ bƣu chính-viễn thông.......................................................................................... 78
2.3.4. Dịch vụ vận tải, kho bãi ................................................................................................... 81
2.3.5. Dịch vụ tài chính, tín dụng ............................................................................................... 86
2.3.6. Dịch vụ giáo dục, đào tạo................................................................................................. 89
2.3.7. Dịch vụ y tế ...................................................................................................................... 93
2.3.8. Dịch vụ bất động sản ........................................................................................................ 95
2.3.9. Dịch vụ giải trí ................................................................................................................. 99
2.4. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................................................ 100
2.4.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ QLNN đối với các ngành dịch vụ ................... 100
2.4.2. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng ......................................................................................................................................... 101
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................................................ 103
2.5.1. Điểm mạnh ..................................................................................................................... 103
2.5.2. Điểm yếu ........................................................................................................................ 104
2.5.3. Tồn tại ............................................................................................................................ 104
2.5.4. Nguyên nhân tồn tại ....................................................................................................... 105

CHƢƠNG 3 ....................................................................................................................................... 109
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN
NĂM 2020 ......................................................................................................................................... 109
3.1 DỰ BÁO PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 ...... 109
3.1.1. Dự báo xu hƣớng phát triển dịch vụ .............................................................................. 109
3.1.2. Cơ hội, thách thức .......................................................................................................... 116
3.1.3. Dự báo phát triển khu vực dịch vụ của thành phố đến năm 2020 .................................. 117
3.2 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN ................................................................................................. 128
3.2.1. Quan điểm phát triển ...................................................................................................... 128
3.2.2. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................................... 128
3.2.3. Các mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 129
3.3 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN .............................................................................................. 132
3.3.1. Định hƣớng phát triển chung ......................................................................................... 132
3.3.2. Định hƣớng phát triển một số phân ngành dịch vụ ........................................................ 133
3.4. LỰA CHỌN CÁC PHÂN NGÀNH DỊCH VỤ ƢU TIÊN PHÁT TRIỂN ........................... 140
3.4.1. Tiêu chí lựa chọn ............................................................................................................ 140
3.4.2. Lựa chọn các phân ngành dịch vụ ƣu tiên phát triển ..................................................... 141
3.4.3. Định hƣớng phát triển dịch vụ theo không gian đô thị .................................................. 141
3.4.4. Các dự án trọng điểm ..................................................................................................... 142
3.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ ............................................... 142
3.5.1. Các giải pháp đột phá ..................................................................................................... 143
3.5.2. Các giải pháp hỗ trợ ....................................................................................................... 144
3.6. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................... 149
3.6.1. Đối với Chính phủ .......................................................................................................... 149
3.6.2. Đối với thành phố Đà Nẵng ........................................................................................... 150
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .................................................................................................................... 152
KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƢỚC ................................................................................. 155
II



TÀI LIỆU THAM KHẢO NƢỚC NGOÀI .................................................................................. 157
PHỤ LỤC .......................................................................................................................................... 155

III


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
AFTA
ASEAN
ATM
BHYT
BLDS
BOT
BT
BTO
CNH-HĐH
CNTT
EDB
FDI
GATS
GDP
GO
GSO
ICT
KDBH
MDGs
MICE

MIDA
MITI
NHTM
ODA
OECD
PPP
QLNN
SNA
TNHH
TTTM
UBND
UNCTAD
UNSD
VCCI
VNĐ
WTO

Ngân hàng phát triển Châu Á
Khu vực mậu dịch tự do của các nƣớc Đông Nam Á
Hiệp Hội Đông Nam Á
Máy rút tiền tự động
Bảo hiểm y tế
Bộ luật dân sự
Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao
Hợp đồng xây dựng-chuyển giao
Hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh
Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
Công nghệ thông tin
Hội đồng phát triển kinh tế Singapore
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ
Tổng sản phẩm quốc dân
Tổng giá trị sản xuất
Tổng cục thống kê Việt Nam
Công nghệ thông tin và truyền thông
Kinh doanh bảo hiểm
Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
Du lịch kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện
Cơ quan quản lý phát triển công nghiệp Malaysia
Bộ thƣơng mại và công nghiệp quốc tế
Ngân Hàng Thƣơng Mại
Hỗ trợ phát triển chính thức
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Cơ chế Hợp tác Công- Tƣ
Quản lý nhà nƣớc
Hệ thống tài khoản quốc gia
Trách nhiệm hữu hạn
Trung Tâm Thƣơng Mại
Ủy Ban Nhân Dân
Hội nghị của Liên Hợp Quốc về thƣơng mại và phát triển
Ủy Ban Thống kê liên hợp quốc
Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
Việt Nam Đồng
Tổ chức thƣơng mại thế giới

IV


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Xuất khẩu thƣơng mại dịch vụ trên thế giới ........................................................................ 13

Bảng 2.1 Tốc độ tăng trƣởng các nhóm ngành kinh tế TP Đà Nẵng.................................................. 51
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động thành phố Đà Nẵng phân theo nhóm ngành kinh tế.................................. 53
Bảng 2.3 Tình hình dân số của thành phố Đà Nẵng từ năm 2000 đến 2008 ....................................... 56
Bảng 2.4 Lao động và việc làm của thành phố Đà Nẵng .................................................................... 57
Bảng 2.5 Tình hình nguồn lao động thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000-2008 .................................. 58
Bảng 2.6 Cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng theo hiện hành ............................................................. 59
Bảng 2.7 Tốc độ tăng và đóng góp vào tăng trƣởng GDP .................................................................. 60
Bảng 2.8 Đóng góp của các ngành dịch vụ vào tăng trƣởng GDP ..................................................... 62
Bảng 2.9 Vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Theo giá hiện hành) ..................... 63
Bảng 2.10 Vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Theo giá hiện hành) ................... 64
Bảng 2.11 Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đăng ký theo lĩnh vực, ngành nghề ....................................... 65
Bảng 2.12 Lao động làm việc trong khu vực dịch vụ ......................................................................... 66
Bảng 2.13 Đóng góp của ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng vào tăng trƣởng GDP ......................... 67
Bảng 2.14 Lƣợng khách du lịch đến Đà Nẵng phân theo lữ hành phục vụ và lƣu trú phục vụ .......... 69
Bảng 2.15 Cơ cấu tổng mức bán hàng hóa và dịch vụ xã hội ............................................................. 75
Bảng 2.16 Lao động trong lĩnh vực thƣơng mại của TP Đà Nẵng ...................................................... 76
Bảng 2.17 Đóng góp của ngành bƣu chính viễn thông vào cơ cấu GDP của khu vực dịch vụ ........... 78
Bảng 2.18 So sánh mạng điểm phục vụ các quận, huyện trên địa bàn thành phố ............................... 79
Bảng 2.19 Hiện trạng dịch vụ viễn thông thành phố Đà Nẵng ........................................................... 80
Bảng 2.20 Đóng góp của ngành vận tải, kho bãi vào cơ cấu GDP của khu vực dịch vụ .................... 81
Bảng 2.21 Khối lƣợng hàng hóa vận chuyển theo từng loại hình vận tải ........................................... 84
Bảng 2.22 Vận chuyển hành khách theo từng loại hình vận tải .......................................................... 85
Bảng 2.23 Đóng góp của ngành tài chính, tín dụng vào tăng trƣởng GDP ......................................... 86
Bảng 2.24 Tổng huy động và dƣ nợ cho vay trên địa bàn thành phố năm 2000 – 2009 ..................... 87
Bảng 2.25 Tình hình đóng góp vào NSNN của các đơn vị kế toán, kiểm toán................................... 88
Bảng 2.26 Đóng góp của ngành giáo dục, đào tạo vào tăng trƣởng GDP .......................................... 89
Bảng 2.27 Chi thƣờng xuyên ngân sách địa phƣơng đối với giáo dục, đào tạo .................................. 90
Bảng 2.28 Các chỉ số giáo dục chính tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2004-2009 ........................... 92
Bảng 2.29 Đóng góp của ngành y tế vào tăng trƣởng GDP ................................................................ 93
Bảng 2.30 Danh sách các sàn giao dịch bất động sản đã đăng ký của thành phố Đà Nẵng ................ 97

Bảng 2.31 Số sàn giao dịch bất động sản đã đăng ký ......................................................................... 98
Bảng 3.1 Giá trị và tốc độ tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu thƣơng mại dịch vụ ........................ 112
Bảng 3.2 Tốc độ tăng trƣởng GDP của khu vực dịch vụ của Việt Nam ........................................... 114
Bảng 3.3 Mô tả thống kê các biến .................................................................................................... 117
Bảng 3.4 Mô tả thống kê dữ liệu khu vực dịch vụ (Theo giá cố định 1994).................................... 118
Bảng 3.5 Mô tả thống kê dữ liệu khu vực dịch vụ (Theo giá thực tế).............................................. 118
Bảng 3.6 Dự báo qui mô GDP của các phân ngành dịch vụ đến năm 2015 .................................... 120
Bảng 3.7 Dự báo tốc độ tăng trƣởng GDP hằng năm của các phân ngành dịch vụ ......................... 121
Bảng 3.8 Dự báo qui mô GDP của các phân ngành dịch vụ 2011- 2015 ......................................... 121
Bảng 3.9 Dự báo chuyển dịch cơ cấu của các phân ngành dịch vụ 2011-2015 ............................... 121
Bảng 3.10 Dự báo qui mô GDP của các phân ngành dịch vụ 2015- 2016 ........................................ 122
Bảng 3.11 Dự báo tốc độ tăng trƣởng GDP hằng năm của các phân ngành dịch vụ ........................ 122
Bảng 3.12 Dự báo qui mô GDP của các phân ngành dịch vụ 2011- 2015 ........................................ 123
Bảng 3.13 Dự báo chuyển dịch cơ cấu của các phân ngành dịch vụ 2016-2020 .............................. 123
Bảng 3.14 Dự báo qui mô GDP và tốc độ tăng trƣởng của khu vực dịch vụ đến năm 2020 ............ 123
Bảng 3.15 Kết quả các ƣớc lƣợng hồi qui hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng ............................ 124
Bảng 3.16 Kết quả dự báo 2011-2020 ............................................................................................... 126
V


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP, 1985-2008 ......................................................... 11
Hình 1.2 Thu nhập bình quân đầu ngƣời và tỷ trọng của khu vực dịch vụ, 2006 ............................... 11
Hình 1.3 Phân bố của FDI theo khu vực trên thế giới và các nƣớc đang phát triển............................ 12
Hình 2.1 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế thành phố Đà Nẵng ................................................................... 50
Hình 2.2 Cơ cấu kinh tế TP Đà Nẵng phân theo nhóm ngành ............................................................ 52
Hình 2.3 Cơ cấu thành phần kinh tế trong GDP của TP Đà Nẵng ...................................................... 53
Hình 2.4 Tỷ lệ vốn đầu tƣ so với GDP của thành phố Đà Nẵng ......................................................... 54
Hình 2.5 Cơ cấu đầu tƣ của TP Đà Nẵng phân theo nhóm ngành kinh tế........................................... 54
Hình 2.6 Tỷ trọng các nguồn vốn đầu tƣ tại Đà Nẵng ........................................................................ 55

Hình 2.7 Số dự án và lƣợng vốn FDI của Đà Nẵng tính đến 31/12 hàng năm (1997-2009)............... 55
Hình 2.8 Tốc độ tăng trƣởng của khu vực dịch vụ và tốc độ tăng trƣởng GDP.................................. 60
Hình 2.9 Cơ cấu kinh tế của các thành phố lớn năm 2000 và 2008 .................................................... 61
Hình 2.10 Cơ cấu FDI theo ngành nghề thành phố Đà Nẵng đến năm 2009 ...................................... 64
Hình 2.11 Cơ cấu và năng suất lao động của thành phố Đà Nẵng ...................................................... 66
Hình 2.12 Lƣợng khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng .................................................................... 68
Hình 2.13 Thành phần khách du lịch quốc tế đến thành phố Đà Nẵng năm 2009 .............................. 69
Hình 2.14 Doanh thu dịch vụ du lịch phân theo doanh thu dịch vụ và doanh thu lữ hành ................. 70
Hình 2.15 Hoạt động khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ...................................................... 71
Hình 2.16 Số lƣợng các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ........................ 71
Hình 2.17 GDP thƣơng mại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2009 .............................................. 74
Hình 2.18 Tốc độ tăng trƣởng GDP thƣơng mại và tốc độ tăng trƣởng GDP .................................... 74
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2009 ............................................................................................ 74
Hình 2.19 Tỷ trọng của GDP thƣơng mại so với GDP ....................................................................... 75
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2009 ............................................................................................ 75
Hình 2.20 Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đăng ký theo lĩnh vực, ngành nghề ................................ 96
vào thành phố Đà Nẵng ....................................................................................................................... 96

VI


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Định nghĩa dịch vụ của Hill (1977) ...................................................................................... 2
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc khu vực dịch vụ ......................................................... 101

VII


PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong vài thập kỷ qua, sự đóng góp của khu vực dịch vụ vào tăng trƣởng kinh tế đã và đang
ngày càng thu hút nhiều hơn sự chú ý của các nhà kinh tế cũng nhƣ các nhà hoạch định chính sách.
Thực tiễn phát triển khu vực dịch vụ của thành phố Đà Nẵng trong thời gian gần đây cho thấy có nhiều
chuyển biến tích cực. Cơ cấu kinh tế của thành phố đang có sự chuyển dịch từ công nghiệp-dịch vụnông nghiệp sang dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp. Khu vực dịch vụ là khu vực có tỷ trọng cao nhất
trong cơ cấu GDP với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng GDP của
thành phố và luôn đạt cao hơn mức trung bình của cả nƣớc.
Tuy nhiên, nền kinh tế của thành phố Đà Nẵng vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức nhƣ cơ cấu
kinh tế chuyển dịch chậm, qui mô và tốc độ tăng trƣởng của một số phân ngành dịch vụ vẫn chƣa cao
đặc biệt đối với các phân ngành dịch vụ có giá trị lớn.
Ngoài ra, ở Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, nhiều vấn đề về dịch vụ còn
chƣa đƣợc hiểu một cách thấu đáo và sự phát triển của khu vực này vẫn chƣa thực sự đƣợc quan tâm
đúng mức. Mặc dù đã có một số Sở, Ngành xây dựng quy hoạch phát triển cho một số ngành dịch vụ cụ
thể nhƣng những nghiên cứu này chỉ tập trung đối với một số ngành dịch vụ nhƣ thƣơng mại, dịch vụ
tài chính ngân hàng, bƣu chính viễn thông và dịch vụ bảo hiểm; trong khi đó, một số ngành dịch vụ có
vai trò không kém phần quan trọng đối với tăng trƣởng của thành phố thì lại chƣa đƣợc quan tâm nhƣ
dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ giáo dục và đào tạo…Hơn nữa, tính đến thời điểm
hiện nay, ngoài những nghiên cứu này ra vẫn chƣa có những nghiên cứu nào đi sâu phân tích vai trò và
thực trạng của khu vực dịch vụ Đà Nẵng trong thời gian qua.
Để thực hiện Nghị quyết 33 của Bộ chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng
trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, trong đó phấn đấu đƣa Đà Nẵng trở thành “trung tâm
thương mại, du lịch và dịch vụ, là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển
vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm văn hóa-thể thao, giáo dục-đào tạo và khoa học công nghệ
của miền Trung”, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ thành phố
Đà Nẵng lần thứ XIX đã đề ra, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng đã phối hợp cùng
PGS.TS Nguyễn Thị Nhƣ Liêm thực hiện đề tài: “Phát triển dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
đến năm 2020”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Cung cấp cơ sở lý luận liên quan đến dịch vụ và phát triển khu vực dịch vụ bao gồm: các khái
niệm và phân loại dịch vụ, vai trò của dịch vụ đối với tăng trƣởng kinh tế; các nhân tố ảnh hƣởng đến
sự phát triển của khu vực dịch vụ và các tiêu chí đánh giá.

- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ của một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và
rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ cho thành phố Đà Nẵng
- Xác định và tìm hiểu các vấn đề pháp lý điều chỉnh dịch vụ
VIII


- Đánh giá thực trạng phát triển của khu vực dịch vụ và một số phân ngành dịch vụ có vai trò
quyết định đối với tăng trƣởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 1997-2009.
- Đề xuất mục tiêu, định hƣớng phát triển cùng với các giải pháp và kiến nghị đối với chính phủ,
thành phố Đà Nẵng nhằm phát triển khu vực dịch vụ của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
- Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng của các năm 2000, 2004, 2006, 2010.
- Báo cáo hàng năm của các Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Công Thƣơng, Sở Giao thông, Vận tải, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở
Thông tin, Truyền thông, Cảng Đà Nẵng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ (IPC), Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh thành phố Đà Nẵng.
- Dự thảo Quy hoạch các ngành dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
- Số liệu điều tra khách du lịch đến Đà Nẵng trong năm 2010 của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh
tế - Xã hội Đà Nẵng.
- Số liệu thống kê kinh tế - xã hội của 63 tỉnh, thành phố đƣợc xuất bản bởi Tổng Cục Thống Kê.
- Một số trang thông tin điện tử khác.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

Phƣơng pháp phân tích thống kê, so sánh, hệ thống
Phƣơng pháp chuyên gia
Phƣơng pháp định lƣợng
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu: Khu vực dịch vụ và một số phân ngành dịch vụ.
- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 1997 – 2020.

- Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn TP Đà Nẵng trong mối liên kết với khu vực miền Trung
và Tây Nguyên, cả nƣớc và Hành lang kinh tế Đông – Tây.

IX


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU VỰC DỊCH VỤ
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI DỊCH VỤ
1.1.1. Khái niệm
Có một thực tế là cho đến nay vẫn tồn tại sự đồng thuận chƣa cao về định nghĩa và cách phân loại
dịch vụ cả trong học thuật và hạch toán tài khoản quốc gia. Những bất cập trong cách phân loại và định
nghĩa dịch vụ đã làm giảm chất lƣợng, tính liên tục và độ phân tán của dữ liệu liên quan. Chính những
khó khăn trong việc tìm ra định nghĩa chung về các dịch vụ thƣờng dẫn đến việc ƣớc lƣợng không đúng
qui mô sản lƣợng đầu ra từ khu vực dịch vụ. Những khó khăn này xuất phát từ những đặc điểm vốn có
của dịch vụ (Kanapathy, 2003). Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu cố gắng chỉ ra những đặc trƣng riêng
để mô tả khu vực dịch vụ (Daniels 1985, Marshall và Wood 1995, Riddle 1986), nhƣng các nghiên cứu
này đều cho thấy chính tính đa dạng của các hoạt động và kinh doanh dịch vụ đã làm cho việc đƣa ra
một định nghĩa chung về dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Charles (1992) cho rằng một yếu tố quan trọng
khi đƣa ra khái niệm về dịch vụ là cần phải nhận biết đƣợc tính chất đa dạng và phức tạp của các hoạt
động dịch vụ. Mặt khác, đặc điểm chung nhất của tất cả các hoạt động dịch vụ đó là “tính vô hình”.
Ngoài đặc điểm này ra, khó có thể xác định những đặc điểm chung cho dịch vụ . Những định nghĩa
truyền thống của dịch vụ chủ yếu dựa vào tính tƣơng đối vô hình của dịch vụ, tính không tách rời giữa
sản xuất và tiêu dùng hay tính thâm dụng lao động của dịch vụ cao hơn so với khu vực sản xuất
(Kanapathy, 2003). Tạp chí The Economist đã mô tả dịch vụ là "bất cứ thứ gì bạn có thể mua và bán
nhưng không thể đánh rơi nó xuống dưới chân bạn". Chẳng hạn nhƣ đối với các dịch vụ sửa chữa, dạy
học, dịch vụ cắt tóc, dịch vụ ăn uống trong nhà hàng, quá trình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ
ở đây xảy ra cùng lúc và hai hoạt động này không thể tách rời nhau. Tuy nhiên, Urry (1995) đã chỉ ra
rằng những cải tiến trong công nghệ thông tin đã giúp những hoạt động dịch vụ có thể đƣợc sản xuất ở
một nơi, vào một thời điểm nhƣng lại đƣợc tiêu dùng ở một nơi khác, vào một thời điểm khác (nhƣ các

cửa hàng bán thức ăn mang về - take away meals) hay một số dịch vụ vẫn có “tính hữu hình” nhƣ các
phần mềm máy tính. Do vậy các định nghĩa truyền thống về dịch vụ đã bộc lộ những hạn chế. Hơn nữa,
việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT-Information and Commnunication
Technology) trong sản xuất và lƣu chuyển hàng hóa của một số ngành dịch vụ nhƣ tài chính, vận tải và
viễn thông làm cho dịch vụ trở thành ngành thâm dụng cao về công nghệ và vốn – quan điểm này hoàn
toàn trái ngƣợc với với quan điểm truyền thống khi xem dịch vụ nhƣ là ngành thâm dụng lao động.
Nhiều nghiên cứu sau đó cũng cố gắng để đƣa ra khái niệm tổng quát hơn về dịch vụ. Những
khái niệm này chủ yếu dựa vào mối quan hệ giữa đối tƣợng sản xuất và đối tƣợng tiêu dùng dịch vụ
nhƣ: giáo viên và học sinh, ngƣời bán và ngƣời mua, nhà tƣ vấn và khách hàng... Trong đó, Hill (1977)
định nghĩa “Dịch vụ là sự thay đổi về điều kiện của một người hay một hàng hóa thuộc một đơn vị kinh
tế và những sự thay đổi này được tạo ra từ hoạt động của một đơn vị kinh tế khác”. Định nghĩa của
Hill về sau đã đƣợc Gadrey (2002) mô tả dƣới dạng hình vẽ sau:

1


Sơ đồ 1.1. Định nghĩa dịch vụ của Hill (1977)
A-Đối tƣợng cung cấp dịch vụ
Tổ chức công hoặc tƣ nhân
Cá nhân
Hiệp hội, các tổ chức

B-Đối tƣợng sử dụng dịch vụ
Cá nhân, hộ gia đình
Nhà sản xuất, tổ chức tƣ nhân
Tổ chức công cộng, quốc gia…

Các tƣơng tác và mối quan hệ về
dịch vụ


Tƣơng tác giữa A và C

Tƣơng tác của B
vào C.
Hình thức sở hữu
của B trên C

C-Thực thể đƣợc A chuyển giao
hoặc vận hành theo yêu cầu của B
Hệ thống vật chất hoặc hàng hóa
Thông tin đƣợc mã hóa

Nguồn: Gadrey (2002)
Theo định nghĩa này, thông qua các tƣơng tác dịch vụ mà đối tƣợng cung cấp dịch vụ là A sẽ
làm thay đổi C (hàng hóa, thông tin, cá nhân hay tổ chức) thuộc sở hữu của đối tƣợng sử dụng dịch vụ
là B (cá nhân, doanh nghiệp, chủ thể công cộng). Hệ thống tài khoản quốc gia của Ủy ban thống kê liên
hợp quốc (SNA) 1993 cũng đã dựa vào định nghĩa này của Hill để xây dựng khái niệm dịch vụ. Mặc dù
định nghĩa của Hill đã thỏa mãn nhiều điều kiện so với các định nghĩa dịch vụ trƣớc đó nhƣng nó vẫn
chƣa đƣợc sử dụng phổ biến rộng rãi. Gadrey (2000) chỉ ra rằng định nghĩa của Hill về dịch vụ chủ yếu
dựa trên mối quan hệ giữa đối tƣợng sản xuất và đối tƣợng tiêu dùng nhƣng trên thực tế, vẫn có nhiều
hoạt động dịch vụ có ít hoặc thậm chí là không liên quan đến mối quan hệ này và định nghĩa này chỉ
liên quan đến quá trình sản xuất mà không đề cập đến đầu ra của quá trình sản xuất. Thêm vào đó, một
hạn chế trong định nghĩa của Hill là đã đề cập đến yếu tố “sự thay đổi về điều kiện” mà theo ông đó
chính là “những tác động hữu ích có tính chất lâu dài”, nhƣng quan sát thực tế cho thấy có rất nhiều
loại cung ứng dịch vụ mà không tạo ra sự tác động nào (nhƣ khách sạn, bán lẻ, các công ty viễn thông).
Khi nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của dịch vụ ngày càng quan trọng và dịch vụ đã trở
thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau. Do vậy mà có nhiều khái niệm về dịch vụ theo
nghĩa rộng hẹp khác nhau (Sieh, 2000).
Cách hiểu thứ nhất
Theo nghĩa rộng: dịch vụ đƣợc xem là một ngành kinh tế thứ ba (Clark, 1957 và Fisher, 1939).

Với cách hiểu này, tất cả các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành nông nghiệp và công nghiệp đều
đƣợc xem là thuộc ngành dịch vụ. Tuy nhiên, định nghĩa này gặp một trở ngại là do không có sự phân
biệt rõ ràng giữa các ngành nên có những hoạt động không đƣợc thống nhất phải xếp vào ngành nào, ví
dụ hoạt động xây dựng từ trƣớc vẫn đƣợc liệt vào ngành công nghiệp nhƣng đến nay lại đƣợc chuyển
sang ngành dịch vụ. Rất nhiều nƣớc đang phát triển thƣờng thống kê hoạt động xây dựng vào ngành
công nghiệp, chứ không phải là dịch vụ, khiến cho tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP lại càng có
khoảng cách kém xa hơn so với tỷ trọng này ở các nƣớc phát triển. Hoặc các dịch vụ bổ sung cho các
2


lĩnh vực nhƣ nông nghiệp, đánh cá, lâm nghiệp, khai thác mỏ, chế tạo,… đƣợc coi là các dịch vụ
thƣơng mại, tuy nhiên trong hệ thống tài khoản quốc gia, các hoạt động này thƣờng đƣợc xếp vào nhóm
sản xuất hàng hóa.
Theo nghĩa hẹp: dịch vụ đƣợc hiểu là phần mềm của sản phẩm, hỗ trợ cho khách hàng trƣớc,
trong và sau khi bán.
Cách hiểu thứ hai
Theo nghĩa rộng: Dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quả của chúng không
tồn tại dƣới hình dạng vật thể. Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cả các lĩnh vực với trình độ cao, chi
phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, môi trƣờng của từng quốc gia, khu vực nói riêng
và toàn thế giới nói chung. Ở đây dịch vụ không chỉ bao gồm những ngành truyền thống nhƣ: giao
thông vận tải, du lịch, ngân hàng, thƣơng mại, bảo hiểm, bƣu chính viễn thông mà còn lan toả đến các
lĩnh vực rất mới nhƣ: dịch vụ văn hoá, hành chính, bảo vệ môi trƣờng, dịch vụ tƣ vấn.
Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là làm một công việc cho ngƣời khác hay cộng đồng, là một việc mà
hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của con ngƣời, nhƣ: vận chuyển, sửa chữa và bảo dƣỡng
các thiết bị máy móc hay công trình.
Việc quan niệm theo nghĩa rộng hẹp khác nhau về dịch vụ, một mặt tùy thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia trong một thời kỳ lịch sử cụ thể; mặt khác, còn tùy thuộc vào phƣơng
pháp luận kinh tế của từng quốc gia. Những quan niệm khác nhau sẽ có ảnh hƣởng khác nhau đến chất
lƣợng dịch vụ, đến qui mô, cũng nhƣ tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA- System of National Accounts) năm 1993 của Ủy Ban thống

kê Liên Hiệp Quốc định nghĩa: “Dịch vụ là những thực thể tồn tại không thể tách rời quyền chủ sở hữu
thể hiện trên đó. Dịch vụ không thể được mua bán tách rời với quá trình sản xuất của nó. Dịch vụ là
các sản phẩm không đồng nhất sản xuất theo đặt hàng và bao gồm sự thay đổi điều kiện của các đơn vị
tiêu dùng được nhà cung cấp thực hiện theo nhu cầu của người tiêu dùng”1.
Tuy nhiên, sau đó hệ thống SNA 1993 phát biểu làm rõ thêm định nghĩa trên nhƣ sau: “Sản
phẩm của các ngành dịch vụ cũng có nhiều đặc tính giống hàng hóa đó là có thể được lưu trữ, lưu kho,
thông tin và chia sẻ thông tin, tư vấn và trình diễn theo nghĩa rộng nhất, chẳng hạn như thông tin, tin
tức, báo cáo tư vấn, các chương trình máy tính, phim ảnh, âm nhạc, v.v… Sản phẩm dịch vụ có thể gắn
liền với quyền sở hữu trên đó hoặc cũng có thể lưu trữ dưới dạng vật chất như giấy tờ, băng đĩa, v.v…
và được mua bán như hàng hóa bình thường. Cho dù được mô tả dưới dạng là hàng hóa hay dịch vụ,
các sản phẩm này đều có một đặc điểm chính là chúng có thể được sản xuất bởi một bên nhưng vẫn có
thể cung cấp cho một bên khác sử dụng. Đây chính là điểm làm thuận lợi cho việc phân loại lao động
và phân loại các thị trường mới nổi”2. Theo cách định nghĩa này, một số hoạt động đƣợc liệt kê vào
dịch vụ điển hình nhƣ bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, khách sạn, cấp dƣỡng, vận tải, bƣu chính, viễn thông,
1

OECD (Organization for Economic Co-operation and Development). Industry and Service Statistic, What Exactly are
Services?. Tải từ />
2

OECD (Organization for Economic Co-operation and Development). Industry and Service Statistic, What Exactly are
Services?. Tải từ Cập nhật ngày 15/01/2010
3


tài chính, bảo hiểm, bất động sản, cho thuê tài sản, hoạt động liên quan tới máy tính, nghiên cứu,
chuyên môn nghề nghiệp, tiếp thị, quảng bá và các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác, quản lý nhà
nƣớc, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, xã hội, vệ sinh môi trƣờng, hoạt động cộng đồng, nghe nhìn, giải
trí, văn hóa, dịch vụ cá nhân và nội địa. 3
Tuy nhiên, mới đây Ủy ban thống kê liên hợp quốc4 (UNSD-United Nations Statistics Division)

đã đƣa ra một phiên bản mới SNA 2008 với nhiều sửa đổi, bổ sung so với SNA 1993. Trong đó, khái
niệm về khu vực dịch vụ cũng có nhiều thay đổi. Theo SNA 2008, sản xuất là hoạt động của nền kinh
tế mà trong đó doanh nghiệp sử dụng các đầu vào để sản xuất ra các đầu ra. Đầu ra của sản xuất bao
gồm hàng hóa và dịch vụ (kể cả những sản phẩm có hàm lƣợng tri thức cao-knowledge capturing
proudcts). Quá trình sản xuất dịch vụ bắt buộc giới hạn trong các hoạt động mà có thể đƣợc thực hiện
bởi một đơn vị nào đó để phục vụ cho lợi ích của một đơn vị khác. Nếu không nhƣ vậy, thì dịch vụ sẽ
không phát triển và không tồn tại thị trƣờng cho khu vực dịch vụ. Trong một số trƣờng hợp, đơn vị sản
xuất dịch vụ có thể sản xuất dịch vụ để tự phục vụ cho lợi ích của mình với điều kiện hoạt động đó phải
là những hoạt động có thể đƣợc thực hiện bởi các đơn vị khác. Theo đó, dịch vụ đƣợc định nghĩa: Dịch
vụ là kết quả của quá trình sản xuất mà có thể làm thay đổi các điều kiện của các đơn vị tiêu dùng,
hoặc thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa hoặc tài sản tài chính. Có thể thấy đây là khái niệm đầy đủ
nhất so với các khái niệm đã có từ trƣớc. Tuy nhiên, việc đƣa ra khái niệm dịch vụ theo hệ thống SNA
2008 chỉ mang tính chất tham khảo. Vì trên thực tế hiện nay, cách phân loại và hạch toán tài khoản
quốc gia của khu vực dịch vụ ở Việt Nam vẫn dựa trên phiên bản của SNA 1993.
Để tạo ra một cách hiểu nhất quán về khái niệm dịch vụ nhằm xây dựng chính sách chung điều
chỉnh lĩnh vực này trong phạm vi các nƣớc thành viên, một số tổ chức quốc tế nhƣ IMF, WTO,… đã
hƣớng đến một định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Tuy nhiên, cho đến nay điều này vẫn chƣa thực hiện
đƣợc. Thay vào đó họ đã tiếp cận khái niệm này bằng cách xác định phạm vi những lĩnh vực đƣợc coi
là dịch vụ, căn cứ vào 4 phƣơng thức di chuyển (cơ học) qua biên giới, tại thời điểm cung cấp dịch vụ
giữa ngƣời cung cấp dịch vụ và ngƣời tiêu dùng dịch vụ5: (1) cung cấp qua biên giới là phƣơng thức
theo đó dịch vụ đƣợc cung cấp từ lãnh thổ của một thành viên sang lãnh thổ của thành viên khác mà
không có sự di chuyển từ lãnh thổ này sang lãnh thổ khác giữa ngƣời cung cấp và ngƣời tiêu dùng dịch
vụ; (2) tiêu dùng ngoài lãnh thổ là phƣơng thức theo đó ngƣời tiêu dùng của một thành viên di chuyển
sang lãnh thổ của một thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ; (3) sự hiện diện thương mại là phƣơng
thức theo đó nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên thiết lập các công ty, chi nhánh…trên lãnh thổ
của thành viên khác để cung cấp dịch vụ; (4) sự hiện diện thể nhân là phƣơng thức theo đó thể nhân
cung cấp dịch vụ của một thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch
vụ.
Nhƣ vậy, có thể kết luận vì khái niệm về dịch vụ chƣa đƣợc thống nhất nên tùy theo mục tiêu và
phạm vi nghiên cứu để lựa chọn khái niệm dịch vụ phù hợp. Do có sự hạn chế về số liệu thống kê nên

3

OECD (Organization for Economic Co-operation and Development). Industry and Service Statistic, What Exactly are
Services?. Tải từ Cập nhật ngày 15/01/2010
4

/>
5

Definition of Services Trade and Modes of Supply. Tải từ
Cập nhật ngày 15/01/2010.
4


đề tài này sẽ sử dụng khái niệm dịch vụ của SNA 1993. Theo đó, khu vực dịch vụ bao hàm cả hoạt
động thƣơng mại. Trong đó, thƣơng mại - dịch vụ đƣợc xem xét với tƣ cách một ngành kinh tế thực
hiện quá trình lƣu thông, trao đổi hàng hóa và thực hiện các công việc phục vụ tiêu dùng của sản xuất
và dân cƣ trên thị trƣờng.
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ
1.1.2.1. Tính vô hình
Dịch vụ có tính vô hình, tính phi vật chất. Dịch vụ không tồn tại dƣới dạng vật thể nên không thể
nhìn thấy, cầm nắm,… do vậy ngƣời ta không thể biết đƣợc chất lƣợng của dịch vụ trƣớc khi tiêu dùng
nó. Một bà mẹ không thể biết đƣợc chất lƣợng của dịch vụ trông trẻ của một nhà trẻ nếu không gửi con
tại đó, hay một học viên không thể đánh giá đƣợc chất lƣợng giảng dạy nếu không trực tiếp tham dự
khóa học…Dịch vụ cũng không thể đo lƣờng đƣợc bằng các phƣơng pháp đo lƣờng thông thƣờng về
thể tích, trọng lƣợng. Do vậy, để tìm kiếm những dịch vụ có chất lƣợng thỏa mãn nhu cầu của mình,
ngƣời tiêu dùng chỉ có thể nhận biết các dấu hiệu chứng tỏ chất lƣợng dịch vụ thông qua thƣơng hiệu,
danh tiếng ngƣời cung ứng, thông tin, quảng cáo hay qua sự mô tả về dịch vụ đó của các khách hàng
khác từng sử dụng dịch vụ.
1.1.2.2. Tính không đồng nhất và khó xác định chất lƣợng

Chất lƣợng của dịch vụ thƣờng khó xác định bởi vì những dịch vụ này phụ thuộc vào tổ chức hay
cá nhân cung cấp chúng. Mặc khác, chất lƣợng dịch vụ không đồng nhất, nó tùy thuộc vào hoàn cảnh
tạo ra dịch vụ nhƣ ngƣời cung ứng, thời gian, địa điểm cung ứng. Chẳng hạn, chất lƣợng cung cấp dịch
vụ viễn thông của một công ty có thể khác nhau tùy thuộc vào thời điểm sử dụng, phƣơng tiện kỹ
thuật…
1.1.2.3. Không có tiêu chuẩn nhất định để đánh giá chất lƣợng dịch vụ
Khách hàng sẽ không biết trƣớc đƣợc chất lƣợng của dịch vụ mà họ muốn sử dụng để quyết định
việc liệu có chọn dịch vụ này hay chọn dịch vụ khác. Những tiêu chí mà các khách hàng thƣờng sử
dụng để đánh giá chất lƣợng dịch vụ đôi khi gây khó khăn cho các nhà sản xuất. Ví dụ nhƣ cách mà
khách hàng đánh giá chất lƣợng của các dịch vụ đầu tƣ đƣợc cung cấp bởi các nhà kinh doanh chứng
khoán là phức tạp và khác biệt hơn rất nhiều so với việc đánh giá chất lƣợng của một cái quần bò. Tiêu
chí duy nhất đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng của các hoạt động dịch vụ đó chính là thông qua
khách hàng. Chất lƣợng của dịch vụ sẽ đƣợc đánh giá thông qua việc so sánh khả năng mà nhà cung
cấp dịch vụ có thể đáp ứng đƣợc những kỳ vọng của khách hàng về những dịch vụ đó hay không.
Khách hàng sẽ không chỉ đánh giá chất lƣợng dịch vụ dựa vào một tiêu chí duy nhất là đầu ra của dịch
vụ; mà họ còn xem xét cả quá trình tạo ra dịch vụ đó.
1.1.2.4. Tính không thể tách rời
Quá trình sản xuất và tiêu thụ dịch vụ diễn ra đồng thời. Khác với sản xuất vật chất, sản xuất dịch
vụ không thể làm sẵn để lƣu kho sau đó mới đem tiêu thụ. Dịch vụ không thể tách rời khỏi nguồn gốc
của nó, trong khi hàng hóa vật chất tồn tại không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt nguồn gốc của
nó. Hay nói một cách khác, một dịch vụ đƣợc tiêu dùng khi nó đang đƣợc tạo ra và khi ngừng quá trình
cung ứng có nghĩa là việc tiêu dùng dịch vụ ấy cũng ngừng lại.
5


1.1.2.5. Tính không lƣu trữ đƣợc
Dịch vụ không thể lƣu giữ đƣợc, tức là sản phẩm dịch vụ không thể sản xuất sẵn rồi lƣu vào kho
chờ tiêu thụ. Tuy nhiên đặc tính này chỉ mang tính tƣơng đối do một số dịch vụ có thể mang hình thái
vật chất nhƣ đối với dịch vụ thiết kế thì các bản vẽ là hữu hình và có thể lƣu trữ đƣợc. Chính vì đặc tính
không lƣu trữ đƣợc này mà dịch vụ còn đƣợc xem là loại hàng hóa có thể bị mất đi. Ví dụ nhƣ khi xem

xét chỗ ngồi trên máy bay, phòng trống trong khách sạn hay bệnh viện, hay sự vắng khách trong 1 giờ
đồng hồ ở một phòng khám nha khoa. Trong các trƣờng hợp đó, dịch vụ đã mất đi bởi vì nó không thể
dự trữ. Tuy nhiên, những ảnh hƣởng của dịch vụ thì có thể giữ lại trong thời gian dài.
1.1.3. Phân loại dịch vụ
Cho đến nay vẫn chƣa có những tiêu chí thống nhất đƣợc sử dụng để phân loại dịch vụ. Trên lý
thuyết, tùy theo cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu mà có nhiều cách phân loại dịch vụ khác nhau.
Còn trong thực tiễn, dựa trên phƣơng pháp thống kê các hoạt động dịch vụ diễn ra trong thực tế mà
cách phân loại dịch vụ cũng khác nhau. Trong phần này sẽ đề cập đến một số cách phân loại dịch vụ
điển hình.
1.1.3.1. Phân loại theo tính chất thƣơng mại của dịch vụ
Dựa vào tính chất thƣơng mại của dịch vụ, có hai cách phân loại dịch vụ
Cách 1: Phân biệt dịch vụ mang tính chất thƣơng mại và dịch vụ không mang tính chất thƣơng
mại.
- Dịch vụ mang tính thương mại là những dịch vụ đƣợc thực hiện, đƣợc cung ứng nhằm mục
đích kinh doanh để thu lợi nhuận. Ví dụ nhƣ dịch vụ nghiên cứu thị trƣờng để thâm nhập thị trƣờng,
dịch vụ quảng cáo để bán hàng, dịch vụ môi giới…
- Dịch vụ không mang tính chất thương mại (hay dịch vụ phi thƣơng mại) là những dịch vụ
đƣợc cung ứng không nhằm mục đích kinh doanh, không vì mục đích thu lợi nhuận. Các loại dịch vụ
này bao gồm các dịch vụ công cộng thƣờng đƣợc thực hiện bởi các tổ chức, các tổ chức xã hội phi lợi
nhuận hoặc do các cơ quan nhà nƣớc cung cấp khi thực hiện các công việc thuộc chức năng và nhiệm
vụ của mình. Ví dụ nhƣ các dịch vụ y tế cộng đồng, dịch vụ giáo dục, dịch vụ chăm sóc ngƣời già,
ngƣời tàn tật, dịch vụ hành chính công…
Cách 2: Phân chia dịch vụ thành ba loại: dịch vụ kinh doanh có tính thị trƣờng; dịch vụ sự
nghiệp và dịch vụ quản lý hành chính công.
- Dịch vụ kinh doanh có tính thị trường: giống với dịch vụ mang tính chất thƣơng mại
- Dịch vụ sự nghiệp: bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho ngƣời
dân nhƣ giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội…
- Dịch vụ hành chính: là dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nƣớc nhằm đáp ứng
yêu cầu của ngƣời dân nhƣ quản lý nhà nƣớc, an ninh, quốc phòng…
Theo cách phân loại này có thể giúp để phân loại mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi của thƣơng mại

dịch vụ. Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, thƣơng mại dịch vụ phát triển
mạnh, tuy nhiên không phải tất cả các loại dịch vụ đều có thể đƣợc trao đổi hoặc mua bán. Vì vậy, cách
phân loại này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách phân tích và đánh giá thị trƣờng dịch vụ một cách
6


thuận lợi cũng nhƣ xây dựng các chính sách về mở cửa thị trƣờng dịch vụ, xã hội hóa cung ứng dịch vụ
(Đinh Văn Ân và Hoàng Thu Hòa, 2007).
1.1.3.2. Phân loại theo mục tiêu của dịch vụ
Theo mục tiêu của dịch vụ, có thể chia dịch vụ thành hai nhóm chính
Dịch vụ về hàng hóa (Dịch vụ trung gian):
- Dịch vụ phân phối bao gồm các hoạt động dịch vụ vận chuyển, kho bãi, bán buôn, bán lẻ,
quảng cáo môi giới…tức là các hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình phân phối và lƣu thông các loại
hàng hoá và các dịch vụ do các chủ thể kinh tế cung cấp.
- Dịch vụ (hỗ trợ) sản xuất bao gồm các dịch vụ nhƣ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thiết kế,
kiến trúc công trình, dịch vụ kế toán, kiểm toán…tức là các hoạt động không nhằm phục vụ cho tiêu
dùng cuối cùng mà chủ yếu là đóng vai trò là một đầu vào trung gian của quá trình sản xuất ra sản
phẩm và dịch vụ.
Dịch vụ về tiêu dùng (dịch vụ cuối cùng):
- Dịch vụ xã hội bao gồm các dịch vụ sức khoẻ, y tế, giáo dục, bƣu chính và các dịch vụ xã hội
khác…Các dịch vụ xã hội nhằm phục vụ cho các nhu cầu xã hội và thông thƣờng không liên quan đến
thƣơng mại hàng hóa.
- Dịch vụ cá nhân bao gồm các dịch vụ nhƣ dịch vụ sửa chữa, dịch vụ khách sạn, dịch vụ nhà
hàng, dịch vụ giải trí, dịch vụ văn hóa…là các dịch vụ đáp ứng nhu cầu trực tiếp của cá nhân.
Tuy nhiên cách phân loại này chỉ mang tính tƣơng đối, bởi vì trong nhiều trƣờng hợp cùng một loại
dịch vụ với đối tƣợng này là dịch vụ trung gian nhƣng với đối tƣợng khác lại là dịch vụ cuối cùng.
Chẳng hạn nhƣ dịch vụ du lịch là dịch vụ tiêu dùng cuối cùng của khách du lịch nhƣng nó lại là dịch vụ
sản xuất cho những ngƣời kinh doanh lữ hành. Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng của cách phân loại này là
nó giúp cho việc phân biệt đƣợc dễ dàng dịch vụ về hàng hóa mang tính chất thƣơng mại với các dịch
vụ về tiêu dùng mang tính chất thƣơng mại và không mang tính chất thƣơng mại, tạo cơ sở cho việc

hoạch định chính sách phát triển dịch vụ nói chung và phát triển thƣơng mại dịch vụ nói riêng (Đinh
Văn Ân và Hoàng Thu Hòa, 2007).
1.1.3.3. Phân ngành dịch vụ theo WTO
Phân loại ngành dịch vụ của WTO dựa trên nguồn gốc ngành kinh tế. Toàn bộ khu vực dịch vụ
đƣợc chia thành 12 ngành và 155 phân ngành6 (Xem Phụ lục 1A). Trong từng phân ngành có liệt kê các
hoạt động dịch vụ cụ thể có thể tham gia vào thƣơng mại quốc tế. Xem xét danh mục phân ngành dịch
vụ của WTO có thể nhận thấy rằng: trong mỗi phân ngành dịch vụ đều có mục “các dịch vụ khác”; đặc
biệt là ngành thứ 12 bao gồm “ các ngành dịch vụ khác không có tên ở trên”. Việc đƣa ra các mục nói
trên giúp cho việc sắp xếp, phân loại dịch vụ vào các ngành và phân ngành đƣợc dễ dàng, đồng thời tạo
đƣợc tính “mở” cho danh mục phân ngành của WTO. Bởi vì, việc liệt kê tất cả các loại hình dịch vụ có
khả năng tham gia vào thƣơng mại quốc tế là hết sức khó khăn do tính đa dạng, phức tạp của khu vực
dịch vụ (Đinh Văn Ân và Hoàng Thu Hòa, 2007). Bất kỳ dịch vụ nào đang tồn tại hoặc các dịch vụ mới
sẽ xuất hiện trong tƣơng lai, dù không đƣợc liệt kê trong danh mục của WTO, cũng sẽ thuộc phạm vi
và điều chỉnh của WTO nếu dịch vụ ấy tham gia vào thƣơng mại quốc tế.
6

Mỗi ngành trong số 12 ngành dịch vụ đƣợc chia nhỏ thành các hoạt động dịch vụ cấu thành và đƣợc gọi là các phân ngành
dịch vụ. Phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm riêng mà mỗi ngành dịch vụ có thể có ít hay nhiều phân ngành dịch vụ.
7


1.1.3.4. Phân ngành dịch vụ theo SNA 1993 của Việt Nam
Theo hệ thống SNA của Việt Nam, các ngành kinh tế đƣợc phân chia dựa vào chức năng hoạt động
chủ yếu của các đơn vị sản xuất, kinh doanh; đƣợc quy định tại Nghị định 75/CP ngày 27/10/1993 của
Chính phủ. Theo Nghị định này, hệ thống các ngành kinh tế đƣợc chia thành 20 ngành cấp I, trong số
đó có 14 ngành dịch vụ. Trong mỗi ngành dịch vụ lại đƣợc chia thành các phân ngành khác nhau. (Xem
Phụ lục 1B). Việc phân chia khu vực dịch vụ thành những ngành và phân ngành nhƣ trên là tƣơng đối
cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, so với hệ thống phân ngành quốc tế (trong khuôn khổ WTO), thì hệ thống
của Việt Nam có những chỗ chƣa phù hợp. Hiện nay, Tổng cục Thống kê đang nghiên cứu xây dựng
Hệ thống phân ngành kinh tế mới để phù hợp với thông lệ quốc tế (Đinh Văn Ân và Hoàng Thu Hòa,

2007).
1.1.3.5. Phân ngành dịch vụ theo SNA 2008
SNA 2008 phân dịch vụ thành hai loại dịch vụ chính đó là: dịch vụ tạo ra sự thay đổi (Changeeffecting services) và dịch vụ biên (Margin services)
- Dịch vụ tạo ra sự thay đổi: Là đầu ra của quá trình sản xuất và nó bao gồm các sự thay đổi về
điều kiện của đối tƣợng tiêu dùng mà sự thay đổi này đƣợc thực hiện bởi các hoạt động của ngƣời sản
xuất nhằm đáp ứng nhu cầu cho ngƣời tiêu dùng. Những dịch vụ tạo ra sự thay đổi này không thể tách
rời chủ thể và quyền sở hữu trên nó và nó không thể đƣợc trao đổi tách rời khỏi quá trình sản xuất. Hay
nói cách khác, ngay sau khi đƣợc sản xuất, nó phải đƣợc cung cấp cho ngƣời tiêu dùng. Các hình thức
sản xuất của loại dịch vụ này bao gồm:
+ Sự thay đổi về điều kiện của hàng hóa tiêu dùng: ngƣời cung cấp sẽ sản xuất trực tiếp trên
hàng hóa đƣợc sở hữu bởi ngƣời tiêu dùng nhƣ là dịch vụ vận chuyển, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ sửa
chữa…
+ Sự thay đổi điều kiện vật chất của con ngƣời: nhƣ dịch vụ vận chuyển hành khách, dịch vụ
cung cấp chỗ ở, điều trị y học, phẫu thuật…
+ Sự thay đổi về tinh thần: dịch vụ giáo dục, dịch vụ giải trí hay các dịch vụ tƣơng tự yêu cầu
sự hiện diện của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng…
Một đặc điểm đáng chú ý là những thay đổi này có thể mang tính tạm thời hoặc tồn tại mãi mãi.
Chẳng hạn việc cung cấp dịch vụ y học hay giáo dục: khi ngƣời tiêu dùng lĩnh hội đƣợc những lợi ích
này họ có thể duy trì nó mãi mãi trong khi đó việc đi xem trực tiếp một trận đấu bóng đá, thì lợi ích
cung cấp từ dịch vụ này chỉ xảy ra lúc đó hoặc không lâu hơn nhƣng không thể mãi mãi.
- Dịch vụ biên: là những hoạt động làm thay đổi quyền sở hữu của hàng hóa, các loại sản phẩm
nắm bắt tri thức, tài sản tài chính giữa hai đối tƣợng với nhau. Ví dụ nhƣ các dịch vụ giữa bán buôn và
bán lẻ, dịch vụ trao đổi các tài sản tài chính. Giống với dịch vụ tạo ra sự thay đổi, các hoạt động đƣợc
phân loại theo dịch vụ này cũng có đặc điểm là không thể tách rời giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng.
1.1.3.6. Phân ngành dịch vụ theo hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam
Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tƣớng chính phủ về việc ban hành
hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam thì nền kinh tế đƣợc chia thành 21 ngành cấp 1 và đƣợc mã hóa
theo bảng chữ cái từ A đến U; 88 ngành cấp 2; 242 ngành cấp 3; 437 ngành cấp 4 và 642 ngành cấp 5.
Trong đó, 15 ngành cấp 1 thuộc khu vực dịch vụ đƣợc mã hóa theo bảng chữ cái từ G đến U (Xem Phụ
lục 1C).

Tuy nhiên, niên giám thống kê của thành phố Đà Nẵng áp dụng cách phân chia ngành kinh tế theo
SNA 1993 đối các số liệu đƣợc thống kê từ 1996-2008, chỉ riêng số liệu thống kê năm 2009 là đƣợc áp
dụng theo cách phân ngành kinh tế nói trên. Mặc dù cách phân loại dịch vụ theo SNA 1993 còn nhiều
8


nhƣợc điểm nhƣng do hạn chế về mặt số liệu thống kê nên nghiên cứu này chủ yếu áp dụng theo cách
phân loại này.
1.2. VAI TRÕ CỦA DỊCH VỤ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
Các nghiên cứu trƣớc đây đều cho thấy tăng trƣởng kinh tế luôn đi kèm với sự gia tăng tỷ trọng
của khu vực dịch vụ trong GDP, đầu tƣ và việc làm (Fisher, 1935; Clark, 1957; Kuznets, 1957;
Chenery, 1960; Fuch, 1968). Có nhiều giải thích khác nhau cho hiện tƣợng này bao gồm: độ co giãn
của cầu đối với sản phẩm dịch vụ cuối cùng7 khi thu nhập tăng lên; năng suất thấp của khu vực dịch vụ
và sự chuyển dịch cơ cấu. Sự chuyển dịch này làm cho khu vực dịch vụ có hiệu quả bên ngoài hơn so
với việc sản xuất chúng trong nƣớc.
Nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu chéo của các quốc gia cho thấy tỷ lệ của dịch vụ trong
tổng giá trị sản xuất và việc làm tăng lên theo trình độ phát triển (Francois và Reinert, 1996;
Kongsamut và đồng nghiệp, 1997). So sánh giữa các quốc gia cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa
mức thu nhập bình quân đầu ngƣời và mức độ sử dụng dịch vụ trong ngành sản xuất (Francois và
Reinert, 1996). Một phần của việc tăng sử dụng dịch vụ trong sản xuất là nhờ đặc điểm tách rời
(splintering) chẳng hạn nhƣ các dịch vụ thuê bên ngoài phạm vi quốc gia (outsourcing) đối với các hoạt
động sản xuất gián tiếp (Bhagwati, 1984). Tuy nhiên, phần lớn sự gia tăng là nhờ sự chuyển dịch cơ
cấu của khu vực sản xuất (Francois và Reinert, 1996). Chính sự thay đổi này làm tăng cầu của khu vực
sản xuất đối với các sản phẩm dịch vụ đầu vào trung gian.
Việc sử dụng các dịch vụ thuê ngoài của các doanh nghiệp sản xuất xuất phát từ những ƣu thế
mà các dịch vụ này mang lại. Sử dụng dịch vụ thuê ngoài, một mặt làm tăng giá trị đối với các sản
phẩm của doanh nghiệp và làm giảm chi phí trong quá trình hoạt động; mặt khác, còn góp phần làm
tăng năng suất của doanh nghiệp. Việc thuê dịch vụ bên ngoài sẽ rẻ hơn so với việc cung cấp dịch vụ từ
trong nội bộ quốc gia; do có thể tiết kiệm đƣợc chi phí. Tác động của quá trình toàn cầu hóa và việc sử
dụng các mô hình sản xuất hiện đại nhƣ “Just-in-time”8 và “Build-to-order”9 cùng với xu hƣớng đẩy

mạnh xuất khẩu dẫn đến việc thuê ngoài các dịch vụ có chất lƣợng cao đối với các doanh nghiệp sản
xuất ngày càng trở nên quan trọng hơn. Việc sử dụng các dịch vụ thuê ngoài này phụ thuộc vào các yếu
tố: (1) Áp lực đối với các doanh nghiệp muốn tăng hiệu quả, giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh
tranh. (2) Sự sẵn có của dịch vụ, phụ thuộc vào mức độ phát triển của khu vực dịch vụ trong nền kinh
tế. (3) Chi phí tƣơng đối của việc sản xuất dịch vụ trong phạm vi quốc gia so với thuê ngoài (Banga và
Goldar, 2004).
Nhƣ vậy, rõ ràng là các doanh nghiệp sản xuất dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
việc cung cấp các sản phẩm đầu vào cho khu vực sản xuất. Việc ứng dụng các công nghệ mới vào quá
trình sản xuất đã làm tăng tính đa dạng và phức tạp của quá trình sản xuất và phân phối; và sự thay đổi

7

Có sự không rõ ràng giữa đầu ra của khu vực dịch vụ và sản phẩm dịch vụ cuối cùng. Tuy nhiên, lý thuyết trƣớc đây cho
rằng những hoạt động trung gian thuần túy cũng nhƣ những hoạt động đƣợc xem là trung gian khi nó đƣợc dùng để tiếp tục
kinh doanh và những hoạt động đƣợc gọi là cuối cùng khi nó đƣợc tiêu dùng ngay bởi hộ gia đình (tức là ngƣời tiêu dùng
cuối cùng nhƣ sửa chữa, bảo dƣỡng…)
8

Mô hình sản xuất “Just-in-time” tạm dịch là mô hình sản xuất “ Đúng sản phẩm-với đúng số lượng-tại đúng nơi-vào đúng
thời điểm cần thiết”. Trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất sẽ đƣợc hoạch
định để làm ra một số lƣợng bán thành phẩm, thành phẩm đúng bằng số lƣợng mà công đoạn sản xuất tiếp theo sẽ cần tới.
9

Mô hình sản xuất theo đơn đặt hàng
9


này là nhân tố chính làm tăng hàm lƣợng dịch vụ trong các hàng hóa sản xuất (Guerieri và Meliciani,
2003). Tuy nhiên, vai trò của dịch vụ vẫn chƣa đƣợc chú trọng trong các nghiên cứu thực nghiệm về
năng suất và hành vi của nhà sản xuất. Hầu hết những nghiên cứu về hàm sản xuất hay năng suất sản

xuất trƣớc năm 1980, đều sử dụng mô hình hai đầu vào mà trong đó giá trị tăng thêm đƣợc xem là
thƣớc đo cho sản lƣợng đầu ra còn vốn, lao động là hai yếu tố đầu vào. Rõ ràng là mô hình này không
thể hiện vai trò của khu vực dịch vụ trong quá trình sản xuất. Nhiều nghiên cứu sau đó đã sử dụng mô
hình sản xuất KLEM10 (vốn-lao động-năng lƣợng-nguyên vật liệu). Mô hình này cũng nhấn mạnh đến
vai trò của nguyên liệu và năng lƣợng nhƣng không có dịch vụ. Thêm vào đó, cách mà các nghiên cứu
này lý giải cho sự không có của dịch vụ khi đo lƣờng các yếu tố đầu vào đều không đƣợc giải thích rõ
ràng.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự cần thiết phải xem dịch vụ nhƣ là một đầu vào độc lập
trong quá trình sản xuất khi phân tích năng suất sản xuất. Chẳng hạn nhƣ trong sách hƣớng dẫn đo
lƣờng năng suất sản xuất của OECD (OECD Productivity Manual) (OECD, 2001) về mặt lý thuyết, có
đề cập đến việc thay mô hình sản xuất KLEM bằng mô hình KLEMS (vốn-lao động-năng lƣợngnguyên vật liệu-dịch vụ) bằng cách thêm yếu tố đầu vào dịch vụ. Banga và Goldar (2004) đã đƣa lý
thuyết này vào trong nghiên cứu thực nghiệm khi phân tích đánh giá vai trò của khu vực dịch vụ đối
với tăng trƣởng của tổng sản phẩm đầu ra và năng suất sản xuất trong khu vực sản xuất của Ấn Độ. Kết
quả của nghiên cứu cho thấy, dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong tăng trƣởng của sản phẩm đầu ra
trong khu vực sản xuất của Ấn Độ trong những năm 1990 khi những cải cách chính trong thƣơng mại
và công nghiệp đƣợc thực hiện.
Nhƣ vậy, rõ ràng vai trò của khu vực dịch vụ trong nền kinh tế, ngoài việc làm tăng sản lƣợng
đầu ra còn đóng góp với vai trò là khu vực cung cấp các sản phẩm trung gian cho khu vực sản xuất và
thúc đẩy khu vực này phát triển theo. Sự phát triển của khu vực dịch vụ sẽ kéo theo lƣợng việc làm mới
đƣợc tạo ra từ khu vực này. Phân tích dƣới đây về vai trò của dịch vụ đối với các nền kinh tế trên thế
giới qua số liệu thống kê để làm rõ thêm cho những nghiên cứu lý thuyết ở trên.
1.2.1. Đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế
Sự phát triển kinh tế trên thế giới hơn hai thập kỷ qua cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa phát
triển khu vực dịch vụ và tăng trƣởng kinh tế. Ở những nƣớc có nền kinh tế phát triển, dịch vụ luôn
chiếm tỷ trọng cao hơn so với các khu vực khác trong tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP). Năm 2007,
khu vực dịch vụ ở các nƣớc phát triển chiếm trên 70% GDP, trong khi đó con số này ở các nƣớc đang
phát triển là trên 50%11. Nếu phân chia các quốc gia theo mức thu nhập, số liệu Thống kê năm 2006
của Ngân hàng thế giới cho thấy tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 72% trong GDP ở các quốc gia có thu
nhập cao, trong khi đó con số này là 52% ở các quốc gia có thu nhập trung bình và 45% ở các quốc gia
có thu nhập thấp (Xem Hình 1.1). Mặc dù Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm các quốc gia có mức thu nhập

thấp, nhƣng khi so sánh chỉ tiêu này với các quốc gia khác trong cùng nhóm thì Việt Nam vẫn còn ở
mức thấp hơn. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP của Việt Nam qua các năm 2006, 2007,
2008 tƣơng ứng là 38,06%; 38,12%; 38,18% và ƣớc tính đến năm 2009 là 38,45%.

10

KLEM: Capital-Labor-Energy-Materials

11

Theo Các chỉ số phát triển trên thế giới của Ngân hàng thế giới năm 2007
10


Hình 1.1 Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP, 1985-2008
Nhóm các quốc gia có
thu nhập thấp

Nhóm các quốc gia có
thu nhập trung bình

Nhóm các quốc gia có
thu nhập cao

Nguồn: World Development Indicator-World Bank (2009)

1.2.2. Tạo ra việc làm và thu nhập
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng khu vực dịch vụ và giảm tỷ trọng
khu vực công nghiệp, nông nghiệp là động lực làm di chuyển lao động từ khu vực công nghiệp, nông
nghiệp sang khu vực dịch vụ, dẫn đến tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ có xu hƣớng liên tục tăng

lên. Cùng với sự phát triển của dịch vụ, khu vực này thu hút một lƣợng lớn lao động ở các nƣớc phát
triển cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển.
Hình 1.2 Thu nhập bình quân đầu ngƣời và tỷ trọng của khu vực dịch vụ, 2006
100
Hong Kong, China

90
FranceUnited Kingdom
Belgium Netherlands United States
Denmark
Italy
Sweden
Germany
Hungary
South Africa
Austria
Switzerland
Estonia
Spain
70
Brazil Poland
Finland
Ireland
Japan
Croatia Slovenia
Uruguay Turkey
Singapore
Korea, Rep.
Mexico
60

Russian
Philippines
Argentina Czech Republic
Colombia
India
50
Chile
Thailand
China
40
Malaysia
Saudi Arabia
Vietnam
Vietnam

Tỷ trọng của dịch vụ (% GDP)

80

Portugal

Greece

30
20
10
0
0

5000


10000

15000

20000

25000

30000

35000

40000

45000

50000

55000

60000

GDP bình quân đầu ngƣời (USD)

Nguồn: World Development Indicator-World Bank (2009)
11


Do tính chất đa dạng của dịch vụ nên việc làm mới đƣợc tạo ra không chỉ tăng về số lƣợng mà

còn đa dạng về trình độ; từ những việc làm đơn giản, phổ thông (chẳng hạn nhƣ thƣơng mại bán lẻ hay
các loại hình dịch vụ cá nhân) đến những việc làm đòi hỏi trình độ cao, thậm chí rất cao (nhƣ tài chính
ngân hàng hay thiết kế phần mềm). Dĩ nhiên là tính chất và mức độ phức tạp của hoạt động dịch vụ gắn
liền với mức thu nhập từ chính việc cung cấp dịch vụ đó. Hơn nữa, chính dịch vụ đã tạo ra việc làm cho
những lao động không thể hay không muốn làm việc trong các khu vực truyền thống nhƣ nông nghiệp
hay công nghiệp, góp phần tích cực giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Tính trung bình toàn thế giới, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ đã tăng từ 19%
trong tổng số lao động đang làm việc đầu những năm 1960 lên 40% năm 1980 và lên 48,5% cuối
những năm 1990, tức là tăng 29,5 điểm phần trăm trong vòng gần 40 năm (Đinh Văn Ân, Hoàng Thu
Hòa, 2007 ). Hay trong trƣờng hợp của Mỹ, trong giai đoạn 1970-2001, số lao động làm việc trong khu
vực dịch vụ tăng từ mức 67% lên 79% trong khi lao động trong ngành công nghiệp giảm từ mức 29%
xuống còn 19% còn mức thay đổi này ở các nƣớc thành viên EU tƣơng ứng là 47% lên 70% và từ 40%
xuống còn 26% (D‟Agostino, Serafini và Ward-Warmedinger, 2006).
1.2.3. Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
Hình 1.3 Phân bố của FDI theo khu vực trên thế giới và các nƣớc đang phát triển
Dòng FDI chảy vào
Trên thế giới 1990

Trên thế giới 2002

6%

9%

Nông Nghi ệp

Nông Nghi ệp
Công Nghi ệp

50%


34%

Công Nghi ệp

Dịch vụ

41%

Các nƣớc đang phát triển 1990

Dị ch v ụ

60%

Các nƣớc đang phát triển 2002

7%

Nông Nghi ệp
Công Nghi ệp
Dị ch v ụ

7%

Nông Nghi ệp

47%

Công Nghi ệp

46%

Dị ch v ụ

55%

38%

Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2004
Chính vì vai trò quan trọng của dịch vụ nên khu vực kinh tế này thu hút đƣợc một lƣợng đầu tƣ
ngày càng lớn, không chỉ đầu tƣ trong nƣớc mà còn cả đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong giai đoạn 1990-2002,
12


tổng lƣợng vốn FDI toàn cầu vào khu vực dịch vụ đã tăng hơn bốn lần (Xem Hình 1.3). Năm 2002,
ngành dịch vụ chiếm hơn 60% trong tổng lƣợng vốn FDI của toàn cầu, so với mức dƣới 50% của một
thập kỷ trƣớc đó. Ngƣợc lại, cũng trong thời gian này mặc dù tổng lƣợng FDI vào khu vực sản xuất
tăng gấp ba lần song với mức tăng chậm hơn ngành dịch vụ nên tỷ lệ FDI vào khu vực sản xuất trong
tổng lƣợng vốn FDI đã giảm từ 41% xuống còn 34% năm 2002 (Manafnezhad, 2006).
Năm 2004, trong tổng số 10.000 tỷ USD vốn FDI toàn cầu thì có tới 60% lƣợng vốn này đầu tƣ
vào khu vực dịch vụ12. Cơ cấu vốn đầu tƣ FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây đang có xu
hƣớng chuyển dịch tích cực sang lĩnh vực dịch vụ. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ FDI trong khu vực
dịch vụ luôn cao hơn so với khu vực công nghiệp và nông nghiệp. Trong năm 2009, nguồn vốn FDI tập
trung đầu tƣ mạnh vào ba lĩnh vực chính: dịch vụ lƣu trú và ăn uống (vốn đăng ký 8,8 tỷ USD), kinh
doanh bất động sản (vốn đăng ký 7,6 tỷ USD) và lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (vốn đăng ký
2,97 tỷ USD)13
1.2.4. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu
Bên cạnh thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ cũng không ngừng phát triển. Thƣơng mại
dịch vụ chủ yếu tập trung ở các nền kinh tế phát triển. Một mặt, các nƣớc phát triển coi thƣơng mại
dịch vụ nhƣ vũ khí cạnh tranh quan trọng dựa vào sức mạnh kinh tế, công nghệ và trình độ quản lý, tỷ

trọng thƣơng mại dịch vụ trong tổng kim ngạch thƣơng mại của các nƣớc công nghiệp có xu hƣớng
tăng nhanh. Mặt khác, các nƣớc phát triển cũng sử dụng thƣơng mại dịch vụ nhƣ một công cụ điều tiết
và kiểm soát thƣơng mại hàng hóa của các nƣớc đang phát triển. Năm 2008, xuất khẩu thƣơng mại dịch
vụ của thế giới tăng lên 11% tƣơng ứng với 3,7 nghìn tỷ USD. Trong đó, dịch vụ vận tải và du lịch là
hai trong số các ngành thƣơng mại dịch vụ có tỷ lệ tăng cao nhất (Xem Bảng 1.1) (Theo Báo cáo
thƣơng mại thế giới 200914, WTO).
Bảng 1.1 Xuất khẩu thƣơng mại dịch vụ trên thế giới
ĐVT: tỷ USD, % thay đổi
Giá trị

Tỷ lệ % thay đổi hằng năm

2008

2000-2008

2006

2007

2008

Thƣơng mại dịch vụ

3730

12

13


19

11

Dịch vụ vận tải

875

12

10

20

15

Du lịch

945

9

10

15

10

Các thƣơng mại dịch vụ khác


1910

14

16

22

10

Nguồn: WTO Secretariat
1.2.5. Đóng góp quyết định vào phát triển xã hội và con ngƣời
Trong một chừng mực nhất định, có thể thấy giáo dục và y tế là hai loại hình dịch vụ quan trọng
quyết định trình độ phát triển xã hội và phát triển con ngƣời ở tất cả các quốc gia. Ngoài một số chỉ tiêu
12

Liberazing Trade in Service-Bernad Hoekman-WB 2006-trang 8

13

Cục Đầu tƣ Nƣớc ngoài, Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2009.

14

World Trade Report 2009_WTO
13


kinh tế về thu nhập bình quân đầu ngƣời, tỷ lệ đói nghèo và mức độ bất bình đẳng trong xã hội, thì các
chỉ tiêu về xã hội và con ngƣời liên quan trực tiếp tới cung cấp và tiêu dùng các dịch vụ thiết yếu nhƣ

tỷ lệ biết đọc, biết viết, tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ ngƣời nhiễm HIV..., phản
ánh một cách chính xác và nhân văn nhất về trình độ phát triển xã hội và phát triển con ngƣời của mỗi
quốc gia (Vũ Đình Ánh, 2006). Trong số 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs15) (Xem Phụ lục
2), có tới một nửa là hệ quả trực tiếp của phát triển các ngành dịch vụ, cụ thể là phát triển giáo dục, đào
tạo và y tế là 3 mục tiêu có nội dung liên quan chặt chẽ đến phát triển dịch vụ.
Đối với một số ngành dịch vụ, cùng với việc tạo ra việc làm còn có tác dụng trực tiếp nâng cao
chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân nhƣ giáo dục, y tế, văn hóa, an sinh xã hội… Ngoài ra, phát triển
dịch vụ ít gắn liền với việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhờ vậy, phát triển dịch vụ góp
phần cải thiện môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC
DỊCH VỤ
1.3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng của khu vực dịch vụ
1.3.1.1. Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Có nhiều nghiên cứu về sự tăng trƣởng của khu vực dịch vụ và mối quan hệ của khu vực này đối
với các khu vực còn lại là nông nghiệp và công nghiệp, nhƣ là Fisher (1939), Clark (1940), Chenery
(1960), Kuznets (1966), Chenery và Syrquin (1975), Kongsamut và các đồng sự (1999), Eichengreen
và Syrquin (2009).
Các nghiên cứu đầu tiên về tăng trƣởng kinh tế của Fisher (1939) và Clark (1940) đã chỉ ra rằng sự
phát triển của các quốc gia sẽ gắn liền với sự phát triển của ba khu vực đó là: khu vực I (primary
production-khu vực nông nghiệp), khu vực II (secondary production-khu vực sản xuất hay khu vực
công nghiệp) và khu vực III (tertiary production-khu vực dịch vụ). Trong đó, khu vực I là khu vực sản
xuất các loại hàng hóa cơ bản và tiềm năng phát triển của khu vực này trong một chừng mực nào đó là
bị hạn chế; Khu vực II tạo ra các loại hàng hóa lâu bền để phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng trung
gian. Khu vực III sản xuất các loại hàng hóa xa xỉ và các đầu vào trung gian dƣới nhiều loại hình dịch
vụ khác nhau, và khu vực này có nhiều tiềm năng phát triển trong xã hội hiện đại.
Sau đó các dự báo này đã đƣợc minh chứng một cách rõ ràng ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển
(Fuchs, 1968; Bell, 1973; Kellerman, 1985), cụ thể đó là sự dịch chuyển trong phân bổ lao động theo
hƣớng từ khu vực I sang khu vực II và khu vực III. Biểu hiện rõ nhất là nghiên cứu của Feinstein
(1999) về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thế kỷ 20 của 25 nƣớc công nghiệp phát triển

(OECD) cho thấy sự thay đổi dựa vào hai yếu tố chính đó là: sự dịch chuyển để phân phối lại lực lƣợng
lao động giữa các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; và quá trình phi công nghiệp hóa. Năm
1950, tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp của nhóm 6 nƣớc Châu Mỹ La tinh 16 là khoảng 50%,
15

Millennium Development Goals

16

6 nƣớc Châu Mỹ La tinh bao gồm: Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Mexico và Peru.
14


×